Bài giảng Luật lao động - Bài 1: Khái niệm luật lao động Việt Nam - Đoàn Thị Phương Diệp

I. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật lao động

1. Đối tượng điều chỉnh của LLĐ

Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là những nhóm quan hệ xã hội cùng loại có cùng tính chất cơ bản giống nhau được các quy phạm của ngành luật ấy điều chỉnh

 

ppt 27 trang yennguyen 5260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luật lao động - Bài 1: Khái niệm luật lao động Việt Nam - Đoàn Thị Phương Diệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Luật lao động - Bài 1: Khái niệm luật lao động Việt Nam - Đoàn Thị Phương Diệp

Bài giảng Luật lao động - Bài 1: Khái niệm luật lao động Việt Nam - Đoàn Thị Phương Diệp
LUẬT LAO ĐỘNG  Giảng viên : TS ĐOÀN THỊ PHƯƠNG DIỆP 
1 
BÀI 1KHÁI NIỆM LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM  
2 
Yêu cầu 
3 
Tài liệu: BLLĐ 2012, Luật Việc làm 2013, Nghị định 44/2013/CP về giao kết HĐLĐ , Nghị định 55/2013/CP về cho thuê lại lao động, Nghị định 45/CP (2013), Nghị định 05/CP (2015), Nghị định 49/CP (2013) về tiền lương, Nghị định 95/CP (2013) và Nghị định 88/CP (2015) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động. 
LUẬT LAO ĐỘNG LÀ MỘT NGÀNH LUẬT 
4 
NGÀNH LUẬT 
ĐỒI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH 
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH 
I. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật lao động 
5 
1. Đối tượng điều chỉnh của LLĐ 
Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là những nhóm quan hệ xã hội cùng loại có cùng tính chất cơ bản giống nhau được các quy phạm của ngành luật ấy điều chỉnh 
6 
Đối tượng điều chỉnh của Luật lao động 
Quan hệ lao động 
Các quan hệ liên quan đến quan hệ lao động 
a - Quan hệ lao động 
7 
Quan hệ giữa con người với con người trong lao động nhằm tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phục vụ chính bản thân và xã hội gọi là quan hệ lao động. 
8 
Các quan hệ lao động đặc thù 
Quan hệ giữa Nhà nước và cán bộ - công chức 
Quan hệ giữa HTX và xã viên hợp tác xã 
Quan hệ giữa người lao động làm công ăn lương và NSD LĐ 
9 
1. Quan hệ về việc làm 
2. Quan hệ học nghề 
3. Quan hệ về bồi thường thiệt hại 
4. Quan hệ về bảo hiểm xã hội 
b - Các quan hệ liên quan đến quan hệ lao động 
7. Quan hệ giữa người sử dụng lao động với tổ chức Công đoàn, đại diện của tập thể người lao động 
 6. Quan hệ về quản lý lao động 
5. Quan hệ về giải quyết các tranh chấp lao động và các cuộc đình công 
10 
(1) Quan hệ về việc làm 
Quan hệ về việc làm thể hiện ở ba loại chủ yếu sau đây : 
- Quan hệ về đảm bảo việc làm giữa Nhà nước và người lao động; 
- Quan hệ về đảm bảo việc làm giữa người sử dụng lao động và người lao động; 
Quan hệ giữa người lao động và các trung tâm giới thiệu việc làm. 
(2) Quan hệ học nghề 
11 
Quan hệ học nghề vừa có thể là một quan hệ độc lập, vừa có thể là một quan hệ phụ thuộc quan hệ lao động. Việc học nghề phải tuân thủ các quy định của pháp luật lao động 
12 
(3) Quan hệ về bồi thường thiệt hại 
	Khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ lao động, nếu một trong các chủ thể gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản, lợi ích của bên kia thì giữa họ phát sinh quan hệ về bồi thường thiệt hại . 
13 
Quan hệ về bồi thường thiệt hại 
Quan hệ bồi thường thiệt hại tài sản 
Quan hệ bồi thường do vi phạm hợp đồng 
Quan hệ bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe người lao động 
14 
(4) Quan hệ về bảo hiểm xã hội 
Việc bảo đảm đời sống cho người lao động khi họ mất hoặc giảm khả năng lao động, hay hết tuổi lao động được Nhà nước đảm bảo bằng nhiều loại quỹ khác nhau, trong đó có quỹ bảo hiểm xã hội 
15 
Quan hệ pháp luật về bảo hiểm xã hội 
Quan hệ pháp luật trong việc tạo thành quỹ bảo hiểm 
Quan hệ pháp luật trong việc chi trả bảo hiểm xã hội. 
(5) Quan hệ giữa người sử dụng lao động với tổ chức Công đoàn, đại diện của tập thể người lao động 
16 
Công đoàn với tư cách là đại diện cho tập thể người lao động, tham gia vào mối quan hệ với bên sử dụng lao động nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động như : việc làm, tiền lương, tiền thưởng và các chế độ khác 
(6) Quan hệ về giải quyết các tranh chấp lao động và các cuộc đình công 
17 
Trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động giữa các chủ thể của quan hệ lao động có thể phát sinh những bất đồng về quyền và lợi ích. Sự bất đồng đó làm phát sinh các tranh chấp lao động, thậm chí trong một số trường hợp làm phát sinh các cuộc đình công 
(7) - Quan hệ về quản lý lao động 
18 
Quan hệ về quản lý lao động là quan hệ giữa Nhà nước hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với các cấp, ngành, doanh nghiệp hoặc người sử dụng lao động trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về sử dụng lao động 
Mục đích của quan hệ này là nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động và lợi ích chung của xã hội 
2 - Phương pháp điều chỉnh của luật lao động 
19 
	Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật là những cách thức, biện pháp mà Nhà nước thông qua pháp luật sử dụng chúng để điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội, sắp xếp các nhóm quan hệ xã hội theo những trật tự nhất định để chúng phát triển theo những hướng định trước. 
20 
Phương pháp điều chỉnh của Luật lao động 
Phương 
pháp 
 thỏa 
thuận 
Phương 
pháp 
 mệnh 
lệnh 
Phương pháp 
thông qua 
các hoạt động 
Công đoàn 
Tác động 
vào các 
quan hệ phát 
sinh trong 
quá trình 
lao động 
II - CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT LAO ĐỘNG 
21 
Nguyên tắc cơ bản của Luật lao động là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo quán triệt và xuyên suốt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật lao động trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội về sử dụng lao động 
22 
Các nguyên tắc của Luật lao động 
Nguyên tắc 
 bảo vệ 
người 
lao động 
Nguyên tắc 
bảo vệ quyền 
và lợi ích 
Hợp pháp 
của người 
 sử dụng 
lao động 
Nguyên tắc 
kết hợp 
hài hòa giữa 
 chính sách 
kinh tế và 
 chính sách 
 xã hội 
1 - Nguyên tắc bảo vệ người lao động 
23 
a - Đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử của người lao động 
b - Trả lương (tiền công) theo thỏa thuận 
c - Thực hiện bảo hộ lao động đối với người lao động 
d - Đảm bảo quyền được nghỉ ngơi của người lao động 
đ - Tôn trọng quyền đại diện của tập thể lao động 
e - Thực hiện bảo hiểm xã hội đối với người lao động 
2 - Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động 
24 
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động là tư tưởng chủ đạo xuyên suốt quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật lao động 
3 - Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội 
25 
Quan hệ lao động vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội. Khi điều tiết quan hệ lao động, Nhà nước phải chú ý đến các bên trong quan hệ này, nhất là người lao động, về tất cả các phương diện như : lợi ích vật chất, tinh thần, nhu cầu xã hội v. v... 
26 
Nếu pháp luật lao động tách rời hoặc coi nhẹ chính sách xã hội thì sẽ không hạn chế được những tiêu cực của cơ chế thị trường; ngược lại, nếu coi trọng các vấn đề xã hội quá mức so với điều kiện kinh tế thì sẽ không có tính khả thi 
Câu hỏi 
27 
Câu 1. Tại sao trong quan hệ pháp luật lao động chỉ có thể thay thế người sử dụng lao động mà không thể thay thế người lao động? 
Câu 2. Các quan hệ xã hội nào được xem là quan hệ có liên quan đến quan hệ lao động? 
Câu 3. Có quan điểm cho rằng khi tách riêng ra Luật việc làm thì phần về việc làm không nên còn được tìm hiểu trong khuôn khổ luật lao động, theo bạn quan điểm này phù hợp không? Tại sao? 
Câu 4. Cho thuê lao động là gì? 
Câu 5. Doanh nghiệp A cho doanh nghiệp B sử dụng tạm 100 lao động của mình trong vòng 2 tháng. Hỏi quan hệ giữa 100 lao động này và doanh nghiệp B có phải là quan hệ lao động hay không? tại sao? 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_luat_lao_dong_bai_1_khai_niem_luat_lao_dong_viet_n.ppt