Yếu tố bất tương xứng trong dịch Anh-Việt/Việt-Anh

Dịch thuật nói chung, dịch Anh - Việt hoặc Việt - Anh nói riêng không chỉ là một môn khoa học, một

tác phẩm nghệ thuật mà còn là một sản phẩm của trí tuệ. Dịch Anh - Việt hoặc Việt - Anh đóng vai trò

rất quan trọng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta hiện nay. Tuy nhiên,

để có được một bản dịch Anh - Việt hoặc Việt - Anh theo đúng ba tiêu chí “tín, đạt và nhã”, đòi hỏi

người dịch phải hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng một văn bản dịch Anh - Việt hoặc

Việt - Anh, bao gồm kiến thức cơ bản về lý thuyết dịch trong đó có yếu tố bất tương xứng, ngữ âm,

ngữ pháp, từ vựng, diễn ngôn, ngữ nghĩa học, ngữ dụng học, đối chiếu so sánh ngôn ngữ, văn hoá,

khả năng tư duy, tổng hợp, kiến thức xã hội, vốn sống, v.v. Vì lẽ đó, yếu tố bất tương xứng trong dịch

thuật với vai trò là một trong những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng to lớn đến chất lượng một văn

bản dịch Anh - Việt nhằm giúp người dịch đạt được ba tiêu chí quan trọng trên đây.

pdf 7 trang yennguyen 6380
Bạn đang xem tài liệu "Yếu tố bất tương xứng trong dịch Anh-Việt/Việt-Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Yếu tố bất tương xứng trong dịch Anh-Việt/Việt-Anh

Yếu tố bất tương xứng trong dịch Anh-Việt/Việt-Anh
67KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình dịch Anh - Việt hoặc Việt - Anh, người 
dịch phải quan tâm đến cả ba tiêu chí để đánh giá chất 
lượng một bản dịch, đó là: tín, đạt, nhã. Ba tiêu chí này 
là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình dịch hai ngôn ngữ 
này quyết định chất lượng bản dịch. Khi dịch một văn 
bản từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại, người 
dịch cần phải cân nhắc một số yếu tố sau đây để có 
một bản dịch thỏa mãn ba tiêu chí cốt lõi trên.
2. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MỘT BẢN 
DỊCH ANH - VIỆT HOẶC VIỆT - ANH
Tiêu chí đánh giá chất lượng của một bản dịch nói 
chung, Anh - Việt hoặc Việt - Anh nói riêng được khá 
nhiều tác giả bàn đến. 
ThS. TRẦN LÊ DUYẾN1, ThS. ĐOÀN XUÂN PHÚ2
1,2 Học viện Khoa học Quân sự ✉ duyenletran@gmail.com
Ngày nhận: 28/12/2016; Ngày hoàn thiện: 25/01/2017; Ngày duyệt đăng: 26/01/2017
Phản biện khoa học: ThS. BÙI THẠCH CẨN
YẾU TỐ BẤT TƯƠNG XỨNG
TRONG DỊCH ANH - VIỆT/VIỆT - ANH
TÓM TẮT 
Dịch thuật nói chung, dịch Anh - Việt hoặc Việt - Anh nói riêng không chỉ là một môn khoa học, một 
tác phẩm nghệ thuật mà còn là một sản phẩm của trí tuệ. Dịch Anh - Việt hoặc Việt - Anh đóng vai trò 
rất quan trọng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta hiện nay. Tuy nhiên, 
để có được một bản dịch Anh - Việt hoặc Việt - Anh theo đúng ba tiêu chí “tín, đạt và nhã”, đòi hỏi 
người dịch phải hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng một văn bản dịch Anh - Việt hoặc 
Việt - Anh, bao gồm kiến thức cơ bản về lý thuyết dịch trong đó có yếu tố bất tương xứng, ngữ âm, 
ngữ pháp, từ vựng, diễn ngôn, ngữ nghĩa học, ngữ dụng học, đối chiếu so sánh ngôn ngữ, văn hoá, 
khả năng tư duy, tổng hợp, kiến thức xã hội, vốn sống, v.v. Vì lẽ đó, yếu tố bất tương xứng trong dịch 
thuật với vai trò là một trong những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng to lớn đến chất lượng một văn 
bản dịch Anh - Việt nhằm giúp người dịch đạt được ba tiêu chí quan trọng trên đây.
Từ khóa: bất tương xứng, chất lượng, dịch thuật, ngôn ngữ đích, ngôn ngữ nguồn.
Thứ nhất, theo quan điểm của Tytler (1978), ba tiêu 
chí đánh giá chất lượng một văn bản dịch như sau: 
Một là, văn bản dịch phải đảm bảo tính chính xác 
toàn diện của văn bản cả về ngữ nghĩa lẫn ý định về 
tu từ và tư tưởng của nguyên tác; 
Hai là, phong cách và hành văn trong văn bản dịch 
phải tương đồng với nguyên tác;
Ba là, hành văn trong văn bản dịch phải tự nhiên, 
uyển chuyển như nguyên tác. 
Như vậy, Tytler (1978) quan tâm đến ba tiêu chí: tính 
chính xác, phong cách và cách hành văn. 
Tudor (1987) cũng có quan điểm khá tương đồng với 
Tytler (1978), khi ông đã khái quát ba tiêu chí cơ bản 
68 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
của một bản dịch có chất lượng: trung thực, mạch lạc 
và phong cách; cụ thể là:
Một là, đảm bảo tính trung thực. Bản dịch phải trung 
thành với nguyên tác. Ông cho rằng, dịch thuật không 
phải chỉ là chuyển dịch từ các từ đơn của tiếng nước 
ngoài thành tiếng mẹ đẻ mà là sự chuyển hoá những 
tình cảm và tinh thần của nguyên tác;
Hai là, đảm bảo tính mạch lạc. Bản dịch phải rõ ràng; 
vì vậy, người dịch vừa phải tinh thông tiếng mẹ đẻ 
vừa phải lĩnh hội được tinh thần của nguyên tác; 
Ba là, đảm bảo phong cách. Bản dịch phải tái hiện 
được phong cách của nguyên tác về mặt lựa chọn 
từ ngữ, trật tự từ ngữ và tu từ bởi lẽ chỉ có coi trọng 
những nét riêng của từ ngữ, tu từ của nguyên tác thì 
bản dịch mới tái hiện được đúng phong cách của 
nguyên tác. 
Hai tác giả trên quan tâm đến tín, đạt và nhã, chưa nói 
rõ đến tiêu chí văn hóa trong dịch thuật bởi lẽ một 
bản dịch tốt phải truyền tải được các ý tưởng của văn 
bản gốc cũng như các đặc điểm cấu trúc và văn hóa 
của văn bản gốc. Với quan điểm này, Massoud (1988) 
đặt ra các tiêu chí cho một bản dịch có chất lượng: 
ngôn ngữ phải dễ hiểu, gãy gọn, lưu loát, truyền tải 
được sự tinh tế của văn bản gốc, phong cách ngôn 
ngữ, có khả năng tái tạo lại bối cảnh văn hóa, lịch sử 
của văn bản gốc, truyền tải đầy đủ nội dung những 
từ viết tắt, và các từ, cụm từ phiếm chỉ, vần điệu và 
truyền tải được đầy đủ nghĩa của văn bản gốc. Như 
vậy, Massoud đã đề cập đến nhiều tiêu chí hơn so với 
Tudor và Tytler, đặc biệt là ông quan tâm đến yếu tố 
văn hóa, lịch sử.
Tựu chung lại, các nhà nghiên cứu dịch thuật đều 
quan tâm đến các tiêu chí chính mà một bản dịch cần 
đạt được đó là: tín, đạt, nhã và sự tái tạo văn hóa. Vậy 
nên, việc tuân thủ ba nguyên tắc dịch cơ bản: tín, đạt 
và nhã hay trung thực, mạch lạc, phong cách nhưng 
cần phải quan tâm đến yếu tố văn hóa, lịch sử trong 
dịch thuật nói chung, dịch Việt - Anh và Anh - Việt nói 
riêng có thể khẳng định tính uyên bác của nó. 
3.SỰ BẤT TƯƠNG XỨNG TRONG DỊCH ANH – VIỆT/
VIỆT - ANH 
3.1. Khái niệm bất tương xứng về ngữ pháp trong 
dịch thuật
Trong dịch thuật nói chung, dịch Anh - Việt/Việt - 
Anh nói riêng, bất tương xứng được hiểu là sự không 
tương đương và thiếu vắng về ngữ pháp và ngữ nghĩa 
giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích. 
Theo quan điểm của Larson (1998), bất tương xứng 
về ngữ pháp là sự bất tương xứng giữa hình thức 
ngữ pháp và ngữ nghĩa được biểu đạt theo hình thức 
ngữ pháp đó. Cũng theo Larson, trong một ngôn ngữ 
cũng tồn tại sự bất tương xứng giữa ngữ nghĩa và ngữ 
pháp. Tiếng Anh – một ngôn ngữ phái sinh có sự xuất 
hiện của sự bất tương xứng ở tất cả cấp độ, từ hình vị 
đến văn bản và có quan niệm rõ ràng về thì, thể, thức, 
dạng. Vì vậy, dịch giả thường gặp nhiều khó khăn 
trong việc tìm tương đương về cả ngữ nghĩa lẫn ngữ 
pháp trong văn bản đích. 
3.2. Bất tương xứng ở cấp độ hình vị và từ
Đơn vị nhỏ nhất của ngữ pháp tiếng Anh – hình vị – 
cũng có thể diễn đạt nghĩa đơn lập trong tiếng Việt; 
vì vậy, điều này có tác động trực tiếp đến chất lượng 
một văn bản dịch Anh - Việt hoặc Việt - Anh bởi một 
từ của tiếng Việt có thể được diễn đạt bằng một cụm 
từ của tiếng Anh và ngược lại. Ví dụ như: động từ 
“lẫy” trong tiếng Việt không thể được dịch bằng một 
từ tương đương trong tiếng Anh. Ngược lại, động 
từ “co-exist” cũng không thể diễn đạt bằng một từ 
tương đương trong tiếng Việt. 
Đồng thời, mỗi ngôn ngữ có một hệ thống từ và nghĩa 
riêng biệt của từng từ đó. Thực vậy, trong tiếng Anh, 
chỉ cần thêm một phụ tố vào trước hoặc sau một từ 
gốc như “un” hay “less”, v.v. là đã làm thay đổi nghĩa 
của từ gốc. Tương tự, số nhiều thường được diễn đạt 
bằng cách thêm chữ cái ‘s’ vào cuối danh từ hoặc thay 
đổi hình thức của danh từ đó theo những quy chuẩn 
khắt khe của chúng. Thậm chí một từ có thể đồng 
thời diễn đạt nhiều nghĩa khác nhau như “ewe” cũng 
đồng thời mang nghĩa “con cừu cái”, “người dân ở 
vùng Tây Phi” và “phụ nữ”. 
Khi danh từ, đại từ được sử dụng để chỉ sự vật, hiện 
tượng; động từ được sử dụng để chỉ hoạt động; tính 
từ được sử dụng để chỉ trạng thái, cảm giác, màu sắc 
và trạng từ được sử dụng để cách thức thì không xuất 
hiện sự bất tương xứng về ngữ pháp. Tuy nhiên, nếu 
có sự hoán đổi giữa các thành phần lời nói này thì sự 
bất tương xứng xuất hiện. Ví dụ, từ “wind” trong ba 
câu sau: 
69KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
(1) This morning, the wind blew so hard. 
(2) This morning, I got wind of his daughter’s success. 
(3) The river winds in and out. 
Thực vậy, từ “wind” trong câu (1) có chức năng là 
một danh từ và mang nghĩa gốc là “gió”; vì vậy, từ 
“wind” này không có bất tương xứng về ngữ pháp và 
câu “This morning, the wind blew so hard” được dịch 
là: (1’) “Sáng nay, gió thổi rất mạnh”. Tuy nhiên, ở câu 
(2), từ “wind” cũng là một danh từ nhưng danh từ 
này không mang nghĩa gốc là “gió” mà mang nghĩa 
khác. Vì vậy, ở câu này từ “wind” có bất tương xứng 
ngữ pháp và được dịch là (2’) “Sáng nay, tôi nghe 
phong thanh về thành công của con gái anh ta”. 
Tương tự, từ “wind” ở câu (3), có chức năng là một 
động từ, không còn mang nghĩa và chức năng gốc 
nữa nên bất tương xứng ngữ pháp lại xuất hiện. Vì lẽ 
đó, từ “wind” ở câu này được dịch là (3’) “Con sông 
này uốn khúc quanh co”. 
Ngoài ra, động từ của câu phải hợp số với chủ ngữ 
và danh từ có chức năng bổ ngữ cho chủ ngữ phải 
hợp số với chủ ngữ. Tuy nhiên, trong tiếng Việt – một 
ngôn ngữ đơn âm tiết, không có sự hợp số giữa các 
yếu tố này và hình thức của danh từ cũng không có 
gì thay đổi. Hơn nữa, một số từ có số nhiều trong 
tiếng Việt nhưng trong tiếng Anh lại được sử dụng 
với tư cách là số ít như “information” (thông tin), 
“equipment” (trang thiết bị), “furniture” (đồ đạc), 
“potential” (tiềm năng), “advice” (lời khuyên), v.v. 
Ngược lại, những danh từ không thể hiện rõ số ít hay 
số nhiều trong tiếng Việt lại phải sử dụng ở dạng số 
nhiều trong tiếng Anh như “cái kéo” (sissors), “cái 
quần” (trousers), “cái kính” (glasses), v.v. Đồng thời, 
để diễn đạt số ít hay số nhiều của danh từ, các từ đơn 
lẻ như “những, các, vài, một vài, một số, dăm ba, 
vài ba, ba bảy, một, mỗi, v.v.’’ được sử dụng trước 
danh từ đó. Ví dụ:
(4) The workers of the factory are not very happy 
with their new working conditions. 
(4’) Công nhân nhà máy này không hài lòng lắm với 
những điều kiện làm việc mới của họ.
(5) My classmates are all dynamic and creative 
students.
 (5’) Các bạn trong lớp tôi đều là những sinh viên 
năng động và sáng tạo.
Tóm lại, sự bất tương xứng về ngữ pháp ở cấp độ hình 
vị và từ giữa tiếng Anh và tiếng Việt là một nhân tố 
ảnh hưởng đến chất lượng một văn bản dịch.
3.3. Bất tương xứng ở cấp độ cụm từ 
Có nhiều loại cụm từ trong một ngôn ngữ như cụm 
danh từ, cụm tính từ, cụm động từ, cụm giới từ, v.v. Vì 
vậy, sự bất tương xứng về ngữ pháp ở cấp độ cụm từ 
là không thể tránh khỏi. 
Đối với cụm danh từ, khi bổ ngữ cho một danh từ là 
một tính từ thì không tồn tại sự bất tương xứng do 
chức năng vốn có của nó. Với trường hợp trong một 
động từ bổ nghĩa cho một danh từ thì xuất hiện sự 
bất tương xứng này. Ví dụ, trong câu (6) “The coming 
storm will destroy the crops”, cụm từ “coming storm” 
bao gồm một động từ bổ nghĩa cho một danh từ 
mang nghĩa “cơn bão sắp đổ bộ”. 
Hơn nữa, hiện tượng bất tương xứng xảy ra đối với 
các cụm danh từ có tính từ sở hữu vì những tính từ 
sở hữu đứng trước danh từ này mang rất nhiều nghĩa 
khác nhau. Ví dụ như: cụm danh từ “her house” có 
thể được hiểu là “cô ấy là người sở hữu ngôi nhà 
này”, hoặc “cô ấy đã xây nên ngôi nhà này”, hoặc 
“cô ấy thuê ngôi nhà này” và thậm chí là “cô ấy là 
người thiết kế nên ngôi nhà này”.
Trong tiếng Anh, cấu trúc sở hữu được cấu thành nhờ 
vào việc thêm giới từ “of” vào giữa hai danh từ, ví dụ, 
“a cup of tea”/“một tách trà”. Với những trường hợp 
này, sự bất tương xứng không xuất hiện. Tuy nhiên, 
trong những trường hợp giới từ “of” được hiểu theo 
nghĩa hàm ngôn thì có sự tồn tại của sự bất tương 
xứng về ngữ pháp. Ví dụ như: “the lady of iron” được 
hiểu là “the lady who has iron will”/“bà đầm thép”.
Bất tương xứng về ngữ pháp còn có thể được tìm thấy 
ở các cụm giới từ. Cùng một giới từ trong tiếng Anh 
nhưng lại mang nhiều nghĩa khác nhau trong tiếng 
Việt do quan niệm về không gian, địa điểm và tư duy 
về vũ trụ, văn hóa của hai ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ 
như giới từ “bằng” trong các câu sau:
(7) Tôi thường đi học bằng xe buýt. 
(7’) I often go to school by bus.
70 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
(8) Tôi viết lá thư này bằng mực đen. 
(8’) I wrote this letter in black ink.
(9) Bố tôi đánh tôi bằng gậy.
(9’) My father hit me with a stick.
(10) Tôi ăn bánh bằng nĩa.
(10’) I ate the cake with a fork.
Như vậy, mỗi từ “bằng” của tiếng Việt được chuyển 
tải bằng một giới từ khác nhau trong tiếng Anh, dựa 
vào chức năng, phương tiện, cách thức và thậm chí cả 
các cấu trúc cố định của nó.
Hay giới từ “by” trong hai ví dụ sau:
(11) John was stopped by the policeman. 
(11’) John đã bị viên cảnh sát chặn lại.
(12) John was stopped by the wall. 
(12’) John đã bị chặn lại bên bức tường.
(13) I like “the Tale of Kiều” by Nguyễn Du. 
(13’) Tôi thích tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
Như vậy, trong ví dụ (11), giới từ “by” được dùng 
trước tác nhân trong câu bị động ở câu (11’) và không 
được dịch sang tiếng Việt. Còn ở ví dụ (12), giới từ 
“by” được dùng để chỉ vị trí “bên” bức tường ở câu 
(12’) thay vì mang nghĩa “bằng” như nghĩa gốc của 
nó. Với ví dụ (13), giới từ “by” được diễn tả như từ chỉ 
sở hữu của tiếng Việt “của” ở câu (13’) thay cho giới từ 
“of” của tiếng Anh. 
Tất cả những ví dụ trên đây đã minh chứng cho sự 
phức tạp của bất tương xứng ở cấp độ cụm từ giữa 
tiếng Anh và tiếng Việt; điều này ảnh hưởng đến chất 
lượng một văn bản dịch Anh - Việt/Việt - Anh.
3.4. Bất tương xứng cấp độ mệnh đề/câu đơn
Một mệnh đề thông thường trong tiếng Anh có 
thể thực hiện chức năng của một câu đơn và thông 
thường không tồn tại sự bất tương xứng về ngữ 
pháp. Tuy nhiên, khi một mệnh đề/câu đơn được 
sử dụng ở dạng bị động thì mệnh đề đó xuất hiện 
sự bất tương xứng về ngữ pháp. Vì vậy, khi dịch câu 
bị động tiếng Anh sang tiếng Việt, người dịch dễ bị 
ảnh hưởng của tư duy tiếng Anh như ở câu: (14) This 
program is sponsored by Samsung. Câu này thường 
được dịch là (14’) “Chương trình này được tài trợ bởi 
Samsung”. Tuy nhiên, câu thuần Việt tương đương 
của câu bị động này là (14’’) “Chương trình này do/
được Samsung tài trợ”. Như vậy, yếu tố bị động ảnh 
hưởng rất nhiều đến cách diễn đạt ngôn ngữ của văn 
bản dịch. Thông thường câu bị động của tiếng Anh 
được thành lập theo công thức chung: Subject + be 
+ Verb (past participle) (by agent), ngược lại, khi 
dịch sang tiếng Việt, công thức này sẽ được tái cấu 
trúc thành: Chủ ngữ + do/được + tác nhân + động 
từ (nếu mang nghĩa tích cực) hoặc CN + bị + tác nhân 
+ động từ (nếu mang nghĩa tiêu cực). 
Ngược lại, khi dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh, người 
dịch thường bị chi phối của yếu tố bị động của tiếng 
Việt mà chưa quan tâm đến cách tư duy về bị động của 
tiếng Anh. Ví dụ: ở câu (15) “Ông ta bị chết”/(15’) “He 
died”. Như vậy, trong tư duy của người Việt, “chết” là 
một động từ thường mang nghĩa bị động. Tuy nhiên, 
trong tiếng Anh, từ “die” không được sử dụng ở dạng 
bị động mà chỉ có các cấu trúc “die of/from/for” và 
các cấu trúc này thường được sử dụng để diễn đạt các 
nghĩa biểu cảm khác nhau như ở câu (16) “Anh ta chết 
vì bệnh ung thư gan”/(16’) “He died of liver cancer.” 
hay (17) “The pilot died for our Motherland.”/(17’) “Anh 
phi công đã hy sinh cho Tổ quốc”.
Với trường hợp câu bị động của tiếng Anh không nói 
rõ tác nhân theo công thức: “S + be + PII”; hoặc “It + 
be + PII + to do/to be done/to have done/to have 
been done”; thì khi dịch sang tiếng Việt ngoài cấu 
trúc: CN + được/bị động từ, ở một số trường hợp cần 
phải thêm chủ ngữ “Người ta/Ai đó” trước động từ 
theo công thức: Người ta/ai đó + động từ.
(18) Tom has been promoted recently. 
(18’) Tôm mới được đề bạt.
(19) The CD has been broken. 
(19’) Chiếc đĩa CD đã bị vỡ, hoặc Ai đó đã làm vỡ chiếc 
đĩa CD rồi.
Điều đáng chú ý ở trường hợp bất tương xứng ngữ 
pháp của câu bị động là nghĩa biểu cảm “bị” hay 
“được” không được thể hiện trong tiếng Anh nhưng 
lại được phân định rõ trong tiếng Việt. Ví dụ như ở 
các câu sau:
(20) “The children were given injections”
(20’) “Các cháu được tiêm” hay “Các cháu bị tiêm” 
phụ thuộc vào việc sự trải nghiệm của lần tiêm đó 
mang tính tích cực hay tiêu cực để lựa chọn từ “bị” 
hay “được”.
71KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
(21-22) “The H’Mong people do not like to be called 
Meo. They prefer to be called H’Mong.” 
(21’-22’) “Người dân tộc Hơ Mông không thích bị gọi là 
dân tộc Mèo. Họ thích được gọi là dân tộc Hơ Mông.” 
Hơn nữa, rất nhiều câu tiếng Việt mang nghĩa bị động 
khi xuất hiện từ “bị/được” nhưng không được dịch 
sang bị động ở tiếng Anh. 
(23) Anh ấy bị ngã. (23’) He fell.
(24) Chị Lan bị đau đầu. (24’) Lan has a headache.
(25) Hôm qua, chúng tớ được đánh chén no nê. 
(25’) We had an enormous and fantastic meal 
yesterday.
Ngoài ra, trong quá trình dịch, sự xuất hiện của sự bất 
tương xứng về thì, thể, thức của động từ trong các 
mệnh đề/câu đơn là điều khó có thể tránh, gây ảnh 
hưởng đến chất lượng của văn bản dịch. Quan niệm 
về thì, thể, thức trong tiếng Anh rất chặt chẽ. Thực 
vậy, tiếng Anh có hai thì (quá khứ và hiện tại), bốn 
thể (đơn, tiếp diễn, hoàn thành đơn, hoàn thành tiếp 
diễn) và ba thức (khẳng định, mệnh lệnh và giả định) 
và nhiều cách thức diễn đạt tương lai khác nhau. Mỗi 
thì, thể, thức đều có những nguyên tắc sử dụng khắt 
khe và mang một nghĩa khác nhau. Ngược lại, trong 
tiếng Việt, các hư từ “đã, đang, sẽ” thường được sử 
dụng để diễn tả thì và thể của động từ. Tuy nhiên, ba 
hư từ này cũng chưa nói lên thì thể một cách tường 
minh trong tiếng Việt. Bên cạnh đó, thức của tiếng 
Việt cũng không được phân định rõ ràng, đặc biệt là 
thức giả định. Vì lẽ đó, thì, thể, thức trong tiếng Anh 
cũng là một yếu tố tạo nên sự bất tương xứng về ngữ 
pháp trong dịch thuật. Ví dụ, trong câu (26) “I have 
been learning English for 10 years.” động từ “learn” 
được sử dụng ở thì hiện tại, thể hoàn thành tiếp diễn 
nhằm nhấn mạnh tính liên tục của hành động “học”. 
Ngược lại, trong tiếng Việt, động từ “học” thường 
được hiểu là “đã và đang học”. Thực vậy, hư từ “đã 
và đang” chưa thể thể hiện được đầy đủ đặc điểm 
của thì hiện tại, thể hoàn thành tiếp diễn trong tiếng 
Anh đó là nhấn mạnh đến tính liên tục của hành động 
“học” (liên tục/ròng rã). Như vậy, yếu tố, thì, thể, 
thức trong mệnh đề/câu đơn cũng không nằm ngoài 
quy luật bất tương xứng về ngữ pháp trong dịch Anh-
Việt/Việt-Anh.
Chủ ngữ giả trong tiếng Anh, đặc biệt là trong văn 
viết được sử dụng rất phổ biến dưới dạng các cấu trúc 
như: “It + to be + adjective (for smb) + to do smt”, 
hoặc “Doing (S) + V”; hoặc “To do smt (S) + V”, 
v.v. cũng là một dạng câu gây nên sự bất tương xứng 
về ngữ pháp trong dịch Anh - Việt/Việt - Anh. Theo 
đó, chủ ngữ giả “it” không được dịch và nghĩa của 
câu thường phụ thuộc vào nghĩa của từ đứng sau chủ 
ngữ giả đó. Ví dụ:
(27) It is nesessary to launch a promotion campaign. 
(27’) Cần phát động một chiến dịch khuyến mãi.
(28) Employing land forces in peace, crisis and war 
illustrates the versatility of land power. 
(28’) Việc sử dụng các lực lượng trên bộ trong thời bình, 
khủng hoảng và thời chiến cho thấy sự linh hoạt của sức 
mạnh trên bộ. 
(29) To stabilise a post-conflict situation and create 
the conditions for state institutions and civil society to 
re-emerge in Iraq is a paintstaking task. 
(29’) Việc ổn định tình hình sau xung đột và tạo điều 
kiện cho việc tái lập các thiết chế nhà nước và xã hội dân 
sự ở Irắc là một công việc đầy khó khăn.
Ngược lại, những câu phi chủ ngữ của tiếng Việt như 
“Cần phải .”; hoặc “Phải .”; hoặc “Có ”; hoặc 
“Vẫn chưa ”, v.v., cũng gây ra sự bất tương xứng về 
ngữ pháp trong dịch Việt - Anh. Vì vậy, cần sử dụng 
câu bị động của tiếng Anh hoặc cấu trúc chủ ngữ giả 
“It + be + adj (for smb) to do smt” hoặc “There + be 
+ .” để diễn đạt câu tương đương. Ví dụ:
(30) Cần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 
(30’) Industrialization and modernization should be 
promoted. 
(30’’) It is necessary to promote industrialization and 
modernization).
(31) Vẫn chưa có cách cứu chữa bệnh AIDS. 
(31’) There has been no cure/ remedy/therapy for AIDS.
Tựu chung lại, bất tương xứng ở cấp độ mệnh đề/câu 
đơn luôn là trở ngại lớn đối với người dịch văn bản 
Anh - Việt/Việt - Anh. 
72 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
3.5. Bất tương xứng ở cấp độ câu phức
Câu phức được tạo thành từ các mệnh đề chính phụ 
và chúng được nối với nhau bằng các dấu câu hoặc 
giới từ hoặc từ nối hoặc dạng thức của động từ (phân 
từ hoặc nguyên thể). Những dấu hiệu nối các mệnh 
đề chính phụ này mang nghĩa ban đầu của chúng thì 
không xuất hiện sự bất tương xứng về ngữ pháp. Tuy 
nhiên, nếu những dấu hiệu này mang nghĩa khác với 
nghĩa đầu tiên thì sẽ xuất hiện sự bất tương xứng ở 
cấp độ câu phức. Ví dụ, từ nối “but” ở câu (33) “I went 
to bed, but I could not sleep”/(33’) “Tôi đi ngủ, nhưng 
không tài nào ngủ được”, câu này không có sự bất 
tương xứng về ngữ pháp vì từ “but” mang nghĩa đối 
lập “nhưng”. Tuy nhiên, từ nối “but” trong câu (34) 
“Merci is small, but he is a skillful football player” mang 
nghĩa nhượng bộ, không mang nghĩa đối lập và được 
hiểu là “Though Merci is small, he is a skillful football 
player”/(34’)“Mặc dù Merci không cao lớn nhưng anh ta 
lại là một cầu thủ bóng đá cừ khôi”; vì vậy, từ “but” ở 
câu (34) đã gây nên sự bất tương xứng về ngữ pháp 
khi dịch. 
Tương tự như vậy, ở câu (35) “Having been kept waiting 
for her for 5 hours, he lost his hair”, động từ “keep” 
được sử dụng ở dạng phân từ quá khứ mang nghĩa 
bị động “bị bắt/buộc phải” ở dạng rút gọn của câu 
“As/Since/Because he had been kept waiting for her for 
5 hours, he lost his hair”; vì vậy, sự bất tương xứng về 
ngữ pháp xuất hiện trong câu này.
Tóm lại, bất tương xứng về câu phức giữa tiếng Anh 
và Tiếng Việt cũng là một trong những rào cản gây 
khó khăn cho người dịch.
3.6. Bất tương xứng ở cấp độ đoạn văn
Sự bất tương xứng về ngữ pháp ở cấp độ đoạn văn 
thường xảy ra khi nhiều từ khác nhau được sử dụng 
để chỉ một sự vật, hiện tượng nhằm tránh sự lặp lại 
trong văn bản. Hơn nữa, hiện tượng này cũng xảy ra 
đối với những đoạn văn có những mệnh đề hoặc câu 
văn được sử dụng khác với thứ tự về thời gian, lôgic 
chung của đoạn văn đó. Ví dụ, các từ “the latter” và 
“the former” trong đoạn văn sau: 
“What do economists mean by land? Much more 
than the non-economist. Land refers to all natural 
resources that are usable in the production process: 
arable land, forests, mineral and oil deposits, and 
so on. At about capital? Capital goods are all the 
man-made aids to producing, storing, transporting, 
and distributing goods and services. Capital goods 
differ from consumer goods in that the latter satisfy 
wants directly, while the former do so indirectly by 
facilitating the production of consumer goods. It 
should be noted that capital as defined here does not 
refer to money. Money, as such, produces nothing” 
(Hà Thành Chung, 2002, p.23). Để tránh lặp lại thông 
tin, hai từ “the latter” đã được sử dụng để thay thế 
cho “capital goods”. Tương tự, hai từ “the former” 
được thay thế cho từ “consumer goods”. Vì vậy, đoạn 
văn này có sự xuất hiện của sự bất tương xứng ở cấp 
độ đoạn văn.
3.7. Cấp độ văn bản
Mỗi một thể loại văn đều có một chức năng riêng. Ví 
dụ như: văn trần thuật có chức năng trần thuật; văn 
giải thích có chức năng giải thích, diễn giải; văn mô tả 
có chức năng mô tả; văn tranh luận có chức năng bàn 
luận tranh cãi, v.v. Tuy nhiên, khi xuất hiện sự pha trộn 
một vài thể loại vào một thể loại chính hoặc trong 
mỗi thể loại văn có sự xuất hiện của các yếu tố khác 
quy luật và chức năng chung của nó hoặc có sự biến 
đổi về cách dùng thì của động từ trong văn bản; đặc 
biệt là trong các văn bản kịch, quảng cáo và thơ thì 
lúc đó sẽ có sự bất tương xứng về diễn ngôn. Ví dụ sau 
là một văn bản được trích từ một quyển sách quảng 
bá du lịch. Nội dung của quyển sách này là mô tả về 
Mê-hi-cô nhưng ngôi thứ hai “you” đã được sử dụng 
thay cho ngôi thứ ba như trong văn mô tả thông 
thường. Vì vậy, có sự bất tương xứng về diễn ngôn. 
“Turning your eyes upward, you get a wonderful 
view of the great long stalactites.... After seeing this 
underground fairyland, you get into your car again, 
travel back to the main highway, and start for Taxco, 
the most picturesque village in central Mexico.” (Hà 
Thành Chung, 2002, p.22).
3.8. Cấp độ diễn ngôn
Bất tương xứng cũng có thể xảy ra ở cấp độ diễn ngôn 
khi một câu khẳng định không thực hiện chức năng 
cung cấp thông tin; tương tự, một câu hỏi không thực 
hiện chức năng hỏi để lấy thông tin; hay một câu 
mệnh lệnh không mang nghĩa ra lệnh hoặc khuyên 
răn. Ví dụ, câu (36) “I am broke”, khi mang nghĩa (36’) 
“Tôi cháy túi” để thông báo cho người nghe biết 
73KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
thông tin rằng người nói hết tiền thì câu này không 
xuất hiện bất tương xứng ở cấp độ diễn ngôn. Cũng 
ở câu này nhưng khi người nghe muốn vay tiền của 
người nói thì câu (36) không còn mang nghĩa thông 
báo thông tin như chức năng gốc của nó; ngược lại 
nó mang nghĩa từ chối việc cho người nghe vay tiền. 
Như vậy, câu (36) đã có sự xuất hiện của bất tương 
xứng ở cấp độ diễn ngôn.
Tóm lại, bất tương xứng về ngữ pháp trong dịch Anh 
- Việt/Việt - Anh xảy ra ở mọi cấp độ của ngôn ngữ, 
từ hình vị đến văn bản, thậm chí cả diễn ngôn. Sự 
bất tương xứng này là một trong những yếu tố ảnh 
hưởng đến chất lượng một văn bản dịch Anh - Việt/
Việt - Anh. Vì vậy, người dịch cần quan tâm đến hiện 
tượng này để hoàn thành tốt công việc của mình. 
4. KẾT LUẬN
Dịch Anh - Việt hoặc Việt - Anh là sự chuyển đổi cả về 
mặt hình thức lẫn nội dung giữa hai ngôn ngữ. Tuy 
nhiên, để chuyển đổi thành công hai ngôn ngữ này, 
có sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau; trong 
đó có yếu tố bất tương xứng về ngữ pháp trong dịch 
Anh - Việt/Việt - Anh. Sự bất tương xứng này được thể 
hiện rõ nét trên tất cả các cấp độ của ngôn ngữ: từ 
hình vị đến diễn ngôn như đã được phân tích ở các 
phần trên. Vì vậy, người dịch cần quan tâm đến yếu tố 
này nhằm thỏa mãn cả ba tiêu chí: tín, đạt, nhã trong 
dịch Anh - Việt/Việt - Anh./.
Tài liệu tham khảo:
1. Ha, T. C. (2002), Translation Theory. Military Science 
Academy. 
2. Hornby, A. (2005), Oxford Advanced Learner’s 
Dictionary, Oxford University Press.
3. Larson, M. L. (1998), Meaning-based Translation: A 
Guide to Cross-Language Equivalence, University of 
Press America.
4. Massoud (1988), Criteria of Good Translation, New 
York: Library of Congress Cataloging-in-Publication 
Data.
5. Newmark, P. (2001), A Textbook of Translation. 
Edinburgh: Pearson Education Limited.
6. Nguyen, T. H. A. (2002),Cultural effects on learning 
and teaching English in Vietnam.,The Language 
Teacher, 26(1).
7. Nguyen, V. T. (2006), Translation 1 & 2. Hue: Hue 
University.
8. Nida, E. A., and William, D. R. (1981), Meaning across 
cultures, New York: Maryknoll.
9. Tudor, I. (1987), Using translation in ESP. ELT Journal 
41(4).
10. Tytler, A. F. (1978). Essay on the principles of 
translation, Amsterdam: Benjamins.
TRANSLATION SKEWING IN ENGLISH - VIETNAMESE/VIETNAMESE- ENGLISH
TRANSLATION
TRAN LE DUYEN, DOAN XUAN PHU
Abstract: Vietnamese - English or English - Vietnamese translation is not only a science, an art but 
also an intellectual product. Nowadays, English - Vietnamese/Vietnamese - English translation has 
played a more and more important role in the process of our nation’s international intergration. 
However, in order to satisfy the three key criteria (accuracy, clarity and naturalness) of a quality 
translation version, translators should take into account various factors such as basic knowledge 
about translation theory including translation skewing, phonology, grammar, semantics, 
lexicology, pragmatics, discourse analyses, contrastive analyses, culture, ways of thinking, living 
and career experience, etc. This article aims to highlight one of the most fundamental factors 
affecting the quality of English-Vietnamese translation: translation skewing at different levels.
Keywords: skewing, quality, translation, target language, source language.

File đính kèm:

  • pdfyeu_to_bat_tuong_xung_trong_dich_anh_vietviet_anh.pdf