Xây dựng ngân hàng xanh tại Việt Nam

Bài nghiên cứu này chỉ ra sự quan trọng của nghiệp vụ ngân hàng xanh, tham thảo những kinh nghiệm quốc tế và làm nổi bật những bài học đáng quý cho các hoạt động ngân hàng và sự phát triển bền vững ở VN.

Tuy nhiên, bài nghiên cứu nhận thấy khá ít có ngân hàng hay tổ chức tài chính tiên

phong thực hiện điều này ở VN mặc dù họ tham gia với một vai trò khá tích cực

trong nền kinh tế. Chính vì thế, đề tài kiến nghị những chính sách giải pháp thích

hợp và bước khởi đầu khuyến khích hoạt động ngân hàng xanh tại VN.

pdf 7 trang yennguyen 42280
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng ngân hàng xanh tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng ngân hàng xanh tại Việt Nam

Xây dựng ngân hàng xanh tại Việt Nam
Số 14 (24) - Tháng 01-02/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
3
Chúc Mừng Năm Mới - Xuân Giáp Ngọ 2014
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 14 (24) - Tháng 01- 02/2014
Hoạt Động NH Hướng Tới Hồi Phục & Hoàn Thiện
 4
1. Giới thiệu
Phát triển bền vững đang nổi 
lên như trào lưu mới trong tiến 
trình về quan niệm phát triển, do 
sự không ổn định trong quá trình 
phát triển và sự khai thác quá mức 
môi trường tự nhiên cho các lợi 
ích kinh tế. Phát triển bền vững có 
thể đạt được hiệu quả nhất bằng 
cách để thị trường hoạt động dưới 
những công cụ kinh tế và những cơ 
chế quản lý chi phí một cách hiệu 
quả. Trong đó, một trong những 
nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động 
công nghiêp chung và tăng trưởng 
kinh tế là các định chế tài chính 
như khu vực ngân hàng. Bởi vì 
khu vực ngân hàng ảnh hưởng đến 
tăng trưởng kinh tế ở cả mặt chất 
lượng lẫn số lượng, và làm thay 
đổi bản chất của quá trình tăng 
trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, khu 
vực ngân hàng còn là nguồn tài 
trợ chính để đầu tư cho những dự 
án thương mại là những dự án có 
đóng góp quan trọng cho sự tăng 
trưởng kinh tế. Chính vì vậy, ngành 
ngân hàng có thể nói là đóng một 
vai trò quyết định trong việc thúc 
đẩy những khoản đầu tư hướng tới 
phát triển môi trường bền vững và 
trách nhiệm cộng đồng. Bản thân 
các ngân hàng có thể không phải là 
những kẻ gây ô nhiễm, nhưng họ 
có thể liên quan đến công ty hay dự 
án đầu tư gây ô nhiễm trong hiện 
tại hoặc tương lai.
Khu vực ngân hàng thông 
thường được coi là thân thiện với 
môi trường nếu tính theo lượng 
phát thải và gây ô nhiễm. Những tác 
động môi trường bên trong khu vực 
ngân hàng như việc sử dụng năng 
lượng, giấy và nước thường không 
đáng kể. Các tác động môi trường 
của ngân hàng không trực tiếp liên 
quan đến hoạt động ngân hàng mà 
liên quan đến hoạt động bên ngoài 
được tạo ra bởi các khách hàng 
của ngân hàng. Vì thế, tác động 
của hoạt động bên ngoài của các 
ngân hàng dù rất lớn song lại khó 
để ước tính. Hơn nữa, việc quản lí 
môi trường trong ngành ngân hàng 
khá gần giống với quản trị rủi ro. 
Nó làm tăng giá trị doanh nghiệp 
và hạ thấp tỉ lệ thua lỗ với việc chất 
lượng danh mục đầu tư được nâng 
cao hơn. Vì thế, việc khuyến khích 
đầu tư cho môi trường và cẩn trọng 
trong việc cấp tín dụng là một 
trong những nghĩa vụ của ngành 
ngân hàng. Hơn nữa, những ngành 
đã và có ý định đi theo xu hướng 
xanh, có thể được ưu tiên cấp tín 
dụng bởi các ngân hàng. Phương 
pháp tài chính này được gọi là 
“ngân hàng xanh”, đây là một nỗ 
lực của hệ thống ngân hàng để các 
ngành công nghiệp xanh hóa và 
góp phần phục hồi môi trường tự 
nhiên. Ý tưởng “ngân hàng xanh” 
sẽ giúp đem lại lợi ích cho cả ngân 
hàng, ngành công nghiệp và nền 
kinh tế. Ngân hàng xanh không chỉ 
sẽ thúc đẩy quá trình xanh hóa của 
các ngành mà nó còn làm tăng chất 
lượng tài sản của các ngân hàng 
trong tương lai.
Trên bình diện quốc tế, hiện 
nay đang có một mối quan tâm 
ngày càng lớn về trách nhiệm của 
ngân hàng và của các nhà đầu tư 
tài chính đối với môi trường và xã 
Bài nghiên cứu này chỉ ra sự quan trọng của nghiệp vụ ngân hàng xanh, tham thảo những kinh nghiệm quốc tế và làm nổi bật những bài học đáng quý cho các hoạt động ngân hàng và sự phát triển bền vững ở VN. 
Tuy nhiên, bài nghiên cứu nhận thấy khá ít có ngân hàng hay tổ chức tài chính tiên 
phong thực hiện điều này ở VN mặc dù họ tham gia với một vai trò khá tích cực 
trong nền kinh tế. Chính vì thế, đề tài kiến nghị những chính sách giải pháp thích 
hợp và bước khởi đầu khuyến khích hoạt động ngân hàng xanh tại VN.
Từ khoá: Ngân hàng xanh, phát triển bền vững, tổ chức tài chính, hoạt 
động ngân hàng tại VN.
Xây dựng ngân hàng xanh 
tại Việt Nam
NCS NGuyễN Hữu HuâN
Đại học Kinh tế TP.HCM
Số 14 (24) - Tháng 01-02/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Hoạt Động NH Hướng Tới Hồi Phục & Hoàn Thiện
5
hội. ngân hàng và các định chế tài 
chính sẽ hoạt động hiệu quả hơn 
khi hướng tới mục tiêu này với 
vai trò trung gian trong nền kinh 
tế và khả năng thu hút lượng lớn 
các nhà đầu tư. Vấn đề môi trường 
không còn chỉ là trách nhiệm của 
chính phủ và những đơn vị gây ô 
nhiễm, mà còn là trách nhiệm của 
các bên liên quan như các định chế 
tài chính của nền kinh tế. Ví dụ như 
ngân hàng có thể đóng vai trò rất 
quan trọng trong mối quan hệ hỗ 
trợ nhau giữa phát triển kinh tế và 
bảo vệ môi trường. Để phát triển 
bền vững, nâng cao chất lượng 
dịch vụ, thì việc thi hành các biện 
pháp bảo tồn môi trường, hỗ trợ 
tầng lớp cùng cực của xã hội, quan 
tâm đến chất lượng cuộc sống và 
thiên nhiên là những nguyên tắc cơ 
bản mà các định chế tài chính quốc 
tế đang dựa vào trong các chiến 
lược kinh doanh trong những năm 
gần đây.
Hoạt động ngân hàng nhắm đến 
một mức tỉ suất sinh lợi dài hạn 
dựa trên hoạt động tín dụng và đầu 
tư. Tuy nhiên, do trách nhiệm nợ 
liên quan đến môi trường nên mỗi 
lần mở rộng tín dụng và đầu tư đều 
kèm theo rủi ro không thanh toán 
và sự giảm giá trị (trong trường 
hợp đầu tư trực tiếp). Vì vậy, việc 
các ngân hàng tuân thủ những tiêu 
chí đánh giá tác động môi trường 
ở các dự án trước khi tài trợ là vô 
cùng quan trọng. Đã có những 
nghiên cứu cho thấy sự tương quan 
dương giữa hiệu suất môi trường 
và hiệu quả tài chính (Hamilton 
1995; Hart 1995; Blacconiere & 
Pattern 1993). Vì vậy, các định chế 
tài chính cần cấp thiết cân nhắc 
hiệu quả môi trường trong quyết 
định đầu tư ở công ty hay tư vấn 
khách hàng trong bối cảnh hiện tại. 
Việc thiết lập những quy tắc khác 
nhau cho việc quản trị môi trường 
như luật bảo vệ tài nguyên, quy 
định nước sạch, không khí sạch, 
quản lí hóa chất độc hại được nhìn 
nhận là những nhân tố tiềm năng 
quan trọng giải thích việc gia tăng 
các trách nhiệm nợ gần đây liên 
quan đến môi trường của các định 
chế ngân hàng. Việc tuân thủ các 
nguyên tắc này sẽ mang lại lợi ích 
cho các tổ chức tài chính, người 
tiêu dùng và cả các bên liên quan 
với công ty.
Trong vài thập niên trở lại đây, 
đã có những nỗ lực áp dụng chiến 
lược phát triển bền vững trong một 
vài quý ở tầm quốc tế. Những tổ 
chức đa phương, tập đoàn quốc tế, 
định chế tài chính đa quốc gia áp 
dụng các tiêu chuẩn môi trường và 
chiến lược để định giá các dự án 
đầu tư. Và trong những năm gần 
đây, tổ chức tiêu chuẩn quốc tế 
(ISO) đã ban hành một loạt những 
hướng dẫn chi tiết để gắn kết các 
mục tiêu bảo vệ môi trường và 
chống ô nhiễm vào các hoạt động 
công nghiệp trên khắp thế giới, gọi 
chung là ISO 14000. Việc này đã 
thúc đẩy ngành ngân hàng mở rộng 
việc sử dụng những thông tinvề 
môi trường trong quá trình mở 
rộng tín dụng, và quyết định đầu 
tư. Trong bối cảnh này, bài nghiên 
cứu hướng tới việc thảo luận những 
vấn đề bền vững trong hoạt động 
ngân hàng và làm thế nào các ngân 
hàng có thể đóng vai trò quan trọng 
trong tăng trưởng và phát triển bền 
vững, đặc biệt ở bối cảnh VN.
2. Nghiệp vụ ngân hàng xanh: 
Những bước tiên phong tầm 
quốc tế
Việc tham gia ngày càng sâu 
rộng của các ngân hàng trong hệ 
thống quản lí môi trường là do áp 
lực trực tiếp và gián tiếp từ các tổ 
chức phi chính phủ trong nước và 
quốc tế (NGOs), các tổ chức trung 
gian và trong nhiều trường hợp là 
thị trường tiêu thụ thông qua phản 
ứng người tiêu dùng. Trong những 
năm đầu thập niên 90, chương 
trình môi trường Liên Hiệp Quốc 
(UNEP) đã đưa ra một đề xuất và 
hiện tại được biết tới với tên gọi Các 
bước tiên phong tài chính UNEP 
(UNEPFI). Khoảng 200 tổ chức tài 
chính toàn cầu đã kí kết những văn 
kiện đầu tiên để gia tăng sự bảo vệ 
cũng như sự thống nhất của những 
cơ chế thị trường đến những thành 
quả môi trường chung. Với mục 
tiêu chung là thống nhất những 
nhân tố thị trường và xã hội với 
những thành tựu tài chính và rủi 
ro gắn liền với những nhân tố tài 
chính. Khi những ràng buộc của 
UNEPFI được thi hành, việc bảo 
vệ các yếu tố môi trường cho sự 
phát triển bền vững được xem như 
là yếu tố cơ bản của triết lý quản 
lý kinh doanh bền vững. Chúng đã 
biện hộ cho những phương pháp 
tiếp cận phòng ngừa hướng về môi 
trường quản lý và đề ra việc thống 
nhất môi trường nghiên cứu giữa 
hoạt động kinh doanh bình thường, 
quản lý tài sản và quyết định kinh 
doanh của các ngân hàng. Đơn 
vị môi trường IFC được tổ chức 
vào năm 1991 để xem xét các dự 
án dành cho việc đánh giá môi 
trường. Tương tự ngân hàng xuất 
nhập khẩu Mỹ cũng thường xuyên 
xem xét lại những hoạt động tài trợ 
xuất khẩu trên cơ sở liên quan đến 
môi trường. Ngoài ra còn có một 
số các ngân hàng khác quan tâm 
đến triết lý kinh doanh bền vững 
trong thời gian qua như ngân hàng 
Netherland-based ABN-Amro đã 
phát triển chính sách quản lý rủi 
ro kinh doanh để hợp nhất, quản 
lý tài sản phi tài chính gắn liền với 
sự tuyển dụng lao động. Tương tự 
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 14 (24) - Tháng 01- 02/2014
Hoạt Động NH Hướng Tới Hồi Phục & Hoàn Thiện
 6
như vậy, các ngân hàng toàn cầu 
lớn như ABN Amro, Deutsche, 
Standard Chartered, HSBC,... 
chính sách hoạt động hướng tới 
môi trường của các ngân hàng này 
cũng đã được thảo luận thông qua 
Hiệp định thư Kyoto. Xa hơn nữa, 
chính phủ Hà Lan còn có yêu cầu 
cho các ngân hàng trong việc phát 
triển những thành quả đạt được. 
Cuộc đối thoại giữa các ngân hàng 
và chính phủ trong năm 1999 đã 
bắt đầu từ những chính sách cải 
thiện môi trường thông qua phát 
triển của các sản phẩm và dịch vụ 
tài chính mới.
Tương tự, Earth và Rainforest 
Action Network (FoE, RAN) đã 
thách thức ngành công nghiệp với 
những chiến dịch rất thu hút thể 
hiện qua trường hợp của các ngân 
hàng thương mại là “các quỹ tai 
họa” vào năm 2000 tại Mỹ. Vào 
năm 2002, liên minh toàn cầu của 
các NGOs đã hình thành các liên 
kết có tên là “BankTract” giúp xúc 
tiến các khoản tài trợ phù hợp tại 
khu vực thương mại. Liên minh 
được tạo ra bởi các ngân hàng với 
6 bộ phận cơ bản ủng hộ bảo vệ 
môi trường và công bằng xã hội, 
và được biết đến như tuyên bố 
chung Collevecchio. Sáu yếu tố cơ 
bản này bao gồm hướng tới sự bền 
vững, không gây thiệt hại, sự trách 
nhiệm, tính khả khi, minh bạch và 
sự chống đỡ của thị trường và chính 
phủ. Trên 200 công ty đã tán thành 
tuyên bố này và hối thúc các ngân 
hàng tiến tới thực hiện những quy 
định này vào công việc kinh doanh 
của họ. Bản tuyên bố chính thức 
này cho rằng “Tài chính và thương 
mại là trung tâm của lịch sử phân 
bổ giữa các nguồn lực tự nhiên 
trên thế giới đến sản xuất và chi 
tiêu”. Tất cả sự quan tâm dành cho 
những khoản tài chính đã được xác 
nhận hoặc những khoản tài trợ bị 
ép buộc được phát minh ra bởi các 
tổ chức ngân hàng và dính liền với 
chính sách môi trường và xã hội, 
nhìn chung những nguyên tắc này 
có thể sử dụng để đánh giá các dự 
án dưới góc độ phát triển bền vững 
của nền kinh tế. Những nhóm nhỏ 
các ngân hàng và IFC cùng nhau bắt 
đầu quá trình phác thảo các nguyên 
tắc chung vào tháng 10/2002 và 
tiến tới những nguyên tắc riêng vào 
tháng 6/2003 – điều được xem như 
là những Nguyên tắc Equatorđược 
10 ngân hàng thương mại đứng 
đầu chấp nhận một cách tự nguyện. 
Những nguyên tắc Equator này về 
sau được hoàn thiện và ban hành 
vào tháng 6/2006. Độ bao phủ của 
dự án được tài trợ và mở rộng trong 
những lần sửa đổi các nguyên tắc 
cơ bản từ mức thấp nhất là 50 đến 
100 triệu USD. Ngay sau đó 46 tổ 
chức tài chính từ 16 quốc gia hoạt 
động kinh doanh trên 100 nước đã 
chấp nhận nguyên tắc Equator. Do 
đó nguyên tắc Equator đã trở thành 
phổ biến cho việc thẩm định các dự 
án tài chính nhằm kết hợp chặt chẽ 
tính khả thi của dự án với việc bảo 
về môi trường và phúc lợi xã hội.
Hoạt động của các ngân hàng 
Equator (ngân hàng tuân theo 
nguyên tắc Equator) được xem xét 
bởi các quốc gia NGOs và được 
công bố định kỳ hàng năm, nhằm 
ghi nhận sự tuân thủ của các ngân 
hàng này đối với các nguyên tắc 
Equator. Bên cạnh đó, IFC cùng 
với Thời báo tài chính cũng đã khởi 
xướng cho “giải thưởng ngân hàng 
bền vững” từ năm 2006. Trên 104 
tổ chức tài chính trong 151 đề cử 
từ 51 quốc gia đã nằm trong danh 
sách cuối cùng của giải thưởng vào 
năm 2007. Số lượng các ngân hàng 
tham gia hiện nay đã tăng lên đến 
100% nếu so sánh với số lượng của 
năm trước là 48 ngân hàng từ 28 
quốc gia.
Qua đó, chúng ta có thể nhận 
thấy các hoạt động ngân hàng xanh 
đang trở thành một xu hướng phát 
triển mới của các ngân hàng trên 
thế giới, và ngày càng có tầm ảnh 
hưởng ngày càng sâu rộng và đóng 
góp lớn cho sự phát triển bền vững 
của nền kinh tế thế giới.
3. Ngân hàng xanh ở VN
VN đã nằm trong một quỹ đạo 
tăng trưởng nhanh trong khoảng 
2 thập kỉ gần đây và nhân tố công 
nghiệp đóng vai trò quan trọng 
trong câu chuyện tăng trưởng của 
đất nước. Tuy nhiên, nền công 
nghiệp của VN hiện nay đang gặp 
phải thách thức rất lớn của việc 
kiểm soát những tác động môi 
trường như làm giảm chất thải và 
sự ô nhiễm môi trường. Mặc dù 
chính phủ đã cố gắng đưa ra những 
bộ luật về mội trường và chú trọng 
ngành công nghiệp sử dụng công 
nghệ mội trường, song trong thực 
tế thì chính phủchưa thực sự có 
các biện pháp mạnh tay nhằm hạn 
chế các ngành công nghiệp gây ô 
nhiễm, và bên cạnh đó là sự bất lực 
khi cạnh tranh của những sản phẩm 
kinh tế thân thiện.
Hiện nay VN là nền kinh tế lớn 
thứ 43 của thế giới, nhưng đồng 
thời cũng là quốc gia có mức độ ô 
nhiễm không khí lớn thứ 10 trên thế 
giới (Theo đánh giá Xếp hạng hiệu 
quả hoạt động môi trường 2013 
của World Bank tại VN). Chất ô 
nhiễm chính của VN chủ yếu từ: (a) 
Những ngành công nghiệp cơ bản 
có thể kể đến ở đây là kẽm, đồng, 
thiếc...; (b) Công nghiệp sản xuất 
và chế biến bột giấy; (c) Thuốc trừ 
sâu; (d) Công nghệ tinh chế vàng; 
(e) Phân bón; (f) Công nghệ thuộc 
da; (g) Đường; (h) Công nghiệp 
dệt vải; (i) Hóa dầu,...Hoạt động 
Số 14 (24) - Tháng 01-02/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Hoạt Động NH Hướng Tới Hồi Phục & Hoàn Thiện
7
kinh doanh và đầu tư của các tổ 
chức tài chính có thể quan tâm 
đến môi trường kinh doanh của 
các ngành công nghiệp và làm gia 
tăng hiệu ứng nhà kính, giảm chất 
lượng của cuộc sống, đồng thời 
giảm mức độ hiệu quả của việc sử 
dụng các nguồn tài nguyên và năng 
lượng, dẫn đến giảm sút chất lượng 
của dịch vụ và sản phẩm.
Những nguyên tắc về môi 
trường ở VN hiện nay có thể mở 
rộng chia thành 2 bộ phận chính: 
những nguyên tắc ra lệnh, kiểm 
soát và bộ luật pháp lý. Những 
nguyên tắc ra lệnh, kiểm soát là 
các nguyên tắc bên ngoài được xây 
dựng để ngăn cản những dự án phá 
hoại môi trường. Những nguyên 
tắc này được thực hiện bằng cách 
đưa ra những tiêu chuẩn ô nhiễm 
riêng biệt cho từng ngành công 
nghiệp, xem xét kĩ lưỡng từng dự 
án và đồng ý (từ chối) cấp phép với 
sự can thiệp từ bên trên như Quốc 
hội, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài 
nguyên và Môi trường. Những bộ 
luật ra đời sau và được bổ sung 
bằng cách thúc ép quản lý thông 
qua các khoản tiền thuế phạt, đóng 
cửa những ngành công nghiệp 
đang dần rơi vào tình trạng vỡ nợ,...
Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện 
nay, vẫn chưa có một điều luật hay 
luật lệ nào ở VN có thể bắt buộc 
các ngân hàng có trách nhiệm xem 
xét một cách kĩ lưỡng những dự án 
đầu tư trước khi tài trợ vốn hay với 
những dự án phá hoại môi trường 
được tạo ra bởi những khách hàng 
của họ. Tuy nhiên trước xu thế phát 
triển của thế giới, các quy định hợp 
pháp về tiêu chuẩn môi trường 
trong tương lai có thể được trình 
bày một cách rõ ràng và chính xác 
tại VN do sức ép của dư luận và 
các tiêu chuẩn của quốc tế đối với 
hàng hóa xuất khẩu, những ngành 
công nghiệp gây ô nhiễm có thể bị 
đóng cửa dần hoặc tái đầu tư để 
tuân theo các luật lệ đó. Trong quá 
trình những ngành công nghiệp có 
thể mất đi tính cạnh tranh trong thị 
trường toàn cầu, nó có thể trực tiếp 
tác động xấu đến nền kinh tế VN 
và khu vực ngân hàng VN trong 
tương lai. Vì trong trường hợp của 
các ngành công nghiệp vỡ nợ và 
đóng cửa, các ngân hàng có thể 
chuốc lấy những tổn thất về tài 
chính dựa vào việc gia tăng của 
nợ xấu, và kéo theo đó là sự khủng 
hoảng của cả nền kinh tế.
Bên cạnh đó, dư luận cũng gia 
tăng sự hiểu biết về các phương 
thức giải quyết sự ô nhiễm. Do đó, 
dư luận có thể được sử dụng như 
một phương pháp để bảo vệ, bãi 
công và kích động làm dừng lại 
những hành động tác động xấu đến 
môi trường hoặc đơn giản là phong 
cách thời trang của người tiêu dùng 
có thể loại bỏ các sản phẩm được 
sản xuất bởi những đơn vị gây ô 
nhiễm. Hiện tại những tổ chức 
bảo vệ người tiêu dùng xanh ngày 
càng quan tâm chất lượng hơn là 
số lượng của các sản phẩm. Trong 
tương lai, thị trường sẽ trao thưởng 
cho các ngành công nghiệp hoặc 
các công ty nổi bật đã sử dụng hiệu 
quả các nguồn năng lượng và tài 
nguyên, và tất nhiên sẽ trừng phạt 
các nhà sản xuất kém hiệu quả hơn. 
Xa hơn, các nhà đầu tư trên thị 
trường chứng khoán sẽ đo lường 
những tác động từ việc gây ô nhiễm 
môi trường và từ chối những ngành 
công nghiệp, doanh nghiệp không 
tuân theo việc cắt giảm sự ô nhiễm. 
Điều này một lần nữa sẽ gây ra một 
rủi ro rất lớn cho các ngân hàng về 
chất lượng tài sản của họ trong 
tương lai, khi họ quyết định tài trợ 
vốn cho các dự án gây ô nhiễm tại 
thời điểm hiện tại.
Chính vì những lý do trên, việc 
thực hiện ngân hàng xanh trong 
bối cảnh hiện nay được xem là một 
yêu cầu cấp thiết đối với hệ thống 
ngân hàng VN, nhằm đảm bảo cho 
sự phát triển ổn định và bền vững 
của cả hệ thống và cho nền kinh tế. 
Để thực hiện được điều này, các 
ngân hàng phải rất cẩn trọng xem 
xét các khía cạnh môi trường của 
khách hàng và những sản phẩm 
của họ khi hoạt động tại VN vì 
như đã phân tích ở trên: (1) Tương 
lai của xuất khẩu và thị trường 
sản xuất đang tiến tới thông qua 
những quy định về luật môi trường 
rất nghiêm ngặt và các sản phẩm 
thân thiện, tiết kiệm có thể giúp thị 
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 14 (24) - Tháng 01- 02/2014
Hoạt Động NH Hướng Tới Hồi Phục & Hoàn Thiện
 8
trường tốt hơn. (2) Sự gia tăng cầu 
cho các trang thiết bị kiểm soát ô 
nhiễm có thể cần nhiều hơn nữa sự 
hỗ trợ tài chính từ các ngân hàng. 
(3) Ngân hàng Phát triển của VN 
(VDB) có thể theo phương châm 
về môi trường cho các ngân hàng 
trong giới hạn của IFC và Ngân 
hàng Phát triển Châu Á (ADB),... 
(4) các dự án đầu tư lớn được hỗ trợ 
bởi các tổ chức quốc tế như Ngân 
hàng Thế giới (WB) và ADB cần 
phải đánh giá được các tác động 
đến môi trường (EIA). Do đó các 
ngân hàng có thể bổ sung sản xuất 
sản phẩm như: (1) Định giá lại rủi 
ro dựa vào môi trường; (2) Quản 
lý kế toán môi trường; và (3) Định 
giá các khoản tín dụng cần thiết và 
những khoản vay trước khi được 
đầu tư vào các dự án khác nhau. 
Tuy nhiên, sau khi khu vực ngân 
hàng có lợi nhuận ngày càng gia 
tăng, nó cần khuyến khích và hỗ 
trợ Chính phủ để giúp cho nhưng 
chương trình bảo vệ môi trường 
mang lại lợi nhuận lớn hơn cho nền 
kinh tế cũng như xã hội và từ đó 
cũng giúp các nhân tố môi trường 
tự phát triển trong dài hạn. Đối với 
các ngành công nghiệp có quy mô 
trung bình, các tổ chức cho vay có 
thể tài trợ chỉ cho một số biện pháp 
làm sạch môi trường. Các đơn vị 
này có thể làm sạch môi trường chỉ 
khi nó gia tăng lượng chất thải gắn 
liền với sự cho phép cố định được 
đưa ra bởi các ủy ban kiểm soát ô 
nhiễm hoặc bất kỳ một tổ chức nào 
đã được chứng nhận. Để đo lường 
mức độ thành công của các chính 
sách kiểm soát sự ô nhiễm tốt là 
cần phải thực hiện những điều luật 
quan trọng bằng cách bổ sung cho 
những chính sách quản lý của các 
ngân hàng.
Ngoài ra, VN cần đưa ra một 
chính sách môi trường quốc gia 
(NEP) nhằm phát triển lên đến 
hệ thống quản lý môi trường như 
các quốc gia phát triển. Xa hơn, 
chính sách này cần nhấn mạnh các 
ngành công nghiệp thực hiện quản 
lỷ môi trường thực tiễn bên ngoài 
phải tuân theo ISO 14000. Một 
cách tổng quan, NEP rõ ràng mang 
lại nhiều cách để kiểm soát sự đi 
xuống của môi trường và bao gồm 
những khu vực có những ngành 
công ngiệp mà các cổ đông của nó 
như khu vực ngân hàng có nhiều 
trách nhiệm trọng việc quản lý môi 
trường. Ngoài ra, điểm cần phải 
nhấn mạnh của chính sách môi 
trường quốc gia là năng lực sản 
xuất của các tổ chức tài chính thông 
qua việc đánh giá những kiến nghị 
cho việc chuyển đổi sang sử dụng 
những trang thiết bị máy móc hiện 
đại hơn bằng cách phát triển công 
nghệ cũng là một bước đi nên được 
thực hiện trong tương lai.
4. Giải pháp xây dựng ngân 
hàng xanh ở VN
4.1. Công việc quản lý môi trường 
của các tổ chức ngân hàng 
Hiện nay, phần lớn quá trình 
cho vay thương mại ở các nơi trên 
thế giới thường kiểm duyệt các dự 
án với những công cụ có tính đến 
các yếu tố môi trường trong hoạt 
động kinh doanh. Các tổ chức tài 
chính có thể thúc đẩy các dự án 
quan tâm đến các vấn đề sau khi tài 
trợ vốn: (a) phát triển bền vững và 
sử dụng tài nguyên thiên nhiên tái 
tạo, (b) bảo vệ sức khỏe con người, 
đa dạng sinh học, sức khỏe và an 
toàn lao động, sản xuất, truyền tải 
và sử dụng năng lượng hiệu quả, (c) 
ngăn chặn ô nhiễm và giảm thiểu 
rác thải, quản lí ô nhiễm (khí phát 
thải và nước qua sử dụng) và quản 
lí chất thải rắn và hóa học và, (d) 
nên có một tổ chức thứ ba chuyên 
môn để phát thảo kế hoạch quản lí 
môi trường.
Do đó, các ngân hàng VN nên 
xem xét các khía cạnh dưới đây khi 
tài trợ một dự án:
- Phân tích các dự án trên cơ sở 
quy mô, bản chất và cường độ của 
các tác động đến môi trường. Dự 
án có thể được đánh giá trên cơ sở 
các hiệu ứng tích cực và tiêu cực 
tiềm tàng và sau đó so sánh với tình 
huống giả định không có dự án.
- Trong quá trình đầu tư hay 
gây quỹ dự án, các định chế tài 
chính nên tiếp cận những vấn đề 
nhạy cảm như những nhóm dễ tổn 
thương; di dân không tự nguyện và 
dự án nên được đánh giá ở những 
khu vực môi trường quan trọng 
như đầm lầy, rừng, thảo nguyên và 
những khu sinh học khác.
- Các định chế ngân hàng cần 
đánh giá được giá trị thực của bất 
động sản và những trách nhiệm nợ 
liên quan đến môi trường tiềm tàng 
đi kèm chúng. Do vậy, các ngân 
hàng nên có quyền thanh tra tài sản 
hoặc kiểm toán môi trường trong 
suốt vòng đời của dự án.
- Các ngân hàng cần theo dõi 
những giao dịch cho chương 
trình quản trị rủi ro môi trường 
(Rutherford, 1994) trong suốt việc 
thực hiện và triển khai dự án. Ngoài 
ra, cũng cần thiết những cuộc thanh 
tra thực tế quá trình sản xuất, tài 
nguyên, đào tạo và hỗ trợ, trách 
nhiệm nợ môi trường, chương trình 
kiểm toán
- Phần tiếp theo trong quá trình 
đánh giá bao gồm cấu trúc tín dụng, 
chấp thuận cho vay, tổng quan tín 
dụng và cuối cùng là quản trị tín 
dụng dưới góc độ môi trường.
- Ngoài ra các ngân hàng có thể 
giới thiệu các khoản cho vay xanh 
và các sản phẩm tương tự: (i) đầu 
tư vào các dự án môi trường (tái sử 
dụng, nông nghiệp, công nghệ, phế 
Số 14 (24) - Tháng 01-02/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Hoạt Động NH Hướng Tới Hồi Phục & Hoàn Thiện
9
liệu, ) ví dụ như giảm lãi suất 
cho vay đối với những người vay 
để lắp hệ thống pin năng lượng mặt 
trời; (ii) cung cấp cho khách hàng 
quyền được đầu tư vào các sản 
phẩm thần thiện với môi trường 
của ngân hàng; và (iii) đầu tư vào 
những nguồn lực có sự kết hợp 
giữa sinh học và xã hội
4.2. Xây dựng hệ thống quản lý 
môi trường và vai trò của chính 
phủ
Với việc xuất hiện ISO 14000 
và sự phát triển hệ thống thông 
tin, ngày nay thật dễ dàng để các 
nhân viên tín dụng có thể so sánh 
các công ty với nhau và dành sự 
chú ý của mình đến việc quản lý 
sự ô nhiễm và đo lường mối quan 
hệ giữa trách nhiệm môi trường và 
rủi ro xung quanh nó. Mặc dù các 
ngân hàng thương mại dành nhiều 
sự tập trung đến các nghiệp vụ đầu 
tư hơn so với vấn đề môi trường, 
những trách nhiệm môi trường có 
thể được xây dựng nên từ những 
điều luật về môi trường và ảnh 
hưởng trực tiếp đến quyết định 
đầu tư của họ trong tương lai gần 
(Chimidheiny & Zoraquyn, 1996). 
Ngoài ra, cần xây dựng một hệ 
thống quản lý, kiểm tra môi trường 
riêng cho đất nước dựa trên tiêu 
chuẩn ISO14000, bởi vì kiểm tra 
môi trường là cần thiết để hướng 
tới một môi trường dễ dàng để kinh 
doanh và hướng tới những hình 
thái phát triển bền vững. Bên cạnh 
đó, những vấn đề trong quá khứ và 
hiện tại hay rủi ro môi trường tiềm 
năng cũng như trách nhiệm về môi 
trường cần phải được rang buộc 
với việc thẩm định dự án đầu tư.
Nhưng để đảm bảo tất cả những 
việc trên, chắc chắn chúng ta cần 
có khung pháp lí chặt chẽ về trách 
nhiệm của các bên liên quan và đặc 
biệt là hệ thống ngân hàng. Chính 
phủ có thể ban hành những quy 
định để hướng các ngân hàng quan 
tâm sản xuất với chính sách môi 
trường đồng nhất và đưa ra công 
khai. Mặc dù Schimidheiny và 
Zoraquyn (1996) kết luận từ những 
nghiên cứu chính là các ngân hàng 
sẽ ít có động cơ tài trợ cho các dự 
án thân thiện với môi trường vì: (1) 
Họ thích các dự án có thời gian thu 
hồi vốn nhanh hơn; và (2) Những 
khoản đầu tư có đi kèm theo chi 
phí quản lí môi trường thường cho 
tỉ lệ lợi nhuận thấp hơn (Juecken & 
Bouma, 1999). Do vậy, các khoản 
đầu tư bền vững dường như khó 
tìm kiếm được nguồn quỹ với thị 
trường tài chính hiện nay. Chính vì 
thế, Chính phủ cần phải thiết kế cơ 
chế pháp lí và quy tắc môi trường 
cho các ngân hàng, nhằm tạo động 
lực cũng như sự ràng buộc của hệ 
thống ngân hàng đối với vấn đề 
“tăng trưởng xanh” của đất nước.
6. Kết luận
Với sự phát triển kinh tế nhanh 
chóng thì toàn cầu hóa đã làm gia 
tăng mạnh mẽ sự cạnh tranh, các 
ngành công nghiệp và các công ty, 
điều này có thể dẫn đến một sự tàn 
phá môi trường nặng nề và khiến 
nền kinh tế đi vào ngõ cụt, đặc biệt 
là sự tác động của các ngành công 
nghiệp gây ô nhiễm và hủy hoại 
môi trường.
Hoạt đông ngân hàng xanh nếu 
được thực hiện tốt sẽ có tác dụng 
ngăn chặn các ngành công nghiệp 
gây ô nhiễm lớn ngay từ khi các 
dự án mới hình thành, và được 
xem là một giải pháp hữu hiệu để 
chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang nền 
kinh tế xanh ở VN. Khu vực ngân 
hàng và tài chính có thể tạo thành 
những khu vực có thể chống đỡ 
những nguy cơ thiếu bền vững để 
phát triển, hướng đến là các nghiệp 
vụ ngân hàng xanh. Đây là thời 
điểm để VN có thể từ từ áp dụng 
bộ nguyên tắc quy định Equator và 
sử dụng các tham số nhạy cảm môi 
trường để cấp vốn cho các dự án, 
có như vậy nền kinh tế mới có thể 
phát triển bền vững và thân thiện 
với môi trườngl
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Blacconiere, Walter and Dennis Pattern, 
(1993), “Environment Disclosure, 
regulatory costs and changes in firm 
values,” Journal of Accounting and 
Economics (December).
Chopra, Kanchan and Kumar, Pushpam 
(2005), Ecosystems and Human Well-
Being, Our Human Planet, Summary for 
Decision Makers, Millennium Ecosystem 
Assessment, Washington D.C, Island 
Press.
Down to Earth, “Enter the Green Rating 
Project’, Science & Environment 
Fortnight, July 31, 1999.
Ellis, BillieJ, Jr Sharon S Willians and 
Sandra Y Bodeau, (1992), “Helping a 
Lender Develop an Environmental Risk 
Program,” The Practical Real Estate 
Layer, July.
Goldar, B.N (2007), “Impact of Corporate 
Environmental Performance or 
Profitability and Market Value: A case 
Study of Indian Firms” Paper presented 
in National Conference Expanding 
Freedom: Towards Social and Economic 
Transformation in GloblisedWorld, 
April 11-13, 2007, Institute of Economic 
Growth, Delhi.
Gupta, S, (2003), Do Stock market penalise 
Environment-Unfriendly Behaviour? 
Evidence from India, Delhi School of 
Economics, Working Paper Series, No-
116.
Hamilton, James T (1995), “Pollution 
As News: Media And Stock 
Markets Reactions To The Toxics 
Release Inventory Data”, Journal 
Of Environmental Economics And 
Management 28. 
(Xem tiếp trang 31)

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_ngan_hang_xanh_tai_viet_nam.pdf