Phát triển trí lực và tài năng của trẻ nhỏ (Phần 1)

Chương I. TÀI NĂNG CỦA TRẺ PHÁT TRIỂN TRONG TÌNH

YÊU THƯƠNG CỦA CHA MẸ

A. Bạn có biết không ? mọi em bé đều là thiên tài

1. Càng nhỏ đầu óc càng thông minh

Trẻ em, càng lúc còn là em bé sơ sinh, đầu óc càng thông minh đấy!

Em bé mới sinh có một sức tiếp thu lớn đến mức cực kỳ kinh ngạc đấy!

Về khả năng tiếp thu này, bà Montessori người Ý, một nhà giáo dục nổi

tiếng tầm cỡ, đã gọi là “tinh thần tiếp thu mang tính thai sinh” (thai sinh

– sinh con, khác với noãn sinh- đẻ trứng), và nói “Người lớn thì mất hẳn,

nhưng đây là khả năng kỳ diệu có thể sánh với năng lực sáng tạo của

các đấng thần thánh, từ khi mới ra đời, trẻ hấp thụ các kích ứng từ môi

trường xung quanh và thích nghi với môi trường đó, nhưng khả năng

này lại nhanh chóng biến mất”.

Khả năng tiếp thu này càng gần với lúc mới sinh, càng lớn. So với trẻ 0-

2 tuổi, thì người lớn không sao lại được với sức tiếp thu đó. Thế nhưng,

vào thời kỳ đầu óc của trẻ có sức tiếp thu thần kỳ như vậy, mà bố mẹ

không biết, không tạo ra một kích ứng mang tính giáo dục nào cho trẻ,

đầu óc của trẻ không phát triển một cách ưu tú, khả năng này nhanh

chóng biến mất. Rồi sau đó, khi trẻ đã lớn, dù có kích ứng giáo dục ưu

tú đến đâu, cũng không kích hoạt trở lại khả năng tiếp thu thần kỳ đó

được nữa, rất khó có thể dạy dỗ con trẻ thành người thông minh. Khả

năng tiếp thu của trẻ trong giai đoạn 0-3 tuổi có thể nói là thiên tài, bất

kể kích ứng giáo dục là khó hay dễ, đều có thể hấp thụ được dễ dàng.

Không chỉ đơn thuần là tri thức đơn giản, và lứu nhớ, mà có tố chất

thắng được cả những máy tính tối tân nhất. Những thông tin được nạp

vào trong thời kỳ này được nhập nguyên xi vào vùng tri thức tiềm tài,

cũng như máy tính được nạp dữ liệu tỉ mỉ, chúng có khả năng tư duy và

suy luận rất độc lập. Trẻ nhỏ nhớ những câu nói, từ ngữ nghe được từ

xung quanh, khi trẻ nói thành lời, không phải chỉ dựa vạo khả năng ghi

nhớ đơn từ. Khả năng xử lý thông tin ưu việt chỉ có ở trẻ nhỏ (trong đầu

óc người lớn không thể có), khiến trẻ trở thành chuyên gia với bất kỳ từ

ngữ hóc búa nào. Khả năng này, khả năng như thiên tài này, ở trẻ nhỏ,

bé nào cũng có.

2. Não bộ cơ bản hình thành trong 6 tháng đầu sau khi sinh

Cho đến thời kỳ này, trong đầu của trẻ có một bộ phận đặc biệt học từ

ngữ một cách tự nhiên, nó không liên quan tới hoạt động của môi

trường xung quanh, tự nó bật ra tiếng nói. Hóa ra là như thế. Chính xác

là trong đầu của trẻ có một bộ phận bẩm sinh tiếp thu ngôn ngữ ưu tú,

khác hẳn với vượn người hay những động vật khác không hề có bộ

Phát triển trí lực và tài năng của trẻ nhỏ

8

phận này. Tuy nhiên, phát sinh một sự hiểu lầm cho rằng bộ phận này

không hề liên quan tới môi trường xung quanh trẻ. Bạn phải hiểu rằng,

hoạt động của đầu óc, trưởng thành dần lên cùng với việc ứng đối lại

các kích ứng từ thế giới bên ngoài. Với trẻ nhỏ, từ khi được sinh ra, hãy

dạy trẻ nhiều từ ngữ phong phú. Như vậy, đầu óc với khả năng tiếp thu

tốt, sẽ hấp thu những từ ngữ đó, tích tụ lại, và khi nói bật được ra, là

một kho tàng từ ngữ phong phú. Trẻ nhỏ không phải vừa lý giải nghĩa

của từ ngữ rồi mới nhớ. Ban đầu chỉ là những âm thanh đơn giản, từ

ngữ ngấm vào vùng tri thức tiềm tài trong não của trẻ. Khả năng lý giải

của trẻ tiến bộ dần lên, phần tri thức tiềm tài cũng được tích lũy hơn,

đến lúc những từ ngữ mà trẻ không hiểu nghĩa đã nằm sẵn trong phần

tri thức tiềm tài cũng trở nên có ý nghĩa. Với mức xử lý thông tin bằng

khả năng ưu việt mà đầu óc người lớn không hề có ấy, tự lúc nào, mọi

trẻ lên 2 tuổi đều có thể trở thành chuyên gia ngôn ngữ trước cả những

vấn đề ngữ pháp hóc búa. Thế nhưng, nhiều người không hề biết, và

cứ nghĩ, ngôn ngữ, biết nói, là chuyện tự nhiên của trẻ.

Trẻ ngoan ngoãn không phải mất công chăm sóc đã mừng, rồi không

biết cho trẻ vận động thế nào, chỉ đơn thuần cho trẻ ngủ yên trong nửa

năm sau khi sinh, thì đến khi 2 tuổi, hay 3 tuổi, trẻ cũng không biết nói,

thành trẻ chậm phát triển. Trẻ nhỏ từ thiên tài, trở thành một con người

bình phàm, không có cách nào làm cho trẻ trở lại thành thiên tài được

nữa. Trẻ nhỏ, chỉ trong có 6 tháng sau khi sinh, tùy vào hành động của

người mẹ, mà có sự biến chuyển khác hẳn nhau. Hành động của người

mẹ thời kỳ này toàn mắc sai lầm, sẽ làm thui chột tố chất thiên tài bẩm

sinh của trẻ. Người ta nói, mẫu hình cơ bản của não trẻ hình thành

trong vòng 6 tháng sau khi sinh. Và đến khi 3 tuổi là hoàn thiện được

tới 60% nếp nhăn nối các tế bào não. Trong thời kỳ này, không được để

mặc trẻ lớn lên mà không có bất kỳ một kích hoạt nào. Càng là những

kích hoạt tốt trong giai đoạn này, càng giúp trẻ lớn lên có khả năng ưu

tú vượt trội đáng ngạc nhiên.

pdf 31 trang yennguyen 1840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phát triển trí lực và tài năng của trẻ nhỏ (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển trí lực và tài năng của trẻ nhỏ (Phần 1)

Phát triển trí lực và tài năng của trẻ nhỏ (Phần 1)
Phát triển 
trí lực và tài năng 
của trẻ nhỏ 
Shichida Makoto 
MỤC LỤC 
Chương I. TÀI NĂNG CỦA TRẺ PHÁT TRIỂN TRONG TÌNH YÊU 
THƯƠNG CỦA CHA MẸ .........................................................................7 
A. Bạn có biết không ? mọi em bé đều là thiên tài...............................7 
1. Càng nhỏ đầu óc càng thông minh...............................................7 
2. Não bộ cơ bản hình thành trong 6 tháng đầu sau khi sinh ..........7 
3. Tác hại ngoài sức tưởng tượng của TV.......................................8 
4. Để tạo kích ứng tri giác cho trẻ nhỏ .............................................9 
B. Học của trẻ khác với học của người lớn .......................................10 
1. Học kiểu nhớ nguyên mảng........................................................10 
2. Học kiểu nhớ từng cái một .........................................................11 
C. Năng lực phát triển của trẻ ............................................................12 
3 giai đoạn phát triển từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi..........................12 
Giai đoạn 1- Phát triển năng lực tiếp thu ( giác quan)....................13 
Giai đoạn 2- Thời kỳ phát triển năng lực biểu hiện (sáng tạo).......15 
Giai đoạn 3- Phát triển năng lực tư duy (kỹ thuật) .........................18 
Chương II CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 0-4 TUỔI ..........20 
A. Phương pháp giáo dục từ 0-1 tuổi.................................................20 
1. Kể những câu chuyện có nội dung cho trẻ khi con đường phát 
triển còn rộng mở............................................................................20 
2. 4 bậc trong giai đoạn 0-1 tuổi .....................................................20 
2.1 Bậc 1 từ 0-3 tháng ....................................................................20 
♥ Thị giác:....................................................................................20 
♦ Thính giác:................................................................................21 
♣ Xúc giác: ..................................................................................22 
♠ Vị giác.......................................................................................22 
♥ Lực nắm ...................................................................................22 
♦ Khứu giác .................................................................................23 
2.2 Bậc 2 từ 4-6 tháng ....................................................................23 
♣ Thị giác:....................................................................................23 
Shichida Makoto しちだ まこと 
 3 
♠ Thính giác .................................................................................24 
♥ Xúc giác....................................................................................24 
♦ Vận động. .................................................................................25 
2.3 Bậc 3 từ 7-10 tháng ..................................................................25 
♥ Thị giác .....................................................................................25 
♦ Thính giác .................................................................................25 
♣ Xúc giác....................................................................................26 
♠ Vận động ..................................................................................26 
♥ Ngôn ngữ..................................................................................26 
2.4 Bậc 4 từ 11-12 tháng....................................................................26 
♥ Thị giác. ....................................................................................26 
♣ Xúc giác....................................................................................27 
♠ Tri thức .....................................................................................27 
♥ Vận động ..................................................................................28 
♦ Chữ và ngôn ngữ .....................................................................28 
B. Phương pháp giáo dục trẻ từ 1-2 tuổi............................................28 
1. Đạt được 3 kỹ năng đáng chú ý .................................................28 
2. Với trẻ trong thời kì thích làm thử thì cho trẻ thử làm mọi thứ ...29 
3. Không dùng từ cấm đoán mà rủ trẻ sang trò chơi khác.............31 
4. Trò chơi tìm châu báu phát triển trí năng ...................................32 
5. Tạo môi trường giàu ngôn ngữ...................................................32 
6. Làm sao để trẻ không bị nản chí trong giai đoạn có “chí” ..........34 
7. Không cho trẻ nghe nhiều tiếng máy, mà nói chuyện với trẻ càng 
nhiều càng tốt..................................................................................35 
C. Phương pháp giáo dục trẻ từ 2-3 tuổi ...........................................37 
1. Cho trẻ vận động nhiều, đi bộ nhiều...........................................37 
2. Thời kì nhạy cảm với ngôn ngữ nhất trong cả cuộc đời.............38 
3. Làm thoả mãn ý muốn muốn làm những việc xung quanh mình 
một cách thành thạo........................................................................41 
4. Thời kì phản kháng đầu tiên khi trẻ 2 tuổi- làm sao vượt qua? .42 
Phát triển trí lực và tài năng của trẻ nhỏ 
4 
5. Trẻ 2 tuổi là người có trí nhớ thiên tài ........................................43 
D. Phương pháp giáo dục trẻ từ 3-4 tuổi........................................46 
1. 3 tuổi là bắt đầu tư duy. Chuyển sang cách dạy khiến trẻ phải tự 
suy nghĩ...........................................................................................46 
2. Trợ giúp 50% để trẻ thực nghiệm được nhiều việc....................47 
3. Bồi dưỡng khả năng ngôn ngữ bằng cách nói chuyện hay đọc 
sách truyện cho trẻ ........................................................................48 
4. Không làm gì phải lo lắng với tật nói lắp của trẻ thời kì này ......51 
5. Nên bắt đầu dạy ngoại ngữ cho trẻ trong thời kì này.................51 
6. Cứ để trẻ chơi không thôi sẽ có tác hại......................................52 
7. Sở thích chệch (sở thích khác người) nuôi dưỡng năng lực tập 
trung và trí lực của trẻ giai đoạn này ..............................................53 
E. Phương pháp giáo dục trẻ sau 4 tuổi ............................................56 
1. 4 tuổi có sức sáng tạo rất phong phú. Trẻ thích sáng tạo rất thích 
chơi .................................................................................................56 
2. Khả năng tư duy mang tính sáng tạo độc đáo là khả năng thế 
nào? ................................................................................................57 
3. Để trẻ thành người có sức sáng tạo cao....................................59 
Chương III KHÓ KHĂN KHI DẠY LỄ NGHĨA CHO TRẺ .......................63 
A. Ý thức dạy lễ nghĩa cho con từ 0 tuổi............................................63 
1. 3 trụ cột để trẻ lớn lên và tầm nhìn của cha mẹ.........................63 
2. Nhìn nhận đúng tín hiệu phát triển của con trẻ ..........................64 
3. Cho bú sữa theo giờ nhất định là không tốt. Tình mẹ con còn 
quan trọng hơn................................................................................65 
4. Đỉnh điểm xây dựng lòng tin cơ bản nơi trẻ là khi trẻ được 8 
tháng tuổi ........................................................................................66 
5. Khi có thêm em bé cũng không được quên yêu thương anh chị 
nó ....................................................................................................67 
B. Những lễ nghĩa cơ bản trong 0-3 tuổi đầu.....................................68 
1. Gốc rễ của lễ nghĩa là giáo dục ý chí .........................................68 
2. Đường cong nghiêm khắc * khắt khe nhất khi 0 tuổi và nới lỏng 
dần khi 3 tuổi...................................................................................69 
Shichida Makoto しちだ まこと 
 5 
3. 4 nguyên nhân gây ra sự bất tuân thủ của trẻ............................69 
C. 3 trụ cột để dạy lễ nghĩa đúng .......................................................71 
1.“Lễ nghĩa cơ bản” thực hiện trong sinh hoạt hàng ngày.................72 
1.1 Về việc ăn uống. .......................................................................72 
1.2 Về việc đi vệ sinh. .....................................................................72 
1.3 Về việc mặc...............................................................................72 
1.4 Về việc giữ vệ sinh....................................................................73 
1.5 Về việc giữ an toàn. ..................................................................73 
2.“lễ nghĩa tinh thần” thì chú ý khi mắng mỏ ......................................73 
2.1 Chịu đựng. ................................................................................73 
2.2 Tốt bụng. ...................................................................................74 
2.3 Trung thực.................................................................................74 
2.4 Tuân thủ. ...................................................................................74 
2.5 Biết ơn.......................................................................................74 
3.“lễ nghĩa xã hội và đạo đức” hãy tận dụng tốt nhất tính tự giác của 
bé ........................................................................................................75 
3.1 Tinh thần trách nhiệm. ..............................................................75 
3.2 Tinh thần lao động. ...................................................................75 
3.3 Đối nhân....................................................................................75 
3.4 Tri thức ngôn ngữ. ....................................................................76 
3.5 Tính đạo đức.............................................................................76 
Chương IV GIÁO DỤC TƯ DUY CƠ BẢN ............................................77 
A. Trẻ em mở rộng thế giới bằng ngôn ngữ.......................................77 
1. Phương pháp giáo dục ngôn ngữ từ 0 tuổi để trẻ thành người ưu 
tú......................................................................................................77 
2. Thực nghiệm của vợ chồng giáo sư Stainbarg ..........................78 
3. 9 điểm lưu ý khi giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ...............................81 
B. Cách dạy chữ gắn liền với khả năng suy nghĩ ..............................82 
1. Dạy từng bước một theo hệ thống .............................................82 
C.Để phương pháp giáo dục từ 0 tuổi phát huy hết tính hiệu quả ....83 
Phát triển trí lực và tài năng của trẻ nhỏ 
6 
1. Nói chuyện ..................................................................................83 
2. Ẵm bế bé ra ngoài.......................................................................83 
3. Kể chuyện cổ tích .......................................................................83 
4. Cho xem sách tranh....................................................................84 
5. Làm quen với bài hát nhạc hay, tranh đẹp.................................84 
6. Hàng ngày dẫn con đi bách bộ ...................................................84 
7. Không doạ dẫm...........................................................................85 
8. Không dung từ cấm đoán, ngăn cấm .........................................85 
9. Không phủ nhận..........................................................................85 
10. Khen là khen hành động...........................................................85 
11. Không cho trẻ xem TV (trẻ là em bé sơ sinh) ..........................85 
12. Dạy chữ từ sớm........................................................................86 
13. Dạy đi dạy lại, lặp đi lặp lại .......................................................86 
14. Rèn luyện trí nhớ ......................................................................87 
15. Rèn luyện tưu duy Không phải chỉ rèn luyện trí nhớ................88 
16. Để trẻ vận động hết mình .........................................................88 
17. Làm vở ghi chép từ...................................................................88 
18. Làm sổ ghi chép sách đã đọc...................................................89 
19. Cho trẻ học phát minh ..............................................................89 
20- Lớn lên từ “4 tay” ......................................................................89 
Shichida Makoto しちだ まこと 
 7 
Chương I. TÀI NĂNG CỦA TRẺ PHÁT TRIỂN TRONG TÌNH 
YÊU THƯƠNG CỦA CHA MẸ 
A. Bạn có biết không ? mọi em bé đều là thiên tài 
1. Càng nhỏ đầu óc càng thông minh 
Trẻ em, càng lúc còn là em bé sơ sinh, đầu óc càng thông minh đấy! 
Em bé mới sinh có một sức tiếp thu lớn đến mức cực kỳ kinh ngạc đấy! 
Về khả năng tiếp thu này, bà Montessori người Ý, một nhà giáo dục nổi 
tiếng tầm cỡ, đã gọi là “tinh thần tiếp thu mang tính thai sinh” (thai sinh 
– sinh con, khác với noãn sinh- đẻ trứng), và nói “Người lớn thì mất hẳn, 
nhưng đây là khả năng kỳ diệu có thể sánh với năng lực sáng tạo của 
các đấng thần thánh, từ khi mới ra đời, trẻ hấp thụ các kích ứng từ môi 
trường xung quanh và thích nghi với môi trường đó, nhưng khả năng 
này lại nhanh chóng biến mất”. 
Khả năng tiếp thu này càng gần với lúc mới sinh, càng lớn. So với trẻ 0- 
2 tuổi, thì người lớn không sao lại được với sức tiếp thu đó. Thế nhưng, 
vào thời kỳ đầu óc của trẻ có sức tiếp thu thần kỳ như vậy, mà bố mẹ 
không biết, không tạo ra một kích ứng mang tính giáo dục nào cho trẻ, 
đầu óc của trẻ không phát triển một cách ưu tú, khả năng này nhanh 
chóng biến mất. Rồi sau đó, khi trẻ đã lớn, dù có kích ứng giáo dục ưu 
tú đến đâu, cũng không kích hoạt trở lại khả năng tiếp thu thần kỳ đó 
được nữa, rất khó có thể dạy dỗ con trẻ thành người thông minh. Khả 
năng tiếp thu của trẻ trong giai đoạn 0-3 tuổi có thể nói là thiên tài, bất 
kể kích ứng giáo dục là khó hay dễ, đều có thể hấp thụ được dễ dàng. 
Không chỉ đơn thuần là tri thức đơn giản, và lứu nhớ, mà có tố chất 
thắng được cả những máy tính tối tân nhất. Những thông tin được nạp 
vào trong thời kỳ này được nhập nguyên xi vào vùng tri thức tiềm tài, 
cũng như máy tính được nạp dữ liệu tỉ mỉ, chúng có khả năng tư duy và 
suy luận rất độc lập. Trẻ nhỏ nhớ những câu nói, từ ngữ nghe được từ 
xung quanh, khi trẻ nói thành lời, không phải chỉ dựa vạo khả năng ghi 
nhớ đơn từ. Khả năng xử lý thông tin ưu việt chỉ có ở trẻ nhỏ (trong đầu 
óc người lớn không thể có), khiến trẻ trở thành chuyên gia với bất kỳ từ 
ngữ hóc búa nào. Khả năng này, khả năng như thiên tài này, ở trẻ nhỏ, 
bé nào cũng có. 
2. Não bộ cơ bản hình thành trong 6 tháng đầu sau khi sinh 
Cho đến thời kỳ này, trong đầu của trẻ có một bộ phận đặc biệt học từ 
ngữ một cách tự nhiên, nó không liên quan tới hoạt động của môi 
trường xung quanh, tự nó bật ra tiếng nói. Hóa ra là như thế. Chính xác 
là trong đầu của trẻ có một bộ phận bẩm sin ... được cách vẽ sơ đồ triển khai mà 
thường học sinh lớp 4 tiểu học mới được học. Khi 5 tuổi nó vẽ sơ đồ 
triển khai và cắt quả bóng giấy, lắp ghép thành một đầu tàu hỏa. 
Cứ như vậy đến năm học lớp 2 tiểu học, nó thích quan tâm đến và 
tìm ra loài  mà ở Nhật chưa từng phát hiện ra. 
Trẻ em được phát hiện và nhìn nhận, khen ngợi đúng mức những điều 
chúng thích quan tâm sẽ phát triển rực rỡ như vậy đấy. Rồi sau này, 
chúng quan tâm đến những gì thì chưa rõ, rất tiếc có nhiều ông bố bà 
Shichida Makoto しちだ まこと 
 55 
mẹ lại dập tắt sự quan tâm của con trẻ khi chúng mới mong manh hình 
thành. 
Phát triển trí lực và tài năng của trẻ nhỏ 
56 
E. Phương pháp giáo dục trẻ sau 4 tuổi 
Tế bào não trẻ sơ sinh bắt đầu phát triển từ việc tiếp nhận tác động từ 
thế giới bên ngoài, thời kì đầu phát triển thành các tế bào dạng tế bào 
Matrick. Ở đây, càng tiếp nhận tác động từ bên ngoài vào càng nhiều, 
tế bào não càng trở thành những tế bào giàu DNA phân hóa thành 2 
loại tế bào là tế bào thần kinh (nơ-ron) và tế bào Gria. Điều quan trọng 
ở đây là sau khi phân hóa tế bào thần kinh (nơ-ron) không hề tăng lên. 
Tức là tế bào não đã dừng phát triển. Lúc đó dù có tác động đến thế 
nào đi chăng nữa cũng không làm tăng tế bào thần kinh lên được, óc 
của trẻ đã cố định, không thể thay đổi được nữa. 
Người ta nói rằng, con người của thế hệ mới phải là con người có tính 
sáng tạo. Cũng có nghĩa mục đích của giáo dục không phải chỉ dừng lại 
ở mức nhận biết nhiều thứ khác nhau, mà ở chỗ giáo dục trẻ thành 
những người có tính sáng tạo. 
Nếu như cha mẹ chúng ta, hay những người đã dạy dỗ chúng ta đã 
từng suy nghĩ rèn rũa chúng ta thành những người có ích cho thời đại, 
thì chúng ta- những bậc cha mẹ hiện nay- cũng phải biết trước cơ cấu 
hoạt động của não bộ trẻ em, từ đó có cách giáo dục thích hợp để trẻ 
phát triển hoàn thiện hơn. Bởi vì phương pháp sai, trẻ phát triển lệch 
lạc rồi thì sau này không thể sửa lại được. 
Giáo dục như hiện nay không thể có được những em bé ưu tú. Như 
tiến sĩ Jouji.W.Beatle thuộc trường đại học Chicago, người đã từng 
đoạt giải Nobel đã nói “Thể chế giáo dục hiện nay đang làm mất đi cơ 
hội phát triển của trẻ nhỏ. Là bởi vì chúng sống trong thời đại thiếu tình 
thương. Khả năng học tập của trẻ sút kém. Người lớn không có tai 
nghe lời con trẻ. Đấy là những điểm phải sửa đổi.” 
1. 4 tuổi có sức sáng tạo rất phong phú. Trẻ thích sáng tạo rất 
thích chơi 
Tác giả truyện tranh “Các trò chơi trẻ thích”, Kakosatoshi từng nói 
“ Trong các tác phẩm của tôi, kể cả sách giáo dục, kể cả sách cho nhi 
đồng, tôi luôn nhấn mạnh các câu nói như “ Trẻ em, chơi là sống” hay 
là “Trẻ em là thiên tài chơi” Thế nhưng trẻ em Nhật bản hiện nay không 
chơi. Vừa là không có chỗ chơi, vừa là không có thời gian chơi, vừa là 
không có bạn để mà chơi. Khi đã mất các điều kiện để chơi như vậy 
dẫn đến tình trạng trẻ sống trong thẫn thờ vô cảm. Kết quả là trẻ không 
có ý muốn chơi gì, không có ý chí, chẳng quan tâm tới việc gì nữa. 
Không chơi, không biết chơi, không muốn chơi dẫn đến trẻ hành động 
bột phát, không tập trung vào được một việc gì, không tự chủ định suy 
nghĩ, phán đoán, xử lí được điều gì, dẫn đến việc học hành cũng không 
cho thành tích cao”. 
Shichida Makoto しちだ まこと 
 57 
Mục đích của giáo dục trẻ không chỉ là việc dạy trẻ thành người thông 
minh. 
Chuyện trẻ là số một, mọi môn đều đạt điểm tối đa ở trường học, chẳng 
phải là chuyện gì to tát. Cái quan trọng là ở chỗ trẻ có điểm gì mà các 
bạn khác không có được. “Cái điểm gì” đó chính là phần trẻ sẽ cống 
hiến cho xã hội được. 
Thành tích học tập ở trường lúc cao lúc thấp chẳng phải là điều đáng 
phải quan tâm lo lắng quá đáng. Việc thực sự quan trọng là việc nuôi 
dưỡng cá tính của trẻ, dạy trẻ có thể tự suy nghĩ, có tư duy độc đáo. 4 
tuổi là độ tuổi sức sáng tạo phát triển đến đỉnh cao nhất. 
Chúng ta phải lấy mục tiêu giáo dục con là “dạy con thành những đứa 
trẻ có tính sáng tạo”. Lơ là với việc dạy con, chúng sẽ chỉ dừng lại ở 
mức có trí nhớ. Kiểu giáo dục của Nhật từ trước tới nay đều là kiểu này. 
Nhật bản được gọi là nước lớn về giáo dục. Song, về nội dung giáo dục 
lại không được đánh giá cao cho lắm. Là bởi vị giáo dục ở Nhật chạy 
theo kiểu học đối phó với thi cử. Chính vì thế hình thức học chủ yếu 
theo kiểu học thuộc. Học với chủ trương vào được trường danh tiếng, 
học kiểu học thuộc lòng đó là những kiểu học áp dụng cho trẻ em ở 
Nhật bản. 
Kết quả là với những kiểu học đã được trải qua thời đi học, khi ra đời, 
người Nhật chỉ giỏi mô phỏng, bắt chước chứ khả năng sáng tạo, phát 
kiến cực kì kém. Người Nhật ít người đoạt giải Nobel cũng có phần 
nguyên nhân từ kiểu học thuộc lòng này. 
Vậy thì làm thế nào để nuôi dạy trẻ thành những con người không phải 
chỉ để mô phỏng lại những cái người khác đã làm mà thành những con 
người có đầu óc sáng tạo đây? 
Tiến sĩ tâm lí học E.P.Trans thuộc trường đại học Giogia- Mỹ nói “Năng 
lực tư duy bắt đầu phát triển khi trẻ lên 3, trong độ tuổi 4 đến 4 tuổi rưỡi 
đạt đến đỉnh cao nhất và đến 5 tuổi thì suy yếu đi rất nhanh.” 
Để nâng cao khả năng tư duy của trẻ, thì độ tuổi 3-4 tuổi là giai đoạn 
quan trọng nhất. Ở giai đoạn này, trẻ được dạy bảo tốt sẽ trở thành 
người có đầu óc sáng tạo rất tốt. 
Vậy công việc cụ thể để dạy trẻ thành người có đầu óc sáng tạo là gì? 
2. Khả năng tư duy mang tính sáng tạo độc đáo là khả năng thế 
nào? 
Trẻ em thế kỉ 21 hơn ai hết phải là những con người có đầu óc sáng tạo. 
Chúng ta muốn dạy trẻ thành những con người có đầu óc sáng tạo, có 
Phát triển trí lực và tài năng của trẻ nhỏ 
58 
khả năng sáng tạo, thì chính chúng ta phải hiểu rõ óc sáng tạo, khả 
năng sáng tạo thực chất là cái gì và như thế nào. 
Năng lực sáng tạo, đó là khả năng tri thức làm tăng thêm đồ vật mới, 
cách suy nghĩ mới ưu việt hơn vào thế giới chúng ta hiện đang sống. 
Tính sáng tạo, đó là khả năng cơ bản quyết định các việc ưu việt trên 
có thế thực hiện được hay không, đó là một tố chất tốt. 
Tuy vậy, năng lực sáng tạo không nhất thiết phải có liên quan tới chỉ số 
thông minh cao mới được. Bởi vì, để sáng tạo, không thể không đưa ra 
những suy nghĩ mới, những câu trả lời mà trước nay không được chấp 
nhận. 
Vậy dạy trẻ thành người có óc sáng tạo như vậy có phải là việc khó 
không? Không, hoàn toàn không khó chút nào cả. 
Mọi trẻ em sinh ra đều có sẵn tính sáng tạo ưu việt đó. Khả năng sáng 
tạo của trẻ sơ sinh thực ra bắt đầu hoạt động từ khi mới lọt lòng. Những 
bước sáng tạo đầu tiên của trẻ đồng thời với việc bắt đầu hoạt động 
của các giác quan. Nhìn bằng mắt, nghe bằng tai, phát âm bằng miệng, 
nếm bằng lưỡi, sờ bằng tay, đó đều là những hoạt động sáng tạo của 
trẻ. 
Trẻ 3,4 tháng tuổi thử tóm nắm đồ vật, rồi rung lắc, bóp, vặn, thả rơi đồ 
vật. Hay là tóm được món đồ gì cũng cho vào miệng liếm gặm để khám 
phá. Đầu óc sáng tạo của trẻ bắt đầu hoạt động rất tích cực từ thời kì 
này. Trẻ cũng vì thế học được nhiều điều về đồ vật, thế giới bên ngoài 
và suy nghĩ. 
Tính tư duy sáng tạo đó của trẻ sẽ được phát triển mạnh mẽ hơn nếu 
chúng ta biết khích lệ và rèn luyện cho chúng như tôi đã từng trình bày 
ở phần trên. 
Có thể nói rằng việc tác động lên các giác quan của trẻ từ lúc mới sinh 
tới khi được 6 tháng tuổi sẽ quyết định thái độ học tập của đứa trẻ đó 
sau này. Nó trở thành người có ý thức học tập, có sức sáng tạo tốt hay 
ngược lại là những đứa trẻ không có ý thức học tập và đầu óc không 
sáng tạo, đã được quyết định từ khi nó còn là đứa trẻ 6 tháng là vì thế. 
Cha mẹ làm ngơ với những ý muốn học hỏi, với những mầm chồi sáng 
tạo của trẻ, và sai lầm khi dạy trẻ (làm gì cũng thúc giục nhắc nhở, 
không cho trẻ tự chịu trách nhiệm một việc gì, bó buộc trẻ với những 
lớp ngoại khóa, câu lạc bộ, không cho trẻ vận động hết mình, bỏ cho trẻ 
chơi một mình) không phát triển hết những khả năng sẵn có của trẻ, 
thì tự lúc nào những ý muốn tích cực, ý muốn sáng tạo nơi trẻ cũng 
biến mất cùng thời gian và trẻ trở thành những con người nhàm chán. 
Shichida Makoto しちだ まこと 
 59 
Ở giai đoạn 9-18 tháng tuổi, trẻ hết sức hiếu động, bị đè nén trí năng 
không được kích hoạt phát triển thì sau đó không thể khôi phục lại 
được. Ở thời kì này hãy cho trẻ, tạo cho trẻ nhiều tác động từ bên ngoài, 
cho trẻ vận động nhiều, nói chuyện nhiều với trẻ. ở trẻ sẽ không mất đi 
tính sáng tạo ưu việt sẵn có, bằng không thì trẻ chỉ lớn lên với đầu óc 
không còn chút sáng tạo nào nữa. 
Để dạy trẻ thành người có tính sáng tạo, nên biết trước đặc điểm của 
những trẻ đó xung quanh chúng ta. Biết được, hiểu được điều đó tức là 
hiểu được mục tiêu giáo dục và sẽ có nỗ lực dạy trẻ thành những người 
như vậy. 
☼ Đặc điểm của trẻ có tính sáng tạo là 
1- Ham hiểu biết 
2- Thích thử nghiệm 
3- Hay hỏi. Hỏi những câu mà nhiều trẻ thường không hỏi 
4- Không thỏa mãn với những câu trả lời qua quít. Hỏi cho đến khi hiểu 
rõ mới thôi. 
5- Đưa ra nhiều cách nghĩ mới mẻ 
6- Thử nghiệm cái gì lần đầu cũng không sợ sệt 
7- Hay có suy nghĩ xung đột với bố mẹ, thầy cô, bạn bè 
8- Thích độc lập, hay phản đối. 
Trẻ có tính sáng tạo thường có đặc điểm như vậy. Thông thường thì 
nhiều ông bố bà mẹ đặt tiêu chuẩn lí tưởng cho đứa con của mình là 
biết nghe lời bố mẹ, bề trên, không gây gổ với bạn bè, không vượt qua 
cái ngưỡng có sẵn Song theo thuyết E.P.Trans thì “Có sự khác nhau 
rất lớn trong quan niệm thế nào là đứa trẻ lí tưởng với đứa trẻ có tính 
sáng tạo. Các bậc cha mẹ nên biết trước điều này để tránh đồng hóa 2 
khái niệm đó với nhau”. 
3. Để trẻ thành người có sức sáng tạo cao 
Vậy làm thế nào để gợi mở và phát triển năng lực sáng tạo sẵn có của 
trẻ? 
Cho đến khi trẻ được 4 tuổi thì tôi đã trình bày ở các phần trước rồi. Ví 
dụ như thời kì nhũ nhi (sau sinh đến khi được 6 tháng tuổi), tạo thật 
nhiều tác động lên các giác quan của trẻ. Thời kì 9 tháng đến 1 tuổi 
rưỡi, trẻ rất hiếu động thì không nên ngăn cấm trẻ hoạt động, mà nên 
khuyến khích và tạo điều kiện giúp trẻ khám phá. Không chỉ gò bó trẻ 
Phát triển trí lực và tài năng của trẻ nhỏ 
60 
với những lớp tập thể dục nhàm chán, mà hãy thả cho trẻ được tự do 
trườn, bò, vận động ở những chỗ không có gì nguy hiểm là được. 
Luôn quan tâm đến trẻ, ôm ấp vỗ về trẻ để tăng độ thân thiết khi trẻ 
được kề da áp thịt với cha mẹ, tạo cho trẻ lòng tin chắc chắn vào tình 
yêu thương cha mẹ giành cho chúng. Nói chuyện nựng nịu trẻ từ khi 
mới lọt lòng; khi trẻ biết phát âm những tiếng dù chưa phải là những từ 
có nghĩa cũng nên nhiệt tình “tiếp chuyện” trả lời nhằm làm tăng thêm ý 
muốn nói chuyện giao tiếp của trẻ. 
Phương pháp giáo dục trẻ hơn 4 tuổi thì có những điểm quan trọng như 
sau: 
① Khi trẻ hỏi phải nghiêm túc lắng nghe câu hỏi đó. Cùng nghĩ cách 
trả lời câu hỏi đó với trẻ, và dạy cho trẻ phương pháp tìm lời giải. Đây là 
một việc hết sức quan trọng. 
Nếu như được gợi mở và phát triển tận tình như vậy, trẻ sẽ rất giỏi 
trong việc tự suy nghĩ. Đây là điểm quan trọng nhất. 
② Với trẻ từ 4 tuổi trở lên, nên đặt nhiều câu đố, cho trẻ suy nghĩ tìm 
cách trả lời. Câu đố là hiệu quả nhất trong việc phát triển tư duy, vì nó 
bắt buộc phải suy nghĩ thật sự mới trả lời được. 
③ Phát triển khả năng tập trung của trẻ. Để làm việc đó, khi trẻ đang 
mải mê làm gì, không được gọi, hỏi làm cắt ngang sự tập trung đó. 
Càng không được dùng cái uy của cha mẹ để bắt ép con phải dừng 
công việc nó đang tập trung. 
④ Chọn đồ chơi có tính hoạt động trí não cho trẻ. Không nên chọn 
những món đồ chơi bắt mắt, mà nên chọn những loại đồ chơi mà khi 
chơi trẻ tự lắp ghép xây dựng thành, rồi phá đi để làm lại cái khác, cái 
mới được thì hơn. 
⑤ Không để trẻ trong tình trạng “nhàn cư”. Cha mẹ cùng chơi với con, 
tạo cho con những tháng ngày vui vẻ. Ghi nhận, khen ngợi những việc 
mà con đã làm, những suy nghĩ mà con có được. 
⑥ Tạo cho con nhiều cơ hội thể nghiệm. Ví dụ như những công việc 
mang tính sáng tạo, sáng tác các tác phẩm mỹ thuật chẳng hạn. 
⑦ Tiền đồ để có nhiều suy nghĩ mới mẻ, đó là trí thức phong phú. Để 
trẻ có được một kho tàng trí thức, hãy cho trẻ đọc thật nhiều sách. Hãy 
tặng và cho trẻ đọc nhiều sách về khoa học. Không chỉ dừng ở việc thu 
nạp kiến thức từ đọc sách, mà nên cho trẻ thử nghiệm được càng nhiều 
điều trong sách càng tốt. 
Shichida Makoto しちだ まこと 
 61 
⑧ Dạy cho trẻ biết tầm quan trọng của việc biết nói lên cảm xúc, tâm 
trạng của mình. 
Trẻ ngây thơ nên còn chưa tự tin vào những suy nghĩ của bản thân. Vì 
vậy, nhiều khi chúng không nói lên suy nghĩ trong đầu thành lời được 
và cũng từ bỏ ý định nghĩ ngợi luôn. Vì thế việc làm cho trẻ nhận thấy 
suy nghĩ của chúng là độc đáo là cực kì quan trọng. Trẻ có nói gì thì 
cũng không nên cười nó, hãy tạo cho trẻ có cảm giác yên tâm, chẳng 
làm sao cả khi nói lên suy nghĩ của mình. 
⑨ Dùng trẻ vào các việc với tư cách là một thành viên thực sự. Không 
vì suy nghĩ trẻ còn nhỏ chẳng biết làm gì mà kìm hãm khả năng của 
chúng. 
⑩ Hãy cho trẻ quyền tự quyết định những việc thuộc về bản thân 
chúng. Nên hiểu rằng việc tự quyết định ăn uống, mặc đồ, đi đâu là 
những việc quan trọng. Việc trẻ tự mình quyết định, dẫn theo tự mình 
hành động, và tự mình chịu trách nhiệm về việc mình làm. Cha mẹ 
quyết định việc này làm việc kia không, trẻ chỉ đơn thuần hành động, sẽ 
chẳng có chút suy nghĩ, tư duy nào. Trẻ thành ra con người thụ động. 
Nếu tạo cho trẻ được tính độc lập, sẽ không phải lo lắng về việc chúng 
phản đối. 
⑪ Cho trẻ thể nghiệm performance (kiểu thể nghiệm một mình giải 
quyết hoàn chỉnh một sự việc) càng nhiều càng tốt. Cha mẹ không hề 
trợ giúp, cứ để bằng sức lực, trí não của trẻ tìm cách tự giải quyết sự 
việc đó. Bằng sự giúp đỡ của cha mẹ để con có được giải thưởng, 
thành tích cao của nhà trường, đó không phải là cách nuôi dưỡng năng 
lực sáng tạo của trẻ. Năng lực sáng tạo của trẻ chỉ có thể được phát 
huy khi trẻ tự mình, chỉ một mình nó giải quyết và làm được mà thôi. 
⑫ Đừng làm cho trẻ sợ bị thất bại. Nhiều cha mẹ không muốn con 
mình nếm mùi thất bại thì lần lữa không muốn để con thể nghiệm làm 
việc gì. Như vậy trẻ không tin vào cá tính của mình, việc thể nghiệm chỉ 
là thể nghiệm thất bại mà thôi. Các nhà khoa học sáng tạo, nhà phát 
minh, nghệ nhân, nhà văn đều là những người thành công từ việc tự 
mình thử thách với khó khăn. Nếu như không bắt tay vào làm những 
công việc tưởng như là gian khó ấy thì không có điều gì vĩ đại xảy ra 
trên cõi đời này cả. 
⑬ Khi thử nghiệm việc gì lần đầu tiên, cũng hãy để trẻ được vui vẻ, 
không nên bắt ép. 
Tư tưởng của nhiều cha mẹ cho rằng cứ để con vào tiểu học rồi thầy cô 
giáo sẽ phát huy tính sáng tạo cho con mình là sai lầm. 
Phát triển trí lực và tài năng của trẻ nhỏ 
62 
Khi vào tiểu học, trí sáng tạo của trẻ bị kìm nén nhiều và biến mất hẳn 
bởi trẻ phải tập trung vào các hoạt động tập thể, phải nghe theo lời thầy 
cô, chứ không phải được phát huy nhờ vào các câu hỏi thày cô, bài vở 
đặt ra như cha mẹ chúng vẫn tưởng. 
Nếu như trước khi đi học (vào tiểu học) mà trẻ không có được những 
suy nghĩ của riêng mình, lòng say mê vào một việc gì mà chúng thấy 
thú vị thì sau này cũng chỉ trở thành những con người bình phàm mà 
thôi. 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_tri_luc_va_tai_nang_cua_tre_nho_phan_1.pdf