Bài giảng Cơ sở khoa học môi trường

1. MÔI TRƯỜNG VÀ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

1.1. Khái niệm

Thuật ngữ môi trường - Environment (Tiếng Anh), Hoàn cảnh (Tiếng Hoa) được hiểu theo nhiều cách khác nhau:

Theo UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (tập quán, niềm tin.) trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình. Như vậy, môi trường sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật và con người mà còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự vui chơi giải trí của con người”.

 Theo Lê Văn Khoa,1995: Đối với cơ thể sống thì “Môi trường sống” là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể.

Theo Hoàng Đức Nhuận, 2000: Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật

Theo khái niệm mới của Luật bảo vệ môi trường sửa đổi được quốc hội khoá XI thông qua ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8 ở điều 3 “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật".

Tóm lại, các khái niệm đều thể hiện các yếu tố tự nhiên và nhân tạo xung quanh con người có ảnh hưởng tới cuộc sống của con người và sinh vật nhưng chuẩn xác hơn và được chấp thuận rộng rãi là khái niệm môi trường trong Luật bảo vệ môi trường Việt Nam.

Khoa học môi trường là ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ và tương tác giữa con người với con người, giữa con người với thế giới sinh vật và môi trường vật lý xung quanh nhằm mục đích bảo vệ môi trường sống của con người trên Trái đất.

- Đối tượng nghiên cứu của khoa học môi trường

Là các môi trường trong mối quan hệ tương hỗ giữa môi trường, sinh vật và con người.

- Nhiệm vụ của khoa học môi trường

Khoa học môi trường là một ngành khoa học ứng dụng, một dạng của các phương án giải quyết vấn đề là sự tìm kiếm những thay thế cấu trúc đối với tổn thất môi trường. Khoa học môi trường là khoa học tổng hợp, liên ngành, nó sử dụng và phối hợp thông tin từ nhiều lĩnh vực như: sinh học, hóa học, địa chất, thổ nhưỡng, vật lý, kinh tế, xã hội học, khoa học quản lý và chính trị,. để tập trung vào các nhiệm vụ sau:

+ Nghiên cứu các thành phần môi trường có ảnh hưởng đến con người hoặc chịu ảnh hưởng bởi con người nước, đất, không khí, hệ sinh thái

+ Nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật xử lý ô nhiễm nhằm bảo vệ chất lượng, môi trường sống của con người.

+ Nghiên cứu tổng hợp các biện pháp quản lý về khoa học kinh tế, luật pháp, xã hội nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

+ Nghiên cứu về phương pháp mô hình hoá, phân tích hoá học phục vụ cho các nội dung trên.

Tương ứng với các nhiệm vụ nghiên cứu ở trên là các chuyên ngành đào tạo về khoa học môi trường đang áp dụng ở nước ta như: sinh thái tài nguyên, công nghệ môi trường, quản lý môi trường và kỹ thuật môi trường và mô hình hoá.

- Phương pháp nghiên cứu

Khoa học môi trường là ngành khoa học liên ngành và được kế thừa những thành tựu khoa học từ nhiều ngành khoa học khác như: hóa học, vật lý, sinh học. nên thường sử dụng tổng hợp các phương pháp:

+ Thu thập và xử lý số liệu thực tế, các thực nghiệm: để phục vụ cho công tác điều tra khảo sát thực địa về các đối tượng nghiên cứu.

+ Phân tích thành phần môi trường: kiểm chứng, xác nhận, đánh giá về các thành phần môi trường.

+ Tính toán, dự báo, mô hình hoá: nhằm thử nghiệm theo các giả thiết khác nhau về đối tượng nghiên cứu để lựa chon giải pháp tối ưu nhất.

+ Các giải pháp kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật: phục vụ cho việc giảm thiểu, xử lý các vấn đề ô nhiễm.

+ Phân tích hệ thống: để có cái nhìn tổng thể về môi trường trong một hệ thống những mối quan hệ với các yếu tố xung quanh.

 

doc 83 trang yennguyen 5980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cơ sở khoa học môi trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Cơ sở khoa học môi trường

Bài giảng Cơ sở khoa học môi trường
MỤC LỤC
Chương 1: KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. MÔI TRƯỜNG VÀ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
1.1. Khái niệm 
Thuật ngữ môi trường - Environment (Tiếng Anh), Hoàn cảnh (Tiếng Hoa) được hiểu theo nhiều cách khác nhau:
Theo UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (tập quán, niềm tin...) trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình. Như vậy, môi trường sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật và con người mà còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự vui chơi giải trí của con người”.
	Theo Lê Văn Khoa,1995: Đối với cơ thể sống thì “Môi trường sống” là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể.
Theo Hoàng Đức Nhuận, 2000: Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật 
Theo khái niệm mới của Luật bảo vệ môi trường sửa đổi được quốc hội khoá XI thông qua ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8 ở điều 3 “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật".
Tóm lại, các khái niệm đều thể hiện các yếu tố tự nhiên và nhân tạo xung quanh con người có ảnh hưởng tới cuộc sống của con người và sinh vật nhưng chuẩn xác hơn và được chấp thuận rộng rãi là khái niệm môi trường trong Luật bảo vệ môi trường Việt Nam.
Khoa học môi trường là ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ và tương tác giữa con người với con người, giữa con người với thế giới sinh vật và môi trường vật lý xung quanh nhằm mục đích bảo vệ môi trường sống của con người trên Trái đất.
- Đối tượng nghiên cứu của khoa học môi trường
Là các môi trường trong mối quan hệ tương hỗ giữa môi trường, sinh vật và con người.
- Nhiệm vụ của khoa học môi trường
Khoa học môi trường là một ngành khoa học ứng dụng, một dạng của các phương án giải quyết vấn đề là sự tìm kiếm những thay thế cấu trúc đối với tổn thất môi trường. Khoa học môi trường là khoa học tổng hợp, liên ngành, nó sử dụng và phối hợp thông tin từ nhiều lĩnh vực như: sinh học, hóa học, địa chất, thổ nhưỡng, vật lý, kinh tế, xã hội học, khoa học quản lý và chính trị,... để tập trung vào các nhiệm vụ sau:
+ Nghiên cứu các thành phần môi trường có ảnh hưởng đến con người hoặc chịu ảnh hưởng bởi con người nước, đất, không khí, hệ sinh thái 
+ Nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật xử lý ô nhiễm nhằm bảo vệ chất lượng, môi trường sống của con người.
+ Nghiên cứu tổng hợp các biện pháp quản lý về khoa học kinh tế, luật pháp, xã hội nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
+ Nghiên cứu về phương pháp mô hình hoá, phân tích hoá học phục vụ cho các nội dung trên.
Tương ứng với các nhiệm vụ nghiên cứu ở trên là các chuyên ngành đào tạo về khoa học môi trường đang áp dụng ở nước ta như: sinh thái tài nguyên, công nghệ môi trường, quản lý môi trường và kỹ thuật môi trường và mô hình hoá.
- Phương pháp nghiên cứu 
Khoa học môi trường là ngành khoa học liên ngành và được kế thừa những thành tựu khoa học từ nhiều ngành khoa học khác như: hóa học, vật lý, sinh học... nên thường sử dụng tổng hợp các phương pháp: 
+ Thu thập và xử lý số liệu thực tế, các thực nghiệm: để phục vụ cho công tác điều tra khảo sát thực địa về các đối tượng nghiên cứu.
+ Phân tích thành phần môi trường: kiểm chứng, xác nhận, đánh giá về các thành phần môi trường.
+ Tính toán, dự báo, mô hình hoá: nhằm thử nghiệm theo các giả thiết khác nhau về đối tượng nghiên cứu để lựa chon giải pháp tối ưu nhất.
+ Các giải pháp kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật: phục vụ cho việc giảm thiểu, xử lý các vấn đề ô nhiễm.
+ Phân tích hệ thống: để có cái nhìn tổng thể về môi trường trong một hệ thống những mối quan hệ với các yếu tố xung quanh.
1.2. Phân loại môi trường 
Từ khái niệm về môi trường trong Luật bảo vệ môi trường có thể thấy theo chức năng môi trường phân thành các loại sau:
- Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên như vật lý, hoá học, sinh học... tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người nhưng ít nhiều cũng chịu tác động của con người như: ánh sáng, nhiệt độ, không khí, đất, nước...
- Môi trường xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người đó là luật lệ, thể chế, cam kết, quy định ở các cấp khác nhau... định hướng con người theo một khuôn khổ nhất định tạo nên sức mạnh tập thể thúc đẩy cho sự phát triển.
- Môi trường nhân tạo: là các nhân tố do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người như nhà ở, văn phòng, công viên ...
1.3. Các chức năng của môi trường 
1.3.1 Môi trường là không gian sống của con người 
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người đều cần một không gian nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống như nhà ở, nơi nghỉ, khu làm việc Trung bình mỗi ngày 1 người trưởng thành cần 4m3 không khí sạch để thở; 2,5 lít nước để uống và một lượng lương thực thực phẩm tương đương 2000 đến 2400 calo. Như vậy không gian cho sự tồn tại của con người và sinh vật đòi hỏi phải có một tiêu chuẩn nhất định về yếu tố hoá học, sinh học, vật lý và cảnh quan xã hội. 
Do dân số ngày càng tăng nhưng diện tích Trái đất không đổi nên diện tích không gian bình quân đầu người có xu thế giảm dần. 
Bảng 1.1: Suy giảm diện tích đất bình quân đầu người trên thế giới(ha/người)
Năm
- 106
-105
-104
O (CN)
1650
1840
1930
1994
2010
Dân số (tr.ng)
0,125
1,0
5,0
200
545
1.000
2.000
5.000
7.000
Bình quân (ha/ng)
120.000
15.000
3.000
75
27,5
15
7,5
3,0
1,88
Bảng 1.2: Diện tích đất canh tác trên đầu người ở Việt Nam
Năm
1940
1960
1970
1992
2000
Bình quân đầu người (ha/ng)
0,2
0,16
0,13
0,11
0,10
Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi theo trình độ khoa học và công nghệ. Trình độ phát triển càng cao thì nhu cầu về không gian sản xuất càng giảm. Tuy nhiên, con người luôn cần một khoảng không gian riêng cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo chất lượng môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như: khai hoang, phá rừng.
Chức năng không gian sống có thể phân thành các dạng sau:
- Chức năng xây dựng: cung cấp mặt bằng, khoảng không gian.
- Chức năng vận tải: đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không.
- Chức năng sản xuất: gồm mặt bằng và các phương tiện cho sản xuất.
- Chức năng giải trí của con người.
1.3.2. Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cho con người
Mọi hoạt động sống của con người đều liên quan tới các nguồn tài nguyên trên Trái đất như hoạt động nông nghiệp, hoạt động sản xuất công nghiệp Môi trường là nơi con người khai thác nguồn nguyên vật liệu, năng lượng cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Một số chức năng sản xuất tự nhiên chủ yếu của môi trường như: 
- Rừng tự nhiên: cung cấp nước, cung cấp và bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo vệ đất, điều hòa khí hậu.
- Các thủy vực: cung cấp nước, chất dinh dưỡng cho sinh vật, thực phẩm cho con người.
- Không khí, nhiệt độ, năng lượng Mặt trời, gió, nước: giúp sinh vật tồn tại và phát triển.
- Các loại quặng, mỏ: Cung cấp năng lượng, nguyên liệu.
Thoả mãn nhu cầu con người
Con người
Tự nhiên
Trí tuệ
Lao động 
cơ bắp
Vật tư công cụ
Hình 1.1: Quá trình khai thác tài nguyên của con người
1.3.3. Môi trường là nơi chứa đựng và đồng hoá chất thải
Hầu như tất cả các dạng tài nguyên, các sản phẩm sau khi con người sử dụng đều quay trở lại môi trường dưới dạng rác thải. Trong môi trường nhờ các quá trình phân huỷ của vi sinh vật hay các quá trình biến đổi lý hoá (pha loãng, phản ứng hoá học hấp thụ), sinh hoá có thể biến đổi chất thải thành dạng ban đầu theo các chu trình sinh địa hoá. Nhưng sự làm sạch này phải nằm trong một giới hạn nhất định của môi trường (ngưỡng môi trường). Ứng dụng tính chất này trong việc xử lý chất thải - tính chất tự cân bằng của môi trường.
Có thể phân loại chi tiết chức năng này thành các loại sau:
- Chức năng biến đổi lý – hóa họ
- Chức năng biến đổi sinh hóa
- Chức năng biến đổi sinh học
1.3.4. Môi trường lưu trữ và cung cấp thông tin 
- Môi trường cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của sinh vật trong đó có cả lịch sử tiến hoá của loài người.
- Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính báo hiệu sớm.
Ví dụ: Sóng thần không thể được dự đoán một cách hoàn toàn chính xác, nhưng có những dấu hiệu có thể báo trước một đợt sóng thần sắp xảy ra, và nhiều hệ thống đang được phát triển và được sử dụng để giảm thiểu những thiệt hại do sóng thần gây ra. Các dấu hiệu nhận biết song thần như:
	+ Cảm thấy động đất.
	+ Các bong bóng chứa khí gas nổi lên mặt nước làm ta có cảm giác như nước đang bị sôi.
	+ Nước trong sóng nóng bất thường.
	+ Nước có mùi trứng thối (khí hyđro sulfua) hay mùi xăng, dầu.
	+ Nước làm da bị mẩn ngứa.
	+ Nghe thấy một tiếng nổ như là: tiếng máy nổ của máy bay phản lực, tiếng ồn của cánh quạt máy bay trực thăng, hay là tiếng huýt sáo.
	+ Biển lùi về sau một cách đáng chú ý.
	+ Vệt sáng đỏ ở đường chân trời.
- Cung cấp và lưu trữ các nguồn gen, các cảnh quan, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo.
1.3.5. Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật 
Trái đất là nơi sinh sống của con người và các sinh vật nhờ các điều kiện môi trường đặc biệt như: nhiệt độ không khí không quá cao, nồng độ ôxy và các khí khác tương đối ổn định Sự phát sinh và phát triển sự sống xảy ra trên Trái đất nhờ hoạt động của hệ thống các thành phần của môi trường Trái đất như khí quyển, thủy quyển, sinh quyển và thạch quyển.
- Khí quyển giữ ấm cho nhiệt độ Trái đất tránh được các bức xạ quá cao, các tia tử ngoại, chênh lệch nhiệt độ lớn, ổn định nhiệt độ trong khả năng chịu đựng của con người
- Thủy quyển thực hiện chu trình tuần hoàn nước, giữ cân bằng nhiệt độ, các chất khí, giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên đến con người và các sinh vật.
- Thạch quyển liên tục cung cấp năng lượng, vật chất cho các quyển khác của Trái đất, giảm tác động tiệu cực của thiên tai tới con người và sinh vật.
Như vậy, có thể có các dạng vi phạm chức năng của môi trường sống như: Làm cạn kiệt nguyên liệu và năng lượng cần cho sự tồn tại và phát triển của các cơ thể sống. Làm ứ thừa phế thải trong không gian sống, Làm mất cân bằng sinh thái giữa các loài sinh vật với nhau và giữa chúng với các thành phần môi trường. Vi phạm chức năng giảm nhẹ tác động của thiên tai. Vi phạm chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
1.4. Quan hệ giữa môi trường và phát triển
Thực tế cho thấy mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển, nhưng phát triển là một quy luật mà con người không thể đình chỉ nó, là quy luật chung của mọi thời đại, mọi quốc gia.
1.4.1. Khái niệm phát triển 
Khái niệm về phát triển thường được hiểu là sự phát triển về kinh tế - xã hội, và là một trong những quy luật tất yếu của nhân loại, của mọi thời đại, của mọi Quốc gia. Khái niệm về phát triển được hiểu: là quá trình nâng cao điều kiện đời sống về vật chất và tinh thần bằng việc phát triển các hoạt động sản xuất của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung và là động lực của xã hội loài người.
1.4.2. Quan hệ giữa môi trường và phát triển
Có thể trình bày một cách cô đọng môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của con người, phát triển là quá trình cải tạo và cải thiện các điều kiện đó. Giữa môi trường và phát triển luôn tồn tại mối quan hệ rất chặt chẽ.
Tác động qua lại giữa môi trường và phát triển biểu hiện cho mối quan hệ hai chiều giữa hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường được minh hoạ theo hình 1.2.
Trong phạm vi một quốc gia, một châu lục hay trên toàn Thế giới luôn tồn tại hai hệ thống: hệ thống kinh tế xã hội và hệ thống môi trường. “Hệ thống kinh tế xã hội” cấu thành bởi các thành phần: sản xuất hàng hóa, lưu thông, phân phối, tiêu dùng và tích lũy, tạo nên một dòng nguyên liệu, năng lượng, chế phẩm hàng hóa, phế thải lưu thông giữa các phần tử cấu thành hệ. “Hệ thống môi trường” với các thành phần môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội. Khu vực giao giữa hai hệ tạo thành “môi trường nhân tạo”, có thể xem như là kết quả tích lũy mọi hoạt động tích cực hoặc tiêu cực của con người trong quá trình phát triển trên địa bàn môi trường. Khu vực giao này thể hiện tất cả các mối quan hệ giữa phát triển và môi trường. Môi trường thiên nhiên cung cấp tài nguyên cho hệ kinh tế, đồng thời tiếp nhận chất thải từ hệ kinh tế. Chất thải này có thể ở lại hẳn trong môi trường thiên nhiên, hoặc qua chế biến rồi trở về hệ kinh tế. Mọi hoạt động sản xuất mà chất phế thải không thể sử dụng được quay trở lại kinh tế gây tổn hại đến môi trường. Lãng phí tài nguyên không tái tạo, sử dụng tài nguyên tái tạo được một cách quá mức khiến cho nó không thể hồi phục được, hoặc phục hồi sau một thời gian quá dài, tạo ra những chất độc hại đối với con người và môi trường sống gây tổn hại tới môi trường. Những hành động gây nên những tác động như vậy là hành động tiêu cực về môi trường. Các hoạt động phát triển luôn luôn có hai mặt lợi và hại. Bản thân thiên nhiên cũng có hai mặt. Thiên nhiên là nguồn tài nguyên và phúc lợi đối với con người, nhưng đồng thời cũng là nguồn thiên tai, thảm họa đối với đời sống và sản xuất của con người. 
Hình 1.2: Quan hệ giữa hệ thống môi trường và hệ thống kinh tế
HỆ MÔI TRƯỜNG
Nguyên liệu
Năng lượng
Phế thải
Phế thải
HỆ KINH TẾ
Sản xuất
HỆ NHÂN TẠO
Hàng hoá
Lưu thông
Phân phối
Tiêu dùng
Hoàn nguyên - hồi phục - xử lý
Hiện nay trên thế giới đang tồn tại khá rõ mối quan hệ giữa môi trường và phát triển ở hai thái cực kinh tế khác nhau:
- Ô nhiễm do dư thừa: ở các nước phát triển, việc sử dụng quá nhiều nguyên liệu, năng lượng cho hoạt động sản xuất và tâm lý lấy tiêu dùng hưởng thụ vật chất làm mục đích cuộc sống đã gây nên sự lãng phí tài nguyên và suy thoái môi trường theo sơ đồ hình sau:
Tài nguyên
Sản xuất
Tiêu dùng
Thải bỏ - ô nhiễm và suy thoái MT
Hình 1.3: Ô nhiễm do dư thừa 
Minh chứng cho hình thức ô nhiễm này là các nước phát triển với 20% dân số thế giới nhưng họ sử dụng tới 80% nguyên liệu, năng lượng của toàn thế giới. 
- Ô nhiễm do nghèo đói: là hình thức xảy ra ở các nước đang phát triển, để sinh tồn người dân ở các nước này phải khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khi tài nguyên bị khai thác không hợp lý tác động trở lại cuộc sống và tạo ra vòng luẩn quẩn theo hình sau:
Nghèo đói
Phá rừng
Thiên tai, bệnh tật
Hình1.4: Con đường nghèo đói ở các nước đang phát triển
Như vậy có thể thấy giữa môi trường và phát triển luôn tồn tại mâu thuẫn từ đó nảy sinh hai quan điểm khác nhau:
+ Quan điểm phát triển “bằng không”: cho rằng không nên phát triển để duy trì, bảo vệ môi trường.
+ Quan điểm khác lại khuyến khích sự tiêu thụ và phát triển hơn nữa.
Để dung hòa hai mâu thuẫn trên thì quan niệm “phát triển bền vững” đã ra đời do uỷ ban Môi trường và phát triển Thế giới đưa ra năm 1987. Năm 1992, tại Hội nghị Môi trường thế giới được tổ chức tại Rio - deJaniero thì  ...  về môi trường là “khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống; bảo vệ được các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn đa dạng sinh học; khắc phục suy thoái và cải thiện môi trường”. Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là một trong ba trụ cột của phát triển bền vững.
2.2. Yêu cầu của phát triển bền vững 
Để đạt được sự phát triển bền vững, các quốc gia cần phải phát triển hài hòa giữa 3 hệ thống là hệ thống kinh tế, hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội. Các yêu cầu cụ thể cho từng hệ thống như sau :
- Hệ tự nhiên: 
+ Sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hiệu quả và tiết kiệm đặc biệt là tài nguyên không tái tạo
+ Duy trì khả năng đồng hoá (tự làm sạch) của môi trường
+ Giảm sự biến đổi khí hậu toàn cầu và bảo vệ tầng ôzôn
+ Bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái nhạy cảm.
- Hệ kinh tế: 
+ Đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế tương xứng nền kinh tế và tỷ lệ gia tăng dân số
+ Ưu tiên phát triển công nghệ sạch và các sản phẩm thân thiện với môi trường
+ Xoá đói giảm nghèo tuyệt đối
+ Thay đổi xu thế tiêu dùng.
- Hệ xã hội:
+ Ổn định dân số
+ Phát triển nông thôn, miền núi
+ Nâng cao trình độ dân trí
+ Bảo vệ đa dạng văn hoá
+ Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các quá trình ra quyết định.
Như vậy có thể thấy, để tiến tới sự phát triển bền vững mỗi quốc gia cần thực hiện các yêu cầu của 3 hệ thống: tự nhiên, kinh tế và xã hội. Đồng thời dựa trên điều kiện thực tế của mỗi nước mà áp dụng cho phù hợp. Và để định hướng cho các nước tiến tới phát triển bền vững tại Hội nghị môi trường trên đã đưa ra các nguyên tắc của phát triển bền vững.
2.3. Các nguyên tắc của phát triển bền vững
Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển bền vững tại Rio Janeiro (Braxin) tháng 6 năm 1992 đã đưa ra ý kiến thống nhất của 172 Quốc gia về sự cần thiết phải xây dựng một xã hội bền vững trên trái đất. Đây là xã hội kết hợp hài hoà giữa việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, một xã hội có nền kinh tế và môi trường bền vững.
Để xây dựng một xã hội phát triển bền vững, các nhà môi trường đã đề ra 9 nguyên tắc như sau:
+ Tôn trọng và quan tâm đến đời sống cộng đồng.
Bốn đối tượng cần thiết để thực hiện nguyên tắc này:
	- Đạo đức và lối sống bền vững cần phải được tạo ra bằng cách đối thoại giữa những người lãnh đạo tôn giáo, những nhà tư tưởng, những nhà lãnh đạo xã hội, các nhóm công dân và tất cả những người quan tâm.
	- Các quốc gia cần soạn thảo bản tuyên ngôn chung và bản giao kèo về sự bền vững để tham gia vào nền đạo đức thế giới và phải biết kết hợp những nguyên tắc của sự bền vững vào Hiến pháp và Luật pháp của nước mình.
	- Con người nên thể hiện đạo đức này vào tất cả những hành vi cá nhân và tư cách nghề nghiệp ở tất cả các hoạt động của cuộc đời.
	- Một cơ quan quốc tế mới cần được thành lập để theo dõi sự thực hiện nền đạo đức thế giới và hướng sự quan tâm của quần chúng vào những điểm quan trọng của nó.
+ Cải thiện chất lượng cuộc sống con người:
	Mục tiêu của phát triển là cải thiện chất lượng cuộc sống con người. Mỗi dân tộc có những mục tiêu khác nhau trong sự nghiệp phát triển, nhưng lại có một số điểm thống nhất. Đó là mục tiêu xây dựng mọt cuộc sống lành mạnh, có một nền giáo dục tốt, có đủ tài nguyên bảo đảm cho cuộc sống không những cho riêng mình mà cho cả thế hệ mai sau, có quyền tự do bình đẳng, được bảo đảm an toàn và không có bạo lực, mỗi thành viên trong xã hội đều mong có cuộc sống ngày càng tốt hơn.
+ Bảo vệ sức sống và tính đa dạng trên Trái Đất.
	Phát triển phải dựa vào bảo vệ: nó phải bảo vệ cấu trúc, chức năng và tính đa dạng của những hệ tự nhiên thế giới mà loài người chúng ta phải phụ thuộc vào chúng. Để đạt được điều đó cần phải: 
- Bảo vệ các hệ duy trì sự sống
- Bảo vệ tính đa dạng sinh học
- Bảo đảm cho việc sử dụng bền vững các tài nguyên tái tạo.
+ Giảm đến mức thấp nhất sự khánh kiệt nguồn tài nguyên không tái tạo.
	Sự khánh kiệt nguồn tài nguyên không tái tạo như khoáng sản, dầu khí và than phải được giảm đến mức thấp nhất. “Tuổi thọ” của những tài nguyên không tái tạo có thể được tăng lên bằng cách tái chế.
+ Tôn trọng khả năng chịu đựng của trái đất.
	Sức chịu đựng của các hệ sinh thái của trái đất là rất có hạn, mỗi khi bị tác động vào, các hệ sinh thái và sinh quyển khó có thể tránh khỏi những suy thoái nguy hiểm. Sự tăng dân số và tiêu thụ tài nguyên cần phải được đặt trong một giải pháp tổng hợp và hiện thực trong quy hoạch và chính sách phát triển quốc gia. Để đảm bảo cho việc sử dụng nguồn tài nguyên tái tạo một cách bền vững, cần có 3 hoạt động:
- Cần tạo ra những sản phẩm mới để bảo vệ tài nguyên và tránh những lãng phí, thử nghiệm chúng và áp dụng chúng.
- Hoạt động nhằm ổn định dân số phải dựa trên sự hiểu biết các nhân tố tương tác với nhau để xác định kích thước của gia đình.
- Muốn đứng vững trong khả năng chịu tải của Trái Đất và điều kiện để cải thiện chất lượng cuộc sống của con người, cần có những hoạt động nhằm quản lý và bảo vệ các hệ sinh thái bền vững.
+ Thay đổi thái độ và hành vi cá nhân.
	Để thay đổi thái độ và hành vi của con người cần phải có một chiến dịch thông tin do phong trào phi chính phủ đảm nhiệm được các chính phủ khác khuyến khích.
	Nền giáo dục chính thống về về môi trường cho trẻ em và người lớn cần phải được phổ cập và kết hợp với giáo dục ở tất cả các cấp.
	Cần phải có những hổ trợ hơn nữa để giúp đào tạo về phát triển bền vững.
+ Giúp cho các cộng đồng có khả năng tự giữ gìn môi trường của mình.
	Môi trường là ngôi nhà chung, không phải của riêng một cá nhân nào, cộng đồng nào. Vì vậy, việc cứu lấy Trái Đất và xây dựng một cuộc sống bền vững phụ thuộc vào niềm tin và sự đóng góp của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, những cộng đồng cần phải có được thẩm quyền, khả năng và kiến thức để hoạt động. Có 3 loại hoạt động:
- Các cộng đồng cần có sự kiểm soát hữu hiệu công việc của chính họ.
- Các cộng đồng phải được cung cấp nhu cầu thiết yếu của mình trong khi họ tiến hành bảo vệ môi trường. 
- Giao quyền lực để giúp các chính quyền địa phương và các cộng đồng thực hiện được vai trò của mình trong việc gìn giữ môi trường. 
+ Đưa ra một khuôn mẫu quốc gia cho sự phát triển tổng hợp và bảo vệ 
	Để đạt tới một nền đạo đức cho lối sống bền vững, mỗi người cần kiểm tra lại phẩm chất của mình và thay đổi thái độ.
	Một xã hội muốn bền vững phải biết kết hợp hài hoà giữa phát triển và bảo vệ môi trường, phải xây dựng được một sự đồng tâm nhất trí và đạo đức cuộc sống bền vững trong các cộng đồng.
	Một quốc gia muốn đạt tới tính bền vững cần phải bao gồm toàn bộ quyền lợi, phát hiện và ngăn chặn các vấn đề trước khi chúng nảy sinh. Chương trình này phải thích ứng, liên tục đính chính phương hướng hoạt động của mình để phù hợp với thực tế và những nhu cầu mới.
Hội đồng quốc gia cần phải có 4 thành phần:
- Phải có những tổ chức có quan điểm tổng hợp, nhìn xa trông rộng, quan hệ giữa các khu vực khi quyết định.
- Tất cả các nước cần phải có một hệ thống tòan diện về luật môi trường nhằm bảo vệ quyền sống của con người, quyền lợi của các thế hệ mai sau, sức sản xuất và sự đa dạng của Trái Đất.
- Những chính sách kinh tế và cải tiên công nghệ để nâng cao phúc lợi từ một nguồn tài nguyên và duy trì sự giàu có của thiên nhiên.
- Vấn đề kiến thức, dựa trên kết quả nghiên cứu và giám sát. 
+ Xây dựng khối liên minh toàn cầu.
	Tính bền vững toàn cầu phụ thuộc vào sự liên minh vững chắc giữa tất cả các quốc gia nhưng mức độ phát triển trên thế giới lại không đồng đều và các nước có thu nhập thấp hơn được giúp đỡ để phát triển bền vững và để bảo vệ môi trường của mình. Cần thiết phải:
- Tăng cường luật pháp quốc tế
- Giúp đỡ các nước có thu nhập thấp hơn xác định được những ưu tiên về môi trường.
- Xoay vòng các dòng tài chính .
- Tăng cường những cam kết và quyền lực quốc tế để đạt được sự bền vững.
2.4. Các mục tiêu của phát triển bền vững
Theo Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, các mục tiêu của phát triển bền vững bao gồm :
+ Mục tiêu tổng quát
Tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến độ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
+ Các mục tiêu cụ thể
- Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là các cân đối lớn; giữ vững an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh tài chính. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu; từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế các bon thấp. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả mọi nguồn lực.
- Xây dựng xã hội dân chủ, kỷ cương, đồng thuận, công bằng, văn minh; nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; con người phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, tinh thần, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ trở thành động lực phát triển quan trọng. Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
- Giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế đến môi trường. Khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo. Phòng ngừa, kiểm soát và khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Hạn chế tác hại của thiên tai, chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng.
2.5. Mục tiêu và chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam 
Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 được phê duyệt theo Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ. 
2.5.1. Quan điểm 
- Con người là trung tâm của phát triển bền vững. Phát huy tối đa nhân tố con người với vai trò là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát triển bền vững; đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân; xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập quốc tế để phát triển bền vững đất nước.
- Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
- Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền, các Bộ, ngành và địa phương, các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mỗi người dân.
- Tạo lập điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận những nguồn lực chung và được tham gia, đóng góp và hưởng lợi, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hóa tốt đẹp cho những thế hệ mai sau. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là loại tài nguyên không thể tái tạo, gìn giữ và cải thiện môi trường sống; xây dựng xã hội học tập; xây dựng lối sống thân thiện môi trường, sản xuất và tiêu dùng bền vững.
- Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho phát triển bền vững đất nước. Công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất.
2.5.2. Các định hướng nhằm phát triển bền vững trong giai đoạn 2011-2020
a) Về kinh tế 
- Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo
- Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững
- Đảm bảo an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững
- Phát triển bền vững các vùng và địa phương 
b) Về xã hội 
- Đẩy mạnh công tác giảm nghèo theo hướng bền vững; tạo việc làm bền vững; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.
- Ổn định quy mô, cải thiện và nâng cao chất lượng dân số.
- Phát triển văn hóa hài hòa với phát triển kinh tế, xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam.
- Phát triển bền vững các đô thị, xây dựng nông thôn mới, phân bố hợp lý dân cư và lao động theo vùng.
- Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí và trình độ nghề nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự phát triển đất nước, vùng và địa phương
- Phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe; bảo đảm an toàn thực phẩm; cải thiện điều kiện và vệ sinh môi trường lao động.
- Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
c) Về tài nguyên và môi trường 
- Chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất.
- Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước.
- Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản.
- Bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển.
- Bảo vệ và phát triển rừng.
- Giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn ở các đô thị lớn và khu công nghiệp.
- Quản lý có hiệu quả chất thải rắn và chất thải nguy hại.
- Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.
- Giảm thiểu tác động và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.
2.5.3. Các giải pháp thực hiện
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế phát triển bền vững; nâng cao chất lượng quản trị quốc gia đối với phát triển bền vững đất nước. 
- Tăng cường các nguồn lực tài chính để thực hiện phát triển bền vững.
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững.
- Tăng cường năng lực quản lý và thực hiện phát triển bền vững.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm và tăng cường sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân cư trong thực hiện phát triển bền vững.
- Phát triển nguồn nhân lực cho thực hiện phát triển bền vững.
- Tăng cường vai trò và tác động của khoa học và công nghệ, đẩy mạnh đổi mới công nghệ trong thực hiện phát triển bền vững.
- Mở rộng hợp tác quốc tế : Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trao đổi thông tin, khoa học công nghệ về phát triển bền vững, phát triển những ngành kinh tế môi trường (công nghệ xử lý chất thải, công nghệ tiêu tốn ít năng lượng, phát thải ít cacbon, công nghệ tái chế rác thải).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Hà Nội.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2010, Hà Nội.
3. Chính Phủ nước CHXCN Việt Nam (2012), Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, 
4. Lưu Đức Hải, Cơ sở khoa học môi trường , NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Lê Văn Khoa (2004), Khoa học môi trường , NXB Giáo dục.
6. PGS.TS Lê Văn Thăng (2008), Khoa học môi trường đại cương, NXB Đại học Huế
7. Quốc hội nước CHXCN Việt Nam (2005), Luật bảo vệ môi trường 2005, HN
8. Quốc hội nước CHXCN Việt Nam (2012), Luật biển Việt Nam. Hà Nội
9. Tống Duy Thanh, Giáo trình địa chất cơ sở, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Mai Trọng Thông, Giáo trình tài nguyên khí hậu, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội

File đính kèm:

  • docbai_giang_co_so_khoa_hoc_moi_truong.doc