Ảnh hưởng của tiếng Việt và tiếng Anh lên quá trình học tiếng Pháp như là ngoại ngữ thứ hai của sinh viên Việt Nam ngành Tiếng Anh

Trong quá trình học một ngôn ngữ, đặc biệt là học ngoại ngữ, lỗi là điều không thể tránh khỏi. Hiện

tượng này sẽ giúp giáo viên hiểu được mức độ tri nhận của người học. Tuy nhiên, có quá nhiều lỗi trong

các bài viết tiếng Pháp của sinh viên Việt Nam ngành tiếng Anh và thậm chí những lỗi này làm cho người

đọc đôi lúc hiểu nhầm. Điều này cho thấy lý do tại sao người học cần phải thể hiện được những câu đúng

ngữ pháp để chuyển tải đúng ý đến người đọc. Vì thế chúng ta phải nghiên cứu nguồn gốc của lỗi để giúp

người học hạn chế được lỗi trong các bài viết của mình. Có lẽ nguồn gốc lỗi là do sự ảnh hưởng của tiếng

Việt và tiếng Anh trong quá trình học tiếng Pháp.

pdf 11 trang yennguyen 11600
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của tiếng Việt và tiếng Anh lên quá trình học tiếng Pháp như là ngoại ngữ thứ hai của sinh viên Việt Nam ngành Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của tiếng Việt và tiếng Anh lên quá trình học tiếng Pháp như là ngoại ngữ thứ hai của sinh viên Việt Nam ngành Tiếng Anh

Ảnh hưởng của tiếng Việt và tiếng Anh lên quá trình học tiếng Pháp như là ngoại ngữ thứ hai của sinh viên Việt Nam ngành Tiếng Anh
15
 Tập 11, Số 4, 2017
ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH 
LÊN QUÁ TRÌNH HỌC TIẾNG PHÁP NHƯ LÀ NGOẠI NGỮ THỨ HAI 
CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM NGÀNH TIẾNG ANH
NGUYỄN THỊ ÁI QUỲNH
Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Quy Nhơn
TÓM TẮT
Ảnh hưởng của tiếng Việt và tiếng Anh lên quá trình học tiếng Pháp như là 
ngoại ngữ thứ hai của sinh viên Việt Nam ngành tiếng Anh
Trong quá trình học một ngôn ngữ, đặc biệt là học ngoại ngữ, lỗi là điều không thể tránh khỏi. Hiện 
tượng này sẽ giúp giáo viên hiểu được mức độ tri nhận của người học. Tuy nhiên, có quá nhiều lỗi trong 
các bài viết tiếng Pháp của sinh viên Việt Nam ngành tiếng Anh và thậm chí những lỗi này làm cho người 
đọc đôi lúc hiểu nhầm. Điều này cho thấy lý do tại sao người học cần phải thể hiện được những câu đúng 
ngữ pháp để chuyển tải đúng ý đến người đọc. Vì thế chúng ta phải nghiên cứu nguồn gốc của lỗi để giúp 
người học hạn chế được lỗi trong các bài viết của mình. Có lẽ nguồn gốc lỗi là do sự ảnh hưởng của tiếng 
Việt và tiếng Anh trong quá trình học tiếng Pháp.
Từ khóa: Sự ảnh hưởng, tiếng Anh, tiếng Việt, quá trình học tiếng Pháp. 
ABSTRACT
The Influence of Vietnamese and English on the Process of Learning French 
as a Second Foreign Language of Vietnamese Students in English
In the process of learning a language, especially a foreign language, errors are unavoiable. This 
phenomenon makes teachers know what the degree of their students is. Therefore, there are many errors in 
the French composition of the students of English and do mistake for readers. This is why it is necessary 
to construct a reasonable sentence and grammar to the message can be transmitted. So, we must study the 
sources of error for limit errors in theirs compositions. Perhaps the source of the error is caused by the 
influence of Vietnamese and English on the process of learning French. 
Key words: Influence, English, Vietnamese, process of learning French. 
1. Đặt vấn đề
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, việc sử dụng nhiều ngoại ngữ là một nhu cầu ngày càng 
tăng và phổ biến. Bên cạnh ngôn ngữ quan trọng và phổ biến là tiếng Anh, các ngôn ngữ khác 
cũng rất cần thiết đối với tất cả chúng ta trong quá trình hội nhập. Chính vì thế, trong các trường 
học, đặc biệt là trong các trường chuyên, các trường đại học, đang triển khai nhiều ngôn ngữ nước 
ngoài thì việc học song ngữ thậm chí ba ngôn ngữ đang được ngành giáo dục quan tâm và hướng 
đến. Vì thế, việc giảng dạy đa ngôn ngữ đang là sứ mệnh của ngày nay. Thật vậy, người ta có thể 
*Email: nguyenthiaiquynh@qnu.edu.vn
Ngày nhận bài: 01/03/2017; Ngày nhận đăng: 15/5/2017 
Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Quy Nhơn, ISSN: 1859-0357, Tập 11, Số 4, 20 7, Tr. 15-25
16
học liên tục hoặc đồng thời hai hoặc nhiều ngôn ngữ nước ngoài. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy 
rằng, ngoài việc học tiếng mẹ đẻ, việc học chồng chéo nhiều ngôn ngữ đã dẫn đến những điểm 
sai phạm về sử dụng ngôn ngữ, thậm chí có sự “đối chọi” nhau về mặt ngôn ngữ - văn hóa. Sự đa 
ngôn ngữ này ngày càng xuất hiện nhiều trong các trường học, nơi học sinh tiếng Anh chọn một 
ngoại ngữ thứ hai để học.
Trong cuốn sách “Language Transfer”, Odlin (1989) đề cập sự chuyển di ngôn ngữ, thể 
hiện rõ sự sâu sắc của hiện tượng này. Trong thực tế, theo tác giả, khi chúng ta nói về chuyển di 
ngôn ngữ, người ta nghĩ ngay lập tức về ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ trong quá trình học ngoại 
ngữ. Trong thực tế, trong bối cảnh học nhiều ngôn ngữ, chuyển di ngôn ngữ cũng được hiểu là ảnh 
hưởng của ngoại ngữ đã học mà học sinh đã học trước đó vào một ngoại ngữ khác. Học ngoại ngữ 
hoàn toàn không giống như học tiếng mẹ đẻ. Học một ngoại ngữ mới, người học luôn bị chi phối 
bởi các kiến thức về ngôn ngữ mà người học đã tích lũy trước đó. Vì vậy, lỗi xảy ra do những ảnh 
hưởng này là hoàn toàn tự nhiên.
Phân tích lỗi là vô cùng quan trọng đặc biệt trong việc giảng dạy ngôn ngữ, mặc dù đối 
với nhiều phương pháp dạy ngoại ngữ tiếng Pháp gần đây, chúng tôi xem các lỗi như là một hiện 
tượng tự nhiên trong học tập. Mục đích của việc phân tích lỗi của người học là để nghiên cứu 
những tiến bộ của người học thông qua ngoại ngữ người học sử dụng để chuẩn bị các tài liệu và 
chiến lược dạy - học và kết cấu chương trình. Việc tìm ra nguyên nhân giúp sinh viên hạn chế lỗi 
trong quá trình học tiếng Pháp đã thôi thúc chúng tôi nghiên cứu vấn đề này. Vì thế, việc phân tích 
làm sáng tỏ nguồn gốc lỗi trong quá trình học tiếng Pháp là rất cần thiết đối với người học tiếng 
Pháp. Đây cũng chính là mục đích của bài viết này. Phần mở đầu, chúng tôi nêu lý thuyết cơ sở về 
nguồn gốc lỗi. Sau đó, chúng tôi sẽ phân tích một số lỗi trong các bài thi viết cuối kỳ môn tiếng 
Pháp của sinh viên ngành tiếng Anh của trường Đại học Quy Nhơn liên quan đến sự ảnh hưởng 
của kiến thức có trước. Cuối cùng, chúng tôi sẽ rút ra kết luận nhằm giúp người học có cái nhìn cụ 
thể và tổng quan hơn về nguồn gốc sinh ra lỗi trong quá trình sử dụng tiếng Pháp để từ đó có thể 
vượt qua được những khó khăn của mình đồng thời sử dụng tốt tiếng Pháp hơn.
2. Nguồn gốc lỗi
Sự phân tích lỗi để tìm ra nguồn gốc của lỗi thực sự quan trọng trong việc giảng dạy và học 
tập ngoại ngữ nói chung và tiếng Pháp nói riêng, đặc biệt là trong giảng dạy tiếng Pháp đối với 
các sinh viên Việt Nam ngành tiếng Anh. Ngôn ngữ học đối chiếu và phân tích lỗi giúp nhiều sinh 
viên nhận ra những điểm tương đồng và dị biệt giữa các thứ tiếng để họ có thể sử dụng ngôn ngữ 
mình đang học một cách đúng đắn nhất. 
Trong quá trình học một ngôn ngữ đặc biệt là một ngôn ngữ nước ngoài, không thể tưởng 
tượng rằng người học không phạm lỗi. Ngược lại, sự xuất hiện lỗi là một hiện tượng tự nhiên. 
Điều này thông báo với người dạy mức độ tiếp thu của người học. Theo S. Pit Corder trong “Ý nghĩa 
lỗi của người học” (The signifiance of leaners errors) trích trong Lari, (tập 4/1967, tr. 162 - 169), 
sự xuất hiện lỗi trong khi học ngoại ngữ là không thể tránh khỏi và cần thiết vì các lỗi này có ý 
nghĩa như sau:
- Một mặt, đối với giáo viên, chúng cho phép giáo viên biết được học sinh đang ở chỗ nào 
so với mục đích đã đề ra. Chúng cũng chỉ cho giáo viên thấy ngôn ngữ đó được học và được tri 
Nguyễn Thị Ái Quỳnh
17
 Tập 11, Số 4, 2017
nhận như thế nào cũng như những chiến lược hay những phương pháp người học sử dụng để phát 
triển bản chất của ngôn ngữ. 
- Mặt khác, đối với người học, nhờ vào điều này, người học có thể kiểm tra các giả định 
ngầm của mình dựa trên các chức năng của ngôn ngữ người học học được.
Thật vậy, lỗi là sự biểu hiện của trạng thái phát triển ngôn ngữ của người học. Đồng thời, 
chúng cũng chỉ cho chúng ta những kiến thức về ngôn ngữ của người học thông qua các biểu hiện 
ngôn ngữ. Đây chính là những lỗ hổng của người học và điều này đã giúp giáo viên và người học 
tìm kiếm phương pháp dạy và học phù hợp hơn.
Trong giảng dạy - học tập, phân tích lỗi là điều cần thiết vì những lý do sau đây: Thứ nhất, 
về mặt lý thuyết, người học có thể hiểu rõ hơn về quá trình học một ngoại ngữ nào đó; Thứ hai, 
về mặt thực hành, sự hiểu biết rõ hơn quá trình học tập góp phần vào xây dựng các nguyên lý và 
thực hành dạy - học thích hợp nhất mà ở đó lỗi được công nhận và thấy rõ tầm quan trọng của các 
lỗi. Theo P. Strevens, được H. và R. Besse Porquier (1991) trích dẫn “Các lỗi và khó khăn của 
học sinh trong học tập phản ánh một số điểm khác nhau sẽ được tự động đưa vào so sánh song 
ngữ toàn diện [...] Phân tích lỗi không thể thay thế các nghiên cứu đối chiếu nhưng nó mang lại 
giải pháp thay thế và điều này có thể mang đến những thành quả nhanh hơn”. [5, p. 206]. Theo 
tác giả này, việc phân tích lỗi thực sự là quan trọng. Thật vậy, trong việc giảng dạy tiếng Pháp cho 
sinh viên Việt Nam ngành tiếng Anh, phân tích lỗi giúp họ nhận ra nhiều điểm chung và điểm khác 
nhau giữa các ngôn ngữ để họ có thể sử dụng chúng đúng cách hơn.
2.1. Nguồn gốc lỗi
Trong quá trình giảng dạy và học tập ngôn ngữ, việc tìm kiếm nguồn gốc của lỗi là rất cần 
thiết. Theo H. Besse, “các khái niệm về dạy - học ngữ pháp có tính đến các ảnh hưởng của tiếng mẹ 
đẻ và sự xuất hiện của những lỗi ngữ pháp hay những lỗi khác” [7, p. 200]. Đối với C. Germain, 
được trích dẫn lại bởi H. Besse (1991), các vấn đề cơ bản của việc học ngôn ngữ gắn liền với:
1. Sự bắt buộc phải tính đến của những gì đã có trước;
2. Không có khả năng làm sai cấu trúc đã học được;
3. Sự cần thiết phải chồng lên các kỹ năng và kiến thức mới.
Điều này đã tồn tại trong tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ đã học trước đó; Khi tri nhận thêm một 
ngôn ngữ mới sẽ làm nảy sinh việc chồng các kiến thức của một ngôn ngữ mới lên kiến thức các 
ngôn ngữ có trước.
Đây là trường hợp của các khái niệm ngữ pháp tồn tại trong một ngôn ngữ, nhưng không có 
trong các ngôn ngữ khác. Điều này được chứng minh qua cách sử dụng mạo từ trong tiếng Pháp: 
“Mạo từ” là một khái niệm mới đối với người Việt Nam vì trong ngôn ngữ của họ, khái niệm này 
vắng mặt. Tuy nhiên, đối với sinh viên Việt Nam học tiếng Anh, họ hiểu khái niệm này dễ dàng 
hơn vì họ đã biết khái niệm mạo từ là gì.
Hoặc, lấy một ví dụ khác, đối với một sinh viên Việt Nam ngành tiếng Anh học tiếng Pháp 
như một ngoại ngữ thứ hai, để viết một lá thư, những kiến thức liên quan đến các hình thức hay 
phong cách (trịnh trọng hay thân mật) là vô cùng quan trọng. Với kiến thức về tiếng Anh, người 
học có thể chọn ngôn ngữ thích hợp để viết một lá thư đúng. Anh ta biết rằng người ta không thể 
sử dụng ngôn ngữ thông tục trong thư gửi cho ông Giám đốc hoặc một bức thư hành chính.
18
2.2. Ảnh hưởng của kiến thức trong việc học ngôn ngữ và diễn đạt viết
Dạy - học nói chung và dạy - học các ngôn ngữ nói riêng, kiến thức có trước luôn đóng một 
vai trò quan trọng. Chúng tạo điều kiện cho việc tri nhận các khái niệm mới một cách dễ dàng. 
Các quy tắc ngữ pháp của ngoại ngữ trực tiếp điều chỉnh việc học một ngôn ngữ mới. Chúng cho 
phép người học phân biệt các kiến thức mới. Tuy nhiên, người ta nhận thấy rằng trên thực tế, kiến 
thức có trước có thể gây trở ngại việc tiếp thu các quy tắc ngữ pháp mới. Đây là trường hợp của 
các khái niệm ngữ pháp tồn tại trong ngôn ngữ này, nhưng không có trong các ngôn ngữ khác. 
Những kiến thức ảnh hưởng đến các hoạt động học tập, vì chúng cho phép người học xác định 
những gì anh ta có thể học. Những thông tin mới được tương tác với kiến thức có trước trong quá 
trình xử lý thông tin.
Tóm lại, đối với kỹ năng diễn đạt viết, kiến thức của người viết - người học trở nên rất quan 
trọng. Đúng là kiến thức có trước và trải nghiệm đã tạo điều kiện thuận lợi đối với kỹ năng diễn 
đạt viết.
Đây là những gì mà tất cả các giáo viên nên chú ý. Không thể yêu cầu người học viết các 
văn bản về các lĩnh vực mà họ không biết rõ.
2.2.1. Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực
Trong mọi trường hợp, nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ đã đưa đến nhiều ứng dụng 
trong giảng dạy và học tập. Điều này cho phép người học có một cái nhìn rõ ràng hơn những ngôn 
ngữ đang được nghiên cứu.
Ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ trong việc học ngoại ngữ
Theo các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia ngôn ngữ, tiếng mẹ đẻ của người học sẽ 
quyết định sự khó/dễ khi học một ngoại ngữ. Rõ ràng, ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đối với quá 
trình học tiếng là có thật.
Theo Bùi Mạnh Hùng (2008), “Học một ngoại ngữ có đặc điểm loại hình gần với tiếng mẹ 
đẻ sẽ dễ hơn là học một ngoại ngữ hoàn toàn khác xa về loại hình” (1, tr. 40). Xuất phát từ quan 
điểm này, chúng ta có thể lấy ví dụ một người Việt Nam sẽ tiếp thu dễ dàng tiếng Hán hơn là tiếng 
Anh. Tương tự như vậy, đối với một người Pháp, học tiếng Anh dễ dàng hơn so với việc học tiếng 
Hán. Bùi Mạnh Hùng biện minh cho quan điểm của mình qua bảng dưới đây nhằm liệt kê thời 
lượng tối đa của các khóa học ngoại ngữ cấp tốc dành cho các thành viên trong đoàn ngoại giao 
Mĩ tại Sở Ngoại vụ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (1985) đã một lần nữa chứng minh sự liên quan giữa 
tiếng mẹ đẻ và quá trình học ngoại ngữ.
Ngôn ngữ Thời gian (tuần) Ngôn ngữ Thời gian (tuần)
Afrikaans 24 Ý 20
Amharique 44 Nhật 44
Ả Rập 44 Hàn Quốc 44
Bengali 44 Lào 44
Bungari 44 Mã Lai 32
Nguyễn Thị Ái Quỳnh
19
 Tập 11, Số 4, 2017
Myanmar 44 Na Uy 24
Hán 44 Pilipino 44
Czech 44 Ba Lan 44
Đan Mạch 24 Bồ Đào Nha 24
Dari 44 Ru-ma-ni 24
Hà Lan 24 Nga 44
Phần Lan 44 Serbi 44
Pháp 20 Tây Ban Nha 20
Đức 20 Swahili 24
Hy Lạp 44 Thụy Điển 24
Hebrew 44 Thái Lan 44
Hindi 44 Thổ Nhĩ Kỳ 44
Hungari 44 Urdu 44
Indonesia 32
 (Theo Odlin 1989)
Bảng 1. Phân bố thời gian học ngoại ngữ
Chuyển di ngôn ngữ được chia thành hai loại: chuyển di “tích cực” và chuyển di “tiêu cực”. 
Theo Galisson R. và D. Coste (1976), việc chuyển di được gọi là “tích cực” khi việc chuyển di 
này tạo điều kiện thuận lợi để người học nắm bắt ngôn ngữ tốt hơn, nhanh hơn và dễ dàng hơn. 
Chuyển di “tích cực” có mặt trong tất cả các khía cạnh ngôn ngữ và ngoại ngôn ngữ như văn bản, 
văn hóa. Ví dụ, đối với từ “sáu” (six), tiếng Pháp và tiếng Anh có nghĩa tương tự. Vì vậy, sẽ không 
khó khăn cho một người Anh học tiếng Pháp hay cho một người Pháp học tiếng Anh.
Trong trường hợp ngược lại, chuyển di tiêu cực luôn cản trở, gây khó khăn cho người học: 
cấu trúc, quy tắc ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ hoặc ngôn ngữ đã học trước đó, làm cho việc học ngôn 
ngữ mới bị sai lệch. Hiện tượng chuyển di tiêu cực này có nguồn gốc sâu xa là sự khác biệt giữa 
hai ngôn ngữ. Cả hai loại chuyển di tích cực và tiêu cực đều có mặt trên các bình diện: ngữ âm, 
từ vựng và ngữ pháp.
Một số người cho rằng quá trình học ngoại ngữ là quá trình phải vượt qua những khác biệt 
giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích - ngôn ngữ được học. Quan điểm này được thể hiện mạnh 
mẽ bởi các nhà ngôn ngữ học. Những người này có cùng quan điểm và cho rằng nguyên nhân cơ 
bản thậm chí là nguyên nhân duy nhất của những khó khăn và gây ra lỗi trong việc học ngoại ngữ 
là những ảnh hưởng tiêu cực của những thói quen được hình thành trong quá trình sử dụng tiếng 
mẹ đẻ. Quan điểm này đã nhấn mạnh những ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ khi học một ngoại ngữ. 
Hiện tượng này đã trở nên phổ biến trong những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ XX.
Những ảnh hưởng của ngoại ngữ thứ nhất lên ngoại ngữ thứ hai
Như chúng ta đã biết, sự chuyển di ngôn ngữ có thể đến từ tiếng mẹ đẻ và cả ngoại ngữ người 
học đã học trước đó. Theo Galisson R. và D. Coste (1976), chuyển di trong giảng dạy ngôn ngữ, 
20
được xem như là nguồn gốc cản trở quá trình học tiếng của người học và gây ra lỗi trong sử dụng 
ngôn ngữ nước ngoài trên thực tế là do ảnh hưởng từ tiếng mẹ đẻ hoặc một thứ tiếng nước ngoài 
đã học trước đó [5, p. 23]. Định nghĩa này chỉ cho chúng ta thấy rõ vai trò của kiến thức có trước. 
Trong quá trình học một ngoại ngữ mới, người học thường bị chi phối bởi các quy tắc ngữ pháp 
của tiếng mẹ đẻ hoặc ngoại ngữ đã học trước đó. Điều này được chứng minh bởi Paul Cyr (1998) 
“Việc xây dựng nền tảng kiến thức được thực hiện dần dần, và trong quá trình này, trong người 
học luôn có sự liên quan giữa các thông tin mới kết hợp với những gì anh ta đã biết trước đó”. 
(«La construction du savoir se fait de façon graduelle et, durant cette construction, l’apprenant 
met en relation les nouvelles informations qui lui sont présentées avec ce qu’il connaît déjà ».)
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Lỗi do sự ảnh hưởng của những kiến thức có trước không chỉ hiện diện qua những từ tiếng 
Anh trong các bài luận của sinh viên mà các lỗi còn hiện diện, được thể hiện qua các cấu trúc câu. 
Trong quá trình dạy tiếng Pháp cho sinh viên Việt Nam học ngành tiếng Anh, thỉnh thoảng, chúng 
tôi bắt gặp những lỗi do bắt chước cấu trúc từ tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt hoặc tiếng Anh - ngôn ngữ 
mà họ đã học trước đó.
Theo kết quả nghiên cứu trước đây của chúng tôi (10, tr. 76 ), sau khi thống kê các loại lỗi 
của sinh viên Việt Nam học tiếng Anh của ba trường Đại học: Đại Học Ngoại ngữ Huế, Đại học 
Ngoại ngữ Đà Nẵng và Đại học Quy Nhơn, chúng tôi nhận thấy rằng sinh viên đã mắc phải rất 
nhiều loại lỗi liên quan ít nhiều đến sự ảnh hưởng từ tiếng Việt - ngôn ngữ mẹ đẻ và tiếng Anh - 
ngoại ngữ đã học trước đó, như lỗi về sử dụng động từ (ĐgT), lỗi chính tả (CT), mạo từ (MT), 
tính từ chỉ tính chất (TTTC), tính từ sở hữu (TTSH), tính từ chỉ định (TTCĐ), giới từ (GT), lỗi do 
dùng từ tiếng Anh trong bài viết (TTA), lỗi do áp dụng cấu trúc tiếng Anh (CTTA), lỗi do sử dụng 
cấu trúc tiếng Việt (CTTV), lỗi trong diễn đạt ý (DĐY), lỗi do chọn từ vựng (TV), lỗi dùng đại từ 
(ĐT), lỗi do dùng sai trạng từ (TrT) và lỗi do dùng liên từ (LT). Theo nghiên cứu của chúng tôi, 
số lượng lỗi do ảnh hưởng từ tiếng Anh là nhiều hơn so với lỗi do ảnh hưởng từ tiếng Việt. Cụ thể, 
trong 254 bài viết được sao chụp lại, có 91 lỗi sử dụng cấu trúc gần giống tiếng Anh và chỉ có 24 
lỗi được dùng gần giống tiếng Việt. Có rất nhiều loại lỗi được chỉ ra, tuy nhiên sau khi phân tích, 
các loại lỗi này đều ít nhiều liên quan đến các kiến thức có trước, đặc biệt là từ tiếng Anh. Điều 
này muốn nói lên rằng, sự ảnh hưởng của một ngoại ngữ đã học lên quá trình học ngoại ngữ thứ 
sau là rất lớn. Trong quá trình diễn đạt ý của mình, các sinh viên thỉnh thoảng dựa trên các cấu 
trúc ngôn ngữ mà mình đã học trước đó. Sau đây, chúng tôi xin trích dẫn một số lỗi điển hình xuất 
phát từ sự ảnh hưởng cấu trúc ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt trong các môn học từ tiếng Pháp 1 
đến tiếng Pháp 4 của sinh viên ở 3 trường:
Nguyễn Thị Ái Quỳnh
21
 Tập 11, Số 4, 2017
Bảng 2. Thống kê lỗi trong các bài viết của sinh viên ba trường
Các lỗi do ảnh hưởng từ tiếng Việt
Trong quá trình tri nhận kiến thức của một ngoại ngữ mới, sự hiện diện các từ tiếng Anh, 
các cấu trúc tiếng Việt và tiếng Anh trong các bài viết của sinh viên là hoàn toàn dễ hiểu. Mục 
đích của chúng tôi là phân tích các loại lỗi đó nhằm chỉ cho các em thấy những người «bạn giả » 
(trong tiếng Pháp gọi là faux amis) để từ đó các em biết cách phòng tránh các loại lỗi này trong 
diễn đạt viết để kết quả học tập được tốt hơn.
Sau khi đọc và thống kê các loại lỗi trong các bài viết của sinh viên qua các bài kiểm tra 
cuối kỳ năm học 2013 - 2014, chúng tôi nhận thấy các loại lỗi này bắt nguồn từ những ảnh hưởng 
từ tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt và ngoại ngữ thứ nhất - tiếng Anh. Đầu tiên, chúng tôi sẽ phân tích các 
lỗi liên quan đến tiếng Việt.
Lỗi do sử dụng cấu trúc tiếng Việt 
- Trường hợp tiếng Pháp 1
Ex: - “Elle est très aime des enfants”. (Bà ấy rất yêu các con)
thay vì “Elle aime beaucoup ses enfants”.
- “La famille de moi a quatre persons”. (Gia đình tôi có bốn người) thay vì “Ma famille a 
quatre personnes”.
-“J’aime ma mère très beaucoup”. (Tôi yêu mẹ tôi rất nhiều)
thay vì “J’aime beaucoup ma mère”.
Những ví dụ trên đây đã chỉ cho chúng ta thấy rất rõ sự ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ lên quá 
trình học tiếng nước ngoài.
Hay lấy ví dụ khác, những lỗi được trích ra từ các bài thi học phần tiếng Pháp 2 ở Đại học 
Quy Nhơn đã một lần nữa chứng minh nguồn gốc lỗi là do tiếng mẹ đẻ. Trong tiếng Pháp, khi nói 
22
tôi khác, người Việt thường nói tôi và những người khác/tôi và Michel/tôi và em gái tôi Điều 
này đã được ứng dụng vào trong hai câu dưới đây:
1. “Moi et mes amis”
2. “Je et ma mère visiterons mes grand parent”
 Hơn nữa, trong tiếng Việt, người ta không phân biệt đại từ làm chủ ngữ (pronom sujet) và 
đại từ nhấn mạnh (pronom tonique), chính vì vậy mà một số người học đã nhầm lẫn khi sử dụng 
hai loại đại từ này. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua hai ví dụ minh họa ở trên.
 Đặc biệt, khi thể hiện các câu phức, các sinh viên sau khi học xong tiếng Pháp 4 đã thể 
hiện theo lối viết tiếng Việt. Chúng ta có thể nhận ra qua các ví dụ chứng minh sau:
1. “Je suis très amusante quand tu es accepter de voyager avec moi cet été” Thay vì “Je 
suis très amusante que tu acceptes de visiter avec moi cet été”.
2. “Je suis heureuse quand tu fais ce voyage ave nous”
Thay vì “Je suis heureuse que tu fasses ce voyage avec nous”.
3. “J’écris ce lettre à vous pour toi faire des propositions”
Thay vì “Je vous écris pour vous proposer”
Từ các lỗi trên đây, chúng ta nhận thấy rằng, trong quá trình diễn đạt viết, người học đã bị 
chi phối bởi các kiến thức có trước nên đã mắc các loại lỗi về sử dụng mạo từ, giới từ, tính từ, 
động từ, đại từ, trạng từ,... và các kiểu cấu trúc câu. 
Các lỗi do ảnh hưởng từ tiếng Anh
Bên cạnh các lỗi bị gây ra do ảnh hưởng từ tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt, thì các loại lỗi bị gây 
ra do ảnh hưởng của tiếng Anh - ngoại ngữ có trước cũng rất đáng kể. Chúng tôi xin trích dẫn ra 
một số lỗi trong các chương trình từ tiếng Pháp 1 đến tiếng Pháp 4 có liên quan đến ảnh hưởng 
từ tiếng Anh. 
+ Trường hợp Tiếng Pháp 1
1. “Il est un journaliste”
2. “Ma mère est professeur dans la Nguyen Khuyen lycée”
3. “email adress”
4. “Je suis 20 ans”
5. “Ma mère est une dentiste”
6. “Ma mère est 50 ans”
7. “Elle est un médecin” 
8. “Elle aussi adore la cuisine”
9. “Ma mère souvent se lève en avance”
10. “Elle aussi préfère écouter la musique [] la moderne danse”
11. “Elle est un professeur”
12. “Elle aime regarder television avec famille”
Các lỗi trên được trích ra từ các bài kiểm tra viết cuối kỳ môn tiếng Pháp 1 của sinh viên 
ngành tiếng Anh ở Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng và Đại học Quy Nhơn. Đây là thời gian đầu các 
sinh viên làm quen với tiếng Pháp, một ngôn ngữ mới với những khái niệm ngôn ngữ cũng hoàn 
toàn mới lạ. Vì vậy, việc tri nhận ngôn ngữ mới chưa chín muồi, bề dày kiến thức ngôn ngữ mới 
chưa vững vì thế mà việc bị chồng chéo và bị ảnh hưởng từ các kiến thức có trước là không thể 
Nguyễn Thị Ái Quỳnh
23
 Tập 11, Số 4, 2017
nào tránh khỏi. Theo chương trình học tập của học phần này, các sinh viên tiếng Anh sẽ học tiếng 
Pháp qua các nội dung cơ bản: giới thiệu, tự giới thiệu, diễn đạt được sở thích cá nhân, nêu được 
các hoạt động thường ngày Về mặt ngữ pháp, sinh viên sẽ học cách sử dụng mạo từ, giới từ, 
tính từ, trạng từ, giống và số các danh từ, chia động từ ở thì hiện tại, 
Từ các lỗi được trích ra ở trên, trong học phần tiếng Pháp 1, các lỗi được chỉ ra đều liên 
quan đến các kiến thức có trước là tiếng Anh. Quan sát các lỗi trên, ta thấy lỗi gây ra do sử dụng 
mạo từ khi giới thiệu một người nào đó. Chỉ có tiếng Anh mới có cấu trúc: chủ ngữ - động từ - 
mạo từ - danh từ để giới thiệu nghề nghiệp của một người nào đó. Còn trong tiếng Việt, hoàn toàn 
không tồn tại khái niệm mạo từ. Trong lúc đó, để giới thiệu nghề nghiệp một người nào đó trong 
tiếng Pháp thì chỉ có cấu trúc: chủ ngữ - động từ - danh từ (không có mạo từ). Các lỗi này tồn tại 
trong các câu trích số 1, 5, 7 và 11.
Liên quan đến ảnh hưởng từ tiếng Anh, các câu số 4 và số 6 cho chúng ta thấy để nói tuổi, 
trong tiếng Pháp người ta dùng động từ «avoir» để biểu đạt, trong lúc đó tiếng Anh người ta sử 
dụng động từ «to be» tương ứng với động từ «être» trong tiếng Pháp. Và một lần nữa, cách dùng 
động từ «être» trong các câu trên đã chứng minh sự ảnh hưởng từ tiếng Anh lên tiếng Pháp.
Bên cạnh đó, vị trí của trạng từ và tính từ trong các câu 8, 9 và 10 cũng chỉ ra cho chúng ta 
thấy cấu trúc tiếng Anh hiện diện trong quá trình diễn đạt các câu tiếng Pháp. Ngoài ra, các cấu 
trúc danh từ - danh từ kết hợp theo cấu trúc tiếng Anh cũng được thể hiện qua câu trích số 2 và 
số 3. Đối với câu trích dẫn 12, một lần nữa chúng ta lại thấy sự hiện diện của cấu trúc tiếng Anh 
rất rõ nét. Rõ ràng, sinh viên đã bắt chước cấu trúc câu tiếng Anh «watch television with family” 
để thể hiện ý nghĩ của mình qua câu tiếng Pháp «regarder television avec famille.». Thay vì 
phải viết «Elle aime regarder la télévision avec sa famille», người học đã viết “Elle aime regarder 
television avec famille”. Điều này được giải thích là do ảnh hưởng của kiến thức có trước mà 
người viết đã không sử dụng mạo từ trong câu. 
Đối với trường hợp Tiếng Pháp 2, các lỗi lại rơi vào việc chia động từ, chọn động từ phù 
hợp, sử dụng mạo từ, danh từ, tính từ ảnh hưởng từ tiếng Anh. Điều này được chứng minh qua 
việc sử dụng động từ «visiter». Động từ «visiter» trong tiếng Pháp chỉ sử dụng trong trường hợp 
tham quan cái gì đó hay chỉ dùng trong trường hợp bác sĩ thăm khám bệnh nhân. Trong lúc đó, 
sinh viên tiếng Anh lại nhầm với động từ «visit» trong tiếng Anh, nên người học đã thể hiện qua 
các câu số 1, 4 và 5. Sau đây là các bằng chứng chỉ ra lỗi của sinh viên nhằm minh họa các phân 
tích trên.
1. “Je visiterai ma grand-mère” 
2. “Je aurai le joyeux temps”
3. “Nous sortirai à la Hinh fleuve”
4. “Je visiterai mon grand-père”
5. “Je et ma mère visiterons mes grand parent”
Đối với trường hợp Tiếng Pháp 3, các sinh viên ngành tiếng Anh đã mắc phải rất nhiều lỗi 
về trật tự từ trong câu. Họ đã nhiều lần dùng sai cấu trúc câu tiếng Pháp vì họ đã dựa vào các cấu 
trúc câu tiếng Anh là đặt danh từ riêng trước các danh từ chung (câu trích số 1 và 4) hay đặt các 
tính từ trước các danh từ hoặc dùng sai giống số tính từ qua các câu 2, 3 và 5. Chúng tôi đã rút ra 
nhiều trích dẫn về lỗi ở trên qua các câu trích dưới đây để chứng minh vấn đề được nêu ra ở trên.
24
1. “  diner dans Que Huong restaurant à Le Hong Phong rue”
2. “Je portais rouge robe ”
3. “Blanche robe”
4. “dîner à l’ami Louis restaurant”
5. “Blondes cheveux”
Đối với trường hợp Tiếng Pháp 4, chúng tôi xin được trích dẫn một số lỗi sau đây có liên 
quan đến ảnh hưởng từ kiến thức ngoại ngữ đã học trước đó là tiếng Anh.
1. “ moderne équipments”
2. “la condition de spiritual vie”
3. “le fresh air”
4. “Je souvent se sens très bien”
5. “Ben Thanh marché”
6. “J’aime voir le Mekong river”
7. “Et samedi, le 17 ère, nous retournerons à”
Từ các câu trích dẫn các lỗi trên đây, chúng ta nhận thấy rằng, sau khi sinh viên đã học xong 
4 học phần tiếng Pháp, vốn kiến thức ngôn ngữ của họ chắc chắn đã có nhiều tiến bộ và vững 
vàng. Tuy nhiên, họ vẫn còn bị các kiến thức có trước bao phủ khi thể hiện qua bài viết. Cụ thể, 
họ vẫn còn mắc các lỗi về sử dụng tính từ như chưa hợp giống và số (câu 1 và 2), vẫn còn nhầm 
lẫn trật tự các loại từ loại trong câu (câu 1, 2, 3, 5 và 6) và rõ nét nhất, trong tiếng Anh, khi muốn 
nói ngày tháng người ta phải dùng số thứ tự để nói thì ở đây trong câu 7, sinh viên đã bắt chước 
cách nói đó (le 17 ère). 
Tóm lại, do ảnh hưởng kiến thức ngoại ngữ có trước là tiếng Anh mà các sinh viên đã bị 
lẫn lộn trong quá trình tri nhận kiến thức. Các loại lỗi từ từ vựng đến ngữ pháp đều có liên quan 
đặc biệt đến tiếng Anh.
Sau khi phân tích nguồn gốc lỗi trong các bài luận của sinh viên, chúng tôi xét thấy rằng 
ảnh hưởng tiêu cực từ tiếng Việt và tiếng Anh lên quá trình học tiếng Pháp của sinh viên là hoàn 
toàn có thật.
4. Kết luận 
Dạy - học nói chung và dạy - học các ngôn ngữ nói riêng, kiến thức trước luôn đóng một vai 
trò quan trọng. Chúng tạo điều kiện cho việc tri nhận các khái niệm mới một cách dễ dàng. Các 
quy tắc ngữ pháp của ngôn ngữ nước ngoài hoặc những ngôn ngữ học được trực tiếp điều chỉnh 
việc học một ngôn ngữ mới. Chúng cho phép người học phân biệt các kiến thức mới. Tuy nhiên, 
người ta nhận thấy rằng trên thực tế, kiến thức có trước có thể gây trở ngại việc tiếp thu các quy 
tắc ngữ pháp mới.
Có thể nói rằng yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến học tập là những gì người học đã 
biết. Điều này muốn nói lên rằng kiến thức có trước sẽ đóng một số vai trò thiết yếu trong việc 
tiếp thu kiến thức mới của người học. Cần cung cấp các văn bản mẫu để giúp người học dễ dàng 
nắm bắt các mẫu câu, các cấu trúc ngữ pháp cũng như việc lựa chọn từ vựng thích hợp, đáp ứng 
với từng loại văn bản mà giáo viên yêu cầu. Giáo viên không thể yêu cầu người học viết các văn 
bản về các lĩnh vực mà họ chưa hoặc không biết rõ. 
Nguyễn Thị Ái Quỳnh
25
 Tập 11, Số 4, 2017
Tóm lại, đối với kỹ năng diễn đạt viết, kiến thức có trước của người viết - người học là rất 
quan trọng. Kiến thức có trước và trải nghiệm là hai nhân tố tạo điều kiện thuận lợi nhưng đồng 
thời cũng có thể gây khó khăn đối với kỹ năng diễn đạt viết trong ngoại ngữ thứ hai. Việc phân 
tích lỗi trong quá trình dạy tiếng nước ngoài là đặc biệt cần thiết. Điều này sẽ chỉ cho người dạy 
nhận ra được quá trình tri nhận và tiến bộ của người học, từ đó, vạch ra kế hoạch, chương trình 
giảng dạy phù hợp để quá trình dạy và học đạt hiệu quả tốt hơn. Đây là một trong những hoạt động 
trong quá trình dạy tiếng mà tất cả các giáo viên cần chú ý. Trong quá trình giảng dạy tiếng Pháp 
cho sinh viên Việt Nam ngành tiếng Anh, giáo viên nên áp dụng phương pháp so sánh đối chiếu 
các ngôn ngữ để từ đó giúp sinh viên hiểu rõ hơn về bản chất, cấu trúc ngữ pháp, từ vựng nhằm 
hạn chế lỗi trong các bài viết của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Mạnh Hùng, Ngôn ngữ học đối chiếu, Nxb Giáo dục, (2008).
2. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung, Ngữ pháp tiếng Việt - Tập 1, 2, Nxb Giáo dục, (2007).
3. Nguyễn Lân Trung, Một số vấn đề về ngôn ngữ học đối chiếu Việt - Pháp, Nxb ĐHQG Hà Nội, 
(2006).
4. Berard Evelyne, L’approche communicative, Clé International, (1991).
5. Bess H. - Porquier R., Grammaires et didactique des langues, Didier, (1991).
6. Candelier Michel, Approches plurielles, didactiques du plurilinguisme: le même et l’autre, dans 
Recherches en didactique des langues- l’Alsace au cœur du plurilinguisme, p. 65 - 90, (2008). 
7. Galisson Roberrt- Coste D., Dictionnaire de didactique des langues, Hachette, (1976).
8. Macaire Montagne Dominique, D’une didactique des langues à une didactique plurilinguisme? 
Réflexions pour la recherche, volume 5, numéro 1, (2008).
9. Marquilló Larruy Martin, L’interprétation de l’erreur, Paris, Clé Internationale, (2003).
10. Nguyễn Thị Ái Quỳnh, Nghiên cứu lỗi trong diễn đạt viết của sinh viên Việt Nam chuyên ngành tiếng 
Anh học tiếng Pháp như là ngoại ngữ hai, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội, (2014).
11. Odlin, T., Language transfert: cross-linguistic influence in language learning, Cambridge: 
Cambridge University Press, (1989).
12. S. Pit Corder, The signifiance of leaners errors in IRAL, V-4, (1967).

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_tieng_viet_va_tieng_anh_len_qua_trinh_hoc_tien.pdf