Assessing status and habitat of siamese fireback (Lophura diardi) by using camera trap in Lo Go-Xa Mat National Park, Vietnam

ABSTRACT

Siamese fireback, Lophura diardi, belonging to Galliformes is at risk due to habitat loss and

hunting, which are main challenges to conservation of the species. In order to provide scientific

information to conserve the L. diardi, we implemented a camera-trap survey in Lo Go-Xa Mat

National Park from 2017 to 2018. Occupancy and Poisson regression models were used to

investigate presence of the species and potential factors influencing the occurrence of the species

in the study area. Our results showed that the probability of occurrence of the species at locations

within the park was high at 0.84 (0.69–0.92) and detection probability was relative low at 0.19

(0.16–0.23). The best models consistently suggested that the abundance of the species was high

in closed canopy forest cover (β = 0.41), but appeared to be notably lower in areas far away from

the ranger stations (β = -0.25) and in places with high frequency of human (β = -0.22). This

research provided the first quantitative information of status and potential factors influencing

occurrence of the L. diardi in the park, which is an essential data for developing practical actions

to protect the species and monitoring program in the future for the park.

pdf 10 trang yennguyen 2220
Bạn đang xem tài liệu "Assessing status and habitat of siamese fireback (Lophura diardi) by using camera trap in Lo Go-Xa Mat National Park, Vietnam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Assessing status and habitat of siamese fireback (Lophura diardi) by using camera trap in Lo Go-Xa Mat National Park, Vietnam

Assessing status and habitat of siamese fireback (Lophura diardi) by using camera trap in Lo Go-Xa Mat National Park, Vietnam
TAP CHI SINH HOC 2020, 42(1): 51–60 
DOI: 10.15625/0866-7160/v42n1.14504 
51 
ASSESSING STATUS AND HABITAT OF SIAMESE FIREBACK (Lophura 
diardi) BY USING CAMERA TRAP IN LO GO-XA MAT NATIONAL PARK, 
VIETNAM 
Nguyen Tran Vy
1,*
, To Quang
2
, Ho Dac Long
2
, Hoang Van Hai
2
, 
Huynh Huu Phuong
2
, Nguyen Long Dien
2
, Nguyen Minh Tan
3 
1
Institute of Tropical Biology, VAST, Vietnam 
2
Lo Go-Xa Mat National Park, Tay Ninh Province, Vietnam 
3
Department of Science and Technology, Tay Ninh Province, Vietnam 
Received 17 October 2019, accepted 10 February 2020 
ABSTRACT 
Siamese fireback, Lophura diardi, belonging to Galliformes is at risk due to habitat loss and 
hunting, which are main challenges to conservation of the species. In order to provide scientific 
information to conserve the L. diardi, we implemented a camera-trap survey in Lo Go-Xa Mat 
National Park from 2017 to 2018. Occupancy and Poisson regression models were used to 
investigate presence of the species and potential factors influencing the occurrence of the species 
in the study area. Our results showed that the probability of occurrence of the species at locations 
within the park was high at 0.84 (0.69–0.92) and detection probability was relative low at 0.19 
(0.16–0.23). The best models consistently suggested that the abundance of the species was high 
in closed canopy forest cover (β = 0.41), but appeared to be notably lower in areas far away from 
the ranger stations (β = -0.25) and in places with high frequency of human (β = -0.22). This 
research provided the first quantitative information of status and potential factors influencing 
occurrence of the L. diardi in the park, which is an essential data for developing practical actions 
to protect the species and monitoring program in the future for the park. 
Keywords: Lophura diardi, species conservation, camera trap, Siamese fireback, Lo Go-Xa Mat. 
Citation: Nguyen Tran Vy, To Quang, Ho Dac Long, Hoang Van Hai, Huynh Huu Phuong, Nguyen Long Dien, 
Nguyen Minh Tan, 2020. Assessing status and habitat of siamese fireback (Lophura diardi) by using cameratrap in 
Lo Go-Xa Mat National Park, Vietnam. Tap chi Sinh hoc (Journal of Biology), 42(1): 51–60. 
https://doi.org/10.15625/0866-7160/v42n1.14504. 
*Corresponding author email: vychim@yahoo.com 
©2020 Vietnam Academy of Science and Technology (VAST) 
TAP CHI SINH HOC 2020, 42(1): 51–60 
DOI: 10.15625/0866-7160/v42n1.14504 
52 
SỬ DỤNG BẪY CHỤP ẢNH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ SINH CẢNH SỐNG 
CỦA GÀ LÔI HÔNG TÍA (Lophura diardi) Ở VƯỜN QUỐC GIA 
LÒ GÒ-XA MÁT, VIỆT NAM 
Nguyễn Trần Vỹ1,*, Tô Quang2, Hồ Đắc Long2, Hoàng Văn Hải2, 
Huỳnh Hữu Phương2, Nguyễn Long Điền2, Nguyễn Minh Tần3 
1
Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 
2Vườn Quốc gia Lò Gò-Xa Mát, Tây Ninh 
3
Sở Khoa học và Công nghệ Tây Ninh 
Ngày nhận bài 17-10-2019, ngày chấp nhận 10-2-2020 
TÓM TẮT 
Gà lôi hông tía, Lophura diardi, thuộc Bộ gà (Galliformes) đang bị đe dọa do mất nơi sinh 
sống và săn bắt. Đây là những thách thức lớn đối với bảo tồn loài. Nhằm cung cấp cơ sở khoa 
học cho bảo tồn loài gà lôi hông tía, chúng tôi đã sử dụng bẫy chụp ảnh để nghiên cứu tại 
Vườn quốc gia Lò Gò-Xa Mát từ năm 2017 đến năm 2018. Mô hình xác suất hiện diện loài và 
hàm hồi quy phân phối Poisson được sử dụng để đánh giá sự có mặt và xác định các yếu tố có 
thể ảnh hưởng đến sự hiện diện của loài trong khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho 
thấy xác suất hiện diện của loài cao ở mức 0,84 (0,69–0,92) và xác suất bắt gặp loài tương đối 
thấp ở mức 0,19 (0,16–0,23). Những mô hình chỉ ra độ phong phú của loài cao trong sinh cảnh 
rừng có độ che phủ cao (β = 0,41), nhưng thấp ở những khu vực xa trạm bảo vệ rừng (β = -
0,25) và ở những nơi có tần suất hoạt động của con người cao (β = -0,22). Đây là dữ liệu định 
lượng đầu tiên về hiện trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hiện diện của L. diardi ở Vườn 
quốc gia Lò Gò-Xa Mát làm cơ sở khoa học giúp chương trình giám sát và bảo tồn loài Gà lôi 
hông tía, L. diardi, ở đây. 
Từ khóa: Lophura diardi, bảo tồn loài, bẫy chụp ảnh, gà lôi hông tía, Lò Gò-Xa Mát. 
*Địa chỉ liên hệ email: vychim@yahoo.com 
MỞ ĐẦU 
Trên thế gới, trong tổng số 308 loài thuộc 
bộ Gà (Galliformes), có khoảng 25% thuộc 
nhóm các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cao 
(Hilton-Taylor et al., 2009; IUCN, 2019). 
Việt Nam có 22 loài thuộc họ chim Trĩ 
(Phasianidae) trong đó có một loài rất nguy 
cấp (CR), một loài nguy cấp (EN), bốn loài 
sắp nguy cấp (IUCN, 2019). Hiện nay, ngoài 
sinh cảnh sống bị suy giảm (Vy et al., 2017a; 
Wege et al., 1999), săn bắt vẫn là mối đe dọa 
hàng đầu đối với đa dạng sinh học ở Việt 
Nam, đặc biệt là săn bắt bằng bẫy dây cáp 
(bẫy giò) (Gray et al., 2018). Hình thức săn 
bắt này có ảnh hưởng rất lớn đến các loài 
sống trên nền đất trong đó có các loài chim 
Trĩ mặc dù chúng không phải là mục tiêu săn 
bắt (McGowan & Garson, 2002). Tuy là 
nhóm đối tượng đang bị tác động nhiều, 
những nghiên cứu về sinh thái học, hiện 
trạng bảo tồn cũng như phân bố của các loài 
chim Trĩ ở Đông Nam Á nói chung, Việt 
Nam nói riêng rất ít (Brickle et al., 2008; 
Grainger et al., 2018). Thiếu dữ liệu khoa 
học về hiện trạng và sinh thái của các loài 
dẫn đến những khó khăn trong việc xây dựng 
các kế hoạch quản lý bảo tồn nhằm hạn chế 
Assessing status and habitat of siamese fireback 
53 
nguy cơ tuyệt chủng của chúng trong đó có 
các lòai chim trĩ (Duckworth et al., 2012; 
Grainger et al., 2017). 
Vườn quốc gia Lò Gò–Xa Mát (VQG-
LGXM), có ít nhất 5 loài thuộc họ chim Trĩ 
trong đó có gà tiền mặt đỏ (Polyplectron 
germaini) (phân hạng bảo tồn sắp nguy cấp 
(NT)) và gà lôi hông tía (L. diardi) (phân hạng 
bảo tồn ít lo ngại LC) (BirdLife International, 
2019). Phân hạng bảo tồn của gà tiền mặt đỏ 
và gà lôi hông tía trong sách đỏ Việt Nam là 
sẽ nguy cấp (VU) (Anonymous, 2007b). Tuy 
nhiên đến nay hầu như không còn ghi nhận gà 
tiền mặt đỏ (Anonymous, 2007a) và chưa có 
những dữ liệu về hiện trạng của gà lôi hông 
tía ở đây. Trong nghiên cứu này chúng tôi tập 
trung đánh giá: 1) xác suất hiện diện và xác 
suất bắt gặp gà lôi hông tía tại VQG-LGXM; 
2) đánh giá một số yếu tố có thể ảnh hưởng 
đến sự hiện diện của loài tại VQG-LGXM; 3) 
xác định mối đe dọa đến sự hiện diện của gà 
lôi hông tía tại VQG-LGXM. 
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU 
Địa điểm nghiên cứu 
VQG-LGXM thuộc huyện Tân Biên, tỉnh 
Tây Ninh (191,97 km
2
, 11
o
02’–11o47’N, 
105
o
57’–106o04’E. Toàn VQG-LGXM có 17 
trạm bảo vệ rừng được bố trí trên trục lộ chính 
bao quanh và một trạm Đa Ha nằm bên trong 
VQG-LGXM (hình 1). Địa hình khá bằng 
phẳng, độ cao dao động từ 5−25 m so với mực 
nước biển và độ dốc từ 1−5o. Thảm thực vật 
của VQG-LGXM bao gồm các sinh cảnh 
chính như rừng thường xanh (76%), bán rụng 
lá xen cây bụi (3%), rừng rụng lá ngập nước 
theo mùa (2%), trảng cỏ (4.3%) và một số 
sinh cảnh khác. Tại VQG-LGXM, mùa mưa 
kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10 với lượng 
mưa trung bình năm khoảng 1.800 mm, mùa 
khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5 năm và 
nhiệt độ trung bình năm 26,9oC (Anonymous, 
2007a). 
Hình 1. Vị trí hành chính của Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát và vị trí bẫy chụp ảnh 
Nguyen Tran Vy et al. 
54 
Đặt bẫy chụp ảnh 
Sử dụng 74 bẫy chụp ảnh (camera traps) 
cảm biến chuyển động và hồng ngoại (hiệu 
Bushnell Tropy Cam HD Brown, model 
119874C) và đặt liên tục từ 2 đến 3 tháng trong 
sinh cảnh rừng thường xanh từ tháng 11 năm 
2017 đến tháng 5 năm 2018 để đảm bảo giả 
định một quần thể đóng về thời gian 
(MacKenzie, 2006). Vị trí các bẫy chụp ảnh 
được đặt cách xa nhau ít nhất là 700m để thỏa 
mãn giả định tính độc lập của các ghi nhận 
giữa các máy ảnh (MacKenzie, 2006) (hình 1). 
Để ghi nhận hình ảnh của gà lôi hông tía tốt 
nhất, bẫy chụp ảnh được gắn trên gốc cây cách 
mặt đất từ 30–40 cm và được cài đặt chế độ 
chụp 3 hình liên tục cho mỗi lần chụp với 
khoảng thời gian giữa hai lần chụp là 0,3 giây. 
Điều tra số liệu về sinh cảnh sống 
Độ che phủ và độ dày của thảm thực vật 
rừng là những yếu tố môi trường tự nhiên có 
ảnh hưởng đến các loài thuộc họ chim Trĩ 
trong các nghiên cứu trước đây (Sukumal et 
al., 2015; Suwanrat et al., 2014; Vy et al., 
2017a). Các yếu tố có liên quan đến con người 
như khoảng cách đến các trạm bảo vệ rừng, 
tần suất hiện diện của con người và những tác 
động của họ trong khu vực nghiên cứu được 
dùng để đánh giá hiệu quả công việc tuần tra 
của các trạm bảo vệ rừng (Ghoddousi et al., 
2016; Hossain et al., 2016; Jenks et al., 2012). 
Vì vậy các yếu tố trên được thu thập để đánh 
giá sự ảnh hưởng của chúng lên phân bố của 
gà lôi hông tía tại VQG-LGXM. Dữ liệu độ 
che phủ của rừng và độ dày của thảm thực vật 
được thu thập theo tài liệu hướng dẫn 
(Abrams et al., 2018) và được xử lý bằng 
phần mềm GIMP phiên bản 2.10.12, R phiên 
bản 3.5.3 (R Development Core Team, 2019). 
Khoảng cách từ bẫy chụp ảnh đến các đội bảo 
vệ rừng được tính bằng phần mềm ArcGIS 
phiên bản 10.3 (ESRI, Redlands, USA). Tần 
suất hiện diện của con người là số lần xuất 
hiện của con người tại từng bẫy chụp ảnh. 
Hình ảnh từ các bẫy chụp ảnh được kiểm 
tra xác định L. diardi và những người xuất 
hiện trong khu vực nghiên cứu. Sự xuất hiện 
và xác suất bắt gặp trung bình của L. diardi 
trong khu vực nghiên cứu được đánh giá bằng 
mô hình xác xuất hiện diện loài (không có các 
yếu tố môi trường) (MacKenzie, 2006). Để 
tăng độ chính xác của các mô hình, chúng tôi 
kết hợp dữ liệu của 6 ngày liên tục thành một 
lần khảo sát (Rovero et al., 2010; Tilker et al., 
2018) để tạo thành 11 lần khảo sát lặp lại cho 
tất cả các bẫy chụp ảnh trong nghiên cứu này. 
Thời gian giữa các ghi nhận độc lập về L. 
diardi phải cách nhau ít nhất 60 phút kể từ lần 
ghi nhận sau cùng trước đó nhằm tránh trường 
hợp đếm lặp lại nhiều lần đối với những cá thể 
hiện diện quá lâu trước bẫy chụp ảnh 
(MacKenzie, 2006; Mugerwa et al., 2013). Tất 
cả các bước xử lý dữ liệu trên đều thực hiện 
bằng phần mềm R phiên bản 3.5.3 (R 
Development Core Team, 2019) với các gói 
camtrapR phiên bản 0.99.9 (Niedballa et al., 
2017) và gói Unmarked phiên bản 0.12-3 
(Fiske et al., 2019). 
Các mô hình tương quan phân phối 
Poisson được sử dụng để đánh giá sự ảnh 
hưởng của các yếu tố môi trường lên sự hiện 
diện của L. diardi trong khu vực khảo sát. Số 
lượng L. diardi của mỗi lần khảo sát lặp lại 
trong mô hình là số lượng cá thể của lần ghi 
nhận cao nhất trong tất cả các lần ghi nhận 
độc lập của lần khảo sát lặp lại đó. Mô hình 
tương quan thích hợp nhất được lựa chọn dựa 
vào chỉ số AICc (Akaike Information 
Criterion) (Akaike, 1973) với chỉ số AICc 
thấp nhất và chỉ số wi (Akaike model weights) 
cao nhất (Burnham & Anderson, 2002). Các 
biến độc lập liên tục được chuẩn hóa 
(Gelman, 2008) và kiểm tra sự tương quan 
theo phương pháp Pearson trước khi đưa vào 
các mô hình phân tích. 
KẾT QUẢ 
Có 74 bẫy chụp ảnh đã được đặt ngoài 
thực địa tại VQG LG-XM với tổng thời gian 
là 4.818 đêm, trong đó có 56 máy có ghi nhận 
hình ảnh L. diardi (hình 2) và 28 máy ghi 
nhận có xuất hiện con người hoạt động trong 
khu vực nghiên cứu (hình 3). 
Kết quả phân tích sự hiện diện của L. 
diardi cho thấy, xác suất bắt gặp trung bình 
của chúng lần lượt là 0,84 (0,69–0,92, SE = 
0,06) và 0,19 (0,16–0,23; SE = 0,02) trong 
điều kiện không bị chi phối bởi các yếu tố 
môi trường. 
Assessing status and habitat of siamese fireback 
55 
Hình 2. Tần suất hiện diện của gà lôi hông tía tại các bẫy chụp ảnh 
Hình 3. Tần suất hiện diện của con người trong khu vực nghiên cứu 
Nguyen Tran Vy et al. 
56 
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ phong phú 
của L. diardi 
Có 16 mô hình tương quan phân phối 
Poisson đã được xây dựng kể cả mô hình 
không biến số. Mô hình tốt nhất bao gồm ba 
yếu tố môi trường đó là độ che phủ của rừng, 
khoảng cách đến các trạm bảo vệ rừng và tần 
suất hoạt động của con người trong khu vực 
nghiên cứu (bảng 1). Kết quả phân tích hệ số 
biến thiên của các yếu tố môi trường từ mô 
hình tốt nhất cho thấy L. diardi có xu hướng 
phân bố trong sinh cảnh rừng có độ che phủ 
cao (β=0,41) ở những khu vực gần các trạm 
bảo vệ rừng (β=-0,25) và khu vực ít có sự 
hiện diện của người dân (β=-0,22) (bảng 2). 
Bảng 1. Hai mô hình tốt nhất về tương quan giữa các yếu tố môi trường với số lượng 
của gà lôi hông tía (L. diardi) được lựa chọn từ 16 mô hình đã xây dựng. Mô hình 
có 3 biến số bao gồm độ che phủ của rừng, khoảng cách đến các trạm bảo vệ rừng 
và tần suất hiện diện của con người có chỉ số AICc thấp nhất (AICc=1110,28) 
và mức độ thích hợp với thực tế cao nhất (AICcWt = 0,60) 
Các yếu tố ảnh hưởng Tham số AICc Delta AICc AICcWt Cum.Wt 
1. Độ che phủ của rừng, 
2. Khoảng cách đến trạm bảo vệ rừng 
3. Tần suất hiện diện của con người 
4 1.110,28 0 0,60 0,60 
1. Độ che phủ của rừng, 
2. Khoảng cách đến trạm bảo vệ rừng 
3. Tần suất hiện diện của con người 
4. Độ dày của thảm thực vật 
5 1.111,42 1,14 0,34 0,94 
Ghi chú: K là số lượng tham số trong mô hình, ΔAICc là sự khác nhau giữa AICc của các mô hình đã 
phân tích; Mô hình có giá trị ΔAICc=0 là mô hình có khả năng được chọn cao nhất. Mô hình có giá trị 
ΔAICc trong khoảng 0–2 thì khả năng được chọn ở mức trung bình, giá trị này lớn hơn 2 thì khả năng 
được lựa chọn rất thấp. Wi: mức độ thích hợp của mô hình so với thực tế. 
Bảng 2. Hệ số biến thiên của các yếu tố môi trường trong mô hình tốt nhất 
Các yếu tố ảnh hưởng 
Hệ số 
biến thiên 
Sai số 
chuẩn 
Ngưỡng 
dưới 95% 
Ngưỡng trên 
95% 
Hệ số chặn -1,45 0,08 -1,61 -1,30 
Độ che phủ của rừng 0,41 0,13 0,12 0,68 
Khoảng cách đến trạm bảo vệ rừng -0,25 0,07 -0,33 -0,12 
Tần suất hiện diện của con người -0,22 0,08 -0,39 -0,07 
THẢO LUẬN 
Xác suất hiện diện trung bình của L. 
diardi trong khu vực nghiên cứu là 0,84 trong 
sinh cảnh rừng thường xanh có độ che phủ 
của rừng cao (β=0.41). Xu hướng chọn nơi 
sinh sống có độ che phủ của rừng cao đã được 
ghi nhận ở các loài thuộc bộ Gà trong đó có L. 
diardi (Sukumal et al., 2010; Suwanrat et al., 
2014), các loài khác như gà lôi Hume 
(Syrmaticus humiae) (Iamsiri & Gale, 2008), 
các loài Gà so như Arborophila torqueola 
(Liao et al., 2007), Gà so Sichuan 
(Arborophila rufipectus) (Bo et al., 2009; Liao 
et al., 2008), Gà tiền mặt đỏ (Polyplectron 
germaini), Gà so cổ hung (Arborophila 
davidi), và Gà so ngực gụ (Tropicoperdix 
chloropus) (Vy et al., 2017a; Vy et al., 
2017b). Sự lựa chọn kiểu sinh cảnh có đặc 
điểm như vậy có thể giúp chúng giảm nhẹ khả 
năng bị phát hiện bởi các loài ăn thịt, đặc biệt 
là các loài săn mồi từ trên cao. 
Loài L. diardi hoạt động khá rộng trong 
khu vực nghiên cứu nhưng xác suất bắt gặp 
khá thấp ở mức 0,19. Trước đây, chưa có 
nghiên cứu nào về sinh cảnh hay hiện trạng 
của L. diardi ở VQG-LGXM nên không thể 
đánh giá sự biến động về hiện trạng phân bố 
và xác suất bắt gặp loài này tại VQG-LGXM 
Assessing status and habitat of siamese fireback 
57 
theo thời gian. Tuy nhiên, với sinh cảnh sống 
phù hợp (độ che phủ trung bình của rừng cao 
0,93%, SE=0,006), độ dày trung bình của 
thảm thực vật cao và khá tương đồng trong 
toàn khu vực nghiên cứu (0,75%, SE=0,011), 
khả năng sinh sản của L. diardi cao (6,4±0,3 
trứng/lứa) (Suwanrat et al., 2014) thì xác suất 
bắt gặp ở mức 0,19 được xem là rất thấp so 
với điều kiện môi trường sinh thái ở đây. 
Ngoài các yếu tố môi trường tự nhiên, sự hiện 
diện của L. diardi chắc chắn chịu ảnh hưởng 
của những yếu tố có liên quan đến hoạt động 
của con người. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ phong 
phú của L. diardi có tương quan nghịch với 
khoảng cách đến các trạm bảo vệ rừng 
(β= 0,25) và sự xuất hiện của con người 
(β=0,22). Rõ ràng, độ phong phú của loài giảm 
dần ở những khu vực xa trạm bảo vệ rừng và 
những nơi có sự xuất hiện của con người 
thường xuyên hơn do không bị kiểm soát. Vị trí 
và hoạt động tuần tra của các trạm như hiện 
nay có thể ngăn chặn các vụ xâm nhập trái 
phép ngay từ ngoài Vườn quốc gia. Dữ liệu thu 
được từ bẫy chụp ảnh cho thấy hầu hết những 
khu vực có tần suất xuất hiện cao của gà lôi 
hông tía (hình 2) và con người ít xuất hiện 
(hình 3) đều là những khu vực gần trạm bảo vệ 
rừng và kết quả ngược lại ở những khu vực xa 
trạm. 
Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy các 
hoạt động tuần tra ở những khu vực xa trạm 
bảo vệ rừng cần tăng cường hơn so với những 
khu vực gần trạm. Thực tế cho thấy, các trạm 
bảo vệ rừng đóng vai trò rất quan trọng trong 
việc thực thi pháp luật, ngăn chặn các hoạt 
động săn bắt trong các khu bảo tồn 
(Ghoddousi et al., 2016; Jenks et al., 2012) 
cũng như góp phần định hình sự phân bố của 
nhiều loài động vật theo không gian (Dajun et 
al., 2006; Hunter & Cresswell, 2015; Jenks et 
al., 2012). Những khu vực xa trạm bảo vệ 
rừng thường có các hoạt động săn bắt cao hơn 
và mật độ của nhiều loài động vật thấp hơn so 
với các khu vực gần trạm (Ghoddousi et al., 
2016; Hunter & Cresswell, 2015; Jenks et al., 
2012). Việc tăng cường giám sát, đánh giá tần 
suất và qui mô của các hoạt động tuần tra bảo 
vệ rừng hàng năm góp phần nâng cao hiệu quả 
của công tác bảo tồn vì đã làm giảm rất nhiều 
số vụ săn bắt trong các khu bảo tồn tại châu 
Phi (Hilborn et al., 2006; Jachmann, 2008). Vì 
vậy, ở VQG LG-XM, để nâng cao hiệu quả 
của các hoạt động tuần tra bảo vệ rừng cần 
đẩy mạnh công tác quản lý và tăng cường 
giám sát hoạt động ở khu vực xa các trạm bảo 
vệ rừng. 
Mối đe dọa đến Lophura diardi 
Kết quả phân tích cho thấy tần suất hiện 
diện của con người (người dân) có tương quan 
nghịch với sự hiện diện và số lượng của gà lôi 
hông tía (hình 2, 3 và bảng 2). Theo báo cáo 
của VQG-LGXM, trung bình mỗi năm số 
lượng bẫy dây cáp (bẫy giò) do nhân viên của 
Vườn tháo gỡ khoảng 1.750 chiếc cùng với 
các dụng cụ săn bắt khác như lưới và súng 
săn. Ngoài ra, qua những dữ liệu từ bẫy ảnh 
cho thấy con người xuất hiện trong rừng cùng 
với súng săn, chó săn và các lâm sản ngoài gỗ 
(tổng số hình ảnh về người dân vào rừng từ 
bẫy chụp ảnh là 42), chúng tôi cho rằng sự 
hiện diện của họ trong rừng có những tác 
động đáng kể đến tài nguyên và môi trường 
sống ở đây trong đó có hoạt động săn bắt. 
KẾT LUẬN 
Sự thay đổi của sinh cảnh sống (habitat) 
có ảnh hưởng đến phân bố và hoạt động của 
Gà lôi hông tía, Lophura diardii. Vì vậy, điều 
này cần được chú ý trong hoạt động quản lý 
và bảo tồn loài này tại VQG LG-XM. Kết quả 
nghiên cứu này cho thấy, Gà lôi hông tía phân 
bố rộng trong sinh cảnh rừng thường xanh 
nhưng xác suất bắt gặp thấp mà nguyên nhân 
chính do việc tuần tra ở các khu vực xa trạm 
bảo vệ rừng chưa thường xuyên, và đây cũng 
là hạn chế lớn trong nỗ lực bảo tồn loài này ở 
VQG. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Abrams J. F., Axtner J., Bhagwat T., 
Mohamed A., Nguyen A., Niedballa J., 
Sollmann R., Tilker A., Wilting A., 2018. 
Studying terrestrial mammals in tropical 
rainforests. A user’s guide for camera-
trapping and environmental DNA. 
Leibniz-IZW, Berlin, Germany, pp. 88. 
Nguyen Tran Vy et al. 
58 
Akaike H. 1973. Information theory and an 
extension of the maximum likelihood 
principle. In B. N. Petrovand & F. Csàki 
(Eds.), 2nd International Symposium on 
Information Theory, Akadémiai 
Kiàdo,Budapest, Hungary pp. 267−281. 
Anonymous, 2007a. Inverstigating status of 
fauna and flora in Lo Go - Xa Mat 
National park. Viện Sinh học Nhiệt đới. 
Anonymous, 2007b. Vietnam Red Data Book 
(Part 1 - Animals). Publishing House of 
Natural Sciences and Technology, Ha Noi, 
pp. 515. 
BirdLife International, 2019. Lophura diardi. 
The IUCN Red List of Threatened Species 
2016: e.T22679274A92808547. 
3.RLTS.T22679274A92808547.en. 
[accessed 24 July, 2019]. 
Bo D., Dowell S. D., Garson P. J., Fen-Qi, H., 
2009. Habitat utilisation by the threatened 
Sichuan partridge Arborophila rufipectus: 
consequences for managing newly 
protected areas in southern China. Bird 
Conserv. Int, 19(2): 187−198. 
Brickle N. W., Duckworth J., Tordoff A. W., 
Poole, C. M., Timmins, R., McGowan, P. 
J., 2008. The status and conservation of 
Galliformes in Cambodia, Laos and 
Vietnam. Biodiversity and Conservation, 
17(6): 1393−1427. 
Burnham K. P., Anderson D. R., 2002. Model 
selection and multimodel inference: a 
practical information-theoretic approach 
(2
nd
 ed.). Springer Science & Business 
Media, New York, pp. 482. 
Dajun W., Sheng L., McShea W. J., Fu L. M., 
2006. Use of remote-trip cameras for 
wildlife surveys and evaluating the 
effectiveness of conservation activities at 
a nature reserve in Sichuan Province, 
China. Environmental Management, 
38(6): 942−951. 
Duckworth J., Batters G., Belant J., Bennett 
E., Brunner, J., Burton, J., Challender, D., 
Cowling, V., Duplaix, N., Harris, J., 2012. 
Why South-East Asia should be the 
world’s priority for averting imminent 
species extinctions, and a call to join a 
developing cross-institutional programme 
to tackle this urgent issue. J S.A.P.I.EN.S, 
5(2): 1−19. 
Fiske I., Chandler R., Miller D., Royle A., 
Kery, M., Hostetler, J., Hutchinson, R., 
Smith, A., Kellner, K., Royle, M. A., 
2019. Package ‘unmarked’. 
Gelman A., 2008. Scaling regression inputs 
by dividing by two standard deviations. 
Stat Med, 27(15): 2865−2873. 
Ghoddousi A., Kh. Hamidi A., Soofi M., 
Khorozyan I., Kiabi B., Waltert M., 2016. 
Effects of ranger stations on predator and 
prey distribution and abundance in an I 
ranian steppe landscape. Animal 
Conservation, 19(3): 273−280. 
Grainger M. J., Garson P. J., Browne S. J., 
McGowan P. J., Savini, T., 2018. 
Conservation status of Phasianidae in 
Southeast Asia. Biological Conservation, 
220: 60−66. 
Grainger M. J., Ngoprasert D., McGowan P. 
J., Savini, T., 2017. Informing decisions 
on an extremely data poor species facing 
imminent extinction. Oryx, 51(4): 1−7. 
Gray T. N., Hughes A. C., Laurance W. F., 
Long, B., Lynam A. J., O’Kelly H., 
Ripple, W. J., Seng, T., Scotson, L., 
Wilkinson, N. M., 2018. The wildlife 
snaring crisis: an insidious and pervasive 
threat to biodiversity in Southeast Asia. 
Biodiversity and Conservation, 27(4): 
1031−1037. 
Hilborn R., Arcese P., Borner M., Hando J., 
Hopcraft G., Loibooki M., Mduma S., 
Sinclair, A. R., 2006. Effective 
enforcement in a conservation area. 
Science, 314(5803): 1266−1266. 
Hilton-Taylor C., Pollock C. M., Chanson J. 
S., Butchart S. H., Oldfield T. E., 
Katariya, V., 2009. State of the world’s 
species (J.-C. Vié, C. Hilton-Taylor & S. 
N. Stuart Eds.). IUCN, Gland, 
Switzerland, pp. 184 
Assessing status and habitat of siamese fireback 
59 
Hossain A. N. M., Barlow A., Barlow C. G., 
Lynam, A. J., Chakma, S., Savini, T., 
2016. Assessing the efficacy of camera 
trapping as a tool for increasing detection 
rates of wildlife crime in tropical 
protected areas. Biological Conservation, 
201: 314–319. 
Hunter M., Cresswell W., 2015. Factors 
affecting the distribution and abundance 
of the Endangered volcano rabbit 
Romerolagus diazi on the Iztaccihuatl 
volcano, Mexico. Oryx, 49(2): 366−375. 
Iamsiri A., Gale G. A., 2008. Breeding season 
habitat use by Hume's pheasant 
Syrmaticus humiae in the Doi Chiang Dao 
Wildlife Sanctuary, Northern Thailand. 
Zool Stud, 47(2): 138-145. 
IUCN 2019. Threatened species in each 
country (totals by taxonomic group). 
https://www.iucnredlist.org/resources/sum
mary-statistics#Summary%20Tables. 
[accessed 22 July, 2019]. 
Jachmann H., 2008. Illegal wildlife use and 
protected area management in Ghana. 
Biological Conservation, 141(7): 
1906−1918. 
Jenks K. E., Howard J., Leimgruber P., 2012. 
Do ranger stations deter poaching activity 
in national parks in Thailand? Biotropica, 
44(6): 826−833. 
Liao W. B., Fuller R. A., Hu J. C., Li C., 
2008. Habitat use by endangered Sichuan 
partridges Arborophila rufipectus during 
the breeding season. Acta Ornithol, 43(2): 
179−184. 
Liao W. B., Hu J. C., Li C., 2007. Habitat 
utilization during the pairing season by the 
common hill partridge Arborophila 
torqueola in Baiposhan Natural Reserve, 
Sichuan, China. Ornithol Sci, 6(2): 87−94. 
MacKenzie D. I., 2006. Occupancy estimation 
and modeling: inferring patterns and 
dynamics of species occurrence. 
Academic Press, pp. 344 
McGowan P. J., Garson, P. J., 2002. The 
Galliformes are highly threatened: should 
we care? Oryx, 36(04): 311−312. 
Mugerwa B., Sheil D., Ssekiranda P., Heist, 
M., Ezuma, P., 2013. A camera trap 
assessment of terrestrial vertebrates in 
Bwindi Impenetrable National Park, 
Uganda. African Journal of Ecology, 
51(1): 21−31. 
Niedballa, J., Courtiol, A., Sollmann, R. 
(2017) camtrapR: camera trap data 
management and preparation of 
occupancy and spatial capture-recapture 
analyses. R package version 0.99. 9. 
 Development Core Team, 2019. R: A 
language and environment for statistical 
computing.  
[accessed 5 January, 2019]. 
Rovero F., Tobler M., Sanderson J., 2010. 
Camera trapping for inventorying 
terrestrial vertebrates. Manual on field 
recording techniques and protocols for All 
Taxa Biodiversity Inventories and 
Monitoring. The Belgian National Focal 
Point to the Global Taxonomy Initiative: 
100−128. 
Sukumal N., Gale G. A., Savini T., 2010. Sub-
montane habitat selection by a lowland 
pheasant. Raffles Bull. Zool, 58(2): 
391−401. 
Sukumal N., McGowan P. J., Savini T., 2015. 
Change in status of green peafowl Pavo 
muticus (Family Phasianidae) in 
Southcentral Vietnam: A comparison over 
15 years. Glob Ecol Conserv, 3(1): 11−19. 
Suwanrat J., Ngoprasert D., Sukumal N., 
Suwanwaree P., Savini T., 2014. 
Reproductive ecology and nest-site 
selection of Siamese fireback in lowland 
forest. Raffles Bull. Zool, 62(1): 581−590. 
Tilker A., Nguyen A., Abrams J. F., Bhagwat, 
T., Le, M., Van Nguyen, T., Nguyen, A. 
T., Niedballa, J., Sollmann, R., Wilting, 
A., 2018. A little-known endemic caught 
in the South-east Asian extinction crisis: 
The Annamite striped rabbit Nesolagus 
timminsi. Oryx: 1−10. 
Vy N. T., Ngoprasert D., Browne S., Savini 
T., 2017a. Status and range decline of two 
Nguyen Tran Vy et al. 
60 
galliformes species in Southeast Asia. 
Bird Conserv. Int, 27(4): 1–16. doi: 
10.1017/S0959270917000168 
Vy N. T., Ngoprasert D., Gale G. A., Browne, 
S. J., Savini, T., 2017b. Co-occurrence of 
two sympatric galliform species on a 
landscape-scale. Raffles Bulletin of 
Zoology, 65(1): 60−67. 
Wege D. C., Long A. J., Vinh M. K., Dung V. 
V., Eames J. C., 1999. Expanding the 
protected areas network in Vietnam for 
the 21st century: an analysis of the 
current system with recommendations for 
equitable expansion. BirdLife 
International Vietnam Programme, Ha 
Noi, Vietnam, pp. 74. 

File đính kèm:

  • pdfassessing_status_and_habitat_of_siamese_fireback_lophura_dia.pdf