Xu hướng hòa hợp trong nghề nghiệp kế toán trên thế giới

Quá trình toàn cầu hoá diễn ra ngày càng sâu rộng đã đặt ra nhiều

yêu cầu mới, trong đó có những vấn đề liên quan đến việc cung cấp

thông tin báo cáo tài chính (BCTC) của các doanh nghiệp ở các quốc

gia khác nhau. Làm thế nào để gia tăng niềm tin của nhà đầu tư quốc

tế khi sử dụng BCTC của những công ty trên các thị trường vốn khác

nhau? Làm sao để giảm thiểu những chi phí và thời gian chuyển đổi

BCTC được lập theo những cơ sở kế toán khác nhau nhằm so sánh

được? Việc hợp nhất BCTC theo chuẩn mực của công ty mẹ và các

công ty con ở các nước khác với công ty mẹ và áp dụng chuẩn mực kế

toán khác?. luôn là những câu hỏi đặt ra cho các quốc gia tham gia

vào quá trình hội nhập. Từ đó, một số quốc gia không chỉ cải cách

khá toàn diện hệ thống kế toán để nhằm hoà hợp với quốc tế, mà còn

đặt ra mục tiêu hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế. Thực tế kế toán

cho thấy hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tích cực hội nhập

nhưng mỗi quốc gia có những bước đi, cách thức và tốc độ hội nhập

khác nhau. Bài viết tập trung nghiên cứu về sự đa dạng trong kế toán

trên thế giới đã đặt ra yêu cầu hòa hợp cũng như sự nỗ lực hòa hợp,

hội tụ kế toán trên thế giới ở một số khu vực cũng như ở Việt Nam.

Từ khóa: Hòa hợp; hội tụ; báo cáo tài chính (BCTC); chuẩn mực

BCTC quốc tế (IFRS)

pdf 9 trang yennguyen 8380
Bạn đang xem tài liệu "Xu hướng hòa hợp trong nghề nghiệp kế toán trên thế giới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xu hướng hòa hợp trong nghề nghiệp kế toán trên thế giới

Xu hướng hòa hợp trong nghề nghiệp kế toán trên thế giới
18
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 191- Tháng 4. 2018
Xu hướng hòa hợp trong nghề nghiệp kế toán 
trên thế giới
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ 
Phan Thị Anh Đào 
Nguyễn Thị Thanh Mai
Nguyễn Thị Bình
Ngày nhận: 22/01/2018 Ngày nhận bản sửa: 10/04/2018 Ngày duyệt đăng: 23/04/2018
Quá trình toàn cầu hoá diễn ra ngày càng sâu rộng đã đặt ra nhiều 
yêu cầu mới, trong đó có những vấn đề liên quan đến việc cung cấp 
thông tin báo cáo tài chính (BCTC) của các doanh nghiệp ở các quốc 
gia khác nhau. Làm thế nào để gia tăng niềm tin của nhà đầu tư quốc 
tế khi sử dụng BCTC của những công ty trên các thị trường vốn khác 
nhau? Làm sao để giảm thiểu những chi phí và thời gian chuyển đổi 
BCTC được lập theo những cơ sở kế toán khác nhau nhằm so sánh 
được? Việc hợp nhất BCTC theo chuẩn mực của công ty mẹ và các 
công ty con ở các nước khác với công ty mẹ và áp dụng chuẩn mực kế 
toán khác?... luôn là những câu hỏi đặt ra cho các quốc gia tham gia 
vào quá trình hội nhập. Từ đó, một số quốc gia không chỉ cải cách 
khá toàn diện hệ thống kế toán để nhằm hoà hợp với quốc tế, mà còn 
đặt ra mục tiêu hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế. Thực tế kế toán 
cho thấy hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tích cực hội nhập 
nhưng mỗi quốc gia có những bước đi, cách thức và tốc độ hội nhập 
khác nhau. Bài viết tập trung nghiên cứu về sự đa dạng trong kế toán 
trên thế giới đã đặt ra yêu cầu hòa hợp cũng như sự nỗ lực hòa hợp, 
hội tụ kế toán trên thế giới ở một số khu vực cũng như ở Việt Nam.
Từ khóa: Hòa hợp; hội tụ; báo cáo tài chính (BCTC); chuẩn mực 
BCTC quốc tế (IFRS)
1. Sự đa dạng trong kế toán 
tại các quốc gia và yêu cầu 
hòa hợp
Sự đa dạng trong kế toán giữa 
các quốc gia gây nên nhiều 
khó khăn cho các bên liên 
quan khi sử dụng thông tin 
BCTC. Một trong những khó 
khăn là việc lập BCTC hợp 
nhất của các tập đoàn có hoạt 
động ở nước ngoài, những 
doanh nghiệp huy động vốn 
trên thị trường vốn quốc tế 
Bên cạnh đó, sự đa dạng còn 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
19Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 191- Tháng 4. 2018
tạo ra những khó khăn trong 
so sánh, phân tích BCTC giữa 
các quốc gia. Đặc biệt sự đa 
dạng trong kế toán gây nên 
việc thiếu thông tin tài chính 
có chất lượng cao. 
Trước khi thành lập Ủy ban 
Chuẩn mực kế toán quốc 
tế năm 1973, các nước trên 
thế giới có rất nhiều sự khác 
biệt trong kế toán. Ví dụ ở 
Vương Quốc Anh, Australia 
và New Zealand, các công ty 
có thể đánh giá lại tài sản cố 
định nhưng ở Mỹ và Canada, 
điều này không được phép. 
Sự khác biệt này còn lớn hơn 
nữa giữa các nguyên tắc kế 
toán được chấp nhận phổ biến 
(GAAP) của các nước Anh- 
Mỹ và các nước thuộc Liên 
minh Châu Âu và các nước 
khác. Đối với các nước đang 
phát triển, việc công bố các 
thông tin tài chính là rất ít và 
chưa bài bản. Khi thương mại 
quốc tế có sự mở rộng mạnh 
mẽ trên toàn thế giới, các hoạt 
động đầu tư trực tiếp ra nước 
ngoài, và các giao dịch thương 
mại xuyên biên giới cũng 
phát triển nhiều hơn. Chính 
vì thế, nhu cầu thông tin tài 
chính cần được lập trên cơ sở 
các thông lệ chung đảm bảo 
sự so sánh tương đối. Những 
người soạn thảo chuẩn mực kế 
toán đã xuất phát từ nhu cầu 
của thị trường, các công ty đa 
quốc gia, các thị trường chứng 
khoán, các ủy ban chứng 
khoán, các tổ chức cho vay 
quốc tế và các tổ chức khác 
về việc giảm sự đa dạng trong 
kế toán và gia tăng sự hòa hợp 
giữa các chuẩn mực kế toán. 
Điều này thúc đẩy sự kêu 
gọi cho việc cần phải có sự 
hòa hợp và tiến đến hội tụ về 
chuẩn mực lập BCTC quốc tế.
2. Nỗ lực hòa hợp, hội tụ kế 
toán trên thế giới của các 
quốc gia, Việt Nam và khu 
vực
Hòa hợp trong kế toán là quá 
trình làm giảm sự khác biệt, 
hội tụ là việc áp dụng một 
hệ thống chuẩn mực kế toán 
chung trên toàn thế giới. Hòa 
hợp và hội tụ trong kế toán là 
một quá trình diễn ra lâu dài. 
Hòa hợp kế toán diễn ra có thể 
là sự hòa hợp trong các chuẩn 
mực kế toán hoặc hòa hợp 
trong thực tiễn hành nghề kế 
toán. Nhiều tổ chức quốc tế đã 
tham gia, ủng hộ vào những 
nỗ lực hòa hợp, hội tụ kế toán 
ở cấp độ khu vực hay thế giới. 
Hai tổ chức quan trọng nhất 
trong nỗ lực này chính là Liên 
minh Châu Âu (EU) và Ủy 
ban Chuẩn mực kế toán quốc 
tế. Tổ chức các Ủy ban chứng 
khoán quốc tế (IOSCO), Tổ 
chức Hợp tác và phát triển 
kinh tế (OECD), Liên đoàn 
Kế toán quốc tế (IFAC), Diễn 
đàn quốc tế về Phát triển nghề 
nghiệp kế toán (IFAD) cũng 
đã và đang có những nỗ lực 
về sự hòa hợp kế toán trên thế 
giới. 
IOSCO hiện nay là một tổ 
chức đứng đầu cho các ủy ban 
chứng khoán trên thế giới với 
khoảng 177 thành viên chính 
thức, liên kết từ hơn 100 
quốc gia (trong đó có Ủy ban 
Chứng khoán Hoa Kỳ). Mục 
đích hoạt động của IOSCO 
cũng là để đảm bảo có được 
những quy định tốt hơn cho 
thị trường chứng khoán ở cấp 
độ quốc gia và quốc tế. Vì thế, 
IOSCO sẽ cố gắng đảm bảo 
sự chính trực, toàn vẹn của thị 
trường thông qua việc áp dụng 
nghiêm ngặt các chuẩn mực 
và sự tôn trọng tính thực thi. 
IOSCO hoạt động để giúp đỡ 
cho các công ty đa quốc gia 
có thể chào bán và niêm yết 
chứng khoán xuyên biên giới, 
IOSCO kiên định ủng hộ việc 
thông qua hệ thống chuẩn mực 
kế toán có chất lượng cao cho 
các công ty niêm yết xuyên 
quốc gia. 
Liên minh Châu Âu: Mục 
tiêu của Liên minh Châu Âu 
là tạo ra một môi trường kinh 
doanh đồng nhất, cố gắng 
hòa hợp các quy định trong 
thực tiễn lập BCTC của cộng 
đồng kinh tế bằng cách ban 
hành các chỉ thị mà quốc gia 
thành viên phải kết hợp chặt 
chẽ các quy định về luật pháp. 
Hai hướng dẫn với mục đích 
hòa hợp trong lĩnh vực kế 
toán: Hướng dẫn Thứ 4 (ban 
hành năm 1978) liên quan đến 
các quy định trong đánh giá 
giá trị, yêu cầu về trình bày 
và hình thức của BCTC; và 
Hướng dẫn Thứ 7 (ban hành 
1983) liên quan đến BCTC 
hợp nhất. Những quy định 
này có sự ảnh hưởng đáng kể 
đối với kế toán và lập BCTC 
hợp nhất tại Liên minh Châu 
Âu. Việc đánh giá lợi nhuận 
của các quốc gia trong Liên 
minh vẫn có sự khác nhau một 
phần vì những chỉ thị này vẫn 
chưa quy định được hết các 
nội dung quan trọng, như kế 
toán hoạt động thuê và cho 
thuê, xử lý chênh lệch tỷ giá, 
thuế thu nhập, hợp đồng xây 
dựng Mặc dù những chỉ thị 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
20 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 191- Tháng 4. 2018
này không tạo nên được sự so 
sánh đầy đủ giữa các quốc gia 
thành viên nhưng đã giảm bớt 
sự khác biệt về số liệu trên 
BCTC. Thêm vào đó, các chỉ 
thị này cũng đã đưa ra được 
một khung cơ bản trong kế 
toán đã được thông qua bởi 
các quốc gia trong khu vực 
liên quan đến các mô hình kế 
toán. Với những biến cố lịch 
sử về kinh tế, chính trị cuối 
những năm 1980 đầu năm 
1990, vào năm 1990, Ủy ban 
Châu Âu đã nhận định rằng 
không có thêm các hướng dẫn 
liên quan đến kế toán nữa, mà 
thay vào đó năm 1995 Ủy ban 
Châu Âu đã cùng với Ủy ban 
Chuẩn mực Kế toán quốc tế 
nỗ lực trong việc tạo nên sự 
hòa hợp sâu hơn về mặt quốc 
tế các chuẩn mực kế toán. 
Năm 2000 Liên minh Châu 
Âu đã công bố chiến lược 
hội nhập nhằm mục tiêu xây 
dựng một bộ chuẩn mực thống 
nhất có chất lượng cao cho 
toàn thị trường chứng khoán 
Châu Âu, trong đó có 2 sự lựa 
chọn là chuẩn mực kế toán 
quốc tế hoặc US GAAP. Tuy 
nhiên trên thực tế cũng còn 
khá nhiều các doanh nghiệp ở 
các quốc gia vẫn sử dụng chủ 
yếu các GAAP quốc gia, như 
Pháp, Ý.
Từ tháng 1/2005, tất cả các 
công ty niêm yết trên thị 
trường chứng khoán đều phải 
áp dụng IFRS để lập BCTC 
hợp nhất, các công ty chưa 
niêm yết được khuyến khích 
áp dụng. Ngoài ra EU đề ra 
các bước đi thích hợp bao 
gồm việc hình thành cơ chế 
phê chuẩn các IAS cụ thể áp 
dụng tại EU, cơ chế xử lý 
những vấn đề kỹ thuật, cơ chế 
giám sát việc tuân thủ. Các 
quốc gia Châu Âu cũng đã có 
những lộ trình và có những 
bước đi nhằm tăng cường việc 
sử dụng IFRS, Pháp gần đây 
đã tập trung thảo luận các vấn 
đề như: Giới thiệu các chuẩn 
mực kế toán quốc tế và ưu 
tiên đối với các vấn đề đơn 
giản dành cho doanh nghiệp 
vừa và nhỏ; phân tích sự khác 
biệt giữa IFRS và luật thuế 
Chính phủ các quốc gia thành 
viên cho phép các doanh 
nghiệp không niêm yết được 
phép áp dụng IAS đối với các 
báo cáo riêng của công ty. 
Tháng 7/2002, Quy định IAS 
(có tên gọi là Regulation 
No.1606/2002 ban hành ngày 
19/7/2002) chính thức được 
thông qua yêu cầu tất cả các 
công ty niêm yết trên thị 
trường phải lập BCTC hợp 
nhất cho kỳ kế toán bắt đầu 
từ năm 2005 theo chuẩn mực 
BCTC quốc tế IFRS IFRS. 
Mong muốn của những nhà 
ban hành chính sách Châu Âu 
kỳ vọng giúp cho BCTC các 
công ty niêm yết châu Âu trở 
nên minh bạch và tăng tính so 
sánh, giúp cho thị trường vốn 
Châu Âu thực hiện được tốt 
chức năng vốn có của nó. 
Năm 2014, Ủy ban Châu 
Âu đã thực hiện dự án quan 
trọng về đánh giá ảnh hưởng 
của Quy định IAS (IAS 
Regulation) về việc yêu cầu 
các công ty niêm yết áp dụng 
IFRS nhân kỷ niệm 10 năm 
ban hành đối với toàn Liên 
minh Châu Âu. Mục tiêu 
của dự án này là để đánh giá 
những ảnh hưởng về mặt kinh 
tế của việc áp dụng hệ thống 
chuẩn mực lập BCTC quốc 
tế và xác định liệu quy định 
IAS đã đạt được mục tiêu của 
nó hay không và cũng muốn 
nghiên cứu thực tế là sau một 
thập kỷ áp dụng, liệu những 
mục tiêu đó có còn phù hợp 
và để phát hiện ra những khu 
vực cần phải cải thiện hơn 
nữa. Trong dự án này, các 
Hiệp hội nghề nghiệp có uy 
tín trong khu vực cũng tham 
gia đánh giá, trong ấn phẩm 
của Viện Kế toán Công chứng 
Anh và Xứ Wales (ICAEW) 
năm 2015 có tựa đề “Moving 
to IFRS reporting: seven 
lessons learned from the 
Europe experience” (tạm dịch: 
quá trình lập BCTC chuyển 
sang IFRS: 7 bài học kinh 
nghiệm từ Liên minh Châu 
Âu) cũng đưa ra những thành 
tựu mà quy định IAS đã đạt 
được, những bài học đưa ra và 
ICAEW nhận định rằng về cơ 
bản, những mục tiêu mà Ủy 
ban Châu Âu kỳ vọng về cơ 
bản đã đạt được, làm tăng tính 
so sánh của các thông tin tài 
chính, tăng tính minh bạch và 
giúp sức rất nhiều cho các tập 
đoàn trong việc chào bán và 
niêm yết chứng khoán trong 
khu vực, tạo nên thị trường 
vốn sôi động, hiệu quả hơn.
Ủy ban Chuẩn mực kế toán 
quốc tế: Bên cạnh sự kiện có 
liên quan đến Liên minh Châu 
Âu, các dự án tăng cường tính 
so sánh của các BCTC cũng 
được diễn ra, nổi bật và quan 
trọng là các hoạt động diễn ra 
vào năm 1989 đến năm 1993, 
hoạt động được mô tả như giai 
đoạn thứ 2 của Ủy ban Chuẩn 
mực kế toán quốc tế. 
- Lần ban hành đầu tiên vào 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
21Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 191- Tháng 4. 2018
năm 1989 của Khuôn khổ 
chung về Lập và Trình bày 
BCTC đã đưa ra mục tiêu của 
BCTC, các đặc điểm định tính 
của thông tin tài chính, khái 
niệm về các đối tượng phản 
ánh của BCTC, tiêu chí ghi 
nhận các đối tượng này. 
- Hoạt động thứ hai trong dự 
án tăng cường tính so sánh 
của thông tin tài chính là giảm 
bớt đi các cách xử lý khác 
nhau trong kế toán thông qua 
Hệ thống Chuẩn mực kế toán 
quốc tế (IAS). Kết quả của dự 
án này chính là 10 chuẩn mực 
kế toán quốc tế đã được sửa 
đổi và ban hành năm 1993, có 
hiệu lực năm 1995. 
- Ủy ban Chuẩn mực kế toán 
quốc tế (có tên viết tắt lúc này 
là IASC) bắt đầu bằng Thỏa 
thuận IOSCO năm 1993 và 
kết thúc bằng việc lập nên Ủy 
ban Chuẩn mực kế toán quốc 
tế (với tên viết tắt IASB) năm 
2001. Việc hình thành nên 
IASB, với sự thay đổi từ tập 
trung vào sự hòa hợp trong kế 
toán sang sự hội tụ hay thiết 
lập một hệ thống chuẩn mực 
kế toán toàn cầu là điểm nhấn 
để IASB ban hành Các chuẩn 
mực về lập BCTC quốc tế 
(IFRS).
Các tổ chức và hội nghề 
nghiệp trên thế giới: Áp lực 
hòa hợp trong nghề nghiệp kế 
toán toàn cầu làm gia tăng tầm 
quan trọng của các tổ chức 
nghề nghiệp xuyên quốc gia 
như Ủy ban Chuẩn mực kế 
toán IASB và Liên đoàn Kế 
toán quốc tế IFAC. Chính phủ 
nhiều nước đã sử dụng các mô 
hình được giới thiệu bởi các 
tổ chức quốc tế làm hướng 
dẫn cho hoạt động nghề 
nghiệp của họ. Nỗ lực thúc 
đẩy toàn cầu hoá và thương 
mại hóa nghề nghiệp kế toán, 
kiểm toán trên toàn thế giới 
là một trong những xu hướng 
hiện nay.
Các tổ chức nghề nghiệp của 
các quốc gia đã và đang phát 
triển được Chính phủ giao 
cho thực hiện các chức năng, 
nhiệm vụ tương tự như các 
chức năng, nhiệm vụ của các 
Hội nghề nghiệp quốc tế. 
Riêng 2 loại công việc sau 
trong từng quốc gia, Chính 
phủ giao cho các Hội nghề 
nghiệp có sự khác nhau là:
- Việc công bố các Chuẩn 
mực kế toán, Chuẩn mực kiểm 
toán có 3 cách thức triển khai: 
(1) Giao cho Hội nghề nghiệp 
thực hiện, (2) Hội nghề nghiệp 
nghiên cứu, soạn thảo trình 
Chính phủ ban hành và công 
bố, (3) Cơ quan của chính phủ 
có sự phối hợp với hội nghề 
nghiệp nghiên cứu, soạn thảo, 
ban hành và công bố.
- Việc tổ chức thi và cấp 
chứng chỉ hành nghề có 2 
cách thức triển khai: (1) Hội 
nghề nghiệp thực hiện được 
Nhà nước thừa nhận; (2) Cơ 
quan nhà nước có sự phối hợp 
của Hội nghề nghiệp tổ chức 
thực hiện.
Làn sóng toàn cầu hóa đầu 
tiên của ngành kế toán vào 
cuối những năm 1900 có ba 
hình thức.
Thứ nhất, đã có sự “bắt 
chước” tên và cấu trúc nghề 
nghiệp đã được thiết lập ở 
Anh Quốc (Parker, 2005). 
Trong một số trường hợp, điều 
này phản ánh sự dịch chuyển 
của kế toán viên từ Anh Quốc 
sang các thuộc địa (Sian, 
2011) nhưng thường chỉ đơn 
giản là phản ánh kiến thức về 
một mô hình thành công của 
sự tiến bộ trong nghề nghiệp. 
Ví dụ, đáng chú ý là có rất 
nhiều «Viện Kế toán công 
chứng» trên khắp Vương quốc 
liên hiệp Anh được hình thành 
mà không có Hiến chương 
Hoàng gia. Thuật ngữ “công 
chứng- Chartered” đã trở 
thành một thương hiệu có giá 
trị và đã được sử dụng bất kể 
tính hợp pháp của thuật ngữ 
trong một thẩm quyền cụ thể 
nào đó (Bakre, 2005, 2006). 
Sự “bắt chước” mô hình của 
Anh Quốc được thay đổi trong 
bối cảnh địa phương dựa trên 
những ràng buộc chính trị 
hoặc sự thiếu hụt cơ sở hạ 
tầng thuộc về giáo dục để có 
thể thực hiện được đầy đủ mô 
hình của Anh Quốc (Poullaos 
và Sian, 2010).
Thứ hai, một số hiệp hội ở 
trung tâm của các mạng lưới 
đế quốc đã sử dụng các thuộc 
địa để thúc đẩy những mong 
muốn của họ ở quê hương 
và trong một số trường hợp 
đã thành lập các “chi nhánh” 
của hiệp hội của họ hoặc đưa 
ra các kỳ thi ở các địa điểm 
xa (đáng chú ý nhất trong số 
những hiệp hội tham gia vào 
nghề nghiệp sau đó là Hiệp 
hội Kế toán viên công chứng 
Anh quốc ACCA- Briston 
& Kedslie, 1997; Annisette, 
1999, 2000). Nghiên cứu của 
Chua và Poullaos (1998) cho 
thấy mối quan hệ phức tạp 
giữa nỗ lực của một hiệp hội 
kế toán để đạt được sự công 
nhận cũng như định vị chính 
nó đối với các hiệp hội kế 
toán khác trong cùng Liên 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
22 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 191- Tháng 4. 2018
hiệp Anh, trong khi cũng định 
vị chính nó đối với các hiệp 
hội kế toán khác cùng liên 
hiệp. Hiện vẫn chưa có mộ ... ung cấp các dịch vụ kỹ 
thuật cho các cơ quan thành 
viên của mình trong việc xây 
dựng và thông qua các tiêu 
chuẩn kiểm toán và kế toán, 
thực hành với quan điểm cuối 
cùng là thiết lập một quy định 
chung ASEAN cho ngành kế 
toán (AFA 1977). Tuy nhiên, 
với sự toàn cầu hoá về dịch 
vụ và hậu quả của cuộc khủng 
hoảng tài chính ở Đông Á, 
hội đồng AFA đã quyết định 
khuyến khích các thành viên 
của mình hội tụ các chuẩn 
mực và thực hành nghề nghiệp 
dựa trên các chuẩn mực đã 
được ban hành của Ủy ban 
Chuẩn mực kế toán quốc tế 
(ISAB) và Liên đoàn Kế toán 
quốc tế (IFAC). Một số nước 
trong khu vực như Malaysia, 
Indonesia, Philipines đã 
có những động thái rất tích 
cực bằng cách dạy tiếng Anh 
như là ngôn ngữ thứ 2 của họ 
và dạy cả tiếng của các nước 
trong khu vực. Họ cũng đào 
tạo thêm cả các kỹ năng mềm, 
kỹ năng ứng xử và tìm hiểu 
về văn hóa, về kinh tế của các 
nước cộng đồng kinh tế Asean 
(AEC) với chiến lược có thể 
xuất khẩu lao động trong lĩnh 
vực kế toán- kiểm toán. 
Hầu hết các nước trong khối 
ASEAN đều đã, đang hoặc 
sẽ trong quá trình áp dụng và 
thực hiện các chuẩn mực kế 
toán và kiểm toán quốc tế cho 
cả khu vực tư nhân và khu vực 
công. Tuy nhiên, có những 
vấn đề đáng kể về năng lực 
trong cả hai khu vực này, đặc 
biệt ở các nước kém phát triển 
hơn trong ASEAN. Các quốc 
gia này phải đối mặt với một 
nhiệm vụ khó khăn để thực 
hiện thành công kế hoạch cải 
cách lại lĩnh vực kế toán, kiểm 
toán và sẽ cần hỗ trợ kỹ thuật 
đáng kể và hỗ trợ tài chính 
trong thời gian trung hạn. 
Hiện hầu hết các hỗ trợ đang 
được cung cấp ở cấp độ quốc 
gia và trong nhiều trường hợp 
nó là không chính thức và 
không được sắp xếp theo trình 
tự hoặc được ưu tiên một cách 
hợp lý. 
AFA cũng đã bắt đầu thảo 
luận với IFAC về việc trở 
thành một Tổ chức Khu vực 
được thừa nhận và công nhận 
tầm quan trọng của việc đạt 
được sự công nhận quốc tế 
chính thức. AFA dự định xây 
dựng một kế hoạch chiến 
lược và trong quá trình đó, 
sẽ cần phải xem xét nhiệm 
vụ và vai trò mà các tổ chức 
thành viên trong việc phát 
triển nghề nghiệp kế toán và 
kiểm toán khu vực ASEAN. 
Nhiều khuyến nghị đưa ra có 
thể làm tăng mối quan ngại 
về chủ quyền quốc gia, các 
tổ chức thành viên của AFA 
sẽ cần phải cân bằng những 
mối quan tâm của các quốc 
gia với những gì họ nhất trí vì 
lợi ích tốt nhất của cộng đồng 
kinh tế ASEAN. Dựa trên các 
quyết định về nhiệm vụ và vai 
trò tương lai của AFA, sẽ cần 
xác định nhu cầu phát triển 
năng lực tổ chức của chính 
AFA, bao gồm cả việc xem 
xét cơ cấu tổ chức dự kiến 
(ví dụ: thư ký thường trực 
làm việc toàn thời gian), khả 
năng tiếp cận với năng lực kỹ 
thuật (từ các thành viên AFA 
so với nhân viên hoặc cố vấn 
cố định), tính bền vững trong 
các điều khoản về các nguồn 
lực tài chính và nguồn tài trợ 
(đóng góp của thành viên hay 
sự hỗ trợ của các đối tác phát 
triển).
Hiện nay tất cả các nước 
ASEAN đều đã tuân thủ các 
chuẩn mực về lập BCTC 
của IFRS ở các mức độ khác 
nhau. Các quốc gia ASEAN 
đã xây dựng hệ thống chuẩn 
mực kế toán quốc gia dựa 
trên hệ thống chuẩn mực kế 
toán quốc tế như Philippin, 
Việt Nam Trong đó mức độ 
vận dụng IAS để xây dựng bộ 
chuẩn mực riêng ở các quốc 
gia này hiện vẫn khác nhau cả 
về nội dung từng chuẩn mực 
cũng như số lượng các chuẩn 
mực được ban hành. Việt 
Nam gồm 26 VAS, Thái Lan 
gồm 34 TAS, Singapore gồm 
38 FRS Nhiều nước đã áp 
dụng IFRS hoặc có kế hoạch 
chuyển đổi sang IFRS, chẳng 
hạn, năm 2018 Singapore đã 
áp dụng gần như toàn bộ IFRS 
cho các công ty niêm yết 
Malaysia đã áp dụng cho các 
công ty có vốn nước ngoài từ 
nhiều năm trước, các công ty 
còn lại áp dụng từ 2012, Thái 
Lan áp dụng IFRS từ năm 
2011 cho môt số công ty niêm 
yết, một số công ty niêm yết 
năm 2013 và các công ty còn 
lai năm 2015 . Tại Việt Nam, 
hiện nay đã xây dựng lộ trình 
áp dụng IFRS mà trước mắt 
cho các công ty niêm yết trên 
thị trường chứng khoán.
Trên thực tế, năng lực áp 
dụng IFRS tại một số quốc gia 
ASEAN là khá thấp, ngoại trừ 
các nước phát triển hơn. Rào 
cản về ngôn ngữ và năng lực 
của nhóm các nước kém phát 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
24 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 191- Tháng 4. 2018
triển hơn trong khu vực đòi 
hỏi các nước này sẽ phải nỗ 
lực rất nhiều để thực hiện đầy 
đủ và tuân thủ các chuẩn mực 
đã được thông qua mà không 
có sự hỗ trợ đáng kể trong 
trung hạn. Những công việc 
quan trọng cần thiết để đảm 
bảo rằng có những cơ chế bền 
vững được áp dụng: 
- Dịch và phát hành các chuẩn 
mực và sau đó cập nhật chúng 
theo các chuẩn mực mới được 
ban hành;
- Phối hợp đào tạo (đặc biệt 
với các kế toán viên, kiểm 
toán viên hiện tại mà nhiều 
người trong số họ không có 
trình độ đại học hoặc trình 
độ kế toán được quốc tế được 
công nhận); 
- Theo dõi việc tuân thủ các 
chuẩn mực đã được thông qua.
Hiện nay đang phát sinh nhu 
cầu rất quan trọng nhưng chưa 
được đáp ứng, đó là việc phát 
triển năng lực và đào tạo về áp 
dụng thực tiễn các IFRS. Do 
đó AFA có thể gia tăng thêm 
giá trị bằng cách phối hợp xây 
dựng năng lực khu vực, nên 
tập trung và tạo điều kiện tiếp 
cận với kiến thức, kỹ thuật, 
kinh nghiệm thực tiễn và kinh 
nghiệm áp dụng từ chính các 
nước thành viên trong khu 
vực. Thực tế một số nước 
ASEAN áp dụng các phiên 
bản IAS trước đây, trong khi 
các nước khác sử dụng phiên 
bản đã được sửa đổi của IAS. 
Điều này sẽ làm giảm đáng 
kể các ưu điểm về tính nhất 
quán,tính so sánh được cũng 
như tính mới của phiên bản 
IAS sửa đổi. Trong bối cảnh 
thành lập cộng đồng kinh tế 
ASEAN và quá trình toàn cầu 
hóa ngày càng sâu rộng trong 
kế toán thì điều này sẽ không 
hữu ích. Vì vậy, AFA có vai 
trò quan trọng trong việc gia 
tăng các lợi ích từ việc áp 
dụng và thực hiện các chuẩn 
mực Kế toán Quốc tế sửa đổi 
trong các nước ASEAN.
Việt Nam: Không nằm ngoài 
xu hướng hội nhập về lĩnh vực 
kế toán như các nước trên thế 
giới, Việt Nam xác định rõ 
được mục tiêu hội nhập thông 
qua việc cần phải xây dụng 
một bộ chuẩn mực riêng với 
nguyên tắc vận dụng có chọn 
lọc IAS, phù hợp với đặc điểm 
nền kinh tế và trình độ quản lý 
của doanh nghiệp Việt Nam. 
Từ những năm 2000 đến 2005, 
Việt Nam đã xây dựng và ban 
hành được 26 chuẩn mực kế 
toán (VAS) phản ánh được 
phần lớn các giao dịch của 
nền kinh tế thị trường. Như 
vậy có thể khẳng định sự ra 
đời của hệ thống chuẩn mực 
kế toán Việt Nam đã tạo ra 
một bước ngoặt lớn trong quá 
trình phát triển của kế toán 
Việt Nam, nâng cao tính công 
khai, minh bạch thông tin 
BCTC của các doanh nghiệp, 
gia tăng niềm tin đối với các 
nhà đầu tư và tạo ra cơ sở 
quan trọng để Việt Nam hội 
nhập quốc tế.
Việc Việt Nam gia nhập AEC, 
tức là tham gia “Thỏa thuận 
thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ 
kế toán trong Asean” trong 
khối, là bước tiến lớn về hội 
nhập nghề nghiệp kế toán 
trong khu vực. Tham gia thỏa 
thuận này, Việt Nam có một 
số cơ hội như tăng cường hội 
nhập với khu vực về lĩnh vực 
kế toán; tạo điều kiện thuận 
lợi cho người Việt Nam (có 
chứng chỉ kế toán viên chuyên 
nghiệp theo tiêu chuẩn Asean) 
được sang làm việc tại các 
nước trong khu vực và học hỏi 
kinh nghiệm tốt từ các quốc 
gia có bề dày phát triển trong 
lĩnh vực kế toán; đa dạng hóa 
đối tượng tham gia hoạt động 
kế toán tại Việt Nam. Tuy 
nhiên cũng sẽ đặt ra nhiều 
thách thức cho chính lao động 
Việt Nam tại thị trường dịch 
vụ kế toán trong nước bởi sự 
nhập khẩu nhân sự của các 
nước trong khu vực. AEC 
hình thành giúp cho thúc đẩy 
việc áp dụng hệ thống chuẩn 
mực kế toán, kiểm toán theo 
IFRS, IAS. Việc gia nhập 
AEC đòi hỏi Việt Nam phải 
nhanh chóng xây dựng một 
khung kế toán, kiểm toán mới 
phù hợp với tiêu chuẩn chung 
của các nước trong khu vực 
cũng như tăng cường tính hòa 
hợp với thông lệ kế toán quốc 
tế.
Theo định hướng của Bộ Tài 
chính, dự kiến đến 2020, 
VAS phải được ban hành lại 
và ban hành mới trên cơ sở 
cập nhật những thay đổi của 
IFRS (VAS/VFRS). Hiệu lực 
của VAS/VFRS mới sẽ được 
bắt đầu từ 1/1/2020. Trong 
đó, các đơn vị có lợi ích công 
chúng sẽ dần chuyển đổi từ 
VAS/VFRS sang IFRS và 
đến 2025 phải hoàn tất quá 
trình chuyển đổi. Như vậy, từ 
sau năm 2025, việc áp dụng 
Chuẩn mực kế toán tại Việt 
Nam sẽ chia thành 3 cấp độ: 
Các đơn vị có lợi ích công 
chúng áp dụng IFRS; Các đơn 
vị khác áp dụng VAS/VFRS; 
Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
25Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 191- Tháng 4. 2018
dụng Chế độ kế toán riêng cho 
SME. Hiện nay Bộ Tài Chính 
đang trong quá trình phối kết 
hợp với các trường đại học, 
các tổ chức nghề nghiệp và 
công ty kiểm toán lớn nghiên 
cứu nội dung các IFRS cũng 
như triển khai áp dụng đào 
tạo IFRS cho đội ngũ giảng 
viên, nhà nghiên cứu nhằm 
tăng cường kiến thức về IFRS 
và từng bước đưa nội dung 
IFRS vào giảng dạy ở trường 
đại học và phổ biến IFRS cho 
doanh nghiệp.
3. Kết luận 
Hội nhập kế toán quốc tế đang 
là hướng đi tích cực của các 
Tài liệu tham khảo
1. Asean, Asean Mutual Recognition Arrangement on Accountancy Services, 2014
2. ICAEW,“Moving to IFRS reporting: seven lessons learned from the Europe experience”, 2015
3. S.Chen, Z.Sun, và Y.Wang, “Evidence from China on Whether Harmonized Accounting Standards Harmonize Accounting 
Practices”, Accounting Horizon 16, No.3, 2002, trang 183-197
4. Timothy Doupnik, Hector Perera, International Accounting, 4th edition, MacGrawHill Education, 2015
5. VACPA, Bản tin tóm tắt “Những ảnh hưởng của TPP và AEC đến thị trường tài chính Việt Nam”, Tháng 2/2016
6. Worldbank Group, Current status of the accounting and auditing profession in Asean countries, 2014
Thông tin tác giả
Phan Thị Anh Đào, Tiến sĩ
Khoa Kế toán, Học viện Ngân hàng
Email: phananhdaohvnh@gmail.com
Nguyễn Thị Thanh Mai, Thạc sỹ
Khoa Kế toán, Học viện Ngân hàng
Email: mainguyenyb@gmail.com
Nguyễn Thị Bình, Thạc sỹ
Khoa Kế toán, Học viện Ngân hàng
Email: ntbinhkt@gmail.com
Summary
The global convergence in the accountancy profession
The journey to have a common set of international accounting standards started long ago which give it a 
professional shape and essence. For this goal, accounting regulation all over the world feel the necessity to 
shorten the gap among different streams of accounting practices through harmonization. There have been some 
urgent questions: How to increase the confidence of international investors when using financial statements of 
companies in different capital markets? How to minimize the costs and timing of financial reporting prepared 
in accordance with different GAAP? How to consolidate financial statements of subsidaries in other countries 
according to the standards of parent companies? Therefore, some countries have not only reformed their 
accounting system to harmonize with international standards, but have also set a goal of convergence with 
international accounting standards. In fact, most countries have actively integrating to international standards but 
each nation has different steps and strategy of integration. The paper focuses firstly on the diversity of accounting 
in the world, then the requirements for harmony as well as the concerted efforts to converge accounting in the 
world as well as in Vietnam will be analyzed.
Keywords: Accounting convergence, accounting harmonization, accountancy body, IFRS. 
Dao Thi Anh Phan, PhD.
Dean of Accounting and Auditing Faculty, Banking Academy
Mai Thi Thanh Nguyen, M.Ec.
Accounting and Auditing Faculty, Banking Academy
Binh Thi Nguyen, M.Ec.
Accounting and Auditing Faculty, Banking Academy
quốc gia trên thế giới. Những 
ích lợi từ việc hội nhập trong 
lĩnh vực kế toán đã góp phần 
giải quyết được nhiều vấn đề 
khác biệt về thông tin trình 
bày trên BCTC của các quốc 
gia, tạo thuận lợi trong việc so 
sánh thông tin BCTC đáp ứng 
xu hướng toàn cầu hóa kinh 
xem tiếp trang 44
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
44 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 191- Tháng 4. 2018
bước vững chắc ra thị trường nước ngoài là 
hướng đi đúng đắn cho các NHTM Việt Nam 
trong giai đoạn phát triển hiện nay. Tuy nhiên 
lựa chọn thời điểm nào, thị trường nào, loại 
hình kinh doanh nào khi quyết định đầu tư còn 
Tài liệu tham khảo
1. Marketing ngân hàng, chủ biên TS. Trịnh Quốc Trung, NXB Thống kê 2010
2. Báo cáo thường niên năm 2014,2015,2016 của Sacombank, Vietinbank
3. 
nuoc-ngoai-32018.html
4. Thông tư 10/2016/TT-NHNN của NHNN hướng dẫn Nghị định 135/2015/NĐ-CP về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
5. 
6. Website của các NHTM Việt Nam.
Thông tin tác giả
Nguyễn Thị Cẩm Thủy, Tiến sĩ
Khoa Kinh doanh quốc tế, Học viện Ngân hàng
Email: thuyntc@hvnh.edu.vn
Summary
Expanding globally- business strategy for Vietnamese commercial banks
Upon the international economic integration trend in banking industry, the gradual reduction in governmental 
protection, the removal of trade barriers, the continuous technological innovation and the actual growing market 
demand, Vietnamese commercial banks need appropriate strategies to ensure sustainable development and 
improve their competitiveness in the market. Under current socio-economic conditions, each bank should depend 
on its resources as well as strategic objectives to develop a suitable business strategy. With regard to well-
established domestic banks, doing market research and expanding business activities to foreign markets, starting 
with the regional market should be concerned as a crucial investment direction, especially in the context of 
deepening global integration.
Key words: commercial bank, expanding market, business. 
Thuy Thi Cam Nguyen, PhD.
International Business Faculty, Banking Academy of Vietnam
tùy thuộc vào mục tiêu, chiến lược kinh doanh, 
tiềm lực, khả năng quản trị rủi ro của từng NH, 
do đó các NH cần xây dựng kế hoạch cụ thể, 
chuẩn bị đầy đủ điều kiện để gặt hái thành công 
trên thị trường mà mình lựa chọn. ■
tế. Nhiều quốc gia và khu vực kinh tế thế giới 
đang hướng tới hội tụ với chuẩn mực quốc tế 
và tích cực tham gia xây dựng chuẩn mực quốc 
tế thành chuẩn mực toàn cầu chất lượng cao. 
Việt Nam đã xác định hướng hội nhập trước 
mắt là hài hoà với chuẩn mực kế toán quốc tế 
và trên thực tế cũng đã có nhiều động thái tích 
cực để thực hiện mục tiêu đó. Tuy nhiên, hiện 
nay Việt Nam đang chủ yếu áp dụng Hệ thống 
chuẩn mực kế toán Việt Nam với khoảng cách 
ngày càng xa so với IFRS, do đó, đây là thời 
điểm phù hợp để Việt Nam thúc đẩy việc áp 
dụng IFRS phù hợp với bối cảnh chung của thị 
trường kế toán trong tương lai. ■
tiếp theo trang 25
VAMC cũng như các TCTD; Tòa án nhân dân 
tối cao hướng dẫn thủ tục rút gọn trong thi hành 
án
Hướng tới sự phát triển của thị trường mua bán 
nợ ngân hàng và doanh nghiệp cần có sự quyết 
tâm của Chính phủ và sự tham gia tích cực của 
các tổ chức, đơn vị có liên quan trọng việc xây 
dựng và đưa thị trường mua bán nợ vào hoạt 
động một cách có hiệu quả. ■
tiếp theo trang 10

File đính kèm:

  • pdfxu_huong_hoa_hop_trong_nghe_nghiep_ke_toan_tren_the_gioi.pdf