Bài giảng Kinh tế học đại cương

Phần I:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ HỌC

1. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ HỌC

1.1. Khái niệm về kinh tế học

Với tư cách là một bộ môn khoa học độc lập, kinh tế học chính thức ra đời vào năm 1776 khi Adam Smith cho xuất bản cuốn sách: “của cải các quốc gia” (Wealth of the nations).

 Xung quanh thuật ngữ “Kinh tế học” có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Ngày nay các nhà kinh tế học đều thống nhất với nhau về một định nghĩa phổ biến:

 Kinh tế học là khoa học nghiên cứu vấn đề con người và xã hội lựa chọn phương pháp sử dụng như thế nào các nguồn lực khan hiếm, để sản xuất ra các loại hàng hóa và phân phối chúng trong điều kiện hiện tại hay trong tương lai cho tiêu dùng của các cá nhân, các nhóm dân cư khác nhau trong xã hội.

Có mấy vấn đề cần chú ý từ khái niệm này:

- Kinh tế học là một môn khoa học nên luôn tính khách quan, nhưng là môn khoa học xã hội nên nó không thể tách rời quan điểm chủ quan trong nội dung nghiên cứu. Do đó không thể chính xác hóa một cách tuyệt đối các vấn đề kinh tế.

- Nội dung cơ bản của kinh tế học là nghiên cứu cách thức lựa chọn của nền kinh tế trong việc sản xuất sản phẩm. Yêu cầu lựa chọn bắt nguồn từ sự khan hiếm các nguồn tài nguyên. Do đó cần nghiên cứu xem nên sản xuất như thế nào để tiết kiệm nhiều nhất các nguồn tài nguyên.

- Mục tiêu cuối cùng của kinh tế là nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của con người. Muốn vậy, đòi hỏi sản xuất phải được tăng trưởng nhanh. Nhưng tăng trưởng nhanh là chưa đủ vì còn phụ thuộc việc phân phối các thành quả kinh tế đó như thế nào. Vì vậy, kinh tế học phải giải quyết vấn đề phân phối thu nhập nhằm tạo ra sự công bằng trong việc hưởng thụ những sản phẩm mà nền kinh tế tạo ra (quan hệ sản xuất)

1.2. Những đặc trưng của kinh tế học

 Tiền đề nghiên cứu và phát triển của kinh tế học: là nghiên cứu sự khan hiếm của các nguồn lực một cách tương đối so với nhu cầu của nền kinh tế xã hội. Nếu có thể sản xuất với số lượng một cách vô hạn về mọi loại hàng hóa và thỏa mãn đầy đủ được mọi nhu cầu của con người thì sẽ không có hàng hóa kinh tế và cũng không cần có tiết kiệm hay nghiên cứu kinh tế học. Đây là đặc trưng cơ bản và quan trọng của kinh tế học.

 Tính hợp lý của kinh tế học: đặc trưng này thể hiện ở chỗ khi phân tích hoặc lý giải một sự kiện kinh tế nào đó cần phải dựa trên những giả định hợp lý nhất định. Chẳng hạn, khi phân tích xem người tiêu dùng muốn mua thứ gì, với số lượng bao nhiêu, kinh tế học đưa ra giả định là họ tìm cách mua được nhiều hàng hóa, dịch vụ nhất với số thu nhập có hạn của mình.

- Kinh tế học là bộ môn nghiên cứu mặt lượng: việc thể hiện các kết quả nghiên cứu kinh tế bằng những con số có tầm quan trọng đặc biệt. Khi phân tích các kết quả hoạt động kinh tế, mới chỉ nhận định nó tăng hơn hay giảm thì chưa đủ, mà còn phải xác định xem sự thay đổi đó là bao nhiêu.

- Tính toàn diện và tính tổng hợp: khi xem xét các hoạt động kinh tế phải đặt nó trong mối liên hệ với các hoạt động khác trên phương diện một nước, thậm chí trên phương diện của nền kinh tế thế giới.

- Các kết quả nghiên cứu kinh tế chỉ xác định được ở mức độ trung bình: vì những kết quả này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau và không thể xác định được chính xác tất cả các yếu tố này.

 

doc 75 trang yennguyen 12680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế học đại cương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kinh tế học đại cương

Bài giảng Kinh tế học đại cương
 MỤC LỤC
 Trang
Phần I: NHỮNG VẤN CHUNG VỀ KINH TẾ HỌC............................ ....... 	1
1. Khái niệm, đặc trưng và phương pháp nghiên cứu kinh tế .............................. 	1
	1.1. Khái niệm về kinh tế học.................................................................. ....... 	1
	1.2. Những đặc trưng của kinh tế học............................................................. 	1
	1.3. Phương pháp luận nghiên cứu của kinh tế học........................................	2
2. Tổ chức kinh tế của một nền kinh tế hỗn hợp....................................... ...... 	3
2.1. Ba vấn đề trung tâm của một nền kinh tế................................................	3 
2.2. Tổ chức kinh tế của một nền kinh tế hỗn hợp..........................................	3
3. Kinh tế học Vi mô và kinh tế học Vĩ mô.............................................................	5
3.1. Kinh tế học Vi mô và kinh tế học Vĩ mô..................................................	5
3.2. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc.....................................	6
4. Một số khái niệm cơ bản của kinh tế học...........................................................	6
4.1. Các yếu tố sản xuất, giới hạn khả năng sản xuất và chi phí cơ hội..........	6
4.2.Quy luật thu nhập giảm dần và quy luật chi phí cơ hội............................. 8 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG ...................................................... ......... 10
Phần II: KINH TẾ HỌC VI MÔ .......................................................................	11
Chương I: 
LÝ THUYẾT CUNG - CẦU HÀNG HÓA VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG ............	11
1. Cầu...........................................................................................................................	11
1.1. Khái niệm..................................................................................................	11
1.2. Luật cầu.....................................................................................................	11
1.3. Các yếu tố xác định cầu.................................................................... ........	12
1.4. Sự di chuyển và dịch chuyển của đường cầu............................................	13
1.5. Sự co giãn của cầu.....................................................................................	14
2. Cung.........................................................................................................................	15
2.1. Khái niệm..................................................................................................	15
2.2. Biến cung và đường cung..........................................................................	15
2.3. Luật cung...................................................................................................	16
2.4. Các yếu tố xác định cung ..........................................................................	16
3. Cân bằng cung cầu..................................................................................................	17
3.1. Trạng thái cân bằng cung cầu.....................................................................	17
3.2. Trạng thái dư thừa và thiếu hụt của thị trường..........................................	18
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG .................................................................	19
Chương II: LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI TIÊU DÙNG ..........................................	20
1. Lý thuyết về lợi ích..................................................................................................	20
1.1. Khái niệm về lợi ích và lợi ích cận biên.....................................................	20
1.2. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần.............................................................	21
1.3. Lợi ích cận biên và đường cầu....................................................................	21
1.4. Thặng dư tiêu dùng.....................................................................................	22
2. Lựa chọn sản phẩm và tiêu dùng tối ưu.	23
3.1. Lựa chọn sản phẩm 	23
3.2. Tiêu dùng tối ưu..	24
3. Đường bàng quang và đường ngân sách	25
3.1. Đường bàng quang..	25
3.2. Đường ngân sách 	25
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG ..................................................................	26
Chương III: LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI SẢN XUẤT ...........................................	28
1. Lý thuyết về sản xuất...............................................................................................	28
1.1.Quy luật năng suất biên giảm dần................................................................	28
1.2. Phối hợp đầu vào để có chi phí thấp nhất.....................................................	 28
2. Chi phí sản xuất...	.	
2.1. Các khái niệm...................
2.2. Phân tích về chi phí..
2. Lợi nhuận .................................................................................................................	32
2.1. Lợi nhuận và cách xác định lợi nhuận.........................................................	32
2.2. Nguồn gốc của lợi nhuận..............................................................................	32
3.3. Ý nghĩa kinh tế và những nhân tố tác động đến lợi nhuận	
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG ..............................................................	.....	34
Phần III: KINH TẾ HỌC Vĩ MÔ ...............................................................................	35
Chương IV: LÝ THUYẾT XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG QUỐC GIA .......................	35
1. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
1.1. Khái niệm GNP, GDP..................................................................................	
1.2. Mối quan hệ giữa GNP và GDP...................................................................	
1.3. GNP danh nghĩa và GNP thực tế..................................................................	
1.4. Ý nghĩa các chỉ tiêu GNP, GDP trong phân tích kinh tế vĩ mô....................
2. Các phương pháp xác định GDP..............................................................................	
2.1. Sơ đồ luân chuyển kinh tế vĩ mô..................................................................	
2.2. Các phương pháp xác định GDP..................................................................	
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG ...................................................................	43
Chương V: LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP ...........................................................	45
1. Thất nghiệp............	
1.1. Khái niệm ....................................................................................................	
1.2. Các loại thất nghiệp......................................................................................	
1.3. Tác động của thất nghiệp..............................................................................	
1.4. Các giải pháp hạ thấp thất nghiệp.................................................................	
2. Lạm phát.............................	
2.1. Khái niệm và phân loại.................................................................................	
2.2. Đo lường lạm phát........................................................................................	
2.3. Tác động của lạm phát..................................................................................	
2.4. Nguyên nhân gây ra lạm phát.......................................................................	
2.5. Biện pháp chống lạm phát............................................................................
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG ....................................................................	56
Chương VI: KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ .................................	57
1. Lý thuyết về lợi thế so sánh......................................................................................	
1.1. Lợi thế tuyệt đối...........................................................................................	
1.2. Lợi thế so sánh.............................................................................................	
2. Cán cân thanh toán quốc tế.....................................................................................	
2.1. Khái niệm.....................................................................................................	
2.2. Tính tất yếu của thương mại quốc tế............................................................	
2.3 Cán cân thương mại quốc tế.........................................................................	
3. Tỷ giá hối đoái...........................................................................................................
3.1. Khái niệm....................................................................................................
3.2. Thị trường ngoại hối....................................................................................
3.3. Vai trò của tỉ giá hối đoái.............................................................................
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG ...................................................................	63
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................	64
Phần I: 
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ HỌC
1. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ HỌC
1.1. Khái niệm về kinh tế học
Với tư cách là một bộ môn khoa học độc lập, kinh tế học chính thức ra đời vào năm 1776 khi Adam Smith cho xuất bản cuốn sách: “của cải các quốc gia” (Wealth of the nations). 
	Xung quanh thuật ngữ “Kinh tế học” có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Ngày nay các nhà kinh tế học đều thống nhất với nhau về một định nghĩa phổ biến: 
	Kinh tế học là khoa học nghiên cứu vấn đề con người và xã hội lựa chọn phương pháp sử dụng như thế nào các nguồn lực khan hiếm, để sản xuất ra các loại hàng hóa và phân phối chúng trong điều kiện hiện tại hay trong tương lai cho tiêu dùng của các cá nhân, các nhóm dân cư khác nhau trong xã hội.
Có mấy vấn đề cần chú ý từ khái niệm này:
- Kinh tế học là một môn khoa học nên luôn tính khách quan, nhưng là môn khoa học xã hội nên nó không thể tách rời quan điểm chủ quan trong nội dung nghiên cứu. Do đó không thể chính xác hóa một cách tuyệt đối các vấn đề kinh tế. 
- Nội dung cơ bản của kinh tế học là nghiên cứu cách thức lựa chọn của nền kinh tế trong việc sản xuất sản phẩm. Yêu cầu lựa chọn bắt nguồn từ sự khan hiếm các nguồn tài nguyên. Do đó cần nghiên cứu xem nên sản xuất như thế nào để tiết kiệm nhiều nhất các nguồn tài nguyên.
- Mục tiêu cuối cùng của kinh tế là nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của con người. Muốn vậy, đòi hỏi sản xuất phải được tăng trưởng nhanh. Nhưng tăng trưởng nhanh là chưa đủ vì còn phụ thuộc việc phân phối các thành quả kinh tế đó như thế nào. Vì vậy, kinh tế học phải giải quyết vấn đề phân phối thu nhập nhằm tạo ra sự công bằng trong việc hưởng thụ những sản phẩm mà nền kinh tế tạo ra (quan hệ sản xuất) 
1.2. Những đặc trưng của kinh tế học
Tiền đề nghiên cứu và phát triển của kinh tế học: là nghiên cứu sự khan hiếm của các nguồn lực một cách tương đối so với nhu cầu của nền kinh tế xã hội. Nếu có thể sản xuất với số lượng một cách vô hạn về mọi loại hàng hóa và thỏa mãn đầy đủ được mọi nhu cầu của con người thì sẽ không có hàng hóa kinh tế và cũng không cần có tiết kiệm hay nghiên cứu kinh tế học. Đây là đặc trưng cơ bản và quan trọng của kinh tế học. 
Tính hợp lý của kinh tế học: đặc trưng này thể hiện ở chỗ khi phân tích hoặc lý giải một sự kiện kinh tế nào đó cần phải dựa trên những giả định hợp lý nhất định. Chẳng hạn, khi phân tích xem người tiêu dùng muốn mua thứ gì, với số lượng bao nhiêu, kinh tế học đưa ra giả định là họ tìm cách mua được nhiều hàng hóa, dịch vụ nhất với số thu nhập có hạn của mình. 
- Kinh tế học là bộ môn nghiên cứu mặt lượng: việc thể hiện các kết quả nghiên cứu kinh tế bằng những con số có tầm quan trọng đặc biệt. Khi phân tích các kết quả hoạt động kinh tế, mới chỉ nhận định nó tăng hơn hay giảm thì chưa đủ, mà còn phải xác định xem sự thay đổi đó là bao nhiêu.
- Tính toàn diện và tính tổng hợp: khi xem xét các hoạt động kinh tế phải đặt nó trong mối liên hệ với các hoạt động khác trên phương diện một nước, thậm chí trên phương diện của nền kinh tế thế giới.
- Các kết quả nghiên cứu kinh tế chỉ xác định được ở mức độ trung bình: vì những kết quả này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau và không thể xác định được chính xác tất cả các yếu tố này.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát: đây là phương pháp chủ đạo, vì các hiện tượng kinh tế hết sức phức tạp, thường xuyên biến động và do nhiều yếu tố tác động. Khi nghiên cứu cần thu thập các số liệu, tiến hành phân tích với các phương pháp phân tích thích hợp.
Phương pháp trừu tượng hóa, yêu cầu phải bóc tách các nhân tố không định nghiên cứu (cố định lại) để xem xét các mối quan hệ kinh tế giữa những biến số cơ bản. 
VD: khi nghiên cứu mối quan hệ giữa lượng cầu với thu nhập, cần phải giả định các yếu tố khác như giá cả, thị hiếu người tiêu dùng không thay đổi. Có như vậy mới thấy được mối tương quan tỷ lệ thuận giữa tổng cầu và thu nhập; tức là khi thu nhập tăng thì lượng cầu về hàng hóa sẽ tăng. Khi phân tích trừu tượng như vậy, việc sử dụng phương pháp thống kê có ý nghĩa rất lớn
Cuối cùng cần rút ra những kết luận, đối chiếu với thực tế, phát hiện những điểm bất hợp lý, đề ra các giả thiết rồi mới kiểm nghiệm lại bằng thực tế để rút ra những kết luận sát thực hơn với đời sống kinh tế.
2. TỔ CHỨC KINH TẾ CỦA MỘT NỀN KINH TẾ HỖN HỢP
2.1. Ba vấn đề trung tâm của một nền kinh tế 
Bất kỳ một nền kinh tế nào cũng phải giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản là: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai?
*. Sản xuất cái gì?
Cơ sở của vấn đề này là do sự khan hiếm nguồn lực so với nhu cầu của xã hội. Nếu các nguồn lực đầy đủ thì không cần phải đặt ra vấn đề trên. Vì vậy mỗi nền kinh tế phải trả lời câu hỏi: sản xuất hàng hóa nào, với số lượng bao nhiêu trong điều kiện nguồn lực giới hạn? Nền kinh tế nào cũng phải giảm đến mức tối thiểu sự lãng phí trong sản xuất và hạn chế sản xuất sản phẩm không cần thiết và tăng tối đa việc sản xuất ra những sản phẩm cần thiết.
 	*. Sản xuất như thế nào? 
 Nghĩa là hàng hóa sản xuất ra với những tài nguyên và với hình thức công nghệ nào để đưa lại hiệu quả cao nhất trong điều kiện nguồn tài nguyên khan hiếm. Vì trong thực tế có thể có nhiều phương pháp khác nhau để sản xuất ra một sản phẩm. Vấn đề là sử dụng công nghệ nào để có hiệu quả nhất.
*. Sản xuất ra cho ai?
 Hay sản phẩm quốc dân được phân chia như thế nào cho các thành viên trong xã hội? Cơ sở cho sự lựa chọn là tồn tại các phương pháp phân phối khác nhau về các hàng hóa và thu nhập.
Ba vấn đề đặt ra trong điều kiện các nguồn lực có hạn, nếu nguồn lực vô hạn thì người ta sản xuất bất cứ sản phẩm nào với số lượng tuỳ ý, dùng công nghệ sản xuất lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên liệu cũng không sao, ai muốn hưởng thụ sản phẩm nào cũng được vì sản xuất đáp ứng mọi nhu cầu. Trong thực tế, bất cứ nền kinh tế nào cũng phải đương đầu với tình trạng khan hiếm tương đối các nguồn tài nguyên. Cho nên phải tìm cách giải quyết tốt 3 vấn đề cơ bản.
2.2. ... 2010: 110,4%; b: IR 2009/2008: 6,7%; 2010/2009: 3,47%
Chương VI
KINH TẾ VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ
1. LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ SO SÁNH
	Khái niệm lợi thế so sánh đóng một vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế hiện đại. Việc trao đổi, mua bán qua lại giữa các nước khác nhau đều dựa vào nguyên tắc lợi thế so sánh của mỗi nước. Có 2 loại lợi thế so sánh: lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối
1.1. Lợi thế tuyệt đối
Người đầu tiên phát hiện ra nguyên tắc này là A dam Smith. Theo ông, mỗi nước có điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau nên chi phí để sản xuất ra cùng một loại hàng hóa là khác nhau. Nước có chi phí sản xuất thấp hơn là nước có lợi thế tuyệt đối. VD về sản xuất rượu vang và lúa mỳ của Anh và Bồi Đạo Nha
Sản phẩm
Anh 
(giờ công)
Bồ Đào Nha
(giờ công)
1 đv rượu vang
30
15
1 đv lúa mỳ
15
10
Bảng 7.1. Chi phí sản xuất về rượu vang và lúa mỳ
Nhìn vào bảng trên có thể thấy, Bồ Đào Nha có lợi thế tuyệt đối so với Anh trong cả sản xuất lúa lẫn rượu: năng suất lao động của Bồ Đào Nha gấp hai lần Anh trong sản xuất rượu vang và gấp 1,5 lần trong sản xuất lúa mỳ. Theo suy nghĩ thông thường, trong trường hợp này Bồ Đào Nha nên đóng cửa biên giới, không cần buôn bán, trao đổi với Anh về hai loại hàng hóa trên. 
Tuy nhiên, trên thực tế thương mại vẫn diễn ra giữa những nước có điều kiện sản xuất như nhau (chi phí sản xuất bằng nhau) trên cùng một loại hàng hóa. Điều này là do lợi thế tương đối (lợi thế so sánh) của mỗi nước
1.2. Lợi thế so sánh (lợi thế tương đối)
Người đầu tiên đưa ra lý thuyết này là David Ricardo. Theo đó, (ở VD trên) xét về chi phí cơ hội ta thấy: 
Sản phẩm
Anh 
(giờ công)
Bồ Đào Nha
(giờ công)
1 đv rượu vang
2 đv lúa mỳ
1,5 đv lúa mỳ
1 đv lúa mỳ
0,5 đv rượu vang
2/3đv rượu vang
Bảng 7.2. Chi phí cơ hội của sản xuất rượu vang và lúa mỳ
Như vậy, chi phí cơ hội để sản xuất rượu vang ở Bồ Đào Nha thấp hơn ở Anh, chỉ mất 1,5 đv lúa mỳ, trong lúc ở Anh là 2 đv; ngược lại ở Anh việc sản xuất lúa mỳ lại rẻ hơn ở Bồ Đào Nha, chỉ có 0,5 đv rượu (trong lúc ở Bồ Đào Nha là 2/3). Do vậy Bồ Đào Nha nên tập trung vào sản xuất rượu còn Anh sản xuất lúa mỳ. 
Để thấy được cả hai nước sẽ cùng có lợi nếu chỉ tập trung vào sản xuất mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh, Ricardo đã làm như sau: Giả định nguồn lực lao động của Anh là 270 giờ công lao động, còn của Bồ Đào Nha là 180 giờ công. Khi đó, sản lượng hàng hóa của mỗi nước (tính theo chi phí của bảng 7.1) sẽ là:
Sản phẩm
Anh 
Bồ Đào Nha
1 đv rượu vang
0
12
1 đv lúa mỳ
18
0
Bảng 7.3. Chi phí sản xuất khi các nước tập trung chuyên môn sản xuất
Lúc này 2 nước sẽ tiến hành trao đổi theo một tỉ lệ nào đó, tỷ lệ đó phải nằm trong khoảng: 1đv lúa mỳ đổi lấy từ 0,5 – 2/3 đv rượu vang (để đảm bảo đôi bên cùng có lợi). Giả sử tỷ lệ trao đổi được 2 nước thỏa thuận là 0,6 đv rượu vang đổi lấy 1đv lúa mỳ. Và giả sử Anh quyết định đổi 10 đv lúa cho Bồ Đào Nha để lấy 6 đv rượu. 
Lúc này lượng hàng hóa mà mỗi nước có sẽ là:
Sản phẩm
Anh 
Bồ Đào Nha
Tổng cộng
Số đv rượu vang
6
6
12
Số đv lúa mỳ
8 
10
18
Bảng 7.4. Chi phí sản xuất rượu vang và lúa mỳ sau khi có thương mại
Nếu không có thương mại, cả hai nước sẽ sản xuất cả hai hàng hoá và theo chi phí tại Bảng 1 thì kết quả là số lượng sản phẩm được sản xuất ra như sau:
Sản phẩm
Anh 
Bồ Đào Nha
Tổng cộng
 Số đv rượu vang
5
6
11
Số đv lúa mỳ
8
9
17
Bảng 7.3. Chi phí sản xuất rượu vang và lúa mỳ trước khi có thương mại quốc tế
Rõ ràng sau khi có thương mại và mỗi nước chỉ tập trung vào sản xuất hàng hoá mà mình có lợi thế so sánh, tổng số lượng sản phẩm của lúa mỳ và rượu vang của cả hai nước đều tăng hơn so với trước khi có thương mại (là lúc hai nước cùng phải phân bổ nguồn lực khan hiếm của mình để sản xuất cả hai loại sản phẩm). Hay nói cách khác mỗi nước đã đẩy được đường giới hạn khả năng sản xuất ra xa gốc toạ độ hơn. 
Lúa
Rượu
 0 	 8 9
6
Đồ thị đường PPF về rượu vang và lúa mỳ của BĐN trước và sau khi có thương mại
Rượu
Lúa
 0 	 8
 6
5
Đồ thị đường PPF về rượu vang và lúa mỳ của Anh trước và sau khi có thương mại
Có thể minh họa bằng đồ thị về đường giới hạn khả năng sản xuất của mỗi nước trước và sau khi có thương mại như sau:
 Lưu ý: phân tích của Ricardo kèm theo những giả định sau:
- Không có chi phí vận chuyển hàng hoá.
- Chi phí sản xuất cố định không thay đổi theo quy mô.
- Chỉ có hai nước sản xuất hai loại sản phẩm.
- Những hàng hoá trao đổi giống hệt nhau.
- Các nhân tố sản xuất chuyển dịch một cách hoàn hảo.
- Không có thuế quan và rào cản thương mại.
- Thông tin hoàn hảo dẫn đến cả người bán và người mua đều biết nơi có hàng hoá rẻ nhất trên thị trường quốc tế.
2. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
2.1. Khái niệm 
 	Cán cân thanh toán quốc tế là một báo cáo có hệ thống về tất cả các hoạt động giao dịch kinh tế giữa nước đó với các nước khác.
	Cán cân thanh toán thường được hạch toán theo ngoại tệ, cho nên hiểu một cách khái quát thì cán cân thanh toán quốc tế phản ánh toàn bộ lượng ngoại tệ đi vào và đi ra khỏi lãnh thổ một nước
2.2. Nội dung của Cán cân thanh toán quốc tế:
 	Cán cân thanh toán quốc tế bao gồm các hạng mục sau: 
*.- Tài khoản vãng lai: Ghi lại các dòng hàng hóa, dịch vụ và các khoản chuyển tiền qua lại. Khoản mục cán cân vãng lai được chia thành 4 nhóm nhỏ: thương mại hàng hoá, dịch vụ, yếu tố thu nhập, chuyển tiền thuần. 
Tài khoản vãng lai bao gồm các tiểu khoản sau:
	- Cán cân thương mại:
	+ Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (+)
	+ Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (-)
	- Thu nhập từ đầu tư nước ngoài ròng
	+ Tiền lãi và cổ tức nhận được từ phía nước ngoài (+)
	+ Tiền lãi và cổ tức phải trả cho phía nước ngoài (-)
*. Tài khoản vốn: Ghi chép những gia dịch trong đó tư nhân và chính phủ đi vay và cho vay. Tài khoản vốn bao gồm:
- Những khoản đầu tư gián tiếp nước ngoài, gồm:
+ Vay nước ngoài dài hạn và trung hạn (+)
+ Cho nước ngoài vay dài hạn và trung hạn (-)
+ Vay nước ngoài ngắn hạn (+)
+ Cho nước ngoài vay ngắn hạn (-)
- Khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài, gồm:
+ Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào trong nước (+)
+ Đầu tư trực tiếp từ trong nước ra nước ngoài (-)
- Sai số thống kê: mục đích là để điều chỉnh những sai sót trong quá trình thống kê
- Cán cân thanh toán: là tổng tài khoản vãng lai và tài khoản vốn và được xác định bằng công thức: 
Cán cân thanh toán = tài khoản vãng lai + Tài khoản vốn + Thống kê sai số 
 Kết quả của khoản mục này thể hiện tình trạng kinh tế đối ngoại của một quốc gia trong một thời kỳ hoặc tại một thời điểm. Nếu: kết quả của cán cân thanh toán trong một thời kỳ mang dấu (+) thì việc thu ngoại tệ của quốc gia đã (sẽ) tăng thêm và ngược lại;
- Tài trợ chính thức: là khoản ngoại tệ mà ngân hàng trung ương bán ra hoặc mua vào nhằm điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế khi nó thặng dư hay thâm hụt. Tài trợ chính thức luôn mang dấu ngược với các cân thanh toán quốc tế. Nghĩa là: ngoại tệ bán ra khỏi ngân hàng trung ương là ghi dấu (+) và ngược lại mang dấu (-)
3. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
3.1. Khái niệm
 	 Tỷ giá hối đoái là giá cả một đơn vị tiền tệ của quốc gia này được biểu diễn qua số đơn vị tiền tệ của quốc gia khác xác định bằng một thời gian và không gian cụ thể
Ví dụ: tỷ giá hối đoái giữa USD và VND ngày 22/5/2009 là: 1USD= 19.636VNd
Theo tập quán kinh doanh tiền tệ, tỷ giá hối đoái thương được yết giá theo hai phương pháp sau:
     	+ Phương pháp yết giá trực tiếp: lấy ngoại tệ làm đơn vị so sánh vơi đồng tiền trong nước.
    	+ Phương pháp yết giá gián tiếp: lấy tiền trong nước làm đơn vị so sánh với tiền nước ngoài.
Căn cứ vào ý nghĩa và tác động của tỷ giá hối đoái thì chia làm 2 loại:
*. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: 
  	Là tỷ giá hối đoái được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mức tỷ giá hối đoái này được xác định dựa trên mức tỷ giá hối đoái do NHTW xác định.
Thông thường tỷ giá hối đoái được hiểu là số lượng nội tệ để đổi lấy một đơn vị ngoại tệ, ký hiệu là E; còn trong trường hợp ngược lại là e. 
VD: Hiện nay khoảng 21.000 VNĐ sẽ đổi được 1 USD thì:
E VNĐ/USD = 21.000
e USD/VNĐ = 1/21.000 » 0,000.4762
*. Tỷ giá hối đoái thực tế(- Real exchange rate)
Tỷ giá hối đoái thực tế là tỷ lệ trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nước với nhau, thường được biểu hiện bằng lượng hàng hóa trong nước trên một đơn vị hàng hóa nước ngoài. Ký hiệu là 
	 	Hoặc bằng: 
Trong đó: 	P*: chỉ số giá cả nước ngoài
	P: chỉ số giá trong nước
VD: một cái áo jacket ở Mỹ là 100 USD; ở VN là 1.9 triệu đồng. Giả sử tỷ giá hối đoái danh nghĩa e = 1/21.000 
Thì tỷ giá hối đoái thực tế sẽ là = 1/21.000 x 1,9 triệu/100 USD » 0,9. 
Hay nói cách khác:
 + Giá áo ở VN (tính bằng USD) là: 1.9 triệu/21.000USD =90,05USD 
 + Tỷ giá thực tế là : 90,05USD /100USD » 0,9
Nghĩa là 1 cái áo jacket ở VN đổi lấy 0,9 cái áo Mỹ ; hoặc 1,1 áo ở Mỹ = 1 áo ở VN. Tức là áo ở VN đắt hơn ở Mỹ, áo ở Mỹ có sức cạnh tranh cao hơn
 	 Nhìn vào công thức có thể thấy nếu P và P* không đổi thì phụ thuộc vào e. Nếu e tăng thì tăng và ngược lại. Điều đó cho thấy giữa tỷ giá hối đoái thực tế () và tỷ giá hối đoái danh nghĩa (e) có mối tương quan tỷ lệ thuận với nhau. 
Khi giảm, đồng nội tệ được coi là tăng giá thực tế so với đồng tiền nước ngoài, nghĩa là hàng hóa trong nước sẽ rẻ đi một cách tương đối so với nước ngoài. Điều này sẽ khuyến khích người tiêu dùng trong và ngoài nước tiêu dùng hàng hóa trong nước nhiều hơn và ít mua hàng hóa nước ngoài hơn, dẫn đến xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm. Trong trường hợp ngược lại, khi tăng, đồng nội tệ trở nên mất giá, hàng hóa trong nước trở nên đắt tương đối, làm cho người tiêu dùng mua nhiều hàng hóa nước ngoài hơn nên xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng.
3.2. Thị trường ngoại hối
Thị trường Ngoại hối (tiếng Anh: Foreign Exchange Market, viết tắt là FOREX hay FX) là thị trường tiền tệ liên ngân hàng quốc tế, hoặc Thị trường Liên ngân hàng Giao ngay (Spot Interbank Market). Thị trường ngoại hối là thị trường quốc tế mà trong đó đồng tiền của nước này có thể đổi lấy đồng tiền của nước khác. Nói cách khác là thị trường mua bán ngoại tệ. Mức giá mà tại đó 2 đồng tiền đổi cho nhau gọi là tỷ giá hối đoái. (Exchange rate)
Thị trường ngoại hối tồn tại bất cứ nơi nào mà ở đó, tiền tệ của một quốc gia này được chuyển đổi thành tiền tệ của một quốc gia khác. Thị trường ngoại hối phục vụ nhu cầu chuyển đổi tiền tệ vì mục đích giao dịch đơn thuần cũng như để tìm kiếm lợi nhuận.
Đặc điểm:
Mang tính toàn cầu do nó không có một trung tâm thanh toán tiền mặt tập trung. Nó bao gồm nhiều thành phần tham gia tại nhiều không gian địa lý khác nhau.
Có tính thanh khoản cao. Số lượng lớn người tham gia vào thị trường khiến giá trị giao dịch lớn và cho phép bất cứ loại ngoại tệ nào cũng có thể được mua hay bán theo giá thị trường vào bất cứ thời điểm nào.
Dễ dàng tiếp cận. Thị trường Ngoại hối cũng như thông tin về nó, như tin tức hay các chỉ số tài chính, có thể được tiếp cận một cách dễ dàng. Bạn có thể mở, đóng hoặc thay đổi trạng thái giao dịch của mình bất cứ lúc nào trong ngày.
Luôn được đảm bảo chất lượng hoạt động. Mỗi giao dịch được thực hiện nhanh chóng theo giá thị trường nhờ vào tính thanh khoản cao và sự trợ giúp của hệ thống máy tính. Nó cho phép tránh được tình trạng trượt giá và các hạn chế khác trong hoạt động giao dịch hoán đổi tiền tệ.
Hoạt động 24 giờ mỗi ngày. Giao dịch được thực hiện 24 giờ một ngày, từ Thứ Hai đến thứ Sáu, trừ các ngày cuối tuần và một vài ngày nghỉ khác.
3.3. Vai trò của tỷ giá hối đoái
Tác động đến quan hệ kinh tế quốc tế
 	+ Tác động đến thương mại quốc tế :
   	Khi tỷ giá hối đoái tăng lên (tức là đồng nội tệ giảm) sẽ khuyến khích xuất khẩu hàng hóa vì cùng một lượng ngoại tệ do xuất khẩu có thể đổi được nhiều hơn đồng nội tệ trong khi đó các yếu tố khác ko thay đổi.
  	 Khi tỷ giá hối đoái giảm (đồng nội tệ tăng giá) sẽ làm hạn chế xuất khẩu, khuyến khích nhập khẩu.
 	+ Tác động đến đầu tư quốc tế:
   	Khi tỷ giá hối đoái tăng, trong trường hợp các nhân tố khác không đổi sẽ làm khuyến khích đầu tư nước ngoài vào trong nước, nhưng đồng thời hạn chế đầu tư ra nước ngoài. Vì các nhà đầu tư sẽ không có lợi nếu chuyển ra nước ngoài các khoản vốn đầu tư bằng nội tệ sẽ bị mất giá để đổi lấy ngoại tệ tăng giá trong điều kiện các nhân tố khác không đổi.
 Khi tỷ giá hối đoái giảm sẽ có tác dụng khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, nhưng đồng thời hạn chế đầu tư vào trong nước.
 + Tác động của tỷ giá hối đoái đến các hoạt động kinh tế quốc tế khác: Dịch vụ quốc tế, du lịch, vận tải
Như vậy tỷ giá hối đoái được xem như con dao hai lưỡi có tác động ngược chiều nhau đến các hoạt động kinh tế quốc tế, đòi hỏi chính phủ phải cân nhắc thận trọng tác động của nó trong việc vận dụng.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG
	A. PHẦN LÝ THUYẾT
1. Thế nào là lợi thế tuyệt đối, lợi thế tương đối? Cho VD;
2. Khái niệm và những nội dung cơ bản của các cân thanh toán quốc tế
3. Khái niệm và mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái danh nghĩa với tỷ giá hối đoái thực tế; cho ví dụ. Việc thay đổi tỷ giá hối đoái thực tế có ảnh hưởng như thế nào đến việc xuất, nhập khẩu của mỗi quốc gia? Giải thích.
B. PHẦN BÀI TẬP
1. Một cái đồng hồ ở Mỹ có giá là 200 USD, ở Việt Nam là 4 triệu đồng; tỷ giá danh nghĩa e = 1/21.000. Hãy xác định:
a, Tỷ giá thực tế =?
b, Không tính chi phí vận chuyển, trong trường hợp này người tiêu dùng nên mua áo ở Mỹ hay ở Việt Nam? Giải thích?
2. Giả sử các loại hàng hóa sản xuất ở Thái Lan và Việt Nam là hoàn toàn giống nhau. Dựa vào bảng chi phí sau đây, hãy cho biết trường hợp nào có lợi thế tuyệt đối, trường hợp nào có lợi thế tương đối và có thương mại quốc tế diễn ra giữa 2 nước hay không? (giả định không có bất kỳ một rào cản nào)
Các khả năng
Nước
Vải (giờ/mét)
Gạo (giờ/kg)
c
Việt Nam
Thái Lan
6
4
3
2
b
Việt Nam
Thái Lan
6
5
2
4
c
Việt Nam
Thái Lan
6
2
2
1
ĐS:
1.a, =0,95
 b, Điều này có nghĩa 1 cái đồng hồ ở Mỹ = 0,95 đồng hồ ở Việt Nam. Tức là đồng hồ ở Việt Nam đắt hơn đồng hồ ở Mỹ, ta nên mua đồng hồ ở Mỹ
2. a: 	- Thái lan có lợi thế tuyệt đối cả 2 mặt hàng
	- Không có nước nào có lợi thế tương đối
	- Không có thương mại quốc tế giữa 2 nước
b: 	- Việt Nam có lợi thế tuyệt đối về gạo, Thái Lan lợi thế về vải. 
	- VN có lợi thế tương đối về gạo, Thái Lan lợi thế tương đối về vải
c: 	- Thái Lan có lợi thế tuyệt đối cả về vải và gạo
	- VN có lợi thế tương đối về gạo, Thái Lan lợi thế tương đối về vải
	- Có lợi thế tương đối giữa 2 nước
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế học Đại cương, TS. Trần Đăng Thịnh (chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia, TP HCM 2009, tại thư viện trường CĐSP Kon Tum
2. Những vấn đề cơ bản về kinh tế vĩ mô, GS. TS Vũ Đình Bách (chủ biên), Nxb Giáo dục, Hà nội 1996;
3. Kinh tế học Vĩ mô, PGS.TS Nguyễn Văn Dần, Nxb Tài chính, Hà Nội năm 2008; 
4. Bài tập kinh tế vĩ mô, P.GS. TS Vũ Thu Giang (chủ biên) Nxb Thống kê, Hà nội 1997;
5. Kinh tế học vi mô, GS-TS Ngô Đình Giao (chủ biên) - Nxb Thống kê, Hà nội 1998
6. Kinh tế học vi mô, PTS Nguyễn Văn Luân - Nxb Thống kê, Hà nội 2001 (có tại thư viện nhà trường)
7. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb Giáo dục, Hà nội, 2006, tại thư viện trường CĐSP Kon Tum (có tại thư viện nhà trường

File đính kèm:

  • docbai_giang_kinh_te_hoc_dai_cuong.doc