Bài giảng Tài chính công - Phạm Thị Ý Nguyện (Phần 2)
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG
5.1. Khái niệm phương pháp phân tích
Phân tích lợi ích chi phí là việc đo lường chi phí và lợi ích của một dựa án để
quyết định dự án có được thực thi hay không và quy mô của dự án.
Phân tích chi phí – lợi ích thể hiện các kỹ thuật có tính thực hành để xác định
mức đóng góp tương đối của các dự án có tính loại trừ lẫn nhau. Sử dụng phân tích chi
phí – lợi ích góp phần nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực bằng việc đảm bảo rằng
những dự án mới có chi phí xã hội biên lớn hơn lợi ích xã hội biên thì sẽ không được
chấp thuận. Điểm cốt lõi của phương pháp phân tích lợi ích – chi phí là hình thành một
quy trình có tính hệ thống phục vụ cho việc đánh giá tổng thể các dự án công, qua đó
cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách để quyết định có nên
tiến hành thực hiện dự án công hay không.
Phân tích lợi ích và chi phí bao gồm ba bước:
- Liệt kê tất cả các chi phí và lợi ích của dự án được đánh giá (bao gồm yếu tố
hữu hình và vô hình);
- Đánh giá giá trị lợi ích và chi phí dưới dạng tiền tệ;
- Chiết khấu lợi ích ròng trong tương lai. Điều này cho pho phép quy đổi chi phí
và lợi ích tương lai về giá trị hiện tại để so sánh số tiền của ngân sách cần thiết để tài
trợ dự án.
Lợi ích bao gồm hai loại: trực tiếp và gián tiếp. Những lợi tích trực tiếp phát sinh
từ sản lượng hoặc năng suất gắn liền với mục đích của dự án. Lợi ích gián tiếp là lợi
ích dồn tích cho những cá nhân mà không có liên quan đến mục đích của dự án.
Chi phí phải được xác định một cách chính xác bao gồm những lợi ích bị mất đi
có tính thay thế nếu như dự án được chấp thuận (chi phí cơ hội).
Một tỷ suất chiết khấu thích hợp phải được lựa chọn để so sánh mức sinh lợi hiện
tại và tương lai từ những dự án có tính thay thế.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tài chính công - Phạm Thị Ý Nguyện (Phần 2)
63 CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG 5.1. Khái niệm phương pháp phân tích Phân tích lợi ích chi phí là việc đo lường chi phí và lợi ích của một dựa án để quyết định dự án có được thực thi hay không và quy mô của dự án. Phân tích chi phí – lợi ích thể hiện các kỹ thuật có tính thực hành để xác định mức đóng góp tương đối của các dự án có tính loại trừ lẫn nhau. Sử dụng phân tích chi phí – lợi ích góp phần nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực bằng việc đảm bảo rằng những dự án mới có chi phí xã hội biên lớn hơn lợi ích xã hội biên thì sẽ không được chấp thuận. Điểm cốt lõi của phương pháp phân tích lợi ích – chi phí là hình thành một quy trình có tính hệ thống phục vụ cho việc đánh giá tổng thể các dự án công, qua đó cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách để quyết định có nên tiến hành thực hiện dự án công hay không. Phân tích lợi ích và chi phí bao gồm ba bước: - Liệt kê tất cả các chi phí và lợi ích của dự án được đánh giá (bao gồm yếu tố hữu hình và vô hình); - Đánh giá giá trị lợi ích và chi phí dưới dạng tiền tệ; - Chiết khấu lợi ích ròng trong tương lai. Điều này cho pho phép quy đổi chi phí và lợi ích tương lai về giá trị hiện tại để so sánh số tiền của ngân sách cần thiết để tài trợ dự án. Lợi ích bao gồm hai loại: trực tiếp và gián tiếp. Những lợi tích trực tiếp phát sinh từ sản lượng hoặc năng suất gắn liền với mục đích của dự án. Lợi ích gián tiếp là lợi ích dồn tích cho những cá nhân mà không có liên quan đến mục đích của dự án. Chi phí phải được xác định một cách chính xác bao gồm những lợi ích bị mất đi có tính thay thế nếu như dự án được chấp thuận (chi phí cơ hội). Một tỷ suất chiết khấu thích hợp phải được lựa chọn để so sánh mức sinh lợi hiện tại và tương lai từ những dự án có tính thay thế. 5.2. Những vấn đề cơ bản trong phân tích lợi ích – chi phí đầu tư công 5.2.1. Xác định giá trị hiện tại và giá trị tương lai của dự án 5.2.1.1. Xác định giá trị hiện tại và tương lai của dự án Khi đánh giá dự án, chúng ta phải so sánh chi phí và lợi ích trong những khoảng thời gian khác nhau của dự án, cụ thể là xác định giá trị chi tiêu hiện tại và giá trị hoàn vốn trong tương lai. Giá trị tiền tệ tương lai cho khoản đầu tư hiện tại là số tiền mà nhà đầu tư sẽ thu về thông qua khoản tiền đầu tư hiện tại (R). FV = R(1 + r)T (5.1) Trong đó: 64 FV: giá trị tiền tệ tương lai cho khoản đầu tư hiện tại R: số tiền đầu tư hiện tại T: số năm đầu tư r: tỷ suất sinh lợi hàng năm - Giá trị hiện tại (hiện giá) của một số tiền trong tương lai là số tiền tối đa mà nhà đầu tư bỏ ra trong hiện tại để có được số tiền thu về trong tương lai. Bảng 5.1. Tính giá trị hiện tại Dòng thu nhập Năm Hệ số chiết khấu Giá trị hiện tại R0 0 1 R0 R1 1 (1 + r) R1/(1 + r) R2 2 (1 + r) 2 R2/(1 + r) 2 RT T (1 + r) T RT/(1 + r) T Bảng 5.1 cho thấy giá trị hiện tại của các khoản thanh toán hàng năm. = + ∑ ( ) (5.2) Trong trường hợp nền kinh tế có lạm phát, gọi là tỷ lệ lạm phát hàng năm, khi đó thu nhập danh nghĩa của dòng thu nhập sẽ là: R0, R1(1 + ), R2(1 + ) 2, và RT(1 + )T. Giá trị hiện tại của dòng thu nhập được xác định như sau: = + ∑ ( ) ( ) ( ) (5.3) Đơn giản tham số (1 + ) trên tử số và mẫu số, công thức giống như công thức trong trường hợp không có lạm pháp. 5.2.1.2. Thẩm định các dự án đầu tư theo phương pháp lợi ích – chi phí Xét một nhà đầu tư đang xem xét hai dự án có tính loại trừ nhau, X và Y. Lợi ích thực và chi phí thực của dự án X là BX và CX và của dự án Y là BY và CY Gọi lợi ích và chi phí ban đầu của dự án X là B0 X và C0 X, cuối năm thứ nhất là B1 X và C1 X và đến cuối năm T là BT X và CT X. Dự án X có dòng thu nhập: (B0 X - C0 X), (B1 X - C1 X), (B2 X – C2 X),..., (BT X – CT X). r: tỷ suất sinh lợi thực hay chi phí cơ hội của nhà đầu tư. Giá trị hiện tại của dòng thu nhập dự án X (PVX) là: = − + ∑ ( ) (5.4) Tương tự, dự án Y có dòng chi phí và lợi ích BY và CY theo thời gian T’. Giá trị hiện tại của dự án Y được xác định như sau: = − + ∑ ( ) (5.5) Tiêu chí giá trị hiện tại được xác định theo nguyên tắc: 65 (1) Một dự an đầu tư chỉ có thể chấp nhận khi có giá trị hiện tại của nó dương. (2) Nếu hai dự án phải loại trừ nhau, dự án được chọn là dự án có giá trị hiện tại lớn hơn. Tỷ suất chiết khấu đóng vai trò quan trọng trong phân tích dự án. Các giá trị r khác nhau có thể dẫn đến những kết luận khác nhau về thẩm định các dự án. Do vậy, cần phải thận trọng trong việc lựa chọn tỷ suất chiết khấu. 5.2.2. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là tỷ suất chiết khấu làm cho giá trị hiện tại của dự án bằng không. B: dòng thu nhập của dự án/ C: chi phí đầu tư T: thời gian đầu tư ƞ: tỷ suất hoàn vốn nội bộ hay tỷ suất nội hoàn. Tỷ suất nội hoàn được xác định thông qua giải phương trình sau: ( − )+ ∑ ( ) ( ƞ) = 0 (5.6) Một dự án hiển nhiên được chấp nhận nếu ƞ lớn hơn chi phí cơ hội r 5.2.3. Tỷ suất lợi tức và chi phí trong 1 dự án đầu tư Một dự án đầu tư có dòng lợi ích được tạo ra là B0, B1, B2,, BT và dòng chi phí là C0, C1, C2,, CT. Giá trị hiện tại các dòng lợi ích là: = + ∑ ( ) (5.7) Giá trị hiện tại của chi phí là: = + ∑ ( ) (5.8) Tỷ suất lợi ích – chi phí được xác định là B/C: = ∑ ( ) ∑ ( ) (5.9) Một dự án được chấp nhận khi B/C > 1 hay B – C > 0. Nếu hai dự án phải loại trừ nhau, dự án được chọn là dự án có tỷ suất lợi ích – chi phí lớn hơn. 5.3. Phân tích lợi ích và chi phí dự án công 5.3.1. Tỷ suất chiết khấu của khu vực công Việc tính toán chi phí, lợi ích và tỷ suất chiết khấu trong khu vực công không giống như khu vực tư. Khu vực tư lựa chọn tỷ suất chiết khấu phản ánh tỷ suất lợi nhuận mà từng dự án mang lại, trong khi việc lựa chọn tỷ suất chiết khấu đối với các dự án công thường ít đạt được sự nhất trí giữa các nhà hoạch định chính sách. Có thể đưa một vài cách lựa chọn tỷ suất chiết khấu khu vực công. 66 5.3.1.1. Xác định tỷ suất chiết khấu dựa vào tỷ suất lợi nhuận của khu vực tư - Trường hợp khu vực tư sử dụng toàn bộ thu nhập để đầu tư Xét trường hợp khu vực tư thực hiện một dự án đầu tư có giá trị là 2.000 đô la, tỷ suất lợi nhuận của dự án 20%/năm. Giả sử chính phủ chiết lấy đi toàn bộ số tiền 2.000 đô la từ dự án này chuyển sang đầu tư vào khu vực công, khi đó xã hội sẽ mất đi 400 đô la lợi nhuận được tạo ra từ dự án khu vực tư. Phần mất đi này là chi phí cơ hội của dự án khu vực công và được đo lường bằng tỷ suất lợi nhuận của dự án khu vực tư (20%). Như vậy, có thể xem tỷ suất lơi nhuận trước thuế đối với cơ hội đầu tư của khu vực tư là thước đo quan trọng để thẩm định các dự án công. - Trường hợp khu vực tư sử dụng một phần thu nhập để đầu tư và một phần thu nhập để tiêu dùng Ngược lại với giả thiết trên, số tiền mà chính phủ lấy đi để đầu tư vào các dự án công có thể khu vực tư đem sử dụng cho cả đầu tư và tiêu dùng. Trong trường hợp này, tỷ suất chiết khấu dùng để thẩm định dự án công tùy thuộc vào quyết định của khu vực tư trong việc phân phối thu nhập. Nếu khu vực tư dành hết thu nhập cho đầu tư, thì tỷ suất lợi nhuận trước thuế của dự án đầu tư là tỷ suất chiết khấu thích hợp cho sự lựa chọn thẩm định dự án công. Trong trường hợp toàn bộ thu nhập của khu vực đem sử dụng cho tiêu dùng, thì chi phí cơ hội cho mỗi đô la tiêu dùng trong hiện tại (được đo lường bằng tỷ suất lợi nhuận nếu tiết kiệm một đô la đó) có thể sử dụng làm tỷ suất chiết khấu để thẩm định dự án công. 5.3.1.2. Tỷ suất chiết khấu xã hội Tỷ suất chiết khấu xã hội là tỷ suất mà ở đó xã hội đánh đổi tiêu dùng trong hiện tại để có được tiêu dùng trong tương lai. Như vậy, tỷ suất chiết khấu xã hội phản ánh mức lợi nhuận có thể thu được từ các nguồn lực nếu như được khu vực khai thác và sử dụng. Bản chất của tỷ suất chiết khấu xã hội thể hiện chi phí cơ hội của các quỹ tiền tệ được chính phủ đầu tư vào các dự án công. Để tránh lãng phí, những nguồn lực mà khu vực tư có thể kiếm được với tỷ suất lợi nhuận cao thì không nên chuyển sang cho khu vực công. Khi tính tỷ suất chiết khấu xã hội trong các dự án công, vấn đề thường thấy là tỷ suất chiết khấu xã hội thường thấp hơn tỷ suất lợi nhuận của thị trường. Nguyên nhân dẫn đến tỷ suất chiết khấu xã hội thấp hơn: - Sự quan tâm đến các thế hệ tương lai Trách nhiệm của các nhà hoạch định chính sách công là luôn quan tâm đến phúc lợi xã hội không chỉ cho thế hệ hiện tại mà còn cả thế hệ tương lai. Trong khi khu vực tư, các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến phúc lợi riêng của mình nên khu vực tư dành ít nguồn lực cho tiết kiệm, vì thế họ sử dụng tỷ suất chiết khấu rất cao đối với các khoản thu nhập tương lai. 67 - Thuyết phụ quyền Xuất phát từ quy luật tâm lý cơ bản của con người là tính tư lợi hẹp hòi, nên khiến mọi người thiếu đi tầm nhìn xa để cân nhắc đầy đủ các lợi ích tương lai. Do đó, họ tính chiết khấu các khoản lợi ích tương lai với tỷ suất rất ca. Khi tính tỷ suất chiết khấu xã hội chính phủ chỉ nên sử dụng tỷ suất chiết khấu đối với các cá nhân mà họ đã nhận thức thấu đáo và tiên liệu được lợi ích trong tương lai. Điều này gây tranh luận của thuyết phụ quyền: chính phủ ép người dân tiêu dùng thu nhập ít ở hiện tại để có được lợi ích hơn trong tương lai, và như vậy họ buộc phải cảm ơn chính phủ vì giúp họ nhận thức được tầm nhìn xa như thế. - Tính kém hiệu quả của thị trường Hoạt động của thị trường có thể vừa tạo ra ngoại tác tích cực vừa tạo ra ngoại tác tiêu cực. Ngay cả trong trường hợp tạo ra ngoại tác tích cực, thị trường vẫn có thất bại trong việc cung cấp không đầy đủ hàng hóa cho xã hội. Vì vây, thông qua việc sử dụng tỷ suất chiết khấu thị trường, chính phủ có thể khắc phục tính kém hiệu quả này của thị trường. 5.3.2. Đánh giá lợi ích và chi phí trong các DA của khu vực công Việc đánh giá dự án thuộc khu vực công phức tạp hơn đánh giá lợi ích – chi phí khu vực tư vì lợi ích và chi phí xã hội hoàn toàn không dựa vào giá cả thị trường. Có hai cách tiếp cận đo lường lợi ích và chi phí của các dự án thuộc khu vực công: 5.3.2.1. Giá cả thị trường Trong nền kinh tế cạnh tranh hợp lý, giá cả của hàng hóa phản ánh đồng thời chi phí xã hội biên của sản xuất và giá trị biên đối với người tiêu dùng. Nếu hoạt động mua sắm các yếu tố đầu vào hoặc cung cấp sản phẩm của chính phủ được giao dịch theo cơ chế giá thị trường, trong trường hợp này nên dùng giá thị trường để đánh giá dự án công. 5.3.2.2. Giá cả thị trường có điều chỉnh Trong điều kiện thị trường không hoàn hảo, giá cả của các loại hàng hóa nói chung không phản ánh đầy đủ chi phí xã hội biên. Có thể gọi chi phí xã hội biên cơ bản của hàng hóa là giá ẩn của hàng hóa đó. Mặc dù, giá cả của các loại hàng hóa trên thị trường không hoàn hảo đều thoát ly giá ẩn của chúng, nhưng trong một vài trường hợp có thể sử dụng giá cả thị trường để đánh giá giá ẩn của hàng hóa. Trong mỗi trường hợp, sự nhận thức giá ẩn tùy thuộc vào sự phản ứng của nền kinh tế đối với chính sách can thiệp của chính phủ. 5.3.2.3. Thặng dư tiêu dùng Thặng dư tiêu dùng là số lượng mà ở đó tổng số tiền cá nhân sẵn lòng trả vượt quá số tiền thực tế họ phải trả. 68 Thặng dư tiêu dùng đo lường mức giá của hàng hóa khi dự án công làm gia tăng sản lượng hàng hóa. Ví dụ: một dự án tưới tiêu của chính phủ có thể làm giảm chi phí sản xuất biên của sản xuất nông nghiệp đến mức kéo theo giá thị trường của thực phẩm giảm xuống. Nếu như giá thị trường thay đổi, thì số lượng thực phẩm tăng thêm nên được được địnhgiá như thế nào: ở mức giá gốc của nó, hay ở mức giá sau khi có dự án hay một mức giá nào khác? Df là đường cầu lương thực. Trước khi có dự án tưới tiêu, đường cung là Sf, sản lượng và giá cả thị trường lần lượt là C0 và P0. Thặng dư tiêu dùng ở mức giá P0 bằng diện tích P0ed. Hình 5.1. Đo lường sự thay đổi về thặng dư người tiêu dùng Với việc đưa dự án tưới tiêu, thì có nhiều đất đai hơn được đưa vào sản xuất lương thực. Đường cung lương thực giảm xuống ở điểm P1 và mức tiêu dùng thực phẩm tăng lên ở điểm F1. Thặng dư tiêu dùng ở mức giá P1 là diện tích P1eg. Thặng dư tiêu dùng gia tăng bằng phần chênh lệch giữa diện tích P1eg và P0ed, tức là bằng diện tích hình tứ giác P1P0dg. Diện tích nằm ở giữa hai mức giá đo lường giá trị mà người tiêu dùng có thể mua lương thực ở mức giá thấp hơn. 5.3.2.4. Các cạm bẫy trong phân tích lợi ích – chi phí các dự án công - Phản ứng dây chuyền Xét tình huống chính phủ thực hiện dự án xây dựng cầu đường và lợi ích trực tiếp của nó là làm giảm chi phí vận chuyển cho người dân và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, lợi ích dây chuyền của dự án có thể: + Làm tăng lợi nhuận của nhà hàng, khách sạn, trạm xăng dầu địa phương; L ư Giá cả/ g d b c a F 1 F 0 69 + Làm tăng lợi nhuận của các ngành chế biến thực phẩm, sản xuất xăng dầu tại địa phương. Nếu hiệu ứng dây chuyền đủ để làm tăng thêm khía cạnh lợi ích của dự án thì kết quả là bất kỳ dự án đầu tư nào cũng có thể đạt được giá trị hiện tại dương. Cách lập luận trên đã bỏ qua sự kiện là dự án công có thể gây ra tổn thất ngang bằng với lợi ích. Sau khi xây dựng xong đường giao thông, lợi nhuận của ngành đường sắt giảm vì công chúng quay lại sang sử dụng xe hơi để đi lại. Việc gia tăng sử dụng xe ô tô có thể làm giảm gia tăng giá cả xăng dầu và từ đó làm giảm phúc lợi xã hội của những người tiêu dùng xăng dầu. - Việc làm của người lao động Giải quyết việc làm cho người lao động cũng là một trong những tiêu thức quan trọng để đánh giá dự án công. Tiền lương trả cho người lao động khi tham gia dự án là chi phí hay yếu tố lợi ích nếu như dự án công nhằm giải quyết việc làm cho người lao động? - Sự trùng lắp trong tính toán Chẳng hạn chính phủ đang xem xét thực hiện dự án thủy lợi để cải tạo vùng đất khô cằn hiện người nông dân không thể trồng trọt được. Lợi ích của dự án thủy lợi mang lại: (i) tổng giá trị của mảnh đất tăng lên hoặc (ii) giá trị thu nhập ròng từ trồng trọt. 5.3.2.5. Đánh giá tính không chắc chắn trong các dự án công Xét hai dự án công có cùng chi phí. Dự án X tạo ra 500 đô la lợi ích với độ chắc chắn 100%. Dự án Y tạo ra 0 đô la lợi ích với xác suất 50% và 1.00 đô la lợi ích với xác suất 50%. Vậy dự án nào được ưa chuộng hơn. Khi phân tích lợi ích và chi phí của một dự án có rủi ro nên biến đổi thành giá trị tương đương chắc chắn. Giá trị tương đương chắc chắn là số lượng thu nhập chắc chắn mà một cá nhân sẵn lòng đánh đổi cho tập hợp các kết quả không chắc chắn mà một cá nhân sẵn lòng đánh đổi cho tập hợp các kết quả không chắc chắn phát sinh từ dự án. Việc tính toán giá trị tương đương chắc chắn đòi hỏi phải có thông tin về phân phối thu nhập của dự án và mức độ không ưa thích rủi ro của các đối tượng liên quan. 70 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Thành phố đang xem xét xây ... Nếu chính phủ đánh ux thuế vào hàng hóa X, làm cho nhu cầu giảm từ X0 xuống X1 ( X). Gánh nặng phụ trội của thuế là diện tích tam giác abc. Giả sử chính phủ tăng thuế lên 1 đơn vị, vì vậy mức thuế bây giờ là (ux + 1). Khi đó, tổng giá cả là P0 + (ux + 1), nhu cầu giảm x (ở mức X2), gánh nặng phụ trội là diện tích tam giác fec. Gánh nặng phụ trội biên là chênh lệch giữa hai tam giác fec. Gánh nặng phụ trội biên là chênh lệch giữa hai tam giác (abc và fec), đó chính là diện tích hình thang fbea. Diện tích hình thang là ½ chiều cao ( x) nhân cho tổng đáy {ux + (ux + 1)}. Vì thế, gánh nặng phụ trội biên được xác định: ½ x{ux + (ux + 1} = xux + ½ x (6.10) Phương trình (6.10) tương đương xux, vì ½ x liên quan đến diện tích fib có giá trị rất nhỏ, nên có thể bỏ qua. Cần chú ý rằng 1/ x và ux/ X bằng nhau vì cả hai đo lường độ dốc của đường cầu Dx. Cho nên, xux = X và gánh nặng vượt biên xấp xỉ bằng X. Muốn tối thiểu hóa gánh nặng vượt biên được gây ra bởi gia tăng thuế, chúng ta phải tính sự gia tăng số thu thuế, rồi sau đó chia gánh nặng phụ trội biên cho sự thay đổi về số thu thuế. Thương số này thể hiện gánh nặng phụ trội biên trên một đôla tăng thêm của thuế thu được. X2 X1 X0 X/ năm Dx X x e c b f g h j P0 P0 + ux P0 + (ux + 1) Px Gánh nặng phụ trội biên = fbea 95 Có thể tính toán sự thay đổi về số thu thuế liên quan với việc gia tăng thuế suất từ ux lên (ux + 1). Khi thuế suất là ux, thì số thu là uxX1 (thuế đơn vị nhân với khối lượng hàng hóa bán ra). Trên hình vẽ 6.16, đó là diện tích tứ giác hbaj. Tương tự, khi thuế suất là (ux + 1), thì số thu thuế là diện tích gfej. So sánh hai tứ giác này, chúng ta thấy khi thuế tăng lên, chính phủ thu được số thuế bằng diện tích gfih nhưng lại mất đi ibae. Vì thế, sự thay đổi về số thu thuế được tính bằng chênh lệch giữa gfih – ibae, tương đương: X2(ux + 1) – X1ux = X2 + ux (X2 – X1) (6.11) Với X2 = X1 - x, phương trình (6.11) được viết thành: X1 - x – ux x. Thay x = X/ux (vì cả hai cùng đo lường độ dốc của Dx), phương trình (6.11), ta có X1 - X (1 + ux)/ux. Cần thấy rằng, (1 + ux)ux xấp xỉ bằng 1, nên sự thay đổi về số thu thuế hay thu nhập thuế biên tương đương là: X1 - X. Gánh nặng phụ trội biên trên một đôla tăng thêm của số thu thuế được tính bằng: X/(X1 - X). Tương tự, nếu như chính phủ đánh thuế ux vào hàng hóa Y, thì gánh nặng phụ trội biên trên một đôla cuối cùng của thu nhập thuế sẽ là: Y/(Y1 - Y)/ Với mục đích là tối thiểu hóa gánh nặng phụ trội tổng thể nên gánh nặng phụ trội biên trên một đôla cuối cùng phải giống nhau cho mỗi loại hàng hóa, nghĩa là: 1 1 X Y X X Y Y Suy ra: 1 1 X Y X Y Phương trình trên nói lên rằng: để tối thiểu hóa tổng gánh nặng phụ trội, thì thuế suất nên được thiết kế sao cho tỷ lệ phần trăm giảm đi lượng cầu của các mặt hàng đều như nhau. Kết luận này được gọi là quy luật Ramsey và nó cũng đúng cả trong các trường hợp khi mà X, Y, và l là những hàng hóa có liên quan hoặc bổ sung cho nhau. Một câu hỏi đặt ra là tại sao đánh thuế có hiệu quả lại làm thay đổi cân bằng về số lượng cầu hơn là thay đổi cân bằng về giá cả? Bởi vì gánh nặng phụ trội là kết quả của sự bóp méo số lượng. Và để tối thiểu hóa tổng gánh nặng phụ trội thì tấ cả những thay đổi này phải cân xứng như nhau. 6.3.1.3. Những xem xét về tính công bằng Tính hiệu quả chỉ là một tiêu chí để đánh giá một hệ thống thuế tối ưu. Tính công bằng có phần quan trọng không kém. Đặc biệt, có đồng thuận khá rộng rãi của nhà kinh tế là một hệ thống thuế nên có tính công bằng theo chiều dọc, hàm ý gánh nặng phân phối phải thật công bằng giữa những người có khả năng nộp thuế khác nhau. Quy luật Ramsey đã được bổ sung để giải thích các kết quả phân phối của thuế. Giả sử người nghèo chi tiêu tỷ phần thu nhập của họ cho hàng hóa X lớn hơn so với người 96 giàu và ngược lại đối với hàng hóa Y. Hàng hóa X có thể là bánh mì (lương thực cần thiết) và Y có thể là trứng cá hồi (thức ăn cao cấp). Giả định thêm rằng, hàm phúc lợi xã hội gán trọng số về độ thỏa dụng của người nghèo cao hơn so với người giàu. Thế thì, cho dù hàng hóa X có cầu không co giãn bằng hàng hóa Y, thuế tối ưu có lẽ đòi hỏi một mức thuế suất đánh vào hàng hóa Y cao hơn hàng hóa X (Stem, 1987)3 . Thực ra, thuế suất cao đánh vào hàng hóa Y tạo ra gánh nặng phụ trội tương đối lớn, nên nó cũng có xu hướng tái phân phối thu nhập đối với người nghèo. Xã hội có lẽ cũng sẵn lòng trả giá cho một gánh nặng phụ trội cao hơn để đổi lại sự phân phối thu nhập công bằng hơn. Nhìn chung, sự chấp nhận tính tối ưu theo theo quy luật Ramsey phụ thuộc vào hai khía cạnh. Thứ nhất, mức độ thiên hướng theo chủ nghĩa bình quân của xã hội. Nếu như xã hội chỉ quan tâm đến hiệu quả – một đôla đối với người này cũng giống như đối với người khác, khi đó có lẽ đã tuân thủ nghiêm ngặt quy luật Ramsey. Thứ hai, trong một chừng mực nhất định, cách thức tiêu dùng của người giàu và người nghèo có khác nhau. Nếu như người giàu và người nghèo tiêu dùng hai hàng hóa cùng một tỷ lệ như nhau, thì việc đánh thuế vào những hàng hóa cùng một tỷ lệ như nhau, thì việc đánh thuế vào những hàng hóa này với các mức thuế suất khác nhau không thể gây ảnh hưởng đến sự phân phối thu nhập. Thậm chí, xã hội hướng tới mục tiêu phân phối, thì cũng không thể đạt được mục tiêu để bằng việc đánh thuế hàng hóa khác nhau. Nói tóm lại, nếu như chính sách thuế khoán là hiện hữu, thì chính phủ có thể thu được thuế mà không gây ra bất kỳ gánh nặng phụ trội nào cả. Khi đó, thuế tối ưu chỉ cần tập trung đến vấn đề phân phối. Còn nếu chính sách thuế khoán không hiện hữu, thì vấn đề lớn đặt ra làm thế nào thu được thuế mà gánh nặng phụ trội do thuế gây ra ở mức thấp nhất có thể. Nói chung, việc tối thiểu hóa gánh nặng phụ trội yêu cầu thuế phải được thiết lập sao cho cầu của tất cả hàng hóa đều được giảm theo cùng tỷ lệ. Đối với những hàng hóa không có liên quan với nhau, điều này hàm ý các mức thuế suất nên được thiết lập theo tỷ lệ nghịch đảo so với độ co giãn cầu. Tuy nhiên, nếu xã hội hướng đến mục tiêu phân phối, thì có lẽ thích hợp nhất là nên chấp nhận quy luật đánh thuế hiệu quả. 6.3.2. Thuế thu nhập tối ưu 6.3.2.1. Mô hình của Edgeworth Sự phân tích thuế thu nhập tối ưu đặt ra câu hỏi thuế thu nhập nên được thiết kế như thế nào để tôi đa hóa hàm phúc lợi xã hội. Theo Edgeworth, vấn đề đánh thuế thu nhập tối ưu có thể dựa vào mô hình đơn giản với ba giả thiết: 3 Stern, NH, 1987. The effects of taxation, price control and government contracts in oligopoly, Journal of Public Economics 32, 133, 158. 97 (1) Dựa vào số thu thuế được yêu cầu, mục tiêu đặt ra là phải làm cho tổng mức thỏa dụng của các cá nhân tăng lên càng cao càng tốt. Nếu gọi Ui là mức thỏa dụng của người thứ i và W là phúc lợi xã hội, thì hệ thống thuế cần phải tối đa hóa: n i i l W U (6.12) Trong đó, n là số lượng người trong xã hội. (2) Mọi cá nhân đều có hàm thỏa dụng giống nhau và chỉ phụ thuộc vào mức thu nhập của họ. Các hàm thỏa dụng thể hiện mức thỏa dụng biên của thu nhập giảm dần. Khi thu nhập tăng thì mức thỏa dụng của các cá nhân sẽ trở nên tốt hơn, nhưng với tỷ lệ giảm dần. (3) Tổng thu nhập khả dụng là cố định. Từ các giả thiết trên, để tối đa hóa phúc lợi xã hội thì mức thỏa dụng biên thu nhập của mỗi người phải là như nhau. Khi hàm thỏa dụng giống nhau, độ thỏa dụng biên thu nhập sẽ bằng nhau nhưng với điều kiện thu nhập bằng nhau. Điều này hàm ý cho việc xây dựng chính sách thuế là: thuế nên được thiết kế sao cho sự phân phối thu nhập sau thuế thật công bằng. Cụ thể, nên lấy bớt đi thu nhập từ người giàu bởi vì mức thỏa dụng biên bị mất đi của họ nhỏ hơn độ thỏa dụng biên của người nghèo. Nếu chính phủ cần thu nhiều thuế hơn ngay cả sau khi hoàn toàn đạt được mục tiêu công bằng, thì gánh nặng phụ trội tăng thêm cũng nên được phân phối một cách công bằng. Nhìn chung, mô hình của Edgeworth gợi lên một cấu trúc thuế lũy tiến với hàm ý nên bằng phẳng hóa thu nhập từ những đối tượng có thu nhập cao cho đến khi đạt được sự công bằng hoàn toàn. 6.3.2.2. Các nghiên cứu hiện đại về thuế tối ưu Một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất của mô hình Edgeworth là giả định: tổng thu nhập hiện hữu của xã hội là cố định. Các mức thuế suất được giả định là không có tác động đến đầu ra/sản lượng. Thật ra, thực tế cho thấy mức thỏa dụng của cá nhân không chỉ phụ thuộc vào thu nhập mà còn phụ thuộc vào thời gian giải trí. Thế thì, thuế thu nhập làm bóp méo các quyết định liên quan đến việc làm và tạo ra gánh nặng phụ trội. Sự thiết kế hệ thống thuế thu nhập tối ưu cần phải xem xét đến chi phí (gánh nặng phụ trội) để đạt được sự công bằng hơn. Trong mô hình của Edgeworth, chi phí để đạt được sự công bằng hơn là zero, điều này cũng nói lên sự ràng buộc để có được kết quả chủ nghĩa bình quân hoàn hảo. Kết quả của mô hình Edgeworth sẽ thay đổi như thế nào nếu như mọi người quan tâm đến động lực làm việc? Để trả lời cầu hỏi này, một số nhà kinh tế (Stern, 1987) đã đưa ra một mô hình nghiên cứu tương tự như mô hình của Edgeworth, với giả định lựa chọn giữa thu nhập và thời gian nhàn rỗi. Dể đơn giản cho phân tích, Stern giả sử rằng số thuế thu được từ một cá nhân bất kỳ là: 98 T(wl) = -g + t x wl (6.13) Trong đó, T(wl) là số thuế thu được; g là khoản trợ cấp của chính phủ; t thuế suất đánh vào thu nhập wl. Giả sử g = 4.000 đôla, t = 0,20 thì một người có thu nhập 25.000 đôla sẽ phải nộp thuế: 1.000 đôla = -4.000 đôla + 0,20 x 20.000 đôla. Nếu một người có thu nhập 10.000 đôla, thì nợ thuế âm (-2.000 đôla): -2.000 đôla = -4.000 đôla + 0.20 x 10.000 đôla. Cá nhân này sẽ nhận một khoản trợ cấp g từ chính phủ. Có thể minh họa phương trình (6.13) bằng hình 6.17, trong đó trục hoành biểu thị thu nhập và trục tung là thu nhập thuế. Khi thu nhập bằng zero, gánh nặng phụ trội là âm và cá nhân nhận một khoản trợ cấp khoán của chính phủ là g đôla. Như thế, đối với mỗi đôla thu nhập thì cá nhân phải trả t đôla tiền thuế. Với t là thuế suất biên – tỷ lệ thuế phải nộp cho chính phủ trên một đôla thu nhập tăng thêm, theo hình 6.17, thì phương trình (6.12) là đường thuế thu nhập tuyến tính. Mặc dù, thuế suất biên của đường thuế thu nhập tuyến tính không đổi, nhưng đó là đường có tính lũy tiến vì thu nhập của cá nhân càng cao thì tỷ lệ thu nhập nộp thuế càng cao. Tính lũy tiến phụ thuộc vào giá trị của g và t. Giá trị của t càng lớn thì càng tương ứng với hệ thống thuế lũy tiến. Đồng thời, với giá trị cao của t làm cho hệ thống thuế càng lũy tiến thì hệ thống thuế cũng tạo ra gánh nặng phụ trội càng lớn. Vấn đề đặt ra đối với thuế thu nhập tối ưu là phải tìm ra sự liên kết tốt nhất giữa g và t – phản ánh những giá trị làm tối ưu hóa phúc lợi xã hội tùy thuộc vào giới hạn số thuế thu được. Hình 6.17: Thuế thu nhập tuyến tính và trợ cấp Stern cho rằng chấp nhận một số lượng thay thế vừa phải giữa thời gian nhàn rỗi và thu nhập, và với số thu thuế theo yêu cầu của chính phủ bằng khoản 20% thu nhập, thì một giá trị t vào khoản 19% làm tối đa hóa phúc lợi xã hội. Đây là con số ít hơn đáng kể so với giá trị phúc lợi xã hội. Đây là con số ít hơn đáng kể so với giá trị 100% g = số trợ cấp khóan T(wl) Thuế suất biên t Thu nhập S ố t hu t hu ế 99 trong mô hình phân tích của Edgeworth. Thậm chí những tác động ở mức vừa phải dường như có ý nghĩa quan trọng cho việc xây dựng hệ thống thuế suất biên tối ưu. Một cách ngẫu nhiên, thuế suất do Stern tính toán cũng nhỏ hơn nhiều so với thuế suất biên ở nhiều nước phương Tây. Chẳng hạn, đối với thuế thu nhập cá nhân của Mỹ, thuế suất biên cao nhất theo pháp định là 39,6%, nhưng đôi khi là 90%. Stern cho thấy nếu như những yếu tố khác không đổi, cung lao động càng co giãn, thì giá trị tối ưu của t càng thấp. Cung lao động càng co giãn, thì giá trị tối ưu của t càng thấp. Cung lao động càng co giãn thì gánh nặng phụ trội được gây ra từ việc đánh thuế càng lớn. Vì thế, cung lao động càng co giãn cũng có nghĩa là chi phí tái phân phối càng cao. Để thấy rõ hàm phúc lợi xã hội thay thế gây tác động như thế nào đến kết quả, Stern tập trung nghiên cứu hiệu ứng của việc đưa ra các trọng số xã hội khác nhau đến mức thỏa dụng của người giàu và người nghèo. Phương trình (6.12) cho thấy, càng gán cho mức thỏa dụng của người nghèo có trọng số cao hơn mức thỏa dụng người giàu thì xã hội càng có thiên hướng lựa chọn theo chủ nghĩa bình quân. 100 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Thị trường hàng hóa A có đường cầu Q = 240 – 6P và đường cung Q = -60 + 4P. Tính: a. Tổn thất khi đánh thuế 4$/đơn vị sản phẩm vào người sản xuất. b. Tổn thất sẽ thay đổi như thế nào nếu như thuế đánh vào người tiêu dùng hàng hóa A? 2. Chính quyền địa phương A đánh thuế vào dịch vụ khách sạn, với đường cầu co giãn là -2,4. Trong khi chính quyền địa phương B đánh thuế vào dịch vụ khách sạn với đường cầu co giãn là -1,7. Hãy cho biết, tính không hiệu quả của thuế ở địa phương nào lớn nhất? 3. Anh (chị) tư vấn cho Chính phủ về chính sách thuế. Hiện tại thuế đánh vào hàng hóa C là 2 cent/1 đô la giá bán và thuế đánh vào hàng hóa D là 3 cent/1 đô la giá bán. Ban ước lượng tổn thất trên 1 đô la tiền thuế thu được từ hàng hóa C là 20 cent và tổn thất trên 1 đô la tiền thuế thu được từ hàng hóa D là 40 cent. Anh (chị) khuyến nghị chính phủ nên dịch chuyển đánh thuế vào hàng hóa C và hàng hóa D như thế nào? Hãy giải thích? 4. Hãy xem xét 1 thị trường tự do, cạnh tranh có đuờng cầu q=1200-10p và đường cung q=20p. a. Xác định thặng dư người tiêu dùng, nhà sản xuất. b. Bây giờ chính phủ áp đặt giá 30$/1 đơn vị sản xuất hàng hóa. Hãy tính thặng dư người sản xuất và người tiêu dùng lúc này. Xác định quy mô tổn thất của xã hội. 5. Một hàng hóa được sản xuất với: - Chi phí cận biên là MC =q + 4. Trong đó, q là số lượng sản phẩm hàng hóa được sản xuất ra. Lợi ích cận biên là MB = 20 −q Chính phủ đánh thuế 2$ trên mỗi đơn vị sản phẩm hàng hóa. a. Tính số lượng và giá cả hàng hóa trên trước và sau khi chính phủ đánh thuế. b. Tính gánh nặng mà các đối tượng phải chịu thuế và số thuế mà nhà nước thu về sau khi đánh thuế. c. Tính tổn thất xã hội (gánh nặng phụ trội) Chú ý: Áp dụng trong 2 trường hợp chính phủ đánh thuế vào (a) người tiêu dùng và (b) vào người sản xuất 6. Nhằm giảm sự tiêu thụ rượu, chính phủ đang xem xét thuế đơn vị 1$ trên mỗi lit rượu, đánh vào nhà sản xuất. Đường cầu của thị trường rượu: Q = 30 – 2P, đường cung: Q = 8P. a. Xác định gánh nặng thuế của người sản xuất và tiêu dùng b. Xác định số thuế thu được và gánh nặng phụ trội mà loại thuế này gây ra 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] PGS.TS. Sử Đình Thành, Lý thuyết Tài chính công, NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2006. [2] PGS. TS. Sử Đình Thành, TS. Bùi Thị Mai Hoài, Tài chính công và phân tích chính sách thuế, NXB Lao Động - Xã hội, 2009. [3] Joseph E. Stiglitz, Kinh tế học công cộng, NXB Khoa học kỹ thuật, 1995. [4] Trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội, Giáo trình kinh tế công cộng tập 1, NXB Thống kê, 2004.
File đính kèm:
- bai_giang_tai_chinh_cong_pham_thi_y_nguyen_phan_2.pdf