Áp lực, hành vi đối phó và sự đánh giá bản thân của sinh viên điều dưỡng
TÓM TẮT Đặt vấn đề: Áp lực có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe và khả năng học tập của sinh viên-Học sinh (SVHS). SV điều dưỡng (ĐD) chịu nhiều áp lực trong học tập, đặc biệt khi thực hành trên lâm sàng. Hành vi đối phó và sự đánh giá bản thân là 2 yếu tố tác động trực tiếp lên áp lực mà sinh viên phải đối đầu. Mục tiêu: Khảo sát so sánh áp lực, hành vi đối phó và sự đánh giá bản thân của SV-HS điều dưỡng Việt Nam giữa hệ trung học và hệ đại học khi thực hành lâm sàng. Nghiên cứu cũng tìm hiểu mối tương quan giữa các biến số trên. Phương pháp nghiên cứu: Là một nghiên cứu cắt ngang mô tả tương quan, khảo sát 227 SV-HS (132 HS và 95 SV) qua việc hòan thành bộ câu hỏi tự điền.Phép kiểm t được dùng để so sánh 3 biến số trên giữa hệ đại học và hệ trung học, đồng thời dùng tương quan Pearson tìm sự tương quan giữa 3 biến số. Kết quả: Áp lực của SV-HS điều dưỡng là M=2.64, SV (M= 2.74) chịu áp lực cao hơn học sinh (M=2.57) (t=-2.41, p=.017) và sử dụng hành vi đối phó “thay thế” và “né tránh” nhiều hơn ở học sinh hệ trung học. Sự đánh giá về bản thân của SV-HS điều dưỡng đạt M=16.81, SV cao hơn HS (t=-3.31,p=.001)(MSV=17.62, MHS=16.22). Áp lực có mối tương quan nghịch với hành vi “lạc quan”(r=-0.2,p=.003) và sự đánh giá về bản thân (r=-.18,p=.008), tương quan thuận với hành vi né tránh (r=.27,p<0.001). kết="" luận:="" nghiên="" cứu="" cho="" thấy="" sv-hs="" chịu="" áp="" lực="" ở="" mức="" trung="" bình="" và="" đánh="" giá="" bản="" thân="" ở="" mức="" trung="" bình,="" đồng="" thời="" chỉ="" ra="" sự="" khác="" nhau="" giữa="" sv="" và="" hs="" trong="" việc="" chịu="" áp="" lực,="" hành="" vi="" đối="" phó="" và="" sự="" đánh="" giá="" bản="" thân.="" đồng="" thời="" cũng="" xác="" định="" có="" sự="" tương="" quan="" giữa="" 3="" biến="" số="">0.001).>
Tóm tắt nội dung tài liệu: Áp lực, hành vi đối phó và sự đánh giá bản thân của sinh viên điều dưỡng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 178 ÁP LỰC, HÀNH VI ĐỐI PHÓ VÀ SỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG Nguyễn Thị Ngọc Phương*, Trương Minh Hoàng Oanh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Áp lực có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe và khả năng học tập của sinh viên-học sinh (SV- HS). SV điều dưỡng (ĐD) chịu nhiều áp lực trong học tập, đặc biệt khi thực hành trên lâm sàng. Hành vi đối phó và sự đánh giá bản thân là 2 yếu tố tác động trực tiếp lên áp lực mà sinh viên phải đối đầu. Mục tiêu: Khảo sát so sánh áp lực, hành vi đối phó và sự đánh giá bản thân của SV-HS điều dưỡng Việt Nam giữa hệ trung học và hệ đại học khi thực hành lâm sàng. Nghiên cứu cũng tìm hiểu mối tương quan giữa các biến số trên. Phương pháp nghiên cứu: Là một nghiên cứu cắt ngang mô tả tương quan, khảo sát 227 SV-HS (132 HS và 95 SV) qua việc hòan thành bộ câu hỏi tự điền.Phép kiểm t được dùng để so sánh 3 biến số trên giữa hệ đại học và hệ trung học, đồng thời dùng tương quan Pearson tìm sự tương quan giữa 3 biến số. Kết quả: Áp lực của SV-HS điều dưỡng là M=2.64, SV (M= 2.74) chịu áp lực cao hơn học sinh (M=2.57) (t=-2.41, p=.017) và sử dụng hành vi đối phó “thay thế” và “né tránh” nhiều hơn ở học sinh hệ trung học. Sự đánh giá về bản thân của SV-HS điều dưỡng đạt M=16.81, SV cao hơn HS (t=-3.31,p=.001)(MSV=17.62, MHS=16.22). Áp lực có mối tương quan nghịch với hành vi “lạc quan”(r=-0.2,p=.003) và sự đánh giá về bản thân (r=-.18,p=.008), tương quan thuận với hành vi né tránh (r=.27,p<0.001). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy SV-HS chịu áp lực ở mức trung bình và đánh giá bản thân ở mức trung bình, đồng thời chỉ ra sự khác nhau giữa SV và HS trong việc chịu áp lực, hành vi đối phó và sự đánh giá bản thân. Đồng thời cũng xác định có sự tương quan giữa 3 biến số trên Từ khóa: Áp lực, hành vi đối phó, sự đánh giá bản thân, sinh viên điều dưỡng. ABSTRACT STRESS, COPING BEHAVIORS AND SELF-ESTEEM OF NURING STUDENTS IN VIET NAM Nguyen Thi Ngọc Phương, Truong Minh Hoang Oanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 177 - 182 Background: Stress importantly effects to students’ health and their studies. Nursing students are under high academic stress, especially when they practice in the clinical setting. Coping behaviors and self-esteem are two factors, which directly effect to stress level. Objective: This study identifies and compares stress level, coping behaviors and self-esteem level of nursing students between 2-year-program and 4-year-program related to clinical practice. It also examines the correlation between these variables. Method:.Using the cross-sectional correlation descriptive study design, this study examined 227 nursing students by self-reporting questionnaire. The independent-t test was used to compare stress level, coping behaviors and self-esteem of nursing students between 2-year-program and 4-year-program, and Pearson correlation was * Đại học Y Dược TpHCM, Khoa Điều dưỡng - KTYH Tác giả liên lạc: Ths ĐD Nguyễn Thị Ngọc Phương ĐT: 0908398644 Email: ngocphuong0708@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 179 used to test the relationships between these variables. Results: Stress level of nursing students got the mean score 2.64. The 4-year-program students (M= 2.74) received higher stress than the 2-year-program ones(M=2.57) (t=-2.41, p=.017) and used “transference”coping behavior and “avoidance” more frequently than students of 2-year-program. Self-esteem level got mean score 16.8, the 4-year-program students were higher level than another (t=-3.31,p=.001)(M4-year=17.62, M2-year=16.22). Stress was negative correlation with “staying opstimistic”(r=-.2,p=.003) and self-esteem (r=-.18,p=.008), positive correlation with “avoidance” (r=.27,p<0.001). Conclusion: Stress level and self-esteem level was medium. There were significant differences of stress, coping behaviors and self-esteem between 2 nursing programs. This study also indicated the correlation between these variables. Key words: stress, coping behaviors, self-esteem, nursing students. ĐẶT VẤN ĐỀ Áp lực là một đề tài quan trong trong cuộc sống vì nó là nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề về tâm lý và bệnh lý tâm thần mà WHO tiên đoán sẽ là gánh nặng của bệnh tật vào năm 2020(19). Trong các yếu tố áp lực, áp lực trong học tập được xem là vấn đề nổi trội của SVHS. Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã tìm hiểu về gây áp lực trong học tập và chỉ ra tác hại của nó đến sức khỏe và khả năng học tập của SVHS(11,16). Ở Việt Nam, báo cáo tại hội nghị khoa học “Nghiên cứu và Sinh viên” năm 2010 tại trường sư phạm Đà Nẵng đã chỉ ra rằng 96% SV có dấu hiệu của chịu áp lực(18). Do đó vấn đề áp lực trong SVHS cần được tìm hiểu sâu hơn, theo dõi và kiểm soát, đặc biệt là SVHS trong lãnh vực y tế, bởi vì áp lực không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần của SVHS mà còn ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc bệnh nhân trong quá trình SVHS thực tập tại lâm sàng. Một vài nghiên cứu chứng minh rằng SVHS trong lãnh vực y tế đã và đang đương đầu với áp lực cao(10), và ngành điều dưỡng được xem là một lãnh vực chịu rất nhiều áp lực(1,9). SVHS điều dưỡng không chỉ đối diện với những áp lực như kỳ thi, điểm số, tài chính hay thời gian học nặng nề, mà còn đối đầu với những thách thức trong thực hành lâm sàng(2,8). Khó tìm được những nghiên cứu về lãnh vực áp lực của sinh viên điều dưỡng Việt Nam trong thực hành lâm sàng. Trong khi đó, ngành điều dưỡng Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh trong những năm gần đây. Nhiều trường điều dưỡng được thành lập và có khoảng 40930 SVHS đang theo học ngành điều dưỡng trên cả nước theo thống kê từ nguồn nhân lực của nhân viên y tế năm 2009. Vì vậy, việc tìm hiểu, và có biện pháp đề phòng hay can thiệp làm giảm áp lực của SVHS điều dưỡng Việt Nam trong thực hành lâm sàng là cần thiết để làm tăng sự thích thú trong học tập của SVHS, và từ đó đào tạo nên những nhân viên Điều dưỡng tương lai có khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, giảm thiểu được tình trạng bỏ ngành, tránh lãng phí kinh phí đào tạo. Để làm được việc trên, bên cạnh việc tìm hiểu về yếu tố áp lực của SVHS điều dưỡng, việc tìm hiểu về các hành vi đối phó với áp lực, sự đánh giá về bản thân và sự tương quan giữa 3 yếu tố này sẽ góp phần quan trọng trong việc kiểm soát áp lực(3,17) và tăng chất lượng đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng Việt Nam. Vì vậy nghiên cứu này khảo sát về mức độ áp lực, các hành vi đối phó thường gặp và sự đánh giá bản thân của SVHS điều dưỡng Việt Nam hệ trung học và hệ đại học trong môi trường thực hành lâm sàng. Và dựa trên kết quả của 3 biến số trên, nghiên cứu khảo sát mối tương quan giữa 3 biến số. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu khảo sát vấn đề về áp lực, hành vi đối phó và sự đánh giá bản thân của SV-HS Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 180 điều dưỡng liên quan đến thực hành lâm sàng, đồng thời xác định mối liên hệ giữa các biến số. Mục tiêu cụ thể Mô tả áp lực, hành vi đối phó và sự đánh giá bản thân của SV-HS. So sánh áp lực, hành vi đối phó và sự đánh giá bản thân giữa 2 chương trình đào tạo điều dưỡng. Khảo sát mối liên hệ giữa áp lực, hành vi đối phó và sự đánh giá bản thân. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Sinh viên học sinh điều dưỡng năm 1 và năm 2 hệ trung học, năm 3 và năm 4 hệ đại học. Tiêu chuẩn chọn mẫu Sinh viên, học sinh đang học tập ngành điều dưỡng chương trình trung học hay đại học. Sinh viên, học sinh hệ chính qui (chưa từng đi làm như một điều dưỡng). Sinh viên, học sinh đang hay đã từng thực tập lâm sàng. Đồng ý tham gia phỏng vấn sau khi đã được giải thích mục đích nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả tương quan . Cách chọn mẫu Thu thập số liệu diễn ra vào 2 tháng cuối của năm học (từ ngày 1 tháng 6 đến 20 tháng 7 năm 2010) tại khoa Điều dưỡng- Kỹ thuật Y học, Đại học Y dược TPHCM. Đối tượng đạt tiêu chuẩn chọn mẫu tự điền vào bộ câu hỏi đóng gồm 4 phần: thông tin chung (11 câu), bảng đánh giá áp lực (29 câu) của Sheu (1997), bảng đánh giá hành vi đối phó với áp lực (19 câu) của Sheu (2002), và bảng đánh giá bản thân (10 câu) của Rosenberg (1965). Phân tích số liệu Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 17.0 Phân tích mô tả được sử dụng cho việc mô tả thông tin chung, phép kiểm chi bình phương (Chi-square) sử dụng cho so sánh thông tin chung và phép kiểm t độc lập (independent t- test) sử dụng để so sánh áp lực, hành vi đối phó, và sự đánh giá bản thân. Phép tương quan Pearson (Pearson correlation) dùng để khảo sát mối quan hệ giữa áp lực, hành vi đối phó và sự đánh giá bản thân. Cronbach’s alpha dùng khảo sát độ tin cậy của công cụ. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Thông tin chung SVHS sống với gia đình chiếm tỉ lệ cao, đây là nguồn hỗ trợ nhiều nhất cho SVHS trong việc giảm áp lực(7). Tuy nhiên nghiên cứu cũng cho thấy hơn một nữa SVHS điều dưỡng thiếu tập thể dục, điều này cũng được báo động trong nghiên cứu của Sharon (2006). Việc tập thể dục là một thói quen tốt cho sức khỏe thể chất và có thể giàm áp lực cho SVHS, nhất là SVHS điều dưỡng vì họ sẽ là hình mẫu cho bệnh nhân noi theo. Khi so sánh thông tin chung giữa 2 nhóm SVHS, có ba sự khác biệt có ý nghĩa thống kê: kinh tế gia đình, sự yêu thích ngành điều dưỡng, và đánh giá tầm quan trọng của điều dưỡng lâm sàng. Nghiên cứu cho thấy hệ trung học yêu thích ngành điều dưỡng và đánh giá vai trò của điều dưỡng lâm sàng cao hơn so với hệ đại học. Điều này có thể phản ánh sự chưa hoàn thiện của chương trình đại học, công việc điều dưỡng trên lâm sàng chưa thể hiện sự khác nhau giữa 2 chương trình và vai trò của điều dưỡng đại học chưa được bệnh nhân và các nhân viên y tế khác công nhận đúng tầm. Bảng 1: Thông tin chung của SVHS điều dưỡng Việt Nam hệ trung học và đại học Thông tin chung Total (N = 227) n (%) Trung học (n = 132) n (%) Đại học (n = 95) n (%) χ2 p Giới tính Nam 27 (11,9) 13 (9,8) 14 (14,7) 0,836 .360 Nữ 200 (88,1) 119 (90,2) 81 (85,3) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 181 Thông tin chung Total (N = 227) n (%) Trung học (n = 132) n (%) Đại học (n = 95) n (%) χ2 p Tôn giáo Phật 53 (23,3) 25 (18,9) 28 (29,5) 4,720 .094 Khác 53 (23,4) 36 (27,3) 17 (17,9) Không 121 (53,3) 71 (53,8) 50 (52,6) Kinh tế gia đình Cao 48 (21,1) 17 (12,9) 31 (32,6) 30,198 .000 Trung bình 111 (48,9) 58 (43,9) 53 (55,8) Thấp 68 (30,0) 57 (43,2) 11 (11,6) Việc bán thời gian Có 46 (20,3) 24 (18,2) 22 (23,2) 0,567 .452 Không 181 (79,7) 108 (81,8) 73 (76,8) Sống với Gia đình 128 (56,4) 82 (62,2) 46 (48,4) 4,411 .110 Bạn bè 94 (41,4) 47 (35,7) 47 (49,5) Một mình 5 (2,2) 3 (2,3) 2 (2,1) Tự học Có 216 (95,2) 124 (93,3) 92 (96,8) 0,478 .489 Không 11 (4,8) 8 (6,1) 3 (3,2) Tập thể dục Có 113 (49,8) 73 (55,3) 40 (42,1) 3,339 .068 Không 114 (50,2) 59 (44,7) 55 (57,9) Thích ngành ĐD Có 177 (78,0) 122 (92,4) 55 (57,9) 36,365 .000 Không 50 (22,0) 10 (7,6) 40 (42,1) Vai trò ĐD lâm sàng Rất quan trọng 142 (62,6) 91 (68,9) 51 (53,7) 6,456 .040 Quan trọng 84 (37,0) 41 (31,1) 43 (45,3) Không quan trọng 1 (0,4) 0 (0,0) 1 (1,1) Kết quả học tập Giỏi 91 (40,0) 47 (35,6) 44 (46,4) 2,211 .137 Trung bình 136 (60,0) 85 (64,4) 51 (43,7) Áp lực “Làm việc quá tải” và “chăm sóc bệnh nhân” là 2 yếu tố gây áp lực phổ biến nhất đối với SVHS điều dưỡng, điều này hằng định với các nghiên cứu trước(2,6,13,15). Tuy nhiên, yếu tố “Thiếu kiến thức và kỹ năng chuyên môn” trong nghiên cứu này là yếu tố ít gây áp lực nhất trong khi đó lại là yếu tố gây áp lực nhất cho SVHS trong các nghiên cứu khác(3,13). Điều này có thể do SVHS đã được thực tập kỹ trong phòng thực hành kỹ năng và luôn có giáo viên hướng dẫn lâm sàng bên cạnh nên SVHS luôn được hỗ trợ trong khía cạnh này. Khi so sánh 2 nhóm chương trình, SV đại học chịu nhiều áp lực hơn HS trung học, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở yếu tố “Chăm sóc bệnh nhân”, “môi trường lâm sàng” và “giáo viên và nhân viên điều dưỡng”. Điều này có thể lý giải bởi không có sự gần gũi giữa SV đại học và nhân viên điều dưỡng (hầu hết ở mức trung học), nên không có sự hỗ trợ để SV thích nghi với môi trường lâm sàng và trong chăm sóc bệnh nhân. Bên cạnh đó, sự đòi hỏi và kỳ vọng mức thực hành của SV từ giáo viên và các nhân viên y tế khác cao hơn HS trung học. Bảng 2: Sự khác nhau của mức độ áp lực giữa 2 chương trình Yếu tố Tổng (N=227) M (SD) Trung học (n=132) M (SD) Đại học (n=95) M (SD) t p Bài tập và làm việc quá tải 2,60 (0,64) 2,59 (0,64) 2,62 (0,64) -0,352 .725 Chăm sóc bệnh nhân 2,32 (0,61) 2,25 (0,58) 2,41 (0,63) -1,982 .049 Môi trường lâm sàng 2,21 (0,71) 2,11 (0,72) 2,34 (0,68) -2,403 .017 Giáo viên và nhân viên điều dưỡng 2,13 (0,65) 1,97 (0,59) 2,35 (0,66) -4,497 .000 Bạn bè và cuộc sống hằng ngày 1,82 (0,66) 1,81 (0,67) 1,84 (0,66) -0,315 .753 Thiếu kiến thức và kỹ năng chuyên môn 1,70 (0,73) 1,74 (0,72) 1,64 (0,75) 1,060 .290 Tổng điểm áp lực 2,64 (0,54) 2,57 (0,52) 2,74 (0,55) -2,407 .017 Hành vi đối phó và sự đánh giá bản thân “Né tránh” là hành vi ít được SVHS điều dưỡng Việt Nam lựa chọn nhất để đối phó với Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 182 áp lực, kết quả này tương tự với các nghiên cứu trước(3,13). Đây là một kết quả tốt vì hành vi này được xem là hành vi tiêu cực vì nó dẫn tới việc nổi nóng và những vấn đề sức khỏe tâm thần(4,10). “Lạc quan” và “Giài quyết vấn đề” là hành vi thường dùng nhất và cũng là hành vi tích cực giúp đảm bảo cho sự phát triển của ngành điều dưỡng(5). So sánh giữa 2 nhóm cho thấy hành vi thường sử dụng của HS trung học là “lạc quan” trong khi SV đại học lại chọn “giải quyết vấn đề”. Tuy nhiên, SV đại học lại lựa chọn hành vi “né tránh” nhiều hơn có lẽ do chịu áp lực nhiều hơn từ yếu tố “Giáo viên và nhân viên điều dưỡng”. Bảng 3: Sự khác nhau của hành vi đối phó và sự đánh giá bản thân giữa 2 nhóm chương trình Biến số Tổng cộng (N = 227) M (SD) Trung học (n = 132) M (SD) Đại học (n = 95) M (SD) t P Sự đánh giá bản thân 16,81 (3,22) 16,22 (3,01) 17,62 (3,33) -3,31 .001 Hành vi đối phó Lạc quan 2,57 (0,66) 2,60 (2,54) 0,54 (0,73) 0,73 .464 Giải quyết VĐ 2,26 (0,61) 2,19 (0,61) 2,35 (0,61) -1,96 .051 Thay thế 2,18 (0,74) 2,05 (0,71) 2,35 (0,75) -3,08 .002 Né tránh 0,93 (0,65) 0,84 (0,65) 1,04 (0,64) -2,23 .027 Sự đánh giá bản thân của SVHS điều dưỡng Việt Nam chỉ ở mức trung bình vì ngành điều dưỡng Việt Nam chỉ đang phát triển. Hầu hết nhân viên điều dưỡng có trình độ ở mức độ chưa cao, ảnh hưởng đến kết quả không hài lòng bản thân nhìn một cách tổng thể. Theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam năm 2008, trình độ điều dưỡng ở mức trung học chiếm 75%, sơ cấp chiếm 22%, trong khi đó cao đẳng chiếm 1,7%, đại học chiếm 1,2% và thạc sĩ chiếm 0,05%. Do bảng đánh giá độ hài lòng bản thân tổng quát, không chuyên biệt cho việc học tập của điều dưỡng lâm sàng nên điều kiện kinh tế gia đình có thể là nguyên nhân dẫn đến kết quả SV đại học có sự đánh giá bản thân cao hơn HS trung học. Sự tương quan giữa áp lực, hành vi đối phó và sự đánh giá bản thân Trong nghiên cứu này, áp lực tương quan nghịch với sự đánh giá bản thân, hành vi lạc quan và tương quan thuận với hành vi né tránh, không khác với nghiên cứu của Tully (2004) và Edward (2004)(3,17). Trong khi đó, sự đánh giá bản thân của SVHS điều dưỡng cao hơn khi sử dụng các hành vi đối phó tích cực như là “giải quyết vấn đề”, “lạc quan” và “thay thế” và thấp ở SVHS dùng phương pháp “né tránh”. Những kết quả này hằng định với các nghiên cứu trước(7,10). Bảng 4: Sự tương quan giữa áp lực (AL), hành vi đối phó (HCĐP) và sự đánh giá bản thân (HLBT) Mức AL r(p) HVĐP1 Thay thế r(p) HVĐP2 Lạc quan r(p) HVĐP3 GQVĐ r(p) HVĐP4 Né tránh r(p) Mức BT r(p) Mức AL 1 Thay thế .11 (.097) 1 Lạc quan -.20 (.003) .19 (.005) 1 GQVĐ -.06 (.413) .22 (.001) .48 (.000) 1 Né tránh .27 (.000) .07 (.291) -.22 (.001) -.13 (.049) 1 Mức ĐGBT -.18 (.008) .15 (.022) .38 (.000) .35 (.000) -.28 (.000) 1 Ghi chú: GQVĐ = Giải quyết vấn đề KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết quả nghiên cứu đã vẽ nên bức tranh toàn cảnh về việc áp lực của sinh viên điều dưỡng khi thực hành lâm sàng. Tuy nhiên, việc lấy mẫu thuận lợi chỉ trong một trường đại học hạn chế tính khái quát của nghiên cứu. Dù vậy, qua nghiên cứu một số kiến nghị được nêu lên là - Bài tập và làm việc quá tải là nguyên nhân chủ yếu gây áp lực cho SVHS, do đó chương trình đào tạo cần được nhìn lại để giảm thiểu áp lực cho sinh viên khi thực hành lâm sàng. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 183 - Giáo viên lâm sàng nên là cầu nối cho SVHS làm quen với môi trường lâm sàng và nhân viên y tế ở lâm sàng. Để làm được điều này, trước hết giáo viên lâm sàng phải nhuần nhuyễn về kỹ năng lâm sàng và quen thuộc với khoa mà giáo viên đang hướng dẫn SVHS thực tập. - Những nghiên cứu sau nên mở rộng phạm vi nghiên cứu về số lượng SVHS và các trường đào tạo điều dưỡng để có cái nhìn khái quát hơn về vấn đề này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bennet P, Lowe R, Matthews V, Dourali M, Dourali M, Tattersall A. (2001). Stress in nurses: coping, managerial support and work demand. Stress and Health, 17(1), 55-63. 2. Chan CKL, Winnie KW, Daniel YTF. (2009). Hong Kong baccalaureate nursing students’ stress and their coping behaviors in clinical practive. Journal of Professional Nursing, 25(5), 307-313. 3. Edwards D, Burnard P, Bennett K, Hebden U. (2010). A longitudinal study of stress and self-esteem in student nurses. Nursing Education Today, 30, 78-84. 4. Gibbons C. (2010). Stress, coping and burn-out in nursing students. International Journal of Nursing Studies, 47, 1299- 1309. 5. Golbasi Z, Kelleci M, Dogan S (2008). Relationships between coping strategies, individual characteristics and job satisfaction in a sample of hospital nurses: Cross-sectional questionnaire survey. International Journal of Nursing Studies, 45, 1800-1806. 6. Hamil C. (1995). The phenomenon of stress as perceived by project 2000 student nurses: a case study. Journal of Advanced Nursing, 21(3), 528-536. 7. Lo R. (2002). A longitudinal study of perceived level of stress, coping and self-esteem of undergraduate nursing students: an Australian case study. Journal of Advanced Nursing, 39(2), 119-126. 8. Luo Y, Wang H (2009). Correlation research on psychological health impact on nursing students against stress, coping way and social support. Nurse Education Today, 29, 5-8. 9. McVicar A. (2003). Workplace stress in nursing: a literature review. Journal of Advanced Nursing, 44(6), 633-642. 10. Ni C, Liu X, Hua Q, Lv B, Wang B, Yan Y. (2010). Relationship between coping, self-esteem, individual factors and mental health among Chinese nursing students: A matched case- control study. Nurse Education Today, 30, 338-343. 11. Ofori R, Charlton JP. (2002). A path model of factors influencing academic performance of nursing students. Journal of Advanced Nursing, 38(5), 507-515. 12. Rogerberg I. (1965). Society and Adolescent Self Image. New Yersey: Princeton University Press. 13. Sheu SL, Lin HS, Wang SL (2002). Perceived stress and physio- psycho-social status of nursing students during their intinial period of clinical practice: the effect of coping behaviors. International Journal of Nursing Studies, 39, 165-175. 14. Sheu SL, Lin HS, Wang SL, Yu PJ, Hu WY, Lou M. (1997). The development and testing of perceived stress scale of clinical practice. Nursing Research (Republic of China), 5, 341-351. 15. Snape J, Cavanagh S. (1995). The problems facing students of nursing. Education Today, 45(2), 10-15. 16. Timmins F, Kaliszer M. (2002). Aspects of nurse education programs that frequently cause stress to nursing students’ fact finding sample survey. Nurse Education Today,22(3), 3-11. 17. Tully A. (2004). Stress, sources of stress and ways of coping among psychiatric nursing students. Journal of Psychiatric and Mental Health Nursing, 11, 43-47. 18. Vo HA, Vu ND, Nguyen MT. (2010). Students’s the expressing rate of stress in education university of Da Nang. Paper presented at Student and Reseaches Conference of Education University, Da Nang, Vietnam. Retrieved from Anh-Duy-Trang.Pdf 19. World Health Organization (2010). Mental health: Depression. Retrieved from definition/en/index1.html
File đính kèm:
- ap_luc_hanh_vi_doi_pho_va_su_danh_gia_ban_than_cua_sinh_vien.pdf