Bài giảng Phát triển du lịch bền vững - Bài 3: Định hướng và các công cụ tăng cường du lịch bền vững - Huỳnh Văn Đà

Xác định mức độ và tính chất của du lịch

ƒ Hai vấn đề quan trọng trong việc xác định mức độ và tính chất của

hoạt động du lịch để điều chỉnh sự phát triển của du lịch là:

o Sự phân bổ không gian du lịch: Những địa điểm và những cộng đồng

khác nhau ít nhiều sẽ phù hợp với các mức độ phát triển du lịch khác

nhau.

o Thay đổi mức độ nhu cầu trong năm: Tính thời vụ là một trở ngại

chung của du lịch bền vững. Các điểm du lịch đều trãi qua những lúc

cao điểm và những lúc vãn khách.

pdf 20 trang yennguyen 2800
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Phát triển du lịch bền vững - Bài 3: Định hướng và các công cụ tăng cường du lịch bền vững - Huỳnh Văn Đà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Phát triển du lịch bền vững - Bài 3: Định hướng và các công cụ tăng cường du lịch bền vững - Huỳnh Văn Đà

Bài giảng Phát triển du lịch bền vững - Bài 3: Định hướng và các công cụ tăng cường du lịch bền vững - Huỳnh Văn Đà
8/20/2010
1
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
BÀI GIẢNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC CÔNG CỤ TĂNG CƯỜNG DU LỊCH 
BỀN VỮNG
Huỳnh Văn Đà, MB
Trường Đại học Cần Thơ
8/20/2010
2
Định hướng du lịch bền vững
• Xác định mức độ và tính chất của du lịch
ƒ Hai vấn đề quan trọng trong việc xác định mức độ và tính chất của 
hoạt động du lịch để điều chỉnh sự phát triển của du lịch là:
o Sự phân bổ không gian du lịch: Những địa điểm và những cộng đồng 
khác nhau ít nhiều sẽ phù hợp với các mức độ phát triển du lịch khác 
nhau.
o Thay đổi mức độ nhu cầu trong năm: Tính thời vụ là một trở ngại 
chung của du lịch bền vững. Các điểm du lịch đều trãi qua những lúc 
cao điểm và những lúc vãn khách.
Định hướng du lịch bền vững (tt)
• Để thúc đẩy du lịch bền vững cần:
• Lựa chọn thị trường: 
ƒ Chiến lược du lịch cần xác định những thị trường ưu tiên. Việc xác định 
này có ảnh hưởng đến các chính sách về loại hình sản phẩm được ưa 
chuộng và chiến lược tiếp thị.
ƒ Khi lựa chọn thị trường mục tiêu, cần phải cân nhắc các nhân tố phát 
triển bền vững sau:
o Tính thời vụ: Đây là nhân tố chính nhằm lựa chọn thị trường vì mục tiêu 
phát triển bền vững. 
o Tiềm năng phát triển: Vì mục tiêu phát triển kinh tế bền vững phần lớn các , 
điểm du lịch đều hướng cạnh tranh vào những thị trường có biểu hiện phát 
triển trong tương lai.
8/20/2010
3
Định hướng du lịch bền vững (tt)
o Mức chi tiêu bình quân đầu người trong cộng đồng: Những khách du lịch 
tiêu nhiều sẽ có nhiều đóng góp hơn vào nền kinh tế địa phương mà 
không phát sinh chi phí bảo vệ cộng đồng và môi trường. Tuy nhiên, 
cũng cần phải cân nhắc khả năng chi tiêu tại các thị trường khác nhau, 
trong đó bao gồm những thị trường có nhiều du khách chi tiêu vào các 
loại hình sản phẩm và dịch vụ du lịch nhất, mà nguồn thu từ các sản 
phẩm và dịch vụ đó sẽ được giữ lại tại địa phương.
o Thời gian lưu trú: Những khách du lịch lưu trú lâu hơn sẽ có đóng góp 
nhiều hơn về mặt kinh tế, có ý thức hỗ trợ cộng đồng địa phương và nhu 
cầu bảo tồn, cũng như sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn (khoản thu của 
ỗ ả ầđịa phương) trên m i kho ng cách đi lại (chi phí môi trường toàn c u). 
Tuy nhiên, ở nhiều nơi trên thế giới, các chuyến du lịch ngắn ngày đang 
có xu hướng phổ biến hơn các chuyến du lịch dài ngày.
o Khoảng cách đi lại: Thị trường du lịch càng gần, hành trình đến điểm du 
lịch sẽ ngắn hơn và sẽ góp phần giảm tác động tới môi trường toàn cầu 
do khí thải từ giao thông.
Định hướng du lịch bền vững (tt)
o Khả năng chào hàng thích hợp: Một số thị trường có khả năng phản ứng 
tích cực hơn các thị trường khác trong việc đưa ra các loại hình và sản 
phẩm du lịch chào hàng.
o Trách nhiệm và tác động: Những điểm du lịch có môi trường hoặc cộng 
đồng nhạy cảm có thể thu hút những du khách có khả năng đánh giá và 
có trách nhiệm cao hoặc ít gây tác động đến cộng đồng và môi trường do 
bản chất hoạt động của họ.
o Tính tin cậy: Có nhiều thuận lợi trong việc lựa chọn những thị trường ít 
xảy ra tình trạng biến động bất thường do các nhân tố như các sự kiện 
quốc tế, tỉ giá giao dịch hay hình ảnh của khu vực.
o Tạo cơ hội cho mọi người: Để đảm bảo sự thoả mãn của du khách, cần 
tăng kinh nghiệm phục vụ du khách, chú ý đến nhu cầu của những người 
chịu thiệt thòi về thể chất hay kinh tế.
o Khả năng tiếp cận thị trường hiệu quả: Chỉ nên lựa chọn những thị 
trường khi có được quy trình giao tiếp hiệu quả và kinh tế.
8/20/2010
4
Định hướng du lịch bền vững (tt)
• Lựa chọn sản phẩm:
ƒ Các chiến lược du lịch cần cân nhắc sự cân đối của các sản phẩm ở 
điểm du lịch. Việc cân nhắc tính bền vững có thể hướng vào khoảng 
trống giữa các sản phẩm chào hàng hay hướng vào các loại sản 
phẩm làm nổi bật.
ƒ Có nhiều sản phẩm du lịch mang tính bền vững. Trong đa số 
trường hợp, tác động phụ thuộc vào tính chất và vị trí của sự phát 
triển cũng như cách thức hoạt động. Tuy nhiên, các loại sản phẩm 
khác nhau đều có những mặt mạnh và mặt yếu phù hợp với phát 
triển bền vững.
ƒ Nhìn chung, những điểm du lịch cần tập trung vào sự đa dạng của 
các loại sản phẩm miễn là chúng phù hợp với nhu cầu của thị trường, 
được quy hoạch, phát triển tốt và được điều hành nhằm đáp ứng nhu 
cầu của cộng đồng địa phương cũng như môi trường.
Định hướng du lịch bền vững (tt)
• Tác động tới hoạt động của các doanh nghiệp du lịch
Mặc dù hoạt động của các doanh nghiệp du lịch về cơ bản là trách nhiệm 
của ngành kinh tế tư nhân, song chính phủ phải đưa ra chính sách nhằm 
khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động sao cho bền vững. Lĩnh vực 
chủ chốt của các doanh nghiệp là: 
ƒ Chất lượng và chăm sóc khách hàng: điều này quan trọng đối với bền vững 
kinh tế và đáp ứng khách hàng.
ƒ Quản lý môi trường: Thiết lập hệ thống quản lý môi trường ở một cấp độ nhất 
định sẽ là một phần trong kế hoạch hoạt động của các doanh nghiệp. Sử dụng 
cân bằng tài nguyên chẳng hạn như nước, xem xét nhu cầu địa phương cũng 
là một cách quản lý môi trường hiệu quả .
ƒ Quản lý nhân lực: Hàng hoá chất lượng cao, cân bằng cơ hội việc làm có ý 
nghĩa rất quan trọng. Còn có một số vấn đề khác liên quan như cơ hội việc 
làm cho người dân địa phương, người nghèo, và người gặp hoàn cảnh khó 
khăn khác.
8/20/2010
5
Định hướng du lịch bền vững (tt)
ƒ Quản lý dây chuyền cung ứng: Các khía cạnh bền vững khác nhau tập 
trung vào việc các doanh nghiệp phải hợp tác với các nhà cung ứng:
o Là người bản địa, từ đó phát triển kinh tế địa phương, rút ngắn khoảng cách 
đi lại.
o Ủng hộ chính sách buôn bán và tuyển lao động đúng quy cách.
o Sống, ủng hộ và hoà đồng cùng cộng đồng dân cư nghèo.
o Áp dụng các quy trình sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường.
ƒ Mối quan hệ với địa phương và môi trường: Cần khuyến khích các doanh 
nghiệp ủng hộ việc bảo tồn môi trường địa phương và sự nghiệp xã hội.
ƒ Tác động tới du khách: Các doanh nghiệp có ảnh hưởng quan trọng tới 
thái độ của du khách thông qua việc cung cấp thông tin, giải thích hướng 
dẫn và tạo điều kiện.
Định hướng du lịch bền vững (tt)
• Tác động tới du khách – thúc đẩy tiêu thụ ổn định
Hoạt động và quyết định của du khách liên quan mật thiết với chương 
trình phát triển bền vững Do đó cần: . 
o Nâng cao nhận thức của du khách về du lịch bền vững thông qua 
hoạt động tiếp thị, cung cấp thông tin trên các phương tiện thông tin 
đại chúng trong chuyến đi hay tại điểm du lịch. 
o Cần khuyến khích du khách: 
o Tôn trọng và không được có bất kỳ hành động nào gây tổn hại đến 
địa phương.
o Tìm hiểu về di sản văn hoá thiên nhiên của khu, điểm du lịch.
o Mua sản phẩm của địa phương.
o Giảm thiểu tác động tới môi trường (tiết kiệm nước và năng lượng, 
không vứt rác bừa bãi).
o Tuân thủ quy định về các hoạt động ngoài trời như quan sát đời sông 
hoang dã.
o Ủng hộ các dự án xã hội và bảo tồn bằng cách đóng góp tiền hoặc 
theo nhiều cách khác.
8/20/2010
6
Các công cụ tăng cường du lịch bền vững
• Các công cụ tăng cường du lịch bền vững được chia làm 5 nhóm 
với mục đích khác nhau:
Các công cụ đo lường: được sử dụng để xác định các mức độ và tácƒ 
động của du lịch và để cập nhật được những thay đổi hiện nay hoặc 
tương lai.
ƒ Các công cụ chỉ huy và kiểm soát: tạo điều kiện để kiểm soát chặt chẽ 
hơn các khía cạnh cụ thể của phát triển và hoạt động du lịch, với sự hỗ 
trợ của luật pháp. 
ƒ Các công cụ kinh tế: gây ảnh hưởng lên hành vi và tác động du lịch thông 
qua các phương tiện tài chính và gửi đi các tín hiệu thông qua thị trường.
ấ ẩƒ Các công cụ tùy chọn: cung c p các khung chu n hoặc các quy trình 
khuyến khích các nhóm đối tượng tham gia tự nguyện vào các cách tiếp 
cận và tập quán bền vững.
ƒ Các công cụ hỗ trợ: thông qua các công cụ này có thể vừa trực tiếp vừa 
gián tiếp tác động và hỗ trợ các doanh nghiệp và khách du lịch thực hiện 
việc điều hành và các hoạt động của họ một cách bền vững hơn.
Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt)
• Các công cụ đo lường
• Các chỉ số bền vững: Các nỗ lực nhằm đạt được những tiến bộ về phát triển bền 
ể ế ểvững chỉ có th vô nghĩa n u không có những phương thức khách quan đ : hoặc 
là đánh giá xem những nguyên tắc bên trong của phát triển bền vững có được tôn 
trọng hay không, hoặc là để đo mức độ tiến bộ. Do đó, việc xác định và sử dụng 
các chỉ số đo tính bền vững là một yếu tố trọng tâm trong quá trình lập kế hoạch 
và quản lý.
ƒ Các chỉ số có thể được sử dụng để chỉ ra:
ƒ Hiện trạng của ngành công nghiệp (VD: tỉ suất phòng, mức độ hài lòng của du 
khách).
ƒ Các áp lực đối với hệ thống (VD: tình trạng thiếu nước, tỉ lệ tội phạm).
ƒ Tác động của du lịch (VD; những thay đổi về mức thu nhập trong cộng đồng 
địa phương, tỷ lệ phá rừng).
ƒ Nỗ lực quản lý (VD: đầu tư vào việc khắc phục ô nhiễm bờ biển).
ƒ Tác động của các hành động quản lý (VD: mức độ ô nhiễm đã được cải thiện, 
số lượng khách du lịch quay trở lại).
8/20/2010
7
Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt)
• Giám sát bền vững: Giám sát bền vững bao gồm việc sử dụng các chỉ số được lựa chọn để 
xác định các điều kiện môi trường, xã hội và kinh tế. Việc giám sát dựa trên các hệ thống kết 
quả cơ sở tạo điều kiện để xác định các xu thế phát hiện thay đổi và nếu có thể dự đoán , , 
trước thay đổi, và theo dõi tiến độ. Để đạt được hiệu quả cao nhất cần tiến hành giám sát 
thường xuyên và tuân thủ theo một nghi thức chi tiết.
• Hình thức thứ nhất trong việc giám sát bền vững của du lịch là:
ƒ Các mức độ du lịch: bao gồm cả cung (VD: bằng cách kiểm tra sổ sách khách lưu trú) và 
cầu (VD: số khách tham quan các điểm du lịch chính hoặc số khách ở lại qua đêm).
ƒ Tình trạng môi trường và xã hội: điều này có thể là kết quả của du lịch hoặc ảnh hưởng 
tới hoạt động du lịch. Ví dụ: tỷ lệ có việc làm, tỉ lệ tội phạm, chất lượng không khí và 
nước, số lượng các loài tại các môi trường nhạy cảm hoặc có mật độ du lịch cao.
• Thứ hai, hình thức giám sát khác là cập nhật những hoạt động, nhu cầu và ý kiến của 
các nhóm nhóm đối tượng chính chủ yếu là: , 
ƒ Khách du lịch: thông qua khảo sát địa điểm du lịch, các nhóm trọng điểm và các ý kiến 
phản hồi thông qua chủ nhà... để kiểm tra hồ sơ và mức độ hài lòng của du khách.
ƒ Doanh nghiệp: thông qua các cuộc điều tra, gặp mặt... để kiểm tra việc hiệu quả kinh tế 
và môi trường của doanh nghiệp, suy nghĩ và nhu cầu của doanh nghiệp.
ƒ Cộng đồng địa phương: thông qua các khảo sát hộ gia đình, các nhóm trọng tâm... để 
kiểm tra thái độ của họ đối với du lịch và mối quan tâm của họ về tác động của du lịch.
Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt)
• Xác định các giới hạn của du lịch
ƒ Một trong những nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững là 
việc chuẩn bị để xác định và tuân thủ các giới hạn về phát triển du 
lịch và lượng khách du lịch.
ƒ Có một thực tế đã được chứng minh rộng rãi là: ở những nơi nào 
du lịch gắn với những tác động môi trường hoặc xã hội tiêu cực 
thì thường nguyên nhân là do quá tải khách du lịch hoặc do tốc độ 
và quy mô phát triển du lịch vượt quá khả năng tiếp nhận của 
điểm du lịch.
ƒ Cần phải xác định các giới hạn phát triển du lịch để lấy đó làm 
công cụ hỗ trợ việc quy hoạch và xây dựng chính sách và thực 
hiện các giới hạn đó thông qua hành động kiểm soát ngay tại hiện 
trường.
8/20/2010
8
Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt)
• Các công cụ chỉ đạo và kiểm soát
ƒ Pháp luật quy định cấp phép , , 
o Pháp luật, quy định, và cấp phép là các công cụ có mối liên 
hệ qua lại có thể được sử dụng để tăng cường bền vững 
thông qua việc đặt ra các yêu cầu bắt buộc, có thể thi hành 
và có thể dẫn tới các hình phạt và tiền phạt nếu không đáp 
ứng các yêu cầu đó. Luật pháp cho phép nhà cầm quyền 
áp đặt các yêu cầu được xác định và chi tiết hóa bằng các 
quy định. Cấp giấy phép là quá trình kiểm tra và công bố 
sự tuân thủ theo các quy định hoặc các tiêu chuẩn bắt 
buộc được xác định khác, dẫn tới việc cấp phép hoạt 
động.
Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt)
ƒ Sự giám sát, quy định của pháp luật:
Một số mặt trong phát triển, vận hành và quản lý du lịch cần phải được kiểm soát bằng luật pháp 
và những quy định nhằm bảo vệ môi trường, cộng đồng, khách tham quan và sự thành đạt của 
công việc kinh doanh. Các mặt đó là:
o Địa điểm và bản chất của phát triển, nằm trong các quy định về quy hoạch và phát triển.
o Quyền và điều kiện cho nhân viên.
o Sức khỏe và an toàn cho du khách như vệ sinh thực phẩm, nguy cơ cháy nổ, tai nạn.
o Tập quán thương mại và khả năng kinh doanh.
o Tác hại nghiêm trọng đến môi trường (VD: do nước và khí thải gây ra).
o Gây phiền phức dai dẳng cho các cộng đồng địa phương, chẳng hạn tiếng ồn quá tải.
o Sử dụng nước và các nguồn lực khan hiếm khác.
o Tình trạng du khách có thái độ thái quá hoặc lạm dụng người dân địa phương và ngược 
lại (ví dụ: mại dâm trẻ em).
o Quyền tiếp cận dịch vụ, đất đai
Những khía cạnh trên là mối quan tâm của toàn cầu và do đó cần phải được đưa vào khung pháp 
lý cơ bản tại mỗi nước và áp dụng cho mọi loại hình du lịch và tại mọi địa điểm.
8/20/2010
9
Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt)
ƒ Cấp đăng ký:
o Việc cấp đăng ký cho các doanh nghiệp du lịch có thể được sử dụng 
để:
o Chứng nhận việc tuân thủ các luật pháp cơ bản về các vấn đề như 
việc làm và bảo vệ môi trường.
o Chứng nhận việc tuân thủ những quy định khác cụ thể hơn, như nêu 
ở trên.
o Thi hành các tiêu chuẩn trên mức các thủ tục pháp lý tối thiểu.
o Kiểm soát số cơ sở du lịch trên một địa bàn.
ế ấ ề ếo Cơ ch c p đăng ký đã được áp dụng tại nhi u nơi trên th giới 
nhằm kiểm soát hoạt động du lịch và thực thi các tiêu chuẩn ở các 
lĩnh vực như cho thuê nhà, hướng dẫn viên du lịch, và buôn bán tạm 
bợ trên hè phố...
Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt)
• Quy hoạch sử dụng đất đai và kiểm soát phát triển
• Quy hoạch sử dụng đất đai:
ƒ Trước kia quy hoạch du lịch có chiều hướng được thực hiện thông qua việc 
chuẩn bị các quy hoạch có phần cứng nhắc và được áp đặt từ trên xuống. 
Trong đó chỉ ra các địa điểm và khu vực dành cho phát triển du lịch chủ yếu là 
các thuộc tính tự nhiên của đất và địa phương về khối lượng và khả năng tiếp 
cận của khách du lịch. Các nguyên tắc phát triển bền vững hướng về một 
cách tiếp cận mang tính chiến lược, linh hoạt và từ cơ sở lên, có tính đến một 
loạt các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường và dựa trên việc bàn bạc và tham 
gia của địa phương.
• Một số điểm quan trọng cần phải lưu ý khi xây dựng kế hoạch bao gồm: , 
• Quy hoạch tích cực cho phát triển bền vững.
• Tiềm năng sử dụng các công cụ khác cùng với việc quy hoạch
• Hoạch định tương lai
8/20/2010
10
Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt)
• Các quy trình kiểm soát phát triển:
ƒ Để thực hiện hiệu quả việc quy hoạch sử dụng đất cần phải , 
xây dựng một quá trình kiếm soát phát triển đảm bảo nó tuân 
thủ với các quy định về quy hoạch sử dụng đất và ngăn chặn 
những dự án bất hợp pháp. Để làm được việc đó cần:
ƒ Một nguồn nhân lực dồi dào hơn để phục vụ công tác xử lý 
các đơn xin cấp phép.
ƒ Xây dựng năng lực cho các chính quyền địa phương nhằm 
nâng cao kiến thức về các vấn đề du lịch bền vững. 
ƒ Thông báo rõ ràng cho các chủ dự án tương lai biết các yêu 
cầu về thủ tục cần tuân thủ và các t ... . Du lịch 
nên được tính đến trong tất cả các kế hoạch giao 
thông vận tải, dựa trên số lượng lượt khách du lịch 
hiện nay và những ước tính trong tương lai. Đường lối 
chính sách chung là tăng cường giao thông tới và 
trong phạm vi các điểm du lịch sử dụng các phương 
thức vận tải ít gây ô nhiễm, và quản lý sự đi lại của du 
khách theo cách giảm tối đa ách tắc và những tác 
động bất lợi đối với cộng đồng dân cư địa phương và 
với môi trường.
8/20/2010
15
Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt)
• Các trang thiết bị và dịch vụ công cộng:
ƒ Việc cung cấp các dịch vụ công cộng cần được lên kế hoạch kĩ luỡng tại 
các điểm du lịch, đặc biệt ở những vùng nghèo tài nguyên thiên nhiên.
ƒ Nước
ƒ Năng lượng
ƒ Chất thải rắn
ƒ Hệ thống thoát nước
ƒ Viễn thông
Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt)
• Các dịch vụ khẩn cấp và an ninh:
• An toàn cũng như an ninh trật tự đang là những vấn đề ngày càng 
ốcó ý nghĩa quan trọng đ i với hiệu quả và việc tạo ra diện mạo 
cho các điểm du lịch. Mức độ bảo hiểm và việc cung cấp thêm 
một vài dịch vụ khẩn cấp khác như dịch vụ y tế và cứu hoả nên 
được lưu tâm. Nhà cung cấp các dịch vụ này nên thường xuyên 
liên hệ với các cơ quan ban ngành, các nhà quản lý về du lịch. 
Vấn đề mấu chốt là khả năng đáp ứng yêu cầu của khách du lịch 
của các nhà cung cấp. Một vài địa điểm du lịch đã có các chương 
trình hỗ trợ khách du lịch và đường dây liên lạc giúp đỡ . 
• Các hệ thống giải quyết các tình huống khẩn cấp như cấp cứu về 
sức khỏe, khủng bố, các thảm hoạ công nghiệp và tự nhiên, bao 
gồm cả việc phản ứng với những cảnh báo trước khi xảy ra tình 
huống, nên được diễn tập kĩ càng. Những kế hoạch di tản cũng 
nên được đưa ra khi cần thiết trong quá trình diễn tập này.
8/20/2010
16
Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt)
• Xây dựng năng lực
• Xây dựng năng lực là việc phát triển tiềm năng và khả năng của những nhóm đối 
ể ế ế ềtượng đ đưa ra và thực hiện các quy t định sẽ đưa đ n một ngành du lịch b n vững 
hơn, bằng cách nâng cao hiểu biết, kiến thức, sự tự tin và các kĩ năng của họ.
• Quá trình xây dựng năng lực vì ngành du lịch bền vững sẽ tập trung cơ bản vào:
ƒ Các đơn vị kinh doanh du lịch: đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì các 
doanh nghiệp này còn nhiều hạn chế về năng lực chuyên nghiệp so với các doanh 
nghiệp lớn, và có nhiều khả năng cần tìm kiếm sự hỗ trợ hơn.
ƒ Cộng đồng địa phương, cụ thể hơn là các nhóm người nắm giữ cổ phần ở địa 
phương.
ƒ Các cơ quan tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước và các tổ chức phi chính , 
phủ.
ƒ Chính phủ ở cả hai cấp quốc gia và địa phương có thể đóng vai trò trực tiếp trong 
việc thực hiện hoạt động xây dựng năng lực, hoặc có thể hỗ trợ về tài chính, kĩ 
thuật hay chính trị để các cơ quan khác thực hiện. Quá trình xây dựng năng lực là 
một phần chủ chốt trong các dự án hỗ trợ cho phát triển bền vững, có sự tham gia 
của một loạt các cơ quan bao gồm cả chính phủ. Việc hỗ trợ không nhất thiết dưới 
hình thức tài chính, chính phủ thường đóng vai trò tạo điều kiện thuận lợi cho quá 
trình này được thực hiện.
Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt)
• Xây dựng năng lực trong các doanh nghiệp:
• Một phần quan trọng trong quá trình xây dựng năng lực có liên quan tới việc hỗ trợ các doanh 
nghiệp tư nhân tạo được sự ổn định trong hoạt động kinh doanh. Các phương pháp hỗ trợ bao 
gồm:
ƒ Tư vấn trực tiếp: một loạt các dịch vụ tư vấn của chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, 
cũng có thể được trợ giúp bởi các nhà tài trợ. Hoạt động tư vấn kĩ thuật về việc quản lý 
môi trường và các vấn đề tạo sự bền vững khác đã được chứng minh là một trong những 
phương pháp tốt nhất để đạt được những thay đổi hiệu quả.
ƒ Tiến hành các chương trình đào tạo và các cuộc hội thảo: các hoạt động này gồm các 
khía cạnh liên quan tới việc quản lý kinh doanh và môi trường. Các khoá đào tạo, kèm 
theo các chuyến thăm quan thực tế, cũng có thể được vận dụng một cách hiệu quả để 
nâng cao ý thức cho các doanh nghiệp về những nét đặc trưng và sự nhạy cảm riêng biệt 
của những di sản văn hoá và tự nhiên ở địa phương, những kiến thức này được truyền 
đ t l i h khá h thạ ạ c o c am quan.
ƒ Sử dụng sách tư vấn: một số quốc gia và các dự án đã cung cấp các sách hướng dẫn về 
sự bền vững cho các doanh nghiệp, trong đó có các địa chỉ liên hệ để đuợc biết thêm 
thông tin. Đây là một phương pháp tốt để tiếp cận được với đông đảo người xem nhưng 
sẽ hiệu qủa hơn nếu kết hợp với việc đào tạo trực tiếp và những công cụ khác.
Việc nâng cao ý thức và kĩ năng của từng nhân viên, đặc biệt là ở các cơ sở kinh doanh lớn cũng 
nên được coi là một phần trong quá trình xây dựng năng lực. 
8/20/2010
17
Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt)
• Phát triển mạng lưới và các khu vực học tập:
• Một trong những cách tốt nhất để đảm bảo có thêm nhiều đối tượng tham gia vào quá trình xây 
dựng năng lực, cũng như để tăng thêm các cơ hội thực thi những phương thức hữu hiệu lâu 
dài là khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp cộng tác làm việc theo nhóm hoặc theo mạng 
lưới. Các mạng lưới có thể tăng cường khả năng cho các doanh nghiệp nêu ra các vấn đề liên 
quan đến tính bền vững. Việc tạo thành mạng lưới có thể dựa trên vị trí địa lý hoặc chủ đề 
quan tâm chung, và có thể liên quan tới các tổ chức có uy tín như các hiệp hội du lịch. Các 
mạng lưới này đem lại lợi ích trong việc thúc đẩy các tiêu chuẩn chung, sự hỗ trợ lẫn nhau, và 
những áp lực ngang bằng giữa các thành viên.
• Bước phát triển xa hơn của phương thức mạng lưới là khái niệm “khu vực học tập”. Theo 
truyền thống, đào tạo về du lịch được xem là quá trình một chiều trong đó các cá nhân hoặc 
doanh nghiệp nhận được sự hướng dẫn từ các tổ chức đào tạo. Những cách tiếp cận mới là 
các quá trình hai chiều, tiến bộ và năng động hơn, dựa trên quan niệm học tập không ngừng. 
Một “khu vực học tập về du lịch” liên kết những nhóm đối tượng ở cùng một địa điểm (hoặc 
h ộ hủ đề â ) để h ó hể h á ải hiệ ă l h độ ủ ỗi d hc ung m t c quan t m ọ c t ợp t c c t n n ng ực oạt ng c a m oan 
nghiệp, chất lượng và sự bền vững của ngành du lịch trong toàn vùng, thông qua việc phát 
triển và trao đổi các kĩ năng, kiến thức và kinh nghiệm. Tất cả các cơ quan nhà nước và các 
doanh nghiệp tư nhân có liên quan sẽ được xem như một phần của khu vực học tập, bao gồm 
cả người đào tạo và người được đào tạo. Phương pháp khu vực học tập nhằm để đảm bảo 
rằng các quá trình xây dựng năng lực được phát triển trong bản thân các doanh nghiệp và đáp 
ứng đúng với nhu cầu của họ, đồng thời xây dựng mối quan hệ hợp tác và giảm tình trạng sao 
chép lẫn nhau giữa các tổ chức đào tạo. Một cổng thông tin trên web sẽ đóng một vai trò quan 
trọng trong việc xác định đặc điểm của khu vực học tập và tạo thuận lợi cho quá trình giao tiếp 
trong đó.
Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt)
• Quá trình xây dựng năng lực trong cộng đồng địa phương:
• Quá trình xây dựng năng lực trong các cộng đồng địa phương là một yếu tố quan 
trọng trong việc phát triển du lịch bền vững liên quan tới việc nâng cao quyền hạn 
ồ ốcủa cộng đ ng và một s những mục tiêu quan trọng khác. Đây là một quá trình 
mất nhiều thời gian. Nó nên được thực hiện một cách cẩn thận và dựa trên 
nguyên tắc hỗ trợ các cộng đồng địa phương hơn là mang tính áp đặt. Một số khu 
vực đã đạt được thành công đặc biệt thông qua việc hợp tác thực hiện giữa từng 
doanh nghiệp tư nhân và cộng đồng tại địa phương.
• Giai đoạn đầu tiên bao gồm việc tạo ra điều kiện thuận lợi cho quá trình quan sát 
thực trạng, và sự trợ giúp bằng việc đánh giá thực tế về các cơ hội và ảnh hưởng. 
Vấn đề về mức độ công khác với tư, hoạt động và sự sở hữu (rất đa dạng giữa 
các kiểu xã hội khác nhau) cũng cần được nêu lên ở giai đoạn đầu, kể cả các vấn 
đề ề bì h đẳ ã hội h bì h đẳ iới T ê thế iới đã ó hiề d á ó v n ng x n ư n ng g . r n g c n u ự n c sự 
cộng tác của các cộng đồng địa phương về quá trình xây dựng năng lực vì ngành 
du lịch bền vững.
• Giai đoạn hai của quá trình xây dựng năng lực trong cộng đồng bao gồm sự hỗ trợ 
để thu được kiến thức và kĩ năng. Các nội dung điển hình gồm có: chăm sóc 
khách hàng, tiếp thị, quản lý môi trường, dịch vụ hướng dẫn, kĩ năng kinh doanh, 
làm việc và thương lượng với những người quản lý thương mại, phát triển dây 
chuyền cung cấp ở điạ phương, đào tạo ngôn ngữ cơ bản, giám sát hoạt động và 
các ảnh hưởng.
8/20/2010
18
Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt)
• Củng cố tổ chức:
• Quá trình xây dựng năng lực vì ngành du lịch bền vững hơn cũng nên 
hướng vào các bộ thuộc chính phủ ở tất cả các cấp, và các cơ quan trực 
thuộc bộ. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia còn có yêu cầu nâng cao nhận 
thức và kiến thức về những vấn đề phát triển bền vững trong ngành du 
lịch. Những yêu cầu và phương thức khác nhau bao gồm:
ƒ Phát triển năng lực cơ bản (về mặt nhận thức, năng lực và các nguồn 
lực) ở tất cả các cấp.
ƒ Đảm bảo nhận thức và sự ủng hộ về chính trị.
ƒ Giới thiệu năng lực về kĩ thuật trong các cơ quan tổ chức .
Việc củng cố tổ chức cũng rất quan trọng đối với các loại tổ chức khác. 
Ví dụ như các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực quản lý 
môi trường hoặc phát triển cộng đồng có thể đóng một vai trò quan 
trọng trong việc hướng du lịch vào những mục tiêu phát triển bền 
vững, nhưng có thể còn thiếu những kiến thức thực tế về du lịch.
Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt)
• Mở rộng, và chia sẻ kiến thức và các tập quán tốt:
• Để thúc đẩy quá trình xây dựng năng lực, chính phủ các nước nên hỗ trợ nghiên cứu và giáo 
dục liên quan tới phát triển du lịch bền vững và phổ biến các tập quán tốt. Hoạt động này bao 
ồg m:
• + Những vấn đề bền vững trong giáo dục du lịch. Các khoá học lý thuyết và thực hành về du 
lịch cho sinh viên nên kèm thêm các vấn đề phát triển bền vững trong chuơng trình học. Các 
khoá học về các lĩnh vực liên quan như quản lý môi trường và phát triển bền vững nên nói 
đến vai trò của ngành du lịch.
• + Hỗ trợ và phổ biến những nghiên cứu và thông tin liên quan. Hoạt động thu thập và tiếp cận 
thông tin để hướng dẫn phát triển bền vững có thể rất tốn kém với từng doanh nghiệp, dự án 
và cộng đồng dân cư riêng lẻ. Những công trình nghiên cứu liên quan nên được hỗ trợ rồi 
sau đó kết quả sẽ được chia sẻ. Điều này bao hàm việc tiến kịp với những nghiên cứu và 
kiế thứ t ê thế iới Cá hủ đề liê hủ ế b ồ hiê ứ thị t ờ án c r n g . c c n quan c y u ao g m ng n c u rư ng, qu 
trình quản lý và ứng dụng công nghệ.
• + Công nhận và phổ biến những tập quán tốt. Một số quốc gia và tổ chức quốc tế sử dụng 
các hệ thống khen thưởng các đơn vị phát triển bền vững như một phương pháp đề cao 
những tập quán tốt. Các kĩ thuật phổ biến khác nhau có thể được vận dụng.
• + Khuyến khích các chương trình du lịch với mục đích học tập và những phương thức trao đổi 
khác. Những điều bổ ích đạt được từ việc học hỏi kinh nghiệm của những điểm du lịch tương 
đồng hoặc từ những sáng kiến trong và ngoài nuớc được nhấn mạnh.
8/20/2010
19
Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt)
• Hoạt động tiếp thị và các dịch vụ thông tin
• Hoạt động tiếp thị về đất nước hoặc các điểm du lịch và cung cấp thông tin cho du khách là 
những nhiệm vụ vốn có của chính phủ ở cả hai cấp trung ương và địa phương Việc này . 
thường được thực hiện bởi Bộ Du lịch, cơ quan quản lý du lịch ở một vùng hoặc chính quyền 
địa phương.
• Hoạt động tiếp thị và các dịch vụ thông tin là những công cụ trực tiếp, linh hoạt và có ảnh 
hưởng lớn, có thể được sử dụng để tác động lên hoạt động của các loại hình đơn vị kinh 
doanh du lịch khác nhau và tới hành vi của du khách, thông qua việc tạo ra mối liên lạc thiết 
yếu giữa các điểm du lịch, các sản phẩm du lịch và khách du lịch.
• Sự thành công của hoạt động tiếp thị cho một điểm du lịch phụ thuộc một phần vào việc phát 
triển và quảng bá một tên hiệu rõ ràng đựa trên những giá trị cốt lõi của địa điểm du lịch đó. Vì 
sự phát triển bền vững, tên hiệu và các hình ảnh đi kèm (gồm có tranh ảnh và văn bản) nên 
mang những đặc điểm sau: 
ƒ Đủ sinh động để thu hút sự chú ý và kích thích sự quan tâm
ƒ Đủ độc đáo để phân biệt với các địa điểm khác.
ƒ Phù hợp với những giá trị của các thị trường mục tiêu của địa điểm du lịch đó.
ƒ Có tính chính xác, chẳng hạn có liên quan tới những gì du khách sẽ thấy được trong thực 
tế.
ƒ Tránh sự rập khuôn và những hình ảnh hạ thấp giá trị của cộng đồng địa phương.
Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt)
• Dù thương hiệu và hình ảnh của một điểm du lịch là như thế nào, thì tất cả các điểm du lịch 
nên đảm bảo rằng du khách được cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết và chính xác trước và 
t h ế đi ủ h h hé h ó đ hữ l h ới đầ đủ thô ti ầ thiếtrong c uy n c a ọ, c o p p ọ c ược n ng sự ựa c ọn v y ng n c n 
và khuyến khích những hành vi có trách nhiệm. Điều này liên quan tới toàn bộ điểm du lịch và 
từng khu vực riêng lẻ, tới cộng đồng địa phương. Thông tin nên bao gồm:
• Môi trường tự nhiên, bao gồm các đặc trưng đặc biệt và mức độ nhậy cảm với một số hoạt 
động cụ thể.
• Lịch sử, di sản văn hoá và truyền thống tại địa điểm du lịch, bao gồm những gợi ý về lợi ích 
của du khách và hành vi của họ.
• Những điều kiện kinh tế xã hội hiện tại, và hàm ý về cách đối xử với du khách.
• Thông tin liên quan tới sức khoẻ và sự an toàn của khách du lịch.
8/20/2010
20
Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt)
• Việc cung cấp thông tin về địa phương cũng có thể được kết hợp với yếu tố giải thích thêm về tình hình của 
địa phương để du khách có thêm hiểu biết về những vấn đề về môi trường ở đó và nhu cầu của cộng đồng 
dân cư sống trong đó Những chủ thể đóng vai trò cung cấp thông tin bao gồm: . 
• Các trung tâm thông tin du lịch (TIC): truyền đạt thông tin trực tiếp có hiệu quả đặc biệt để cung cấp cho du 
khách thông tin chính xác phù hợp nhất. Các trung tâm thông tin du lịch thường được chính phủ hỗ trợ, mặc 
dù việc đảm bảo ổn định lâu dài về tài chính của các trung tâm này vẫn là một thách thức.
• Các trung tâm dành cho khách du lịch: kết hợp cung cấp thông tin cho du khách và trưng bầy thông tin chi tiết 
về tình hình của địa phương.
• Các tấm panô và biển hiệu cung cấp thông tin: cần được thiết kế đẹp mắt, ngôn ngữ giản dị, đặt ở những địa 
điểm thích hợp.
• Đại diện của các công ty du lịch: sẽ rất có tác dụng nếu thông tin giới thiệu về điểm du lịch được cung cấp 
cho khách hàng từ đại diện các công ty, định hướng cho họ về các hoạt động trong và ngoài điểm du lịch.
Chủ á dị h ấ hỗ ở ời hủ à hâ iê tiế tâ ở á dị h l t ú là đị hỉ liê l• c c c vụ cung c p c : ngư c v n n v n p n c c c vụ ưu r a c n ạc 
thường xuyên trong suốt chuyến du lịch. Những thông tin do họ cung cấp (trực tiếp hoặc qua thông báo) liên 
quan tới khu vực xung quanh hoặc những hành vi cần thực hiện trong khu vực lưu trú như việc sử dụng 
nước, sử dụng điện
• Hướng dẫn viên: hướng dẫn viên của các chương trình du lịch và hướng dẫn viên của địa phương đóng một 
vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tác động đến hành vi của du khách cũng như cung cấp những hiểu biết 
về khu vực du lịch.
•
▲Xây dựng một số công cụ cụ thể cho du 
lịch ở tỉnh (thành) mà bạn quan tâm?

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_phat_trien_du_lich_ben_vung_bai_3_dinh_huong_va_ca.pdf