Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 2: Kế toán tiền và nợ phải thu - Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh
Mục tiêu
Sau khi nghiên cứu xong nội dung này, người
học có thể:
Trình bày yêu cầu của chuẩn mực kế toán liên
quan đến tiền và các khoản phải thu.
Vận dụng trên hệ thống tài khoản kế toán các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh về tiền và khoản phải
thu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 2: Kế toán tiền và nợ phải thu - Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 2: Kế toán tiền và nợ phải thu - Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh
10/17/2016 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TPHCM, KHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN Chương 2 2016 KẾ TOÁN TIỀN VÀ NỢ PHẢI THU Mục tiêu Sau khi nghiên cứu xong nội dung này, người học có thể: Trình bày yêu cầu của chuẩn mực kế toán liên quan đến tiền và các khoản phải thu. Vận dụng trên hệ thống tài khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về tiền và khoản phải thu. Các khái niệm và nguyên tắc cơ bản Ứng dụng vào hệ thống tài khoản kế toán 3 Nội dung Các văn bản và quy định liên quan Các khái niệm & nguyên tắc liên quan đến tiền Các khái niệm & nguyên tắc liên quan đến nợ phải thu 4 Các khái niệm và nguyên tắc 10/17/2016 2 Luật kế toán 2003 VAS 01, VAS 21, VAS 24 Thông tư 200/2014/QĐ-BTC 5 Các văn bản và quy định liên quan Tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, có thể sẵn sàng cho việc thanh toán với rủi ro gần như không có. Tiền mặt Tiền gửi ngân hàng Tiền đang chuyển 6 Tiền và tương đương tiền Theo VAS 24 Tiền bao gồm tiền tại quỹ, tiền đang chuyển và các khoản tiền gửi không kỳ hạn. Tương đương tiền: Là các khoản đầu tư ngắn hạn (không quá 3 tháng), có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền. 7 Tiền và tương đương tiền Là một hình thức giữ thay cho tiền Nằm trong chính sách quản lý tiền của doanh nghiệp để cân bằng về thanh khoản. 8 Bản chất của tương đương tiền 10/17/2016 3 Tiền được ghi nhận khi doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng cho mục đích thanh toán mà không có giới hạn nào. Đối với tiền gửi ngân hàng, cơ sở của việc ghi nhận là đã được ghi nhận tại tài khoản của doanh nghiệp ở ngân hàng. Các khoản tiền đang trong giai đoạn chuyển đổi hình thái được báo cáo là “Tiền đang chuyển”. 9 Ghi nhận tiền Tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ được ghi nhận theo tỷ giá phát sinh và điều chỉnh khi lập báo cáo tài chính theo tỷ giá tại thời điểm khóa sổ. Vàng tiền tệ được ghi nhận theo giá phát sinh và điều chỉnh khi lập báo cáo tài chính theo giá tại ngày khóa sổ. 10 Đánh giá tiền Ví dụ 1 Ngày 1/8/20x0, Công ty Sông Thu nhận 500 USD do khách hàng thanh toán với tỷ giá là 20.000 VND/USD. Kế toán Công ty Sông Thu ghi nhận số tiền 10 triệu đồng (chi tiết 500 USD). Đến ngày 31/12/20x0, giả sử số ngoại tệ trên vẫn không thay đổi, tỷ giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính là 20.100 VND/USD, thì thông tin trình bày sẽ là 10,5 triệu đồng (chi tiết 500 USD). Ví dụ 2 Ngày 1/8/20x0, Công ty Sông Thu mua 10 lượng vàng SJC với giá mua là 34.000.000 đ/lượng. Kế toán Công ty Sông Thu ghi nhận số tiền 340 triệu đồng (chi tiết 10 lượng vàng). Đến ngày 31/12/20x0, giả sử số vàng trên vẫn không thay đổi, giá mua của NHNN tại thời điểm lập báo cáo tài chính là 34.500.000 đ/lượng, thì thông tin trình bày sẽ là 340,5 triệu (chi tiết 10 lượng vàng). 10/17/2016 4 Tương đương tiền là khoản đầu tư ngắn hạn (thỏa mãn định nghĩa tương đương tiền) nên: Được ghi nhận khi đã có quyền sở hữu; Đánh giá ban đầu theo giá gốc. Nếu thỏa mãn là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, khoản đầu tư này phải được đánh giá lại theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ. 13 Ghi nhận và đánh giá tương đương tiền Ví dụ 3 Trích số liệu phát sinh trong tháng 12/20x0 tại Công ty CP Hương Sơn như sau: 1. Công ty xuất quỹ tiền mặt để mở sổ tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng, số tiền 300 triệu đồng, lãi suất 1%/tháng, nhận lãi cuối kỳ. 2. Dùng tài khoản tiền gửi ngân hàng USD 10,000 USD, để mở sở tiết kiệm kỳ hạn 2 tháng tại ACB, lãi suất 2%/năm. Tỷ giá của ngân hàng ACB là 21.000đ/USD. Cuối năm 20x0 tỷ giá mua của ngân hàng ACB là 21.036đ/USD. Yêu cầu: Hãy giải thích cách ghi nhận, đánh giá các nghiệp vụ trên. Giải đáp 1. Kế toán sẽ căn cứ vào sổ tiết kiệm nhận được, ghi nhận vào tài khoản đầu tư (ngắn hạn). Tuy nhiên vì thời gian đáo hạn là 3 tháng nên vào thời điểm 31/12/20x0, sổ tiết kiệm 300 triệu đồng sẽ được trình bày là một khoản tương đương tiền. 2. Kế toán sẽ căn cứ vào sổ tiết kiệm nhận được, ghi nhận vào tài khoản đầu tư (ngắn hạn), giá trị đầu tư là 210 trđ. Vì thời gian đáo hạn là 2 tháng nên vào thời điểm 31/12/20x0, sổ tiết kiệm này sẽ được trình bày là một khoản tương đương tiền. Tuy nhiên, vì khi thu hồi là ngoại tệ nên kế toán phải điều chỉnh tăng giá trị tương đương tiền lên 210,036 trđ. Nợ phải thu bao gồm: Các khoản phải thu của khách hàng theo chính sách bán chịu của doanh nghiệp Các khoản phải thu khác như phải thu nội bộ, phải thu của Nhà nước, ứng trước tiền cho người bán Nợ phải thu là một tài sản quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp và được quản lý chặt chẽ qua các chính sách và thủ tục bán chịu. 16 Nợ phải thu 10/17/2016 5 Phải thu khách hàng gồm các khoản phải thu mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch có tính chất mua – bán. Phải thu nội bộ gồm các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc. Phải thu khác gồm các khoản phải thu không có tính thương mại, không liên quan đến giao dịch mua – bán. 17 Phân loại nợ phải thu Là một tài sản, nợ phải thu được ghi nhận khi: Phát sinh từ sự kiện quá khứ Doanh nghiệp kiểm soát được lợi ích kinh tế Giá trị xác định một cách đáng tin cậy 18 Ghi nhận nợ phải thu Cho biết những khoản nào sau đây đủ điều kiện ghi nhận nợ phải thu trên Bảng cân đối kế toán ngày 31.12.20x1 Bán hàng cho công ty A, bên A nhận hàng tại kho của doanh nghiệp ngày 28.12.20x1 và hàng nhập kho bên A ngày 3.1.20x2. Xuất một lô hàng đi nước S, hàng đã giao lên tàu và bên mua đã chấp nhận thanh toán ngày 30.11.20x1 và cam kết sẽ trả ngay khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ. Doanh nghiệp xuất bán một lô hàng đang trong giai đoạn sản xuất thử nghiệm cho công ty U, một công ty có cùng công ty mẹ hạch toán độc lập. Hàng đã giao và U chấp nhận thanh toán. Giá của lô hàng đang chờ công ty mẹ xem xét. 19 Bài tập thực hành 1 Nợ phải thu được ghi nhận ban đầu theo giá trị thỏa thuận (thí dụ, giá thanh toán trên hóa đơn). Ví dụ, công ty A bán hàng cho công ty B với giá thanh toán là 300 triệu đồng. Lúc này, nợ phải thu được ghi nhận với giá trị là 300 triệu đồng. Nợ phải thu có thể được ghi giảm khi: Hàng bị trả lại Giảm giá hàng bán Chiết khấu thương mại Chiết khấu thanh toán 20 Đánh giá nợ phải thu 10/17/2016 6 Ví dụ 4 Số gạo mà Công ty Phương Nam mua của Công ty Sông Thu vào tháng 2/20x1 lên đến 1.000 tấn gạo chưa thanh toán. Đây là loại gạo 5% tấm với giá mua là 18 triệu đồng/tấn (giá chưa bao gồm thuế GTGT 10%). Theo quy định của Công ty Sông Thu, khi khách hàng mua từ 800 tấn trở lên trong 1 tháng sẽ được hưởng chiết khấu 2% trên giá bán chưa thuế GTGT. Xác định nợ phải thu của giao dịch trên? Giải đáp Số tiền trước khi hưởng chiết khấu 18.000 1.000 x 18 Chiết khấu được hưởng 360 1.000 x 18 x 2% Số tiền sau khi trừ chiết khấu 17.640 18.000– 360 Thuế GTGT 10% 1.764 17.640x 10% Tổng tiền thanh toán 19.404 17.640 + 1.764 Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán căn cứ kỳ hạn còn lại của các khoản phải thu để phân loại là dài hạn hoặc ngắn hạn. Nợ phải thu được trình bày trên BCTC theo giá trị có thể thu hồi được (giá trị thuần có thể thực hiện) Quá trình điều chỉnh từ giá gốc (giá ghi trên sổ sách) sang giá trị thuần có thể thực hiện được gọi là lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Kế toán phải xác định các khoản phải thu thỏa mãn định nghĩa của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để đánh giá lại cuối kỳ khi lập Báo cáo tài chính (nghiên cứu trong môn KTTC2) 23 Đánh giá nợ phải thu (tt) Giá trị thuần có thể thực hiện là một ước tính kế toán, dựa trên các dữ liệu xác thực và các giả định hợp lý về khả năng thu hồi của nợ phải thu. Phương pháp % doanh thu bán chịu Phương pháp % trên nợ cuối kỳ Phương pháp % trên từng nhóm nợ cuối kỳ phân theo tuổi nợ 24 Ước tính giá trị thuần có thể thực hiện 10/17/2016 7 Khách hàng Phân tích theo tuổi nợ Quá hạn dưới 10 ngày 10 ngày – 30 ngày Quá hạn trên 30 ngày A 3.000 B 4.000 1.000 ... ... ... ... Cong 80.000 30.000 10.000 % DP 1% 10% 30% DP 800 3.000 3.000 Bảng tính dự phòng phải thu khó đòi 20x4 25 Ví dụ 5 Nợ phải thu cuối kỳ của công ty Maika là 800 triệu đồng, trong đó có 90% trong hạn và 8% quá hạn trong vòng 30 ngày và 2% đã quá hạn trên 30 ngày. Theo kinh nghiệm của công ty, chỉ có 20% khả năng là các khoản quá hạn trên 30 ngày là đòi được. Đối với các khoản quá hạn dưới 30 ngày rủi ro không đòi được là 10%. Các món nợ trong hạn có một rủi ro không đòi được rất nhỏ là 1%. Yêu cầu: Xác định giá trị thuần có thể thực hiện của nợ phải thu cuối kỳ. 26 Bài tập thực hành 2 Các khái niệm và nguyên tắc cơ bản Ứng dụng vào hệ thống tài khoản kế toán 27 Phần tiếp theo Kế toán tiền và tương đương tiền Tài khoản sử dụng Nguyên tắc hạch toán Nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu Nghiệp vụ tăng tiền Nghiệp vụ giảm tiền Nghiệp vụ khác 10/17/2016 8 Tài khoản sử dụng Tài khoản 111- Tiền mặt Tài khoản 112- Tiền gửi ngân hàng Tài khoản 113- Tiền đang chuyển TK 111- Tiền mặt • Các khoản tiền mặt nhập quỹ • Số tiền mặt thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê; • Các khoản tiền mặt xuất quỹ • Số tiền mặt thiếu hụt ở quỹ phát hiện khi kiểm kê • Bên Nợ • Bên Có • Dư Nợ Các khoản còn tồn quỹ tiền mặt cuối kỳ Tài khoản chi tiết Tài khoản 1111 - Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt. Tài khoản 1112 - Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, chênh lệch tỷ giá và số dư ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt Nam. Tài khoản 1113 - Vàng tiền tệ: Phản ánh tình hình biến động và giá trị vàng tiền tệ tại quỹ của doanh nghiệp. Nguyên tắc hạch toán Chỉ phản ánh vào TK 111 “Tiền mặt” số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thực tế nhập, xuất, tồn quỹ. Các khoản tiền mặt do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của doanh nghiệp. Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người có thẩm quyền cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán. Tiền mặt ngoại tệ (Trình bày ở KTTC2) 10/17/2016 9 TK 112- Tiền gửi ngân hàng • Các khoản tiền gởi chuyển vào ngân hàng; • Điều chỉnh tăng theo số liệu của ngân hàng. • Các khoản tiền gửi đã chi ra; • Điều chỉnh giảm theo số liệu của ngân hàng. • Bên Nợ • Bên Có • Dư Nợ Số tiền còn gửi tại ngân hàng lúc cuối kỳ. Tài khoản chi tiết Tài khoản 1121 - Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng Đồng Việt Nam. Tài khoản 1122 - Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam. Tài khoản 1123 - Vàng tiền tệ: Phản ánh tình hình biến động và giá trị vàng tiền tệ của doanh nghiệp đang gửi tại Ngân hàng tại thời điểm báo cáo. Nguyên tắc hạch toán Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng tài khoản ở Ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu. Khoản thấu chi ngân hàng không được ghi âm trên tài khoản tiền gửi ngân hàng mà được phản ánh tương tự như khoản vay ngân hàng. Tiền gửi ngân hàng ngoại tệ: Trình bày ở KTTC2 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu Nghiệp vụ tăng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (TGNH) 1. Thu từ bán sản phẩm, hàng hóa dịch vụ, BĐS đầu tư 2. Thu từ bán, chuyển nhượng các khoản đầu tư, lãi được chia 3. Thu từ bán, thanh lý tài sản cố định 4. Thu hồi công nợ phải thu 5. Thu từ nhận, ký quỹ, ký cược, tiền vay 6. 10/17/2016 10 Ví dụ 6 Ví dụ liên quan đến tiền gồm có 27 nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các slide kế tiếp. Yêu cầu: Lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Ngoại trừ giả định ở nghiệp vụ 2, doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Mỗi nghiệp vụ, sinh viên vẽ sơ đồ chữ T liên quan. 1. Thu từ bán sp, hàng hóa, dịch vụ, TK 511 TK 3331 TK 111, 112 1. Bán hàng cho khách hàng thu ngay tiền mặt với giá bán chưa thuế GTGT 10% là 5.000.000 đồng. Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, GVHB 4.000.000đ 2. Bán hàng cho khách hàng thu ngay tiền mặt với giá bán là 5.000.000 đồng. Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, giá vốn hàng bán là 4.000.000 đồng. Thuế suất thuế GTGT 10%. Giá chưa thuế GTG T Thuế GTG T Tổng giá thanh toán 2. Thu từ chuyển nhượng khoản đầu tư TK 121, 221, 222, 228 TK 515 TK 111, 112 3. Bán 20.000cp VNM, giá trị ghi sổ khoản đầu cổ phiếu kinh doanh (TK 121) là 200.000.000đ, giá bán thu bằng chuyển khoản 234.000.000đ. TK 635 Giá gốc Tiền thực thu Lãi Lỗ 3. Thu do bán tài sản cố định TK 711 TK 3331 TK 111, 112 4. Bán một chiếc xe tải đang dùng để giao hàng, giá bán chưa thuế GTGT là 150 trđ, thuế suất thuế GTGT 10%, đã thu bằng chuyển khoản. Giá chưa thuế GTGT Thuế GTGT Tổng giá thanh toán 10/17/2016 11 4. Thu hồi công nợ phải thu TK 131 TK 133 TK 111, 112 TK 136 TK 138 5. Khách hàng X trả hết số nợ đầu tháng bằng chuyển khoản 60 trđ. 6. DN được ngân sách hoàn thuế GTGT đầu vào 400 trđ, bằng TGNH. 7. Chi nhánh M trả lại khoản chi hộ chi phí vận chuyển 11 trđ bằng tiền mặt. 8. Tài xế K đã nộp 2 trđ tiền bồi thường mất hàng theo quyết định bồi thường của BGĐ ở tháng trước. 5. Thu từ nhận ký quỹ, ký cược, hoàn ứng, vay vốn TK 341 TK 344 TK 111, 112 TK 141 9. Vay dài hạn ngân hàng nhập vào tài khoản tiền gửi 420 trđ 10. Ông M, hoàn ứng bằng tiền mặt 450.000đ 11. DN cho công ty Q thuê một tòa văn phòng, theo thỏa thuận Q phải ký cược cho DN 120 trđ. Q đã chuyển khoản số tiền trên vào TK VCB của DN Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu Nghiệp vụ giảm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (TGNH) 1. Chi tiền mua vật liệu, công cụ, hàng hóa, TSCĐ 2. Chi tiền mua dịch vụ sử dụng ở các bộ phận 3. Chi tiền đầu tư vào đơn vị khác 4. Chi tiền tạm ứng, ký quỹ cho các đơn vị khác 5. Chi tiền trả nợ, nộp thuế 6. 1. Chi tiền mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ TK 15*, 21* TK 133 TK 111, 112 12. Mua nguyên vật liệu nhập kho, giá mua chưa thuế GTGT là 400 trđ, thuế suất thuế GTGT 10% thanh toán bằng chuyển khoản. Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu về kho thanh toán bằng tiền mặt 0,4 trđ. Giá chưa thuế GTG T Thuế GTG T Tổng giá thanh toán 10/17/2016 12 2. Chi tiền dịch vụ sử dụng các bộ phận TK 627, 641, 642, 635, 811 TK 133 TK 111, 112 13. Chi tiền mặt thanh toán tiền điện thoại sử dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp 4,4 trđ (đã có thuế GTGT 10%) và thanh toán chi phí vận chuyển hàng hóa giao cho khách hàng 0,55 trđ ( trong đó có thuế GTGT 10%) Giá chưa thuế GTG T Thuế GTG T Tổng giá thanh toán 3. Chi đầu tư vào đơn vị khác TK 221, 222, 228 TK 133 TK 111, 112 14. Dùng tiền gửi ngân hàng mua 10.000 cp PVD, giá giao dịch khớp lệnh là 60.000đ/cp, chi phí mua chứng khoán là 0,2% trên giá trị giao dịch. Sau khi mua số cp trên, tỷ lệ quyề ... nộp vào ngân hàng, chưa nhận GBC Đã chuyển trả tiền nhưng bên nhận chưa nhận được Nghiệp vụ giảm tiền đang chuyển Các khoản nộp vào ngân hàng đã nhận được GBC Đã có xác nhận của bên được thụ hưởng từ tiền chuyển trả của DN Nghiệp vụ tăng tiền đang chuyển TK 111 TK 511, 333 TK 113 TK 112 22.DN đã chi tiền mặt 200 trđ nộp vào NH VCB nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa nhận được giấy báo Có của NH. 23.Ngày 31.12.20x5, DN làm thủ tục chuyển khoản từ TK VCB 400 trđ, trả nợ cho NCC K (TK ACB). Đến cuối ngày, số tiền trên chưa về tài khoản của K. 24.Ngày 31.12.20x5, KH A gửi thông báo đã thanh toán tiền nợ tháng trước 200 trđ nhưng cuối ngày NH chưa gửi GBC Nghiệp vụ giảm tiền đang chuyển TK 112 TK 331, 334,338 TK 113 25. Ngày 2.1.20x6, số tiền DN nhận được GBC của ngân hàng 200 trđ 26. Ngày 2.1.20x6, theo xác nhận từ NCC K, số tiền 400 trđ đã vào tài khoản ACB. 27. Ngày 5.1.20x6, NH ACB gửi GBC kèm chứng từ chuyển tiền xác nhận khách hàng A đã thanh toán 200 trđ vào TK TGNH. 10/17/2016 15 Kế toán tạm ứng Khái niệm Tài khoản sử dụng Nguyên tắc hạch toán Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu Khái niệm Khoản tạm ứng là một khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc giải quyết một công việc nào đó được phê duyệt. Người nhận tạm ứng phải là người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Tài khoản 141- Tạm ứng • Các khoản tiền, vật tư đã tạm ứng cho người lao động của doanh nghiệp • Các khoản tạm ứng đã được thanh toán; • Số tiền tạm ứng dùng không hết nhập lại quỹ hoặc trừ vào lương; • Các khoản vật tư sử dụng không hết nhập lại kho. Bên Nợ Bên Có Dư Nợ Số tạm ứng còn chưa thanh toán lúc cuối kỳ. Nguyên tắc hạch toán Người nhận tạm ứng phải chịu trách nhiệm về số đã tạm ứng và chỉ được sử dụng theo đúng mục đích công việc đã được phê duyệt. Khi hoàn thành công việc, người nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng (Kèm theo chứng từ gốc) để thanh toán dứt điểm Khoản tạm ứng sử dụng không hết nếu không nộp lại quỹ thì phải tính trừ vào lương của người nhận tạm ứng. Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi cho từng người nhận tạm ứng và ghi chép đầy đủ tình hình nhận, thanh toán tạm ứng theo từng lần tạm ứng. 10/17/2016 16 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu Nghiệp vụ tăng khoản tạm ứng DN ứng tiền cho nhân viên Nghiệp vụ giảm khoản tạm ứng Nhân viên tạm ứng đã giải chi số tiền tạm ứng Hoàn ứng phần tạm ứng thừa bằng tiền hoặc trừ lương Nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu TK 111, 152 TK 15*, 21* TK 141 TK 641, 642, TK 133 TK 111, 152, 334 Ví dụ 7 Tạm ứng cho Ông An 10.000.000 đồng để mua nguyên vật liệu. Ông An thanh toán tiền tạm ứng bằng nguyên vật liệu X nhập kho, giá mua trên hóa đơn 8.800.000 đồng (đã bao gồm thuế GTGT được khấu trừ 10%): Cuối tháng, trừ lương ông An đối với số tiền tạm ứng còn thừa chưa hồi quỹ. Bài tập thực hành 3 1. Tạm ứng tiền cho Ông Minh (phòng kế toán) đi công tác Hà Nội 10 trđ bằng TM. 2. Ông Minh thanh toán tạm ứng như sau: - Vé máy bay khứ hồi 6 trđ, thuế GTGT 0,6 trđ. - Chi phí lưu trú: 1,5 trđ - Tiền mua tài liệu 0,5 trđ. - Tiền ăn 10 ngày: 2 trđ 3. DN chi thêm phần chi vượt tạm ứng cho ông Minh. Yêu cầu: Định khoản các NVKT trên. 10/17/2016 17 Kế toán phải thu khách hàng Tài khoản sử dụng Nguyên tắc hạch toán Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu TK 131- Phải thu khách hàng • Số tiền phải thu KH về SP, HH đã giao, DV đã cung cấp và được xác định là bán trong kỳ; • Số tiền thừa trả lại cho KH. • Số tiền khách hàng đã trả nợ; • Số tiền đã nhận ứng trước của khách hàng; • Khoản giảm giá hàng bán, hàng bị trả lại và các khoản chiết khấu cho người mua. Bên Nợ Bên Có Dư Nợ • Số tiền còn phải thu của khách hàng Dư Có • Số tiền nhận ứng trước của khách hàng Nguyên tắc hạch toán 1. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ. 2. Khoản phải thu của khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng, từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi (trên 12 tháng hay không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo) và ghi chép theo từng lần thanh toán. Nguyên tắc hạch toán 3. Kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được. 4. Phải thu khách hàng ngoại tệ: Phát sinh tăng sẽ ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế, phát sinh giảm sẽ ghi nhận theo tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động hoặc tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh, trình bày trên báo cáo tài chính theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ. 10/17/2016 18 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu Nghiệp vụ tăng khoản phải thu khách hàng (Nợ TK 131) Bán sản phẩm, hàng hóa dịch vụ, TSCĐ chưa thu tiền Chuyển nhượng khoản đầu tư chưa thu tiền Chuyển trả lại khoản tiền nhận trước cho khách hàng Nghiệp vụ giảm khoản phải thu khách hàng (Có TK 131) Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại trừ vào nợ phải thu khách hàng Chiết khấu thanh toán cho khách hàng hưởng Nhận tiền ứng trước từ khách hàng Thu nợ phải thu khách hàng bằng tiền Nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu TK 511, 711 TK 521 TK 131 TK 635 TK 3331 TK 229/642 TK 3331 TK 121, 128, 221, 222, 228 TK 515 TK 111, 112 TK 111, 112 Ví dụ 8 Công ty Song An nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trích số liệu tháng 05/20x0 tại Công ty như sau: 1. Ngày 1/5/20x0, khách hàng A mua một lượng hàng hóa có giá mua chưa thuế GTGT là 500.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%, tiền hàng chưa thanh toán. 2. Đến ngày 5/5/20X0, khách hàng A thanh toán bằng chuyển khoản trong thời gian được hưởng chiết khấu thanh toán 2% trên tổng giá trị thanh toán. 3. Ngày 8/5/20X0, khách hàng B ứng trước tiền hàng bằng chuyển khoản 10.000.000 đồng Ví dụ 8 (tiếp theo) 4. Ngày 15/5/20X0, Song An giao hàng cho khách hàng B, giá bán chưa thuế GTGT là 50.000.000 đồng, thuế suất thuế GTGT 10%, trừ vào số tiền tạm ứng. 5. Ngày 16/5/20X0, sau khi cấn trừ công nợ khách hàng B thanh toán toàn bộ tiền hàng còn lại bằng chuyển khoản. Yêu cầu: Định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và vẽ sơ đồ chữ T các giao dịch liên quan đến từng khách hàng. 10/17/2016 19 Bài tập thực hành 4 Định khoản các nghiệp vụ kinh tế sau: 1. Doanh thu bán chịu trong kỳ 800 triệu (thuế GTGT 10%) 2. Khách hàng đã trả 220 triệu tiền mặt và 440 triệu tiền gửi ngân hàng. 3. Khách hàng X than phiền về hàng kém chất lượng nên công ty giảm giá 44 triệu (đã bao gồm thuế GTGT 10%). Khoản này trừ bớt nợ cho khách hàng. 4. Khách hàng Y thông báo trả lại hàng, lô hàng trị giá 30 triệu (giá chưa thuế GTGT 10%). Công ty hoàn trả lại tiền cho KH. Bài tập thực hành 4 (tiếp theo) Định khoản các nghiệp vụ kinh tế sau: 5. Tổng số tiền chiết khấu thương mại trong kỳ là 55 triệu, trong đó có thuế GTGT 5 triệu đồng. Tổng tiền chiết khấu trừ vào nợ phải thu khách hàng. 6. Khách hàng Z trả tiền trước thời hạn, nên được hưởng chiết khấu 4 triệu, trừ vào nợ phải thu. 7. Xóa sổ một khoản phải thu khó đòi 15 triệu đồng, khoản này đã lập dự phòng 80%. Kế toán dự phòng phải thu khó đòi Khái niệm Tài khoản sử dụng Nguyên tắc hạch toán Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu Khái niệm Dự phòng phải thu khó đòi là khoản dự phòng phần giá trị các khoản nợ phải thu và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác có bản chất tương tự các khoản phải thu khó có khả năng thu hồi. 10/17/2016 20 TK 229- Dự phòng tổn thất tài sản • Hoàn nhập chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập kỳ trước chưa sử dụng hết; • Bù đắp phần giá trị đã được lập dự phòng của khoản nợ không thể thu hồi được phải xóa sổ. • Trích lập các khoản dự phòng tổn thất tài sản tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Bên Nợ Bên Có Dư Có • Số dự phòng tổn thất tài sản hiện có cuối kỳ Tài khoản chi tiết Tài khoản 2291 - Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh: Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh. Tài khoản 2292 - Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác: Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng do doanh nghiệp nhận vốn góp đầu tư bị lỗ dẫn đến nhà đầu tư có khả năng mất vốn. Tài khoản 2293 - Dự phòng phải thu khó đòi: Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng các khoản phải thu và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khó đòi. Tài khoản 2294 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Nguyên tắc hạch toán TK 2293 Khi lập Báo cáo tài chính, DN xác định các khoản nợ phải thu khó đòi và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có bản chất tương tự có khả năng không đòi được để trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi. Doanh nghiệp trích lập dự phòng phải thu khó đòi khi: Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được; Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn; Nguyên tắc hạch toán TK 2293 Điều kiện, căn cứ trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ chưa trả bao gồm: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ... Mức trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi thực hiện theo quy định hiện hành. Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật. 10/17/2016 21 Nguyên tắc hạch toán TK 2293 Trích lập dự phòng phải thu khó đòi được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp. Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Sau khi xóa nợ nếu DN thu được nợ đã xóa thì ghi nhận vào thu nhập khác. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu TK 2293TK 131/138 TK 642 TK 711 TK 111/112 Lập dự phòng Hoàn nhập dự phòng Xóa sổ nợ khó đòi Thu nợ khó đòi đã xóa sổ Ví dụ 9 Hãy xác định mức lập dự phòng cuối năm 20x5 và định khoản kế toán: Số dư đầu kỳ năm 20x5: TK 2293 là 60 triệu đồng (dự phòng phải thu khó đòi khách hàng A 40 triệu đồng, khách hàng C 20 triệu đồng) Trong năm 20x5 có một số thông tin sau: 1. Khách hàng A phá sản do mất khả năng thanh toán. Hiện tại công ty A đang nợ công ty Song An 70 triệu đồng. Kế toán công ty trích lập dự phòng 100%. 2. Khách hàng B phá sản do hỏa hoạn. Hiện tại công ty B đang nợ công ty Song An 100 triệu đồng. Công ty ước tính khả năng thu hồi nợ được 20% số nợ. 3. Ban Giám đốc quyết định xóa nợ cho khách hàng C. Biết khách hàng C đang nợ công ty Song An 30 triệu đồng. Bài tập thực hành 5 Số dư đầu kỳ TK 2293 là 300 triệu. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế sau: 1. Khách hàng A phá sản do mất khả năng thanh toán, số nợ không đòi được là 70 triệu, số này đã được lập dự phòng kỳ trước là 60 triệu đồng. 2. Khách hàng B phá sản do hỏa hoạn, số nợ không đòi được là 40 triệu. Số này chưa được lập DP trước đó. 3. Cuối kỳ, xác định số dự phòng phải lập cho số dư cuối kỳ là 360 triệu. 10/17/2016 22 Trình bày tiền và tương đương tiền Tiền và tương đương tiền được trình bày trên Bảng cân đối kế toán bao gồm số đầu năm và số cuối kỳ Chính sách kế toán và số liệu chi tiết được trình bày trong Thuyết minh BCTC. Sự thay đổi của tiền và tương đương tiền được trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các khoản tiền bị giới hạn sẽ trình bày ở khoản mục thích hợp (thí dụ ký quỹ, ký cược) Tra cứu BCTC VNM 2015 Xem trình bày tiền trên Bảng cân đối kế toán Xem trình bày tiền trên Thuyết minh BCTC Chích sách tiền và tương đương tiền Số liệu chi tiết tiền và tương đương tiền Trình bày nợ phải thu Cuối kỳ kế toán cần làm những việc sau: Đối chiếu công nợ với khách hàng và xử lý các sai lệch nếu có. Xem xét tình hình nợ phải thu khó đòi để lập hoặc hoàn nhập dự phòng. Dựa vào số dư chi tiết nợ phải thu để phân loại thích hợp trên BCTC (nợ ngắn hạn/dài hạn, phải thu/khách hàng ứng trước tiền) Chuẩn bị các thuyết minh cần thiết. Trình bày nợ phải thu Nợ phải thu được trình bày trên Bảng cân đối kế toán bao gồm số đầu năm và số cuối kỳ; Nợ phải thu được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện có chi tiết thêm về giá gốc và số dự phòng; Các khoản người mua ứng trước không được bù trừ với các khoản phải thu mà phải trình bày trong phần Nợ phải trả; Các khoản phải thu phải được trình bày riêng phần ngắn hạn và phần dài hạn trên Bảng cân đối kế toán; Chính sách kế toán và số liệu chi tiết về các khoản phải thu khác cần thuyết minh trên Thuyết minh BCTC 10/17/2016 23 Tra cứu BCTC VNM 2015 Xem trình bày nợ phải thu trên Bảng cân đối kế toán Xem trình bày nợ phải thu trên Thuyết minh BCTC Chích sách nợ phải thu Số liệu chi tiết nợ phải thu, dự phòng phải thu khó đòi Bài tập thực hành 6 Công ty V có chính sách bán chịu như sau: Các khách hàng nhóm A (mua phụ tùng) có thời hạn là 60 ngày. Kinh nghiệm của công ty là những khách hàng quá hạn trong vòng 30 ngày sẽ có khả năng trả nợ lên đến 95%. Các khách hàng quá hạn trên số ngày trên thường là không thanh toán được, tỷ lệ thu hồi chỉ khoảng 10%. Các khách hàng trong hạn có rủi ro không đáng kể. Các khách hàng nhóm B (mua thiết bị) có thời hạn 15 tháng. Các khách hàng này thường phải được bảo lãnh nên không có khả năng không trả được nợ. Các khách hàng thuộc nhóm C là các khách hàng mới, phải ứng trước 30% rồi mới được giao hàng. Bài tập thực hành 6 (tiếp theo) STT Tên khách hàng Nhóm Hạn trả/giao Số phải trả /(ứng trước) 01 Xuân Hưng Co. A 12/9/x1 200 02 Hoàng Gia Ltd. A 16/11/x1 400 03 Tân Phát Đạt Ltd. A 20/12/x1 300 04 Hoàng Vân Co. B 16/7/x2 2.800 05 Trung Thành Co. C 17/1/x2 (120) 06 CS. Hùng Dũng A 6/2/x2 500 07 Tiểu Cần Ltd. B 18/2/x3 3.200 08 Tuyết Nhung C 27/2/x2 (2.000) 09 Donaco Co. A 31/5/x1 250 10 Tùng Bách Ltd. A 3/1/x2 500 Nguồn: Số dư chi tiết khách hàng 31/12/x1 Bài tập thực hành 6 (tiếp theo) Yêu cầu xác định các số liệu trên Bảng cân đối kế toán ngày 31.12.x1 của công ty V: Phải thu khách hàng Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi Phải thu dài hạn của khách hàng Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi Người mua trả tiền trước
File đính kèm:
- bai_giang_ke_toan_tai_chinh_chuong_2_ke_toan_tien_va_no_phai.pdf