Bài giảng Kiểm toán - Trần Mai Lâm Ái

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN

Kiểm toán lần đầu xuất hiện vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên và ngày

càng phát triển. Ngày nay, kiểm toán đã trở thành hoạt động quan trọng trong quản

lý nói chung và quản trị doanh nghiệp nói riêng. Cùng với sự phát triển không

ngừng của nền kinh tế, xu hướng hội nhập và sự biến động phức tạp của môi trường

kinh doanh, kiểm toán trở thành phương sách quản lý hiệu quả hoạt động của doanh

nghiệp, kiểm toán không những đáp ứng được yêu cầu quản trị nội bộ, mà còn đáp

ứng yêu cầu của Nhà nước và người sử dụng thông tin thông tin Báo cáo tài chính

bên ngoài. Chương 1 giúp người học có cái nhìn tổng quát về kiểm toán, chương

này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về kiểm toán như khái niệm

kiểm toán, chức năng của kiểm toán, ý nghĩa của kiểm toán trong nền kinh tế, các

cách phân loại kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán, tiêu chuẩn, trách nhiệm và quyền

lợi của kiểm toán viên.

1.1 Khái niệm kiểm toán

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán

1.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán trên thế giới

Quá trình phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của con người luôn đòi

hỏi phải có hoạt động quản lý. Có thể hiểu quản lý là quá trình định hướng và tổ

chức thực hiện các hướng đã định trên cơ sở những nguồn lực nhằm đạt hiệu quả

cao nhất. Trong quá trình quản lý, kiểm tra là một việc không thể thiếu để giúp cho

quá trình quản lý được thực hiện tốt.

Trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của con người luôn tồn tại

hoạt động tài chính, nó gắn liền với mọi hoạt động không phân biệt mục tiêu (Kinh

doanh hay sự nghiệp công cộng), không phân biệt lĩnh vực (Sản xuất hay dịch vụ),

không phân biệt sở hữu (Nhà nước hay tư nhân) và đây là hoạt động đòi hỏi sự kiểm

tra ở mức độ cao nhất.

Nhu cầu kiểm tra hoạt động tài chính trước hết được thực hiện bởi kế toán tài

chính: Đó là hệ thống thông tin và kiểm tra tình hình tài sản bằng các phương pháp

chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá và tổng hợp, cân đối kế toán. Một trong những- 3 -

đặc điểm cơ bản của kế toán là gắn chặt hai chức năng thông tin và chức năng kiểm

tra không chỉ trên chu trình kế toán mà ngay trên từng yếu tố của chu trình đó.

Tuy nhiên, không phải lúc nào hoạt động tự kiểm tra của kế toán cũng đáp

ứng được yêu cầu của quản lý. Có thời kỳ đòi hỏi phải có sự kiểm tra ngoài kế toán

do sự kiểm tra của kế toán đã bộc lộ những điểm yếu so với yêu cầu quản lý và từ

đó mầm mống của kiểm toán, bước đầu có thể hiểu là kiểm tra độc lập về kế toán đã

xuất hiện.

Kiểm tra độc lập đã xuất hiện trước hết là ở La Mã, Pháp và Anh.

Ở La Mã, vào thế kỷ thứ III trước công nguyên, các nhà cầm quyền đã tuyển

dụng những quan chức có chuyên môn và độc lập kiểm tra các báo cáo của người

quản lý về tình hình tài sản của họ và đưa ra ý kiến chấp nhận hoặc yêu cầu sửa đổi

báo cáo này.

Ở Pháp, vua Charlemagne (768 – 814) cũng theo tiền lệ của La Mã đã tuyển

các quan chức cao cấp phụ trách giám sát công việc quản lý, đặc biệt là các nghiệp

vụ tài chính của các quan chức địa phương và trình bày kết quả lại với Hoàng đế

hoặc các vị cận thần.

Ở Anh, theo văn kiện của Nghị viện, vua Edouard đệ nhất cho các Nam tước

quyền tuyển dụng kiểm toán viên (Auditors). Bản thân vua cũng đối chiếu lại các tài

khoản thuộc di chúc của cố Hoàng hậu Elonor của Ngài.

Đặc biệt từ thế kỷ XVI trở đi, với sự xuất hiện của kế toán kép đã khiến

phương pháp tự kiểm tra của kế toán ngày càng hoàn thiện hơn, đã đáp ứng đủ yêu

cầu quản lý và an toàn tài sản thời bấy giờ. Tiếp đó, từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX,

các phương pháp kế toán và kỹ thuật thông tin phát triển đến mức tinh xảo đã đáp

ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu quản lý

pdf 100 trang yennguyen 8700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kiểm toán - Trần Mai Lâm Ái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kiểm toán - Trần Mai Lâm Ái

Bài giảng Kiểm toán - Trần Mai Lâm Ái
 - 1 - 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
KHOA KINH TẾ 
BÀI GIẢNG MÔN: 
KIỂM TOÁN 
(Dùng cho đào tạo tín chỉ) 
Lưu hành nội bộ - Năm 2015 
Người biên soạn: Th.S Trần Mai Lâm Ái 
 - 2 - 
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN 
Kiểm toán lần đầu xuất hiện vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên và ngày 
càng phát triển. Ngày nay, kiểm toán đã trở thành hoạt động quan trọng trong quản 
lý nói chung và quản trị doanh nghiệp nói riêng. Cùng với sự phát triển không 
ngừng của nền kinh tế, xu hướng hội nhập và sự biến động phức tạp của môi trường 
kinh doanh, kiểm toán trở thành phương sách quản lý hiệu quả hoạt động của doanh 
nghiệp, kiểm toán không những đáp ứng được yêu cầu quản trị nội bộ, mà còn đáp 
ứng yêu cầu của Nhà nước và người sử dụng thông tin thông tin Báo cáo tài chính 
bên ngoài. Chương 1 giúp người học có cái nhìn tổng quát về kiểm toán, chương 
này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về kiểm toán như khái niệm 
kiểm toán, chức năng của kiểm toán, ý nghĩa của kiểm toán trong nền kinh tế, các 
cách phân loại kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán, tiêu chuẩn, trách nhiệm và quyền 
lợi của kiểm toán viên. 
1.1 Khái niệm kiểm toán 
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán 
1.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán trên thế giới 
 Quá trình phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của con người luôn đòi 
hỏi phải có hoạt động quản lý. Có thể hiểu quản lý là quá trình định hướng và tổ 
chức thực hiện các hướng đã định trên cơ sở những nguồn lực nhằm đạt hiệu quả 
cao nhất. Trong quá trình quản lý, kiểm tra là một việc không thể thiếu để giúp cho 
quá trình quản lý được thực hiện tốt. 
 Trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của con người luôn tồn tại 
hoạt động tài chính, nó gắn liền với mọi hoạt động không phân biệt mục tiêu (Kinh 
doanh hay sự nghiệp công cộng), không phân biệt lĩnh vực (Sản xuất hay dịch vụ), 
không phân biệt sở hữu (Nhà nước hay tư nhân) và đây là hoạt động đòi hỏi sự kiểm 
tra ở mức độ cao nhất. 
 Nhu cầu kiểm tra hoạt động tài chính trước hết được thực hiện bởi kế toán tài 
chính: Đó là hệ thống thông tin và kiểm tra tình hình tài sản bằng các phương pháp 
chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá và tổng hợp, cân đối kế toán. Một trong những 
 - 3 - 
đặc điểm cơ bản của kế toán là gắn chặt hai chức năng thông tin và chức năng kiểm 
tra không chỉ trên chu trình kế toán mà ngay trên từng yếu tố của chu trình đó. 
 Tuy nhiên, không phải lúc nào hoạt động tự kiểm tra của kế toán cũng đáp 
ứng được yêu cầu của quản lý. Có thời kỳ đòi hỏi phải có sự kiểm tra ngoài kế toán 
do sự kiểm tra của kế toán đã bộc lộ những điểm yếu so với yêu cầu quản lý và từ 
đó mầm mống của kiểm toán, bước đầu có thể hiểu là kiểm tra độc lập về kế toán đã 
xuất hiện. 
 Kiểm tra độc lập đã xuất hiện trước hết là ở La Mã, Pháp và Anh. 
 Ở La Mã, vào thế kỷ thứ III trước công nguyên, các nhà cầm quyền đã tuyển 
dụng những quan chức có chuyên môn và độc lập kiểm tra các báo cáo của người 
quản lý về tình hình tài sản của họ và đưa ra ý kiến chấp nhận hoặc yêu cầu sửa đổi 
báo cáo này. 
 Ở Pháp, vua Charlemagne (768 – 814) cũng theo tiền lệ của La Mã đã tuyển 
các quan chức cao cấp phụ trách giám sát công việc quản lý, đặc biệt là các nghiệp 
vụ tài chính của các quan chức địa phương và trình bày kết quả lại với Hoàng đế 
hoặc các vị cận thần. 
 Ở Anh, theo văn kiện của Nghị viện, vua Edouard đệ nhất cho các Nam tước 
quyền tuyển dụng kiểm toán viên (Auditors). Bản thân vua cũng đối chiếu lại các tài 
khoản thuộc di chúc của cố Hoàng hậu Elonor của Ngài. 
 Đặc biệt từ thế kỷ XVI trở đi, với sự xuất hiện của kế toán kép đã khiến 
phương pháp tự kiểm tra của kế toán ngày càng hoàn thiện hơn, đã đáp ứng đủ yêu 
cầu quản lý và an toàn tài sản thời bấy giờ. Tiếp đó, từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX, 
các phương pháp kế toán và kỹ thuật thông tin phát triển đến mức tinh xảo đã đáp 
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu quản lý. 
1.1.1.2 Quá trình phát triển của hoạt động kiểm toán ở nước ta 
 Ở Việt Nam, kiểm toán nói chung cũng như kiểm tra kế toán nói riêng cũng 
đã được quan tâm ngay từ thời kỳ bắt đầu xây dựng đất nước. Trong cơ chế kế 
hoạch hóa tập trung công tác kiểm tra và bộ máy kiểm tra cũng được tổ chức phù 
 - 4 - 
hợp với cơ chế này. Kiểm tra của Nhà Nước chủ yếu được thực hiện thông qua xét 
duyệt hoàn thành kế hoạch, xét duyệt quyết toán và thanh tra theo vụ việc. 
 Khi chuyển sang quản lý kinh tế theo cơ chế kinh tế thị trường, cơ chế duyệt 
quyết toán tỏ ra không còn phù hợp nữa. Trước hết đối tượng quan tâm đến thông 
tin tài chính không chỉ có Nhà Nước mà còn có các chủ doanh nghiệp, thành viên 
hội đồng quản trị, nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung cấp,...Tuy từ nhiều góc độ khác 
nhau nhưng tất cả các đối tượng này đều có nguyện vọng chung là được sử dụng các 
thông tin có độ tin cậy cao, chính xác và trung thực. Vì vậy, cần phải có một tổ chức 
độc lập, khách quan tiến hành kiểm tra các thông tin này để đáp ứng yêu cầu của 
nhiều đối tuợng sử dụng thông tin, đó chính là tổ chức kiểm toán. 
1.1.2 Khái niệm kiểm toán 
 Trên thực tế có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm toán, mỗi một 
người, mỗi một tổ chức lại có quan điểm khác nhau về kiểm toán và ở mỗi thời 
điểm khác nhau người ta có những quan điểm khác nhau về kiểm toán. Theo quan 
điểm hiện đại là khái niệm do Uỷ ban về các khái niệm kiểm toán đưa ra: 
 “Kiểm toán là quá trình có tính hệ thống nhằm thu thập và đánh giá bằng 
chứng các thông tin về hoạt động kinh tế và các sự kiện được kiểm tra, để xác định 
về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập và 
báo cáo kết quả cho những người quan tâm. Quá trình kiểm toán phải được thực 
hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập.” 
 * Các thuật ngữ trong định nghĩa nêu trên được hiểu như sau: 
 Thông tin được kiểm tra có thể là Báo cáo tài chính của các Doanh nghiệp, 
quyết toán ngân sách của các cơ quan nhà nước... kết quả kiểm toán sẽ giúp cho 
người sử dụng đánh giá độ tin cậy của các thông tin này. 
 Các chuẩn mực được thiết lập là cơ sở để đánh giá các thông tin được kiểm 
tra, chúng thay đổi tuỳ theo thông tin được kiểm tra. 
 Bằng chứng kiểm toán là các thông tin để chứng minh cho ý kiến nhận xét 
của kiểm toán viên. Đó có thể là các tài liệu kế toán của đơn vị, hoặc chứng cứ riêng 
của kiểm toán viên. 
 - 5 - 
 Báo cáo kiểm toán là văn bản trình bày ý kiến của kiểm toán viên về sự phù 
hợp giữa thông tin được kiểm tra và chuẩn mực đã được thiết lập. Nội dung và hình 
thức báo cáo phụ thuộc vào mục đích của từng loại kiểm toán. 
 Kiểm toán viên phải có đủ năng lực và độc lập: Năng lực của kiểm toán viên 
là trình độ nghiệp vụ được hình thành qua đào tạo và tích luỹ kinh nghiệm, giúp cho 
kiểm toán viên có khả năng xét đoán công việc trong từng trường hợp cụ thể. Còn 
sự độc lập với đơn vị được kiểm toán là yêu cầu cần thiết để duy trì sự khách quan 
của kiểm toán viên và tạo được sự tin cậy của người sử dụng kết quả kiểm toán. 
1.1.3 Bản chất của kiểm toán 
 Kiểm toán là hoạt động độc lập, chức năng cơ bản của kiểm toán là xác 
minh, thuyết phục để tạo niềm tin cho những người quan tâm vào những kết luận 
kiểm toán cho dù những kết luận này hướng vào mục tiêu cụ thể khác nhau như tính 
trung thực của thông tin, tính quy tắc trong việc thực hiện nghiệp vụ, tính hiệu quả 
hay tính hiệu năng của hoạt động. Qua xác minh kiểm toán viên bày tỏ ý kiến của 
mình về những lĩnh vực tương ứng, chức năng này quyết định sự tồn tại của hoạt 
động kiểm toán. 
 Với bản chất và chức năng trên, kiểm toán phải thực hiện mọi hoạt động, 
kiểm tra, kiểm soát những vấn đề có liên quan đến thực trạng tài chính kể cả thực 
trạng tài sản. 
1.2 Chức năng của kiểm toán 
1.2.1 Chức năng xác minh 
 Chức năng xác minh nhằm khẳng định mức độ trung thực của tài liệu và tính 
pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các bản khai tài chính. 
 Xác minh là chức năng cơ bản nhất gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát 
triển của hoạt động kiểm toán. Bản thân chức năng này không ngừng phát triển và 
được thể hiện khác nhau tuỳ đối tượng cụ thể của kiểm toán là bản khai tài chính 
hay nghiệp vụ kinh tế cụ thể hoặc toàn bộ tài liệu kế toán. 
 Cho đến nay, do quan hệ kinh tế ngày càng phức tạp và yêu cầu pháp lý ngày 
càng cao nên việc xác minh Báo cáo tài chính cần có hai mặt: 
 - 6 - 
 - Tính trung thực của các con số. 
 - Tính hợp thức của các biểu mẫu phản ánh tình hình tài chính. 
 Ngày nay theo chuẩn mực của kiểm toán tài chính, chức năng xác minh này 
không chỉ còn biểu hiện bằng chữ “chứng thực” nữa mà chuyển hoá thành “Báo cáo 
kiểm toán” với các loại ý kiến thích ứng với từng tình huống khác nhau. 
 Đối với các thông tin đã được lượng hoá thì thông thường việc xác minh 
được thực hiện trước hết qua hệ thống kiểm soát nội bộ. Kết quả cuối cùng sau khi 
đã xác minh được điều chỉnh trực tiếp để có hệ thống thông tin tin cậy và lập các 
Báo cáo tài chính. 
 Đối với kiểm toán hoạt động, cũng qua lịch sử phát triển lâu dài. Lúc đầu các 
nghiệp vụ được giới hạn ở hoạt động tài chính. Ở hoạt động này, tuỳ theo phạm vi ở 
mức độ hệ trọng của nghiệp vụ, chức năng xác minh của kiểm toán có thể được thực 
hiện bởi hệ thống nội kiểm hay ngoại kiểm. Sản phẩm của hoạt động xác minh này 
thường là những biên bản (Biên bản xử lý sai phạm, biên bản thanh tra các vụ việc 
cụ thể, biên bản kiểm kê,...). Mãi tới cuối thế kỷ XX, kiểm toán hoạt động mới được 
mở rộng ở lĩnh vực hiệu năng và hiệu quả hoạt động. Ở lĩnh vực này kiểm toán 
hướng nhiều vào việc thực hiện chức năng thứ hai là “bày tỏ ý kiến”. 
1.2.2 Chức năng bày tỏ ý kiến 
Chức năng bày tỏ ý kiến cũng có quá trình phát triển lâu dài song sản phẩm cụ 
thể chỉ thấy rõ ở thời kỳ phát triển của kiểm toán chủ yếu vào cuối thế kỷ XX. Tuy 
nhiên, cách thức thực hiện chức năng này ở các khách thể kiểm toán cũng như giữa 
các nước có cơ sở kinh tế và pháp lý khác nhau. 
 Ở khu vực công cộng (bao gồm cả các xí nghiệp công, các đơn vị sự nghiệp 
và các cá nhân thụ hưởng ngân sách Nhà nước) đều có sự kiểm soát của Nhà nước. 
Trong quan hệ này, chức năng xác minh của kiểm toán được thực hiện tương tự 
nhau. Tuy nhiên, chức năng bày tỏ ý kiến lại rất khác nhau. 
 Ở các nước Tây Âu, rõ nét nhất là ở Pháp và Cộng hoà liên bang Đức cơ 
quan kiểm toán Nhà nước có quyền kiểm tra các tài liệu và tình hình quản lý của 
các tổ chức sử dụng ngân sách Nhà nước để xác minh tính chính xác và hợp lệ của 
 - 7 - 
tài liệu thu chi và quản lý ngân sách. Đồng thời các cơ quan này cũng có quyền xét 
xử như một quan toà bằng các phán quyết của mình. 
 Khác với các nước Tây Âu, ở các nước Bắc Mỹ và nhiều nước ở khu vực 
Châu Á – Thái Bình Dương (đặc biệt là ở Australia và Singapore) chức năng “bày 
tỏ ý kiến” lại thực hiện bằng phương thức “Tư vấn”. Hoạt động tư vấn này trước hết 
và chủ yếu trong lĩnh vực nguồn thu và sử dụng công quỹ. Ngoài ra chức năng tư 
vấn còn bao hàm cả việc phác thảo và xem xét những dự kiến về luật trước khi đưa 
ra Quốc hội. 
 Ở khu vực kinh doanh hoặc các dự án ngoài khách thể bắt buộc của kiểm 
toán Nhà nước thường là khách thể của kiểm toán độc lập. Ở đây chức năng bày tỏ 
ý kiến cũng được thực hiện qua phương thức tư vấn. Tuy nhiên, do khách thể chủ 
yếu là các doanh nghiệp nên chức năng tư vấn chủ yếu được biểu hiện dưới hình 
thức các lời khuyên hoặc các dự án. Do đó, trong trường hợp này nếu sản phẩm của 
chức năng tư vấn là Báo cáo kiểm toán thì sản phẩm của chức năng bày tỏ ý kiến là 
Thư quản lý. Vấn đề này sẽ được đề cập cụ thể hơn trong phần kiểm toán tài chính. 
 Ngoài chức năng tư vấn cho quản trị doanh nghiệp, ngày nay các công ty 
kiểm toán chuyên nghệp còn phát triển chức năng tư vấn của mình trong nhiều lĩnh 
vực chuyên sâu đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính như tư vấn về đầu tư, tư vấn về 
thuế,... 
1.2.3 Chức năng tư vấn 
 Chức năng tư vấn thực chất là chức năng bày tỏ ý kiến. Chức năng tư vấn 
của kiểm toán có quá trình phát triển lâu dài. Báo cáo kiểm toán, đưa ra những nhận 
xét, kết luận về những nội dung đã được kiểm toán và phải chịu trách nhiệm trước 
pháp luật về các nhận xét, kiến nghị của mình. Việc công bố các kết quả kiểm toán, 
công khai hoá kết quả kiểm toán được xem như một phần chức năng của kiểm toán. 
Trước đây khi chỉ có chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến, báo cáo kiểm toán đơn 
thuần chỉ là kết luận những nội dung của kiểm toán. Ngày nay khi kiểm toán đã 
được phát triển, chức năng tư vấn đã được đưa vào trong báo cáo kiểm toán, ngoài 
phần xác nhận hoặc chỉ ra các sai lệch, những vi phạm pháp luật còn đưa ra 
những khuyến nghị, biện pháp để sửa chữa khắc phục những sai sót vi phạm và 
 - 8 - 
ngăn chặn không cho chúng lặp lại trong tương lai. Ngày nay các công ty kiểm toán 
chuyên nghiệp còn phát triển chức năng tư vấn của mình trong nhiều lĩnh vực 
chuyên sâu đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính như tư vấn đầu tư, tư vấn về thuế 
Chức năng tư vấn của kiểm toán được thể hiện trong cả lĩnh vực kiểm toán nhà 
nước và kiểm toán độc lập. 
1.3 Ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán 
 Ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán thể hiện chủ yếu trên các mặt sau: 
 - Kiểm toán tạo niềm tin cho những người sử dụng thông tin tài chính của 
doanh nghiệp. Đây là cơ sở để tạo nên môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư 
lành mạnh, phục vụ cho việc quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả, cũng như tạo 
cơ sở vững chắc cho cả sự can thiệp trực tiếp lẫn quản lý gián tiếp của Nhà nước đối 
với doanh nghiệp. 
 - Kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề nếp hoạt động tài 
chính kế toán nói riêng và hoạt động của đơn vị được kiểm toán nói chung. 
 - Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý. Kiểm toán 
không chỉ có chức năng xác minh mà còn có chức năng tư vấn. Có thể thấy rõ chức 
năng tư vấn trong thời gian gần đây với sự nảy sinh của kiểm toán hiệu năng và 
hiệu quả quản lý. Chức năng này phát huy tác dụng rất lớn đối với các đơn vị được 
kiểm toán thường xuyên. 
 Với ý nghĩa to lớn như vậy, sự phát triển của kiểm toán ở nước ta sẽ giúp 
tăng cường hiệu quả của công tác quản lý kinh tế, góp phần vào sự nghiệp đổi mới 
hệ thống công cụ quản lý, nền hành chính quốc gia. 
 Do đó, ngày 13/5/1991, Bộ tài chính đã ký 2 quyết định thành lập 2 công ty: 
Công ty kiểm toán Việt Nam với tên giao dịch là VACO, và công ty dịch vụ kế toán 
Việt Nam với tên giao dịch là ASC, sau đó đổi tên thành Công ty dịch vụ tư vấn tài 
chính, kế toán, kiểm toán AASC (14/9/1993). Cho đến nay số lượng công ty kiểm 
toán đã tăng lên đáng kể và loại hình công ty cũng đa dạng hơn (Công ty TNHH, 
CP, 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh, ). Vào cuối năm 2008, số lượng 
các công ty đăng ký hành nghề kiểm toán tại Việt Nam là 136 công ty, nhưng sau 
 - 9 - 
quý II/2009, đã lên tới con số 175, năm 2012 lên gần 300 cty, trong đó có 4 công ty 
100% vốn nước ngoài và 2 công ty liên doanh. Cùng với sự phát triển của kiểm toán 
độc lập, kiểm toán Nhà nước Việt Nam được thành lập theo NĐ số 70/CP ngày 
11/7/1994 của chính phủ và đến ngày 13/8/2003 được thay thế bằng NĐ số 
93/2003/NĐ-CP. Đồng thời kiểm toán ... ông cần phải sửa đổi 
Báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán cho năm tài chính trước với điều kiện là 
phải trình bày rõ trong phần thuyết minh Báo cáo tài chính của năm tài chính tiếp 
theo. 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Trình bày trình tự các giai đoạn công việc kiểm toán viên cần thực hiện cho 
cuộc kiểm toán? 
2. Giai đoạn Lập kế hoạch là giai đoạn rất quan trọng trong một cuộc kiểm 
toán, vậy giai đoạn này kiểm toán viên cần thực hiện những công việc cụ thể nào? 
 - 95 - 
3. Giai đoạn thực hiện kiểm toán viên cần tuân theo những nguyên tắc cơ bản 
nào? 
4. Có những loại Báo cáo kiểm toán nào được kiểm toán viên phát hành cho 
một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính? 
5. Trình bày nội dung của một Báo cáo kiểm toán? 
TỰ HỌC 
1. Kiểm toán viên phát hành loại Báo cáo kiểm toán có ý kiến chấp nhận toàn 
phần, có nghĩa là báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán luôn luôn chính xác 
đúng hay sai? giải thích? 
2. Liên hệ thực tế, đối với loại Báo cáo kiểm toán có ý kiến từ chối và loại ý 
kiến không chấp nhận (ý kiến trái ngược) thì các công ty niêm yết sẽ gặp những 
nguy cơ gì? Liên hệ thực tế với các công ty có niêm yết cổ phiếu trên thị trường 
chứng khoán hiện nay. 
 - 96 - 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] GS. TS Nguyễn Quang Quynh, Lý thuyết kiểm toán, Trường Đại học kinh tế 
Quốc dân, NXB Tài chính, năm 2001. 
[2] Tập thể tác giả Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Tp. 
HCM, Kiểm toán, NXB Tài chính, năm 2000. 
[3] TS. Đoàn Thị Ngọc Trai, Bài giảng Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế - Đại 
học Đà Nẵng, năm 2003. 
[4] Đinh Hữu Truy, Kiểm toán căn bản, NXB Chính trị quốc gia, năm 1999. 
[5] Bộ Tài chính, Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, Website: 
 - 97 - 
MỤC LỤC 
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN .......................................................................... 1 
1.1 Khái niệm kiểm toán ........................................................................................... 2 
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán .............................................. 2 
1.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán trên thế giới .......................... 2 
1.1.1.2 Quá trình phát triển của hoạt động kiểm toán ở nước ta ................................. 3 
1.1.2 Khái niệm kiểm toán ........................................................................................ 4 
1.1.3 Bản chất của kiểm toán .................................................................................... 5 
1.2 Chức năng của kiểm toán .................................................................................... 5 
1.2.1 Chức năng xác minh ......................................................................................... 5 
1.2.2 Chức năng bày tỏ ý kiến ................................................................................... 6 
1.2.3 Chức năng tư vấn ............................................................................................. 7 
1.3 Ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán ...................................................................... 8 
1.4 Các loại kiểm toán .............................................................................................. 9 
1.4.1 Phân loại kiểm toán theo chức năng ................................................................. 9 
1.4.1.1 Kiểm toán Báo cáo tài chính .......................................................................... 9 
1.4.1.2 Kiểm toán hoạt động ................................................................................... 10 
1.4.1.3 Kiểm toán tuân thủ ...................................................................................... 10 
1.4.2 Phân loại kiểm toán theo chủ thể kiểm toán ................................................... 11 
1.4.2.1 Kiểm toán Nhà nước ................................................................................... 11 
1.4.2.2 Kiểm toán độc lập ....................................................................................... 12 
1.4.2.3 Kiểm toán nội bộ ......................................................................................... 12 
1.5 Chuẩn mực kiểm toán ....................................................................................... 13 
1.5.1 Chuẩn mực kiểm toán quốc tế ........................................................................ 13 
1.5.2 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam .................................................................... 14 
1.6 Kiểm toán viên .................................................................................................. 19 
1.6.1 Tiêu chuẩn ..................................................................................................... 19 
1.6.2 Trách nhiệm của kiểm toán viên ..................................................................... 19 
1.6.3 Quyền hạn của kiểm toán viên........................................................................ 19 
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN SỬ DỤNG TRONG KIỂM 
TOÁN ...................................................................................................................................21 
2.1 Đối tượng kiểm toán ......................................................................................... 21 
 - 98 - 
2.1.1 Thực trạng hoạt động tài chính là đối tượng chung của kiểm toán .................. 21 
2.1.2 Tài liệu kế toán là đối tượng cụ thể của kiểm toán .......................................... 22 
2.1.3 Thực trạng tài sản, nghiệp vụ tài chính là đối tượng cụ thể của kiểm toán ...... 22 
2.1.4 Hiệu quả, hiệu năng là đối tượng cụ thể của kiểm toán ................................... 23 
2.2 Chứng từ kiểm toán, cơ sở dẫn liệu và bằng chứng kiểm toán ........................... 23 
2.2.1 Chứng từ kiểm toán ........................................................................................ 23 
2.2.2 Cơ sở dẫn liệu ................................................................................................ 24 
2.2.3 Bằng chứng kiểm toán .................................................................................... 25 
2.3 Gian lận và sai sót ............................................................................................. 26 
2.3.1 Khái niệm gian lận và sai sót .......................................................................... 26 
2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ gian lận và sai sót ................................... 27 
2.3.2.1. Các vấn đề về tính chính trực, năng lực và trình độ của các nhà quản lý ..... 27 
2.3.2.2 Các sức ép bất thường bên trong và bên ngoài đơn vị .................................. 28 
2.3.2.3 Các nghiệp vụ bất thường ............................................................................ 28 
2.3.2.4 Các vấn đề phát hiện khi thu thập bằng chứng kiểm toán............................. 29 
2.3.2.5 Những nhân tố từ môi trường tin học liên quan đến các tình huống và sự 
kiện nêu trên ........................................................................................................... 29 
2.3.3 Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận và sai sót ............................ 29 
2.3.3.1 Những thủ tục cần được tiến hành khi có dấu hiệu gian lận hoặc sai sót ...... 30 
2.3.3.2 Thông báo về gian lận và sai sót .................................................................. 30 
2.3.4.3 Kiểm toán viên và công ty kiểm toán rút khỏi hợp đồng kiểm toán ............. 31 
2.4 Trọng yếu và rủi ro............................................................................................ 32 
2.4.1 Trọng yếu ....................................................................................................... 32 
2.4.1.1 Khái niệm.................................................................................................... 32 
2.4.1.2 Mục đích nghiên cứu về trọng yếu............................................................... 33 
2.4.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính xét đoán tính trọng yếu ............................... 33 
2.4.1.4 Quy trình vận dụng khái niệm trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính . 34 
2.4.2 Rủi ro ............................................................................................................. 37 
2.4.2.1. Khái niệm về rủi ro kiểm toán .................................................................... 37 
2.4.2.2 Các thành phần của rủi ro kiểm toán ............................................................ 38 
2.4.3 Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro .............................................................. 42 
2.5 Khái niệm hoạt động liên tục ............................................................................. 43 
 - 99 - 
2.5.1 Khái niệm ..................................................................................................... 43 
2.5.2 Những biểu hiện ............................................................................................ 43 
2.5.2.1 Dấu hiệu về mặt tài chính ............................................................................ 44 
2.5.2.2 Dấu hiệu về mặt hoạt động .......................................................................... 45 
2.5.2.3 Các dấu hiệu khác ....................................................................................... 45 
2.6 Hệ thống kiểm soát nội bộ ................................................................................. 45 
2.6.1 Khái niệm ...................................................................................................... 45 
2.6.2 Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ ............................................. 46 
2.6.2.1 Môi trường kiểm soát .................................................................................. 46 
2.6.2.2 Hệ thống kế toán ......................................................................................... 46 
2.6.2.3 Các thủ tục kiểm soát .................................................................................. 47 
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN ...........................................................................49 
3.1 Các phương pháp kỹ thuật, nghiệp vụ áp dụng trong kiểm toán ......................... 49 
3.1.1 Phương pháp kiểm toán cơ bản ...................................................................... 49 
3.1.1.1 Khái niệm.................................................................................................... 49 
3.1.1.2. Đặc trưng ................................................................................................... 49 
3.1.1.3 Nội dung ..................................................................................................... 50 
3.1.2 Phương pháp kiểm toán tuân thủ ................................................................... 54 
3.1.2.1 Khái niệm.................................................................................................... 54 
3.1.2.2 Đặc trưng .................................................................................................... 54 
3.1.2.3 Nội dung ..................................................................................................... 55 
3.2 Kỹ thuật lấy mẫu kiểm toán............................................................................... 56 
3.2.1 Khái niệm mẫu kiểm toán và lấy mẫu kiểm toán ............................................ 56 
3.2.2 Mẫu thống kê và mẫu phi thống kê ................................................................. 56 
3.2.2.1 Mẫu thống kê .............................................................................................. 56 
3.2.2.2 Mẫu phi thống kê ........................................................................................ 56 
3.2.3 Phương pháp chọn mẫu .................................................................................. 57 
3.2.3.1 Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên ............................................................. 57 
3.2.3.2 Phương pháp chọn mẫu phi xác suất ............................................................ 58 
3.2.4 Kỹ thuật phân tổ ............................................................................................. 58 
3.2.5. Chương trình chọn mẫu kiểm toán................................................................. 59 
3.2.5.1. Chọn mẫu kiểm toán cho thử nghiệm kiểm soát ......................................... 59 
 - 100 - 
3.2.5.2. Chọn mẫu kiểm toán cho thử nghiệm cơ bản .............................................. 66 
3.3 Mối quan hệ giữa mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đối với việc áp 
dụng các phương pháp kiểm toán ............................................................................ 67 
3.4. Mức độ thõa mãn trong kiểm toán và kinh tế học của kiểm toán. ..................... 68 
Chương 4: TRÌNH TỰ THỰC HÀNH KIỂM TOÁN ............................................................72 
4.1 Lập kế toán kiểm toán ....................................................................................... 72 
4.1.1 Kế hoạch kiểm toán chiến lược ...................................................................... 72 
4.1.2. Kế hoạch kiểm toán chi tiết ........................................................................... 73 
4.1.3. Chương trình kiểm toán ................................................................................. 75 
4.2 Thực hành kiểm toán ......................................................................................... 77 
4.2.1 Nghiên cứu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và các quy chế kiểm soát 
nội bộ liên quan đến cuộc kiểm toán ....................................................................... 77 
4.2.2 Kiểm toán các bộ phận của Báo cáo tài chính ................................................ 79 
4.2.3 Phân tích, đánh giá ......................................................................................... 80 
4.2.3.1 Quy trình phân tích bao gồm việc so sánh các thông tin tài chính ................ 80 
4.2.3.2 Đánh giá ...................................................................................................... 82 
4.3 Kết thúc công tác kiểm toán .............................................................................. 82 
4.3.1 Lập Báo cáo kiểm toán ................................................................................... 83 
4.3.2 Hoàn thành hồ sơ kiểm toán ........................................................................... 88 
4.3.3 Ngày ghi trên báo cáo kiểm toán và giải quyết các sự kiện phát sinh sau 
ngày phát hành Báo cáo tài chính ............................................................................ 90 
4.3.3.1 Các sự kiện phát sinh đến ngày ký báo cáo kiểm toán ................................. 91 
4.3.3.2 Các sự kiện được phát hiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán nhưng trước 
ngày công bố Báo cáo tài chính ............................................................................... 92 
4.3.3.3 Các sự kiện được phát hiện sau ngày công bố Báo cáo tài chính .................. 94 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................96 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kiem_toan_tran_mai_lam_ai.pdf