Bài giảng Luật hành chính - Bài 4: Cơ quan hành chính nhà nước

Mục tiêu bài giảng

Hiểu khái niệm, đặc điểm của CQHCNN và phân biệt được với CQNN khác.

Nắm rõ hệ thống các CQHCNN ở trung ương và địa phương.

 

ppt 82 trang yennguyen 4661
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luật hành chính - Bài 4: Cơ quan hành chính nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Luật hành chính - Bài 4: Cơ quan hành chính nhà nước

Bài giảng Luật hành chính - Bài 4: Cơ quan hành chính nhà nước
Bài 4 
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH 
NHÀ NƯỚC 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Mục tiêu bài giảng 
Hiểu khái niệm, đặc điểm của CQHCNN và phân biệt được với CQNN khác. 
Nắm rõ hệ thống các CQHCNN ở trung ương và địa phương. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Văn bản pháp luật 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
1. Hiến pháp năm 2013; 
2. Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015; 
3. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; 
4. Nghị định số 36/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; 
5. Nghị định số 24/2014/NĐ-CP Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW. 
6. Nghị định số 37 /2014/NĐ-CP Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. 
7. Nghị định số 10/2016/NĐ-CP quy định về cơ quan thuộc Chính phủ . 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
 	 Nội dung 
KHÁI NIỆM – ĐẶC ĐIỂM – PHÂN LOẠI CQHCNN 
CÁC CQHCNN Ở TRUNG ƯƠNG 
CÁC CQHCNN Ở ĐỊA PHƯƠNG 
Cơ quan nào là cơ quan HCNN? 
Ủy ban nhân dân 
Sở Công thương 
Tòa án nhân dân 
Tổng cục thi hành án dân sự 
Ngân hàng nhà nước 
Kiểm toán nhà nước 
Hội đồng nhân dân tỉnh 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Ủy ban nhân dân 
Sở Công thương 
Tổng cục thi hành án dân sự 
Ngân hàng nhà nước 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Kết quả 
I. KHÁI NIỆM – ĐẶC ĐIỂM – PHÂN LOẠI CƠ QUAN HCNN 
1.1 Khái niệm cơ quan HCNN 
“ Cơ quan HCNN là một loại cơ quan trong BMNN được thành lập để thực hiện chức năng QLNN”. 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
1.2. Đặc điểm 
Chung 
3 
Riêng 
4 
1. Là cơ quan thực hiện chức năng chấp hành – điều hành 
2. Các CQHC có mối quan hệ chỉ đạo – điều hành rất chặt chẽ. 
3. Có số lượng lớn cán bộ, CC, tạo thành một hệ thống phức tạp . 
4. Có hệ thống các đơn vị cơ sở trực thuộc từ TU đến địa phương . 
1. Mang tính độc lập tương đối 
2. Được thành lập theo quy định của pháp luật 
3. Có thẩm quyền do pháp luật quy định 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
NĂNG LỰC 
CHỦ THỂ CQHCNN 
Xuất 
hiện 
Chấm dứt 
1.3 Phân loại 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Một số căn cứ: 
	 	- Cơ sở pháp lý thành lập 
	- Phạm vi lãnh thổ 
	- Tính chất thẩm quyền 
	- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động 
II. Các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương 
2.1. Chính phủ 
2.2. Bộ, cơ quan ngang Bộ 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
2.1. Chính phủ 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
2.1.1. Vị trí, tính chất pháp lý 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
- Cơ sở pháp lý: Đ94 HP2013, Đ1 Luật TCCP 2015. 
 “ Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước C HXHCNVN , thực hiện quyền hành pháp , là cơ quan chấp hành của Q uốc hội ” 
=> Điểm mới của Hiến pháp 2013 và Luật TCCP 2015 về vị trí, tính chất pháp lý của Chính phủ và ý nghĩa của nó? 
Chính phủ có hai vị trí, tính chất: 
Thứ nhất, là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp 
Hoạch định chính sách phát triển quốc gia 
Thống nhất quản lý các ngành, lĩnh vực trên phạm vi cả nước 
Bảo đảm việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật 
Thống nhất lãnh đạo hệ thống Bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương, bảo đảm cho bộ máy hành chính nhà nước hoạt động hiệu lực và hiệu quả; 
Bảo đảm đời sống vật chất và văn hoá cho nhân dân cả nước. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Thứ hai, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội. 
Chính phủ do Quốc hội thành lập và bãi miễn 
Chính phủ có trách nhiệm triễn khai thực hiện các văn bản của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội 
Chính phủ phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, báo cáo trước UBTVQH; 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Quốc Hội thành lập Chính Phủ 
Chính Phủ triển khai thi hành văn bản của Quốc Hội 
Quốc Hội giám sát Chính phủ 
Báo cáo, chất vấn 
Bỏ phiếu bất tín nhiệm, bãi bỏ VB của Chính phủ 
Mối quan hệ giữa vị trí hành chính nhà nước và vị trí chấp hành Quốc hội trong Chính phủ 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Chấp hành 
Hành chính 
Chấp hành 
Hành chính 
2.1.2. Thành phần, cơ cấu tổ chức và trình tự thành lập Chính phủ 
a/ Về t hành phần của Chính phủ 
	 Theo Điều 95 của HP2013 và Điều 2 của Luật tổ chức Chính phủ 2015 thì thành phần C hính phủ được gọi là cơ cấu thành viên của Chính phủ gồm: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ 
	 ( Có thể linh động vì số lượng thành viên Chính phủ do “Thủ tướng trình QH quyết định”) 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
b. Cơ cấu tổ chức Chính phủ: 
Chính phủ 
18 Bộ 
 Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương, Bộ XD, Bộ GTVT, Bộ GDĐT, Bộ Y tế, Bộ LĐTBXH, Bộ VHTTDL, Bộ Thông tin Truyền thông 
Bộ CA, Bộ QP, Bộ TC, Bộ Ngoại giao,, Bộ Nội vụ, Bộ Tư Pháp, Bộ Kế hoạch đầu tư 
4 cơ quan ngang Bộ 
Thanh tra Chính Phủ, Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng NNVN, Văn phòng Chính phủ 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
	Lưu ý: Cơ quan thuộc Chính phủ có nằm trong cơ cấu tổ chức của Chính phủ không? 
	 Cơ quan thuộc Chính phủ do Chính phủ thành lập, có chức năng phục vụ nhiệm vụ QLNN của Chính phủ; thực hiện một số dịch vụ công có đặc điểm, tính chất quan trọng mà Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo (Nghị định 10/2016/NĐ-CP ngày 1/2/2016) 
	Cơ quan thuộc Chính phủ đặt dưới sự quản lý của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
+ Thông tấn xã Việt Nam 
	+ Đài Tiếng nói Việt Nam 
	+ Đài Truyền hình Việt Nam 
	+ Bảo hiểm xã hội VN 
	+ Ban quản lý Lăng Chủ tịch HCM 
	+ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN 
	+ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam 
	+ Học viện Chính trị Quốc gia HCM. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
c. Thành lập Chính phủ (Hiến pháp 2013, Luật TCCP 2015) 
* Thủ tướng Chính phủ : do Quốc Hội bầu và bãi miễn theo đề nghị của Chủ tịch nước 
* Các Phó TTg và các thành viên khác của Chính phủ: do Thủ tướng đề nghị, Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. 
Điều kiện: Thủ tướng phải là ĐBQH, các Phó TTg và các thành viên khác thì không nhất thiết. 
(“Thủ tướng được bầu ra trong các Đại biểu Quốc hội” – Điều 4 Luật TCCP 2015) 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
2.1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ 
(Điều 6 –27 Luật TCCP 2015) 
Luật TCCP 2015 quy định: 
Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quyền hạn trên tất cả các lĩnh vực: bao gồm: thi hành Hiến pháp và PL, hoạch định chính sách và trình dự án luật, kinh tế, môi trường, KHCN, ngoại giao, văn hóa, giáo dục, thông tin, truyền thông, y tế, tín ngưỡng tôn giáo, an ninh quốc phòng, cơ yếu, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, khiếu nại, tố cáo, nhân sự bộ máy nhà nước. 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Các cấp độ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trên các lĩnh vực 
Thống nhất quản lý 
Chỉ đạo thực hiện 
Quyết định cụ thể 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
	Những nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng được xem là phương tiện để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trên các lĩnh vực khác: 
Tổ chức triển khai thi hành pháp luật , bảo đảm tính thống nhất và chấp hành Hiến pháp và pháp luật từ trung ương đến địa phương 
	Được thể hiện thông qua thẩm quyền lập quy của Chính phủ 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Hoạch định các chính sách, tham gia ban hành Luật, Pháp lệnh: 
+ Trình Quốc Hội, UBTVQH dự thảo các Nghị Quyết 
+ Ban hành các Nghị quyết đưa ra các chương trình, kế hoạch chiến lược 
+ Trình Dự án Luật trước QH, Dự án pháp lệnh trước UBTVQH. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chung của Chính phủ trên các lĩnh vực thì Thủ tướng Chính phủ có nhiều quyền hạn quan trọng với hai vai trò: 
Với vai trò là người đứng đầu Chính phủ: 
+ TTG lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện hoạt động của Chính phủ 
	+ Trình và quyết định một số vấn đề quan trọng về tổ chức bộ máy, nhân sự, hoạt động cụ thể 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Với vai trò là người đứng đầu hệ thống hành chính nhà nước: 
+ Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia 
+ Phân cấp cho chính quyền địa phương 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, TTG có thẩm quyền: 
	+ Ban hành văn bản QPPL dưới hình thức Quyết định 
	+ Xử lý văn bản trái pháp luật theo thẩm quyền 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Luật TCCP 2015 đề cao vai trò, vị trí, quyền hạn và trách nhiệm của TTCP 
=> đảm bảo tính chủ động, linh hoạt trong quản lý, tính thống nhất và liên tục trong hoạt động của hệ thống CQHCNN 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
2.1.4. Hoạt động của Chính phủ 
Tập thể Chính phủ 
Thủ tướng Chính phủ 
Các Thành viên khác của Chính phủ 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
a. Tập thể Chính phủ 
Họp 
Họp bất thường 
Quyết định của TTg hoặc Đề nghị của CTN 
Yêu cầu của 1/3 thành viên Chính phủ 
Họp định kỳ 
Mỗi tháng 01 phiên 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Chính phủ họp và biểu quyết theo đa số các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ => Vấn đề nào thuộc thẩm quyền của Chính phủ? 
Trách nhiệm của Chính phủ: 
Chính phủ chịu trách nhiệm trước QH 
Báo cáo công tác trước QH, UBTVQH, CTN 1 năm 2 lần 
Báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của QH, UBTVQH, CTN 
Báo cáo trước nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chính phủ 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
b. Hoạt động lãnh đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ. 
TTCP là người đứng đầu Chính phủ và hệ thống HCNN nên TTG hoạt động thông qua việc lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và nền hành chính quốc gia. 
TTG Báo cáo công tác trước QH, UBTVQH, CTN và trước nhân dân, chịu trách nhiệm trước QH về nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
c. Hoạt động của các thành viên khác của CP 
	 Hoạt động của các Phó Thủ tướng: 
 	+ Làm việc theo sự phân công của TTG và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng; 
	+ Khi TTG vắng mặt, Phó Thủ tướng sẽ lãnh đạo và điều hành công tác của Chính phủ khi được TTG ủy quyền và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng 
Hoạt động của Bộ trưởng, TTCQNB là thành viên Chính phủ 
Với tư cách là thành viên của CP => Bộ trưởng cùng với tập thể Chính phủ chịu trách nhiệm liên đới trước Quốc hội về hiệu quả hoạt động của Chính phủ (Đ33, 37 Luật TCCP 2015) 
Với tư cách là người đứng đầu Bộ, CQNB => Bộ trưởng chịu t rách nhiệm cá nhân (Đ34, 37 Luật TCCP 2015) 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
2.2 Bộ, cơ quan ngang Bộ 
2.2.1 Vị trí, tính chất pháp lý 
2.2.2 Cơ cấu tổ chức 
2.2.3 Trình tự thành lập 
2.2.4 Hình thức hoạt động 
2.2.5 Nhiệm vụ, quyền hạn 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
18 Bộ 
4 Cơ quan ngang Bộ 
Lưu ý: số lượng các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc CP 
76 đầu mối (năm 1986) 
38 đầu mối (năm 2002) 
30 đầu mối (năm 2007 ) bao gồm 22 Bộ, CQNB và 8 CQ thuộc Chính phủ 
Chính phủ các nước phát triển G7 hoặc G8 chỉ có từ 12-14 bộ, Thái Lan có 16 bộ, Trung Quốc có 29 bộ 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
2.2.1 Vị trí, tính chất pháp lý 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
- Là c ơ quan của Chính phủ; 
Là CQ quản lý ngành, lĩnh vực: thực hiện 2 chức n ă ng: 
	+ QL về ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước 
	+ QL dịch vụ công 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Bộ được phân thành hai loại: 
+ Bộ quản lý ngành 
+ Bộ quản lý lĩnh vực 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
+ Bộ quản lý ngành là CQHCNN có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương quản lý các đơn vị, các cơ quan, tổ chức có cùng mục đích chung hoặc chung cơ cấu kỹ thuật. 
 Ví dụ: Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo 
+ Bộ quản lý lĩnh vực : là loại CQHCNN ở trung ương có thẩm quyền quản lý lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước như kế hoạch, giá cả, tài chính 
Ví dụ: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
2.2.2 Cơ cấu tổ chức 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Các đơn vị giúp Bộ thực hiện chức năng QLNN. 
Đơn vị sự nghiệp công lập. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
1.Văn phòng Bộ 
2.Thanh tra Bộ 
3. Vụ 
4.Cục 
5.Tổng cục 
6. Đơn vị sự nghiệp 
Cơ cấu tổ chức của các Bộ phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của Bộ 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Bộ Y tế : 
 Văn phòng, Thanh tra 
 8 vụ 
 9 Cục 
 1 Tổng cục 
 79 đơn vị trực thuộc 
 + 34 bệnh viện 
 + 25 viện 
 + 14 trường đào tạo 
 + 6 trung tâm, tạp chí 
Bộ Khoa học và công nghệ 
Văn phòng, Thanh tra 
11 vụ 
7 Cục 
1 Tổng cục 
7 Đơn vị trực thuộc 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Cục : tham mưu giúp Bộ trưởng QLNN ch uyên sâu, ổn định và thực thi nhiệm vụ QLNN đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi QLNN của Bộ 
Tính đến năm 2015, có 118 Cục trực thuộc các Bộ, CQNB (trừ Bộ CA, Bộ QP). 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Phân biệt Cục thuộc Bộ, CQNB với các Cục thuộc các Tổng cục và CQ tương đương 
Ví dụ: 
Cục Cơ yếu thuộc Bộ Ngoại giao 
Cục QL thị trường thuộc Bộ Công thương 
Cục T huế thuộc Tổng cục thuế 
Cục T hống kê thuộc Tổng cục thống kê 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Tổng cục : tham mưu giúp Bộ trưởng QLNN chuyên sâu, ổn định và thực thi nhiệm vụ QLNN đối với ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp không phân cấp hoặc phân cấp hạn chế cho địa phương thuộc phạm vi QLNN của Bộ . 
Tính đến năm 2015, có 26 Tổng cục và CQ tương đương thuộc các Bộ, CQNB (trừ Bộ CA, Bộ QP) 
Ví dụ: 
Bộ Ngoại giao : UB Nhà nước về người VN ở NN, UB Biên giới QG 
Bộ Tư pháp: TC THADS 
Bộ Tài chính : TC Thuế, TC Hải quan, TC Dự trữ NN, Kho bạc NN, UBCKNN 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
2.2.3 Trình tự thành lập 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
1. Bộ trưởng 
2. Thứ trưởng 
3. Người đứng đầu thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ 
4. Các thành viên còn lại 
2.2.4 Hình thức hoạt động 
Quan trọng nhất là sự chỉ đạo, điều hành, kiểm tra của Bộ trưởng đối với các CQ, tổ chức, cá nhân thuộc quyền. 
Hoạt động của những CBCC có thẩm quyền như Thứ trưởng, người đứng đầu các tổ chức thuộc Bộ như Tổng cục trưởng, Vụ trưởng, Chánh thanh tra 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
2.2.5 Nhiệm vụ, quyền hạn 
Bộ là cơ quan hoạt động theo chế độ thủ trưởng nên những nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ chính là nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng. 
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng: Xem Điều 33 – 36 Luật TCCP 2015 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Một số quy định mới (Đ99 HP2013) 
B ỏ chức năng đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp có vốn sở hữu của NN => tách chức năng quản lý khỏi chức năng kinh doanh 
Bổ sung chức năng tổ chức thi hành và kiểm tra việc thi hành PL liên quan đến ngành, lĩnh vực. 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
III. Các CQHCNN ở địa phương 
3.1. UBND các cấp 
3.2. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
3.1. UBND các cấp 
3.1.1. Vị trí, tính chất pháp lý 
	 “ U BND ở cấp chính quyền địa phương do HĐND cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của HĐND , CQHCNN ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và CQHCNN cấp trên ”. (Điều 114 HP 2013) 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
1. Cơ quan chấp hành của HĐND 
2. Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương 
3.1.2. Thành phần, cơ cấu tổ chức 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Chủ tịch 
Các Phó Chủ tịch 
Các Ủy viên 
Cơ cấu tổ chức 
Là các cơ quan chuyên môn thuộc UBND. 
Số lượng CQCM tùy thuộc từng loại đơn vị hành chính lãnh thổ. 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
3.1.3 Hình thức hoạt động 
 Hoạt động của tập thể UBND 
 Hoạt động của Chủ tịch UBND và của các thành viên khác của UBND. 
 Hoạt động của các CQCM thuộc UBND . 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
3.1.4 Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND 
UBND cấp trên có phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn rộng hơn cấp dưới 
Ví dụ: Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của CQCM thuộc UBND 
UBND cấp trên thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn mang tầm vĩ mô 
UBND cấp dưới đa phần tổ chức thi hành chủ trương, chính sách, VBPL của cấp trên 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND 
Lãnh đạo, điều hành công việc của UBND 
Các nhiệm vụ, quyền hạn về mặt nhân sự, quản lý CBCC 
Xử lý văn bản trái pháp luật 
Chỉ đạo công tác đối với cấp dưới trực tiếp 
Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 
Các nhiệm vụ được ủy quyền khác. 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
3.2 Cơ quan chuyên môn thuộc UBND 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Sở, t ươ ng đươ ng Sở -> UBND cấp tỉnh 
Phòng, t ươ ng đươ ng Phòng -> UBND cấp huyện 
Công chức chuyên môn -> UBND cấp xã 	 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
3.2.1 Vị trí, chức năng của cơ quan chuyên môn 
1. Tham mưu giúp UBND quản lý ngành, lĩnh vực ở địa phương => CQ chuyên môn 
2. Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công, ủy quyền của UBND, chủ tịch UBND 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
3.2.2 Nguyên tắc tổ chức và số lượng cơ quan chuyên môn 
BỘ 
SỞ 
PHÒNG 
UBND TỈNH 
UBND HUYỆN 
Câu hỏi: 
UBND của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số lượng các cơ quan chuyện môn giống nhau? 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
10. Sở Thông tin và TThông 
11. Sở LĐ - TB và XH 
12. Sở Văn hóa, TT và DL 
13. Sở Khoa học và CNghệ 
14. Sở Giáo dục và ĐT 
15. Sở Y tế 
16. Thanh tra tỉnh 
17. Văn phòng UBND 
Sở Nội vụ 
2. Sở Tư pháp 
3 . Sở Kế hoạch và Đầu tư 
4. Sở Tài chính 
5. Sở Công Thương 
6. Sở NN và PTNT 
7. Sở Giao thông vận tải 
8. Sở Xây dựng 
9. Sở Tài nguyên và MT 
NĐ 152/HĐBT năm 1983 về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh: 35 cơ quan . 
NĐ 171/2004: 19 cơ quan được tổ chức thống nhất và 8 CQ được tổ chức theo đặc thù của từng địa phương 
NĐ 13/2008: 17 cơ quan thống nhất ở các địa phương và 3 CQ theo đặc thù riêng của từng địa phương (bao gồm Sở Ngoại vụ, Ban Dân tộc, Sở Quy hoạch và kiến trúc, Sở Du lịch). 
NĐ 24/2014: giống như trên 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Các cơ quan được tổ chức theo đặc thù 
 Sở Ngoại vụ 
 Sở Quy hoạch - Kiến trúc 
 Ban dân tộc 
 Các cơ quan đặc thù khác 
 Phòng Kinh tế 
 Phòng Quản lý đô thị 
Phòng KT và hạ tầng 
 Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn 
 Phòng Dân tộc 
Tỉnh 
Huyện 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
3.2.3 Cơ cấu tổ chức 
 Cơ quan chuyên môn cấp tỉnh : 
Văn phòng Sở 
 Thanh tra Sở 
 Phòng nghiệp vụ 
 Chi cục 
 Đơn vị sự nghiệp 
	 SỞ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG 
1. Các tổ chức, chuyên môn 
Văn phòng Sở 
Thanh tra Sở 
Phòng Tài nguyên K.sản 
Phòng TN Nước, Khí tượng thủy văn 
Phòng Đo đạc và Bản đồ 
Chi cục Bảo vệ MT 
Chi cục Quản lý đất đai 
Chi cục Biển, Đảo và Đầm phá . 
  2. Các đơn vị sự nghiệp : 
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất; 
Trung tâm Kỹ thuật 
Trung tâm Công nghệ TT 
Trung tâm Phát triển quỹ đất. 
CQCM thuộc UBND cấp huyện: 
Thực tế không tổ chức thành phòng ban, mà bao gồm: tr ưởng phòng, phó tr ưởng phòng, đội chuyên môn nghiệp vụ. 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
3.2.4 Nhiệm vụ, quyền hạn của CQCM thuộc UBND 
- Là CQ tham mưu của UBND, giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng QLNN về ngành, lĩnh vực công tác ở địa phương; 
- Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cùng cấp và theo quy định của PL . 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Nhiệm vụ quyền hạn cụ thể : 
Trình UBND cùng cấp ban hành VB về các lĩnh vực QLNN được giao; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; thực hiện các nhiệm vụ về cải cách HCNN thuộc lĩnh vực QLNN được giao. 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
2. Tổ chức thực hiện các VBQPPL, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi QLNN . 
3. Giúp UBND cùng cấp QLNN đối với các tổ chức thuộc quyền như doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân thuộc lĩnh vực quản lý của CQCM. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
4. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác QLNN và chuyên môn nghiệp vụ. 
5. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp . 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
6. Kiểm tra, thanh tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và phân công của UBND cùng cấp. 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
7. Quản lý tài chính, tài sản của CQCM theo quy định của pháp luật 
8. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND cùng cấp và CQCM cấp trên trực tiếp. 
9. Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác do UBND cùng cấp giao. 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_luat_hanh_chinh_bai_4_co_quan_hanh_chinh_nha_nuoc.ppt