Ảnh hưởng của người Thái đối với khu vực Đông Nam Á lục địa thông qua vai trò của vương quốc Ayutthaya

Tóm tắt: Người Thái di cư tới Đông Nam Á từ những thế kỉ đầu công nguyên, rải rác trong các thế kỉ VII

đến X và thực sự mạnh mẽ vào thế kỉ XIII. Cũng từ đây, sự xuất hiện của người Thái đã tạo ra những thay đổi lớn, những biến cố đối với lịch sử, chính trị, kinh tế của khu vực Đông Nam Á, nhất là khu vực Đông Nam Á lục địa. Với tác động to lớn, người Thái đã để lại những dấu ấn đối với đời sống khu vực, trở thành một trong những trạm trung chuyển trung gian về kinh tế, văn hóa Đông - Tây, trung tâm Phật giáo Theravada Đông Nam Á

pdf 7 trang yennguyen 4800
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của người Thái đối với khu vực Đông Nam Á lục địa thông qua vai trò của vương quốc Ayutthaya", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của người Thái đối với khu vực Đông Nam Á lục địa thông qua vai trò của vương quốc Ayutthaya

Ảnh hưởng của người Thái đối với khu vực Đông Nam Á lục địa thông qua vai trò của vương quốc Ayutthaya
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
Khoa học Xã hội, Số 11 (12/2017) tr. 43 - 49 
43 
ẢNH HƢỞNG CỦA NGƢỜI THÁI ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á 
LỤC ĐỊA THÔNG QUA VAI TRÕ CỦA VƢƠNG QUỐC AYUTTHAYA 
Lƣờng Hoài Thanh6 
Trường Đại học Tây Bắc 
Tóm tắt: Người Thái di cư tới Đông Nam Á từ những thế kỉ đầu công nguyên, rải rác trong các thế kỉ VII 
đến X và thực sự mạnh mẽ vào thế kỉ XIII. Cũng từ đây, sự xuất hiện của người Thái đã tạo ra những thay đổi 
lớn, những biến cố đối với lịch sử, chính trị, kinh tế của khu vực Đông Nam Á, nhất là khu vực Đông Nam Á 
lục địa. Với tác động to lớn, người Thái đã để lại những dấu ấn đối với đời sống khu vực, trở thành một trong 
những trạm trung chuyển trung gian về kinh tế, văn hóa Đông - Tây, trung tâm Phật giáo Theravada Đông 
Nam Á 
Từ khóa: Tai (Thái), Siam, Ayutthaya, Đông Nam Á. 
1. Đặt vấn đề 
Sự xuất hiện của ngƣời Thái vào thế kỉ XI, XII, đặc biệt là thế kỉ XIII đã tạo ra nhiều 
biến đổi to lớn đối với khu vực Đông Nam Á lục địa. Bên cạnh các quốc gia lớn đã tồn tại 
trƣớc đó nhƣ Đại Việt, Campuchia (thời kì Ăngco) còn hầu hết các quốc gia khác đều đang 
trong giai đoạn bƣớc đầu phát triển. Ngƣời Thái dù là tộc ngƣời đến sau nhƣng theo nhận định 
của nhiều học giả, ngƣời Thái đã mang tới một “nguồn sinh lực” mới đối với toàn khu vực. 
Sự xuất hiện của ngƣời Thái đã đem lại những tác động và ảnh hƣởng lớn tới khu vực Đông 
Nam Á lục địa trên nhiều lĩnh vực cả về lịch sử tộc ngƣời, văn hóa cũng nhƣ chính trị xã hội. 
Ngƣời Thái đƣợc coi nhƣ một nhân tố mới góp phần làm thay đổi cục diện khu vực với sự 
xuất hiện một loạt các vƣơng quốc của ngƣời Thái, lớn mạnh tại lƣu vực Mênam nhƣ 
Sukhothai, Ayutthaya hay Vƣơng quốc Lạn Xạng tại Lào...Với ảnh hƣởng to lớn đó, trong các 
thế kỉ tiếp theo, ngƣời Thái đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử khu vực, các vƣơng 
quốc Thái, nhất là Ayutthaya đƣợc coi nhƣ một trạm trung chuyển quốc tế quan trọng (trong 
các thế kỉ XV, XVII, XVII), là trung tâm của Phật giáo Đông Nam Á... 
2. Nội dung 
2.1. Ảnh hưởng về lịch sử - chính trị 
Thế kỉ XIII, khu vực Đông Nam Á, nhất là Đông Nam Á lục địa chứng kiến nhiều biến 
động lịch sử to lớn. Khi ngƣời Mông Cổ tấn công và xâm lƣợc Trung Quốc, mở ra triều đại 
nhà Nguyên thì vó ngựa xâm lƣợc đã mở rộng ra toàn lục địa Á - Âu. Tại khu vực Đông Nam 
Á, nhà Nguyên đã nhiều lần đem quân tấn công nhƣng bất thành, đặc biệt là 3 lần đánh thắng 
Nguyên Mông của quân dân nhà Trần khiến cho con đƣờng Nam tiến của quân Nguyên bị 
chặn đứng. Dù chiếm đƣợc Mianam (1287) nhƣng cũng chỉ duy trì đƣợc sự thống trị trong 
một thời gian ngắn. Cùng với vó ngựa xâm lƣợc của quân Nguyên Mông, một làn sóng di cƣ 
mạnh mẽ của cƣ dân Thái từ Trung Quốc xuống phía Nam cũng diễn ra “sôi sục”. Với làn 
6Ngày nhận bài: 21/4/2017. Ngày nhận đăng: 3/8/2017 
Liên lạc: Lƣờng Hoài Thanh, e - mail: hoaithanh.tbt@gmail.com 
44 
sóng di cƣ mạnh mẽ ấy, ngƣời Thái đã chiếm lĩnh những vùng đất trống, chƣa ngƣời sinh 
sống tại Đông Nam Á hay cộng cƣ với các cƣ dân bản địa để hình thành nên các cộng đồng cƣ 
dân mới tại khu vực này. Dù là tộc ngƣời đến sau, từng bị o ép và chịu sự thống trị của đế chế 
Khmer nhƣng ngƣời Thái đã không ngừng lớn mạnh và ngày càng chứng tỏ đƣợc ảnh hƣởng 
của mình đối với tiến trình lịch sử khu vực khi một loạt các vƣơng quốc của ngƣời Thái đƣợc 
thành lập ở lƣu vực sông Mênam, Mêkong và phía bắc sông Hồng (Việt Nam). 
Đông Nam Á là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên và có vị trí chiến lƣợc về kinh 
tế, chính trị và quân sự. Từ những thế kỉ đầu công nguyên, các quốc gia sơ kì đã lần lƣợt hình 
thành trên địa bàn trải rộng từ bán đảo Trung Ấn đến quần đảo Mã Lai. Trải qua một quá trình 
phát triển, đến đầu thế kỉ X, các quốc gia bắt đầu bƣớc vào thời kì phong kiến. Có thể coi, thế 
kỉ XIV - XVIII là một giai đoạn có nhiều biến động nhất của các quốc gia phong kiến Đông 
Nam Á. Một số quốc gia đã trở nên suy yếu sau một giai đoạn phát triển cực thịnh nhƣ 
Campuchia, Chămpa. Ngƣợc lại, có những quốc gia phong kiến bắt đầu hình thành nhƣ 
Ayutthaya, Lan Xang, Malacca. Từ thế kỉ XVI, khu vực Đông Nam Á có thêm sự xuất hiện 
của ngƣời phƣơng Tây, mở đầu cho sự xâm nhập của các nƣớc tƣ bản châu Âu đối với khu 
vực giàu có này. Từ giữa thế kỉ XVIII trở đi, các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bƣớc vào 
giai đoạn khủng hoảng, suy vong. Tuy nhiên, có thể nói với những chính sách của mình từ khi 
lập quốc, ngƣời Thái ở khu vực Đông Nam Á nói chung, Siam nói riêng vẫn duy trì đƣợc nền 
độc lập của mình về mặt hình thức trƣớc những biến động to lớn của lịch sử khu vực. Chính 
vì thế, tìm hiểu về ảnh hƣởng chính trị của ngƣời Thái tại khu vực Đông Nam Á giai đoạn này 
là tìm hiểu về vai trò của một trong những vƣơng quốc lớn mạnh của ngƣời Thái là 
Ayutthaya. 
Thứ nhất, người Thái xuất hiện tại Đông Nam Á đã góp phần vào việc làm thay đổi bản 
đồ chính trị tại khu vực. Ngay từ những thế kỉ sau công nguyên, ngƣời Thái đã dần chiếm lĩnh 
các chân núi thấp, vùng đất cao và đồng bằng thuộc hệ thống sông Chaophraya Mênam, sông 
Mekong rồi lần lƣợt lập nên các vƣơng quốc độc lập của mình. Sự thiên di và thành lập các 
vƣơng quốc Thái đã làm tiêu vong các quốc gia của ngƣời Môn cổ ở lƣu vực sông 
ChaoPhraya Menam nhƣ Dvaravati (thế kỉ VII), Haripunjaya (thế kỉ XII) 
Đến giữa thế kỉ XIV, bản đồ lịch sử Thái Lan đƣợc phân chia nhƣ sau: Miền Bắc là 
vƣơng quốc Lanna, hình thành vào năm 1296 trên cơ sở thống nhất các tiểu quốc Thái ở phía 
Bắc; miền Trung là vƣơng quốc Sukhothai, hình thành năm 1238 và miền Nam là vƣơng quốc 
Ayutthaya, hình thành năm 1350, Vƣơng quốc Lạn Xạng năm 1353 [4]. 
Thứ hai, sự xuất hiện và lớn mạnh của người Thái đã dẫn tới những cuộc chiến tranh 
liên miên với các quốc gia trong khu vực. 
Trong số các vƣơng quốc của ngƣời Thái, Ayutthaya nổi lên nhƣ một quốc gia lớn 
mạnh nhất tại khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XVII. Chính vì 
thế, vƣơng quốc Thái này đã thi hành nhiều chính sách với tƣ cách “nƣớc lớn” đối với các 
quốc gia lân cận. 
Ngƣời Thái vốn là một dân tộc khát khao tự do nhƣ tên tự gọi. Khát vọng tự do cộng 
thêm sự từng trải trên con đƣờng di cƣ tìm kiếm miền đất mƣu sinh đã tạo cho ngƣời Thái 
45 
cách ứng xử mềm dẻo, linh hoạt và nhạy bén trƣớc mọi tình huống. Tính cách đó đã giúp cho 
ngƣời Thái xây dựng nên nhà nƣớc độc lập của mình một cách hòa bình ngay tại vùng đất đã 
có chủ của ngƣời Môn, ngƣời Khmer. Tính cách đó cũng đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi ngƣời 
dân Thái và biểu hiện rõ nét trong cách cai trị của giai cấp phong kiến Thái. 
Vƣơng quốc Ayutthaya đƣợc thành lập trong bối cảnh khu vực hết sức phức tạp. Dựa 
vào tiềm lực của một nƣớc lớn, có biên giới lãnh thổ rộng, có nền kinh tế hàng hóa phát triển 
thịnh đạt, xã hội ổn định, chính sách thân Trung Hoa đã góp phần đƣa thế lực của vƣơng quốc 
Ayutthaya vƣơn ra bên ngoài. Để thực hiện hiệu quả chính sách “nƣớc lớn” hay “đại Thái”, 
Ayutthaya đã thực thi chính sách đối ngoại hết sức linh hoạt. 
Trong số các quốc gia láng giềng có chung đƣờng biên giới với Ayutthaya, Campuchia 
là nƣớc đang rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Đây là cơ sở để Ayutthaya thực hiện chính sách 
bành trƣớng về phía Đông, xâm lấn lãnh thổ của Campuchia. Ngay từ triều đại vua Ramma 
Thibodi I đã cho quân tấn công Campuchia. Đến thời hoàng tử Ramesuan đem 5000 quân tấn 
công Campuchia nhƣng đã bị quân của hoàng tử Campuchia là Phraya Uparat đánh tan. Vua 
Ayutthaya phải cử vƣơng gia Phraborom Rachathiratchao đƣa quân ứng cứu mới giành đƣợc 
thắng lợi, bắt đƣợc nhiều tù binh và chiến lợi phẩm mang về nƣớc [3]. Tất cả các triều vua 
Ayutthaya đều thực hiện chính sách thôn tính Campuchia vào các năm 1385, 1388 - 1389. 
Năm 1444, một cuộc tấn công lớn của Ayutthaya đã buộc Campuchia phải dời đô về Lô vếch, 
Udong sau đó về Phnôm Pênh, chấm dứt giai đoạn phát triển hoàng kim của Campuchia, 
Angkor bị bỏ phế. Sau khi thoát khỏi sự cai trị của Miến Điện vào đầu thế kỉ XVI, dƣới triều 
đại của Naresuan, Ayutthaya lại tổ chức tấn công Campuchia năm 1587, 1593... [3]. Trƣớc 
đó, Campuchia cũng tổ chức nhiều đợt tấn công Ayutthaya nhƣng không giành thắng lợi. Tuy 
nhiên, các cuộc tấn công của ngƣời Thái đã chấm dứt giai đoạn vàng son của lịch sử 
Campuchia, từ đây, Campuchia bị gạt khỏi sân khấu chính trị Đông Nam Á. 
Đồng thời, Ayutthaya đã liên tiếp thực hiện các cuộc tấn công lên phía Bắc, nhằm thôn 
tính quốc gia đồng tộc Lanna. Mục đích của Ayutthaya là thâu tóm quyền lực đối với tất cả 
các quốc gia của ngƣời Thái nhằm xây dựng một vƣơng quốc Thái thống nhất, rộng lớn và 
hùng cƣờng. Hơn nữa, sự tồn tại của Lanna sẽ cắt đứt con đƣờng thông thƣơng bằng đƣờng 
bộ của Ayutthaya với một trong những trung tâm quyền lực lớn nhất châu Á là Trung Quốc. 
Đây là con đƣờng sẽ có ảnh hƣởng khá quan trọng đến kinh tế và chính trị của Ayutthaya. 
Đồng thời, thống nhất đƣợc lãnh thổ phía Bắc Ayutthaya sẽ đập tan đƣợc âm mƣu của Miến 
Điện biến phía Bắc thành bàn đạp để xâm lƣợc lãnh thổ của Ayutthaya. Do đó, chính sách 
thôn tính Lanna trở thành chính sách đƣợc tất cả các triều vua Ayutthaya theo đuổi trong suốt 
hơn bốn thế kỉ. Chỉ trong hai thế kỉ, từ năm 1376 đến 1546, đã xảy ra 14 cuộc chiến tranh 
giữa Lanna và Ayutthaya [3]. Tuy nhiên, Ayutthaya dù dành đƣợc ƣu thế nhƣng không đủ 
mạnh để thôn tính đƣợc Lanna. Bản thân vua Trailokanat (Trailok) năm 1463 đã phải rời đô 
về Phitsanulok để nhằm mục tiêu thu phục hoàn toàn Lanna vào lãnh thổ Ayutthaya [2] nhƣng 
không thành. 
Nhƣ vậy, trong suốt bốn thế kỉ, quan hệ Ayutthaya và Lanna luôn luôn căng thẳng, do 
một bên là Ayutthaya với tham vọng thôn tính ngƣời láng giềng đồng tộc và bên kia là Lanna 
46 
quyết chiến đấu để giữ đƣợc nền độc lập của mình. Các cuộc xung đột diễn ra triền miên, 
không phân thắng bại. Từ giữa thế kỉ XVI, quan hệ hai nƣớc bị chi phối bởi Miến Điện. Sự 
hậu thuẫn của Miến Điện đã làm cho công cuộc thôn tính Lanna của Ayutthaya trở nên khó 
khăn hơn, bởi lẽ, Miến Điện cũng là một vƣơng quốc lớn mạnh trong khu vực Đông Nam Á 
lục địa, cũng nuôi tham vọng xâm chiếm Aytthaya. 
Mở rộng lãnh thổ về phía Nam, chiếm bán đảo Malay cũng là mục tiêu quan trọng trong 
chính sách đối ngoại của Ayutthaya. Trong suốt thế kỉ XIV, khu vực này chƣa có một nhà 
nƣớc thống nhất mà chỉ là các tiểu quốc phụ thuộc vào vƣơng quốc ngoại tộc Giava. Sự thiếu 
thống nhất này chính là điều kiện hết sức thuận lợi để Ayutthaya thực hiện đƣợc tham vọng 
của mình. Mặt khác, chiếm đƣợc bán đảo Malay đồng nghĩa với việc Ayutthaya kiểm soát 
đƣợc con đƣờng thƣơng mại từ Tây sang Đông và ngƣợc lại, đƣa Ayutthaya trở thành trung 
tâm giao lƣu buôn bán với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. 
Vƣơng quốc có lãnh thổ tiếp giáp Ayutthaya về phía Đông và Đông Bắc là Lạn Xạng 
cũng là mục tiêu trong chiến lƣợc bành trƣớng lãnh thổ của Ayutthaya trong các thế kỉ XIV - 
XV. Tuy nhiên, giữa thế kỉ XVI, Miến Điện thống nhất và trở nên hùng mạnh dƣới triều đại 
Tongu, cả Ayutthaya và Lạn Xạng đều trở thành mục tiêu tấn công xâm lƣợc của quân đội 
Miến Điện. Chính vì thế, Ayutthaya buộc phải có sự thay đổi trong chính sách với Lạn Xạng 
trong các thế kỉ XVI - XVII. Hơn nữa, đây cũng chính là giai đoạn Lạn Xạng phát triển thịnh 
đạt dƣới triều vua Sulinha Vongsa. Vì thế, hai nƣớc đã duy trì mối quan hệ thân thiện, cùng 
có lợi. 
Tiếp giáp với Ayutthaya về phía Tây là Miến Điện. Miến Điện nằm sâu trong lục địa, 
chỉ có phần dải đất cực Nam là có giá trị thƣơng mại cao do giáp biển Ả Rập. Nắm bắt đƣợc 
điều đó, trong các thế kỉ XIV - XV, nhân cơ hội Miến Điện đang bị chia cắt, Ayutthaya đã 
xâm chiếm phần đất phía Nam này nhƣ Tavoy, Tenasserim, Mergui. Từ thế kỉ XVI, khi Miến 
thống nhất thì biên giới phía Tây không còn nằm trong chính sách xâm lƣợc của Ayutthaya 
nữa [2]. Ngƣợc lại Ayutthaya lại thƣờng xuyên bị quân đội Miến tấn công xâm lƣợc. 
Ayutthaya buôc phải thực hiện chính sách đối đầu quân sự, cứng rắn chống trả các cuộc tấn 
công của quân đội Miến. 
Bên cạnh mối quan hệ với các quốc gia láng giềng trong khu vực, ngƣời Thái với chính 
sách ngoại giao khôn khéo của mình còn mở rộng quan hệ ngoại giao ra các quốc gia lớn tại 
châu Á, lớn mạnh nhất là chính sách “thân Trung Hoa”. Đây là một chính sách đã góp phần 
đƣa Ayutthaya trở thành một trong những vƣơng quốc lớn mạnh nhất tại Đông Nam Á. Đây 
còn là giai đoạn các nƣớc phƣơng Tây đẩy mạnh quá trình xâm lƣợc tại Đông Nam Á, 
Ayutthaya đã có những chính sách ngoại giao hợp lý trong quan hệ với Anh, Pháp, Hà 
Lan...để tiếp tục duy trì đƣợc nền độc lập của mình nhƣng cũng học tập đƣợc rất nhiều từ các 
nƣớc để đƣa Ayutthaya trở thành một trung tâm trung chuyển hàng hóa, nhịp cầu nối trong 
quan hệ thƣơng mại khu vực và thế giới... 
Tuy lập quốc muộn song Ayutthaya đã nhanh chóng phát triển thành một vƣơng quốc 
phong kiến hùng mạnh, “một trung tâm chính trị quyền lực và quân đội mạnh ở khu vực Đông 
Nam Á” [1]. Bành trƣớng lãnh thổ là một trong những chính sách xuyên suốt trong chính sách 
47 
đối ngoại của Ayutthaya, với mục đích nhằm thiết lập một vƣơng quốc thống nhất, hùng 
mạnh của ngƣời Thái. 
Chính chính sách thôn tính này đã giúp Ayutthaya không ngừng mở rộng lãnh thổ của 
mình ra bốn hƣớng, lúc cực thịnh, lãnh thổ Ayutthaya bao gồm: Lopburi ở phía Bắc, 
Phrapradaeng ở phía Nam, Nakornnaiyok ở phía Đông và Suphanburi ở phía Tây. Theo thống 
kê, vào giai đoạn trị vì của các vị vua Ayutthaya, lãnh thổ của vƣơng quốc này bao gồm 65 
trên tổng số 76 tỉnh của vƣơng quốc Thái Lan ngày nay. Trừ đi Bangkok, Thonburi và Chiang 
Mai cùng với 8 tỉnh khác thì số còn lại đều thuộc lãnh thổ Ayutthaya. Ngoài các tỉnh thuộc 
miền Nam bán đảo Malay theo Hồi giáo nhƣ Malacca, Lankasuka (Pattani), Kedah, Kelantan 
(Saiburi), Trangganu và Xaybiri còn lại 59 tỉnh trong lãnh thổ theo Phật giáo) [3]. 
2.2. Ảnh hưởng về kinh tế 
Sự xuất hiện của ngƣời Thái và các vƣơng quốc lớn mạnh của mình, đã đƣa nền kinh tế 
Ayutthaya trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất trong khu vực, đƣa Ayutthaya trở 
thành trung tâm trao đổi buôn bán của Đông Nam Á trong nhiều thế kỉ. 
Ayutthaya có lợi thế về địa lý vì nằm ở nơi hợp lƣu của ba con sông là: Chaophraya, 
Lopburi và sông Pasak. Những dòng sông này đã bồi đắp lên vùng đồng bằng châu thổ màu 
mỡ, thích hợp cho việc trồng lúa. Do đó, Ayutthaya trở thành một trung tâm sản xuất lúa gạo, 
đủ nuôi sống một số lƣợng lớn dân cƣ và phục vụ cho xuất khẩu. Mặt khác, những dòng sông 
đều chảy theo hƣớng Bắc - Nam và đổ vào vịnh Thái Lan, nối giao thông nội địa với tuyến 
đƣờng thƣơng mại biển quốc tế. Do đó, Ayutthaya vừa có đặc điểm của một vƣơng quốc trên 
đất liền (quản lý nông nghiệp), vừa có đặc điểm của một vƣơng quốc đảo (quản lý thƣơng mại 
đƣờng biển). Kinh đô Ayutthaya cũng chính là một thành phố cảng quan trọng, mang đặc 
điểm của một hải cảng quốc tế. Đây trở thành một trung tâm tập trung hàng hóa vốn rải rác ở 
các địa bàn khác nhau nằm sâu trong lục địa ở phía Bắc, Đông Bắc, Đông và Tây. Sản phẩm 
hàng hóa đƣợc vận chuyển chủ yếu bằng hệ thống đƣờng sông về kinh thành, sau đó đƣợc 
xuất ra bên ngoài qua cảng Ayutthaya. Tất cả các mặt hàng đều có mặt tại Ayutthaya từ 
những mặt hàng bình thƣờng đến các mặt hàng cao cấp nhƣ lụa, đậu khấu, đinh hƣơng... 
Vị thế của Ayutthaya đã thu hút đông đảo thƣơng nhân các nƣớc trong khu vực nhƣ 
Lào, Campuchia, Đại Việt... đến trao đổi, buôn bán. Các cuộc chiến tranh giữa Ayutthaya với 
các nƣớc láng giềng càng làm cho sự giao thoa kinh tế diễn ra mạnh mẽ. Điều đó đã thúc đẩy 
kinh tế thƣơng nghiệp, đặc biệt là ngoại thƣơng của Ayutthaya phát triển. Ngay từ rất sớm, 
Ayutthaya đã hình thành hệ thống chợ. Có hơn 40 chợ trong kinh thành và hơn 30 chợ ngoài 
kinh thành. Ngoài ra, còn có 4 khu chợ nổi lớn và có rất nhiều chợ nổi nhỏ ở cả hai bên bờ 
sông, kênh rạch. Riêng vùng đất phía Tây ngoài kinh thành là nơi cƣ trú của ngƣời nƣớc 
ngoài, tập trung tài chính, hàng hóa và rất nhiều thuyền buôn từ các quốc gia khác nhau để 
mua bán, trao đổi [1]. 
Trong các thế kỉ XVI - XVII, Ayuthaya đã thiết lập quan hệ ngoại giao và thƣơng mại 
với các nƣớc tƣ bản phƣơng Tây nhƣ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp... Ở giai 
đoạn đầu, quan hệ giữa Ayutthaya với tƣ bản phƣơng Tây diễn ra tốt đẹp, giá trị buôn bán 
hàng hóa của Ayutthaya với các nƣớc đã tăng lên nhanh chóng, thúc đẩy nền thƣơng mại, đặc 
48 
biệt là thƣơng mại đƣờng biển. Hàng năm, thƣơng mại đƣờng biển đã đem lại cho Ayutthaya 
lợi nhuận lên đến 400.000 bath, trở thành nguồn thu chính của vƣơng quốc [1]. 
Từ cuối thế kỉ XVII, các nƣớc tƣ bản đều có hành động lấn tới, nhằm độc chiếm nền 
kinh tế thƣơng nghiệp, đe dọa nền đôc lập và hòa bình của vƣơng quốc Ayutthaya. Năm 1688, 
vua Pra Petra nắm quyền đã thực hiện chính sách “đóng cửa”, hạn chế quan hệ ngoại giao với 
các nƣớc tƣ bản phƣơng Tây. Mặc dù không có lệnh cấm ngƣời phƣơng Tây đến buôn bán và 
truyền đạo ở Ayutthaya song vẫn tác động lớn đến nền kinh tế của nƣớc này. Khi quan hệ với 
phƣơng Tây trở nên xấu đi, nền ngoại thƣơng của Ayutthaya bị chững lại, các đại lý buôn bán 
của ngƣời Anh, Pháp đều đóng cửa, chỉ còn duy nhất V.O.C của Hà Lan đƣợc tiếp tục hoạt 
động nhƣng cũng chỉ đến đầu thế kỉ XVIII là phải đóng cửa.Trung tâm thƣơng mại từ 
Ayutthaya đã chuyển hƣớng phía Nam với trọng tâm là Indonesia. Điều này đồng nghĩa với 
việc Ayutthaya mất đi vị trí trung gian trên tuyến đƣờng thƣơng mại biển Đông - Tây ở khu 
vực Đông Nam Á. 
Sau khi bị mất quan hệ thƣơng mại với các nƣớc phƣơng Tây, để duy trì hoạt động 
thƣơng mại trong nƣớc, Ayutthaya đã tăng cƣờng việc thiết lập quan hệ trở lại với các nƣớc 
trong khu vực, nhất là với Trung Quốc, Nhật Bản. Quan hệ buôn bán với các nƣớc trong khu 
vực thời kì này giữ vai trò quan trọng với nền thƣơng nghiệp Ayutthaya nhƣng không vực lại 
đƣợc nền kinh tế giống nhƣ giai đoạn trƣớc. 
Sự suy giảm ngoại thƣơng đã kéo theo sự sụt giảm của các hoạt động nội thƣơng và thủ 
công nghiệp trong nƣớc, ảnh hƣởng và tác động mạnh mẽ tới đời sống của nhân dân. 
3. Kết luận 
Là một tộc ngƣời xuất hiện muộn tại khu vực Đông Nam Á khi khu vực này đã xuất 
hiện nhiều dân tộc với những quốc gia lớn mạnh nhƣ ngƣời Khmer với đế chế Angkor, Đại 
Việt, Chămpa... nhƣng bản thân ngƣời Thái với khát vọng tự do đã từng bƣớc chứng minh 
đƣợc vai trò và ảnh hƣởng của mình trên bản đồ khu vực. Xuất phát điểm từ một vùng quê tổ 
rộng lớn bao gồm phần phía Nam của Trung Quốc, nhất là tại khu vực Vân Nam, ngƣời Thái 
đã không ngừng Nam tiến và Bắc tiến, trong đó con đƣờng Nam tiến đƣợc ngƣời Thái lựa 
chọn và trở thành hƣớng di cƣ chính để xây dựng vùng đất mới cho dân tộc mình với các tiểu 
quốc Thái nhƣ Chieang Saen, Lanna... Đến thế kỉ XIII, ngƣời Thái đã chiếm ƣu thế lớn tại 
Đông Nam Á lục địa và đây đƣợc coi là mốc đánh dấu sự xuất hiện và ảnh hƣởng của ngƣời 
Thái trên bản đồ khu vực Đông Nam Á. Từ thế kỉ XIII trở đi, nhất là trong các thế kỉ XVI, 
XVII, ngƣời Thái trở thành dân tộc có tác động lớn tới lịch sử khu vực trên nhiều khía cạnh, 
nhất là với vai trò của vƣơng quốc Thái lớn mạnh là Ayutthaya. Với vị thế của mình, ngƣời 
Thái đã ảnh hƣởng tới khu vực từ việc làm thay đổi bản đồ khu vực Đông Nam Á đến những 
ảnh hƣởng to lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội khu vực. 
Chính vì vậy, lịch sử Đông Nam Á giai đoạn từ thế kỉ XIII trở đi đã chứng kiến những 
biến động sâu sắc, trong đó, ngƣời Thái có thể coi là một trong những tộc ngƣời chủ đạo góp 
phần tạo ra những biến cố lớn và có sức ảnh hƣởng rộng tới toàn khu vực trong giai đoạn sau 
của thời kì Trung đại tại khu vực Đông Nam Á. 
49 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Charnvit Kasetsiri and Micheal Wright, Discovering Ayutthaya, Toyota Thailand 
(2007). Foundation and the foundation for promotion of Social science and Humanities 
and Poloitics in Thailand, Textbook project, Bangkok. 
[2] David K. Wyatt (1982). Thailand a short History, New Haven: Yale University Press, 
[3] Richard D. Cushman (2000). The Royal Chronicles of Ayutthaya, edited by David 
K.Wyatt, The Siam society Under Royal Patronage, Bangkok. 
[4] Rong Syamananda (1976). A History of Thailand, Bangkok: Chulalongkorn University. 
THE ROLE AND THE IMPACT OF THAI PEOPLE ON THE SOUTHEAST ASIA 
VIA THE STATUS OF AYUTTHAYA REIGN 
Luong Hoai Thanh 
Tay Bac University 
Abstract: Thai migrated to the Southeast Asia areas from the first century BC, scattered in the seventh to 
the 10th century and became powerful in the XIII century. From here, the appearance of the Thai people has 
created great changes to the history, politics and economy of the Southeast Asia, especially in mainland 
Southeast Asia. With such tremendous impact, Thai people have left a remarkable impact on the region which 
help the area become one of the East-West economic, cultural and economic intermediaries and the Center of 
Southeast Asian Theravada Buddhist. 
Keywords: Tai, Siam, Ayutthaya, Southeast Asia. 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_nguoi_thai_doi_voi_khu_vuc_dong_nam_a_luc_dia.pdf