Bài giảng Kiểm nghiệm dược phẩm - Bài 3: Công tác kiểm nghiệm thuốc

 Lấy mẫu thuốc: là các thao tác kỹ thuật nhằm thu thập một

lượng thuốc (thành phẩm thuốc, nguyên liệu và bao bì làm

thuốc) nhất định đại diện cho thực chất tình trạng chất lượng

của lô thuốc dùng cho việc xác định chất lượng thuốc

 Lô sản xuất: là một lượng xác định thuốc (thành phẩm,

nguyên liệu và bao bì làm thuốc) được chế biến trong một quy

trình đơn lẻ hoặc một loạt các quy trình và có tính đồng nhất

 Đơn vị lấy mẫu: là một phần riêng biệt của lô sản xuất như

mỗi gói, hộp hay thùng nguyên vẹn hoặc không nguyên vẹn

được chọn ra để lấy mẫu

 

pdf 43 trang yennguyen 7700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kiểm nghiệm dược phẩm - Bài 3: Công tác kiểm nghiệm thuốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kiểm nghiệm dược phẩm - Bài 3: Công tác kiểm nghiệm thuốc

Bài giảng Kiểm nghiệm dược phẩm - Bài 3: Công tác kiểm nghiệm thuốc
CÔNG TÁC 
KIỂM NGHIỆM THUỐC 
ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ 
KHOA DƯỢC 
CẦN THƠ – 5/2018 
KIỂM NGHIỆM DƯỢC PHẨM 
1 
1. Luật số 105/2016/QH13: Luật Dược 
2. TT 04/2010/TT-BYT: Hướng dẫn việc lấy mẫu thuốc để 
xác định chất lượng 
3. TT 09/2010/TT-BYT: Hướng dẫn quản lý chất lượng thuốc 
4. TT 11/2018/TT-BYT: Quy định về chất lượng thuốc, 
nguyên liệu làm thuốc 
5. TT 04/2018/TT-BYT: Quy định về Thực hành tốt phòng thí 
nghiệm 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
2 
NỘI DUNG 
Một số thuật ngữ liên quan 1 
Công tác lấy mẫu 
Công tác kiểm nghiệm 3 
3 
Lưu mẫu – lưu hồ sơ kiểm nghiệm 4 
2 
4 
I. CÔNG TÁC LẤY MẪU 
 Kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc 
trực tiếp với thuốc là việc lấy mẫu, xem xét tiêu chuẩn kỹ 
thuật, tiến hành các thử nghiệm tương ứng và cần thiết nhằm 
xác định thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp 
với thuốc có đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng để quyết định việc 
chấp nhận hay loại bỏ thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp 
xúc trực tiếp với thuốc 
5 
 Lấy mẫu thuốc: là các thao tác kỹ thuật nhằm thu thập một 
lượng thuốc (thành phẩm thuốc, nguyên liệu và bao bì làm 
thuốc) nhất định đại diện cho thực chất tình trạng chất lượng 
của lô thuốc dùng cho việc xác định chất lượng thuốc 
 Lô sản xuất: là một lượng xác định thuốc (thành phẩm, 
nguyên liệu và bao bì làm thuốc) được chế biến trong một quy 
trình đơn lẻ hoặc một loạt các quy trình và có tính đồng nhất 
 Đơn vị lấy mẫu: là một phần riêng biệt của lô sản xuất như 
mỗi gói, hộp hay thùng nguyên vẹn hoặc không nguyên vẹn 
được chọn ra để lấy mẫu 
I. CÔNG TÁC LẤY MẪU 
6 
 Mẫu ban đầu: Là một lượng thuốc được lấy ra trực tiếp từ 
một phần-một vị trí trong đơn vị lấy mẫu. Tùy theo mục 
đích lấy mẫu, yêu cầu kiểm tra chất lượng mà lượng thuốc của 
mẫu ban đầu phải đủ để tạo mẫu phân tích và mẫu lưu. 
 Mẫu riêng: Là mẫu thuốc được tạo thành bằng cách trộn đều 
các mẫu ban đầu lấy ra từ một đơn vị lấy mẫu. 
 Mẫu chung (Mẫu cuối cùng): Là mẫu thuốc được tạo thành 
bằng cách trộn lẫn một số hoặc tất cả các mẫu riêng với nhau, 
dùng để tạo mẫu phân tích và mẫu lưu. 
I. CÔNG TÁC LẤY MẪU 
7 
 Mẫu phân tích: Là một phần của mẫu chung dùng để phân 
tích ở phòng kiểm nghiệm. Lượng thuốc trong mẫu phân tích 
phải đủ để thực hiện tất cả các phép thử theo yêu cầu của tiêu 
chuẩn chất lượng 
 Mẫu lưu: Là một phần của mẫu chung được lưu để kiểm 
nghiệm lại khi cần thiết. Lượng thuốc trong mẫu lưu tối thiểu 
phải bằng mẫu phân tích 
I. CÔNG TÁC LẤY MẪU 
8 
Lô sản xuất 
Đơn vị lấy mẫu (bao, gói) Đơn vị lấy mẫu (bao, gói) Đơn vị lấy mẫu (bao, gói) 
Mẫu ban đầu 
Mẫu riêng 
Mẫu ban đầu 
Mẫu riêng 
Mẫu chung 
Mẫu cuối cùng 
Mẫu ban đầu 
Mẫu riêng 
Mẫu phân tích Mẫu lưu 
I. CÔNG TÁC LẤY MẪU 
9 
 Người lấy mẫu phải đáp ứng các yêu cầu sau: 
 Người lấy mẫu phải là thanh tra viên, kiểm soát viên chất 
lượng chuyên ngành dƣợc hoặc thành viên của đoàn kiểm 
tra do cơ quan quản lý, kiểm tra nhà nước về chất lượng 
thuốc thành lập. 
 Người lấy mẫu phải là cán bộ có hiểu biết về phân tích 
hoặc kiểm nghiệm thuốc, nắm vững các văn bản pháp 
luật về quản lý chất lượng thuốc, các thủ tục pháp lý và các 
thao tác kỹ thuật lấy mẫu. 
 Người lấy mẫu phải được đào tạo về kỹ thuật và các quy 
định liên quan, phải mặc trang phục bảo hộ lao động phù 
hợp khi lấy mẫu 
I. CÔNG TÁC LẤY MẪU 
10 
 Quyền hạn và trách nhiệm của người lấy mẫu 
 Xuất trình thẻ thanh tra viên hay kiểm soát viên chất lượng 
hoặc giấy giới thiệu/quyết định thành lập đoàn kiểm tra 
 Có quyền yêu cầu cơ sở có mẫu thuốc xuất trình các hồ sơ, 
tài liệu liên quan đến nguồn gốc, số lượng, chất lượng của 
lô thuốc được lấy mẫu. 
 Có quyền lấy bất kỳ lô thuốc nào hoặc bao gói nào trong lô 
thuốc khi có nghi ngờ về chất lượng. 
 Chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về các thao tác kỹ 
thuật, thủ tục pháp lý trong quá trình lấy mẫu, vận chuyển 
và bàn giao mẫu cho cơ quan kiểm nghiệm. 
I. CÔNG TÁC LẤY MẪU 
11 
 Nơi lấy mẫu thuốc 
 Ở một khu vực riêng đảm bảo các yêu cầu vệ sinh (cấp 
sạch) và các yêu cầu kỹ thuật riêng của từng loại mẫu (nhiệt 
độ, độ ẩm, ánh sáng, độ vô khuẩn...), tránh nguy cơ gây ô 
nhiễm, nhiễm chéo thay đổi phẩm chất của mẫu đã lấy cũng 
như phần thuốc còn lại sau khi đã lấy mẫu. 
 Đối với nguyên liệu thuốc vô trùng, việc lấy mẫu phải được 
tiến hành trong khu vực sạch, vô trùng 
I. CÔNG TÁC LẤY MẪU 
12 
 Dụng cụ lấy mẫu thuốc 
 Dụng cụ lấy mẫu, đồ đựng mẫu phải được làm bằng vật liệu 
trơ, sạch thích hợp với đặc điểm của từng loại mẫu, đảm 
bảo không làm ảnh hưởng đến chất lượng mẫu, không đưa 
tạp chất vào mẫu gây ô nhiễm, nhiễm chéo đối với mẫu 
cũng như phải đảm bảo an toàn cho người lấy mẫu 
I. CÔNG TÁC LẤY MẪU 
13 
 Vận chuyển và bàn giao mẫu 
 Mẫu + biên bản lấy mẫu thuốc càng sớm càng tốt 
 Mẫu có thể gửi đến cơ quan kiểm nghiệm qua đường bưu 
điện, nhưng phải ghi rõ điều kiện bảo quản của mẫu cần gửi 
 Đóng gói trong bao gói phù hợp và vận chuyển bằng 
phương tiện thích hợp 
 Có thể tiến hành mã hóa mẫu trước khi tiến hành bàn giao 
cho cơ quan kiểm nghiệm 
I. CÔNG TÁC LẤY MẪU 
14 
 Lượng mẫu cần lấy 
 Tuỳ thuộc vào yêu cầu kiểm tra, tiêu chuẩn chất lƣợng 
thuốc áp dụng, phƣơng pháp thử của mẫu nhưng ít nhất 
phải đủ cho ba lần phân tích hoặc phải đủ để thực hiện các 
phép thử 
 Thông thường, mỗi lô sản xuất được lấy hai mẫu (một mẫu 
phân tích và một mẫu lưu tại cơ quan kiểm nghiệm). Trường 
hợp cần thiết, số mẫu phân tích và mẫu lƣu có thể nhiều 
hơn hai để đủ gửi kiểm nghiệm và lưu ở các cơ quan, tổ 
chức có liên quan 
I. CÔNG TÁC LẤY MẪU 
15 
 Lượng mẫu cần lấy (TT 04/2010) 
 Mẫu đầu nguồn: kho xí nghiệp, công ty, khoa dược bệnh 
viện tuyến Trung ương, tuyến tỉnh 
 Mẫu cuối nguồn: nhà thuốc, quầy thuốc, đại lý, tủ thuốc của 
trạm y tế 
 Số đơn vị thành phẩm: viên, chai, ống, lọ, tuýp, gói.. 
I. CÔNG TÁC LẤY MẪU 
16 
I. CÔNG TÁC LẤY MẪU 
17 
I. CÔNG TÁC LẤY MẪU 
18 
I. CÔNG TÁC LẤY MẪU 
19 
I. CÔNG TÁC LẤY MẪU 
20 
 Nguyên tắc lấy mẫu: 
 Mục đích kiểm tra và theo từng loại sản phẩm lựa chọn 
phương pháp lấy mẫu 
 Quá trình lấy mẫu phải được giám sát và được ghi chép lại 
đầy đủ. Tất cả các dấu hiệu không đồng nhất, hư hỏng của 
thuốc và bao bì bảo quản đều phải được ghi chép lại 
 Không trộn lẫn, phối hợp các mẫu được lấy từ các phần có 
dấu hiệu khác nhau, từ các bao bì có nghi ngờ chất lượng 
của lô thuốc, phải tạo thành mẫu riêng biệt từ các phần, các 
bao bì này 
I. CÔNG TÁC LẤY MẪU 
21 
 Trình tự lấy mẫu: Lấy mẫu đóng gói niêm phong 
lập biên bản 
 Trên niêm phong của mẫu phải ghi rõ ngày tháng lấy mẫu 
và có ít nhất chữ ký của ngƣời lấy mẫu và đại diện cơ sở 
được lấy mẫu 
 Trong trường hợp đại diện cơ sở đƣợc lấy mẫu không ký 
biên bản, thì biên bản có chữ ký của người lấy mẫu và 
người chứng kiến 
 Biên bản này làm thành ít nhất ba bản: một bản lưu tại cơ 
sở được lấy mẫu, một bản lưu ở cơ quan kiểm nghiệm, một 
bản lưu tại cơ quan quản lý, kiểm tra chất lượng thuốc 
I. CÔNG TÁC LẤY MẪU 
22 
I. CÔNG TÁC LẤY MẪU 
23 
 Lấy mẫu nguyên liệu làm thuốc 
 Một bao gói 
 Dạng rắn: Lấy mẫu ban đầu ở các vị trí khác nhau của 
thùng hàng (phía trên, giữa và đáy) 
 Dạng lỏng hoặc bán rắn: Phải trộn đều trước khi lấy mẫu 
 Nhiều bao gói: Tùy theo mục đích của lấy mẫu kiểm tra, 
mức độ đồng nhất và chất lượng của lô thuốc mà chọn 
phương án lấy mẫu thích hợp 
I. CÔNG TÁC LẤY MẪU 
24 
 Lấy mẫu bán thành phẩm chƣa đóng gói 
 Nếu lô sản phẩm chỉ có 1 - 2 bao gói, thì mở cả hai bao 
gói 
 Nếu lô sản phẩm có từ 3 bao gói trở lên thì mở ba bao 
gói 
 Lấy ít nhất 3 mẫu ban đầu ở các vị trí khác nhau của mỗi 
bao gói 
 Lấy mẫu vật liệu bao gói: Lấy mẫu vật liệu bao gói theo 
phương án n/p/r 
I. CÔNG TÁC LẤY MẪU 
25 
 Lấy mẫu thuốc thành phẩm 
 Lấy mẫu thuốc thành phẩm để kiểm tra hoặc giám sát 
chất lƣợng 
 Nguyên tắc: lấy mẫu ngẫu nhiên và phải lấy mẫu ở 
những vị trí khác nhau của lô hàng 
 Đủ để thử nghiệm và lưu mẫu 
 Lấy mẫu để kiểm tra cảm quan khi nhập thuốc 
I. CÔNG TÁC LẤY MẪU 
26 
I. CÔNG TÁC LẤY MẪU 
27 
Sơ đồ lấy mẫu nguyên liệu ban đầu và vật liệu bao gói 
I. CÔNG TÁC LẤY MẪU 
28 
Sơ đồ lấy mẫu nguyên liệu ban đầu và vật liệu bao gói 
Sơ đồ n 
 Lô nguyên liệu cần lấy mẫu được coi là đồng nhất và được 
cung cấp từ một nguồn xác định. 
 Có thể lấy mẫu từ bất kỳ phần nào trong thùng nguyên liệu 
(thường từ lớp trên cùng). 
 Công thức , với N là số đơn vị bao gói của lô 
hàng. 
 Số đơn vị lấy mẫu tối thiểu n có được bằng cách làm tròn 
đơn giản 
I. CÔNG TÁC LẤY MẪU 
29 
Sơ đồ lấy mẫu nguyên liệu ban đầu và vật liệu bao gói 
Sơ đồ p 
 Lô nguyên liệu được xem là đồng nhất, từ một nguồn xác 
định và mục đích chính là để kiểm tra định tính 
 Công thức , với N là số đơn vị bao gói của lô 
hàng. 
 Giá trị p có được bằng cách làm tròn lên đến số nguyên lớn 
nhất tiếp theo 
I. CÔNG TÁC LẤY MẪU 
30 
Sơ đồ lấy mẫu nguyên liệu ban đầu và vật liệu bao gói 
Sơ đồ r 
 Lô nguyên liệu bị nghi ngờ là không đồng nhất và/hoặc 
tiếp nhận từ nguồn không xác định, dƣợc liệu hay các 
nguyên liệu ban đầu là dược liệu đã được chế biến một phần 
 Công thức , với N là số đơn vị bao gói của lô 
hàng. 
 Giá trị r có được bằng cách làm tròn lên đến số nguyên lớn 
nhất tiếp theo 
I. CÔNG TÁC LẤY MẪU 
31 
Thử nghiệm 
 Tiến hành kiểm nghiệm theo kế hoạch của phòng thử nghiệm 
sau khi đã qua các bƣớc ban đầu. Nếu không tiến hành 
kiểm nghiệm được theo đúng kế hoạch phải ghi lại lý do 
 Các thử nghiệm đặc biệt có thể được thực hiện bởi một bộ 
phận khác hoặc bởi một phòng thí nghiệm chuyên biệt 
 Quy trình thử nghiệm phải được mô tả chi tiết, cụ thể và phải 
cung cấp đủ thông tin 
 Bất kỳ sự sai lệch nào so với quy trình thử nghiệm phải được 
phê duyệt và lƣu lại hồ sơ 
II. CÔNG TÁC KIỂM NGHIỆM THUỐC 
32 
Đánh giá kết quả thử nghiệm 
 Các kết quả thử nghiệm phải được rà soát để xác định thử 
nghiệm có ổn định và phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng đã 
áp dụng 
 Toàn bộ quy trình thử nghiệm phải được kiểm tra tuân theo 
hệ thống quản lý chất lượng của đơn vị 
 Bất cứ kết quả nào có nghi ngờ (bất thường) phải được phân 
tích, tìm hiểu nguyên nhân 
II. CÔNG TÁC KIỂM NGHIỆM THUỐC 
33 
Đánh giá kết quả thử nghiệm 
 Khi xác định kết quả có nghi ngờ 
 Rà soát lại tất cả các giai đoạn của quy trình thử nghiệm bởi 
người quản lý cùng với kiểm nghiệm viên hoặc kỹ thuật viên 
trước khi tiến hành thử nghiệm lại. 
 Áp dụng đúng và tuân thủ quy trình thử nghiệm 
 Kiểm tra các dữ liệu gốc, các bước tính toán số liệu 
 Kiểm tra các thiết bị đã sử dụng 
 Kiểm tra hóa chất, dung môi và các chất chuẩn 
 Đúng các dụng cụ thủy tinh 
 Không được loại bỏ các mẫu đã chuẩn bị cho đến khi việc 
điều tra tìm nguyên nhân hoàn tất 
II. CÔNG TÁC KIỂM NGHIỆM THUỐC 
34 
Đánh giá kết quả thử nghiệm 
 Khi xác định kết quả có nghi ngờ 
 Xác định được nguyên nhân: cần tiến hành thử nghiệm lại 
 Không xác định được chính xác nguyên nhân: tiến hành thử 
nghiệm lại bởi một kiểm nghiệm viên khác có kinh nghiệm 
hơn và thành thạo hơn 
 Nếu kết quả thu được tương tự: xác nhận thêm bằng một 
phƣơng pháp khác đã đƣợc thẩm định 
II. CÔNG TÁC KIỂM NGHIỆM THUỐC 
35 
Đánh giá kết quả thử nghiệm 
 Phải có quy trình (SOP) hướng dẫn việc xử lý đối với kết 
quả thử nghiệm nằm ngoài khoảng giới hạn 
 Trong trường hợp xảy ra sai sót, phải tiến hành các hành 
động khắc phục, biện pháp phòng ngừa và phải lưu lại hồ sơ 
 Tất cả các kết luận phải ghi vào hồ sơ kiểm nghiệm bởi kiểm 
nghiệm viên và được người quản lý ký xác nhận 
II. CÔNG TÁC KIỂM NGHIỆM THUỐC 
36 
Báo cáo kết quả thử nghiệm 
 Phiếu báo cáo kết quả phân tích 
 Phiếu kiểm nghiệm 
 Hồ sơ kiểm nghiệm 
 Sổ tay kiểm nghiệm viên 
II. CÔNG TÁC KIỂM NGHIỆM THUỐC 
37 
II. CÔNG TÁC KIỂM NGHIỆM THUỐC 
38 
Thời hạn trả lời kết quả thử nghiệm 
 Tối đa 15 ngày (điểm b) 
 Thuốc có thông tin về phản ứng có hại nghiêm trọng 
 Thuốc vi phạm nghiêm trọng về đáp ứng Thực hành tốt 
 Thuốc vi phạm cơ sở bán lẻ thuốc, cơ sở khám bệnh, chữa 
bệnh hạng III, hạng IV 
 Thuốc vi phạm cơ sở bánbuôn, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh 
hạng II 
II. CÔNG TÁC KIỂM NGHIỆM THUỐC 
39 
Thời hạn trả lời kết quả thử nghiệm 
 Tối đa 20 ngày 
 Sinh phẩm là dẫn xuất của máu và huyết tương người; 
 Thuốc được sản xuất bởi cơ sở sản xuất thuốc nước ngoài 
thuộc Danh sách cơ sở sản xuất có thuốc vi phạm chất lượng 
do Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) công bố. 
 Thuốc không thuộc trường hợp quy định tại điểm b, điểm d 
Khoản này. 
II. CÔNG TÁC KIỂM NGHIỆM THUỐC 
40 
 Thời hạn trả lời kết quả thử nghiệm 
 Tối đa 30 ngày (điểm d) 
 Phép thử có yêu cầu về thời gian thử nghiệm kéo dài 
 Tiêu chuẩn chất lượng cần thẩm định lại hoặc đánh giá lại 
kết quả kiểm nghiệm 
 Nghi ngờ về thành phần, chất lượng, phải áp dụng phương 
pháp kiểm nghiệm khác 
 Cơ sở kiểm nghiệm không có đủ điều kiện thử nghiệm 
II. CÔNG TÁC KIỂM NGHIỆM THUỐC 
41 
 Thời hạn trả lời kết quả thử nghiệm 
 Trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm ban hành phiếu kiểm 
nghiệm hoặc phiếu phân tích cơ quan kiểm tra chất lượng, 
cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu có thuốc, nguyên liệu làm 
thuốc được lấy mẫu và cơ sở được lấy mẫu 
 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại kết quả kiểm nghiệm 
 Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết 
quả kiểm nghiệm 
 Kiểm nghiệm lại chỉ tiêu chất lượng bị khiếu nại kết quả 
được thực hiện tại cơ sở kiểm nghiệm do Bộ Y tế chỉ định 
II. CÔNG TÁC KIỂM NGHIỆM THUỐC 
42 
III. CÔNG TÁC LƢU MẪU, LƢU HỒ SƠ KIỂM NGHIỆM 
 Thời gian lƣu mẫu 
 Cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm 
thuốc 
 Mẫu thuốc thành phẩm phải được lưu ít nhất 12 tháng sau 
khi hết hạn dùng 
 Mẫu nguyên liệu là hoạt chất dùng cho sản xuất thuốc phải 
được lưu ít nhất 12 tháng sau khi hết hạn dùng của thành 
phẩm 
 Cơ sở kiểm nghiệm thuốc: ít nhất 12 tháng sau khi hết hạn 
dùng của thuốc; hoặc 24 tháng kể từ ngày lấy mẫu đối với 
mẫu thuốc được lấy để kiểm tra chất lượng, hoặc kể từ ngày 
tiếp nhận đối với mẫu 
43 
III. CÔNG TÁC LƢU MẪU, LƢU HỒ SƠ KIỂM NGHIỆM 
 Thời gian lƣu hồ sơ 
 Hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác kiểm tra chất lượng 
thuốc, nguyên liệu làm thuốc đều phải lưu giữ theo quy định 
tại Luật lưu trữ và các văn bản hướng dẫn liên quan 
 Thuốc, nguyên liệu làm thuốc chứa gây nghiện, hướng tâm 
thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phóng xạ: thời gian 
lưu trữ ít nhất là 02 năm kể từ khi hết hạn dùng của thuốc 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kiem_nghiem_duoc_pham_bai_3_cong_tac_kiem_nghiem_t.pdf