Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 2: Tài sản cố định và vốn định trong doanh nghiệp - Thiều Thị Tâm
2.1. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH - VỐN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm của tài sản cố định trong doanh nghiệp
a. Khái niệm:
Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu thoả mãn các tiêu chuẩn
của tài sản cố định, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, gồm cả
những tài sản cố định có hình thái vật chất (nhà cửa, máy móc thiết bị, vật kiến
trúc.) và những tài sản cố định không có hình thái vật chất như: chi phí quyền
sử dụng đất, bản quyền bằng sáng chế, quyền phát hành, phần mềm vi tính.
theo chế độ tài chính hiện hành (Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày
12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Những tư liệu lao động có đầy đủ 4
tiêu chuẩn sau đây được coi là tài sản cố định:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
- Nguyên giá phải được xác định một cách đáng tin cậy.
- Có thời hạn sử dụng hữu dụng từ một năm trở lên.
- Có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên.
Những tư liệu lao động không đủ một trong bốn tiêu chuẩn trên được coi
là công cụ lao động nhỏ và được đài thọ bằng nguồn vốn lưu động.
Chú ý:
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với
nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu
thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt
động chính, nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản
lý riêng từng bộ phận, thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu thoả mãn cả bốn tiêu chuẩn
của tài sản cố định vẫn coi là tài sản cố định độc lập.
Đối với súc vật làm việc và cho sản phẩm, thì từng con súc vật đồng thời
thoả mãn cả bốn tiêu chuẩn trên được coi là tài sản cố định.
Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn hoặc cây thoả mãn cả bốn
tiêu chuẩn được coi là tài sản cố định.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 2: Tài sản cố định và vốn định trong doanh nghiệp - Thiều Thị Tâm
Ch−¬ng II: tμi s¶n cè ®Þnh vμ vèn cè ®Þnh trong doanh nghiÖp 2.1. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH - VỐN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP 2.1.1 Khái niệm, đặc điểm của tài sản cố định trong doanh nghiệp a. Khái niệm: Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, gồm cả những tài sản cố định có hình thái vật chất (nhà cửa, máy móc thiết bị, vật kiến trúc...) và những tài sản cố định không có hình thái vật chất như: chi phí quyền sử dụng đất, bản quyền bằng sáng chế, quyền phát hành, phần mềm vi tính... theo chế độ tài chính hiện hành (Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Những tư liệu lao động có đầy đủ 4 tiêu chuẩn sau đây được coi là tài sản cố định: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. - Nguyên giá phải được xác định một cách đáng tin cậy. - Có thời hạn sử dụng hữu dụng từ một năm trở lên. - Có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên. Những tư liệu lao động không đủ một trong bốn tiêu chuẩn trên được coi là công cụ lao động nhỏ và được đài thọ bằng nguồn vốn lưu động. Chú ý: Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính, nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận, thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu thoả mãn cả bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định vẫn coi là tài sản cố định độc lập. Đối với súc vật làm việc và cho sản phẩm, thì từng con súc vật đồng thời thoả mãn cả bốn tiêu chuẩn trên được coi là tài sản cố định. Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn hoặc cây thoả mãn cả bốn tiêu chuẩn được coi là tài sản cố định. b. Đặc điểm của tài sản cố định - Tham gia trực tiếp, gián tiếp vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. - Tài sản cố định hữu hình khi tham gia vào sản xuất kinh doanh, mặc dù bị hao mòn về giá trị song vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ. - Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn dần và giá trị của chúng được chuyển dịch từng phần vào giá thành của sản phẩm làm ra dưới hình thức khấu hao. 14 2.1.2 Vốn cố định và những đặc điểm của vốn cố định trong doanh nghiệp Trong nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ, tài sản cố định cũng là đối tượng trao đổi mua sắm trên thị trường nên cũng có hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng. Để tiến hành sản xuất kinh doanh các đơn vị phải mua sắm, xây dựng tài sản cố định nên cần phải có một lượng vốn ứng trước để mua sắm xây dựng tài sản cố định hữu hình hoặc những chi phí đầu tư cho những tài sản cố định không có hình thái vật chất. Vậy số vốn ứng trước để xây dựng mua sắm tài sản cố định hữu hình và vô hình gọi là vốn cố định. Từ những đặc điểm của tài sản cố định đã quy định đặc điểm của vốn cố định: - Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. - Vốn cố định luân chuyển dần dần từng bộ phận giá trị vào sản phẩm mới cho đến khi hết thời hạn sử dụng thì vốn cố định hoàn thành một vòng luân chuyển (vòng tuần hoàn vốn cố định). 2.1.3. Phân loại tài sản cố định a. Căn cứ vào hình thái biểu hiện, tài sản cố định gồm hai loại - Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) đảm bảo bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định , tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầun như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị... - Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh gồm: chi phí liên quan trực tiếp đến quyền sử dụng đất, chi phí về quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế ... Qua cách phân loại này giúp cho nhà quản lý thấy rõ toàn bộ cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp để có những quyết định đúng đắn về đầu tư hoặc điều chỉnh phương án đầu tư cho phù hợp với tình hình thực tế. b. Căn cứ vào tính chất của tài sản cố định trong kinh doanh, tài sản cố định được chia thành: - Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh: là những tài sản cố định do doanh nghiệp sử dụng cho mục đích kinh doanh, bao gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào sản xuất kinh doanh. - Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng. - Tài sản cố định bảo quản hộ, giữa hộ, cất giữ hộ nhà nước. 15 Qua cách phân loại này giúp doanh nghiệp xác định phạm vi tính khấu hao đúng đắn, từ đó mà tính giá thành, lợi nhuận được chính xác. c. Căn cứ vào quyền sở hữu, tài sản cố định trong doanh nghiệp được chia thành: - Tài sản cố định tự có: là những tài sản cố định mua sắm, xây dựng hoặc hình thành từ nguồn vốn của doanh nghiệp (vốn do ngân sách Nhà nước cấp, do nhận vốn liên doanh, vốn cổ phần, do đi vay dài hạn...). - Tài sản cố định đi thuê bao gồm: Tài sản cố định thuê hoạt động: là những tài sản cố định mà doanh nghiệp đi thuê của đơn vị khác về sử dụng theo hợp đồng đã ký. Thuê hoạt động không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản (thuê quyền sử dụng đất thường là thuê hoạt động vì quyền sở hữu không chuyển giao cho bên thuê khi hết thời hạn thuê). Tài sản cố định thuê tài chính: là những tài sản cố định mà doanh nghiệp có quyền sử dụng và có quyền sở hữu. Qua phân loại trên giúp doanh nghiệp biết được tỷ trọng của từng loại vốn cố định theo nguồn hình thành từ đó mà có quyết định đầu tư hợp lý. Ngoài ra tuỳ theo mỗi loại doanh nghiệp còn có cách phân loại theo tình hình sử dụng, theo nguồn hình thành.v.v. 2.1.4. Kết cấu của tài sản cố định a. Khái niệm: Kết cấu của tài sản cố định là tỷ trọng giữa nguyên giá một loại tài sản cố định nào đó so với tổng nguyên giá toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. b. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu tài sản cố định: Kết cấu tài sản cố định chịu ảnh hưởng của các nhân sau đây: * Tính chất sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ - Ngành công nghiệp cơ khí chế tạo thì tỷ trọng máy móc, thiết bị thường chiếm tỷ trọng cao. - Ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến sữa, dầu ăn, chế biến hoa quả thường tỷ trọng máy móc thiết bị thấp hơn .... * Trình độ trang bị kỹ thuật và hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản Đối với doanh nghiệp có trình độ sản xuất cao thì máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn, nhà cửa thường chiếm tỷ trọng thấp. Còn các doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật thấp thì ngược lại. * Loại hình tổ chức sản xuất Doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo lối dây chuyền thì công cụ vận chuyển nội bộ chiếm tỷ trọng thấp, nhưng kết cấu về máy móc thiết bị lại chiếm tỷ trọng cao. Ngược lại đối với các doanh nghiệp không tổ chức sản xuất theo lối dây chuyền thì công cụ vận chuyển chiếm tỷ trọng cao, máy móc thiết bị lại chiếm tỷ trọng thấp. 16 Qua việc phân loại và phân tích tình hình kết cấu của tài sản cố định là căn cứ quan trọng để xem xét quyết định đầu tư cũng như giúp cho việc tính toán chính xác khấu hao tài sản cố định - một trong những khâu cơ bản của công tác quản lý vốn cố định trong doanh nghiệp. 2.2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NGUYÊN GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Nguyên giá tài sản cố định là toàn bộ chi phí chi ra để có được tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. 2.2.1. Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình a. Tài sản cố định hữu hình loại mua sắm: Nguyên giá = Giá mua thực tế phải trả (hóa đơn) + Các khoản thuế (không bao gồm thuế được hoàn lại) + Chi phí liên quan trực tiếp (lãi vay đầu tư XDCB, chi phí vận chuyển bốc dỡ, nâng cấp lắp đặt chạy thử, lệ phí trước bạ...) b. Trường hợp tài sản cố định hữu hình mua trả chậm, trả góp. Nguyên giá = Giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua + Các khoản thuế (không bao gồm thuế được hoàn lại) + Chi phí liên quan trực tiếp trước khi sử dụng c. Trường hợp mua tài sản cố định hữu hình dưới hình thức trao đổi - Trường hợp trao đổi tương tự: trao đổi tương tự là trao đổi TSCĐ có công dụng tương tự trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương. Nguyên giá = Giá trị còn lại của tài sản cố định đem trao đổi. - Trao đổi không tương tự: là trao đổi tài sản cố định không có cùng công dụng trong lĩnh vực kinh doanh và không có cùng giá trị. Nguyên giá = Giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về hoặc TSCĐ đem trao đổi + Các khoản thuế (không bao gồm thuế được hoàn lại) + Chi phí liên quan trực tiếp khác trước khi đua vào sử dụng Ví dụ 1: Doanh nghiệp X mua một tài sản cố định hữu hình dưới hình thức trao đổi không tương tự của doanh nghiệp A như sau: (đơn vị tính 1.000đ) + Biên bản giao nhận tài sản cố định, giao cho doanh nghiệp A một ô tô bốn chỗ ngồi. - Nguyên giá: 400.000 - Đã khấu hao: 80.000 - Giá trị còn lại: 320.000 - Giá trị hợp lý hai bên đã xác định: 330.000 17 + Giấy nhận nợ của doanh nghiệp A xác định số nợ trao đổi TSCĐ trên : - Giá gốc: 330.000 - Thuế GTGT: 33.000 - Giá thanh toán: 363.000 + Biên bản giao nhận một máy công cụ sản xuất do doanh nghiệp A đổi ô tô - Trị giá công cụ sản xuất hai bên xác định 260.000 - Thuế GTGT: 10% 26.000 - Giá thanh toán: 286.000 + Phiếu thu tiền mặt, nhận số tiền chênh lệch do trao đổi tài sản cố định của doanh nghiệp A: 77.000 Yêu cầu: Xác định nguyên giá tài sản cố định (máy công cụ) của doanh nghiệp (Doanh nghiệp và doanh nghiệp A áp dụng phương pháp tính thuế GTGT khấu trừ). Bài giải: Qua tài liệu trên ta có: Nguyên giá máy công cụ = 260.000 (theo giá trị hợp lý nhận lại) d. Tài sản cố định hữu hình do đầu tư XDCB theo phương thức cho thầu Nguyên giá = Giá quyết toán công trình đầu tư XDCB duyệt lần cuối + Chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có) đ. Đối với tài sản cố định tự xây dựng, tự chế: Nguyên giá = Giá thành thực tế củaTSCĐ tự xây dựng, tự chế + Chi phí lắp đặt, chạy thử + Chi phí liên quan trực tiếp khác trước khi đưa vào sử dụng Chú ý: Những chi phí chi ra không hợp lý như nguyên vật liệu lãng phí, chi phí lao động, chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng, tự chế thì không được tính vào nguyên giá tài sản cố định. e. Đối với tài sản cố định được cấp được chuyển đến: Nguyên giá = Giá trị còn lại của đơn vị cấp, đơn vị chuyển đến + Chi phí bên nhận chi ra trước khi sử dụng . Riêng tài sản cố định của cấp trên cấp cho cấp dưới và ngược lại trong nội bộ một doanh nghiệp thì nguyên giá, giá trị còn lại, giá trị hao mòn không thay đổi. Mọi chi phí liên quan đến di chuyển tài sản cố định được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. g. Tài sản cố định được cho, biếu tặng, nhận vốn góp liên doanh Nguyên giá = Giá trị thực tế do Hội đồng giao nhận đánh giá + Chi phí bên nhận chi ra trước khi đưa vào sử dụng 18 Ví dụ 2: (đvt: 1.000đ) 1. Theo quyết định điều động của Nhà nước chuyển một thiết bị sản xuất tại doanh nghiệp A cho doanh nghiệp B. Theo tài liệu trên sổ sách của doanh nghiệp A thì nguyên giá thiết bị là: 100.000, đã khấu hao luỹ kế: 20.000. Chi phí vận chuyển thiết bị về doanh nghiệp B hết 200 (doanh nghiệp B chịu). 2. Doanh nghiệp B nhận lại của đơn vị phụ thuộc một phương tiện vận tải dùng cho bộ phận bán hàng, theo sổ sách của đơn vị phụ thuộc: Nguyên giá: 200.000, khấu hao luỹ kế: 50.000, chi phí vận chuyển phương tiện vận tải về doanh nghiệp: 200 (doanh nghiệp B chịu). Yêu cầu: hãy xác định nguyên giá tài sản cố định tại doanh nghiệp B. Bài giải: NG thiết bị SX = ( 100.000 - 20.000) + 200 = 80.200 NG Phương tiện vận tải = 200.000 (Chi phí của phương tiện vận tải 200 doanh nghiệp tính vào chi phí bán hàng trong kỳ). 2.2.2. Nguyên giá tài sản cố định vô hình Nguyên giá tài sản cố định vô hình là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự kiến a. Đối với tài sản cố định mua riêng biệt Nguyên giá = Giá mua thực tế - Chiết khấu thương mại giảm giá + Các khoản thuế (không bao gồm thuế được hoàn lại + Chi phí liên quan trực tiếp khác khi sử dụng b. Các trường hợp mua tài sản cố định vô hình theo phương thức trả chậm trả góp, trao đổi (tương tự tài sản cố định hữu hình) c. Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn hoặc giá trị quyền sử dụng đất, nhận vốn góp liên doanh Nguyên giá = Giá trị quyền sử dụng đất được giao hoặc tiền phải trả khi nhận chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác 2.2.3. Đối với tài sản cố định thuê tài chính Thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn các rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. a. Các trường hợp thuê tài sản dưới đây thường dẫn đến hợp đồng thuê tài chính: - Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê. - Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê. 19 - Thời hạn thuê tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu. - Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn (tương đương) giá trị hợp lý của tài sản thuê. - Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào. b. Hợp đồng thuê được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu hợp đồng thoả mãn ít nhất một trong 3 trường hợp sau: - Nếu bên thuê huỷ hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việc huỷ hợp đồng cho bên cho thuê; - Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của tài sản thuê gắn với bên thuê; - Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường. c. Phương pháp xác định nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính Nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính là giá trị hợp lý của tài sản cố định thuê (không bao gồm thuế GTGT kể cả đơn vị áp dụng phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp) cộng (+) với chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính. Cụ thể - Nếu hợp đồng thuê ghi tỷ lệ lãi suất thì : n P 1 - (1+i)-n Nguyên giá = Σ = P x (2.1) t = 1 (1+ i)t i Trong đó: P : Số tiền thuê phải trả đều vào cuối mỗi năm theo hợp đồng thuê i : lãi ... thông thường khác. b. Xác định thời điểm trích khấu hao tài sản cố định 30 Thông thường tài sản cố định trong năm kế hoạch có thể tăng, giảm hơn nữa thời gian, giá trị tăng, giảm cũng không xảy ra cùng một lúc. Vì vậy để xác định chính xác mức khấu hao hàng năm thì cần phải xác định được nguyên giá bình quân của tài sản cố định cần khấu hao trong năm. * Tài sản cố định tăng thêm phải trích khấu hao năm kế hoạch gồm: - Do mua sắm - Do xây dựng cơ bản bàn giao đưa vào sản xuất - TSCĐ được phép đưa vào sử dụng (chuyển từ dự trữ đưa vào sử dụng). - Tài sản cố định từ nơi khác chuyển đến * Tài sản cố định giảm năm kế hoạch gồm: - Tài sản cố định sa thải thanh lý, nhượng bán. - Tài sản cố định chuyển từ sử dụng sang dự trữ hoặc điều đình sử dụng theo quyết định của cấp trên, điều động đi nơi khác. Theo chế độ tài chính hiện nay việc xác định thời điểm tính hoặc thôi tính khấu hao được bắt đầu từ ngày tài sản cố định tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh (tức tài sản cố định tăng từ ngày 01/01 thì tính khấu hao bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12, giảm từ ngày 01/01 thì cũng thôi tính khấu hao từ ngày 01/01 đến 31/12). c. Lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định * Ý nghĩa - Lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định hàng năm là nhằm xác định số tiền khấu hao hàng năm được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. - Lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định giúp doanh nghiệp biết được số vốn cố định giảm trong năm kế hoạch. Từ đó mà xác định nguồn tài chính bù đắp số vốn cố định đã giảm nhằm tái sản xuất giản đơn ra TSCĐ khi nó bị hư hỏng. - Lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định chính xác sẽ góp phần lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh được chính xác, từ đó mà lập kế hoạch lợi nhuận được chính xác. * Trình tự lập kế hoạch khấu hao Do trong kỳ kế hoạch tình hình sử dụng tài sản cố định có nhiều biến động lúc tăng, lúc giảm, thời gian, giá trị tăng giảm cũng không giống nhau. Vì vậy muốn tính chính xác số tiền khấu hao trong năm kế hoạch phải căn cứ vào nguyên giá bình quân của tài sản cố định phải tính khấu hao. Việc lập kế hoạch khấu hao TSCĐ được tiến hành lần lượt theo các bước sau: Bước 1: Xác định nguyên giá tài sản cố định đầu kỳ kế hoạch phải tính khấu hao (NGđ) Trong tổng nguyên giá tài sản cố định có đến đầu kỳ kế hoạch có thể có một số tài sản cố định không thuộc phạm vi tính khấu hao. Vì vậy số tài sản này phải loại trừ khi tính nguyên giá đầu kỳ cần khấu hao. 31 Vì lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định thường được tiến hành từ đầu quý 4 năm trước, nên việc xác định nguyên giá đầu kỳ cần khấu hao được dựa vào tài liệu thực tế đến 30/9 năm báo cáo và dự kiến tình hình tăng, giảm tài sản cố định quý 4 năm báo cáo để xác định: NGđ = NG TCSĐ cần khấu hao thực tế đến 30/9 năm báo cáo + NG TSCĐ tăng cần khấu hao quý 4 năm báo cáo + NG TSCĐ giảm cần thôi tính khấu hao quý 4 năm báo cáo Bước 2: Xác định nguyên giá tăng bình quân (NGt), nguyên giá giảm bình quân (NGg) của tài sản cố định cần tính hoặc thôi tính khấu hao năm kế hoạch. Σ (NGti x tsdi) NGt = (2.10) 360 Σ [NGgi x (360 – tsdi)] NGg = (2.11) 360 Trong đó: NGti, NGgi là nguyên giá TSCĐ thứ i tăng, giảm cần tính hoặc thôi tính khấu hao. tsdi là số ngày sử dụng của TSCĐ thứ i trong năm (năm kế hoạch lấy tròn là 360 ngày). (360 - tsdi) là số ngày thôi sử dụng tài sản cố định Bước 3: Xác định nguyên giá tăng bình quân tài sản cố định phải tính khấu hao trong kỳ (NG): NG = NGđ + NGt - NGg Bước 4: Xác định số tiền khấu hao bình quân năm kế hoạch. MK = NG x TK Bước 5: Phản ánh kết quả tính toán vào “Bảng kế hoạch khấu hao tài sản cố định” như sau (trang 31,32) Ví dụ 9: Tại một doanh nghiệp Nhà nước X có tài liệu liên quan sau: I - Tài liệu năm báo cáo 1. Tổng giá trị tài sản cố định đến 30/9: 12.000.000.000đ Trong đó: - Giá trị quyền sử dụng đất lâu dài: 1.000.000.000đ - Giá trị tài sản cố định không cần khấu hao: 500.000.000đ 2. Dự kiến trong quí 4 năm báo cáo: -Tháng 11 mua một số TSCĐ dùng cho SXKD với nguyên giá: 500.000.000đ. -Tháng 12 thanh lý một số TSCĐ ở phân xưởng sản xuất chính nguyên giá: 455.000.000đ đã khấu hao 450.000.000đ II - Tài liệu năm kế hoạch Căn cứ vào kế hoạch xây dựng, mua sắm, thanh lý dự kiến có tình hình sau: 32 1. Ngày 19/02, đưa một dây chuyền công nghệ mới vào hoạt động, nguyên giá: 120.000.000đ. tài sản cố định này mua sắm bằng vốn ngân sách cấp. 2. Ngày 01/3, thanh lý một nhà làm việc nguyên giá: 600.000.000đ đã khấu hao đủ, giá trị thanh lý ước tính: 2.500.000đ. 3. Ngày 01/5, xây dựng xong bàn giao đưa vào sử dụng một phân xưởng sản xuất, giá dự toán được duyệt 720.000.000đ, công trình này được mua sắm bằng nguồn vốn ngân sách cấp. 4. Ngày 01/7, thanh lý ô tô vận tải ở bộ phận bán hàng nguyên giá: 400.000.000đ đã khấu hao đủ. 5. Ngày 01/11, mua một thiết bị quản lý dùng cho văn phòng doanh nghiệp nguyên giá: 180.000.000đ, tài sản cố định này mua sắm bằng vốn vay dài hạn ngân hàng. 6. Ngày 19/12, nhượng bán một số dụng cụ nhà ăn (đủ tiêu chuẩn TSCĐ) nguyên giá: 20.000.000đ, đã khấu hao 15.000.000đ nay bán theo giá trị còn lại. 7. Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân 10%. Yêu cầu: Tính và lập kế hoạch khấu hao TSCĐ (ghi cột chỉ tiêu kế hoạch) Biết rằng: - Nguyên giá tài sản cố định có đến đầu năm kế hoạch cần khấu hao đều thuộc nguồn vốn ngân sách cấp; - Khấu hao tài sản cố định thuộc vốn tín dụng được dùng để trả nợ vay. Bài giải: (đvt: triệu đồng) 1. Nguyên giá tài sản cố định có đến đầu năm kế hoạch là: 12.000 + 500 - 455 = 12.045 Trong đó NGđ = 12.045 - 1.500 = 10.545 2. Nguyên giá tài sản cố định tăng trong năm kế hoạch: 120 + 720 + 180 = 1.020 Trong đó: NGt = 1.020 (120 x 312) + (720 x 240) + (180 x 60) NGt = = 614. 360 3. Nguyên giá tài sản cố định giảm năm kế hoạch: 600 + 400 + 20 = 1.020. Trong đó: NGg = 600 + 400 = 1.000. (600 x 300) +( 400 x 180) NGg = = 700 360 4. Nguyên giá tài sản cố định có đến cuối năm kế hoạch là: 12.045 + 1.020 - 1.020 = 12.045 33 Trong đó: NGc = 10.545 + 1.020 -1.000 = 10.565 NG = 10.545 + 614 - 700 = 10.459 5. Tính số tiền khấu hao phải tích năm kế hoạch MK = 10.459 x 10% = 1.045,9 180 x 60 Trong đó: MK trả nợ vay = x 10% = 3 360 MK để lại doanh nghiệp = 1.045,9 - 3 = 1042,9. Lập “Bảng kế hoạch khấu hao tài sản cố định” DN X.... BẢNG KẾ HOẠCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Năm 200X Đvt: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm BC Năm KH 1 2 3 4 5 6 7 8 Tổng giá trị tài sản cố định đầu năm Trong đó: Cần khấu hao (NGđ) Tổng giá trị tài sản cố định tăng trong năm Trong đó: a, Tăng cần khấu hao (NGt) b, Bình quân tăng cần tính khấu hao (NGt) Tổng giá trị tài sản cố định giảm trong năm Trong đó: a, Giảm cần thôi khấu hao(NGg) b, Giảm bình quân cần thôi tính khấu hao (NGg) Tổng giá trị tài sản cố định có đến cuối năm (Chỉ tiêu 4 = 1 + 2 - 3) a, Cần tính khấu hao (NGc = 1a + 2a - 3a) b, Bình quân cần tính khấu hao (NG) (NG = 1a + 2b - 3b) Trong đó: - TSCĐ thuộc ngân sách cấp - TSCĐ thuộc vốn tự có - TSCĐ thuộc vốn vay dài hạn Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân (TK) Tổng số tiền khấu hao (MK) Gía trị tài sản cố định thải loại và nhượng bán a. Trong đó giá trị còn lại Giá trị thanh lý và nhượng bán tài sản cố định 12.045 10.545 1.020 1.020 614 1.020 1.000 700 12.045 10.565 10.459 10.429 - 30 10% 1.045,9 1.020 5 2,5 34 2.4. BẢO TOÀN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH 2.4.1 Sự cần thiết phải bảo toàn vốn cố định - Do vốn cố định thường chiếm tỷ trọng lớn, quyết định đến khả năng tăng trưởng kinh tế, cạnh tranh của doanh nghiệp. - Do vòng quay của vốn dài nên rủi ro lớn do những nguyên nhân chủ quan khách quan gây ra. - Vốn cố định được bù đắp từng phần nên dễ bị thất thoát vốn. Bảo toàn vốn cố định là phải thu hồi đủ giá trị thực của tài sản cố định để tái đầu tư được năng lực sử dụng (giá trị sử dụng) ban đầu của tài sản cố định theo thời giá hiện tại (bảo toàn vốn giản đơn) hoặc có thể mua được tài sản cố định có giá trị lớn hơn tài sản cố định ban đầu (bảo toàn mở rộng). Phương pháp xác định vốn cố định phải bảo toàn theo công thức sau: VCĐ phải bảo toàn đến cuối kỳ = VCĐ được giao đầu kỳ (phải bảo toàn đến đầu kỳ) - Số khấu hao trích trong kỳ x Hệ số điều chỉnh giá của TSCĐ ± VCĐ tăng giảm trong kỳ Trong đó: - Số vốn được giao đầu kỳ là số vốn cố định giao lần đầu (không gồm số dư khấu hao để lại doanh nghiệp) hoặc số vốn đã được điều chỉnh theo hệ số phải bảo toàn đến đầu kỳ. - Khấu hao tài sản cố định chỉ tính khấu hao cho những tài sản cố định có đến đầu năm. - Hệ số điều chỉnh do Nhà nước công bố. - Vốn cố định tăng, giảm trong kỳ được xác định cho từng trường hợp cụ thể trên cơ sở tài sản cố định tăng giảm trong kỳ. 2.4.2. Biện pháp bảo toàn vốn cố định a. Đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định Đánh giá tài sản cố định: là xác định lại giá trị của tài sản cố định tại một thời điểm nhất định. Giá đánh lại của tài sản cố định là giá của tài sản tại thời điểm kiểm kê đánh giá. Giá trị đánh giá lại = Giá trị còn lại x Chỉ số đánh giá lại NGt Chỉ số đánh giá lại = NG0 Trong đó: NGt giá trị hiện tại của tài sản cố định tại thời điểm đánh giá NG0 nguyên giá ban đầu 35 b. Lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao thích hợp: nhằm phản ánh đúng mức độ hao mòn thực tế của tài sản cố định vào giá thành sản phẩm. c. Thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn tài sản cố định. Bảo dưỡng sửa chữa tài sản cố định là để duy trì năng lực hoạt động bình thường của tài sản cố định trong quá trình sử dụng. Để bảo dưỡng tài sản cố định các doanh nghiệp thường tiến hành sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn. - Sửa chữa thường xuyên: là công việc bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế những chi tiết hoặc những bộ phận hư hỏng của tài sản cố định nhằm duy trì hoạt động bình thường của tài sản cố định. Chi phí phát sinh trong thời gian sửa chữa được tính vào đối tượng sử dụng tài sản cố định đó. - Sửa chữa lớn: là việc sửa chữa, thay thế những bộ phận quan trọng, chủ yếu của tài sản cố định nhằm khôi phục năng lực hoạt động ban đầu của tài sản đó. Khi sửa chữa lớn phải ngừng hoạt động, chi phí mỗi lần sửa chữa phát sinh lớn nên cần phải phân bổ hoặc trích trước chi phí vào đối tượng sử dụng. Yêu cầu khi sửa chữa lớn tài sản cố định phải đảm bảo duy trì năng lực hoạt động bình thường của máy móc thiết bị trong vòng đời hoạt động của nó. Đánh giá hiệu quả sửa chữa lớn tài sản cố định để xem xét hiệu quả về chi phí sửa chữa lớn ta sử dụng công thức : Chi phí sửa chữa lớn + giá trị thiệt hại trong thời gian sửa chữa lớn Hscl = Giá trị còn lại của tài sản cố định x Chỉ số trượt giá Hscl < 1 sửa chữa lớn có hiệu quả Hscl ≥ 1 sửa chữa lớn không có hiệu quả d. Tổ chức quản lý và sử dụng quỹ khấu hao nhằm tái đầu tư ra tài sản cố định Theo chế độ hiện hành các doanh nghiệp được sử dụng toàn bộ số khấu hao luỹ kế để tái đầu tư, thay thế, đổi mới tài sản cố định. Khi chưa có nhu cầu đầu tư tái tạo lại tài sản cố định, doanh nghiệp có quyền sử dụng linh hoạt số khấu hao luỹ kế để phục vụ nhu cầu kinh doanh của mình. 2.4. 3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định, vốn cố định a. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (HTSCĐ) DTT (giá trị sản lượng) HTSCĐ = (2.12) NG Trong đó: DTT là doanh thu bán hàng thuần DTT = Tổng doanh thu bán hàng - các khoản giảm trừ doanh thu. NGđ + NGc NG = 2 36 Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần hoặc có thể làm ra bao nhiêu giá trị sản lượng. b. Hiệu suất sử dụng vốn cố ®Þnh (HSV) DTT (giá trị sản lượng) Hsv = (2.13) Vcđ Trong đó: Vcđ là vốn cố định bình quân; Vcđ = NG - khấu hao luỹ kế. Vđ + Vc Vcđ = 2 Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân tham gia vào sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay bao nhiêu đồng giá trị tổng sản lượng. c. Hiệu quả sử dụng vốn cố định (Hqv) Lợi nhuận thực hiện Hqv = Vcđ Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân tham gia vào sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận (lợi nhuận trước thuế). d. Hệ số hao mòn (Hhm) Hệ số hao mòn của tài sản cố định thể hiện mức độ hao mòn của tài sản cố định tại thời điểm đánh giá so với thời điểm đầu tư ban đầu. Hệ số này càng cao chứng tỏ tμi s¶n cè ®Þnh cña doanh nghiệp ®· cò kü, l¹c hËu, doanh nghiÖp đã kh«ng chú trọng nâng cao chất lượng tài sản cố định. Khấu hao mòn luỹ kế Hhm = Σ NG Hhm --> 1 chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp đã cũ và lạc hậu. Hhm--> 0 chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp còn mới, hiện đại. 2.4.4. Phương hướng cải tiến tình hình sử dụng tài sản cố định Giảm bớt tỷ trọng tài sản cố định không dùng trong sản xuất kinh doanh khiến cho tài sản cố định hiện có phát huy hết tác dụng của nó bằng cách: điều động tài sản cố định giữa các đơn vị thành viên để phục vụ kinh doanh có hiệu quả hơn. Chủ động nhượng bán hết tài sản cố định không cần dùng để thu hồi vốn. Chủ động thanh lý tài sản cố định hư hỏng, lạc hậu mà không thể nhượng bán hoặc hư hỏng mà không có khả năng phục hồi; Đối với tài sản cố định tạm 37 thời chưa dùng đến thì cho thuê, cầm cố, thế chấp để huy động vốn đầu tư vào lĩnh vực khác. Chú ý : Trong thời gian cầm cố, thế chấp, cho thuê hoạt động tài sản cố định thì doanh nghiệp vẫn phải tính và trích khấu hao được tính vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Triệt để sử dụng diện tích hiện có của nhà cửa vật kiến trúc, giảm bớt diện tích dùng vào quản lý hành chính và các bộ phận phục vụ khác để tương ứng mở rộng diện tích sử dụng cho sản xuất kinh doanh. Ở doanh nghiệp sản xuất, cần cải tiến tình hình sử dụng thiết bị sản xuất là khâu cơ sở có tính chất quyết định trong việc cải tiến tình hình sử dụng toàn bộ tài sản cố định. Muốn cải tiến tình hình sử dụng thiết bị cần chú ý hai mặt sau: + Tăng thời gian sử thiết bị sản xuất bằng cách tăng thêm thời gian làm việc thực tế của máy móc, thiết bị sản xuất phù hợp với định mức thiết kế, nâng cao hiệu suất và chất lượng công tác sửa chữa thực hiện chế độ làm việc hai hoặc ba ca trong ngày, khắc phục tính thời vụ trong sản xuất, đảm bảo thiết bị sản xuất làm việc đều đặn trong cả năm. + Nâng cao năng lực sử dụng máy móc, thiết bị sản xuất bằng cách áp dụng những biện pháp kỹ thuật mới, cải tiến quy trình công nghệ, tổ chức sản xuất theo lối dây chuyền và chuyên môn hoá thiết bị sản xuất, cải tiến chất lượng nguyên, vật liệu ... Ngoài ra nâng cao trình độ của công nhân và áp dụng phổ biến những kinh nghiệm thao tác tiên tiến cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tiến tình hình thiết bị sản xuất. 38
File đính kèm:
- bai_giang_tai_chinh_doanh_nghiep_chuong_2_tai_san_co_dinh_va.pdf