Phát triển trí lực và tài năng của trẻ nhỏ (Phần 2)

A. Ý thức dạy lễ nghĩa cho con từ 0 tuổi

1. 3 trụ cột để trẻ lớn lên và tầm nhìn của cha mẹ

Khi mới sinh con, hẳn là việc đầu tiên cha mẹ phải suy nghĩ đó là làm

sao để con được khỏe mạnh, có phải không ạ?

Sau đó là muốn con có tri thức, sau đó nữa thì muốn con sống hòa

nhập với xã hội và có đạo đức.

Phải nói tới sự phát triển tri thức ở vị trí thứ 2 là bởi vì tri thức bắt đầu

phát triển đồng thời với lúc trẻ được sinh ra đời, trước cả tính xã hội và

tính đạo đức.

① Khỏe mạnh (cả về cơ thể và tâm hồn)

② Trí dục

③ Lễ nghĩa xã hội và lễ nghĩa đạo đức

Thiếu một trong 3 điều nói trên, không thể nói là trẻ phát triển hoàn

chỉnh. Hơn nữa, để trẻ phát triển hoàn chỉnh còn cần một yếu tố quan

trọng nữa, đó là tầm nhìn của cha mẹ chúng (kì vọng, mơ ước)

Nếu như cha mẹ có một tầm nhìn rõ ràng, mong muốn con mình trở

thành thế này, hay con mà được thế kia thì hay biết bao thì ngay từ

đầu trẻ sẽ lớn lên theo chiều hướng đó.

Vậy cha mẹ của những trẻ em sống trong thế kỉ 21 này có thể kì vọng

gì vào con mình đây?

Câu trả lời sẽ rất phong phú tùy theo từng cha mẹ. Tuy nhiên, cũng

không khó khăn gì khi tựu chung lại những điểm mà nhiều cha mẹ

mong muốn. Nếu không có những điểm chung đó, thì cũng không thể

có những lời khuyên về việc dạy con được.

Tôi nghĩ rằng 5 khoản mục sau đây luôn là niềm mơ ước khi dạy con

của nhiều cha mẹ.

① Thành người tôn trọng và có lòng thông cảm với người khác như

đối với bản thân mình.

② Thành người luôn có tinh thần làm cho xã hội tốt đẹp hơn, làm cho

những gì quanh mình trở nên tốt đẹp hơn

③ Để được như vậy, phải là người giàu óc sáng tạo

④ Tạo được thói quen hướng dẫn, lôi cuốn mọi người

Phát triển trí lực và tài năng của trẻ nhỏ

64

⑤ Có thói quen thiện chí hợp tác với mọi người mang tính xã hội

Những trẻ em có được những phẩm chất như nêu ở trên, thì dù ở thế kỉ

nào, thời đại nào cũng luôn có một cuộc sống đầy ý nghĩa.

Chúng ta hãy cùng suy nghĩ làm sao để dạy trẻ thành những con người

giàu phẩm chất tốt đẹp như vậy.

2. Nhìn nhận đúng tín hiệu phát triển của con trẻ

Nếu như kì vọng vào sự phát triển hoàn hảo của trẻ, việc đầu tiên quan

trọng hơn hết cả là nuôi trẻ khỏe mạnh.

Tuy nhiên, nói đến trẻ khỏe mạnh, hẳn là mọi người đều nghĩ ngay tới

những em bé khỏe mạnh về cơ thể, chứ ít ai nghĩ được la phải khỏe

mạnh cả về tâm hồn.

Trong phần dạy trẻ từ 0 tuổi, tôi muốn đặt vấn đề trẻ khỏe mạnh là khỏe

mạnh về tâm hồn.

Chúng ta đang sống mà ít biết tới một sự thực rằng sự phát triển tâm

sinh lí của con người trong thời kì đầu của cuộc đời, đặc biệt là giai

đoạn rất ngắn ngủi từ 1 đến 3 tuổi đầu, lại quyết định sức khỏe tâm sinh

lí của cả phần đời còn lại. Y khoa về tinh thần cho rằng gốc rễ âu xa

của sự lo lắng và không khỏe khoắn của con người hiện nay, xuất phát

từ cái bất ổn định trong quan hệ với cha mẹ người đó khi họ còn là con

trẻ.

Chúng ta phải để tâm đến điều này một cách nghiêm túc.

Đây là thời kì cha mẹ dễ dàng nắm bắt ý muốn của con mình nhất,

những ý muốn xuất phát từ tâm hồn trẻ. Như vậy càng làm cho trẻ lớn

mạnh hơn lên. Càng là những ngày thơ ấu, thì ý muốn càng đa dạng.

Về chuyện này, giáo sư tinh thần học Sugita Mineyasu, khoa nội tâm trị

liệu thuộc trường đại học Kyushu từng viết trong cuốn sách dạy con với

tiêu đề “Ai làm nên đứa trẻ như thế này?” (Nhà xuất bản Shoubunsha)

rằng “Những nhu cầu tự nhiên như ăn, ngủ, khám phá, ngạc nhiên tự

nó nảy sinh chẳng ai kiểm soát được, nếu được người mẹ đáp ứng hết

mức không chút cảm thấy phiền nhiễu vào những năm đầu của cuộc

đời, thì tương lai tự nhiên đứa trẻ trưởng thành con người biết thông

cảm với người khác.

Giáo sư còn nói “dạy con không phải là việc sở hữu con, mà nuôi

dưỡng những tố chất tốt của trẻ như một báu vật sống vậy”

Có thể nói dạy con, hay giáo dục con từ lúc còn thơ và tuân theo trình

tự phát triển tự nhiện của trẻ. Đó là nguyên tắc.

pdf 14 trang yennguyen 4120
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển trí lực và tài năng của trẻ nhỏ (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển trí lực và tài năng của trẻ nhỏ (Phần 2)

Phát triển trí lực và tài năng của trẻ nhỏ (Phần 2)
Shichida Makoto しちだ まこと 
 63 
Chương III KHÓ KHĂN KHI DẠY LỄ NGHĨA CHO TRẺ 
A. Ý thức dạy lễ nghĩa cho con từ 0 tuổi 
1. 3 trụ cột để trẻ lớn lên và tầm nhìn của cha mẹ 
Khi mới sinh con, hẳn là việc đầu tiên cha mẹ phải suy nghĩ đó là làm 
sao để con được khỏe mạnh, có phải không ạ? 
Sau đó là muốn con có tri thức, sau đó nữa thì muốn con sống hòa 
nhập với xã hội và có đạo đức. 
Phải nói tới sự phát triển tri thức ở vị trí thứ 2 là bởi vì tri thức bắt đầu 
phát triển đồng thời với lúc trẻ được sinh ra đời, trước cả tính xã hội và 
tính đạo đức. 
① Khỏe mạnh (cả về cơ thể và tâm hồn) 
② Trí dục 
③ Lễ nghĩa xã hội và lễ nghĩa đạo đức 
Thiếu một trong 3 điều nói trên, không thể nói là trẻ phát triển hoàn 
chỉnh. Hơn nữa, để trẻ phát triển hoàn chỉnh còn cần một yếu tố quan 
trọng nữa, đó là tầm nhìn của cha mẹ chúng (kì vọng, mơ ước) 
Nếu như cha mẹ có một tầm nhìn rõ ràng, mong muốn con mình trở 
thành thế này, hay con mà được thế kia thì hay biết bao thì ngay từ 
đầu trẻ sẽ lớn lên theo chiều hướng đó. 
Vậy cha mẹ của những trẻ em sống trong thế kỉ 21 này có thể kì vọng 
gì vào con mình đây? 
Câu trả lời sẽ rất phong phú tùy theo từng cha mẹ. Tuy nhiên, cũng 
không khó khăn gì khi tựu chung lại những điểm mà nhiều cha mẹ 
mong muốn. Nếu không có những điểm chung đó, thì cũng không thể 
có những lời khuyên về việc dạy con được. 
Tôi nghĩ rằng 5 khoản mục sau đây luôn là niềm mơ ước khi dạy con 
của nhiều cha mẹ. 
① Thành người tôn trọng và có lòng thông cảm với người khác như 
đối với bản thân mình. 
② Thành người luôn có tinh thần làm cho xã hội tốt đẹp hơn, làm cho 
những gì quanh mình trở nên tốt đẹp hơn 
③ Để được như vậy, phải là người giàu óc sáng tạo 
④ Tạo được thói quen hướng dẫn, lôi cuốn mọi người 
Phát triển trí lực và tài năng của trẻ nhỏ 
64 
⑤ Có thói quen thiện chí hợp tác với mọi người mang tính xã hội 
Những trẻ em có được những phẩm chất như nêu ở trên, thì dù ở thế kỉ 
nào, thời đại nào cũng luôn có một cuộc sống đầy ý nghĩa. 
Chúng ta hãy cùng suy nghĩ làm sao để dạy trẻ thành những con người 
giàu phẩm chất tốt đẹp như vậy. 
2. Nhìn nhận đúng tín hiệu phát triển của con trẻ 
Nếu như kì vọng vào sự phát triển hoàn hảo của trẻ, việc đầu tiên quan 
trọng hơn hết cả là nuôi trẻ khỏe mạnh. 
Tuy nhiên, nói đến trẻ khỏe mạnh, hẳn là mọi người đều nghĩ ngay tới 
những em bé khỏe mạnh về cơ thể, chứ ít ai nghĩ được la phải khỏe 
mạnh cả về tâm hồn. 
Trong phần dạy trẻ từ 0 tuổi, tôi muốn đặt vấn đề trẻ khỏe mạnh là khỏe 
mạnh về tâm hồn. 
Chúng ta đang sống mà ít biết tới một sự thực rằng sự phát triển tâm 
sinh lí của con người trong thời kì đầu của cuộc đời, đặc biệt là giai 
đoạn rất ngắn ngủi từ 1 đến 3 tuổi đầu, lại quyết định sức khỏe tâm sinh 
lí của cả phần đời còn lại. Y khoa về tinh thần cho rằng gốc rễ âu xa 
của sự lo lắng và không khỏe khoắn của con người hiện nay, xuất phát 
từ cái bất ổn định trong quan hệ với cha mẹ người đó khi họ còn là con 
trẻ. 
Chúng ta phải để tâm đến điều này một cách nghiêm túc. 
Đây là thời kì cha mẹ dễ dàng nắm bắt ý muốn của con mình nhất, 
những ý muốn xuất phát từ tâm hồn trẻ. Như vậy càng làm cho trẻ lớn 
mạnh hơn lên. Càng là những ngày thơ ấu, thì ý muốn càng đa dạng. 
Về chuyện này, giáo sư tinh thần học Sugita Mineyasu, khoa nội tâm trị 
liệu thuộc trường đại học Kyushu từng viết trong cuốn sách dạy con với 
tiêu đề “Ai làm nên đứa trẻ như thế này?” (Nhà xuất bản Shoubunsha) 
rằng “Những nhu cầu tự nhiên như ăn, ngủ, khám phá, ngạc nhiên tự 
nó nảy sinh chẳng ai kiểm soát được, nếu được người mẹ đáp ứng hết 
mức không chút cảm thấy phiền nhiễu vào những năm đầu của cuộc 
đời, thì tương lai tự nhiên đứa trẻ trưởng thành con người biết thông 
cảm với người khác. 
Giáo sư còn nói “dạy con không phải là việc sở hữu con, mà nuôi 
dưỡng những tố chất tốt của trẻ như một báu vật sống vậy” 
Có thể nói dạy con, hay giáo dục con từ lúc còn thơ và tuân theo trình 
tự phát triển tự nhiện của trẻ. Đó là nguyên tắc. 
Shichida Makoto しちだ まこと 
 65 
3. Cho bú sữa theo giờ nhất định là không tốt. Tình mẹ con còn 
quan trọng hơn. 
Có người cho rằng cho trẻ bú theo giờ qui định mới tốt. Chưa đến giờ 
bú thì trẻ có khóc để kệ đấy cũng không sao. Khóc nhiều thì nở phổi. 
Khóc là việc của em bé. Và để như vậy trẻ sẽ biết thế nào là chịu đựng. 
Nhưng thực ra, đây lại là suy nghĩ sai lầm đến tai hại. 
Em bé bằng nhiều hình thức nỗ lực hết sức mình để truyền đạt tới 
người mẹ về nhu cầu của bản thân. Khóc vì muốn bú cũng là một trong 
những hình thức đó. Nhưng nếu cứ khóc mãi mẹ vẫn làm ngơ thì trẻ 
hiểu ra rằng khóc như vậy không phải là cách truyền đạt để mẹ thấu 
hiểu tâm trạng của chúng. Lần tới nữa trẻ không còn muốn truyền đạt 
đúng tâm trạng của chúng cho mẹ nữa. 
Mẹ của trẻ, đến giờ qui định mới cho con bú, dù nó chẳng muốn bú tí 
nào. Còn lúc nó muốn bú thì chẳng được Như vậy đã làm tổn hại đến 
sự chính xác trong cảm nhận của cơ thể trẻ trong những ngày đầu đời. 
Kiểu cho bú theo giờ, làm ngơ nhu cầu thực sự của em bé chẳng phải 
là cách gì khoa học cả. Chu kì ăn của từng trẻ có khác nhau, tùy thuộc 
vào nhu cầu của cơ thể chúng. 
Huấn luyện cho trẻ quen bú theo giờ có vẻ như người mẹ được thảnh 
thơi hơn thật đấy, song nó đánh mất đi cảm nhận cơ thể và tố chất của 
trẻ. Trẻ là người không có thói quen truyền đạt đúng cảm giác của mình, 
chóng chán, bất mãn. 
Và còn có một cách nghĩ sai lầm khác nữa. Đó là không tự tay chăm 
sóc em bé, không ngủ chung với em bé. 
Đối với em bé, việc kề da áp thịt với mẹ nó cực kì là quan trọng. Hãy bế 
trẻ càng nhiều càng tốt. 
2 tháng tuổi mẹ đã gửi em bé để đi làm, thì không thể đáp ứng thỏa 
mãn nhu cầu kề da áp thịt của em bé được. Kết quả là bé không bú sữa, 
uống vào lại nôn ra, đi ngoài phân lỏng Nếu mẹ phát hiện ra rằng con 
mình thiếu sự ôm ấp của mẹ mà sửa sai, thì biểu hiện trên cũng hết 
ngay, bé sẽ bụ bẫm lên trông thấy. 
Những đứa trẻ lúc nào cũng bám dính không rời mẹ nửa bước là 
những trẻ mà ngày bé không được yêu thương hết mức chúng muốn. 
Đó là biểu hiện sinh ra khi nhu cầu được gắn bó với mẹ, được mẹ ôm 
ấp từ những ngày mới sinh đã không được thỏa mãn mà ra. 
Vì phải đi làm chẳng hạn, mẹ không tự tay chăm sóc con, không tỏ lòng 
yêu thương con thì trong tâm hồn trẻ, tự lúc nào không hay, manh nha 
hình thành sự bực tức vì thiếu thốn tình cảm của mẹ. Sau này nó sẽ 
Phát triển trí lực và tài năng của trẻ nhỏ 
66 
thành căn nguyên gây ra những hành động có vấn đề. Luôn bám dính 
lấy cha mẹ, không tách ra độc lập được. 
Giáo sư Sugita nói trên nêu một ví dụ minh họa cho phần này bằng một 
câu chuyện của cậu học sinh tên là Akihiro thi 4 lần vào đại học mà 
không đậu. Akihiro là một cậu bé có thành tích học tập tốt, là học sinh 
được đánh giá là thừa sức đậu vào trường đại học quốc gia hàng đầu. 
Song, thi mấy lần đều không đậu được. Nguyên nhân là thế này. Thực 
ra, khi còn nhỏ, Akihiro có mẹ phải đi làm vì lí do kinh tế. Đương nhiên 
việc chăm sóc Akihiro không thể do một tay mẹ cậu làm hết được. Tự 
lúc nào, trong đầu óc Akihiro nảy sinh sự bực tức, vì mẹ không dành 
trọn tình thương yêu cho cậu. 
Song, vì nhiều lần phải nếm trải cảnh bất mãn mà mẹ vẫn làm ngơ rồi, 
cậu ta quyết định báo thù bằng hình thức cố tình thi trượt để thu hút sự 
chú ý của cha mẹ đến mình. 
Như vậy, nếu như gửi con từ lúc mới được 2 tháng tuổi để đi làm, trẻ 
có lớn lên, ở tách xa cha mẹ, nhưng trong lòng luôn có mầm bệnh có 
thể phát bất cứ lúc nào. 
Trong thời kì đầu ngắn ngủi của cuộc đời, với tình thương yêu bị hạn 
chế, tâm hồn đầy lỗ hổng trẻ lớn lên thành người không thấu hiểu cả ý 
chí của nhân loại. 
Cùng với trào lưu vợ chồng cùng đi làm thì khuynh hướng trên càng trở 
nên mạnh mẽ hơn, nói vậy không hề ngoa chút nào. 
4. Đỉnh điểm xây dựng lòng tin cơ bản nơi trẻ là khi trẻ được 8 
tháng tuổi 
Người mạnh khỏe cả về cơ thể và tinh thần là người như thế nào nhỉ? 
Đó là người biết tôn trọng bản thân đồng thời cũng biết thông cảm với 
người khác. 
Và cũng là người biết giữ cân bằng giữa nhu cầu, ý muốn của bản thân 
mình với nhu cầu, ý muốn của những người xung quanh. 
Để trẻ trở thành những con người như vậy, thì khi còn thơ ấu, chúng 
phải được sống trong tình thương yêu chan hòa của cha mẹ. Em bé từ 
lúc sinh ra đến khi được 7, 8 tháng tuổi, luôn được cha mẹ hết lòng 
thương yêu, sẽ thành người tâm thái ổn định thực sự. Nếu trong thời 
gian này, đón nhận tín hiệu từ trẻ phát ra một cách đúng đắn, lòng tin 
cơ bản giữa mẹ con được xác lập, không có lẽ nào em bé đó lại trở 
thành trẻ có vấn đề được cả. 
Trẻ có vấn đề là những trẻ khi còn là em bé, có nhu cầu gì đều phát tín 
hiệu đến cha mẹ chúng, song những tín hiệu đó đã không được cha mẹ 
Shichida Makoto しちだ まこと 
 67 
chúng nắm bắt được, hoặc là làm ngơ đi, tự lúc nào trẻ đánh mất khả 
năng phát tín hiệu đúng. 
Vào thời kì ăn dặm và cai sữa, nhiều em bé bắt đầu sinh ra mút tay. 
Thực ra mút tay là một hành động vô thức của trẻ muốn thay thế cảm 
giác bất an khi phải xa mẹ chúng. Trẻ cần có một cái gì đó để ghìm 
hãm cảm giác có mẹ ở bên lại. Cái bất an khi phải xa mẹ đã khiến 
chúng tự nhiên cho tay vào miệng mút. 
Nếu như người mẹ quảng đại, nắm bắt và hiểu đúng tín hiệu này, ngay 
thời gian đó xử lí thích hợp thì sẽ không có những đứa trẻ học cấp 1 
thậm chí cấp 2 vẫn không sao bỏ được cái tật sờ sờ cái khăn bông 
mềm mềm, lúc nào cũng ôm ấp một miếng vải áo cũ của mẹ. 
Nhưng nếu mẹ chúng có những hình thức xử lí cứng nhắc bắt ép chúng 
từ bỏ ngay cái thói mút tay lúc mới 7, 8 tháng đó thì ngược lại, sẽ chẳng 
bao giờ đứa trẻ bỏ được cái tật mút mút, sờ sờ vật mềm mềm như thế. 
5. Khi có thêm em bé cũng không được quên yêu thương anh chị 
nó 
Có nhiều trẻ khi chưa có em thì rất ngoan song có em vào lại sinh ra 
khó bảo, ích kỉ. 
Vì đứa trẻ khi có em có cảm giác rằng nó bị em tước đoạt mất mẹ, nó 
ra sức làm thế nào để đòi lại mẹ mới được. 
Nó tưởng rằng nó quay lại làm em bé thì mẹ nó sẽ ra tay chăm sóc nó, 
nên có trẻ đã tự đi tè được rồi, khi có em bỗng sinh ra không tự đi tè 
được, hoặc đêm ngủ hay đái dầm thực sự trở lại như một em bé. Hay 
là đánh em bé thật đau để cho nó khóc toáng lên. Nó ghen ghét em bé 
vì nó nghĩ đó là người cướp đi tình yêu thương mẹ dành cho nó bấy lâu 
nay. Càng bảo nó không được đánh em, thì nó càng đánh tợn. 
Làm sao để chấn chỉnh lại đứa trẻ đã quá ư ích kỉ đến thế này bây giờ? 
Chỉ có 1 phương pháp duy nhất. Đó là người mẹ hãy giành trọn tình 
thương yêu cho trẻ. 
Lúc ngủ không chỉ có mẹ và em bé, vẫn phải cho anh chị nó ngủ cùng. 
Chăm sóc trẻ tận tình hơn, ôm ẵm trẻ vào lòng, chứng tỏ cho nó rằng 
tình yêu thương mẹ dành cho nó là không thay đổi. 
Khi cảm nhận được tình yêu thương của mẹ, trẻ sẽ biết nghe lời hơn. 
Khi đó mẹ mới dạy cho trẻ- đã thành anh thành chị của em bé- rằng 
“anh chị thì giỏi lắm, tự làm được nhiều việc rồi, chứ em bé này còn nhỏ 
quá, chẳng biết làm gì cả, nên mẹ phải cho em bú thế này này, mẹ phải 
thay tã lót cho em này.” 
Phát triển trí lực và tài năng của trẻ nhỏ 
68 
Nếu không dùng phương pháp củng cố tình yêu thương của mẹ như 
trên, mà chỉ phủ đầu bằng những câu như “Gớm, con lớn thế rồi mà 
con là anh là chị rồi mà.” 
Chỉ khiến trẻ thêm bất mãn hơn mà thôi. 
Lại còn mắng trẻ là ích kỉ nữa thì càng khiến nó trở nên cuồng loạn hơn. 
Hãy nắm bắt lấy tín hiệu từ con tim trẻ phát ra! 
B. Những lễ nghĩa cơ bản trong 0-3 tuổi đầu 
1. Gốc rễ của lễ nghĩa là giáo dục ý chí 
“Tôi đã trình bày ở trên, vào năm đầu tiên của cuộc đời, được người 
sinh dưỡng đáp ứng đầy đủ nhu cầu xuất phát từ cơ thể, trong trẻ hình 
thành lòng tin cơ bản nhất về mình, về người. “Những lễ nghĩa cơ bản” 
cái vận hành trên cơ sở lòng tin này sẽ quyết định sự trưởng thành của 
trẻ, có trở thành con người khỏe mạnh hay không.” 
Trên đây là câu nói của giáo sư Sugita trong cuốn sách đã nêu “Ai làm 
nên đứa trẻ như thế này?”. 
Về lĩnh vực dạy trẻ, điều đầu tiên cần phải nghĩ tới, đó là giáo dục ý chí. 
Tức là giáo dục trẻ thành con người có ý chí mạnh mẽ. 
Ý chí mạnh mẽ, không phải là việc chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, ích 
kỉ. Ngược lại, đó là ý chí mạnh mẽ để có thể thắng được nhu cầu, tình 
cảm của bản thân mình. 
Để con trẻ được phát huy cá tính, trở thành người có óc sáng tạo 
phong phú, thì việc làm đầu tiên trước mắt phải là giáo dục con chiến 
thắng được sự đau khổ, bất mãn. 
Không thể phát huy cá tính của những trẻ nghèo ý chí. 
Sự mạnh mẽ của ý chí đó, cái thói quen biết nhẫn nhịn đó của trẻ lại cơ 
bản được hình thành trong 3 năm đầu tiên. Sau 3 tuổi mới bắt đầu dạy 
cho con cách nghe lời cũng đã là quá muộn rồi. Tính cách hình thành 
trong trẻ cho đến lúc này thực sự là khó thay đổi được nữa. 
Trong 3 năm đầu đời, khi trẻ còn chưa biết gì, chưa có ý chí mạnh mẽ, 
phải dạy cho trẻ biết cái được, cái không được, đây là việc phải làm 
trước nhất. 
Khi lớn lên, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến trẻ phạm pháp là do tính 
nhẫn nại của chúng quá yếu ớt. Tức là do khả năng kìm nén cảm xúc 
bản thân kém, không có ý chí, khả năng chịu đựng kém mà ra. 
Trẻ phạm pháp, khởi nguồn là việc chúng được nuông chiều trong 
quãng đời thơ ấu. 
Shichida Makoto しちだ まこと 
 69 
Tôi thường nghe thấy người nước ngoài tới Nhật nói khi nhìn thấy 
những em bé Nhật bản là “Em bé Nhật và người già Nhật được phép 
ích kỉ hết mức có thể. Nhật bản thật là thiên đường của em bé”. Nhất là 
người Mỹ, họ đang ở cái nơi mà trẻ em sinh ra đã bị dạy bảo rất khắt 
khe, khi chứng kiển cảnh người mẹ Nhật nuông chiều con, dạy con 
không nghiêm khắc thì lấy làm hết sức kì dị. 
2. Đường cong nghiêm khắc * khắt khe nhất khi 0 tuổi và nới lỏng 
dần khi 3 tuổi 
Trong cuốn sách có tên “Hoa cúc và lưỡi dao” (nhà xuất bản Tư tưởng 
xã hội) tác giả Lus Benetick có nói rằng, đường cong sinh hoạt (đường 
cong nghiêm khắc) ở Nhật và Mỹ là trái ngược nhau. 
Ở Nhật, khi trẻ còn nhỏ được nuông chiều, cho trẻ ích kỉ, đến khi lớn 
lên mới bị chỉ bảo nghiêm khắc. Còn ở Mỹ thì ngược lại, lúc còn nhỏ trẻ 
bị chỉ bảo nghiêm khắc, đến khi lớn lên thì sự nghiêm khắc đó nới lỏng. 
Đường cong nghiêm khắc thế này thì tốt. Từ khi sơ sinh tới khi 3 tuổi, 
phải hết sức thắt chặt, nghiêm khắc. Từ 3 tới 6 tuổi thì nới lỏng hơn 1 
chút. Từ 6 đến 9 tuổi nới lỏng hơn chút nữa, để sau đó trở đi, cha mẹ 
có thể dạy dỗ con bằng cách nói chuyện thẳng thắn. 
Người ta nói, những đứa trẻ không được dạy bảo nghiêm khắc 6 năm 
đầu đời, sau này dễ phạm pháp, tự tử, làm những việc phản xã hội. 
Là bởi vì chúng không có khả năng tự khích lệ bản thân, dễ dàng lao 
vào con đường tối tăm đó. Cha mẹ không có phương châm giáo dục 
con, không có kế hoạch, không có mục đích, chỉ tùy hứng theo thời thì 
con cái không thể nào trưởng thành thành con người tốt được. Trẻ sẽ là 
những đứa bé không biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ. 
Những tài năng thiên bẩm của trẻ cũng theo đó mà tiêu tan. Vì vậy, để 
trẻ trưởng thành khỏe mạnh, thông minh, nhất thiết bố mẹ phải dạy con 
từ khi chúng còn là những em bé sơ sinh. Suy nghĩ làm thế nào là tốt 
cho bé nhất, để tìm ra phương châm giáo dục hoàn hảo nhất, đó là điều 
kiện hàng đầu để dạy con nên người. 
3. 4 nguyên nhân gây ra sự bất t ...  năng nói chuyện đến ngạc nhiên. 
2. Ẵm bế bé ra ngoài 
Bế ẵm bé đi ra ngoài, nói kể cho bé nghe nhiều về các đồ vật bé nhìn 
thấy. Khi đi ra ngoài, không phải chỉ đặt bé trong xe nôi đẩy đi, mà hãy 
bế bé bằng đôi tay của mẹ thì tốt hơn. Kề da áp thịt với bé, được nghe 
tiếng nói âm thanh bên ngoài, trẻ sẽ lớn thành em bé thông minh. 
3. Kể chuyện cổ tích 
Hãy kể cho bé nghe nhiều chuyện cổ tích. Không được nghĩ rằng 
chuyện cổ tích toàn chuyện nói dối, không lô gic kiểu như cậu bé sinh 
ra từ quả đào; hoặc vặt cái bướu trên má đi dễ dàng; hoặc là vãi tro lên 
cây lại nở ra hoa... những cái thiếu thực tế... nghĩ như vậy là không nên. 
Chuyện cổ tích càng có tính phi hiện thực, lại càng làm cho trẻ phát 
triển khả năng lý giải thế giới trừu tượng, thế giới hư cấu, thế giới 
không tưởng. 
Tranh vẽ, tiểu thuyết cũng đều toàn là sản phẩm tưởng tượng ra, đâu 
có thật. Nếu không lý giải thế giới hư cấu, thì văn hóa không có tính 
sáng tạo. Con người trần tục quá không hiểu được nghệ thuật. Một hiệu 
quả nữa của việc cho trẻ nghe chuyện cổ tích, đó là, trẻ nghe bằng tai 
và lý giải câu chuyện. Trẻ hiểu rõ nội dung câu chuyện, tưởng tượng ra 
bối cảnh. Nếu như mẹ kể diễn cảm, bé cười, bé hồi hộp, hoặc ngân 
ngấn nước mắt... tức là tấm lòng cảm nhận câu chuyện trong bé cũng 
được lớn dần lên theo. 
Cứ như vậy, bé trở thành người biết lắng nghe câu chuyện mà người 
khác nói, khi đi học, sẽ biết lắng nghe lời thầy cô giáo giảng/ nói. 
Phát triển trí lực và tài năng của trẻ nhỏ 
84 
4. Cho xem sách tranh 
Từ khi bé khoảng 4,5 tháng, hãy mở trang sách tranh trước mắt bé, nói 
đơn từ, từ đơn giản về hình vẽ trong sách cho bé nghe. Chỉ cần trong 
một thời gian rất ngắn là được. 
Không phải là đưa cho bé quyển sách rồi bé muốn làm gì thì làm. Hãy 
mở quyển sách ở đúng tầm mắt bé nhìn thấy, và mẹ phải nói/ đọc/ kể 
cho bé nghe về hình vẽ trong sách. 
Làm như vậy, mới đầu thì trẻ có vẻ chả quan tâm gì lắm, nhưng chắc 
chắn trong não trẻ hình thành đường phản hồi với sách tranh, khoảng 
trên dưới 1 tuổi, nhìn thấy sách tranh là bé tỏ thái độ rất sung sướng. 
Có người viết thư cho tôi hỏi: Mẹ bé biết giáo dục trẻ từ 0 tuổi rồi, 
nhưng tới khi trẻ 18 tháng mới cho bé xem sách tranh, thì bé chả biểu 
lộ quan tâm gì tới sách cả, không biết phải làm thế nào. 
Thực ra, đột nhiên muốn bé thành đứa trẻ yêu thích sách ngay là không 
thể. Trong một thời gian dài, hàng ngày cho bé nhìn/ xem sách tranh, 
dần dà mới hình thành đường phản hồi trong não về sách, phải chờ tới 
khi đó mới thấy bé có biểu hiện thích sách. 
5. Làm quen với bài hát nhạc hay, tranh đẹp 
Mỗi ngày cho bé nghe 1,2 lần những khúc nhạc nổi tiếng. Và trong 
phòng nên treo một vài bức tranh đẹp, hoặc tác phẩm điêu khắc. Không 
phải chỉ có treo lên trường là xong, mà quan trọng là kể cho bé nghe về 
bức tranh, tác phẩm điêu k hắc đó. 
Tranh thì nên treo thay đổi những bức khác nhau. Ít nhất mỗi tháng thay 
tranh một lần thì hơn. 
6. Hàng ngày dẫn con đi bách bộ 
Bé lên 1,2 tuổi, hãy dắt bé đi bộ hàng ngày. Khoảng thời gian này, 
không phải chỉ dắt bé lẽo đẽo đi bộ ngoài đường, mà hãy vừa đi vừa 
nói chuyện với bé. Bé nhìn thấy cái gì, hãy kể cho bé nghe về đồ vật đó, 
cây cỏ đó. 1 hòn sỏi, 1 bông hoa cỏ dại... hãy lấy đó làm đề tài để nói 
chuyện với bé. Để nói chuyện được, bố/mẹ bé phải học trước. 
Ví dụ như, các mẹ nhất thiết nên đọc cuốn “Sách hiểu về các loại hoa 
trong cửa hàng hoa” của nhà xuất bản Koudansha. Có bà mẹ đã làm 
con mình yêu thích thiên nhiên từ cách làm như vậy. 
Thế nhưng, không phải chúng ta nhồi nhét vào đầu con kiến thức tự 
nhiên, mà là khơi gợi sự quan tâm thích thú của con tới các sự vật hiện 
tượng tự nhiên nên mới kể/ nói chuyện với bé về các chủ đề như vậy. 
Shichida Makoto しちだ まこと 
 85 
Cậu bé Karl sau này rất thích thực vật, học hỏi nhiều về thực vật, động 
vật, và rất am hiểu trong lĩnh vực này. 
7. Không doạ dẫm 
Không kể những câu chuyện làm bé sợ. Không được dọa kiểu như 
Không ngoan thì quỉ nó đến đấy/ hoặc mẹ mìn đến bắt đi đấy! Làm như 
vậy sẽ gây tổn thương lớn trong lòng các em bé. Với trẻ như vậy, học 
lớp 3,4 tiểu học cũng không dám đi toilet một mình. 
8. Không dung từ cấm đoán, ngăn cấm 
Chúng ta hãy cố gắng nuôi dạy trẻ mà không dùng đến các từ phủ nhận, 
cấm đoán trẻ. Bố mẹ thường hay nói một cách vô thức với con “Nguy 
hiểm lắm, cấm dùng kéo” hay “không được xé giấy” “ Không được đi ra 
ngoài”. 
Cách nói đó là cách cấu ngắt đi những cái mầm tích cực của trẻ. Nếu 
trẻ muốn dùng kéo, mẹ hãy cảnh giác cao độ ngồi trông con cầm kéo, 
dùng kéo. Nếu trẻ muốn ra ngoài sân, cứ cho trẻ ra ngoài. Việc nguy 
hiểm, cũng nên cho trẻ thử trải nghiệm thì hơn. Nếu dạy con chỉ trong 
chừng mực né tránh, thì khi lên tiểu học, bé chả làm được gì, bố mẹ có 
rời mắt ra thì lại thành lo. 
9. Không phủ nhận 
Trước mặt mẹ của bạn khác, các mẹ hay nói “Con nhà tôi chả chịu ngồi 
yên gì cả” “Nó chả muốn làm cái gì” “Nó chả nghe lời”... Chúng ta nên 
tránh cách nói phủ nhận con cái kiểu như vậy. Đây là những lời nói 
tuyệt đối không được nói ra miệng, trước mặt các con. Trẻ sẽ lớn lên 
thành đứa trẻ đúng hệt như nó nghe thấy mẹ nó nói. 
10. Khen là khen hành động 
Ngược lại, cũng không được khen kiểu như “Con tôi là đứa rất cừ khôi!”. 
Nghe được vậy, trẻ sinh ra tự cao tự đại. Chúng ta không khen các con, 
mà khen hành động/ việc làm mà các con làm được. Có thể khen như 
thế này “Con đã làm rất tốt đấy! Cố gắng ghê cơ!” khi ta chứng kiến một 
việc làm/ hành động cụ thể của con, công nhận sự cố gắng nỗ lực của 
con, và sau này, trẻ lớn lên cũng biết công nhận nỗ lực cố gắng của 
người khác. 
11. Không cho trẻ xem TV (trẻ là em bé sơ sinh) 
Chúng ta không nên cho trẻ xem TV. Cho trẻ sơ sinh xem TV là phá 
hoại cấu tạo đại não của trẻ- đoàn giáo sư đại học quốc gia Úc đã phát 
biểu như vậy. Hơn nữa, có cảnh báo rằng, từ màn hình TV điện 220V 
phóng ra tia âm cực có hại với phần lá não trước của người (là phần 
Phát triển trí lực và tài năng của trẻ nhỏ 
86 
khả năng tư duy), tích nhiều tia âm cực lại, khoảng vài chục năm sau sẽ 
sinh ra bệnh máu trắng. 
Ở Nhật, cũng có kết quả nghiên cứu rằng, nếu cũng cho trẻ sơ sinh 
xem TV, hại đại não, có khuynh hướng trẻ bị tự kỷ cao. “ Xin đừng gửi 
con cho TV” 
12. Dạy chữ từ sớm 
Trẻ sơ sinh dạy chữ càng sớm càng tốt. Cách dạy chữ như đã trình bày 
ở “cách dạy chữ cùng khả năng suy nghĩ”, các bạn tham khảo thêm. 
Trẻ đọc thành thạo thì sau này dạy dỗ suôn sẻ hơn nhiều. Để tạo cho 
trẻ khả năng đọc tốt, hãy tập cho trẻ đọc thầm sớm. 
Tốt nhất khoảng 4,5 tuổi trẻ biết đọc thầm thì sau này khả năng đọc rất 
tốt. Tuy nhiên, khi dạy chữ cho trẻ 1,2 tuổi, có 1 điều phải hết sức lưu 
tâm, đó là đường cong trưởng thành. Càng gần mốc 0 tuổi, thành quả 
hầu như không lộ ra bên ngoài, nhưng khi lớn lên rồi, trẻ vượt lên khác 
hẳn đứa trẻ bình thường khác. 
Mong các bạn hãy biết và cho bé được chuẩn bị trong một thời gian, từ 
khi thấy mặt chữ khi mới lọt lòng, tới khi có thể đọc được sách. 
Ngoài ra, cần phải chuẩn bị tinh thần sẵn sàng như sau 
1- Mẹ phải nói chuyện thật nhiều với bé 
2- Mẹ phải đọc sách cho bé nghe/xem 
3-Quan trọng nhất là phải lặp đi lặp lại các câu chuyện, tới khi trẻ biết 
nói thì cho trẻ kể lại. Trẻ biết kể tóm tắt lại chuyện, là việc cực kỳ quan 
trọng, nên cần phải nỗ lực nhiều. Học sinh lớp 4 tiểu học cũng có nhiều 
em không biết tóm tắt câu chuyện. Những trẻ em đó, khả năng tư duy 
nghèo nàn, cho viết văn cũng không viết được bài văn xuất xắc. Từ khi 
trẻ 2,3 tuổi, hãy tập cho trẻ nhắc lại/ kể lại chuyện mẹ đã kể. 
13. Dạy đi dạy lại, lặp đi lặp lại 
Để phát triển năng lực của trẻ, cần thiết phải lặp đi lặp lại cùng một 
việc/ chuyện. 
Các bạn nên biết, là để trẻ học tập trung được, cần ít nhất 3 tháng. Ví 
dụ nhớ hết mặt chữ của bảng chữ cái 49 chữ Nhật, và hứng thú đọc 
chứ không phải ê a đánh vần sách tranh cũng cần ít nhất 3 tháng. 
Là bởi vì, não người có chức năng như vậy. Con người, để trở nên làm 
được việc gì đó dễ dàng một cách vô thức, thì các tế bào thần kinh đại 
Shichida Makoto しちだ まこと 
 87 
não phải nối kết với nhau, đan chéo với nhau tạo thành một mạng lưới 
thống nhất chặt chẽ. 
Hình thành mạng lưới xong, thì sự việc mới dễ dàng được xử lý. Mạng 
lưới này các tế bào thần kinh kết lại thành bó, để cho các dây khác 
không làm rối cần phải có 1 màng chất béo bao bọc lại. 
Để được như vậy, cần phải có khoảng 100 lần kích ứng, nhưng không 
phải kích ứng liền một lúc 100 lần trong một ngày. Hình thành kết hợp 
các bó dây thần kinh đó, một ngày không hình thành được, mà cần ít 
nhất 3 tháng. 
Để biết lộn xà ngang kiểu từ dưới lộn lên trên một cách dễ dàng, phải 
mất 3 tháng. Để đánh đúng quả bóng bàn về hướng mình chủ định 
muốn, cũng phải mất 3 tháng. Để nhớ bảng cửu chương, cũng phải mất 
3 tháng. 
14. Rèn luyện trí nhớ 
Hãy luyện trí nhớ cho trẻ từ khi còn nhỏ. Về điểm này, chúng ta học 
cách của bố Gete đã áp dụng cho cậu con trai duy nhất từ khi cậu 0 tuổi. 
Bố của Gete có cái nghiêm khắc của người lính trong quân đội, nhưng 
đã thự sự nỗ lực trong việc dạy dỗ cậu bé Gete. 
Từ khi Gete nhỏ, ông đã làm như cách của Karl-Bite, ông yêu thương 
bồng bế con trai ra phố, chỉ cho con thấy và nhớ nhiều đồ vật/ hiện 
tượng. 
Ở Đức có nhiều bài đồng dao đơn giản, dễ hiểu, bố của Gete đã dạy 
cho cậu rất nhiều bài đồng dao. Các bài đồng dao này vần nên rất dễ 
nhớ, và giúp vốn từ của Gete trở nên rất phong phú. Cứ như vậy, trí lực 
Gete tiến bộ trông thấy. 
Chưa đầy 4 tuổi, bố đã dạy Gete đọc sách, nhưng thường là những 
cuốn sách về thơ ca. Gete lớn hơn 1 chút, bố dẫn cậu ra phố xá, vào 
rừng rú, giảng giải cho cậu nghe về địa lý và lịch sử nơi đó. 
Hồi đó có cuốn thơ của Tsueraryusu trứ danh viết về địa lý, lịch sử, ông 
đã dùng cuốn đó để dạy Gete. Với việc dạy Gete, không thể không nói 
tới công lao của mẹ cậu. Công lao của bà không kém gì với công lao 
của bố Gete. Bà là người nói chuyện rât giỏi, từ lúc Gete 2 tuổi, bà kể 
cho cậu nghe/ nói chuyện với cậu như công việc học tập của mỗi ngày. 
Tuyệt nhiên không được coi thường công việc luyện trí nhớ như vậy. 
Các bạn nên biết, trẻ 2,3 tuổi là thiên tài trí nhớ. Càng là giai đoạn này, 
luyện trí nhớ, trẻ sẽ trở thành em bé cực kỳ thông minh. Có bé 2 tuổi 
nhớ hết tên 100 thi sĩ cổ nối tiếng. Bảng cửu chương nên cho bé thuộc 
Phát triển trí lực và tài năng của trẻ nhỏ 
88 
khi 3 tuổi. Tuy nhiên, nếu không có sự duy trì rèn luyện, trí nhớ đó cũng 
sẽ mai một đi, theo nguyên lý giảm dần. 
Nếu như bạn muốn phát triển thiên tài trong mỗi đứa con, hãy liên tục 
cho con rèn luyện và đổi mới bài tập thường xuyên. 
15. Rèn luyện tưu duy Không phải chỉ rèn luyện trí nhớ. 
Để nâng cao trí năng của trẻ, cần phải chú trọng rèn luyện tư duy cho 
trẻ từ sau 3 tuổi. Cho tới 6 tuổi, càng rèn luyện càng có trí năng hoạt 
động tốt. Bạn nên nhớ điều đó. Chức năng ghi nhớ và chức năng tư 
duy nằm ở 2 vùng hoàn toàn khác nhau ở trong đại não. Chức năng ghi 
nhớ nằm ở phần lá cạnh, chức năng suy nghĩ nằm ở phần lá trước. Ở 
phần lá trước, nếu được kích ứng, sẽ rất tốt, sắc sảo. Nếu không, phần 
đại não không phát triển, chỉ thoái hóa dần, không hoạt động được hết 
mức. Giáo dục (dạy dỗ) làm cho ghi nhớ thôi, chỉ số trí năng không cao. 
Nếu kích ứng rèn luyện suy nghĩ, chỉ số trí năng sẽ cao dần lên. Đối với 
rèn luyện tư duy, các bài tập trí năng có hiệu quả, nhưng có có 1 cách 
kích ứng bằng các trò chơi, như cho trẻ chơi trò “đố vui, đố vui”. 
16. Để trẻ vận động hết mình 
Cho trẻ vận động đầy đủ/ thỏa thích/ hết mình. Bạn phải sắp xếp việc 
dạy con một cách tri thức. Tức là phải để tâm tới giáo dục từ 0 tuổi về 
mọi mặt: sức khỏe, vận động, đạo đức, lễ nghĩa, tình cảm. Trẻ lên 2, 
hãy cho trẻ đi bộ hàng ngày, thật đầy đủ. 
Bạn qui định khoảng cách để con tập chạy mỗi ngày, là mức 10m, 20m, 
và cho con tập chạy. Khả năng vận động cũng vậy. Nếu như bắt đầu từ 
thời kỳ này, sau này bé có khả năng vận động tốt, lên tiểu học có nhiều 
bé được chọn là vận động viên thể thao. 
Cho bé đánh đu ở sà ngang, gióng sắt. Tiến sĩ Dormain đã được giới 
thiệu ở đầu chương, trong trị liệu các bé khuyết tật não, cho bé đu 
gióng trong 1 phút, sau thời gian dài nghiên cứu, thấy rằng đây là 1 
phương pháp trị liệu hiệu quả. 
Đối với trẻ em bình thường, việc cho trẻ đánh đu gióng/ sà ngang là 
phương pháp tuyệt vời để kích ứng khả năng chịu đựng của trẻ. Sau đó, 
cho trẻ dùng đổi tay bám sà chuyển từ đầu này gióng sang đầu kia 
gióng, 2 tay nâng đẩy người lên xuống gióng, lộn xuôi, lộn ngược trên 
gióng. 
17. Làm vở ghi chép từ 
Để tăng từ vựng của trẻ, hãy chịu khó làm việc sau đây. Làm sổ từ cho 
bé. Sổ là cuốn vở chia các trang theo thứ tự bảng chữ cái. Lề phải của 
Shichida Makoto しちだ まこと 
 89 
vở ghi thứ tự ABC. Các trang tiếp theo, cho trẻ viết các từ bắt đầu bằng 
chữ cái đó. 
Dạy cho trẻ biết thêm từ gì thì bảo trẻ ghi thêm vào sổ từ đó. Dạy trẻ 
cách phân loại danh từ, động từ, tính từ. Làm như vậy, sẽ biến trẻ 
thành người giàu ngôn từ, tri thức chính xác. 
18. Làm sổ ghi chép sách đã đọc 
Ghi nhớ những cuốn sách đã đọc. Chúng ta hãy ghi nhớ lại những cuốn 
sách con đã đọc. Lúc 2 tuổi, con đã đọc những cuốn này. Bao nhiêu 
quyển, bao nhiêu trang. 
Để tăng trí nhớ của bản thân trẻ, đây cũng là việc khích lệ trẻ đọc sách. 
Biết sự trưởng thành của trẻ, đây là kỷ lục quí báu. Các bạn hãy nhớ 
rằng, bằng việc ghi thêm số trang, số cuốn đã đọc của con, là việc 
khích lệ con về tinh thần vững bước lên những bậc cao hơn. 
19. Cho trẻ học phát minh 
Hãy chuẩn bị cho trẻ cuốn từ điển dùng cho trẻ em, loại dễ tra. Dùng 
cuốn từ điển này, cho bé tra ý nghĩa của từ ngữ, và tra cách viết đúng 
nét chữ Hán như trong từ điển. 
Một người, nếu cho lên xe ô tô chở đi, sẽ không nhớ đường. Nhưng 
nếu cho người đó tự đi với bản đồ trong tay, họ sẽ biết xem bản đồ, biết 
hỏi đường và nhớ đường. 
Cũng như vậy, thay vì bố mẹ cứ chỉ, cứ dạy, hãy cho trẻ tri thức ngấm 
vào người, đó là tự tra cứu từ điển để hiểu biết. Ví dụ, từ “hanaji- máu 
cam”, cho trẻ tra từ điển để biết sẽ viết là hanaji hay là hanazi. 
Một đứa trẻ khó nhớ lời dặn dò, theo cách này, cũng sẽ nhớ chính xác 
được lời dạy. Chúng ta nên cho trẻ làm quen và thân thiết với từ điển từ 
sớm. Đây là một việc quan trọng. 
20- Lớn lên từ “4 tay” 
Cuối cùng, một việc quan trọng cho tới khi trẻ đầy năm, là cho trẻ lớn 
lên từ 4 tay của bố/mẹ. Đó là 
1- Tay yêu thương 
2- Tay chăm sóc 
3- Tay từ ngữ 
4- Tay khen ngợi. 
(Thực ra là cách nói kiểu chơi chữ trong tiếng Nhật, đều có chữ Te ở 
cuối từ, mà Te có nghĩa là tay). 
Phát triển trí lực và tài năng của trẻ nhỏ 
90 
Sinh ra là một em bé kháu khỉnh khỏe mạnh, mà thiếu 4 Tay này, trẻ dễ 
bị mắc chứng tự kỷ. Trẻ mắc bệnh tự kỷ ngày một nhiều hơn, đó là sự 
thực, rất mong các bậc cha/mẹ biết trước điều này. 
Chúng ta hiểu rằng, thai nhi trong bụng mẹ cũng có thể hiểu mọi lời nói 
của cha mẹ, từ khi còn là thai nhi trẻ được lớn lên trong tình yêu 
thương tràn đầy, khi sinh ra trẻ có tâm hồn và khả năng tiếp thu hoàn 
toàn khác. Hãy nâng niu trẻ bằng 4 tay này, thế nào bé cũng trở thành 
con người khỏe mạnh cả thể chất và tâm hồn. 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_tri_luc_va_tai_nang_cua_tre_nho_phan_2.pdf