Bài giảng Nguyên lý kế toán (Phần 2)
6.1 Nhiệm vụ của kế toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh
6.1.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
Quá trình kinh doanh diễn ra ở các doanh nghiệp chính là quá trình sử dụng tài
sản xủa đơn vị nhằm đạt được lợi nhuận. Hay nói cách khác, quá trình kinh doanh
được thực hiện thông qua sự vận động của tài sản trong doanh nghiệp. Sự vận động
của tài sản phụ thuộc vào chức năng hoạt động của doanh nghiệp. Chẳng hạn, chức
năng của doanh nghiệp sản xuất là mua các yếu tố cần thiết cho sản xuất, tiến hành sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do đó, trong doanh nghiệp sản xuất tài sản vận động qua 3
quá trình: Cung cấp(mua hàng), sản xuất và tiêu thụ (bán hàng).
6.1.2 Nhiệm vụ kế toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Kế toán là ngôn ngữ của kinh doanh là phương tiện giao tiếp giữa doanh nghiệp
với các đối tượng có quan hệ với doanh nghiệp. Kế toán với chức năng thông tin và
kiểm tra, kế toán vận dụng các phương pháp kế toán để thu thập, đo lường, tính toán,
ghi chép toàn bộ mọi hoạt động kinh tế tài chính phát sinh, sau đó xử lý tổng hợp cung
cấp các thông tin về kinh tế tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh như:
+ Sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn.
+ Chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành.
+ Doanh thu bán hàng, lãi, lỗ.
- Tổ chức khoa học và hợp lý công tác kế toán ở doanh nghiệp, tổ chức hợp lý
bộ máy kế toán, phân công nhiệm vụ rõ ràng đối với từng bộ phận, từng nhân viên, cán
bộ kế toán.
- Vận dụng đúng hệ thống tài khoản kế toán đáp ứng yêu cầu quản lý, áp dụng
hình thức sổ kế toán phù hợp.
- Từng bước trang bị, sử dụng phương tiện kỹ thuật tính toán, thông tin hiện đại
vào công tác kế toán của doanh nghiệp, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ kế toán.
- Quy định mối quan hệ giữa phòng kế toán với các phòng ban bộ phận.
- Tổ chức thực hiện kiểm tra kế toán trong nội bộ doanh nghiệp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Nguyên lý kế toán (Phần 2)
- 69 - Chương 6: KẾ TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH CHỦ YẾU TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 6.1 Nhiệm vụ của kế toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh 6.1.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Quá trình kinh doanh diễn ra ở các doanh nghiệp chính là quá trình sử dụng tài sản xủa đơn vị nhằm đạt được lợi nhuận. Hay nói cách khác, quá trình kinh doanh được thực hiện thông qua sự vận động của tài sản trong doanh nghiệp. Sự vận động của tài sản phụ thuộc vào chức năng hoạt động của doanh nghiệp. Chẳng hạn, chức năng của doanh nghiệp sản xuất là mua các yếu tố cần thiết cho sản xuất, tiến hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do đó, trong doanh nghiệp sản xuất tài sản vận động qua 3 quá trình: Cung cấp(mua hàng), sản xuất và tiêu thụ (bán hàng). 6.1.2 Nhiệm vụ kế toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh Kế toán là ngôn ngữ của kinh doanh là phương tiện giao tiếp giữa doanh nghiệp với các đối tượng có quan hệ với doanh nghiệp. Kế toán với chức năng thông tin và kiểm tra, kế toán vận dụng các phương pháp kế toán để thu thập, đo lường, tính toán, ghi chép toàn bộ mọi hoạt động kinh tế tài chính phát sinh, sau đó xử lý tổng hợp cung cấp các thông tin về kinh tế tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh như: + Sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn. + Chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành. + Doanh thu bán hàng, lãi, lỗ. - Tổ chức khoa học và hợp lý công tác kế toán ở doanh nghiệp, tổ chức hợp lý bộ máy kế toán, phân công nhiệm vụ rõ ràng đối với từng bộ phận, từng nhân viên, cán bộ kế toán. - Vận dụng đúng hệ thống tài khoản kế toán đáp ứng yêu cầu quản lý, áp dụng hình thức sổ kế toán phù hợp. - Từng bước trang bị, sử dụng phương tiện kỹ thuật tính toán, thông tin hiện đại vào công tác kế toán của doanh nghiệp, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ kế toán. - Quy định mối quan hệ giữa phòng kế toán với các phòng ban bộ phận. - Tổ chức thực hiện kiểm tra kế toán trong nội bộ doanh nghiệp. 6.2 Kế toán quá trình mua hàng Quá trình mua hàng là quá trình chuẩn bị sản xuất, kinh doanh với việc mua sắm máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, hàng hoá để tiến hành các hoạt động sản xuất- kinh doanh theo phương án kinh doanh đã chọn, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục không bị gián đoạn. - Phản ảnh, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch mua hàng và chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả,.... - 70 - - Phản ảnh trung thực tình hình cung cấp về mặt số lượng, chi tiết theo từng chủng loại, quy cách, phẩm chất,... - Tính toán đầy đủ, trung thực kịp thời giá thực tế của tùng đối tượng mua vào, đồng thời giám sát tình hình cung cấp cả về mặt giá cả, chi phí, thời gian,... 6.2.1 Tài khoản Kế toán quá trình mua hàng sử dụng một số tài khoản kế toán sau: 111 (Tiền mặt), 112 (Tiền gửi ngân hàng), 133 (Thuế GTGT được khấu trừ), 141 (Tạm ứng), 151 (Hàng đang đi đường), 152 (Nguyên liệu, vật liệu), 153 (Công cụ dụng cụ), 156 (Hàng hóa), 331 (Phải trả người bán),... - Tài khoản 152 (Nguyên liệu, vật liệu) + Công dụng: tài khoản này dùng để theo dõi giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại nguyên liệu, vật liệu hiện có ở đơn vị theo giá thực tế. + Nội dung và kết cấu: - Tài khoản 153: Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị hiện có, biến động tăng, giảm trong kỳ của các loại công cụ, dụng cụ theo giá thực tế. Tài khoản công cụ, dụng cụ có kết cấu tương tự như tài khoản 152. - Tài khoản 156 (hàng hoá) + Công dụng: Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị hiện có, biến động tăng giảm của hàng hoá của doanh nghiệp theo giá thực tế. + Nội dung và kết cấu tương tự tài khoản 152. - Tài khoản 151 (Hàng mua đi đường): + Công dụng: Dùng để theo dõi toàn bộ các loại vật tư, hàng hoá mà đơn vị đã mua đã thuộc quyền sở hữu của đơn vị nhưng cuối kỳ hàng vẫn chưa về nhập kho. + Nội dung và kết cấu: SPS: Trị giá nguyên liệu, vật liệu nhập kho trong kỳ SPS: trị giá nguyên liệu, vật liệu xuất kho trong kỳ SDCK: Trị giá nguyên liệu, vật liệu hiện có cuối kỳ SDĐK: Trị giá NL,VL còn đầu kỳ TK 152 Nợ Có - 71 - - Tài khoản 331 (Phải trả cho người bán) + Công dụng: Tài khoản này dùng để theo dõi toàn bộ các khoản thanh toán cho người bán, người cung cấp dịch vụ. + Nội dung và kết cấu: 6.2.2 Kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu - Khi mua vật liệu, công cụ, dụng cụ hoặc hàng hóa nhập kho để sản xuất, kinh doanh sản phẩm chịu thuế GTGT theo PP khấu trừ, căn cứ vào chứng từ (Hóa đơn, phiếu nhập kho) kế toán ghi: Nợ TK 152, 153, 156: Giá mua chưa thuế GTGT Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112: Nếu thanh toán tiền (Tổng giá thanh toán) Có TK 141: Nếu thanh toán bằng tiền tạm ứng cho nhân viên mua hàng Có TK 331: Nếu chưa thanh toán cho người bán - Căn cứ vào chứng từ phản ảnh chi phí mua (Chi phí vận chuyển, bốc dỡ,...): Nợ TK 152, 153, 156: Giá dịch vụ chưa thuế GTGT Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112: Nếu thanh toán tiền (Tổng giá thanh toán) TK 331 Có Nợ SDĐK: Số tiền ứng trước cho người bán có đầu kỳ SDĐK: Số tiền phải trả cho người bán có đầu kỳ SPS: - Số tiền đã trả cho người bán trong kỳ - Số tiền ứng trước cho người bán trong kỳ SPS: - Số tiền phải trả cho người bán tăng trong kỳ - Trị giá hh đã nhận từ số tiền ứng trước SDCK: Số tiền ứng trước Cho người bán còn cuối kỳ SDCK: Số tiền phải trả cho người bán còn cuối kỳ SPS: Trị giá hàng đi đường tăng thêm trong kỳ SPS: Trị giá hàng đi đường kỳ trước đã kiểm nhận nhập kho kỳ này. SDCK: Trị giá hàng đi đường cuối kỳ SDDK: Trị giá hàng đi đường đầu kỳ Nợ TK151 Có - 72 - Có TK 141: Nếu thanh toán bằng tiền tạm ứng cho nhân viên mua hàng Có TK 331: Nếu chưa thanh toán cho người cung cấp dịch vụ - Khi mua vật liệu, công cụ, dụng cụ hoặc hàng hóa nhập kho để sản xuất, kinh doanh sản phẩm chịu thuế GTGT theo PP trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, căn cứ vào chứng từ (Hóa đơn, phiếu nhập kho) kế toán ghi: Nợ TK 152, 153, 156: Giá thanh toán Có TK 111, 112, 141, 331: Giá thanh toán - Trường hợp hàng đã mua đã thuộc quyền sở hữu của đơn vị, nhưng đến cuối tháng hàng vẫn chưa về nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 151: Giá mua chưa thuế GTGT Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 141, 331: Tổng giá thanh toán - Khi hàng mua đi đường về nhập kho kỳ này, kế toán ghi: Nợ TK 152, 153, 156: Giá mua chưa thuế Có TK 151: Giá mua chưa thuế SƠ ĐỒ CÁCH GHI CHÉP VÀO TK KẾ TOÁN CỦA QUÁ TRÌNH MUA HÀNG TK133 Thuế GTGT được khấu trừ Hàng mua đang đi đường Nhập kho hàng đi đường kỳ trước TK 111, 112, 141 TK152, 153, 156 Mua vật tư, hàng hóa đã trả tiền (kể cả chi phí liên quan) Mua vật tư, hàng hóa chưa trả tiền người bán Trả nợ người bán TK 331 TK 151 - 73 - Ví dụ: Có tình hình mua và nhập kho vật liệu, công cụ, dụng cụ tại một doanh nghiệp trong tháng 9/N như sau: 1. Mua vật liệu chính, chưa thanh toán tiền cho người bán, giá mua chưa có thuế: 100.000.000 đồng, thuế GTGT là 10%. Hàng đã kiểm nhận, nhập kho. 2. Chi phí vận chuyển , bốc dỡ số vật liêu trên đã chi trả bằng tiền mặt: 2.000.000 đồng (không có thuế GTGT). 3. Mua vật liệu phụ và công cụ, dụng cụ, giá mua chưa có thuế 60.000.000 đồng, thuế GTGT 10%. trong đó, vật liệu phụ: 20.000.000 đồng, công cụ dụng cụ: 40.000.000 đồng, đã thanh toán cho người bán bằng tiền gửi ngân hàng. Cuối tháng, số hàng này vẫn chưa về nhập kho. 4. Dùng tiền mặt mua vật liệu phụ, giá mua chưa có thuế: 10.000.000 đồng, thuế GTGT 10%. Hàng đã kiểm nhận, nhập kho. Các nghiệp vụ trên được định khoản và phản ảnh như sau: ĐVT: Đồng 1. Nợ TK 152(chi tiết vật liệu chính): 100.000.000 Nợ TK 133: 10.000.000 Có TK 331: 110.000.000 2. Nợ TK 152 (chi tiết vật liệu chính): 2.000.000 Có TK 111: 2.000.000 3. Nợ TK 151: 60.000.000 Nợ TK 133: 6.000.000 Có TK 112: 66.000.000 4. Nợ Tk 152 (chi tiết vật liêu phụ): 10.000.000 Nợ TK 133: 1.000.000 Có TK 111 11.000.000 Yêu cầu: Sinh viên phản ánh vào tài khoản chữ "T" các tài khoản có liên quan. 6.3 Kế toán quá trính sản xuất 6.3.1 Kế toán các yếu tố chi phí cơ bản của sản xuất Quá trình sản xuất là quá trình phát sinh các khoản chi phí cấu thành nên giá trị sản phẩm. Các hao phí tiêu hao trong quá trình sản xuất bao gồm: Chi phí lao động, chi phí vật liệu, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ và các chi phí có liên quan khác.Gồm có 3 khoản mục chi phí: Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, như: gỗ trong sản phẩm là bàn ghế gỗ, sợi trong vải, xi măng và sắt thép trong kết cấu bê tông.... - Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí về lao động trực tiếp tham gia vào sản xuất sản phẩm bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương mà doanh nghiệp - 74 - phải thực hiện như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn . Theo Quyết định 595/QĐ – BHXH ngày 14/4/2017: Bảo hiểm xã hội chiếm 17% trên tổng tiền lương, Bảo hiểm tai nạn lao động – nghề nghiệp: 0,5%, Bảo hiểm y tế chiếm 3% trên tổng tiền lương và Kinh phí công đoàn chiếm 2%, bảo hiểm thất nghiệp 1% trên tổng tiền lương. Tỷ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào quy định của cơ quan chức năng cho từng thời kỳ cụ thể. - Chi phí sản xuất chung là các chi phí phục vụ cho sản xuất sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, như: tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí vật liệu phục vụ cho công tác quản lý phân xưởng, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị..... Để có hiệu quả trong quá trình sản xuất, kế toán quá trình sản xuất thực hiện tốt những nhiệm vụ cụ thể sau: - Phản ảnh, kiểm tra, giám sát tình hình thực kế hoạch sản xuất về chủng loại, số lượng, chất lượng, đảm bảo sản xuất sản phẩm hữu ích đáp ứng nhu cầu xã hội. - Tính toán tổng hợp đầy đủ, trung thực kịp thời, các khoản chi phí chi ra trong sản xuất, phục vụ cho việc tính giá thành sản xuất của sản phẩm. - Tính toán, xác định đúng đắn, kịp thời giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành, thực hiện kiểm tra việc chấp hành kế hoạch giá thành sản phẩm. 6.3.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 6.3.2.1 Tài khoản kế toán sử dụng Kế toán quá trình sản xuất sử dụng các tài khoản sau: - Tài khoản 621 (Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) + Công dụng: Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm,... + Nội dung và kết cấu: Tài khoản này không có số dư cuối kỳ - Tài khoản 622 (chi phí nhân công trực tiếp) SPS: Tập hợp chi phí NL, VL dùng cho sản xuất sản phẩm SPS: Kết chuyển, phân bổ chi phí NL, VL trực tiếp vào TK chi phí SXKD dở dang Nợ TK 621 Có - 75 - + Công dụng: dùng để phản ảnh tiền lượng và phụ cấp lương phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất, dịch vụ cùng các khoản trích theo tỷ lệ quy định cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,.... + Nội dung và kết cấu: Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. - Tài khoản 627 (Chi phí sản xuất chung) + Công dụng: Dùng để phản ảnh những chi phí sản xuất cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ không thuộc chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp và công nhân trực tiếp,... + Nội dung và kết cấu: giống TK 621,622. . 6.3.2.2 Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu - Tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ (chi tiết theo từng đối tượng), kế toán ghi: Nợ TK 621: Chi phí NL,VL trực tiếp Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu - Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 334: Tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất Có TK 338: Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất tính vào chi phí SXKD. - Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, kế toán ghi: + Chi phí tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Có TK 334: Tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng Có TK 338: Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính vào chi phí SXKD + Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ xuất sử dụng tại phân xưởng: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Có TK 152, 153: Nguyên vật liệu, CCDC dùng tại phân xưởng + Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất: SPS: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm SPS: Kết chuyển, phân bổ chi phí nhân công trục tiếp trực tiếp vào TK chi phí SXKD dở dang Nợ TK 622 Có - 76 - Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Có TK 214: Trích khấu hao TSCĐ + Chi phí dịch vụ mua ngoài (Điện, điện thoại, nước, ...): Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 331,111,112: Tổng giá thanh toán + Chi phí khác bằng tiền: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Có TK 111, 112: Số tiền thanh toán - Các khoản ghi giảm chi phí (vật liệu dùng không hết nhập lại kho, phế liệu thu hồi) Nợ TK 152: Giá trị NL,VL nhập lại kho hoặc thu hồi Có TK 621: Chi phí nguyên vật liệu Có TK 627: Chi phí sản xuất chung 6.3.3 Kế toán giá thành sản phẩm 6.3.3.1 Tài khoản kế toán sử dụng - Tài khoản 154 (Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang) - Tài khoản 155 (thành phẩm) + Công dụng: dùng để phản ảnh tình hình nhập, xuất và tồn kho của thành phẩm. Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc giai đoạn sản xuất, được kiểm nhận, nhập kho và tính theo giá thành sản xuất thực tế. + Nội dung và kết cấu: SDCK: Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ SDĐK: Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ SPS trong kỳ: - Kết chuyển chi phí NL, VL trực tiếp - K/chuyển CP nhân công trực tiếp - K/ chuyển chi phí sản xuất chung SPS trong kỳ: - Giá trị hoàn thành nhập kho - Giá trị xuất bán hoặc gửi đi bán tại phân xưởng Nợ TK 154 Có - 77 - 6.3.3.2 Kế toán các nghiệp vụ chủ yếu - Kết chuyển chi phí sản xuất vào TK 154 " Chi phí SXKD dở dang" (chi tiết theo đối tượng). + Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 621: Chi phí NL,VL trực tiếp + Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp +Kết chuyển chi phí sản xuất chung Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 627: Chi phí sản xuất chung - Kết chuyển giá trị thành phẩm, lao vụ, hoàn thành theo giá thành công xưởng thực tế: - Căn cứ vào từng loại chứng từ cụ thể, kế toán ghi: Nợ TK 155: Giá trị thành phẩm nhập kho Nợ TK 632 : Giá trị thành phẩm xuất bán trực tiếp (nếu có) Nợ TK 157 : Giá trị thành phẩm xuất gửi đi bán (nếu có) Có TK 154: Giá trị thành phẩm nhập kho hoặc giá trị thành phẩm xuất bán. SDCK:Trị giá thành phẩm nhập kho cuối kỳ SPS trong kỳ: Trị giá thành phẩm xuất kho trong kỳ SPS trong kỳ: Trị giá thành phẩm nhập kho trong kỳ SDĐK: Thàn ... 0 TỔNG NGUỒN VỐN 6.000.000 Trong tháng 6/2017 phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau: 1. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng 80.000 2. Nhập kho 100.000 nguyên vật liệu trả bằng tiền gởi ngân hàng 3. Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ cho người bán 80.000 4. Rút tiền gởi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 50.000 5. Chi tiền mặt để trả khỏan phải trả khác 40.000 6. Nhà nước cung cấp cho doanh nghiệp một tài sản cố định hữu hình có giá trị 500.000 7. Chuyển quỹ đầu tư phát triển kinh doanh để bổ sung vốn kinh doanh 50.000 Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 6/2017. 2. Phản ánh vào tất cả các tài khoản có liên quan 3. Lập bảng cân dối tài khoản 4. Lập bảng cân đối kế toán tháng 6/2017 - 118 - Bài 13: Tại một doanh nghiệp vào ngày 31/01/2017 có tài liệu sau: (ĐVT: 1000 đồng) TÀI SẢN Số Tiền NGUỒN VỐN Số tiền Tiền Mặt 100.000 Vay ngắn hạn 200.000 Tiền gửi ngân hàng 1.000.000 Phải trả người bán 200.000 Phải thu khách hàng 450.000 Quỹ đầu tư phát triển 500.000 Tạm ứng 100.000 Nguồn vốn kinh doanh X Phải thu khác 50.000 Lãi sau thuế chưa phân phối 900.000 Hàng hóa 750.000 Công cụ dụng cụ 400.000 Hao mòn TSCĐ HH (500.000) Tài sản cố định hữu hình 2.000.000 Trong tháng 02 phát sinh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 50.000 2. Được Nhà nước cấp cho một số tài sản cố định hữu hình mới, nguyên giá 400.000 3. Nhập kho hàng hóa chưa thanh toán 220.000 trong đó giá trị hàng hóa là 200.000 thuế GTGT đầu vào 20.000. 4. Vay ngắn hạn ngân hàng 60.000 trả nợ người bán 5. Người mua trả nợ bằng tiền mặt 30.000 6. Nhập kho vật liệu, trị giá vật liệu 60.000, thuế GTGT đầu vào 6.000. Đã trả bằng tiền mặt 16.000, còn lại 50.000 chưa thanh tóan. 7. Chi tiền mặt 20.000 trả nợ vay ngắn hạn ngân hàng 8. Dùng lãi bổ sung quỹ đầu tư phát triển 10.000 và quỹ dự phòng phải trả dài hạn 2.000. 9. Tạm ứng 500 tiền mặt cho nhân viên đi công tác 10. Mua một số công cụ dụng cụ trị giá 3.000 trả bằng tiền mặt 11. Thu được khoản phải thu khác bằng tiền mặt 400 12. Người mua ứng trước (trả trước) 10.000 tiền mặt để kỳ sau lấy hàng 13. Chuyển tiền gửi ngân hàng 20.000 trả trước cho người bán để kỳ sau mua hàng 14. Góp vấn liên doanh dài hạn với đơn vị bán bằng tài sản cố định hữu hình trị giá 100.000 và hàng hóa 60.000 15. Nhận vốn góp liên doanh bằng tài sản cố định hữu hình trị giá 200.000 - 119 - Yêu Cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 02/2017 2. Phản ánh vào tất cả các tài khoản có liên quan 3. Lập bảng cân đối kế toán 4 . Lập bảng cân đối phát sinh Bài 14: Tại một doanh nghiệp sản xuất một loạI sản phẩm có các tài liệu như sau: (ĐVT: đồng) - Số dư đầu tháng của TK 154:300.000 - Tình hình phát sinh trong tháng: 1. Tiền lương phải thanh toán cho công nhân sản xuất sản phẩm 500.000, nhân viên phân xưởng 200.000 2. Trích BHXH, BHYT và KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định 3. Vật liệu xuất dùng có giá trị 3.000.000, sử dụng đê sản xuất sản phẩm 2.900.000, phục vụ ở phân xưởng là 100.000 4. Khấu hao tài sản cố định tính cho phân xưởng sản xuất là 400.000 5. Trong tháng sản xuất hoàn thành 500.000 sản phẩm đã được nhập kho thành phẩm. cho biết chi phí sản xuất dở dang cuối tháng là 133.000 Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 2. Xác định giá thành đơn vị sản phẩm 3. Phản ánh vào sơ đồ tài khoản tính giá thành sản phẩm Bài 15: Doanh ngiệp sản xuất 2 loại sản phẩm A, B có các tài liệu sau: (ĐVT: 1.000đ) - Chi phí san xuất dở dang đầu tháng của sản phẩm A: 400.000, của sản phẩm B: 250.000 Tình hình phát sinh trong tháng: 1. Vật liệu xuất kho có giá trị 5.000.000, sử dụng cho sản xuất sản phẩm A: 3.000.000, sản xuất sản phẩm B: 1.800.000, phục vụ ở phân xưởng 200.000 2. Tiền lương phải thanh toán cho công nhân là 1.200.000, trong đó công nhân sản xuất sản phẩm A 600.000, công nhân sản xuất sản phẩm B 400.000, nhân viên phân xưởng là 200.000 3. Tính BHXH, BHYT và KPCĐ, BHTN theo quy định 4. Khấu hao tài sản cố định tính cho phân xưởng sản xuất là 500.000 - 120 - 5. Trong tháng doanh nghiệp sản xuất hoàn thành 1.000 sản phẩm A và 400 sản phẩm B đã nhập kho hàng thành phẩm. Biết rằng: + Chi phí sản xuất dở dang cuối tháng của sản phẩm A là 400, sản phẩm B là 350.000 + Chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm A, sản phẩm B theo tỉ lệ với chi phí phân công trực tiếp. Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên 2. Xác định giá thành đơn vị sản phẩm A, sản phẩm B 3. Phản ánh vào sơ đồ tài khoản tính giá thành sản phẩm Bài 16: Tại một doanh nghiệp có các tài liệu sau: (ĐVT: 1.000đ) Số dư đầu tháng của tài khoản 154 là 300.000 Tình hình phát sinh trong tháng: 1. Vật liệu xuất kho trị giá 4.100.000 sử dụng cho: - Trực tiếp sản xuất sản phẩm 3.500.000 - Phục vụ ở phân xưởng 300.000 - Bộ phận bán hàng 120.000 - Bộ phận quản lý doanh nghiệp 180.000 2. Tiền lương phải thanh toán cho công nhân là 1.200.000, trong đó: - Công nhân sản xuất sản phẩm 500.000 - Nhân viên phân xưởng 120.000 - Nhân viên bán hàng 200.000 - Nhân viên quản lý doanh nghiệp 300.000 3. Tính BHXH, BHYT và KPCĐ, BHTN theo quy định 4. Khấu hao tài sản cố định là 600.000 phân bổ cho: - Phân xưởng sản xuất 300.000 - Bộ phận bán hàng 100.000 - Bộ phận quản lý doanh nghiệp 200.000 5. Trong tháng sản xuất hoàn thành 1.000 sản phẩm đã nhập kho thành phẩm, cho biết chi phí sản xuất dở dang cuối tháng là 233.000 6. Xuất kho 800 sản phẩm để bán cho khách hàng giá bán là 8.000đ/sp. Thuế GTGT 10% khách hàng thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. - 121 - Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên 2. Tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh 3. Phản ánh vào sơ đồ tài khoản tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh Bài 17: Có các tài liệu tại một doanh nghiệp sản xuất hai loại sản phẩm A và B. (ĐVT: đồng) Tài liệu1: Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ cho ở bảng: Đối tượng CP/Loại CP Vật Liệu Tiền lương Khoản trích theo lương Khấu hao TSCĐ SP A 4.000.000 900.000 171.000 SP B 2.500.000 600.000 114.000 Phục vụ và QL phân xưởng 300.000 300.000 57.000 500.000 Bộ phạn bán hàng 80.000 200.000 38.000 200.000 Bộ phận QLDN 120.000 500.000 95.000 300.000 Tài liệu 2: - Sản phẩm sản xuất hoàn thành trong tháng 1.000 sản phẩm A và 400 sản phẩm B đã được nhập kho, cho biết: - Chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm A, sản phẩm B theo tỷ lệ với tiền lương công nhân sản xuất. -Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng sản phẩm A là 400.000, sản phẩm B là 150.000. Chi phí sản xuất dở dang cuối tháng sản phẩm A là 200.000, sản phẩm B là 300.000 -Xuất kho 600 sản phẩm A và 300 sản phẩm B để bán cho khách hàng giá bán là 8.000đ/spA và 10.000đ/spB, thuế GTGT 10% và thu toàn bộ bằng tiền gửi ngân hàng. Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên 2. Kết chuyển các khoản có liên quan để xác định kết quả kinh doanh 3. Phản ánh vào sơ đồ tài khoản giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh - 122 - Bài 18: Tại một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có các hoạt động kinh tế diễn ra trong tháng như sau: (ĐVT: đồng) Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dầu tháng là: 3.000.000 Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau: 1. Mua nguyên vật liệu về nhập kho giá chưa thuế 20.000.000, thuế GTGT 10% chưa trả tiền cho người bán, chi phí vận chuyển trà bằng tiền mặt 2.000.000 2. Mua công cụ dụng cụ nhập kho trị giá 5.500.000, trong đó thuế GTGT 500.000, tất cả trả bằng tiền gửi ngân hàng. 3. Xuất nguên vật liệu sử dụng là 50.000.000, trong đó: - Trực tiếp sản xuất sản phẩm 30.000.000 - Quản lý phân xưởng 6.000.000 - Hoạt động bán hàng 7.000.000 - Hoạt động quản lý doanh nghiệp 7.000.000 4. Xuất công cụ dụng cụ trị giá 4.000.000 cho bộ phận quản lý phân xưởng, phân bổ làm 4 tháng bắt đầu từ tháng này. 5. Trong tháng tiền lương phải trả cho công nhân viên: - Trực tiếp sản xuất sản phẩm 5.000.000 - Quản lý phân xưởng 3.000.000 - Hoạt động bán hàng 5.000.000 - Hoạt động quản lý doanh nghiệp 7.000.000 6. Trích BHXH, BHYT và KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định 7. Trong tháng khấu hao tài sản cố định cho quản lý phân xưởng 5.000.000 8. Sản xuất hoàn thành nhập kho 1.000 sản phẩm. Sản phẩm dở dang cuối tháng là 2.520.000 9. Xuất kho 800 sản phẩm gởi đại lý bán 10. Nhậ được giấy báo đại lý đã bán được hàng với giá bán chưa thuế là 90.000đ/sản phẩm, thuế GTGT đầu ra là 10%, tất cả thu bằng tiền gửi ngân hàng. 11. Chi tiền mặt thanh toán tiền điện, nước, điện thoại dùng cho bộ phận bán hàng là 1.000.000, thuế GTGT 10%. Yêu cầu: 1. Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên 2. Tính giá thành một sản phẩm 3. Xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp - 123 - 4. Phản ánh vào sơ đồ tài khoản có liên quan. Bài 19: Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: (ĐVT: 1000 đồng) 1. Mua hàng hoá nhập kho, giá mua 110.000, trong đó thuế GTGT đầu vào 10.000, chưa trả tiền cho người bán. 2. Xuất kho hàng hoá gửi bán cho công ty A&C, giá xuất kho 800.000, giá bán chưa có 10% thuế GTGT là 1.000.000. 3. Nhập kho hàng thành phẩm A: 40 chiếc, giá thành thực tế là 50.000đ/chiếc, thuế GTGT 10 % chưa trả tiền người bán. 4. Xuất hàng hoá nghiệp vụ (1) ra bán, giá bán 140.000, thuế GTGT 10%, chưa thu tiền khách hàng. 5. Xuất 30 chiếc sản phẩm A ra bán, giá bán chưa thuế 80.000đ/chiếc, thuế GTGT 10% chưa thu tiền khách hàng. 6. Nhận giấy báo mua hàng của khách hàng về lô hàng gửi đi bán ở nghiệp vụ (2). 7. Nhận giấy báo ngân hàng thu được nợ khách hàng ở nghiệp vụ (5) sau khi đồng ý trừ chiếc khấu thanh toán 2% trên giá bán chưa thuế do trả nợ trước hạn thanh toán. 8. Đồng ý giảm giá bán lô hàng đã bán ở nghiệp vụ (6) vì hàng sai quy cách, số tiền giảm là 1.00.000, số còn lại thu bằng tiền gửi ngân hàng. 9. Chi phí được tập hợp trong tháng như sau: a. Chi tiền mặt 8.000 cho chi phí vân chuyển bán hàng b. Trả tiền điện thoại, điện, nước cho bộ phận bán hàng 70.000, bộ phận quản lý doanh nghiệp 100.000. Tổng thuế GTGT 17.000 bằng tiền gửi ngân hàng. c. Chi tiền gửi ngân hàng trả cho chi phí quảng cáo 200.000, phân bổ theo 4 tháng kể từ tháng này. d. Phải trả theo hoá đơn chi phí tiếp khách tại công ty 5.000 e. Khấu hao tài sản cố định cho bộ phận bán hàng 8.000, bộ phận quản lý doanh nghiệp 10.000 f. Phải trả lương cho bộ phận bán hàng 80.000, quản lý doanh nghiệp 100.000 g. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo đúng chế độ quy định Yêu cầu: Xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, và phản ánh vào sơ đồ tài khoản. - 124 - Bài 20: Công ty thương mại X có tình hình như sau: (ĐVT: 1.000đ) 1. Mua hàng hoá nhập kho: giá thanh toán 110.000 chưa thanh toán tiền. Trong đó giá trị hàng hoá 100.000, thuế GTGT đầu vào 10%. 2. Xuất kho công cụ, dụng cụ trị giá 1.000 phân bổ cho chi phí bán hàng kỳ này 500 3. Chi phí dịch vụ (điện, nước,) là 1.100 đã trả bằng tiền mặt. Trong đó giá trị dịch vụ 1.000, thuế GTGT 10%. Tính cho quản lý doanh nghiệp. 4. Tính ra tiền lương phải trả 1.000. trong đó bộ phận bán hàng là 300, bộ phận quản lý doanh nghiệp là 700 5. Trích BHXH, BHYT và KPCĐ,BHTN theo tỷ lệ quy định 6. Hao mòn tài sản cố định trong kỳ 400. Phân bổ cho bộ phận bán hàng 100 và bộ phận quản lý doanh nghiệp là 300 7. Chi phí tiếp khách của lãnh đạo trong kỳ 1.000 trả bằng tiền mặt 8. Xuất kho hàng hoá ra tiêu thụ chưa thu tiền, giá thanh toán người mua phải trả 165.000 trong đó giá bán 150.000, thuế GTGT phải nộp là 15.000. Trị giá vốn hàng hoá tương đương là 110.000 9. Chi tiền mặt trả lương công nhân viên. 10. Chuyển tiền gửi ngân hàng nợp thuế cho Nhà nước (sau khi đã trừ thuế GTGT đầu vào). 11. Kết chuyển doanh thu, chi phí xác định kết quả kinh doanh. Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. 2. Phản ánh vào sơ đồ tài khoản xác định kết quả kinh doanh. - 125 - Bài 21: Bảng cân đối kế toán tóm tắt của một doanh nghiệp tính đến ngày 30/11/2017 như sau: (ĐVT: đồng) TÀI SẢN Số Tiền NGUỒN VỐN Số tiền A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 350.000.000 A. NỢ PHẢI TRẢ 120.000.000 1. Tiền mặt 30.000.000 1. Vay ngắn hạn 50.000.000 2. Tiền gửi ngân hàng 120.000.000 2. Phải trả cho người bán 50.000.000 3. Phải thu khách hàng 50.000.000 3. Phải trả, phải nộp khác 20.000.000 4. Nguyên liệu, vật liệu 60.000.000 B. NGUỒN VỐN CSH 630.000.000 5. Công cụ, dụng cụ 20.000.000 1. Nguồn vốn kinh doanh 550.000.000 6. Chi phí SXKD dở dang 10.000.000 2. Lợi nhuận chưa phân phối 80.000.000 7. Thành phẩm 60.000.000 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 400.000.000 1. TSCĐ hữu hình 500.000.000 2. Hao mòn TSCĐ (100.000.000) TỔNG TÀI SẢN 750.000.000 TỔNG NGUỒN VỐN 750.000.000 Trong tháng 12/2017 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 1. Được cấp một tài sản cố định hữu hình nguyên giá 80.000.000 (biên bản bàn giao số 01 ngày 1/12) 2. Mua nguyên vật liệu nợ người bán 66.000.000, trong đó thuế GTGT 6.000.000đ(HĐBH số 01 ngày 2/12, phiếu nhập kho số 01 ngày 2/12) 3. Mua công cụ bằng tiền mặt 660.000, trong đó thuế GTGT 60.000 (HĐBH số 10 ngày 2/12, phiếu nhập kho số 02 ngày 3/12, phiếu chi số 01 ngày 3/12) 4. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 10.000.000 (Giấy báo nợ số 01 ngày 4/12, phiếu thu số 01 ngày 4/12) 5. Khách hàng trả nợ bằng tiền gửi ngân hàng 20.000.000 và tiền mặt 4000.000(Giấy báo có số 01 ngày 5/12, phiếu thu số 02 ngày 5/12) 6. Dùng tiền mặt trả nợ người bán 20.000.000 (phiếu chi số 2 ngày 6/12) 7. Dùng lãi bổ sung nguồn vốn kinh doanh 20.000.000 8. Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ người bán 30.000.000 (Giấy báo nợ số 2 ngày 8/12) 9. Chuyển giao tài sản cố định hữu hình cho đơn vị khác nguyên giá 80.000.000 đã hao mòn 5.000.000(biên bản bàn giao số 2 ngày 9/12) 10. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ cho người bán 2.000.000đ (Giấy báo nợ số 3 ngày 10/12) - 126 - 11. Xuất thành phẩm ra bán: giá xuất kho 50.000.000, giá bán 88.000.000 trong đó thuế GTGT đầu ra 8.000.000, tiền chưa thu. (Phiếu xuất kho kiêm hợp đồng số 01 ngày 11/12, hợp đồng số 01 ngày 11/12) 12. Tập hợp chi phí trong tháng: a. Chi tiền mặt vận chuyển bán hàng 1.000.000đ, tiếp khách tại công ty 500.000 (Phiếu chi số 03 ngày 30/12) b. Tiền thưởng phải trả cho bộ phận bán hàng 5.000.000, quản lý doanh nghiệp 4.000.000 (Bảng lương tháng 12/2017) c. Trích BHXH, KPCĐ, BHYT, BHTN theo đúng quy định chế độ. d. Chi tiền gởi ngân hàng trả tiền điện, nước, điện thoại cho bộ phận bán hàng 2.200.000, quản lý doanh nghiệp 3.300.000, trong đó thuế GTGT 500.000 (HĐBH số 02 ngày 29/12, giấy báo nợ 04 ngày 30/12). 13. Khấu trừ thuế GTGT cuối tháng. 14. Kết chuyển doanh thu, chi phí để xác định kết quả kinh doanh. Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. 2. Mở tài khoản chữ T, ghi số dư đầu kỳ và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. 3. Lập bảng cân đối số phát sinh tháng 12/2017 4. Lập bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2017 5. Xác định kết quả kinh doanh.
File đính kèm:
- bai_giang_nguyen_ly_ke_toan_phan_2.pdf