Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương thứ tư: Kế toán tài sản cố định

Mục đích: Trang bị cho sinh viên những kiến thức về kế toán tài sản cố định trong

ngân hàng thương mại bao gồm các khái niệm cơ bản, cơ chế quản lý TSCĐ và

qui trình kế toán, giúp cho sinh viên nắm được những điểm chung và khác biệt

giữa kế toán TSCĐ trong các ngân hàng và các doanh nghiệp.

pdf 17 trang yennguyen 6080
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương thứ tư: Kế toán tài sản cố định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương thứ tư: Kế toán tài sản cố định

Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương thứ tư: Kế toán tài sản cố định
Chương thứ tư
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 
Mục đích: Trang bị cho sinh viên những kiến thức về kế toán tài sản cố định trong 
ngân hàng thương mại bao gồm các khái niệm cơ bản, cơ chế quản lý TSCĐ và 
qui trình kế toán, giúp cho sinh viên nắm được những điểm chung và khác biệt 
giữa kế toán TSCĐ trong các ngân hàng và các doanh nghiệp.
4.1. Các khái niệm về tài sản cố định
Khái niệm TSCĐ: Là những TS do doanh nghiệp kiểm soát được và dự tính đem 
lại lợi ích kinh tế trong hiện tại và tương lai cho doanh nghiệp.
Nguyên giá: Là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ tính 
đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng
Khấu hao: Là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải KH của TSCĐ trong 
suốt thời gian sử dụng hữu ích của TS đó.
Giá trị phải khấu hao: Là nguyên giá của TSCĐ ghi trên báo cáo tài chính trừ đi 
giá trị thanh lý ước tính của TS đó
Thời gian sử dụng hữu ích: Là thời gian mà TSCĐ phát huy được tác dụng cho 
sản xuất, kinh doanh được tính bằng:
- Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ hoặc
- Số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thu 
được từ việc sử dụng TS
Gía trị thanh lý: Là gía trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích của 
TS sau khi trừ đi chi phí thanh lý ước tính
Gía trị hợp lý: Là giá trị TS có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết 
trong sự trao đổi ngang giá.
Giá trị còn lại: Là nguyên giá của TS sau khi trừ đi số KH lũy kế của tài sản đó.
Giá trị có thể thu hồi: Là giá trị ước tính thu được trong tương lai từ việc sử dụng 
tài sản, bao gồm cả giá trị thanh lý của chúng
 Phân loại Tài sản cố định
Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện 
- TSCĐ hữu hình (TSCĐ hữu hình tự có và TSCĐ hữu hình đi thuê vốn)
- TSCĐ vô hình
Phân loại TSCĐ theo quyền sử hữu
- TSCĐ tự có
- TSCĐ thuê ngoài
Phân loại TSCĐ theo công dụng và tình hình sử dụng
- TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh
- TSCĐ dùng trong phúc lợi công cộng
- TSCĐ chờ xử lý 
 Tài sản cố định hữu hình
Khái niệm: TSCĐ hữu hình là những TS có hình thái vật chất do doanh nghiệp 
nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn 
ghi nhận TSCĐ hữu hình
Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình: Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu 
hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả 4 tiêu chuẩn ghi nhận như sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản 
đó
- Nguyên giá TS phải được xác định một cách đáng tin cậy
- Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm
- Có đủ tiêu chuẩn gía trị theo qui định hiện hành
Phân loại Tài sản cố định hữu hình
- Nhà cửa, vật kiến trúc
- Máy móc thiết bị
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
- Thiết bị, dụng cụ quản lý
- TSCĐ hữu hình khác
Nguyên giá Tài sản cố định hữu hình
 TSCĐ do mua sắm = Giá mua - Chiết khấu thương mại hoặc giảm giá + 
Các chi phí khác (chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển và bốc 
xếp ban đầu, chi phí lắp đặt chạy thử - các khoản thu hồi về sản phẩm, 
phế liệu do chạy thử), chi phí chuyên gia
 TSCĐ hình thành do xây dựng theo phương thức tự giao thầu = Gía quyết 
toán công trình + Lệ phí trước bạ và các chi phí khác
 Nếu mua TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất 
thì gía trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi nhận là 
TSCĐ vô hình.
 Nếu TSCĐ mua sắm theo phương thức trả chậm. Nguyên giá của TSCĐ 
được xác định theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch 
giữa số tiền thanh toán và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí 
theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá 
TSCĐ (vốn hóa) theo qui định của chuẩn mực kế toán “ Chi phí đi vay”
 TSCĐ hữu hình từ xây dựng hoặc tự chế: là giá thành thực tế của TSCĐ 
xây dựng, hoặc tự chế (chi phí sản xuất) + chi phí lắp đặt chạy thử.
 TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình 
không tương tự hoặc TS khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ 
nhận về, hoặc gía trị hợp lý của TS đem trao đổi, sau khi điều chính các 
khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về.
 TSCĐ hữu hình mua dưới hình thưc trao đổi với một TSCĐ hữu hình 
tương tự, hoặc có thể được hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở 
hữu một TS tương tự (TS tương tự là TS có công dụng tương tự, trong 
cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương). Nguyên giá của 
TSCĐ nhận về được xác định bằng giá trị còn lại của TS đem đi trao đổi.
 TSCĐ hữu hình được tài trợ, biếu tặng, nguyên giá được ghi theo giá trị 
hợp lý ban đầu
Tài sản cố định đi thuê và cho thuê tài chính 
Thuê tài sản: Là sự thỏa thuận giữa bên cho thuê và bên thuê về việc bên cho thuê 
chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một khoảng thời gian nhất định 
để được nhận tiền cho thuê một lần hoặc nhiều lần.
Thuê tài chính: Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro 
và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có 
thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.
Thuê hoạt động: Là tài sản không phải là thuê tài chính
Thời điểm khởi đầu thuê tài sản: Là ngày xẩy ra trước của một trong hai ngày: 
Ngày quyền sử dụng TS được chuyển giao cho bên thuê và ngày tiền thuê bắt đầu 
được tính theo các điều khoản qui định trong hợp đồng.
Thời hạn thuê tài sản: Là khoảng thời gian của hợp dồng thuê tài sản không hủy 
ngang cộng với khoảng thời gian bên thuê được gia hạn thuê tài sản đã ghi trong 
hợp đồng, phải trả thêm hoặc không phải trả thêm chi phí nếu quyền gia hạn này 
xác định được tương đối chắc chắn ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản.
Nội dung của hợp đồng cho thuê tài chính
- Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu TS cho bên thuê khi hết thời hạn 
thuê
- Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài 
sản thuê với mức gía ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê.
- Thời hạn thuê tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản 
cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu.
- Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán 
tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê
- Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử 
dụng không cần có sự thay đổi sửa chữa nào
Hợp đồng thuê TS cũng được coi là hợp đồng thuê tài chính: Nếu thỏa mãn ít nhất 
1 trong 3 trường hợp sau:
 Nếu bên thuê hủy hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến 
việc hủy hợp đồng cho bên cho thuê.
 Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của 
tài sản thuê gắn với bên thuê.
 Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng 
thuê với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường
Nguyên tắc hạch toán TSCĐ đi thuê tài chính
 TSCĐ đi thuê tài chính là những tài sản chưa thuộc quyền sử hữu của DN 
nhưng DN có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý quản lý và sử dụng như 
TS của DN.
 NG TSCĐ đi thuê TC không bao gồm số thuế GTGT bên cho thuê đã trả 
khi mua TS để cho thuê (Kể cả DN thuộc đối tượng không chịu thuế 
GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo PPTT)
 Việc xác định NG của TSCĐ thuê tài chính tại thời điểm khởi đầu được 
thực hiện theo quy định của chuẩn mực kế toán số 06 “ Thuê Tài sản”. 
Sau đó thực hiện theo quy định của chuẩn mực số 03 TSCĐ hữu hình.
Tài sản cố định đi thuê và cho thuê hoạt động
 TSCĐ đi thuê hoạt động thông thường là TS thuê ngắn hạn.
 Các khoản thanh toán tiền thuê hoạt động (không bao gồm chi phí dịch vụ, bảo 
hiểm và bảo dưỡng) phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh theo 
phươngp pháp đường thẳng cho suốt thời hạn thuê tài sản, không phụ thuộc 
vào phương thức thanh toán, trừ khi áp dụng phương pháp tính khác hợp lý 
hơn. 
TSCĐ vô hình: Là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị 
và do DN nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho 
các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.
Tính có thể xác định được gía trị: Khác với lợi thế thương mại, có thể thuê, bán, 
trao đổi.
Khả năng kiểm soát nguồn lực: Có nguồn gốc pháp lý rõ ràng (Bản quyền, giấy 
phép khai thác),tri thức về thị trường và hiểu biết về chuyên môn
Lợi ích kinh tế trong tương lai: Tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, hoặc lợi ích 
khác xuất phát từ việc sử dụng TSCĐ vô hình.
Một tài sản trở thành TSCĐ vô hình phải thỏa mãn đồng thời:
 Định nghĩa về TSCĐ vô hình và
 Bốn tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình
• Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do TS đó mang lại
• NG TSCĐ phải được xác định một cách chắc chắn và đáng tin cậy
• Thời gian sử dụng ước tính trên một năm
• Có đủ tiêu chuẩn gía trị theo qui định hiện hành
Phân loại Tài sản cố định vô hình
-Quyền sử dụng đất: bao gồm chi chí phát sinh liên quan như chi phí đền bù, 
giải phóng mặt bằng, chi mua quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ
-Quyền phát hành: gồm toàn bộ chi phí thực tế mà doanh nghiệp bỏ ra để có 
quyền phát hành.
-Nhãn hiệu hàng hóa: gồm toàn bộ các chi phí mà DN bỏ ra để mua nhãn 
hiệu hàng hóa
-Bản quyền, bằng sáng chế 
-Phần mềm máy Vitính 
-Giấy phép và giấy phép nhượng quyền
- TSCĐ vô hình khác: Quyền sử dụng hợp đồng, bí quyết công nghệ, công 
thức pha chế, kiểu dáng công nghiệp
4.2. Cơ chế quản lý TSCĐ của Ngân hàng thương mại
TSCĐ trong ngân hàng được theo dõi trong toàn hệ thống ngân hàng dưới sự 
chỉ đạo chung của ngân hàng hệ thống trung ương. Các đơn vị ngân hàng thương 
mại tại các chi nhánh của tỉnh, thành phố, Sở giao dịch, Hội sở chính trực tiếp sử 
dụng và bảo quản TSCĐ.
Nguồn hình thành TSCĐ của toàn hệ thống được quản lý tập trung tại Hội sở 
chính. Kế toán trưởng của ngân hàng hệ thống trung ương chịu trách nhiệm hướng 
dẫn, kiểm tra việc sử dụng TSCĐ tại các ngân hàng thương mại, tham mưu cho 
Tổng Giám đốc việc quản lý, sử dụng nguồn vốn, nguồn kinh phí mua sắm tài sản 
trong toàn hệ thống.
4.3. Chứng từ và hồ sơ kế toán
- Hợp đồng mua bán TSCĐ
- Hóa đơn mua bán TSCĐ
- Biên bản bàn giao TSCĐ - Bảng kê KH TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ
- Giấy báo điều chuyển vốn - Phiếu thu
- Phiếu Chi
- Bản sao tài liệu kỹ thuật, 
- Chứng từ liên quan đến bốc xếp lắp đặt chạy thử
- Các hóa đơn liên quan khác
- Biên bản đánh gía lại tài sản cố định
Hồ sơ kế toán:Toàn bộ các chứng từ ở trên làm căn cứ để kế toán vào Thẻ TSCĐ. 
Thẻ TSCĐ lập xong phải được đăng ký vào Sổ TSCĐ. Sổ này được lập chung cho 
toán doanh nghiệp và từng bộ phận sử dụng TS. Toàn bộ hệ thống chứng từ, Thể 
TSCĐ và Số TSCĐ tại thành bộ hồ sơ để theo dõi TSCĐ.
4.4. Thông tin cần thiết trong quá trình quản lý và theo dõi tài sản cố định
Đơn vị lập KH mua, XD mới TSCĐ gửi lên HSC
HSC duyệt dự toán và xác định nguồn vốn
HSC mua TSCĐ sau đó
chuyển cho chi nhánh 
Đơn vị nhận vốn để mua
hoặc XD mới TSCĐ
TSCĐ đã được đưa vào 
SD
Sửa chữa lớn và sửa chữa 
TX TSCĐ 
Khấu hao TSCĐ
Thanh lý, nhượng bán 
N ận vốn
Ngân sách cấp, SD quỹ 
của HSC hoặc đơn vị
HSC hoặc của chi nhánh
Mục đích, số tiền, thời 
gian 
thực hiện 
Tiến hành mua, XD mới
Cùng hệ thống, khác hệ
thống 
Vừa có thu vừa có chi Có thu không chi
Có chi không thuGhi giảm TSCĐ
Sơ đồ 4.1. Thông tin cần thiết trong quá trình quản lý tài sản cố định
4.5. Tài khoản kế toán 
Tài khoản cấp 1 TK 30 Tài sản cố định
Tài khoản cấp 2 và 3 TK 301, 302, 303,305,602
30 Tài sản cố định
301 Tài sản cố định hữu hình
3012 Nhà cửa, vật kiến trúc
3013 Máy móc, thiết bị
3014 Phương tiện vận tải, truyền dẫn
3015 Thiết bị, dụng cụ quản lý
3019 TSCĐ hữu hình khác
302 Tài sản cố định vô hình
3021 Quyền sử dụng đất
3024 Phần mềm máy vi tính
3029 TSCĐ vô hình khác
303 Tài sản cố định đi thuê tài chính
304 Bất động sản đầu tư
305 Hao mòn TSCĐ
3051 Hao mòn TSCĐ hữu hình
3052 Hao mòn TSCĐ vô hình
3053 Hao mòn TSCĐ đi thuê tài chính
3054 Hao mòn bất động sản đầu tư
602 Vốn đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ
321 Mua sắm TSCĐ
322 XDCB TSCĐ
3221 Chi phí công trình
3222 Vật liệu dùng cho XDCB
3223 Chi phí nhân công
3229 Chi phí khác
323 Sửa chữa lớn TSCĐ
612 Quỹ đầu tư phát triển
623 Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ
871 Chi phí khấu hao TSCĐ
872 Chi bảo dưỡng và sửa chữa TSCĐ
Nội dung và kết cấu của các TK 301 TSCĐ hữu hình, TK 302 TSCĐ vô hình, 
TK 303 TSCĐ đi thuê tài chính
Bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ hữu hình, vô hình, đi thuê tài chính 
tăng lên 
Điều chỉnh tăng Nguyên gía của TSCĐ
Bên Có: Nguyên giá của TSCĐ hữu hình, vô hình, thuê tài chính giảm 
Điều chỉnh giảm Nguyên gía của TSCĐ
Số dư Nợ: Nguyên giá của TSCĐ hữu hình, vô hình, thuê tài chính hiện 
có tại NH
Nội dung và kết cấu của TK 305 Hao mòn TSCĐ
Bên Nợ: Giảm giá trị hao mòn khi giảm nguyên gía TSCĐ.Kết toán 
giá trị hao mòn của TSCĐ khi thanh lý, nhượng bán, điều 
động đi nơi khác
Bên Có: Số khấu hao của TSCĐ trích hàng tháng phân bổ vào chi phí
Tăng giá trị hao mòn khi tăng nguyên giá TSCĐ
Số dư Có: Gía trị hao mòn TSCĐ hiện có ở Ngân hàng
Nội dung và kết cấu của TK 321 Mua sắm TSCĐ
Bên Nợ: Các khoản chi mua sắm TSCĐ
Bên Có: Số tiền chi mua sắm TSCĐ đã được duyệt quyết toán và 
thanh toán
Số dư Nợ: Số tiền chi mua sắm TSCĐ chưa được duyệt quyết toán
Nội dung và kết cấu của TK 612 Quỹ đầu tư phát triển và TK 623 Quỹ phúc lợi 
đã hình thành TSCĐ
Bên Nợ: Số tiền quỹ đã sử dụng
Bên Có: Số quỹ đã được trích lập
Số dư Có: Số tiền các quỹ hiện còn 
Nội dung và kết cấu tài khoản 871 Chi phí khấu hao TSCĐ
Bên Nợ: Số KH TSCĐ đã trích
Bên Có: Số KH TSCĐ giảm xuống
Số dư Nợ: Số khấu hao TSCĐ hiện còn
4.6. Qui trình kế toán TSCĐ
4.6.1. Kế toán mua sắm TSCĐ
 Tại chi nhánh của hệ thống Ngân hàng
1.Nhận TSCĐ do Hội Sở chính phân phối
Nhận TSCĐ mới
Nợ TK 3012, 3013,302Nguyên giá TSCĐ
Có TK 5212 Liên hàng đến năm nay trong toàn hệ thống
Nhận TSCĐ đã hao mòn
Nợ TK 3012, 3013,302. Nguyên gía
Có TK 5212 Giá trị còn lại
Có TK 3051,3052Giá trị hao mòn
2. Mua TSCĐ theo dự toán được duyệt của Hội Sở chính
Chi nhánh mua TSCĐ
Nợ TK 321 Mua sắm TSCĐ
Nợ TK 3532 Thuế GTGT đầu vào
Có TK 1011,1031 Số tiền phải thanh toán
Khi nhận được vốn của Hội Sở chính cấp để mua TSCĐ
Nợ TK 5212 Liên hàng đến năm nay trong toàn hệ thống
Có TK 321 Mua sắm TSCĐ
Nếu sử dụng vốn của chi nhánh để mua sắm
Nợ TK 612, 623 Quỹ ĐTPT hoặc quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ
Có TK 321 Mua sắm TSCĐ
Khi công việc mua sắm hoàn thành chuyển vốn về Hội sở chính
Nợ TK 3012, 3013 Nguyên giá TSCĐ
Có TK 5211 Liên hàng đi năm nay trong toàn hệ thống
Tương tự cho trường hợp mua TSCĐ đã hao mòn
4.6.2. Xây dựng mới tài sản cố định 
1.Khi nhận vốn do HSC chuyển về
Nợ TK 5212 Liên hàng đến năm nay trong toàn hệ thống
Có TK 3221 Chi phí XD công trình
Nếu xây dựng mới bằng quỹ tự có của chi nhánh
Nợ TK 612, 623
Có TK 3221 Chi phí XD công trình
2.Chi phí phát sinh trong qúa trình XDCB
Nợ TK 3222 Chi phí vật liệu
Nợ TK 3223 Chi phí nhân công
Nợ TK 3229 Chi phí khác
Nợ TK 3532 Thuế GTGT đầu vào
Có TK 1011, 1031, 4211, 4221.
Có các TK liên quan khác
3.Khi công trình hoàn thành được quyết toán
a.Kết chuyển chi phí xây dựng công trình
Nợ TK 3221 Chi phí XD công trình
Có TK 3222, 3223, 3229 Chi phí phát sinh qúa trình xây dựng
b.Ghi tăng nguyên giá TSCĐ và chuyển vốn về HSC
Nợ TK 301, 302 Nguyên giá của TSCĐ đã được quyết toán
Có TK 5211 Liên hàng đi năm nay trong toàn hệ thống
4.6.3. Kế toán khấu hao TSCĐ
Hàng tháng kế toán tính số khấu hao phải trích cho các loại TSCĐ đang được sử 
dụng: Nợ TK 871 Chi phí khấu hao TSCĐ
Có TK 305 ( 3051, 3052, 3053) Giá trị hao mòn của TSCĐ
Hạch toán chuyển khấu hao về Ngân sách (nếu TSCĐ do Ngân sách cấp vốn)
Nợ TK 602 Số trích khấu hao chuyển về Ngân sách
Có TK 1113 Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước
4.6.4. Kế toán chuyển nhượng, bàn giao TSCĐ
Ngân hàng chuyển nhượng, bàn giao TSCĐ phải được sự đồng ý của cấp trên có 
thẩm quyền. Một số nội dung cơ bản cần phải quan tâm khi chuyển nhượng, bàn 
giao như sau:
Tên TSCĐ, nơi sản xuất
Nguồn vốn mua sắm TSCĐ
Thời gian mua sắm TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị hao mòn tích lũy
Giá trị còn lại
Chuyển nhượng bàn giao TSCĐ trong cùng hệ thống Ngân hàng
Bên bàn giao
Nếu TSCĐ mới
Nợ TK 5211 Liên hàng đi năm nay trong toàn hệ thống
Có TK 301 Nguyên giá của TSCĐ hữu hình
Có TK 4531 Thuế GTGT phải nộp
Nếu TSCĐ đã hao mòn
Nợ TK 5211 Giá trị còn lại
Nợ TK 305. Giá trị hao mòn
Có TK 301 Nguyên giá TSCĐ
Có TK 4531 Thuế GTGT phải nộp
Bên nhận bàn giao
Nếu TSCĐ mới
Nợ TK 301 Nguyên giá của TSCĐ hữu hình
Nợ TK 3532 Thuế GTGT đầu vào
Có TK 5212 Liên hàng đến năm nay trong toàn hệ thống
Nếu TSCĐ đã hao mòn
Nợ TK 301 Nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 3532 Thuế GTGT đầu vào
Có TK 5212 Giá trị còn lại của TSCĐ
Có TK 305. Giá trị hao mòn
Nếu khác hệ thống Ngân hàng
Bên mua đống ý mua với gía ghi trên sổ kế toán(Giá mua = giá ghi trên sổ kế 
toán) 
Bên chuyển nhượng TSCĐ
Nếu TSCĐ mới
Nợ TK 1011, 1113 Giá trị thanh toán 
Có TK 301 Nguyên giá TSCĐ chuyển nhượng
Có TK 4531 Thuế GTGT phải nộp
Nếu TSCĐ đã hao mòn
Nợ TK 1011, 1113 Giá trị còn lại
Nợ TK 305 Giá trị hao mòn
Có 301. Nguyên giá TSCĐ chuyển nhượng
Có TK 4531 Thuế GTGT phải nộp
Bên nhận TSCĐ
Nếu TSCĐ mới
Nợ TK 301, 302 Nguyên giá của TSCĐ chuyển nhượng
Nợ TK 3532 Thuế GTGT đầu vào
Có TK 1011, 1113 Số tiền phải thanh toán
Nếu TSCĐ đã hao mòn
Nợ TK 301, 302 Nguyên giá TSCĐ chuyển nhượng
Nợ TK 3532 Thuế GTGT đầu vào
Có TK 1011, 1113. Số tiền phải trả
Có TK 305 Giá trị hao mòn tích luỹ
Chú ý: Nếu giá mua thấp hơn hoặc cao hơn giá ghi trên sổ kế toán thì phần chênh 
lệnh được ghi vào tài khoản 79 hoặc 89
4.6.5. Kế toán thanh lý TSCĐ
TSCĐ khi thanh lý phải được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền. Trong khi 
tiến hành thanh lý phải lập Hội đồng thanh lý tài sản và lập biên bản thanh lý. Biên 
bản thanh lý phải đảm bảo một số nội dung: Tên tài sản, thời gian mua sắm, sử 
dụng Tài sản, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, chi phí thanh lý, gía trị thu hồi..
Gía trị thu hồi khi thanh lý tài sản phải đựơc ghi vào thu nhập bất thường. 
Chi phí thanh lý TSCĐ được tính vào chi phí bất thường.
1.Ghi giảm TSCĐ
a.Nếu thanh lý TSCĐ đã hết khấu hao
Nợ TK 305 Giá trị hao mòn TSCĐ
Có TK 301,302 Nguyên giá TSCĐ
b.Nếu thanh lý TSCĐ chưa thu hồi hết giá trị đầu tư ban đầu(chưa hết khấu hao)
Nợ TK 89 Giá trị còn lại của TSCĐ
Nợ TK 305 Giá trị hao mòn
Có TK 301,302 Nguyên giá
2. Kế toán chi phí và thu nhập khi thanh lý
Trường hợp 1: Chi phí thanh lý không có thu nhập
Nợ TK 89 Chi phí khác
Nợ TK 3532 Thuế GTGT đầu vào (Nếu có)
Có TK 1011, 1031
Trường hợp 2: Thu nhập khi thanh lý TSCĐ không có chi 
Nợ TK 1011, 1031Số tiền thu được
Có TK 4531 Thuế GTGT phải nộp (Nếu có)
Có TK 79 Thu nhập khác
Trường hợp 3: Thanh lý TSCĐ vừa có thu vừa có chi
a.Khi chi phí phát sinh 
Nợ TK 369 Các khoản phải thu khác 
Nợ TK 3532 Thuế GTGT đầu vào (Nếu có)
Có TK 1011, 1031 Số tiền phải thanh toán
b.Khi có thu nhập từ thanh lý TSCĐ
Nợ TK 1011, 1031 Số tiền thu được
Có TK 469 Các khoản phải trả khác
Có TK 4531 Thuế GTGT phải nộp
c.Kết chuyển chênh lệch giữa thu nhập và chi phí
Thu > Chi
Nợ TK 469 Số tiền đã thu
Có TK 369 Số tiền đã chi
Có TK 79 Chênh lệch
Thu < Chi
Nợ TK 469 Số tiền đã thu
Nợ TK 89 Chênh lệch
Có TK 369 Số tiền đã chi
4.6.6. Kế toán bảo dưỡng TSCĐ
Chi phí sửa chữa lớn thì hạch toán vào TK 323 Sửa chữa lớn TSCĐ. Chi phí 
sửa chữa thường xuyên có thể hạch toán thẳng vào TK 872.
1.Khi chi phí sửa chữa lớn hoặc sửa chữa thường xuyên phát sinh
Nợ TK 323 Sửa chữa tài sản cố định
hoặc Nợ TK 872 Bảo dưởng và sửa chữa tài sản cố định
Có TK 1011, 1031
2.Khi công việc sửa chữa hoàn thành
Nếu chi phí sửa chữa do HSC cấp xuống
Nợ TK 5212 Liên hàng đến năm nay trong toàn hệ thống
Có TK 323 Sửa chữa tài sản cố định
Nếu chi nhánh phải chịu
Nợ TK 872 Chi phí sửa chữa TSCĐ
Có TK 323 Sửa chữa tài sản cố định
4.6.7. Kế toán các trường hợp khác có liên quan đến TSCĐ
TSCĐ được tặng thưởng
Đối với TSCĐ được tặng thưởng
Nếu TSCĐ mới 
Nợ TK 301 Tài sản cố định hữu hình
Nợ TK 302 Tài sản cố định hữu hình
Có TK 601 Vốn điều lệ
 Nếu TSCĐ đã hao mòn
Nợ TK 301 Nguyên giá
Có TK 305 Giá trị hao mòn
Có TK 601 Giá trị còn lại
TSCĐ được đánh giá lại
Đánh giá tăng
Nợ TK 3012 Nguyên gia tăng thêm
Có TK 3051 Khấu hao tăng thêm
Có TK 601 Giá trị còn lại tăng thêm
 Đánh giá giảm 
Nợ TK 3051 Khấu hao tăng thêm
Nợ TK 601 Giá trị còn lại tăng thêm 
Có TK 3012 Nguyên gia tăng thêm
BÀI TẬP
Bài tập 1: Xác định các tài khoản liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế tài chính 
sau: 
- Ngày 3/2/ 2004 Ban lãnh đạo và các cấp có thẩm quyền của ngân hàng ngoại 
thương Việt Nam quyết định cấp và chuyển vốn cho chi nhánh ngân hàng 
ngoại thương tỉnh X số tiền là 1.500 triệu đồng để xây dựng văn phòng làm 
việc.
- Ngày 4/2/2004 Chi nhánh ngân hàng ngoại thương tỉnh X bắt đầu tiến hành 
xây dựng các chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng công trình như sau:
• Vật liệu xây dựng công trình 800 triệu đồng (chưa tính thuế GTGT 5%) đã chi 
bằng tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước 
• Chi phí nhân công 400 triệu đồng đã chi bằng tiền mặt
• Chi phí khác 200 triệu đồng (chưa tính thuế GTGT 5%) đã chi bằng tiền mặt
- Ngày 20/2/2005 Hội đồng thẩm định tài sản của ngân hàng Ngoại thương Việt 
Nam đã xác định nguyên giá của TSCĐ trên là 1.400 triệu đồng
Bài tập 2: Định khoản các trường hợp sau
- Ngày 15 tháng 5 năm X chi nhánh ngân hàng ngoại thương A đã nhận được 
vốn để mua sắm mới một tài sản cố định chuyên dùng do cấp trên chuyển về là 
900 triệu đồng.
- Ngày 20 tháng 5 năm X chi nhánh đã tiến hành mua TSCĐ với giá 800 triệu 
đồng chưa tính thuế GTGT 10% bằng tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng 
tại ngân hàng.
- Ngày 30 tháng 5 năm X ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã nghiệm thu 
TSCĐ trên và yêu cầu chuyển trả số vốn chưa sử dụng.
Bài tập 3: Định khoản các trường hợp sau
Ngày 30 tháng 6 năm X chi nhánh ngân hàng A tính số KH TSCĐ trong tháng là 
500 triệu đồng
Bài tập 4: Định khoản các trường hợp sau
Ngày 3 tháng 6 năm X theo quyết định của ngân hàng Ngoại thương Việt 
Nam chi nhánh đã thanh lý một TSCĐ có nguyên giá là 800 triệu đồng giá trị hao 
mòn là 700 triệu đồng. Chi phí quảng cáo để bán và chi phí đấu thầu đã chi 5 triệu 
đồng tiền mặt. Số tiền bán TSCĐ là 120 triệu đồng (chưa tính thuế GTGT 10%). 
Khách hàng đã trả bằng UNC qua tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn của 
khách hàng tại chi nhánh.
Bài tập 5: Kế toán các trường hợp sau tại ngân hàng Công thương Huế
Ngày 1/2/2004 Theo quyết định của ngân hàng Công thương Việt Nam, chi 
nhánh ngân hàng công thương Huế sẽ thanh lý một TSCĐ nguyên giá là 500 triệu 
đồng, giá trị hao mòn của TSCĐ này là 450 triệu đồng.
Ngày 3/2/2004 CN ngân hàng Công thương Huế đã bỏ ra một số chi phí để 
sửa chữa TSCĐ này là 15 triệu đồng bằng tiền mặt
Ngày 6/2/2004 CN ngân hàng Công thương Huế đã bán đựợc TSCĐ này với 
giá là 80 triệu đồng (chưa tính thuế GTGT 10%). Khách hàng đã nhận TSCĐ và 
trả bằng tiền gửi thanh toán.
Bài tập 6: Kế toán các trường hợp xẩy ra tại chi nhánh ngân hàng công thương 
Huế và Đà nẵng
Ngày 5/1/2004 Ngân hàng Công thương Việt Nam quyết định chi nhánh ngân 
hàng Công thương Huế sẽ chuyển cho ngân hàng Công thương Đà nẵng một 
TSCĐ nguyên giá 300 triệu đồng, đã khấu hao 150 triệu đồng.
Ngày 10/2/2004 Chi nhánh ngân hàng công thương Đà nẵng đã nhận TSCĐ 
và toàn bộ hồ sơ liên quan.
Tóm tắt: Cơ chế quản lý tài sản cố định trong ngân hàng được tập trung quản lý 
và theo dõi tại Hội Sở chính, vì vậy các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc có 
quyền sử dụng và bảo quản TSCĐ.Kế toán tài sản được theo dõi theo các giai 
đoạn từ khi hình thành đến khi kết thúc và theo một trình tự nhất định.Giai đoạn 
hình thành tài sản cố định tuỳ thuộc nguồn vốn đầu tư, hội sở chính mua sau đó 
chuyển tài sản cố định cho các đơn vị sử dụng hay hội sở chính chuyển vốn cho 
các đơn vị tự mua sắm hoặc xây dựng mới để sử dụng các tài khoản thích hợp 
ngoài ra TSCĐ cố định trong ngân hàng còn được hình thành từ các nguồn khác 
nên kế toán cần sử dụng các tài khoản cụ thể để theo dõi TSCĐ một cách chi tiết 
và chặt chẽ. Kế toán giai đoạn sử dụng tài sản cố định cần theo dõi khấu hao và 
bảo dưỡng tài sản cố định. Giai đoạn thanh lý và nhượng bán TSCĐ phải ghi 
giảm tài sản cố định và theo dõi thu nhập và chi phí nhượng bán TSCĐ.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_ngan_hang_chuong_thu_tu_ke_toan_tai_san_co.pdf