Xu hướng ưu tiên sử dụng hình thức phủ định biểu thị khả năng trong tiếng Hán và tiếng Việt

Abstract: Nowadays, in almost every natural languages, there’s an objective existence of the

“potential category” and the syntactic structures that express this category (also called “potential

structures”). Among these potential structures in Chinese, the potential complement structure “V

de/bu C” is an unique one. In Vietnamese, we can put the adverbs “duoc”, “noi” and “xue”

behind the main verb to express possibility. In this paper, we temporarily denoted structures that

use these adverbs as “(khong) V+M” (with M stands for “duoc”, “noi”, “xue”). In practical

language, both of those two structures show that they have the priority of being used in their

negative form. This paper focuses on the description of the specific performance of this trend,

morever we will make the preliminarily explanation for the root of this phenomenon.

pdf 6 trang yennguyen 8880
Bạn đang xem tài liệu "Xu hướng ưu tiên sử dụng hình thức phủ định biểu thị khả năng trong tiếng Hán và tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xu hướng ưu tiên sử dụng hình thức phủ định biểu thị khả năng trong tiếng Hán và tiếng Việt

Xu hướng ưu tiên sử dụng hình thức phủ định biểu thị khả năng trong tiếng Hán và tiếng Việt
Số 5 (223)-2014 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG 
41 
NGOẠI NGỮ VỚI BẢN NGỮ 
XU HƯỚNG ƯU TIÊN SỬ DỤNG HÌNH THỨC PHỦ ĐỊNH 
BIỂU THỊ KHẢ NĂNG TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT 
THE PRIORITY IN USING NEGATIVE FORM OF THE POTENTIAL 
STRUCTURES IN CHINESE AND VIETNAMESE 
TỪ BÍCH DIỆP 
(NCS; Trường Đại học Vũ Hán, Trung Quốc) 
Abstract: Nowadays, in almost every natural languages, there’s an objective existence of the 
“potential category” and the syntactic structures that express this category (also called “potential 
structures”). Among these potential structures in Chinese, the potential complement structure “V 
de/bu C” is an unique one. In Vietnamese, we can put the adverbs “duoc”, “noi” and “xue” 
behind the main verb to express possibility. In this paper, we temporarily denoted structures that 
use these adverbs as “(khong) V+M” (with M stands for “duoc”, “noi”, “xue”). In practical 
language, both of those two structures show that they have the priority of being used in their 
negative form. This paper focuses on the description of the specific performance of this trend, 
morever we will make the preliminarily explanation for the root of this phenomenon. 
Key words: negative form; priority; potential structures; Chinese; Vietnamse. 
 1. Dẫn nhập 
 Trong thực tế đời sống, hàng ngày con 
người đều phải đối mặt với những sự biến đổi 
và vận động không ngừng của muôn vàn các 
hiện tượng, các sự vật, sự việc. Trong quá 
trình thích nghi với thế giới để mưu cầu sinh 
tồn, giữa con người và thế giới tự nhiên cũng 
như với xã hội loài người đã nảy sinh rất nhiều 
các mối quan hệ, trong đó có các mối quan hệ 
về “khả năng”. Hồ Thanh Quốc1 (2003) đã 
từng giải thích về nguồn gốc sự tồn tại của 
“phạm trù khả năng” như sau: “Con người vì 
mưu cầu sinh tồn và mong muốn phát triển 
nên trong quá trình tương tác với thế giới tự 
nhiên và với chính xã hội loài người đã nảy 
sinh rất nhiều mâu thuẫn và đấu tranh, con 
người không thể làm mọi việc theo ý muốn của 
mình. Trong quá trình tương tác này, hi vọng 
chủ quan của con người luôn gặp phải sự 
ràng buộc của các quy luật của thế giới khách 
1胡清国.2003.“V得/不 C”的强势与理据.华中师
范大学学报(人文社会科学版),03:124-129. 
quan cũng như những quy tắc đạo đức của 
chính con người. Tình trạng này là rất phổ 
biến và thường thấy. Điều này được phản ánh 
vào trong ngôn ngữ, và được con người biểu 
đạt bằng các kết cấu ngôn ngữ. Đây chính là 
‘phạm trù khả năng’ trong ngôn ngữ.” 
Tiếng Hán và tiếng Việt cũng không ngoại 
lệ. Trong tiếng Hán, để biểu thị phạm trù khả 
năng, ngoài việc sử dụng các động từ năng 
nguyện như 能, 可以, 会, 要, v.v. thì trong 
ngôn ngữ này còn tồn tại một hình thức biểu 
thị khả năng rất đặc biệt khác, đó là cấu trúc 
bổ ngữ khả năng “V得/不 C”, mà theo như 
Ngô Phúc Tường2 (2012) thì cấu trúc này là 
một hiện tượng cú pháp “đặc trưng của tiếng 
Hán” và “hiếm có trong số các ngôn ngữ trên 
thế giới.” Trong tiếng Việt, ngoài các trợ động 
từ như “có thể”, “biết” (ví dụ: Tôi biết lái ô tô) 
để biểu thị khả năng, một cách dùng thường 
thấy khác là đặt các phó từ “được”, “nổi”, 
2 吴福祥.2012.试说汉语几种富有特色的句法模式
——兼论汉语语法特点的探求.语言研究,01: 1-13. 
 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG Số 5 (223)-2014 
42 
“xuể” sau động từ để biểu thị khả năng. Chúng 
tôi tạm kí hiệu cấu trúc sử dụng các phó từ này 
là “không” V + M (với M là các từ “được”, 
“nổi”, “xuể”). Trong bài viết này, chúng tôi 
chỉ lấy đối tượng nghiên cứu là cấu trúc V得/
不 C của tiếng Hán và “không” V + M ” của 
tiếng Việt, trong đó tập trung nghiên cứu và lí 
giải về xu hướng thiên về sử dụng phủ định 
của hai cấu trúc này. Với các cấu trúc biểu đạt 
khả năng khác trong tiếng Hán và tiếng Việt, 
xin được bàn luận trong những nghiên cứu 
khác. 
Khi tìm hiểu về thực tế sử dụng hai cấu trúc 
V得/不 C của tiếng Hán và “không” V + M” 
của tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy việc sử 
dụng hai cấu trúc này đều tồn tại xu hướng 
thiên về sử dụng hình thức phủ định. Trong 
tiếng Hán, tần suất sử dụng của V不 C (phủ 
định) cao hơn nhiều lần so với “V 得 C” 
(khẳng định). Còn trong tiếng Việt, cấu trúc 
biểu thị khả năng dùng từ “nổi” đa phần đều 
tồn tại dưới dạng phủ định, các cấu trúc dùng 
từ “xuể” chỉ tồn tại dạng phủ định. Cùng với 
việc khảo sát, chúng tôi cố gắng chỉ ra những 
nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này và bước 
đầu giải thích những nguyên nhân đó. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Biểu hiện của xu hướng thiên về sử 
dụng hình thức phủ định trong cấu trúc bổ 
ngữ khả năng V得/不 Ccủa tiếng Hán 
Các học giả Trung Quốc từ lâu đã chú ý tới 
sự tồn tại của hiện tượng bất đối xứng trong 
tần suất sử dụng của V得 C và V不 C của 
tiếng Hán, đồng thời nhiều lần dùng kết quả 
thống kê chứng minh. Chẳng hạn, Triệu 
Nguyên Nhiệm (1980) trong “Ngữ pháp khẩu 
ngữ tiếng Hán” đã chú ý đến việc tần suất sử 
dụng của V不 C cao hơn nhiều so với V得 C, 
thậm chí một số V不 C còn không có kết cấu 
V 得 C tương ứng. Lưu Nguyệt Hoa (1980) 
trong “Nghiên cứu về cách dùng của bổ ngữ 
khả năng” đã tiến hành thống kê đối với các 
tác phẩm có tổng số lượng từ ngữ là 1,1 triệu 
chữ của Tào Ngu, Lão Xá, v.v. và thu được 
kết quả là: số lượt từ V不 C cao gấp 50 lần so 
với V得 C. Thạch Dục Trí (1990) tận dụng 
“Từ điển tần suất tiếng Hán hiện đại” khảo sát 
tần suất sử dụng của hai kết cấu trên, kết quả 
là tổng số lượt dùng của V不 C cao gấp 7 lần 
V得 C. Hồ Thanh Quốc (2003) lựa chọn ngữ 
liệu tiếng Hán hiện đại (“Vịnh Thanh Bình xa 
xôi” của Sử Thiết Sinh, “Thỏa nguyện rồi hãy 
chết” của Vương Sóc, “Mặt trời mọc” của Tào 
Ngu) và thực hiện thống kê trên quy mô nhỏ, 
kết quả là: tần suất sử dụng của V不 C cao 
gấp 10 lần V 得 C. Có thể thấy,mỗi nhà 
nghiên cứu sử dụng số liệu và phạm vi khác 
nhau, dẫn đến tỉ lệ về tần suất khác nhau, 
song kết luận là tương tự: Tần suất sử dụng 
của V不 C cao hơn hẳn so với V得 C. 
Bên cạnh tần suất sử dụng, các nhà nghiên 
cứu còn tìm ra đặc điểm phân bố của V不 C 
và V得 C, đó là: Trong câu trần thuật, tần suất 
sử dụng của V不 C cao hơn nhiều so với V
得 C, và tất cả những câu hỏi sử dụng V得 C 
đều là câu phản vấn (Thạch Dục Trí: 1990), 
do đó ý nghĩa mà nó biểu đạt vẫn là phủ định. 
Từ tần suất sử dụng và đặc điểm phân bố, 
có thể thấy trong tiếng Hán, V 不 C là cấu 
trúc có được ưu tiên sử dụng, thậm chí Hồ 
Thanh Quốc (2003) còn cho rằng V不 C là 
cấu trúc động từ - bổ ngữ biểu hiện khả năng 
trong tiếng Hán và là cấu trúc ưu tiên phủ 
định. 
2.2. Biểu hiện của xu hướng thiên về sử 
dụng hình thức phủ định trong cấu trúc 
“không” V+ M của tiếng Việt 
Sau khi tiến hành khảo sát đối với tất cả 
các động từ trong tiếng Việt, người viết bài 
thu được những kết quả như sau: theo “Từ 
điển tiếng Việt”(Hoàng Phê chủ biên3: 1994
) , tiếng Việt có 5985 động từ, trong đó 
ngoại trừ 434 động từ không thể đưa vào kết 
3 Hoàng Phê chủ biên.1994. Từ điển tiếng Việt. NXB 
Khoa Học Xã Hội. 
Số 5 (223)-2014 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG 
43 
cấu “không”V+ M” thì 5551 động từ còn lại 
đều có thể đưa vào kết cấu trên. Trong số 
5551 động từ đó, lại có 121 động từ chỉ tồn 
tại hình thức phủ định, tức là kết cấu khả 
năng do các động từ này cấu thành không có 
hình thức khẳng định tương ứng. (Nếu trong 
cấu trúc không tồn tại phó từ phủ định 
“không” thì cấu trúc chỉ có thể tồn tại dưới 
hình thức phản vấn, mà hình thức phản vấn 
về bản chất cũng biểu thị ý nghĩa phủ định). 
Như vậy, tiếng Việt có 5430 động từ có thể 
đưa vào hình thức khẳng định của cấu trúc 
biểu thị khả năng V+ M và 5551 động từ chỉ 
có thể đưa vào hình thức phủ định của cấu 
trúc biểu thị khả năng “không”+V+ M. Có 
thể thấy, trong thực tế ngôn ngữ, khi biểu thị 
ý nghĩa khả năng, hình thức phủ định xuất 
hiện với tần suất cao hơn hình thức khẳng 
định, hơn nữa, trong ba loại của cấu trúc 
“không”+V+ M (với M là “được”, “nổi”, 
“xuể”), tuyệt đại đa số trường hợp có “nổi” 
và “xuể” chỉ có thể dùng hình thức phủ định. 
Điều đó khiến cho hình thức phủ định càng 
trở nên có ưu thế hơn so với hình thức khẳng 
định. 
Ngoài ra, chũng tôi còn tiến hành khảo sát 
tần suất sử dụng hình thức khẳng định và phủ 
định của cấu trúc “không+V+ M” trong 73 
tác phẩm của 5 nhà văn Việt Nam nổi tiếng, 
kết quả như sau: 
STT Tác giả 
“không”V+ M 
Hình thức 
khẳng định 
Hình thức 
phủ định 
Số 
lượt 
sử 
dụng 
Tỉ lệ 
% 
Số 
lượt 
sử 
dụng 
Tỉ 
lệ 
% 
1 Nam 
Cao 
61 42% 84 58
% 
2 Thạch 
Lam 
45 32% 94 68
% 
3 Ngô 
Tất Tố 
27 43% 36 57
% 
4 Nguyễn 
Minh 
Châu 
12 41% 17 59
% 
5 Nguyễn 
Khải 
14 42% 19 58 
% 
Tổng 159 39% 250 61
% 
Từ bảng trên, có thể thấy: có tất cả 409 ví 
dụ sử dụng cấu trúc “không”V+ M, trong đó 
hình thức khẳng định chiếm 39%, hình thức 
phủ định chiếm 61%, tần suất sử dụng của 
hình thức phủ định cao hơn hình thức khẳng 
định 1,56 lần. Tuy tần suất sử dụng hình thức 
phủ định trong tiếng Việt không quá cao so 
với hình thức khẳng định như trong tiếng Hán, 
nhưng hiện thực ngôn ngữ như trên đã đủ để 
chứng minh rằng, khi sử dụng cấu trúc 
“không”V+ M” biểu đạt ý nghĩa khả năng, 
hình thức phủ định là hình thức chiếm ưu thế. 
2.3. Giải thích nguyên nhân của xu 
hướng thiên về sử dụng phủ định 
Từ những biểu hiện cụ thể của xu hướng 
thiên về sử dụng hình thức phủ định của cấu 
trúc V得/不 C trong tiếng Hán và “không”V+ 
M trong tiếng Việt, có thể thấy, tuy trong hai 
ngôn ngữ khác nhau, nhưng trên phương diện 
biểu đạt ý nghĩa khả năng, tần suất sử dụng 
hình thức phủ định của hai cấu trúc này đều 
chiếm ưu thế. Để giải thích hiện tượng này, 
phải trả lời hai hai vấn đề sau: Thứ nhất, vì sao 
trong ngôn ngữ lại tồn tại hiện tượng bất đối 
xứng giữa hình thức khẳng định và phủ định?; 
Thứ hai, hiện tượng này tồn tại trong cả tiếng 
Hán và tiếng Việt, điều này có phải là do tính 
tương đồng trong ngôn ngữ tạo thành hay 
không? 
Về vấn đề thứ nhất: Trong tiếng Hán, 
không chỉ V不 C có tần suất sử dụng cao hơn 
nhiều so với V 得 C mà thậm chí có nhiều 
hình thức phủ định V不 C còn không tồn tại 
 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG Số 5 (223)-2014 
44 
hình thức khẳng định tương ứng. Ví dụ: 说不
定, 看不过, 了不起, 恨不得. Hiện tượng 
thiên về sử dụng phủ định không chỉ xảy ra 
với các cấu trúc biểu thị khả năng, mà Thạch 
Dục Trí4 (1990) còn phát hiện ra tình trạng 
tương tự trong việc sử dụng từ vựng của tiếng 
Hán: có những từ chỉ dùng hình thức phủ định 
như: 介意,理睬,中用,顶事, v.v. Trong tiếng 
Việt, chúng tôi cũng nhận thấy một số từ 
thường chỉ dùng với hình thức phủ định như 
“khách sáo”, “chấp nê”, “bỉ mặt”, “để bụng”, 
“giữ kẽ” v.v. Chúng ta có thể tạm gọi những 
từ này là “nhóm từ phủ định”. 
Thạch Dục Trí (1990) khi nghiên cứu về 
nguyên nhân hình thành chức năng biểu đạt 
khác nhau giữa V不 C và V得 C cũng như 
giải thích vì sao V不 C thường chỉ xuất hiện ở 
câu trần thuật, còn V得 C lại thường xuất hiện 
ở câu nghi vấn đã phát hiện ra rằng, hiện 
tượng này vốn xuất phát từ một quy luật trong 
ngôn ngữ tự nhiên: “(các từ có) mức độ khẳng 
định thấp sẽ có tỉ lệ dùng trong cấu trúc phủ 
định cao, mức độ khẳng định cao sẽ dùng 
trong hình thức khẳng định, trình độ khẳng 
định không cao không thấp thì tỉ lệ dùng trong 
các cấu trúc khẳng định và phủ định là tương 
đương nhau.” Cụ thể là, ông thông qua việc 
giải thích vì sao các từ như 介意, 理睬, 中用 
lại có tỉ lệ sử dụng hình thức phủ định cao và 
lấy đó làm cơ sở để giải thích cho xu hướng 
thiên về sử dụng phủ định của cấu trúc V得/
不 C. Khi đặt các từ trong nhóm trên vào cạnh 
các từ thuộc cùng một khái niệm thì những từ 
thuộc loại “介意” đều thể hiện mức độ khẳng 
định là thấp nhất. Ví dụ: 
a. 介意
..
 记得 牢记 铭记 (sắp xếp 
theo mức độ kéo dài của trí nhớ từ thấp đến 
cao) 
4 石毓智.1990.“V得 C”和“V不 C”使用频率
差别的解释.语言研究,02:68-74. 
b. 理睬
..
 同意 赞成 拥戴 (sắp xếp 
theo mức độ tương đồng về ý kiến từ thấp đến 
cao) 
c. 买张
..
 服气 佩服 钦佩 (sắp xếp 
theo mức độ tin tưởng từ thấp đến cao) 
Trong cùng một nhóm từ thì các từ thuộc 
loại 介意 có mức độ khẳng định thấp nhất, đối 
với một khái niệm nào đó, những từ này có 
mức độ khẳng định là “ít nhất” và hình thức 
phủ định của những từ này biểu đạt sự phủ 
định hoàn toàn. Việc này dẫn đến kết quả là: 
trong một nhóm từ cùng biểu đạt một khái 
niệm nào đó, những từ có mức độ thấp nhất 
chỉ dùng hoặc đa phần dùng trong cấu trúc phủ 
định. Trong cấu trúc V得/不 C, tỉ lệ sử dụng 
hình thức phủ định cao hơn nhiều lần so với 
hình thức khẳng định cũng có thể dùng 
phương pháp như trên để giải thích. Việc giải 
thích quy luật sử dụng khẳng định và phủ định 
của nhóm từ 介意 chính là nguồn gốc logic 
giải thích cho việc thiên về sử dụng hình thức 
phủ định của cấu trúc V 得/不 C. Mức độ 
khẳng định của V得 C rất thấp, ngữ nghĩa của 
cấu trúc này là “có một chút khả năng”. Từ 
khả năng kết hợp của V不 C và V得 C với 
các phó từ chỉ mức độ khác, chúng ta có thể 
phán đoán được mức độ khẳng định của hai 
hình thức này là cao hay thấp. Cụ thể là: 
Trước V不 C thường không thể dùng các phó 
từ chỉ mức độ như 难, 很难, 容易, còn V得 C 
lại có thể dùng các phó từ này để tu sức. Điều 
này cũng chứng minh rằng mức độ khẳng định 
của V得 C thấp hơn của V不 C. Vì thế hình 
thức phủ định V 不 C được dùng nhiều hơn 
hình thức khẳng định V得 C. 
Phương pháp của Thạch Dục Trí cũng tỏ ra 
có hiệu quả với việc giải thích các từ trong 
“nhóm từ phủ định” của tiếng Việt. Chúng ta 
có thể dùng phương pháp so sánh đặt trong 
khái niệm tương đồng này áp dụng vào các từ 
Số 5 (223)-2014 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG 
45 
trong tiếng Việt như “khách sáo”, “chấp nê”, 
“bỉ mặt”, “để bụng”, “giữ kẽ”. Nếu đặt trong 
nhóm từ cùng chỉ một khái niệm nào đó, các 
từ loại này đều thể hiện mức độ khẳng định 
khá thấp. Ví dụ: 
a. khách sáo thân mật chân thành 
(sắp xếp theo mức độ thân sơ của quan hệ 
xã giao từ thấp đến cao) 
b. bỉ mặt tôn trọng sùng kính 
(sắp xếp theo mức độ tôn trọng với một 
người nào đó từ thấp đến cao) 
c. giữ kẽ thoải mái cởi mở 
(sắp xếp theo mức độ thân thiết với người 
nào đó từ thấp đến cao) 
“(Các từ có) mức độ khẳng định thấp sẽ có 
tỉ lệ dùng trong cấu trúc phủ định cao, mức độ 
khẳng định cao sẽ dùng trong hình thức khẳng 
định, trình độ khẳng định không cao không 
thấp thì tỉ lệ dùng trong các cấu trúc khẳng 
định và phủ định là tương đương nhau” là quy 
luật của việc sử dụng mức độ phủ định trong 
ngôn ngữ tự nhiên, vì vậy các từ trong tiếng 
Việt cũng tuân theo quy luật này. Các từ trong 
“nhóm từ phủ định” khi so sánh với những từ 
khác trong cùng nhóm khái niệm đều thể hiện 
mức độ khẳng định thấp, vì thế theo quy luật 
trên, tỉ lệ sử dụng những từ này cao là điều tự 
nhiên. 
Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy bản thân 
những từ này đều mang ý nghĩa tiêu cực, tức 
là người nói đều không mong muốn sự việc đó 
phát sinh, ví dụ: trong quan hệ xã giao, không 
ai muốn đối phương quá “giữ kẽ” hoặc “khách 
sáo” với mình, cũng không muốn nhận thái độ 
“bỉ mặt” của người khác. Vì thế, những từ này 
cũng thường xuất hiện trong những cấu trúc 
mang tính khuyên ngăn, ví dụ như “đừng”, 
“chớ”, “không nên”, v.v. Xu hướng thiên 
về sử dụng phủ định của “không” V+ M cũng 
có cùng một nguồn gốc logic với các từ thuộc 
“nhóm từ phủ định” trên. Trong số các động từ 
tiếng Việt chỉ dùng với cấu trúc phủ định 
“không”+V+M như “phí phạm”, “oán giận”, 
“quấy rầy”, v.v, có thể thấy các từ này đều 
thể hiện những hành vi mà mọi người không 
mong muốn xảy ra. Ngoài ra, hình thức khẳng 
định của cấu trúc “không” V+ M cũng thể 
hiện mức độ khẳng định thấp. Ví dụ: 
(1) Có chúng nó sinh chuyện thì mới có 
dịp mà ăn, nếu không thì giữa đám dân hiền 
lành và yên phận này, khéo lắm chỉ bóp nặn 
được vào vụ thuế. (Chí Phèo, Nam Cao) 
(2) Vả lại dầu có rủ được anh làm như 
tôi, khoác cái ba lô lên vai, đi hết làng nọ 
đến làng kia để nhận xét nông thôn một cách 
kĩ càng hơn cũng chẳng ích gì. (Đôi mắt, Nam 
Cao) 
Trong các ví dụ trên, trước cấu trúc khẳng 
định V+được đều xuất hiện những điều kiện 
khiến V khó có thể thực hiện được, như trong 
ví dụ (1), trước cụm động từ “bóp nặn được” 
xuất hiện các từ ngữ có tính hạn chế như 
“khéo lắm”, “chỉ”, hoặc trong ví dụ (2), trước 
cụm động từ “rủ được” cũng xuất hiện các từ 
như “vả lại”, “cho dù”. Những thành phần phụ 
này đã làm rõ thêm rằng các hành động như 
“bóp nặn được” hay “rủ được” đều rất khó có 
thể thực hiện được hoặc miễn cưỡng mới có 
thể đạt được kết quả. Khả năng xảy ra những 
hành vi này là rất nhỏ, tức là hình thức khẳng 
định này chỉ có thể biểu đạt một mức độ khả 
năng rất thấp. Theo quy luật sử dụng hình thức 
phủ định đã nói ở trên, vì hình thức khẳng 
định V+M có mức độ khẳng định thấp nên tỉ 
lệ sử dụng hình thức phủ định của cấu trúc này 
là rất cao, tức là “không+V+M” được sử dụng 
nhiều hơn. 
Về vấn đề thứ hai: Trong tiếng Hán và 
tiếng Việt đều tồn tại hiện tượng này, điều này 
có phải đều bắt nguồn từ tính tương tự trong 
ngôn ngữ hay không? Từ góc độ tính tương 
đồng trong ngôn ngữ, có thể tham khảo cách 
giải thích của Hồ Thanh Quốc (2003): “Trong 
thế giới khách quan, rất nhiều nguyện vọng 
chủ quan của con người về sinh tồn và phát 
 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG Số 5 (223)-2014 
46 
triển đều không thực hiện được do sự cản trở 
của các điều kiện khách quan. Đối với con 
người, việc không thể thực hiện được một điều 
gì đó thường là một hiện tượng có độ nổi bật 
(saliance) cao hơn so với các hiện tượng khác , 
vì thế dễ dàng được con người cảm nhận hơn.” 
Tác giả cũng dẫn lời theo quan điểm của 
Thẩm Gia Tuyên (1999) rằng: “Từ góc độ tri 
nhận, nguyên tắc của tính tương tự trong ngôn 
ngữ thể hiện khả năng ‘suy luận’ của con 
người: cách thức tổ chức các kết cấu ngữ pháp 
được suy luận ra hoặc mô phỏng theo các kết 
cấu khái niệm,...tức là nhờ vào phương thức tri 
nhận ‘ẩn dụ’ mà các lĩnh vực kết cấu khái 
niệm được phản ánh vào các lĩnh vực kết cấu 
ngữ pháp”. Vì hai lí do: “độ nổi bật của việc 
không thể thực hiện được một điều gì đó do 
nguyên nhân khách quan” và “tình trạng bất 
khả năng đó được làm nổi bật lên trong kết 
cấu khái niệm của con người” nên hiện thực 
khách quan (của tình trạng bất khả năng) đã 
được phản ánh vào “phạm trù khả năng” của 
ngôn ngữ thông qua phương thức “ẩn dụ ngữ 
pháp”, gây ra hiện tượng thiên về sử dụng hình 
thức phủ định của các kết cấu khả năng. 
3. Kết luận 
Thông qua khảo sát tình hình thực tế của 
việc sử dụng hai cấu trúc biểu thị khả năng V
得/不 C trong tiếng Hán và “không+V+M 
trong tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy việc sử 
dụng hai cấu trúc này đều tồn tại xu hướng ưu 
tiên sử dụng hình thức phủ định. Sau khi tiến 
hành một số tổng kết với quy mô nhỏ về tỉ lệ 
sử dụng hình thức khẳng định và phủ định của 
hai ngôn ngữ này, chúng ta càng thấy rõ hơn 
ưu thế của việc sử dụng hình thức phủ định ở 
hai ngôn ngữ. Nguyên nhân của hiện tượng 
này có thể tóm gọn ở hai điểm, đó là quy luật 
về việc sử dụng hình thức phủ định trong ngôn 
ngữ tự nhiên và sự ảnh hưởng của tính tương 
tự trong ngôn ngữ đối với việc phản ánh hiện 
thực khách quan vào các cấu trúc ngôn ngữ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. 胡清国.2003.“V 得/不 C”的强势与理
据 .华中师范大学学报(人文社会科学
版),03:124-129. 
2. 吴福祥.2012.试说汉语几种富有特色
的句法模式——兼论汉语语法特点的探求.
语言研究,01: 1-13. 
3. 石毓智.1990.“V得 C”和“V不 C”使用
频率差别的解释.语言研究,02:68-74. 
4. 刘月华、潘文娱、故韡.2003.实用现
代汉语语法.北京:商务印书馆. 
5. Hoàng Phê (chủ biên) (1994), Từ điển 
tiếng Việt. NXB Khoa học Xã hội. 
6. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung 
(2012), Ngữ pháp tiếng Việt (tập 1)[M]. NXB 
Giáo dục,104-114. 
(Ban Biªn tËp nhËn bµi ngµy 23-04-2014) 
NGÔN NGỮ VỚI VĂN CHƯƠNG 
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ 
XÂY DỰNG ĐỘC THOẠI NỘI TÂM 
TRONG CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH CỦA LÉP TÔNXTÔI 
THE USE OF RHETORICAL MEASURES REFLECTING INMOST FEELINGS 
MONOLOGUES IN THE NOVEL WAR AND PEACE BY LEO TOLSTOY 
DƯƠNG QUỐC CƯỜNG 
(TS; Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng) 
Abstract: In Russian literature, Leo Tolstoy was considered a master of unmatched and marvelous 
novels. He made worthy contributions to bringing Russian literature in the 19th century to the same 
level of the contemporary European literature. War and Peace was a great novel and an epic. The 
personalities of each character were profoundly depicted. In many respects, the writer’s characters were 

File đính kèm:

  • pdfxu_huong_uu_tien_su_dung_hinh_thuc_phu_dinh_bieu_thi_kha_nan.pdf