Ảnh hưởng của hội nhập tài chính trong AEC đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Tóm tắt: Bài viết tập trung đánh giá những ảnh hưởng của hội nhập tài chính trong Cộng đồng

Kinh tế ASEAN (AEC) tới năng lực tài chính và cung cấp các dịch vụ tài chính của các ngân hàng

thương mại (NHTM) Việt Nam. Trong thời gian qua, các NHTM Việt Nam đã đạt được một số

thành công nhất định, thể hiện ở các chỉ số tăng trưởng quy mô mạng lưới hoạt động, tăng trưởng

vốn điều lệ và tổng tài sản. Tuy nhiên, dưới áp lực hội nhập, hệ số an toàn vốn (CAR) có xu hướng

giảm nhẹ trong năm 2016 do các NHTM áp dụng cách tính hệ số CAR theo các quy định mới

hướng tới từng bước tiếp cận chuẩn quốc tế hơn. So với các nước trong AEC, năng lực tài chính và

cung cấp dịch vụ tài chính của các NHTM Việt Nam còn thấp nên cần phải thực hiện các giải pháp

đồng bộ và quyết liệt trong thời gian tới để nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống ngân hàng

Việt Nam.

pdf 11 trang yennguyen 5480
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của hội nhập tài chính trong AEC đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của hội nhập tài chính trong AEC đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Ảnh hưởng của hội nhập tài chính trong AEC đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 4 (2018) 17-27 
 17 
Ảnh hưởng của hội nhập tài chính trong AEC đến năng lực 
cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam1 
Nguyễn Cẩm Nhung* 
 n n , 
 n m 
Nhận ngày 19 tháng 11 năm 2018 
Chỉnh sửa ngày 29 tháng 11 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 04 tháng 12 năm 2018 
Tóm tắt: Bài viết tập trung đánh giá những ảnh hưởng của hội nhập tài chính trong Cộng đồng 
Kinh tế ASEAN (AEC) tới năng lực tài chính và cung cấp các dịch vụ tài chính của các ngân hàng 
thương mại (NHTM) Việt Nam. Trong thời gian qua, các NHTM Việt Nam đã đạt được một số 
thành công nhất định, thể hiện ở các chỉ số tăng trưởng quy mô mạng lưới hoạt động, tăng trưởng 
vốn điều lệ và tổng tài sản. Tuy nhiên, dưới áp lực hội nhập, hệ số an toàn vốn (CAR) có xu hướng 
giảm nhẹ trong năm 2016 do các NHTM áp dụng cách tính hệ số CAR theo các quy định mới 
hướng tới từng bước tiếp cận chuẩn quốc tế hơn. So với các nước trong AEC, năng lực tài chính và 
cung cấp dịch vụ tài chính của các NHTM Việt Nam còn thấp nên cần phải thực hiện các giải pháp 
đồng bộ và quyết liệt trong thời gian tới để nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống ngân hàng 
Việt Nam. 
 ừ k ó : Cung cấp dịch vụ tài chính, năng lực tài chính, hội nhập tài chính, AEC, NHTM, 
Việt Nam. 
1. Dẫn nhập 1 
Sau gần 3 năm kể từ khi chính thức được 
thành lập, AEC tiếp tục cải thiện môi trường 
kinh tế năng động hơn, thu hút nhiều nguồn vốn 
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ASEAN 
nhằm thúc đẩy tăng trưởng trên toàn ASEAN 
nói chung và từng nước thành viên nói 
riêng. FDI vào ASEAN năm 2017 đã tăng 11% 
lên 134 tỷ USD, được thúc đẩy bởi sự gia tăng 
dòng vốn tới hầu hết các nước thành viên và sự 
_______ 
 ĐT.: 84-944388568. 
 Email: nhungnc@vnu.edu.vn 
 https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4193 
1 Nghiên cứu này được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Hà 
Nội trong đề tài mã số QG.17.34. 
phục hồi mạnh mẽ FDI vào Indonesia [1]. Đối 
với Việt Nam, ASEAN là nguồn cung FDI quan 
trọng, trong đó Singapore là nước đứng thứ 3 
trong 129 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án 
đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam [2]. Các dự án 
của các nước khu vực ASEAN đầu tư vào Việt 
Nam tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp 
chế biến và chế tạo, góp phần đẩy mạnh quá 
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đối với sự 
phát triển kinh tế của Việt Nam, các ngân hàng 
NHTM Việt Nam là cầu nối giúp khơi thông 
nguồn vốn hiệu quả, mở rộng hệ thống thanh 
toán quốc tế hỗ trợ cho các doanh nghiệp giao 
thương và gia tăng hoạt động tại các thị trường 
mới, hiện thực hóa các cơ hội do hội nhập kinh 
tế quốc tế mang lại. 
N.C. Nhung p o : n n o n ập 3 S 4 (2018) 17-27 
18 
Hiện nay, Đông Nam Á là khu vực có tốc 
độ tăng trưởng Internet nhanh nhất thế giới với 
hơn 90% người sử dụng Internet trên điện thoại 
thông minh [3]. Theo dự báo, số lượng người 
dùng Internet tại khu vực này tăng từ 260 triệu 
người lên tới 480 triệu người vào năm 2020. 
Riêng tại Việt Nam, năm 2017, số lượng người 
dùng điện thoại thông minh ước đạt 28,77 triệu, 
tương đương khoảng 28,5% dân số. Tỷ lệ này 
được dự đoán tăng lên 40% vào năm 2021. 
Trước lợi thế về lượng khách hàng tiềm năng 
cho thị trường bán lẻ, nhiều ngân hàng Việt 
Nam đã đầu tư phát triển công nghệ theo hướng 
hiện đại nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh 
với các nước trong khu vực, tạo dựng niềm tin 
đối với công chúng và các nhà đầu tư trong và 
ngoài nước, đồng thời không ngừng nâng cao 
uy tín trên trường quốc tế. 
Tuy nhiên, đối với hội nhập tài chính, AEC 
đặt ra không ít thách thức, đặc biệt với ngành 
nghề mang tính đặc thù và nhạy cảm như ngành 
ngân hàng. Việc mở cửa thị trường dịch vụ tài 
chính giúp các ngân hàng nội địa có thể tiếp 
nhận luồng vốn từ nhà đầu tư nước ngoài nhiều 
hơn, tuy nhiên sức ép bị thâu tóm hay bị chi 
phối cũng sẽ tăng cao. Ngoài ra, các nhà cung 
cấp dịch vụ tài chính nước ngoài cũng được 
phép cung cấp mọi dịch vụ tài chính mà các nhà 
cung cấp dịch vụ tài chính trong nước được 
phép, kể cả các dịch vụ tài chính mới. Như vậy, 
có thể thấy, các NHTM Việt Nam sẽ phải 
đương đầu với những thách thức lớn do sự gia 
tăng sức ép cạnh tranh từ các nhà cung cấp dịch 
vụ tài chính nước ngoài. Bài toán tìm kiếm và 
giành thị phần sẽ trở thành mối quan tâm lớn 
đối với các NHTM Việt Nam. 
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 
Chủ đề về ảnh hưởng của hội nhập kinh tế 
quốc tế tới năng lực cạnh tranh của các ngân 
hàng thương mại đã thu hút được sự quan tâm 
của nhiều nhà nghiên cứu [4-8]. Trong đó, 
Phạm Xuân Hoan và cộng sự (2015) nghiên cứu 
đánh giá khả năng thích ứng của các NHTM 
Việt Nam khi tham gia hội nhập AEC, chỉ ra 
những cơ hội và thách thức mà các NHTM Việt 
Nam sẽ gặp phải khi AEC chính thức được 
thành lập [6]. Tô Thị Thanh Trúc (2016) không 
phân tích tác động của AEC tới hệ thống ngân 
hàng Việt Nam mà chỉ phân tích thực trạng khu 
vực tài chính Việt Nam, trong đó xác định quy 
mô và sự phát triển của khu vực tài chính là vốn 
tín dụng cung cấp bởi các ngân hàng tính theo 
tỷ lệ phần trăm GDP [4]. Trần Thị Vân Anh 
(2016) đánh giá khái quát về những cơ hội và 
thách thức của hệ thống NHTM Việt Nam trong 
tiến trình hội nhập AEC và đề xuất một số hàm 
ý chính sách cho Việt Nam [7]. Nguyễn Thị 
Diễm Hiền (2016) phân tích thực trạng hoạt 
động của các NHTM Việt Nam trong mối quan 
hệ so sánh với hệ thống NHTM của các nước 
trong AEC dựa trên một số chỉ tiêu kinh tế vĩ 
mô và chỉ số tài chính, trên cơ sở đó đưa ra một 
số đề xuất nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho 
các NHTM Việt Nam [8]. Tuy nhiên, Nguyễn 
Thị Diễm Hiền (2016) chỉ dựa trên một vài chỉ 
số tài chính để đánh giá về năng lực cạnh tranh 
giữa các NHTM của các nước trong AEC là 
chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, nghiên cứu chưa giải 
thích được sự khác biệt về chỉ số tài chính giữa 
các nước như chỉ số Tỷ lệ Vốn/Tổng tài sản của 
hệ thống ngân hàng các quốc gia ASEAN qua 
các năm. Phạm Xuân Hoan và cộng sự (2016) 
đã đánh giá riêng về sự chủ động hội nhập AEC 
của Ngân hàng TMCP Vietcombank [5]. 
Cho đến nay, có nhiều nghiên cứu đã thực 
hiện đánh giá ảnh hưởng của hội nhập trong 
AEC tới hệ thống NHTM Việt Nam nhưng các 
nghiên cứu này thường chỉ đánh giá cơ hội và 
thách thức trước khi AEC được chính thức 
thành lập. Có một vài nghiên cứu đánh giá ảnh 
hưởng sau khi AEC được thành lập nhưng chưa 
đánh giá lộ trình hội nhập tài chính trong AEC 
đến năm 2025 sẽ có ảnh hưởng gì đến năng lực 
cạnh tranh của các NHTM Việt Nam. Chính vì 
vậy, bài viết này sẽ nghiên cứu sự ảnh hưởng 
tới năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt 
Nam trong quá trình thực hiện cam kết hội nhập 
tài chính trong AEC, từ đó đề xuất các hàm ý 
cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập tài chính 
đến năm 2025, tầm nhìn 2030. 
N.C. Nhung p o : n n o n ập 3 S 4 (2018) 17-27 19 
3. Lộ trình hội nhập tài chính trong AEC 
giai đoạn 2016-2025 và cam kết thực hiện 
của Việt Nam 
Theo Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng 
đồng kinh tế ASEAN 2025 (AEC Blueprint 
2025), để tiếp tục tạo thuận lợi thương mại và 
đầu tư trong nội khối cũng như tạo nền tảng 
đảm bảo vận hành thông suốt thị trường chung 
sau khi AEC chính thức được thành lập từ ngày 
31/12/2015, lộ trình hội nhập tài chính trong 
AEC tiếp tục được triển khai với 3 mục tiêu 
chiến lược là hội nhập tài chính, toàn diện tài 
chính và ổn định tài chính, dựa trên 4 trụ cột 
chính gồm tự do hóa dịch vụ tài chính (FSL), tự 
do hóa tài khoản vốn (CAL), phát triển thị 
trường vốn (CMD) và xây dựng hệ thống thanh 
toán chung (PSS) với các mục tiêu rõ ràng cho 
từng giai đoạn cụ thể đến năm 2025. m k ự 
 o ó ị ụ n thông qua ATISA 
(The ASEAN Trade in Services Framework 
Agreement) sẽ là nền tảng để kết nối các thị 
trường tài chính trong khu vực và với các đối 
tác đối thoại của ASEAN. Tự do hóa dịch vụ tài 
chính liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm và các 
dịch vụ liên quan đến bảo hiểm, ngân hàng và 
dịch vụ tài chính khác đã thực hiện đàm phán 
đến Gói cam kết thứ 7 trong giai đoạn 2016-
2017, đàm phán Gói cam kết thứ 8 về các phân 
ngành thuộc lĩnh vực bảo hiểm, thị trường vốn 
và ngân hàng giai đoạn 2018-2019 đã hoàn tất 
và sẽ thực hiện đàm phán Gói cam kết thứ 9 
giai đoạn 2020-2021. Tháng 10/2018 tiến hành 
ký kết Nghị định thư thực hiện Gói cam kết thứ 
8. i với tự do hóa tài khoản v n, trong giai 
đoạn 2016-2020 cho phép tự do hóa hơn các 
hạn chế còn lại để thuận lợi hóa lưu chuyển vốn 
liên quan đến thương mại và đầu tư trực tiếp, 
bao gồm loại bỏ các hạn chế về giao dịch tài 
khoản vãng lai, FDI và luồng vốn đầu tư gián 
tiếp. Do có sự khác biệt về trình độ phát triển 
trong lĩnh vực tài chính giữa các nước ASEAN, 
giai đoạn 2021-2025 cho phép tự do hóa hơn 
nữa các hạn chế còn lại về đầu tư danh mục và 
các luồng vốn khác phụ thuộc vào điều kiện và 
sự sẵn sàng của mỗi nền kinh tế. Tuy nhiên, các 
nước phải hợp nhất mẫu các báo cáo đối thoại 
chính sách CAL và phát triển cơ sở dữ liệu đối 
thoại chính sách bảo mật CAL. Phát triển thị 
 ng v n nhằm nâng cao năng lực cung cấp 
dịch vụ tài chính và quản lý rủi ro giảm thiểu cú 
sốc từ bên ngoài và biến động thị trường để hỗ 
trợ tăng trưởng cho từng quốc gia và toàn khu 
vực. Để xây dựng và phát triển thị trường vốn 
chung, các nước đang nỗ lực để hài hòa hơn các 
tiêu chuẩn về thị trường vốn trong AEC, công 
nhận lẫn nhau về bằng cấp và kinh nghiệm của 
các chuyên gia thị trường, thúc đẩy việc mở 
rộng phát hành công cụ nợ trong ASEAN tiến 
tới kết nối và hội nhập thị trường chứng khoán 
trong ASEAN. ựn n n oán 
chung thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn 
chung để thúc đẩy các liên kết khu vực và hệ 
thống thanh toán an toàn, hiệu quả và cạnh 
tranh. Đồng thời cũng sẽ đòi hỏi một mức độ 
hài hòa hóa tiêu chuẩn và các thông lệ thị 
trường trên cơ sở thông lệ quốc tế (như 
ISO20022) để thúc đẩy sự ổn định và hiệu quả 
trong thanh toán bù trừ cho các hoạt động 
thương mại qua biên giới, kiều hối, hệ thống 
thanh toán bán lẻ và các thị trường vốn. 
Với lộ trình hội nhập tài chính trong AEC 
được cụ thể hóa cho từng giai đoạn như vậy, 
các nước thành viên ASEAN đã và đang có 
những điều chỉnh và hoàn thiện khung khổ pháp 
lý để thực hiện theo đúng cam kết hội nhập. 
Giai đoạn I của lộ trình hội nhập tài chính đã 
được hoàn thành vào năm 2010. Giai đoạn II 
kết thúc năm 2015 đòi hỏi các nước thành viên 
trong AEC phải tự do hóa tiếp cận và giới hạn 
về các ngân hàng đạt chuẩn ASEAN 
(Qualified ASEAN Banks - QABs) và loại bỏ 
các hạn chế đối với phân ngành bảo hiểm, ngân 
hàng và thị trường vốn. Do Việt Nam đã gia 
nhập WTO từ năm 2007 nên đối với ngành bảo 
hiểm và ngân hàng, Việt Nam đã thực hiện theo 
lộ trình cam kết với WTO. Đó chính là nền tảng 
cho Việt Nam thực hiện tốt các cam kết cho giai 
đoạn I và II của hội nhập tài chính trong AEC. 
Đối với giai đoạn III (kết thúc năm 2020), Việt 
Nam đã và đang tích cực hoàn thiện chính sách 
theo các gói cam kết trong quá trình tự do hóa 
dịch vụ tài chính. Việt Nam cùng với các nước 
ASEAN đã ký kết Nghị định thư thực hiện Gói 
cam kết thứ 7 về dịch vụ tài chính ASEAN vào 
N.C. Nhung p o : n n o n ập 3 S 4 (2018) 17-27 
20 
ngày 23/6/2016. Nghị định thư là một bước tiến 
quan trọng hướng tới mục tiêu tự do hóa dịch 
vụ tài chính của khu vực lên một cấp độ cao 
hơn. Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị 
quyết 06/NQ-CP phê duyệt Nghị định thư vào 
ngày 6/2/2017. Phạm vi cam kết và tiếp cận thị 
trường tại Gói cam kết thứ 7 bao gồm 4 phương 
thức (cung cấp qua biên giới, tiêu dùng nước 
ngoài, hiện diện thương mại, hiện diện thể 
nhân) và trên hai khía cạnh hạn chế: Đối xử 
quốc gia và Tiếp cận thị trường. Tuy nhiên, 
Việt Nam chưa cam kết đối với các loại hình 
dịch vụ ngoại trừ dịch vụ cung cấp thông tin tài 
chính và xử lý dữ liệu tài chính cũng như các 
phần mềm liên quan khác của các nhà cung cấp 
các dịch vụ tài chính khác. Tại Gói cam kết thứ 
7, Việt Nam không cam kết mở thêm dịch vụ 
ngân hàng so với Gói cam kết thứ 5 và Gói cam 
kết thứ 6 nhưng dỡ bỏ hạn chế quyền của một 
chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền 
gửi bằng đồng Việt Nam từ các thể nhân Việt 
Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng 
theo các mức vốn mà ngân hàng mẹ cấp chi 
nhánh. Việc này được cụ thể hóa bằng việc 
ngày 14/8/2018, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) 
đã ban hành Thông tư số 17/2018/TT-NHNN 
về sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông 
tư quy định về việc cấp giấy phép mạng lưới 
hoạt động và hoạt động ngoại hối của tổ chức 
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 
4. Ảnh hưởng của hội nhập tài chính trong 
AEC tới năng lực cạnh tranh của các ngân 
hàng thương mại Việt Nam 
Blattner (1992) đã nhấn mạnh tới năng lực 
tài chính của ngân hàng khi chỉ ra các nhân tố 
ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của ngân 
hàng như quy mô vốn, khả năng huy động và sử 
dụng hiệu quả nguồn vốn huy động là những 
yếu tố cốt lõi giúp ngân hàng phát huy được 
năng lực cạnh tranh của mình [9]. Giai đoạn I 
và II của hội nhập tài chính trong AEC đã được 
hoàn thành, các ngân hàng đạt chuẩn ASEAN 
đã có điều kiện được phép mở rộng hoạt động 
tại các nước thành viên khác và được đối xử 
như ngân hàng trong nước của nước đó. Trong 
số các tiêu chí để được cấp chứng nhận QABs, 
có hai tiêu chí bắt buộc là mức vốn đủ lớn và 
quản lý tốt. Giai đoạn III đến năm 2020, các 
NHTM Việt Nam muốn mở rộng thị trường 
dịch vụ tài chính trong nước và gia nhập thị 
trường tại các nước trong AEC như Gói cam kết 
thứ 7 đã ký kết buộc phải nâng cao năng lực 
cạnh tranh của mình, đáp ứng các tiêu chí của 
một ngân hàng đạt chuẩn. Trong bối cảnh các 
ngân hàng đang tái cấu trúc sản phẩm để đón 
đầu các cơ hội và thách thức trước cuộc cách 
mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập sâu rộng 
trong lĩnh vực tài chính, NHTM có khả năng 
cạnh tranh là ngân hàng có thể cung cấp sản 
phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá 
cả hấp dẫn hơn các đối thủ khác trong nước và 
quốc tế. Chính vì vậy, bài viết này chỉ tập trung 
phân tích những ảnh hưởng của tiến trình hội 
nhập tới sự biến động về số lượng, quy mô, 
năng lực tài chính và năng lực cung cấp dịch vụ 
tài chính của của hệ thống NHTM ở Việt Nam. 
4.1. Sự ăn ởng về s l ợng, quy mô và 
m n l ới ho đ ng c a các n n n ơn 
m i Vi t Nam 
Hội nhập tài chính thúc đẩy mức độ hội 
nhập về lĩnh vực ngân hàng, gia tăng mức độ 
mở cửa cho hoạt động ngân hàng của nước 
ngoài trên thị trường nội địa và nâng cao mức 
độ thâm nhập hoạt động ngân hàng của quốc 
gia đó trên thị trường nước ngoài. Sau khi AEC 
được thành lập cho đến nay, hệ thống ngân 
hàng Việt Nam có quy mô về số lượng ngân 
hàng khá ổn định. Riêng ngân hàng 100% vốn 
nước ngoài có sự gia tăng nhanh từ 5 lên 9 ngân 
hàng. Trong đó, năm 2016 có sự gia nhập của 2 
ngân hàng đến từ Malaysia gồm Public Việt 
Nam (ngân hàng 100% vốn nước ngoài thuộc 
sở hữu của Public Bank Malaysia) và CIMB 
Bank Vietnam. United Oversea Bank Limited 
có trụ sở chính tại Singapore gia nhập thị 
trường Việt Nam từ năm 2017. Ngoài ra có một 
ngân hàng 100% vốn nước ngoài đến từ nước 
ngo ... ản. 
Hình 1. Hệ số CAR của hệ thống NHTM của các 
nước trong ASEAN năm 2016. 
 ồn: Asia Regional Integration Center và CEIC. 
Quy định cách tính hệ số CAR của các 
NHTM ở Việt Nam trong thời gian qua còn đơn 
giản, chưa phản ánh đúng thực tế mà chỉ đang 
dần tiếp cận với chuẩn mực quốc tế, vẫn còn 
khoảng cách. Thông tư số 13/2010/TT-NHNN 
mới chỉ đề cập đến tài sản có điều chỉnh theo 
rủi ro tín dụng. So với quy định Basel II, quy 
định về vốn tối thiểu trong hoạt động ngân hàng 
của NHNN Việt Nam chưa đề cập đến rủi ro thị 
trường và rủi ro tác nghiệp. Vì thế, ngày 
20/11/2014, NHNN đã ban hành Thông tư số 
36/2014/TT-NHNN bổ sung quy định xác định 
giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp, các 
cấu phần vốn, phương pháp tính và cách tính, 
duy trì tỷ lệ này được quy định cụ thể, chi tiết 
thành phụ lục để dễ thực hiện, giám sát, kiểm 
tra. Tiếp đó, đến tháng 12/2016, NHNN đã ban 
hành Thông tư số 41/2016/TT-NHNN quy định 
tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh 
ngân hàng nước ngoài. Thông tư này có nội 
dung hướng theo chuẩn Basel II với nhiều điểm 
thay đổi so với các thông tư trước, như: Điều 
chỉnh hệ số CAR từ 9% xuống 8% nhưng bổ 
sung yêu cầu vốn cho rủi ro thị trường và rủi ro 
hoạt động bên cạnh yêu cầu vốn đối với rủi ro 
tín dụng. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 
ngày 01/01/2020 chứ chưa áp dụng ngay. Trong 
thời gian tới, với bối cảnh hội nhập mới sẽ đặt 
ra không ít những khó khăn, thách thức đối với 
hệ thống ngân hàng, nhất là các NHTM. 
Về quy mô huy động vốn và hiệu quả sử 
dụng vốn của nhóm NHTM 
Đối với bất kỳ ngân hàng nào, nguồn huy 
động từ tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và dân 
cư luôn là kênh quan trọng và chiếm tỷ trọng 
N.C. Nhung p o : n n o n ập 3 S 4 (2018) 17-27 
24 
cao. Ngoài ra, để đảm bảo thanh khoản và bổ 
sung nguồn vốn phục vụ cho tăng trưởng tín 
dụng, nhiều NHTM đã tìm đến một số kênh 
khác như vay trên liên ngân hàng hoặc phát 
hành giấy tờ có giá. Năm 2017, trong tổng 
nguồn vốn huy động, tỷ trọng tiền gửi của 
khách hàng và phát hành giấy tờ có giá chiếm 
76,9%, cao hơn mức 73,7% của năm 2016. Tuy 
nhiên, năm 2017, trong khi tiền gửi khách hàng 
tăng khoảng 19% so với năm 2016, huy động 
thông qua phát hành giấy tờ có giá tăng mạnh 
với mức 38% do một số NHTM phát hành giấy 
tờ có giá nhằm tăng vốn cấp 2 để cải thiện hệ số 
CAR và cơ cấu lại kỳ hạn nguồn vốn huy động. 
Đối với cơ cấu huy động, do tỷ giá VND/USD 
khá ổn định cũng như lãi suất huy động vốn 
bằng VND khá cao trong khi lãi suất huy động 
vốn bằng USD vẫn ở mức 0% nên vốn huy 
động bằng VND chiếm 90,5% tổng vốn huy 
động (năm 2016 là 89,1%) và vốn huy động 
bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng khoảng 9,5% (năm 
2016 là 10,9%). Vốn huy động có kỳ hạn chiếm 
80,9% tổng huy động (năm 2016 chiếm 79,7%), 
còn lại là vốn huy động không kỳ hạn (Báo cáo 
thường niên của NHNN, 2017). 
Tăng trưởng tín dụng năm 2017 đạt khoảng 
19%, tương đương với mức tăng của năm 2016. 
Cơ cấu tín dụng có xu hướng thay đổi theo 
chiều hướng tỷ trọng tín dụng ngắn hạn tăng, 
trong khi tín dụng trung và dài hạn giảm xuống 
còn 53,7% tổng tín dụng (giảm 1,4% so với 
cuối năm 2016). Cơ cấu tín dụng theo loại tiền 
được duy trì ổn định, trong đó tín dụng bằng 
VND chiếm 91,6%. Thị phần tín dụng chủ yếu 
tập trung ở nhóm NHTM nhà nước và NHTM 
cổ phần, lần lượt chiếm 51,8% và 41,3% toàn 
hệ thống. Kết thúc năm 2017, tốc độ tăng trong 
huy động vốn của các tổ chức tín dụng đạt 
14,5% và tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế 
đạt 16,96%. Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín 
dụng giảm dần qua các quý trong năm 2017 từ 
mức 2,55% quý I xuống 1,99% quý IV (theo số 
liệu thống kê của NHNN). Trong đó, nợ xấu tại 
Vietinbank là 8.960 tỷ đồng, tăng 33% so với 
năm trước - mức tăng cao hơn so với tăng 
trưởng dư nợ tín dụng chung của ngân hàng là 
19%. Tại Vietcombank, nhờ nhóm nợ có khả 
năng mất vốn giảm mạnh từ 4.215 tỷ đồng 
xuống còn 1.940 tỷ đồng, tổng nợ xấu của ngân 
hàng cuối năm giảm 10% so với thời điểm đầu 
năm. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này cũng 
được giữ ở mức khá thấp trong hệ thống là 
1,11%. Điều này cho thấy quyết tâm của các 
NHTM trong quá trình tái cơ cấu và hướng tới 
sử dụng vốn hiệu quả hơn trước áp lực hội nhập 
ngày càng cao. Tính CAR theo chuẩn Basel II, 
trong thời gian tới, nhiều NHTM sẽ có mức 
CAR dưới 8%. Vì vậy, để đáp ứng được yêu 
cầu tối thiểu, các ngân hàng này sẽ cần tăng vốn 
tự có gấp 1,8-2 lần so với hiện tại. Như vậy, 
nếu xét trên bình diện chung thì năng lực tài 
chính của các NHTM Việt Nam vẫn còn yếu so 
với các NHTM của các nước trong AEC. 
4.3. Ản ởn n ập n on 
AE ớ năn lự n p ị ụ n 
 á n n n ơn m m 
Việt Nam đã thực hiện cam kết tự do hóa 
dịch vụ tài chính thông qua ATISA liên quan 
đến lĩnh vực ngân hàng và dịch vụ tài chính 
khác theo Gói cam kết thứ 7 trong giai đoạn 
2016-2017 tập trung vào dịch vụ thanh toán và 
chuyển tiền. Vì vậy, các NHTM Việt Nam đã 
và đang đua nhau mở rộng, đa dạng hóa phát 
triển dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân hàng bán 
lẻ nói chung và các loại hình dịch vụ mới, đa 
tiện ích và giá cả hấp dẫn dựa trên ứng dụng 
của nền tảng khoa học công nghệ hiện đại thông 
qua dịch vụ Internet, dịch vụ qua thiết bị di 
động, dịch vụ thẻ để nâng cao khả năng cạnh 
tranh đối với các NHTM trong khu vực. Đến 
cuối năm 2017, ở Việt Nam, có hơn 65 NHTM 
đã cung ứng dịch vụ Internet Banking, 35 
NHTM cung cấp dịch vụ thanh toán Mobile 
banking, hơn 60 NHTM cung ứng dịch vụ thẻ. 
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều tổ chức trung 
gian thanh toán ứng dụng công nghệ FinTech 
hỗ trợ cho các khách hàng tham gia thanh toán 
online, phục vụ thanh toán điện tử. 
Dân số Việt Nam đến thời điểm cuối năm 
2017 có 93,7 triệu người, trong đó 60% dân số 
dưới 25 tuổi, 12% dân số được coi là được đào 
tạo hoặc có kỹ năng. Theo Nielsen, người dùng 
Internet ở Việt Nam dành gần 25 giờ mỗi tuần 
N.C. Nhung p o : n n o n ập 3 S 4 (2018) 17-27 25 
trực tuyến. Đây là mức cao so với các nơi khác 
ở Đông Nam Á. Chính nhờ đó, thói quen của 
người tiêu dùng ở Việt Nam cũng đang thay đổi 
và có xu hướng tiêu dùng mua bán qua mạng 
nhiều hơn. Theo ước tính của e-Marketer, 
doanh số bán hàng trực tuyến tại Việt Nam 
trong năm 2016 là 1,7 tỷ đô la và năm 2017 là 
2,1 tỷ đô la. Trong xu thế đó, các NHTM đã rất 
năng động và cho ra mắt nhiều sản phẩm, dịch 
vụ ngân hàng trực tuyến được đa dạng hóa để 
phù hợp với từng nhóm khách hàng. Dịch vụ 
ngân hàng điện tử được tiếp cận dễ dàng và sẵn 
sàng sử dụng qua nhiều kênh khác nhau giúp 
người dân có thêm nhiều lựa chọn khi thực hiện 
các giao dịch và thanh toán trực tuyến như 
Mobile banking, Internet banking, SMS 
banking, ví điện tử, máy ATM và điểm chấp 
nhận thẻ (POS). Với nhiều tiện ích trực tuyến, 
chi phí thấp, thời gian xử lý giao dịch nhanh, ưu 
việt hơn giao dịch ngân hàng truyền thống, sản 
phẩm ngân hàng điện tử đã đem lại nhiều lợi 
ích cho cả ngân hàng và khách hàng. 
Hình 2. Số lượng ATM, 
POS và thẻ ngân hàng qua các năm. 
 ồn: Báo cáo thường niên các năm của NHNN. 
Để tăng cường tính bảo mật và an toàn cũng 
như tăng khả năng tích hợp các tiện ích trên thẻ 
cho khách hàng, công nghệ thẻ được thay đổi từ 
công nghệ từ sang công nghệ chip. Các NHTM 
ở Việt Nam đã đầu tư hạ tầng nâng số lượng 
thiết bị đầu cuối POS với tốc độ khá nhanh để 
nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Tuy 
nhiên, theo đánh giá của PwC Growth Markets 
Centre (2018), do những khoảng trống cơ sở hạ 
tầng và thiếu nhận thức về tài chính, tiền mặt 
vẫn được ưu tiên sử dụng làm phương thức 
thanh toán chính tại các nước ASEAN, trong đó 
có Việt Nam. Tỷ lệ máy ATM trên 100.000 
người ở Việt Nam vẫn thấp nhất. 
Hình 3. Số máy ATM trên 100.000 người tại 
các nước ASEAN năm 2016. 
 ồn: PwC Growth Markets Centre (2018). 
Như vậy, mặc dù Việt Nam có thuận lợi về 
dân số đông, lực lượng lao động trẻ sử dụng 
Internet và điện thoại thông minh cao, nhưng 
các NHTM Việt Nam vẫn chưa tận dụng tối đa 
tiềm năng đó để có thể phát triển hệ thống cung 
cấp dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích 
ngang tầm với các nước trong khu vực. Cho đến 
nay, đã có một số NHTM Việt Nam đầu tư, ứng 
dụng các giải pháp công nghệ thanh toán mới, 
hiện đại, như: xác thực vân tay, sinh trắc, sử 
dụng mã QR code, thanh toán phi trực tiếp để 
mang lại tiện lợi và an toàn trong giao dịch 
thanh toán điện tử. Tuy nhiên, số lượng người 
sử dụng các dịch vụ này cũng chưa đạt được kết 
quả kỳ vọng như tiềm năng và lợi thế của 
Việt Nam. 
N.C. Nhung p o : n n o n ập 3 S 4 (2018) 17-27 
26 
5. Kết luận và hàm ý chính sách cho Việt Nam 
Trong thời gian qua, năng lực cung cấp dịch 
vụ tài chính của các NHTM Việt Nam đã thay 
đổi khá nhanh với sự đa dạng hóa về sản phẩm 
dịch vụ và chất lượng dịch vụ đã được cải thiện 
đáng kể, đặc biệt là các dịch vụ liên quan tới 
công nghệ. Vốn chủ sở hữu mặc dù có tăng qua 
các năm nhưng nếu so với các NHTM trong 
khu vực thì quy mô vẫn còn nhỏ. Trong quá 
trình tài cấu trúc hệ thống ngân hàng, các 
NHTM đã chú trọng tăng vốn chủ sở hữu để 
năng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh 
tranh với các ngân hàng liên doanh và ngân 
hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cũng 
như khả năng phát triển thị trường ra các nước 
ASEAN. Điều này đã phần nào giảm thiểu rủi 
ro, đặc biệt là giúp NHTM có điều kiện thu hút 
thêm vốn, phát triển nhân lực, đầu tư công nghệ 
hiện đại, mở rộng mạng lưới và tăng cường cơ 
sở vật chất. 
Cho đến nay, Việt Nam đã luôn thực hiện 
theo đúng lộ trình cam kết hội nhập tài chính 
trong AEC cho giai đoạn I, II và III. Trong các 
khuôn khổ hợp tác đa phương mà Việt Nam đã 
tham gia ký kết, lĩnh vực hội nhập tài chính 
được thể hiện ở các cam kết mở cửa thị trường 
dịch vụ tài chính trong ASEAN, ASEAN+ và 
WTO, trong đó các cam kết trong WTO là các 
cam kết nền tảng và trong ASEAN là mức cam 
kết cao hơn. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi 
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên 
Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết và có 
hiệu lực thì đây sẽ là hiệp định có mức độ cam 
kết cao nhất trong lĩnh vực tài chính ngân hàng 
và được quy định tại riêng một chương - 
Chương 11, hướng tới tạo ra một môi trường 
đầu tư thuận lợi dành cho các nhà đầu tư nước 
ngoài trong lĩnh vực dịch vụ tài chính. Do đó, 
NHNN vẫn cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung các 
quy định, chuẩn hóa cách tính hệ số an toàn tối 
thiểu theo chuẩn mực quốc tế làm cơ sở cho các 
NHTM phấn đấu áp dụng, giúp tăng khả năng 
cạnh tranh cho toàn hệ thống. 
Nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ tài 
chính đáp ứng khả năng cạnh tranh với các 
nước trong khu vực bằng cách tập trung xây 
dựng hệ thống dịch vụ ngân hàng bán lẻ có chất 
lượng, an toàn và đạt hiệu quả kinh tế cao. Sau 
đó, cần nghiên cứu mở rộng thị trường dịch vụ 
ngân hàng bán lẻ cả về góc độ địa bàn kinh 
doanh cũng như đa dạng hóa sản phẩm để cung 
ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện cho mọi đối 
tượng khách hàng gồm doanh nghiệp lớn, 
doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá 
nhân. Đến năm 2020, phấn đấu phát triển được 
hệ thống dịch vụ ngân hàng bán lẻ ngang tầm 
với các nước trong khu vực về chủng loại, chất 
lượng và khả năng cạnh tranh. 
Trong thời gian tới, nhờ có công nghệ 
fintech phát triển, các NHTM nên cân nhắc 
giảm việc phát triển mạng lưới các chi nhánh, 
các phòng giao dịch ở các tỉnh, thành phố lớn, 
tập trung nguồn lực để sắp xếp mô hình hoạt 
động gọn nhẹ gắn với việc tăng cường áp dụng 
khoa học công nghệ nhằm đáp ứng nhanh 
chóng và hiệu quả nhu cầu sử dụng dịch vụ 
ngân hàng của người dân ở mọi lúc mọi nơi. 
Tăng cường liên kết giữa các NHTM, các ngân 
hàng đại lý nước ngoài, mở rộng điểm chấp 
nhận thẻ để tiếp tục phát triển khả năng sử dụng 
thẻ và phát huy tính năng tác dụng của thẻ, tiết 
kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho khách hàng. 
Các NHTM cũng cần tăng cường hợp tác với 
các tổ chức và doanh nghiệp có các khoản 
thanh toán dịch vụ thường xuyên như điện, 
nước để khách hàng có thể thanh toán trực 
tuyến. Ngoài ra, các NHTM cũng cần chú trọng 
nâng cao chất lượng, chuyên môn hóa đối với 
cán bộ trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng bán lẻ 
về trình độ nghiệp vụ, về tác phong giao dịch 
cũng như nhận thức về tầm quan trọng của dịch 
vụ bán lẻ trong bối cảnh hội nhập ngày càng 
sâu như hiện nay. 
Tài liệu tham khảo 
[1] UNCTAD, World Investment Report 2018: 
Investment and New Industrial Policies, 
June 2018. 
[2] Cục Đầu tư nước ngoài, “Tình hình thu hút Đầu tư 
nước ngoài 8 tháng năm 2018”, 2018, 
N.C. Nhung p o : n n o n ập 3 S 4 (2018) 17-27 27 
hut-Dau-tu-nuoc-ngoai-8-thang-nam-2018. 
[3] Google and Temasek, “e-Conomy SEA Spotlight 
2017: Unprecedented growth for Southeast Asia’s 
$50B internet economy, 2017”, 2017. 
[4] Tô Thị Thanh Trúc, “Khu vực tài chính Việt Nam 
trong bối cảnh hội nhập tài chính ASEAN”, Tạp 
chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 19 (2016) 
Q1, 2016. 
[5] Phạm Xuân Hoan, Nguyễn Cẩm Nhung, Nguyễn 
Bích Thủy, “Ngân hàng TMCP Ngoại thương 
Việt Nam: Chủ động đón AEC”, Tạp chí Kinh tế 
và Dự báo, Số 2 tháng 1/2016. 
[6] Phạm Xuân Hoan, Nguyễn Cẩm Nhung, Nguyễn 
Bích Thủy, “Khả năng thích ứng của các ngân hàng 
thương mại Việt Nam khi tham gia hội nhập 
AEC”, Tạp chí Tài chính, Kỳ 1 tháng 12/2015 (622). 
[7] Trần Thị Vân Anh, “Ngân hàng Việt Nam trong 
tiến trình gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN”, 
Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, 4 (2016) 101. 
[8] Nguyễn Thị Diễm Hiền, “Một số vấn đề về ngân 
hàng thương mại khi Việt Nam gia nhập Cộng 
đồng Kinh tế Asean”, Tạp chí Phát triển Khoa học 
và Công nghệ, 19 (2016) Q1, 2016. 
[9] Blattner N., “Competitiveness of Banks”, Journal 
of Financial Economics, N.21 (1992). 
[10] PwC Growth Markets Centre, The Future of 
ASEAN - Time to Act Financial Services, 2018. 
Impacts of Financial Integration 
in the Asia Economic Community on Competitiveness 
of the Commercial Banks in Vietnam 
Nguyen Cam Nhung 
VNU University of Economics and Business, 
144 Xuan Thuy Str., Cau Giay Dist., Hanoi, Vietnam 
Abstract: This paper assesses the impacts of financial integration in the Asia Economic 
Community (AEC) on the capacity of finance and provision of financial services of Vietnamese 
commercial banks. In recent years, Vietnamese commercial banks have achieved some successes as 
reflected in the growth indicators of operation scales, charter capital and total assets. However, under 
the pressure of integration, the capital adequacy ratio (CAR) fell slightly in 2016 resulting from the 
applying of the CAR calculation method to commercial banks in accordance with the new regulations 
towards step by step approaching international standards. Compared to other countries in the AEC, the 
capacity of finance and provision of financial services of the Vietnamese commercial banks remains 
low. As a result, it is necessary to carry out synchronous and drastic measures in the coming time to 
enhance the competitiveness of the Vietnamese commercial banks. 
Keywords: Provision of financial services, capacity of finance, financial integration, AEC, 
commercial bank, Vietnam. 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_hoi_nhap_tai_chinh_trong_aec_den_nang_luc_canh.pdf