Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng - Nguyễn Thị Huyền

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

1.1. Chuỗi cung ứng

1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng

Có nhiều khái niệm về chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng được định nghĩa là sự

hợp tác giữa các doanh nghiệp để đưa sản phẩm và dịch vụ ra thị trường1. Chuỗi cung

ứng cũng được cho là tập hợp các doanh nghiệp trong một chuỗi từ nhà cứng ứng

nguyên vật liệu đến nhà sản xuất sản phẩm và phân phối sản phẩm đến người cuối

cùng2. Nói chung, các doanh nghiệp có liên quan đến việc sản xuất và cung ứng sản

phẩm/dịch vụ đến tay người tiêu dùng như nhà cung cấp nguyên vật liệu, nhà lắp ráp,

nhà bán buôn, nhà bán lẻ, công ty vận chuyển đều là những thành phần của chuỗi cung

ứng3. Đồng thời, những định nghĩa này xem người tiêu dùng cuối cùng cũng là một bộ

phận của chuỗi cung ứng4.

Theo một định nghĩa khác, chuỗi cung ứng được hiểu là mạng lưới liên kết các

tổ chức, gồm liên kết ngược (upstream linkages) và liên kết xuôi (downstream

linkages), thông qua quá trình và hoạt động nhằm tạo ra giá trị cho các sản phẩm dịch

vụ cung cấp cho người tiêu dùng cuối cùng5.

Như vậy, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những thành phần liên quan trực

tiếphay gián tiếp nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ

bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan đến nhà vận chuyển, nhà kho,

nhà bán lẻ, và khách hàng.Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các thành phần và sự lựa

chọn phân phối nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu, biến đổi nguyên

vật liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm, phân phối sản phẩm đến nơi tiêu dùng.

Một số điểm cần chú ý đối với chuỗi cung ứng:

- Chuỗi cung ứng thể hiện sự dịch chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm xuyên suốt

quá trình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng.

- Chuỗi cung ứng bao gồm các thành viên trực tiếp (nhà cung cấp, nhà sản xuất,

doanh nghiệp cung cấp thông tin, các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, các nhà môi

giới, các nhà tư vấn, )

- Khách hàng là thành tố tiên quyết của chuỗi cung ứng. Mục đích then chốt của

bất kỳ chuỗi cung ứng nào là nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng trong tiến trình tạo

ra lợi nhuận cho chính doanh nghiệp. Các hoạt động chuỗi cung ứng bắt đầu với đơn

đặt hàng và kết thúc khi khách hàng thanh toán đơn đặt hàng của họ.

- Trong nội bộ mỗi doanh nghiệp, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các chức năng

liên quan đến việc hoàn thành đòi hỏi của khách hàng (phát triển sản phẩm, marketing,

sản xuất, phân phối, tài chính, dịch vụ khách hàng, ).

- Dòng thông tin, nguyên vật liệu và tài chính sẽ luân chuyển trong toàn chuỗi

cung ứng.

pdf 61 trang yennguyen 10400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng - Nguyễn Thị Huyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng - Nguyễn Thị Huyền

Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng - Nguyễn Thị Huyền
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
KHOA KINH TẾ 
BÀI GIẢNG 
MÔN: QUẢN TRỊ CHUỖI 
CUNG ỨNG 
(Dùng cho đào tạo tín chỉ) 
Người biên soạn: Th.S Nguyễn Thị Huyền 
Lưu hành nội bộ - Năm 
2017 
MỤC LỤC 
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG ............................ 1 
1.1. Chuỗi cung ứng ..................................................................................................... 1 
1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng .............................................................................. 1 
1.1.2. Cấu trúc chuỗi cung ứng ................................................................................... 2 
1.2. Quản trị chuỗi cung ứng ........................................................................................ 4 
1.2.1. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng ................................................................... 4 
1.2.2. Ý nghĩa của quản trị chuỗi cung ứng ................................................................ 6 
1.3. Tích hợp chuỗi cung ứng ...................................................................................... 6 
1.3.1Tích hợp chuỗi cung ứng bên trong doanh nghiệp .............................................. 7 
1.3.2. Tích hợp chuỗi cung ứng bên ngoài doanh nghiệp ............................................ 9 
1.4. Lịch sử phát triển của chuỗi cung ứng ................................................................ 14 
Chương 2: DỰ BÁO NHU CẦU ......................................................................................... 18 
2.1.Khái niệm ............................................................................................................. 18 
2.2. Các phương pháp dự báo .................................................................................... 19 
2.2.1. Các phương pháp dự báo định tính ................................................................. 19 
2.2.2. Các phương pháp dự báo định lượng .............................................................. 21 
Chương 3: QUẢN TRỊ TỒN KHO .................................................................................... 26 
3.1. Tổng quan về quản trị tồn kho ............................................................................ 26 
3.2. Phân tích chi phí tồn kho ..................................................................................... 27 
3.2.1.Các chi phí tăng lên khi tăng tồn kho ............................................................... 27 
3.2.2.Các chi phí giảm khi tồn kho tăng ................................................................... 28 
3.3.Phân tích ABC trong phân loại tồn kho ............................................................... 28 
3.4. Các mô hình tồn kho ........................................................................................... 29 
3.4.1.Mô hình quy mô lô đặt hàng theo hiệu quả(EOQ- Economic order quantity) ... 29 
3.4.2Mô hình quy mô lô đặt hàng theo sản xuất (POQ Prodution Order Quantity) .. 32 
3.4.3.Mô hình tồn kho với chi phí cạn dự trữ xác định (Mô hình đặt hàng sau – BOQ 
– Back Order Quantity) .......................................................................................... 33 
3.4.4.Mô hình khấu trừ theo số lượng(QDM – Quantity Discount) ........................... 35 
3.4.5.Mô hình phân tích biên .................................................................................... 36 
Chương 4: ĐỊNH VỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT ........................................................................ 36 
4.1Nguyên nhân và quy trình định vị cơ sở vật chất ................................................. 37 
4.1.1Nguyên nhân .................................................................................................... 37 
4.1.2Quy trình định vị cơ sở vật chất ........................................................................ 37 
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến định vị cơ sở vật chất ............................................... 37 
4.3. Các phương pháp đánh giá phương án định vị cơ sở vật chất ............................ 38 
i 
4.3.1 Phương pháp phân tích chi phí (phân tích điểm nút) ........................................ 38 
4.3.2 Phương pháp tọa độ trung tâm ......................................................................... 39 
4.3.3 Phương pháp dùng trọng số đơn giản .............................................................. 40 
Chương 5: THU MUA .......................................................................................................... 40 
5.1Tổng quan về thu mua ........................................................................................... 41 
5.1.1Khái niệm ........................................................................................................ 41 
5.1.2.Mục tiêu của thu mua ...................................................................................... 41 
5.1.3.Tổ chức thu mua.............................................................................................. 42 
5.2.Lựa chọn nhà cung cấp ........................................................................................ 43 
5.2.1 Lựa chọn nhà cung cấp chất lượng .................................................................. 43 
5.2.2 Số lượng nhà cung cấp .................................................................................... 45 
5.2.3 Đánh giá năng lực của nhà cung cấp ................................................................ 46 
5.3.Quy trình thu mua ................................................................................................ 46 
Chương 6: VẬN TẢI ............................................................................................................ 49 
6.1.Vận tải và vai trò của vận tải ................................................................................ 49 
6.2.Lựa chọn điều kiện giao hàng .............................................................................. 49 
6.2.1 Điều kiện giao hàng nội địa ............................................................................. 49 
6.2.2 Điều kiện thương mại quốc tế .......................................................................... 50 
6.3.Lựa chọn phương tiện vận tải .............................................................................. 51 
6.3.1 Đường sắt ........................................................................................................ 51 
6.3.2 Đường bộ ........................................................................................................ 51 
6.3.3 Đường thủy ..................................................................................................... 52 
6.3.4 Hàng không ..................................................................................................... 52 
6.3.5 Đường ống ...................................................................................................... 53 
6.3.6 Lựa chọn phương tiện vận tải .......................................................................... 53 
6.3.7 Vận tải đa phương tiện .................................................................................... 54 
6.4.Lựa chọn người vận tải ........................................................................................ 54 
6.4.1 Tự vận tải ........................................................................................................ 54 
6.4.2 Thuê ngoài vận tải ........................................................................................... 55 
6.4.3 Lựa chọn người vận tải .................................................................................... 55 
ii 
1 
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG 
1.1. Chuỗi cung ứng 
1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng 
Có nhiều khái niệm về chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng được định nghĩa là sự 
hợp tác giữa các doanh nghiệp để đưa sản phẩm và dịch vụ ra thị trường1. Chuỗi cung 
ứng cũng được cho là tập hợp các doanh nghiệp trong một chuỗi từ nhà cứng ứng 
nguyên vật liệu đến nhà sản xuất sản phẩm và phân phối sản phẩm đến người cuối 
cùng2. Nói chung, các doanh nghiệp có liên quan đến việc sản xuất và cung ứng sản 
phẩm/dịch vụ đến tay người tiêu dùng như nhà cung cấp nguyên vật liệu, nhà lắp ráp, 
nhà bán buôn, nhà bán lẻ, công ty vận chuyển đều là những thành phần của chuỗi cung 
ứng3. Đồng thời, những định nghĩa này xem người tiêu dùng cuối cùng cũng là một bộ 
phận của chuỗi cung ứng4. 
Theo một định nghĩa khác, chuỗi cung ứng được hiểu là mạng lưới liên kết các 
tổ chức, gồm liên kết ngược (upstream linkages) và liên kết xuôi (downstream 
linkages), thông qua quá trình và hoạt động nhằm tạo ra giá trị cho các sản phẩm dịch 
vụ cung cấp cho người tiêu dùng cuối cùng5. 
Như vậy, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những thành phần liên quan trực 
tiếphay gián tiếp nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ 
bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan đến nhà vận chuyển, nhà kho, 
nhà bán lẻ, và khách hàng.Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các thành phần và sự lựa 
chọn phân phối nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu, biến đổi nguyên 
vật liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm, phân phối sản phẩm đến nơi tiêu dùng. 
Một số điểm cần chú ý đối với chuỗi cung ứng: 
- Chuỗi cung ứng thể hiện sự dịch chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm xuyên suốt 
quá trình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng. 
- Chuỗi cung ứng bao gồm các thành viên trực tiếp (nhà cung cấp, nhà sản xuất, 
nhà phân phối, khách hàng) và các thành viên gián tiếp (các doanh nghiệp vận tải, các 
1Lambert Douglas M, James R Stock và Lisa M Ellram (1998), Fundamentals of logistics management, Nhà xuất 
bản McGraw-Hill/Irwin 
2LaLonde Bernard J (1998), Supply chain evolution by the numbers, Supply Chain Management Review, Số 
2(1),Trang: 7-8. 
3LaLonde Bernard J (1998), Supply chain evolution by the numbers, Supply Chain Management Review, Số 
2(1),Trang: 7-8. 
4 Mentzer John T, William DeWitt, James S Keebler, Soonhong Min, Nancy W Nix, Carlo D Smith và Zach G 
Zacharia (2001), Defining supply chain management, Journal of Business logistics, Số 22(2),Trang: 3. 
5Nguyễn Thành Hiếu (2015a), Quản trị hợp tác trong chuỗi cung ứng, Xuất bản lần thứ 1, Nhà xuất bản Đại học 
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, Việt Nam, trang 4. 
2 
doanh nghiệp cung cấp thông tin, các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, các nhà môi 
giới, các nhà tư vấn,) 
- Khách hàng là thành tố tiên quyết của chuỗi cung ứng. Mục đích then chốt của 
bất kỳ chuỗi cung ứng nào là nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng trong tiến trình tạo 
ra lợi nhuận cho chính doanh nghiệp. Các hoạt động chuỗi cung ứng bắt đầu với đơn 
đặt hàng và kết thúc khi khách hàng thanh toán đơn đặt hàng của họ. 
- Trong nội bộ mỗi doanh nghiệp, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các chức năng 
liên quan đến việc hoàn thành đòi hỏi của khách hàng (phát triển sản phẩm, marketing, 
sản xuất, phân phối, tài chính, dịch vụ khách hàng,). 
- Dòng thông tin, nguyên vật liệu và tài chính sẽ luân chuyển trong toàn chuỗi 
cung ứng. 
Hình 1.1: Chuỗi cung ứng điển hình 
1.1.2. Cấu trúc chuỗi cung ứng 
Cấu trúc chuỗi cung ứng có thể được thể hiện ở các hình thức sau: 
- Hoạt động xuôi dòng và hoạt động ngược dòng 
Lấy doanh nghiệp nào đó trong chuỗi làm quy chiếu, nếu xét các hoạt động 
trước nó - dịch chuyển nguyên vật liệu đến - được gọi là các hoạt động ngược dòng; 
nếu xét các hoạt động phía sau nó - dịch chuyển sản phẩm ra ngoài - được gọi là các 
hoạt động xuôi dòng. 
Các hoạt động ngược dòng được dành cho các nhà cung cấp: Nhà cung cấp 
chuyển nguyên vật liệu trực tiếp đến doanh nghiệp là nhà cung cấp cấp một. Nhà cung 
cấp đảm nhiệm việc dịch chuyển nguyên vật liệu cho nhà cung cấp cấp một là nhà 
cung cấp cấp hai. Cứ ngược dòng như vậy sẽ đến nhà cung cấp cấp ba, rồi đến tận 
cùng sẽ là nhà cung cấp gốc. 
Các hoạt động xuôi dòng được dành cho khách hàng: Khách hàng nhận sản 
3 
phẩm trực tiếp từ doanh nghiệp là khách hàng cấp một. Khách hàng nhận sản phẩm từ 
khách hàng cấp một là khách hàng cấp hai. Tương tự, chúng ta sẽ có khách hàng cấp 
ba, và tận cùng của dòng dịch chuyển này là khách hàng cuối cùng. 
Hình 1.2: Các hoạt động trong một chuỗi cung ứng 
- Chuỗi hội tụ và chuỗi phân kỳ 
Hình 1.3: Chuỗi cung ứng hội tụ và phân kỳ 
Trong thực tế, đa số các doanh nghiệp mua nguyên vật liệu từ nhiều nhà cung 
cấp khác nhau và bán sản phẩm đến nhiều khách hàng. Vì vậy, chúng ta có khái niệm 
chuỗi hội tụ và chuỗi phân kỳ. Chuỗi hội tụ khi nguyên vật liệu dịch chuyển giữa các 
nhà cung cấp. Chuỗi phân kỳ khi sản phẩm dịch chuyển xuyên suốt các khách hàng. 
- Liên kết dọc và liên kết ảo 
Ngày nay do toàn cầu hóa, thị trường cạnh tranh cao, thay đổi nhanh về công 
nghệ kéo theo sự tiến triển của chuỗi cung ứng trong đó các công ty kết hợp với nhau 
và mỗi công ty tập trung vào những hoạt động mà mình làm tốt nhất. 
4 
Hình 1.4: Chuỗi cung ứng cũ và mới 
Xu hướng hiện nay các công ty thực hiện “liên kết ảo” (virtual integration) thay 
vì liên kết dọc (vertical integration). Các công ty tìm kiếm các đối tác khác để cùng 
thực hiện các hoạt động cần có trong chuỗi cung ứng. Nói chung, các công ty tập trung 
vào năng lực cốt lõi của mình và hợp tác với công ty khác nhằm tạo ra chuỗi cung ứng 
trong thị trường biến đổi nhanh chóng (fast-moving markets)6. Như vậy, điều quan 
trọng hơn hết chính là công ty phải xác định đươc năng lực cốt lõi của mình và xác 
định vị thế của công ty, trong chuỗi cung ứng, trên thị trường mà công ty phục vụ. 
1.2. Quản trị chuỗi cung ứng 
1.2.1. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng 
Thuật ngữ “quản trị chuỗi cung ứng”xuất hiện từ cuối những năm 1980s và 
được sử dụng rộng rãi vào những năm 1990s. Trước đó, các nhà kinh doanh sử dụng 
thuật ngữ “logistic” và “quản trị vận hành” (operations management) để thay thế7. 
Quản trị chuỗi cung ứng là sự kết hợp sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận tải 
giữa các thành viên tham gia trong chuỗi cung ứng nhằm đạt được hiệu quả nhất trên 
6Hugos Michael H (2011), Essentials of supply chain management, Nhà xuất bản John Wiley & Sons, 
trang 21. 
7Hugos Michael H (2011), Essentials of supply chain management, Nhà xuất bản John Wiley & Sons, 
trang 3. 
5 
thị trường8. 
Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm hoạt động hợp tác của các doanh nghiệp 
nhằm tạo đòn bẩy cho việc hoạch định chiến lược và nâng cao hiệu quả của hoạt động 
vận hành. Với mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào chuỗi, mỗi mối quan hệ phản ánh sự 
lựa chọn mang tính chiến lược. Chiến lược chuỗi cung ứng là sự sắp xếp có tổ chức 
kinh doanh và kênh phân phối dựa trên sự phụ thuộc lẫn nhau và các hợp tác đã được 
thừa nhận9.Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng còn mang ý nghĩa một mạng lưới các 
mối quan hệ kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả bằng cách loại trừ các công việc 
trùng lắp và năng suất thấp. 
Quản trị chuỗi cung ứng gắn liến với hầu như tất cả các hoạt động của doanh 
nghiệp: từ việc hoạch định và quản lý quá trình tìm nguồn hàng, thu mua, sản xuất 
thành phẩm từ nguyên liệu thô, quản lý hậu cần đến việc phối hợp với các đối tác, 
nhà cung cấp, các kênh trung gian,  ...  cấp các dịch vụ khác nhau: dịch vụ nguyên chuyến (khách hàng thuê và sử dụng 
toàn bộ chuyến tàu), thuê nguyên toa gắn liền với dịch vụ định trước, vận chuyển 
container hoặc toa tàu được chia sẻ với dịch vụ định trước. 
Một bất lợi nữa của đường sắt là chỉ có thể di chuyển trên đường sắt chuyên biệt 
giữa các điểm đến cố định và không thể dừng lại ở điểm giữa. Hầu hết các khách hàng 
đều cách các trạm nhà ga một khoảng cách nào đó, do vậy, họ phải vận chuyển hàng 
hóa bằng đường bộ trước và sau khi sử dụng vận chuyển bằng đường sắt. Chúng làm 
tăng thời gian và làm cho việc vận chuyển bằng đường sắt ít linh hoạt. Điều này làm 
đường sắt không thích hợp với các tuyến đường ngắn và sẽ hữu hiệu hơn trong các 
tuyến đường dài. Chúng ta có thể khắc phục nhược điểm trên bằng cách xây dựng các 
kho hàng gần với các ga. Nếu nhu cầu là đủ lớn, thì cần thiết để xây dựng các cơ sở 
đặc biệt. 
6.3.2 Đường bộ 
Đường bộ được sử dụng nhiều nhất và được sử dụng trong hầu hết các chuỗi 
cung ứng. Lợi thế của đường bộ là tính linh hoạt, nó có thể đi đến bất kỳ điểm nào. 
Mặc dù tốc độ tối đa của đường bộ là giới hạn nhưng khả năng của nó cho phép dịch 
vụ tận nơi, tránh các hoạt động chuyển tiếp sang hình thức vận chuyển khác và có thể 
đem lại tổng thời gian vận chuyển ngắn nhất. 
Vận chuyển đường bộ có lợi thế sử dụng mạng lưới đường bộ rộng khắp nên 
các phương tiện vận tải không cần phải duy trì lịch trình chặt chẽ. Họ có thể lên đường 
52 
giao hàng với một bản lưu ý nhỏ về kế hoạch giao hàng. Vận chuyển bằng đường bộ 
có số lượng các nhà vận tải rất lớn, sự cạnh tranh giữa các nhà vận tải rất mạnh mẽ và 
việc định giá cũng linh hoạt hơn. 
Có rất nhiều loại phương tiện đường bộ, nhiều loại chuyên dụng và được thiết 
kế cho những mục đích khác nhau và có các quy định khác nhau giữa các quốc gia 
khác nhau. 
Bất lợi lớn của vận chuyển đường bộ là giới hạn khối lượng và kích cỡ vận 
chuyển. Do đó, đường bộ thường được sử dụng để vận chuyển các chuyến hàng nhỏ. 
Điều này làm cho vận chuyển bằng đường bộ tương đối đắt. Vận chuyển đường bộ chủ 
yếu dùng cho các tuyến đường ngắn. Vận chuyển đường bộ cũng thường được dùng 
vận chuyển các thành phẩm hơn là nguyên vật liệu đầu vào. Một vấn đề của đường bộ 
nữa là các loại xe thường rơi vào tình trạng nghẹt xe và chậm trễ. 
6.3.3 Đường thủy 
Cả vận chuyển đường bộ và đường sắt đều có những giới hạn về việc vận 
chuyển chỉ trên mặt đất. Hầu hết các chuỗi cung ứng đều sử dụng đường thủy để vận 
chuyển hàng xuyên đại dương tại một số nơi và hơn 90% giao dịch thương mại trên thế 
giới đều phải di chuyển xuyên biển. 
Về cơ bản, có ba loại vận tải đường thủy: vận tải đường sông – kênh đào, vận 
tải dọc bờ biển và vận tải xuyên biển. Một số hình thức vận chuyển đường biển là 
không tránh khỏi đối với những tuyến đường dài. 
Có nhiều loại thuyền cho các loại hàng hóa khác nhau. Các chuyến hàng đường 
biển đạt được kinh tế theo quy mô, do vậy đa số mục đích là chuyển các chuyến hàng 
lớn với chi phí đơn vị thấp. 
Vấn đề cơ bản của đường thủy là tính không linh hoạt của nó khi giới hạn các 
cảng đến. Các tuyến đường từ nhà cung cấp đến khách hàng không tránh khỏi đổi 
phương tiện vận tải, thậm chí nếu chúng gần với cảng. 
6.3.4 Hàng không 
Vì chi phí thấp nên vận tải đường biển là hình thức phổ biến nhất trong vận tải 
quốc tế. Tuy nhiên, đôi khi tốc độ chậm của nó lại không thể chấp nhận được. Trong 
trường hợp này, có một lựa chọn khác là vận tải đường hàng không. 
Trong thực tế, đường hàng không thường được sử dụng để vận chuyển các hàng 
hóa có số lượng nhỏ có giá trị (thông dụng nhất là giấy tờ và bưu kiện). Hàng không 
cũng vận chuyển các hàng có khối lượng lớn đối với những sản phẩm mà tốc độ giao 
hàng quan trọng hơn chi phí. 
Có ba loại vận hành chính: dịch vụ thông thường; dịch vụ kiện hàng (sử dụng 
các máy bay kiện hàng); toàn bộ chuyến bay được thuê để chuyên chở một chuyến 
53 
hàng đặc biệt. 
 Bất lợi của đường hàng không cũng giống như đường thủy. Cần có sự thay đổi 
phương tiện khi vận chuyển hàng hóa từ nơi gửi đến máy bay và từ máy bay đến khách 
hàng. Các hoạt động này thường phát sinh chi phí và có thê làm giảm lợi ích của việc 
vận chuyển bằng đường hàng không. Một vấn đề khác của đường hàng không chính là 
chi phí của nó. 
6.3.5 Đường ống 
Việc sử dụng chính của đường ống là vận chuyển xăng dầu, gas, nước và nước 
thải. Đường ống có ưu điểm là vận chuyển khách hàng hàng hóa lớn qua một khoảng 
cách dài. Nhưng không may nó có nhiều nhược điểm là tốc độ chậm (trung bình dưới 
10 km/ giờ), không linh hoạt (chỉ vận chuyển giữa hai điểm cố định) và chỉ vận chuyển 
khối lượng lớn một số hàng chất lỏng. 
Khoản đầu tư ban đầu của đường ống cũng rất lớn vì việc xây dựng nó rất phức 
tạp. Tuy nhiên, đường ống là cách thức rẻ nhất để vận chuyển chất lỏng (đặc biệt là 
gaz và dầu) qua một quãng đường dài. 
6.3.6 Lựa chọn phương tiện vận tải 
Đôi khi sự lựa chọn phương thức vận tải có vẻ hiển nhiên. Trong thực tế, sự lựa 
chọn phương thức phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Yếu tố quan trọng cần quan tâm là bản 
chất của hàng hóa được vận chuyển, quy mô và khoảng cách. Các yếu tố khác bao 
gồm: 
- Giá trị của hàng hóa. 
- Tầm quan trọng của hàng hóa. 
- Thời gian chuyển đổi. 
- Tính tin cậy. 
- Chi phí và tính linh hoạt trong thương lượng phí vận chuyển. 
- Danh tiếng và tính ổn định của nhà vận chuyển. 
- Tính an toàn, mất mát và hư hỏng. 
- Lịch trình và tần suất giao hàng. 
- Các cơ sở vật chất đặc biệt sẵn có. 
Quy luật ở đây là, những phương thức vận chuyển rẻ nhất thì ít linh hoạt nhất. 
Sau đây là bảng xếp loại các tiêu chí so sánh giữa các phương thức vận chuyển khác 
nhau. Các tiêu chí này được đánh giá theo thứ tự, với 1 là tốt nhất và 5 là dở nhất. 
54 
Bảng 6.2: So sánh các phương tiện vận tải 
6.3.7 Vận tải đa phương tiện 
Tổ chức không sử dụng một phương thức vận tải cho toàn bộ tuyến đường. họ 
có thể chia toàn bộ chuyến đường ra thành các chặng khác nhau và sử dụng phương 
thức phù hợp nhất cho từng chặng. Tất nhiên, điều này phụ thuộc vào các yếu tố như 
độ dài của tuyến đường, chi phí và các khoản phát sinh khi chuyển đổi phương thức. 
Mục đích của vận tải đa phương thức là kết hợp lợi ích của các các phương thức 
vận tải khác nhau, tránh những điểm yếu của từng phương thức và có thể kết hợp các 
ưu điểm của chúng. 
Vấn đề của vận tải đa phương tiện là mỗi khi chuyển đổi từ phương thức này 
sang phương thức khác lại gây ra sự chậm trễ và tăng chi phí liên quan đến hoạt động 
bốc dỡ hàng. Vận tải đa phương tiện chỉ được vận hành nếu có thể thực hiện một cách 
hiệu quả. Vấn đề cốt lõi của nó là hệ thống chuyển giao hàng hóa giữa các phương 
thức vận tải. Mục đích là đơn giản hóa việc bốc dỡ và cách tốt nhất là sử dụng các kiện 
hàng chuẩn: mọi hàng hóa được đặt vào các container chuẩn và các phương tiên, thiết 
bị được sử dụng để di chuyển các container này. Nhưng nhược điểm của container là 
giới hạn nhu cầu lấy từng món hàng và toàn bộ container phải đến cùng một nơi. 
6.4.Lựa chọn người vận tải 
6.4.1 Tự vận tải 
Đây là trường hợp doanh nghiệp sử dụng phương tiện vận tải của chính mình để 
chuyển hàng hóa. 
Hình thức phổ biến nhất là các doanh nghiệp lớn vận hành đội xe tải của riêng 
mình. Hình thức này tạo ra lợi thế về tính linh hoạt, khả năng kiểm soát cao hơn. Vận 
tải cũng có thể được thiết kế theo nhu cầu của doanh nghiệp, với những loại phương 
tiện tốt nhất, quy mô, lịch trình giao hàng, dịch vụ cho khách hàng, 
Vận tải riêng có thể đắt đỏ và doanh nghiệp chỉ nên vận hành đội xe riêng khi 
chi phí rẻ hơn so với việc sử dụng dịch vụ bên ngoài. Một cách cơ bản, điều này có 
nghĩa rằng vận tải riêng phải vận hành hiệu quả như doanh nghiệp vận tải chuyên 
nghiệp. Tuy nhiên, sự tiết kiệm chi phí ít tạo ra sức ép đối với việc tạo ra lợi nhuận, 
55 
các lợi thế về thuế và các tài trợ phát triển. Cũng có những lợi thế vô hình, như lợi ích 
về marketing của các phương tiện được sơn quảng cáo tạo ấn tượng tin cậy và sự phụ 
thuộc lâu dài. 
Chỉ có các doanh nghiệp lớn mới có thể đầu tư vốn và chi phí để vận hành hệ 
thống vận tải riêng. Tuy nhiên, cũng có những cách để tránh các chi phí này. Hầu hết 
các đội phương tiện vận tải riêng đều được tài trợ bằng các hình thức thuê hoặc thuê 
mua, điều này có nghĩa là có các phương tiện vận tải mà không phải đầu tư toàn bộ. 
Thuê mua, chẳng hạn, dàn trải việc thanh toán nhiều thời kỳ, trong khi thuê dài hạn 
cho phép sử dụng linh hoạt hơn. 
6.4.2 Thuê ngoài vận tải 
Các nhà vận tải chuyên nghiệp cung cấp các dịch vụ nhác nhau cho các doanh 
nghiệp khác. 
Lợi thế của cách thức này là các doanh nghiệp chuyên nghiệp vận hành việc vận 
tải, giúp doanh nghiệp tập trung vào các hoạt động cốt lõi của mình. Bằng cách sử 
dụng các kỹnăng và chuyên môn của mình các nhà vận tải cung cấp dịch vụ tốt hơn, 
hoặc với chi phí thấp hơn so với vận tải riêng. Các doanh nghiệp vận tải này cũng có 
thể đủ lớn để giảm chi phí nhờ vào kinh tế theo quy mô, và họ có thể đạt được nhiều 
lợi ích trong hoạt động. Chẳng hạn, họ có thể kết hợp các kiện hàng nhỏ thành kiện 
hàng lớn và giảm số chuyến đi giữa các điểm đến, hoặc họ có thể phối hợp các tuyến 
đường để có các chuyến hàng về. 
Một lựa chọn khác, doanh nghiệp cũng có thể thiết lập mối quan hệ lâu dài với 
một nhà vận tải hợp đồng. Nhà vận tải hợp đồng sẽ đảm nhiệm một phần hoặc thường 
là hầu hết các hoạt động vận chuyển của doanh nghiệp trong một khoản thời gian. Các 
doanh nghiệp vận tải theo hợp đồng cung cấp hàng loạt các dịch vụ, từ việc chuyển các 
kiện hàng đến việc vận hành một đội xe tinh nhuệ phục vụ khách hàng riêng biệt. 
6.4.3 Lựa chọn người vận tải 
Có một số nhân tố cần xem xét khi lựa chọn tự vận tải hay thuê ngoài vận tải: 
-Chi phí vận hành: trong các tình huống khác nhau, cả tự vận chuyển lẫn vận 
chuyển thuê ngoài đều có thể rẻ hơn và chắc chắn phải có những lợi ích khác quan 
trọng khi doanh nghiệp chuyển từ phương án rẻ hơn sang phương án mới. 
-Chi phí vốn: vốn luôn luôn khan hiếm, thậm chí nếu việc tự vận chuyển có vẻ 
hấp dẫn, nhưng doanh nghiệp vẫn có thể thấy khó khăn trong việc kiếm vốn đầu tư cho 
phương tiện vận tải. Chúng ta đã lưu ý các cách khác nhau để dàn trải chi phí, do vậy 
các phân tích này cần phải thực hiện cẩn thận trước khi đi đến kết luận. 
-Dịch vụ khách hàng: các doanh nghiệp phải sự dụng hình thức vận tải đem lại 
cho khách hàng dịch vụ có thể chấp nhận theo phương thức tốt nhất có thể. Đôi khi, 
56 
không thể thuê bên ngoài để đáp ứng tất cả các nhu cầu về vận chuyển, và do vậy, việc 
tự vận chuyển là lựa chọn duy nhất và tất nhiên là có những tình huống ngược lại. 
-Kiểm soát: một doanh nghiệp rõ ràng là có quyền kiểm soát lớn đối với khâu 
vận tảivà do vậy các hoạt động rộng hơn nếu nó vận hành hoạt động vận chuyển. Tuy 
nhiên, quyền kiểm soát này phải chịu một chi phí cao, và các doanh nghiệp hợp đồng 
cũng có thể cung cấp dịch vụ tương tự nhưng không mất chi phí cố định và không có 
tính linh hoạt của đội xe riêng. 
-Tính linh hoạt: Cấu trúc và các hoạt động của phương tiện vận tải riêng là khá 
cứng nhắc, bạn không thể nhanh chóng điều chỉnh để đáp ứng những thay đổi của môi 
trường. Nếu có sự tăng vọt của nhu cầu, bạn không thể tăng quy mô các phương tiện 
vận chuyển trong vài ngày, và sau đó giảm nó xuống khi cao điểm đi qua. Cũng như 
vậy đội xe được thiết kế gồm phối hợp các qui mô và phương thức khác nhau. Nhà vận 
tải có thể thực hiện các điều chỉnh này nhanh hơn, khi họ dựa vào nhu cầu của một số 
doanh nghiệp đang ở giai đoạn đi xuống trong khi nhu cầu của một số doanh nghiệp 
khác thì lại đang cao điểm. 
-Kỹ năng quản lý: quản lý hoạt động vận tải cần đến các kỹ năng đặc biệt, mà 
nó không phải luôn sẵn có trong các tổ chức, ngay cả các tổ chức lớn nhất. Đây là lập 
luận mạnh mẽ cho việc sử dụng các dịch vụ vận tải của bên thứ ba. Các doanh nghiệp 
vận tải lớn có thể hỗ trợ cho đội ngũ quản lý với những kỹ năng chuyên nghiệp, kiến 
thức và kinh nghiệm trong các hoàn cảnh khác nhau. Một lập luận rất thuyết phục cho 
rằng doanh nghiệp với khả năng quản lý vận tải yếu kém sẽ chịu hậu quả khi nó cung 
ứng năng lực thấp hơn các đối thủ cạnh tranh và trở nên kém cạnh tranh. Doanh nghiệp 
với khả năng quản lý vận tải tốt có thể tạo sự đa dạng các năng lực có giá trị từ các 
hoạt động khác trong kinh doanh. 
-Tuyển dụng và đào tạo: là phương thức vận tải được sử dụng rộng rãi, vận tải 
đường bộ thường sử dụng lao động nhiều nhất. Điều này tạo ra chi phí nhân công cao. 
Bên cạnh đó còn có vấn đề thiếu tài xế có kỹ năng tốt, nhiều doanh nghiệp nhận thấy 
khó mà tuyển dụng và đào tạo những nhân viên đủ khả năng. Cả hai điều này càng 
thúc đẩy việc sử dụng vận tải thuê ngoài. 
Có nhiều nhân tố cần phải xem xét để đưa ra quyết định cuối cùng, nhưng nhìn 
chung, các doanh nghiệp có một xu hướng hướng đến sử dụng vận tải thuê ngoài. 
Nhiều doanhnghiệp, bao gồm cả những tổ chức lớn nhất, giảm số lượng phương tiện 
vận tải tự có, sử dụng nhiều hơn doanh nghiệp vận tải hợp đồng, và hình thức các liên 
minh. Đối với các doanh nghiệp, lựa chọn phổ biến là phối hợp việc tự vận chuyển và 
thuê ngoài. Do vậy doanh nghiệp có thể sử dụng khả năng tự vận chuyển cho các hoạt 
động cốt lõi, sử dụng hết tần suất sẽ tạo ra chi phí thấp. Bất kỳ nhu cầu vận tải khác 
đều sử dụng vận tải thuê ngoài để phục vụ các nhu cầu cao điểm hoặc bất thường. 
57 
Câu hỏi ôn tập và thảo luận 
Câu 1: Phân tích ưu, nhược điểm của các phương tiện vận tải. 
Câu 2: Tìm hiểu việc lựa chọn phương tiện vận tải tại một doanh nghiệp cụ thể. 
58 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Ellram L.M. and Krause D.R. (1994) Supplier partnerships in manufacturing 
versus non-manufacturing firms, International Journal of Logistics Management, 5(1), 
43–53. 
[2]. Hugos Michael H (2011), Essentials of supply chain management, Nhà xuất 
bản John Wiley & Sons 
[3]. LaLonde Bernard J (1998), Supply chain evolution by the numbers, Supply 
Chain Management Review, Số 2(1),Trang: 7-8. 
[4]. Lambert Douglas M, James R Stock và Lisa M Ellram (1998), Fundamentals 
of logistics management, Nhà xuất bản McGraw-Hill/Irwin, 
[5]. Lewis H.T., Culliton J.W. and Steel J.D. (1956) The Role of Air Freight in 
Physical Distribution, Harvard Business School, Boston, MA. 
[6]. Khoa Quản trị Kinh doanh- Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng (2008), Bài giảng 
Quản trị chuỗi cung ứng. 
[7]. Mentzer John T, William DeWitt, James S Keebler, Soonhong Min, Nancy W 
Nix, Carlo D Smith và Zach G Zacharia (2001), Defining supply chain management, 
Journal of Business logistics, Số 22(2),Trang: 1-25. 
[8]. Nguyễn Kim Anh (2010), Bài giảng Quản lý chuỗi cung ứng, ĐH Mở Bán 
công TP.HCM.. 
[9]. Nguyễn Thành Hiếu (2015a), Quản trị hợp tác trong chuỗi cung ứng,Xuất bản 
lần thứ 1, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, Việt Nam. 
[10]. Nguyễn Thành Hiếu (2015b), Quản trị chuỗi cung ứng, Xuất bản lần thứ 1, 
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 
[11]. Nguyễn Trọng Hoài, Phùng Thanh Bình và Trần Khánh Duy (2014), Dự 
báo và phân tích dữ liệu trong kinh tế và tài chính,Xuất bản lần thứ 1, Nhà xuất bản 
Tài chính, Việt Nam. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_chuoi_cung_ung_nguyen_thi_huyen.pdf