Bài giảng Sinh lý trẻ lứa tuổi Tiểu học

1.1. Nghiên cứu khái niệm tăng trưởng, phát triển và các quy luật của chúng

1.1.1. Thông tin

Sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể trẻ em

1.1.1.1. Cơ thể trẻ em là một thể thống nhất

Cơ thể trẻ em không phải là một phép cộng của các cơ quan hay tế bào riêng lẻ.

Mọi cơ quan, mô và tế bào đều được liên kết với nhau thành một khối thống nhất trong

cơ thể. Sự thống nhất ấy được thể hiện ở những mặt sau:

- Sự thống nhất giữa đồng hoá và dị hoá: trong cơ thể luôn luôn tiến hành hai quá

trình liên hệ mật thiết với nhau: đồng hoá và dị hoá.

Quá trình đồng hoá là quá trình xây dựng các chất phức tạp mới từ các chất lấy ở

bên ngoài vào.

Quá trình dị hoá là quá trình phân huỷ các chất phức tạp của nguyên sinh chất

thành các chất đơn giản.

Quá trình dị hoá tạo ra năng lượng. Năng lượng này một mặt được dùng vào quá

trình đồng hoá, mặt khác dùng để thực hiện các quá trình sống trong các bộ phận của

cơ thể.

Khi cơ thể còn trẻ, đồng hoá mạnh hơn dị hoá. Khi cơ thể đã già, dị hoá lại mạnh

hơn đồng hoá.3

Sự sống chỉ giữ được nếu môi trường bên ngoài luôn luôn cung cấp cho cơ thể

oxi và thức ăn và nhận của cơ thể những sản phẩm phân huỷ. Đó là quá trình trao đổi

chất của cơ thể và môi trường.

- Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức phận: chính sự trao đổi chất quyết định hoạt

động và cấu tạo hình thái cơ thể nói chung, và của từng bộ phận nói riêng. Chức phận

và cấu tạo của cơ thể là kết quả của sự phát triển cá thể và chủng loại của cơ thể. Giữa

chức phận và hình thái cấu tạo có mối liên hệ khăng khít và phụ thuộc lẫn nhau. Trong

hai mặt đó, chức phận giữ vai trò quyết định, vì chức phận trực tiếp liên hệ với trao đổi

chất. Chẳng hạn, lao động và ngôn ngữ đã quyết định cấu tạo của con người khác với

khỉ hình người.

Sự thống nhất giữa các cơ quan trong cơ thể: sự thống nhất giữa các cơ quan

trong cơ thể được diễn ra theo 3 hướng:

Một bộ phận này ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Ví dụ: khi ta lao động, cơ làm

việc, tim đập nhanh hơn, nhịp thở gấp hơn. Sau khi lao động, ta ăn ngon hơn, mồ hôi ra

nhiều hơn, nước tiểu cũng thay đổi thành phần.

Toàn bộ cơ thể ảnh hưởng đến một bộ phận. Ví dụ: hiện tượng đói là ảnh hưởng

của toàn bộ cơ thể đến cơ quan tiêu hoá.

Trong từng cơ quan có sự phối hợp giữa các thành phần cấu tạo với nhau. Ví dụ:

tay co là do sự phối hợp giữa hai cơ nhị đầu và tam đầu; đồng tử co dãn được là do sự

phối hợp của cơ phóng xạ và cơ đồng tâm.

- Sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường: khi môi trường thay đổi thì cơ thể

cũng phải có những thay đổi bên trong, những phản ứng cho phù hợp với sự thay đổi

của môi trường. Nếu không, cơ thể sẽ không tồn tại được. Khả năng này của cơ thể

được gọi là tính thích nghi, một đặc tính chung của sinh học. Ví dụ: khi trời lạnh, ta

“nổi da gà”. Đó chính là một sự thích nghi của cơ thể đối với thời tiết: các cơ dựng

lông co lại để giữ cho nhiệt trong cơ thể đỡ thoát ra ngoài. Đó là loại thích nghi nhanh.

Những động vật kiếm ăn ban đêm thì có tế bào gậy (của võng mạc) phát triển, còn tế4

bào nón kém phát triển. Lượng hồng cầu của người sống ở các vùng rẻo cao nhiều hơn

so với người ở đồng bằng vì ở trên độ cao thì không khí ít oxi hơn, khả năng kết hợp

oxi của hồng cầu kém hơn. Loại thích nghi này là loại thích nghi chậm. Tính thích nghi

ở con người mang tính chủ động, không như ở động vật khác: Ta chống rét bằng áo

ấm, lò sưởi, chứ không thụ động bằng cách “nổi da gà”.

pdf 97 trang yennguyen 4640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh lý trẻ lứa tuổi Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Sinh lý trẻ lứa tuổi Tiểu học

Bài giảng Sinh lý trẻ lứa tuổi Tiểu học
1BÀI MỞ ĐẦU
1. Nội dung bài giảng
Sinh lý trẻ lứa tuổi Tiểu học là môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức 
về cấu tạo và những đặc điểm sinh lý của trẻ em về các hệ cơ quan bên trong cơ thể trẻ 
em; những biện pháp giữ gìn vệ sinh các hệ cơ quan, đồng thời rèn luyện cho sinh viên 
có những kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học để học tốt các môn học: tâm lý 
học, giáo dục học, Tư nhiên – Xã hội và phương pháp dạy học Tự nhiên – Xã hội
Môn học còn trang bị cho sinh viên các phương pháp nghiên cứu cơ bản của 
sinh lý học trẻ em. 
2. Mục tiêu bài giảng
Học xong học phần này sinh viên có được:
* Về kiến thức
Mô tả đươc cấu tạo và trình bày được đặc điểm sinh lý trẻ em: hệ thần kinh và 
hoạt động thần kinh cấp cao; hoạt động của các cơ quan phân tích, các tuyến nội tiết, 
hệ sinh dục, hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết và trao đổi chất.
* Về kỹ năng
Vận dụng những kiến thức về sinh lý trẻ em vào việc tìm hiểu và ứng dụng các 
đặc điểm tâm lý của trẻ, vào việc tổ chức dạy học và phương pháp giáo dục, vào việc 
dạy học bộ môn Tự nhiên – Xã hội và Khoa học ở bậc Tiểu học.
* Về thái độ
Coi trọng học phần này vì nó là cơ sở để học các môn học khác (Tâm lý học, 
Giáo dục học, Tự nhiên – Xã hội), có thái đô khuyến khích tạo điều kiện cho sự tăng 
trưởng và phát triển của trẻ một cách hợp lý.
2Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ SINH LÍ HỌC TRẺ EM (2 TIẾT)
Mục tiêu:
Sinh viên hiểu đươc các khái niệm: quá trình đồng hóa, dị hóa; sự thống nhất giữa 
cấu tạo và chức phận; sự thống nhất giữa các cơ quan trong cơ thể và nắm bắt đươc các 
qui luật tăng trưởng và phát triển ở trẻ em. Vận dụng những kiến thức trên vào việc 
chăm sóc và giáo dục trẻ.
1.1. Nghiên cứu khái niệm tăng trưởng, phát triển và các quy luật của chúng
1.1.1. Thông tin
Sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể trẻ em
1.1.1.1. Cơ thể trẻ em là một thể thống nhất
Cơ thể trẻ em không phải là một phép cộng của các cơ quan hay tế bào riêng lẻ. 
Mọi cơ quan, mô và tế bào đều được liên kết với nhau thành một khối thống nhất trong 
cơ thể. Sự thống nhất ấy được thể hiện ở những mặt sau:
- Sự thống nhất giữa đồng hoá và dị hoá: trong cơ thể luôn luôn tiến hành hai quá 
trình liên hệ mật thiết với nhau: đồng hoá và dị hoá.
Quá trình đồng hoá là quá trình xây dựng các chất phức tạp mới từ các chất lấy ở 
bên ngoài vào.
Quá trình dị hoá là quá trình phân huỷ các chất phức tạp của nguyên sinh chất 
thành các chất đơn giản.
Quá trình dị hoá tạo ra năng lượng. Năng lượng này một mặt được dùng vào quá 
trình đồng hoá, mặt khác dùng để thực hiện các quá trình sống trong các bộ phận của 
cơ thể.
Khi cơ thể còn trẻ, đồng hoá mạnh hơn dị hoá. Khi cơ thể đã già, dị hoá lại mạnh 
hơn đồng hoá.
3Sự sống chỉ giữ được nếu môi trường bên ngoài luôn luôn cung cấp cho cơ thể 
oxi và thức ăn và nhận của cơ thể những sản phẩm phân huỷ. Đó là quá trình trao đổi 
chất của cơ thể và môi trường.
- Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức phận: chính sự trao đổi chất quyết định hoạt 
động và cấu tạo hình thái cơ thể nói chung, và của từng bộ phận nói riêng. Chức phận 
và cấu tạo của cơ thể là kết quả của sự phát triển cá thể và chủng loại của cơ thể. Giữa 
chức phận và hình thái cấu tạo có mối liên hệ khăng khít và phụ thuộc lẫn nhau. Trong 
hai mặt đó, chức phận giữ vai trò quyết định, vì chức phận trực tiếp liên hệ với trao đổi 
chất. Chẳng hạn, lao động và ngôn ngữ đã quyết định cấu tạo của con người khác với 
khỉ hình người.
Sự thống nhất giữa các cơ quan trong cơ thể: sự thống nhất giữa các cơ quan 
trong cơ thể được diễn ra theo 3 hướng:
Một bộ phận này ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Ví dụ: khi ta lao động, cơ làm 
việc, tim đập nhanh hơn, nhịp thở gấp hơn. Sau khi lao động, ta ăn ngon hơn, mồ hôi ra 
nhiều hơn, nước tiểu cũng thay đổi thành phần.
Toàn bộ cơ thể ảnh hưởng đến một bộ phận. Ví dụ: hiện tượng đói là ảnh hưởng 
của toàn bộ cơ thể đến cơ quan tiêu hoá.
Trong từng cơ quan có sự phối hợp giữa các thành phần cấu tạo với nhau. Ví dụ:
tay co là do sự phối hợp giữa hai cơ nhị đầu và tam đầu; đồng tử co dãn được là do sự 
phối hợp của cơ phóng xạ và cơ đồng tâm.
- Sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường: khi môi trường thay đổi thì cơ thể 
cũng phải có những thay đổi bên trong, những phản ứng cho phù hợp với sự thay đổi 
của môi trường. Nếu không, cơ thể sẽ không tồn tại được. Khả năng này của cơ thể 
được gọi là tính thích nghi, một đặc tính chung của sinh học. Ví dụ: khi trời lạnh, ta 
“nổi da gà”. Đó chính là một sự thích nghi của cơ thể đối với thời tiết: các cơ dựng 
lông co lại để giữ cho nhiệt trong cơ thể đỡ thoát ra ngoài. Đó là loại thích nghi nhanh. 
Những động vật kiếm ăn ban đêm thì có tế bào gậy (của võng mạc) phát triển, còn tế 
4bào nón kém phát triển. Lượng hồng cầu của người sống ở các vùng rẻo cao nhiều hơn 
so với người ở đồng bằng vì ở trên độ cao thì không khí ít oxi hơn, khả năng kết hợp 
oxi của hồng cầu kém hơn. Loại thích nghi này là loại thích nghi chậm. Tính thích nghi 
ở con người mang tính chủ động, không như ở động vật khác: Ta chống rét bằng áo 
ấm, lò sưởi, chứ không thụ động bằng cách “nổi da gà”.
1.1.1.2. Các quy luật chung của sự tăng trưởng và phát triển
Sự phát triển của con người là một quá trình liên tục, diễn ra trong suốt cả cuộc 
đời. Ở mỗi một giai đoạn phát triển cơ thể, cơ thể đứa trẻ là một chỉnh thể hài hoà với 
những đặc điểm vốn có đối với giai đoạn tuổi đó.
Mỗi một giai đoạn tuổi đều chứa đựng các vết tích của giai đoạn trước, những cái 
hiện có của giai đoạn này và những mầm mống của giai đoạn sau. Như vậy, mỗi một 
lứa tuổi là một hệ thống cơ động độc đáo, ở đó vết tích của giai đoạn trước dần dần bị 
xoá bỏ, cái hiện tại và tương lai được phát triển, rồi cái hiện tại lại trở thành cái quá 
khứ và mầm mống của cái tương lai lại trở thành cái hiện tại, rồi những phẩm chất mới 
lại được sinh, những mầm mống của cái tương lai. Giáo dục phải xác định được cái 
hiện có và dựa trên mầm mống của cái tương lai mà tổ chức việc dạy học và giáo dục 
cho thế hệ trẻ.
Sự phát triển trước hết được thể hiện ở sự tăng trưởng hay lớn lên của cơ thể, của 
các cơ quan riêng lẻ và ở sự tăng cường các chức năng của chúng.
Sự tăng trưởng của các cơ quan khác nhau diễn ra không đồng đều và không đồng 
thời, vì vậy mà tỉ lệ cơ thể bị thay đổi.
Nhịp độ tăng trưởng của cơ thể cũng không đồng đều. Chẳng hạn, ở tuổi dậy thì 
cơ thể lớn nhanh, nhưng sau đó thì chậm lại.
Đặc trưng của sự tăng trưởng là sự thay đổi về số lượng những dấu hiệu vốn có 
của cơ thể, về sự tăng lên hay giảm đi những dấu hiệu đó.
5Đặc trưng của sự phát triển là những biến đổi về chất của cơ thể, là sự xuất hiện 
những dấu hiệu và thuộc tính được hình thành ngay trong quá trình tăng trưởng. Quá 
trình phát triển này diễn ra một cách từ từ, liên tục nhưng đồng thời cũng có những 
bước nhảy vọt, những “ngắt quãng của sự liên tục”. Những giai đoạn đầu tiên của quá 
trình này diễn ra khi còn là bào thai trong bụng mẹ. Quá trình phát triển của cơ thể đi 
từ đơn giản đến phức tạp, từ chỗ chưa phân hoá đến phân hoá. Nó phân chia các bộ 
phận, các cơ quan, các yếu tố và hợp nhất chúng lại thành một toàn bộ mới, một cơ cấu 
mới. Sự hình thành những cơ cấu mới là sự xuất hiện những phẩm chất mới của con 
người đang phát triển, nó diễn ra ở cả mặt hình thái lẫn cả mặt chức năng, sinh hoá, 
sinh lí và tâm lí.
Sự phát triển cơ thể con người được biểu hiện qua các chỉ số đo người: chiều cao, 
cân nặng, vòng ngực, chiều rộng của vai...Trong đó, chiều cao và cân nặng là hai chỉ số 
cơ bản.
Chiều cao tăng lên rõ rệt trong thời kì bú mẹ và trong thời kì đầu của tuổi nhà trẻ. 
Sau đó nó lại chậm lại ít nhiều. Lúc 6 – 7 tuổi, chiều cao lại tăng nhanh và đạt tới 7 –
10 cm trong 1 năm. Đó là thời kì vươn dài người ra. Sau đó, lúc 8 – 10 tuổi thì sự tăng 
trưởng bị chậm lại, hằng năm chỉ đạt 3 – 5 cm (thời kì tròn người), đến lúc bắt đầu dậy 
thì (11 – 15 tuổi) lại được tiếp tục tăng nhanh, từ 5 – 8 cm trong 1 năm (thời kì thứ hai 
của sự vươn dài người ra).
Cân nặng: giữa chiều cao và cân nặng không có sự phụ thuộc theo một tỉ lệ 
nghiêm ngặt nào, nhưng thông thường trong cùng một lứa tuổi thì những trẻ cao hơn có 
cân nặng lớn hơn. Nhịp độ tăng trọng lớn nhất ở năm đầu của đời sống. Tới cuối năm 
thứ nhất thì cân nặng được tăng lên 3 lần. Sau đó cân nặng tăng thêm trung bình mỗi 
năm 2 kg.
1.1.1.3. Các giai đoạn phát triển sinh lí theo lứa tuổi
Có nhiều cách phân loại các thời kì (giai đoạn) phát triển khác nhau của cơ thể. 
Cách phân loại của A.F. Tua, đã được sử dụng rộng rãi ở nước ta, như sau:
6Thời kì phát triển trong bụng mẹ (270 – 280 ngày), gồm:
- Giai đoạn phôi thai (3 tháng đầu);
- Giai đoạn nhau thai nhi (từ tháng 4 đến khi sinh).
Thời kì sơ sinh (từ lúc lọt lòng đến 1 tháng).
Thời kì bú mẹ (nhũ nhi): kéo dài đến hết năm đầu.
Thời kì răng sữa (12 đến 60 tháng), gồm 2 giai đoạn nhỏ:
- Giai đoạn nhà trẻ: 1 – 3 tuổi;
- Giai đoạn mẫu giáo: 4 – 6 tuổi.
Thời kì thiếu niên (7 – 15 tuổi), gồm 2 giai đoạn nhỏ:
- Giai đoạn học sinh nhỏ: 7 – 12 tuổi;
- Giai đoạn học sinh lớn: 12 – 15 tuổi.
Thời kì dậy thì (tuổi học sinh Trung học Phổ thông).
Trẻ càng nhỏ thì điều kiện sống ảnh hưởng càng lớn đến sự phát triển thể chất của 
trẻ.
1.1.1.4. Mối quan hệ giữa sinh lí và tâm lí trong hoạt động của cơ thể
Sự phát triển tâm lí của trẻ em diễn ra trên cơ sở phát triển giải phẫu – sinh lí của 
nó, đặc biệt là sự phát triển của hệ thần kinh và các giác quan. Người ta thường nói: 
“một tâm hồn lành mạnh trong một cơ thể cường tráng” là vì vậy. Ví dụ: các em bé bị 
tật não nhỏ thì thường bị thiểu năng trí tuệ (chậm phát triển trí tuệ); các em bị thiếu bán 
cầu đại não thì không có khả năng học nói, học đi và các vận động có phối hợp khác. 
Sự kém phát triển và chức năng suy yếu của tuyến giáp trạng dẫn đến sự trì trệ của trí 
tuệ. ảnh hưởng thuận lợi của các biến đổi sinh lí đến khả năng làm việc trí óc được thể 
hiện sau những động tác thể dục giữa giờ. Tất cả những ví dụ trên đã nói lên ảnh hưởng 
của sự phát triển cơ thể đến sự phát triển tâm lí của trẻ.
7Mặt khác, bản thân sự phát triển tâm lí cũng lại có ảnh hưởng nhất định đến sự 
phát triển cơ thể của trẻ. Chẳng hạn, sự phát triển của hoạt động ngôn ngữ đã làm phát 
triển cái tai âm vị của trẻ; những luyện tập có động cơ, có mục đích có thể làm tăng 
tính nhạy cảm của các cơ quan phân tích, hoặc phục hồi được các chức năng đã bị phá 
huỷ của cơ thể. Trong mối quan hệ qua lại giữa sự phát triển cơ thể và sự phát triển tâm 
lí của đứa trẻ thì sự phát triển cơ thể là tiền đề cho sự phát triển tâm lí.
1.1.2. Nhiệm vụ và đánh giá
1.1.2.1. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: đọc các thông tin và tài liệu tham khảo trên.
Nhiệm vụ 2: thảo luận theo nhóm các câu hỏi:
Thế nào là tăng trưởng? Cho ví dụ.
Thế nào là phát triển? Cho ví dụ.
Chúng giống và khác nhau như thế nào?
Nhiệm vụ 3: thảo luận câu hỏi: “có những quy luật chung nào của sự tăng trưởng 
và phát triển? Cho ví dụ minh hoạ”.
1.1.2.2. Đánh giá
Câu hỏi 1: nêu các biểu hiện của sự tăng trưởng.
Câu hỏi 2: nêu các biểu hiện của sự phát triển.
Câu hỏi 3: có những quy luật chung nào của sự tăng trưởng và phát triển.
1.2. Phân tích hình vẽ để rút ra quy luật về sự tăng trưởng và phát triển
1.2.1. Thông tin
Hình 1.1, 1.2 và 1.3.
8Hình 1.1. Sự biến đổi tỉ lệ của thân thể theo tuổi
Hình 1.2. Độ tăng thêm về chiều dài của thân thể ở em trai và em gái
Hình 1.3. Độ tăng thêm về cân nặng của thân thể ở em trai và em gái
1.2.2. Nhiệm vụ và đánh giá
1.2.2.1. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: xem kĩ 3 hình 1.1, 1.2 và 1.3.
Nhiệm vụ 2: phân tích nội dung, ý nghĩa của 3 hình đó.
Nhiệm vụ 3: rút ra kết luận về quy luật tăng trưởng và phát triển về tỉ lệ giữa các 
phần thân thể, về chiều cao và cân nặng của trẻ em.
91.2.2.2. Đánh giá
Câu hỏi 1: dựa vào các quy luật tăng trưởng và phát triển, hãy giải thích tại sao 
trẻ em cuối bậc Tiểu học hay “lóng ngóng”, “đụng đâu vỡ đấy”?
Câu hỏi 2: cần có thái độ xử sự ra sao trước những hành vi, cử chỉ vụng về đó của 
trẻ?
1.3. Giới thiệu các phương pháp nghiên cứu sinh lí học trẻ em
1.3.1. Thông tin
1.3.1.1. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp của Sinh lí học trẻ em
+ Đối tượng nghiên cứu của Sinh lí học trẻ em
Sinh lí học trẻ em là một ngành của Sinh lí học người và động vật, có nhiệm vụ 
nghiên cứu những quy luật hình thành và phát triển của các chức năng sinh lí của cơ 
thể trẻ em. Trọng tâm của giáo trình này là những vấn đề có ý nghĩa nhất đối với hoạt 
động thực tiễn của người giáo viên và nhà giáo dục nói chung.
+ Nhiệm vụ nghiên cứu của Sinh lí học trẻ em
Sinh lí học trẻ em có những nhiệm vụ cơ bản sau đây:
Cung cấp những kiến thức về các đặc điểm giải phẫu và sinh lí của trẻ em và 
thiếu niên cần thiết cho công tác của các nhà giáo dục.
Hình thành sự hiểu biết biện chứng đúng đắn về những quy luật sinh học cơ bản 
của sự phát triển cơ thể trẻ em và thiếu niên.
Làm quen với những cơ sở phản xạ có điều kiện của các quá trình dạy học và giáo 
dục trẻ em và thiếu niên.
Làm quen với các cơ chế sinh lí của các quá trình tâm lí phức tạp như cảm giác, 
tri giác, chú ý, trí nhớ, tư duy những cơ sở sinh lí của ngôn ngữ và các phản ứng xúc 
cảm.
10
Phát triển ở người giáo viên tương lai kĩ năng sử dụng các kiến thức về đặc điểm 
hình thái – chức năng của cơ thể trẻ em và thiếu niên và về sinh lí hoạt động thần kinh 
cấp cao (TKCC) của chúng khi tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục, khi phân tích 
các quá trình và hiện tượng sư phạm.
+ Các phương pháp nghiên cứu cơ bản của Sinh lí học trẻ em
Có 3 phương pháp cơ bản được dùng trong các nghiên cứu về Sinh lí học lứa tuổi: 
quan sát, thực nghiệm tự nhiên và thực nghiệm trong phòng thí nghiệm.
* Phương pháp quan sát: là phương pháp mà nhờ nó nhà nghiên cứu tri giác và 
ghi chép được một cách có mục đích, có kế hoạch những biểu hiện đa dạng của cơ thể 
con người (trẻ em) và sự phát triển của nó, cùng với những điều kiện diễn biến của 
chúng.
- Ưu điểm của phương pháp: đơn giản, không tốn kém, lại có thể thu thập được 
những tài liệu thực tế, phong phú, trực tiếp từ đời sống và hoạt động của người mà ta 
nghiên cứu.
- Nhược điểm của phương pháp: người nghiên cứu không thể trực tiếp can thiệp 
vào diễn biến tự nhiên của hiện tượng mà mình nghiên cứu, vì vậy không thể làm thay 
đổi, làm tăng nhanh hay chậm lại hoặc lập lại một số lần cần thiết đối với nó được. I.P. 
Pavlov đã viết: “quan sát thu thập những cái mà thiên nhiên phô bày ra, còn thí nghiệm 
lấy của thiên nhiên cái ta muốn”.
* Phương pháp thực nghiệm: là phương pháp mà nhà nghiên cứu có thể chủ động 
gây nên hiện tượng mà mình cần nghiên cứu, sau khi đã tạo ra những điều kiện cần 
thiết; đồng thời có thể chủ động loại trừ những yếu tố ngẫu nhiên, chủ động thay đổi, 
làm nhanh lên hay chậm lại hoặc lặp lại diễn biến của hiện tượng đó nhiều lần.
Có hai loại thực nghiệm: tự nhiên và trong phòng thí nghiệm.
11
- Thực nghiệm tự nhiên được tiến hành trong điều kiện tự nhiên, quen thuộc 
với người được nghiên cứu như trong nhà trẻ, trong lớp học và người được nghiên cứu 
không biết rằng mình đang bị thực nghiệm.
- Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm được tiến hành trong những phòng thí 
 ... i phóng năng lượng; 1g lipit cho 9,3 kcal. 
Gluxit và protein có thể chuyển hoá thành lipit.
Người lớn một ngày cần 70 – 90 g lipit.
– Trao đổi protein: protein chiếm 65 – 75% trọng lượng khô của tế bào. Protein là 
loại chất duy nhất chứa nitơ và các nguyên tố C, H, O... Vì vậy, protein trong cơ thể
chuyển hoá thành gluxit và lipit, nhưng không có chất nào chuyển hoá thành protein 
được. Do vậy, cần cung cấp protein thường xuyên cho cơ thể.
Protein được hấp thụ dưới dạng các axit amin. Đến các tế bào, các axit amin được 
tổng hợp thành các loại protein đặc trưng, có 25 loại axit amin, chia thành 2 nhóm: a.
Nhóm axit amin có thể thay thế lẫn nhau hoặc do cơ thể tự tổng hợp được, b. Nhóm 
axit amin không thể thay thế, nhất thiết phải cung cấp hằng ngày.
89
Tất cả các protein động vật (trừ lòng trắng trứng và keo thịt đông) đều chứa đủ 
các axit amin không thay thế. Còn các protein thực vật (trừ khoai tây và đậu nành) 
không chứa đủ các axit amin nhóm này.
Một phần protein dự trữ ở gan có thể chuyển hoá thành gluxit, lipit. ở tế bào, 
protein được phân huỷ thành ure, amoniac và giải phóng năng lượng. 1g protein cho 
4,1 kcal.
Người lớn 1 ngày cần 100 – 120 g protein.
– Trao đổi nước: nước là dung môi và là điều kiện cần thiết cho mọi quá trình 
sinh hoá của tế bào. Nước chiếm 70% khối lượng cơ thể. ít nhất là mô xương (22% là 
nước) và nhiều nhất là mô mỡ (83% là nước).
Nước lấy vào cơ thể theo nước uống và thức ăn hằng ngày.
Một ngày con người cần từ 2 – 5 lít nước. Nhu cầu nước thay đổi tuỳ theo trạng 
thái cơ thể và tuỳ theo lứa tuổi.
Nước được thải qua hệ bài tiết, hệ hô hấp và bốc hơi qua da.
– Trao đổi muối khoáng: muối khoáng chiếm từ 4,5 – 5% khối lượng cơ thể, là 
thành phần không thể thiếu được trong các mô, các enzim, hormol. Muối khoáng ảnh 
hưởng đến mọi quá trình sống.
Các loại muối tồn tại trong cơ thể với một tỉ lệ xác định. Một số có hàm lượng lớn 
như K, Na, Mg, P,... Một số có hàm lượng rất nhỏ như: Fe, Cu, Mn, I...
Muối phân bố không đều trong cơ thể. Xương chứa nhiều Ca, P; gan chứa nhiều 
Fe, cơ chứa nhiều K.
Muối được lấy vào cơ thể ở dạng hoà tan trong nước hoặc chứa sẵn trong thức ăn. 
Muối được thải ra ngoài qua nước tiểu, mồ hôi.
Nhu cầu các loại muối tuỳ tuổi, tuỳ trạng thái cơ thể; một ngày cần từ 10 – 12 g 
NaCl.
90
– Trao đổi vitamin: vitamin có chức năng quan trọng đối với quá trình trao đổi 
chất, là trung tâm hoạt động của các enzim và tham gia vào các hormol. Vitamin được 
lấy vào cơ thể dưới dạng thức ăn hay dưới dạng tổng hợp. Nhu cầu vitamin ở trẻ em 
lớn hơn ở người lớn. Các vitamin phổ biến như vitamin A cần cho mắt, vitamin B1
cần cho thần kinh, trao đổi nước, vitamin C chống hoạt huyết, vitamin D chống còi 
xương, E cần cho sinh sản, B12 chống thiếu máu,...
* Trao đổi năng lượng:
Sự trao đổi năng lượng gắn liền với trao đổi chất. Năng lượng được sản sinh trong 
cơ thể một phần dùng cho hoạt động sống của tế bào, sản sinh ra công cơ học trong quá 
trình lao động; một phần được biến thành nhiệt năng và thải ra ngoài bằng con đường 
phát tán, bức xạ hoặc sự bốc hơi nước qua da và niêm mạc của cơ quan hô hấp. ở da có 
khoảng 2 – 3 triệu tuyến mồ hôi. Mỗi giờ có khoảng 40 cm3 nước bốc hơi qua da. Khi 
trời nóng hay lao động thì lượng mồ hôi tăng lên, có thể tới 400 cm3/ giờ.
Nguồn sinh nhiệt chủ yếu của cơ thể là các phản ứng phân huỷ các chất gluxit, 
lipit, protein. Các cơ quan hoạt động mạnh (cơ, gan, thận) sản sinh nhiều nhiệt hơn. 
Còn các mô ít hoạt động (xương, sụn) thì sản sinh ít nhiệt hơn.
Khi hoạt động, năng lượng được giải phóng nhiều hơn. Khi đi bộ, năng lượng 
tăng 60 – 80%; khi lao động nặng, năng lượng có thể tăng 400 – 500%.
Theo định luật bảo toàn vật chất và năng lượng thì “trong một thời gian nhất định, 
tổng số chất và năng lượng đưa vào cơ thể bằng tổng số chất và năng lượng được tiêu 
dùng”.
Khi số năng lượng do thức ăn cung cấp thấp hơn nhu cầu năng lượng hằng ngày 
thì cơ thể phải sử dụng các chất dự trữ: đầu tiên là glycogen trong gan, cơ. Sau đó đến 
lipit trong các mô. Cuối cùng, khi dự trữ gluxit, lipit đã cạn, cơ thể mới bắt đầu sử 
dụng đến protein.
91
6.1.1.2. Vấn đề dinh dưỡng của học sinh Tiểu học
Ai cũng muốn con em mình khoẻ mạnh và khôn lớn.
Muốn vậy, trước hết cần phải quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng của trẻ, hằng ngày 
trẻ cần ăn đủ 3 nhóm thức ăn sau:
- Thức ăn cung cấp chất đạm, làm trẻ mau lớn và thông minh, gọi là “thức ăn xây 
dựng” như sữa, thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu đỗ, lạc vừng,..
- Thức ăn cung cấp sinh tố và muối khoáng giúp trẻ chống lại bệnh tật, gọi là 
“thức ăn bảo vệ” như rau xanh, đỏ: rau ngót, dền, muống, cải, cà rốt, bí đỏ, cà chua,
- Thức ăn cung cấp năng lượng, làm trẻ đủ “sức”, đủ “nhiên liệu” để hoạt động, 
gọi là “thức ăn vận động” như gạo (nếp, tẻ), bột mì, ngô, khoai, dầu, mỡ, đường, mật, 
mía,
Dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống còn, sức khoẻ và sự khôn lớn của trẻ. 
Vì vậy, chúng ta cần biết cách nuôi dưỡng đúng để chăm sóc con cho tốt.
Để có cách ăn uống khoa học, phải dựa vào nhu cầu của cơ thể trẻ và tính chất 
của thức ăn.
Khẩu phần là lượng thức ăn cần cung cấp cho cơ thể trong một ngày. Nguyên tắc 
lập khẩu phần cho trẻ là:
- Đảm bảo đủ chất: gluxit, lipit, protein, nước, muối khoáng, vitamin.
- Tỉ lệ các loại phải cân đối, đảm bảo đủ số lượng và đủ năng lượng cần thiết cho 
cơ thể trẻ.
- Phải tính đến mức độ hấp thụ của thức ăn, ví dụ: protein động vật được hấp thụ 
95%, còn prôtêin thực vật chỉ được hấp thụ 70%.
- Phải tính đến cân bằng thu – chi năng lượng, đảm bảo mức thu phải bằng mức 
chi. Nhu cầu năng lượng tuỳ thuộc lứa tuổi, giới tính và hoạt động. Cần chú ý cách chế 
biến thức ăn để nâng cao hệ số hấp thụ.
92
6.1.1.3. Đặc điểm trao đổi chất ở học sinh Tiểu học
Trao đổi cơ sở trong một ngày đêm hạ xuống đến 38 kcal trên 1 kg trọng lượng 
cơ thể, nhưng vẫn còn tiếp tục vượt sự trao đổi cơ sở của người lớn một cách rõ rệt –
1,5 lần. Nhu cầu tương đối trong 1 ngày đêm về protein, lipit và gluxit trên 1kg trọng 
lượng bị hạ hấp đến 2 g protein và lipit, và 7 – 8 g gluxit. Nhu cầu trong một ngày đêm 
về nước tăng lên đến 1.250 – 1.350 cm3, trong khi tổng cộng là 40 – 45 cm3 trên 1 kg 
trọng lượng. Sự toả nhiệt lớn hơn rõ rệt so với người lớn vì bề mặt tương đối của da 
trên 1 kg trọng lượng thân thể vượt bề mặt thân thể của người lớn 0,5 lần.
6.1.2 Nhiệm vụ và đánh giá
6.1.2.1. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: đọc kĩ các thông tin trên, mục “Vai trò của trao đổi chất”.
Nhiệm vụ 2: thảo luận về vai trò của trao đổi chất.
6.1.2.2. Đánh giá
Câu hỏi: câu nào sau đây không đúng?
a. Không có đồng hoá thì không có chất để sử dụng trong dị hoá, không có dị 
hoá thì không có năng lượng và nguyên liệu để tổng hợp các chất trong đồng hoá.
b. Nếu đồng hoá là quá trình tổng hợp nên các chất đặc trưng của cơ thể thì dị 
hoá là quá trình phân giải các chất đồng hoá tạo nên.
c. Đồng hoá tích luỹ năng lượng, dị hoá giải phóng năng lượng.
d. Đồng hoá và dị hoá luôn luôn giữ mối quan hệ cân bằng.
6.2. Tìm hiểu sự trao đổi chất và năng lượng
6.2.1. Thông tin
Xem phần thông tin cơ bản ở trên, mục “trao đổi chất và năng lượng”.
6.2.2. Nhiệm vụ và đánh giá
6.2.2.1. Nhiệm vụ
93
Nhiệm vụ 1: đọc kĩ thông tin trên.
Nhiệm vụ 2: trình bày sự trao đổi gluxit, lipit, protein, nước, muối khoáng và 
vitamin.
Nhiệm vụ 3: trình bày sự trao đổi năng lượng.
6.2.2.2 Đánh giá:
Câu hỏi: năng lượng giải phóng trong quá trình dị hoá được sử dụng như sau:
a. Tổng hợp nên chất sống mới của cơ thể.
b. Sinh ra nhiệt để bù lại nhiệt lượng mất đi của cơ thể.
c. Tạo ra công để sử dụng trong các hoạt động sống.
d. Cả 3 câu trên.
6.3. Tìm hiểu vấn đề dinh dưỡng ở trẻ em
6.3.1. Thông tin
Xem phần thông tin cơ bản, mục “đặc điểm trao đổi chất ở học sinh Tiểu học” và 
phần thông tin bổ trợ.
6.3.2. Nhiệm vụ và đánh giá
6.3.2.1. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: đọc kĩ thông tin trên.
Nhiệm vụ 2: nêu các nhóm thức ăn cần thiết và nguyên tắc lập khẩu phần cho trẻ.
6.3.2.2. Đánh giá
Trong các loại thức ăn sau đây, thức ăn nào chứa nhiều vitamin A và D?
a. Gan, hạt nảy mầm, dầu thực vật.
b. Bơ, trứng, dầu cá.
c. Rau xanh, cà chua, quả tươi.
d. Gan, thịt bò, trứng, hạt ngũ cốc.
94
95
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 (2 TIẾT) KHÁI QUÁT VỀ SINH LÍ HỌC TRẺ EM ................................1
1.1 Nghiên cứu khái niệm tăng trưởng, phát triển và các quy luật của chúng .............2
1.1.1 Thông tin..........................................................................................................2
1.1.2 Nhiệm vụ và đánh giá ......................................................................................7
1.2 Phân tích hình vẽ để rút ra quy luật về sự tăng trưởng và phát triển......................7
1.2.1 Thông tin..........................................................................................................7
1.2.2 Nhiệm vụ và đánh giá ......................................................................................8
1.3. Giới thiệu các phương pháp nghiên cứu sinh lí học trẻ em...................................9
1.3.1 Thông tin..........................................................................................................9
1.3.2 Nhiệm vụ và đánh giá ....................................................................................11
Chương 2 (10 tiết) SINH LÍ HỆ THẦN KINH VÀ CÁC CƠ QUAN PHÂN TÍCH 
CỦA TRẺ EM ................................................................................................................13
2.1 Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và sự phát triển của hệ thần kinh ở con người ..........13
2.1.1 Thông tin........................................................................................................13
2.1.2 Nhiệm vụ và đánh giá ....................................................................................17
2.2 Tìm hiểu hoạt động Thần kinh Cấp Cao ở trẻ em tiểu học .................................18
2.2.1 Thông tin........................................................................................................18
2.2.2 Nhiệm vụ và đánh giá ....................................................................................23
2.3. Nêu và giải thích các quy luật cơ bản của hoạt động Thần kinh cấp cao ...........25
2.3.1 Thông tin........................................................................................................25
2.3.2 Nhiệm vụ và đánh giá ....................................................................................32
2.4. Tìm hiểu chung về cơ quan phân tích .................................................................33
96
2.4.1 Thông tin........................................................................................................33
2.4.2 Nhiệm vụ và đánh giá ....................................................................................40
Chương 3 (2 tiết) Sinh lí hệ nội tiết và hệ sinh dục của trẻ em......................................42
3.1 Tìm hiểu sinh lí hệ nội tiết....................................................................................42
3.1.1 Thông tin........................................................................................................42
3.1.2 Nhiệm vụ và đánh giá ....................................................................................48
3.2. Tìm hiểu hệ sinh dục ...........................................................................................48
3.2.1 Thông tin........................................................................................................48
3.2.2 Nhiệm vụ và đánh giá ....................................................................................51
Chương 4 (4 tiết) Sinh lí hệ cơ – xương của trẻ em.......................................................53
4.1. Tìm hiểu sinh lí hệ xương....................................................................................53
4.1.1Thông tin.........................................................................................................53
4.1.2 Nhiệm vụ và đánh giá ....................................................................................56
4. 2. Tìm hiểu sinh lí hệ cơ .........................................................................................57
4.2.1 Thông tin........................................................................................................57
4.2.2 Nhiệm vụ và đánh giá ....................................................................................61
Chương 5 (9 tiết) Các hệ dinh dưỡng của trẻ em ..........................................................63
5.1. Tìm hiểu sinh lí tuần hoàn ...................................................................................63
5.1.1 Thông tin........................................................................................................63
5.1.2 Nhiệm vụ và đánh giá ....................................................................................70
5. 2. Tìm hiểu sinh lí hô hấp.......................................................................................71
5.2.1 Thông tin........................................................................................................71
5.2.2 Nhiệm vụ và đánh giá ....................................................................................75
97
5. 3. Tìm hiểu sinh lí tiêu hoá.....................................................................................76
5.3.1 Thông tin........................................................................................................76
5.3.2 Nhiệm vụ và đánh giá ....................................................................................80
5.4. Tìm hiểu sinh lí hệ bài tiết ...................................................................................81
5.4.1 Thông tin........................................................................................................81
5.4.2 Nhiệm vụ và đánh giá ....................................................................................85
CHƯƠNG 6 (2 tiết) Sự trao đổi chất của trẻ em............................................................87
6.1. Tìm hiểu vai trò của trao đổi chất........................................................................87
6.1.1 Thông tin........................................................................................................87
6.1.2 Nhiệm vụ và đánh giá ....................................................................................92
6.2. Tìm hiểu sự trao đổi chất và năng lượng.............................................................92
6.2.1 Thông tin........................................................................................................92
6.2.2 Nhiệm vụ và đánh giá ....................................................................................92
6.3. Tìm hiểu vấn đề dinh dưỡng ở trẻ em .................................................................93
6.3.1 Thông tin........................................................................................................93
6.3.2 Nhiệm vụ và đánh giá ....................................................................................93

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_sinh_ly_tre_lua_tuoi_tieu_hoc.pdf