Bài giảng Độc học môi trường - Lê Mỹ Tiểu Ngọc

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỌC HỌC MÔI TRƯỜNG Mục tiêu

- Nắm vững các khái niệm cơ bản chất độc, độc tỉnh, độc lực,liều lượng và đáp ứng.

- Phân biệt được nhiễm độc cấp tỉnh và nhiễm độc mãn tính.

- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc, nguồn gốc các chất độc, con đường chất độc xâm nhập vào cơ thể sinh vật. 1.1. Các khái niệm cơ bản

1.1.1. Độc chất và độc tố

Độc chất (poison) là những chất vô cơ hay hữu cơ có nguồn gốc thiên nhiên hay do tổng hợp, khi nhiễm vào cơ thể và đạt đến nồng độ nhất định có thể gây độc hại cho cơ thể sống.

Theo Gary D, Osweiler: độc chất là những chất rắn, lỏng hoặc khí, khi nhiễm vào cơ thể theo đường uống hoặc các đường khác sẽ gây ảnh hưởng đến các quá trình sống các tế bào của các cơ quan, tổ chức. Các tác động này phụ thuộc vào bản chất và độc lực của các độc chất.

| Trong quá trình nghiên cứu về độc chất cần lưu ý một số điểm sau:

- Độc chất là một khái niệm mang tính định lượng. Mọi chất đều độc ở một liều nào đó và cũng vô hại với liều rất thấp. Giới hạn giữa 2 liều đó là phạm vi các tác dụng sinh học. Theo Paracelsus: “tất cả mọi chất đều là chất độc, không có chất nào không phải là chất độc. Liều lượng thích hợp sẽ phân biệt được một chất độc và một thuốc”.

| Ví dụ aspinrin (acid acetyl salicylic) là thuốc hạ sốt chống viêm được dùng trong điều trị từ nhiều năm nay, nhưng có thể gây chết người với liều 0,2 - 0,5 g/kg. sắt, đồng, magie, kẽm là những nguyên tố vi lượng cần thiết trong thành phần thức ăn chăn nuôi, nhưng nếu quá liều thì có thể gây ngộ độc.

 

pdf 116 trang yennguyen 6820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Độc học môi trường - Lê Mỹ Tiểu Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_doc_hoc_moi_truong_le_my_tieu_ngoc.pdf