Bài giảng Thị trường tài chính - Chương: Thị trường công cụ phái sinh - Lê Văn Lâm

Nội dung

• Khái niệm

• Thị trường

• Hợp đồng kỳ hạn

• Hợp đồng giao sau

• Hợp đồng quyền chọn

• Chứng quyền &  quyền mua cổ phần

• Chủ thể tham gia1.  Khái niệm

• Hợp đồng phái sinh (derivatives)  có thể định

nghĩa như một công cụ tài chính có giá trị

phụ thuộc vào giá trị của tài sản cơ sở

(underlying  assets)

• Hợp đồng phái sinh:  hợp đồng quyền chọn;;  

hợp đồng kỳ hạn,  hợp đồng giao sau/  tương

lai,  hợp đồng hoán đổi,

• Tài sản cơ sở:  Các công cụ tài chính (cổ

phiếu,  trái phiếu, );;  các hàng hóa khác như

tiền tệ,  cà phê,  nông sản;;  thời tiết;;  điện;;  năng

lượng;;

pdf 40 trang yennguyen 7560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thị trường tài chính - Chương: Thị trường công cụ phái sinh - Lê Văn Lâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thị trường tài chính - Chương: Thị trường công cụ phái sinh - Lê Văn Lâm

Bài giảng Thị trường tài chính - Chương: Thị trường công cụ phái sinh - Lê Văn Lâm
THỊ  TRƯỜNG  CÔNG  CỤ  
PHÁI  SINH
Lê Văn Lâm
Nội dung
• Khái niệm
• Thị trường
• Hợp đồng kỳ hạn
• Hợp đồng giao sau
• Hợp đồng quyền chọn
• Chứng quyền &  quyền mua cổ phần
• Chủ thể tham gia
1.  Khái niệm
• Hợp đồng phái sinh (derivatives)  có thể định
nghĩa như một công cụ tài chính có giá trị
phụ thuộc vào giá trị của tài sản cơ sở
(underlying  assets)
• Hợp đồng phái sinh:  hợp đồng quyền chọn;;  
hợp đồng kỳ hạn,  hợp đồng giao sau/  tương
lai,  hợp đồng hoán đổi,
• Tài sản cơ sở:  Các công cụ tài chính (cổ
phiếu,  trái phiếu,);;  các hàng hóa khác như
tiền tệ,  cà phê,  nông sản;;  thời tiết;;  điện;;  năng
lượng;;
2.  Thị trường
• Các Sở giao dịch phái sinh (derivatives  
exchanges):  Hợp đồng giao dịch sẽ được tiêu
chuẩn hóa;;  vd:  CME  Group  
(www.cmegroup.com)  hay  CBOE  
(www.cboe.com)
• Thị trường OTC:  giao dịch qua  mạng lưới điện
thoại và máy tính của các nhà kinh doanh
(thường là các định chế tài chính);;  hợp đồng
không được tiêu chuẩn hóa
3.  Hợp đồng kỳ hạn (forwards)
• Là một thỏa thuận mua hoặc bán một tài sản tại
một thời điểm nhất định trong tương lai với một
mức giá nhất định
• Giao dịch trên thị trường OTC
• Một bên ở  vị thế mua (long  position)  và bên còn
lại ở  vị thế bán (short  position)
3.  Hợp đồng kỳ hạn (forwards)
Kết quả giao dịch (Payoff)  trên mỗi đơn vị tài sản:
Bên mua:  ST – K
Bên bán:  K  – ST
với:  K  là giá giao hàng và ST  là giá tài sản trên thị
trường giao ngay (spot  price)  tại thời điểm đáo
hạn
Vậy bên mua/  bên bán kỳ vọng giá tài sản trên thị
trường giao ngay sẽ chuyển động thế nào?
3.  Hợp đồng kỳ hạn (forwards)
3.  Hợp đồng kỳ hạn (forwards)
Forwards  thường được dùng để ngăn ngừa rủi ro khi giao
dịch ngoại tệ.  
Ví dụ:  Ngân hàng yết giá USD/GBP  vào 24/5/2010  như
sau
Công ty A  cần thanh toán một hợp đồng có giá trị 1  triệu
GBP  vào 24/11/2010  và dự báo giá USD/GBP  sẽ không
ngừng tăng trên thị trường giao ngay.  Chiến lược?  
3.  Hợp đồng kỳ hạn (forwards)
.  Công ty A  có thể ký một hợp đồng kỳ hạn 6  tháng ở  
vị thế mua GBP;;  ngân hàng ở  vị thế bán
.  Nếu giá USD/GBP  trên thị trường giao ngay 6  tháng
sau là 1.5,  kết quả giao dịch của công ty A  là $57,800
.  Nếu giá trên thị trường giao ngay 6  tháng sau là
1.35,  kết quả giao dịch của công ty A  là -­$92,200
4.  Hợp đồng giao sau (futures)
• Giống kỳ hạn:  là một thỏa thuận mua hoặc bán một
tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với
một mức giá nhất định
• Không giống kỳ hạn:  được tiêu chuẩn hóa và giao
dịch tập trung tại Sở giao dịch
• Hai  vị thế không cần biết nhau
• Đòi hỏi ký quỹ giao dịch và tính lời/lỗ theo giá xác lập
hàng ngày (daily  settlement  or  marked  to  market)
• Hầu hết đều không có sự giao hàng xảy ra vì nhà
đầu tư có thể đóng vị thế
4.  Hợp đồng giao sau (futures)
• Đóng vị thế:  Để đóng vị thế,  nhà đầu tư sẽ thiết
lập một vị thế ngược lại với vị thế ban  đầu.
• Giá xác lập (settlement  price):  thường là mức giá
giao dịch trong đợt giao dịch ngay trước khi ngày
giao dịch kết thúc;;  được sử dụng để tính lời/lỗ
hằng ngày và yêu cầu ký quỹ.
• Giá được hình thành thông qua  việc khớp các
lệnh (market  quote).  
4.  Hợp đồng giao sau (futures)
• Hai  dạng nhà kinh doanh chính:  
ü Future  commission  merchants:  thực hiện theo ủy
thác của khách hàng và hưởng phí hoa hồng.
ü Locals:  thực hiện cho tài khoản của chính họ.
• Các nhà đầu cơ thường được phân loại thành:
ü Scalpers:  tìm kiếm lợi nhuận từ những thay đổi nhỏ
về giá trong một khoảng thời gian rất ngắn
ü Day  traders:  giữ vị thế ít trong thời gian hơn một
ngày giao dịch
ü Position  traders:  giữ vị thế trong thời gian dài hơn,  
tìm kiếm lợi nhuận từ những thay đổi đáng kể
4.  Hợp đồng giao sau (futures)
• Để tránh rủi ro tín dụng (credit  risk),  Sở giao dịch yêu
cầu hai bên vị thế phải mở tài khoản ký quỹ
• Trung tâm thanh toán (clearing  house)  của Sở sẽ
quản lý vấn đề này
• Mức ký quỹ ban  đầu (initial  margin):  số tiền phải gửi
vào tài khoản ký quỹ khi bắt đầu giao dịch
• Mức ký quỹ duy trì (maintenance  margin):  nếu số dư
tài khoản rớt xuống dưới mức duy trì,  nhà đầu tư
phải nộp thêm để đủ mức ban  đầu trước khi kết thúc
ngày giao dịch tiếp theo
4.  Hợp đồng giao sau (futures)
Tính lời/lỗ theo giá hàng ngày:  Hợp đồng giao sau về
vàng.
.  Vị thế:  mua
.  Số lượng:  2  hợp đồng
.  Mức ký quỹ ban  đầu:  $6,000/  hợp đồng
.  Mức ký quỹ duy trì:  $4,500/  hợp đồng
.  Kích cỡ hợp đồng:  100  ounce/  hợp đồng
4.  Hợp đồng giao sau (futures)
4.  Hợp đồng giao sau (futures)
§ Một số ít hợp đồng có sự giao hàng xảy ra.
§ Khoảng thời gian giao hàng được xác định bởi
Sở giao dịch và thay đổi tùy theo từng hợp đồng.
§ Thời gian giao hàng được quyết định bởi vị thế
bán. Nhà môi giới của vị thế bán thông báo về việc
giao hàng đến trung tâm thanh toán.
§ Trung tâm thanh toán sẽ tìm một bên ở vị thế
mua để giao hàng (thường theo quy tắc là chọn bên
đang ở vị thế mua). Người này có một thời gian rất
ngắn (khoảng nửa giờ) để tìm một người khác chấp
nhận ở vị thế mua và giao hàng. Nếu không thì phải
chấp nhận giao hàng.
4.  Hợp đồng giao sau (futures)
• Bên giao hàng phải chịu chi  phí kho bãi đối
với hàng hóa vật chất.
• Trường hợp là gia súc phải chịu thêm phí cho
ăn và chăm sóc.  
• Giá giao hàng thường là giá xác lập gần nhất.  
• Thủ tục từ lúc ra thông báo giao hàng đến khi
xảy ra giao hàng thường mất vài ngày.  
4.  Hợp đồng giao sau (futures)
• Ngày thông báo đầu tiên:  ngày đầu tiên thông
báo giao hàng được gửi đến Sở GD.
• Ngày thông báo cuối cùng:  ngày cuối cùng thông
báo giao hàng được gửi đến Sở GD.
• Ngày giao dịch cuối cùng:  trước vài ngày so  với
ngày thông báo cuối cùng.
• Để tránh rủi ro,  thường các bên vị thế mua nên
thoát vị thế trước ngày thông báo đầu tiên.
4.  Hợp đồng giao sau (futures)
• Giao hàng bằng tiền mặt (Cash  settlement):  
Trong một số trường hợp không thể giao hàng
bằng vật chất (ví dụ chỉ số giá;;  lãi suất)  thì sẽ
quy đổi để giao hàng bằng tiền mặt.
• Số tiền được giao được tính bằng sự chênh
lệch giữa giá xác lập cuối cùng và giá giao
dịch ban  đầu.
• Ví dụ:  Mua một hợp đồng giao sau S&P500  
với giá ban  đầu là 1.700;;  giá xác lập cuối cùng
là 1.705;;  số tiền được giao là 5*500  =  $2500
5.  Hợp đồng quyền chọn (options)
• Quyền chọn mua (Call  option):  mang lại cho người sở
hữu quyền được mua tài sản cơ sở tại một ngày nhất
định với một giá nhất định
• Quyền chọn bán (Put  option):  mang lại cho người sở
hữu quyền được bán tài sản cơ sở tại một ngày nhất
định với một giá nhất định
• Giá ghi trong hợp đồng gọi là giá thực hiện (Exercise  
price/  strike  price)
• Quyền chọn kiểu Mỹ:  có thể thực hiện tại bất cứ thời
điểm nào cho đến ngày đáo hạn
• Quyền chọn kiểu Âu:  chỉ có thể thực hiện tại ngày
đáo hạn
5.  Hợp đồng quyền chọn (options)
• Có thể giao dịch trên OTC  và SGD
• Mang lại cho người sở hữu quyền để mua/bán →  
không nhất thiết phải thực hiện quyền →  người mua
quyền phải trả phí (premium/  option  price)
• Khi người mua quyền thực hiện quyền,  người bán
quyền phải thực hiện nghĩa vụ đối ứng
• Bốn chủ thể tham gia:
ü Người mua quyền chọn mua (long  call)
ü Người bán quyền chọn mua (short  call)
ü Người mua quyền chọn bán (long  put)
ü Người bán quyền chọn bán (short  put)
5.  Hợp đồng quyền chọn (options)
Một nhà đầu tư mua một quyền chọn mua kiểu Âu
trên cổ phiếu IBM
.  Kích cỡ hợp đồng:  100  cp
.  Giá quyền chọn:  $5/cp  
.  Giá thực hiện:  $100/cp
Tại ngày đáo hạn:  Với giá cổ phiếu trên thị trường
là bao nhiêu thì nhà đầu tư sẽ thực hiện hợp
đồng?  Kết quả thực hiện (Payoff)?  Lời/lỗ (profit)?
5.  Hợp đồng quyền chọn (options)
Tại ngày đáo hạn:
.Thực hiện quyền khi giá cổ phiếu tại ngày đáo
hạn trên $100/cp,  ví dụ $115/cp:
-­ Payoff:  $115  -­ $100  =  $15/cp
-­ Profit:  $115  -­ $100  -­ $5  =  $10/cp
.  Không thực hiện quyền khi giá cổ phiếu thấp
hơn $100/cp
.  Payoff  và profit  của người bán quyền sẽ được
tính ngược lại
5.  Hợp đồng quyền chọn (options)
Lời/lỗ của người mua quyền chọn mua
5.  Hợp đồng quyền chọn (options)
Lời/lỗ của người bán quyền chọn mua
5.  Hợp đồng quyền chọn (options)
Một nhà đầu tư mua một quyền chọn bán kiểu Âu
trên cổ phiếu IBM
.  Kích cỡ hợp đồng:  100  cp
.  Giá quyền chọn:  $7/cp  
.  Giá thực hiện:  $70/cp
Tại ngày đáo hạn:  Với giá cổ phiếu trên thị trường
là bao nhiêu thì nhà đầu tư sẽ thực hiện hợp
đồng?  Kết quả thực hiện (Payoff)?  Lời/lỗ (profit)?
5.  Hợp đồng quyền chọn (options)
Tại ngày đáo hạn:
.Thực hiện quyền khi giá cổ phiếu tại ngày đáo
hạn dưới $70/cp,  ví dụ $55/cp:
-­ Payoff:  $70  -­ $55  =  $15/cp
-­ Profit:  $70  -­ $55  -­ $5  =  $10/cp
.  Không thực hiện quyền khi giá cổ phiếu cao hơn
$70/cp
.  Payoff  và profit  của người bán quyền sẽ được
tính ngược lại
5.  Hợp đồng quyền chọn (options)
Lời/lỗ của người mua quyền chọn bán
5.  Hợp đồng quyền chọn (options)
Lời/lỗ của người bán quyền chọn bán
5.  Hợp đồng quyền chọn (options)
Payoff  của các vị thế:
.  Mua quyền chọn mua:  Max  (ST – K,  0)
.  Bán quyền chọn mua:  -­ Max  (ST – K,  0)  =
Min  (K  – ST,  0)
.  Mua quyền chọn bán:  Max  (K  – ST,  0)
.  Bán quyền chọn bán:  -­ Max  (K  – ST,  0)  =  
Min  (ST – K,  0)
5.  Hợp đồng quyền chọn (options)
In  the  money,  at  the  money  và out  of  the  money:
Call Put
In  the  money S  >  K S  <  K
At the  money S  =  K S  =  K
Out  of  the  
money
S    K
5.  Hợp đồng quyền chọn (options)
Thời gian đáo hạn:
.  Ngày đáo hạn chính xác là ngày thứ 7  ngay sau
ngày thứ 6  của tuần thứ 3  của tháng đáo hạn →  
thứ 6  là ngày giao dịch cuối cùng trên thị trường
.  Tại Mỹ,  quyền chọn trên cổ phiếu theo các chu
kỳ tháng Giêng,  tháng Hai hoặc tháng Ba
-­ Chu  kỳ tháng Giêng gồm:  tháng Giêng,  tháng
Tư,  tháng Bảy,  tháng Mười
-­ Chu  kỳ tháng Hai gồm:  tháng Hai,  tháng Năm,  
tháng Tám,  tháng Mười Một
-­ Chu  kỳ tháng Ba gồm:  tháng Ba,  tháng Sáu,  
tháng Chín,  tháng Mười Hai
5.  Hợp đồng quyền chọn (options)
Thời gian đáo hạn:
.  Nếu ngày đáo hạn trong tháng hiện tại vẫn chưa
đến,  quyền chọn sẽ được giao dịch với ngày đáo
hạn của tháng hiện tại,  tháng tiếp theo (theo lịch)  
và 2  tháng tiếp theo sau đó trong chu kỳ
.  Nếu ngày đáo hạn trong tháng hiện tại đã qua,  
quyền chọn sẽ được giao dịch với ngày đáo hạn
trong tháng tiếp theo,  tháng tiếp theo nữa (theo
lịch),  và 2  tháng tiếp theo sau đó trong chu kỳ
5.  Hợp đồng quyền chọn (options)
Ví dụ:
Quyền chọn IBM  theo chu kỳ tháng Giêng.  
Tại đầu tháng Giêng,  quyền chọn này có thể
được giao dịch với các ngày đáo hạn trong tháng
Giêng,  tháng Hai,  tháng Tư và tháng Bảy
Tại cuối tháng Giêng,  quyền chọn này có thể
được giao dịch với các ngày đáo hạn trong tháng
Hai,  tháng Ba,  tháng Tư và tháng Bảy
5.  Hợp đồng quyền chọn (options)
Trả cổ tức và chia tách cổ phiếu:
.  Nếu công ty thông báo trả cổ tức bằng tiền,  giá
thực hiện sẽ giảm bằng với số tiền trả cổ tức
ngay trước ngày trả cổ tức
.  Nếu công ty chia tách cổ phiếu với tỷ lệ n:m  (n  
cổ phiếu sẽ có thêm m  cổ phiếu),  giá thực hiện sẽ
giảm m/n  lần so  với giá thực hiện ban  đầu và số
lượng cổ phiếu trên một quyền chọn sẽ tăng n/m  
lần so  với số lượng ban  đầu
6.  Chứng quyền (Warrants)  &
quyền mua cổ phần (Rights)
Chứng quyền:
Là chứng khoán phát hành kèm theo trái phiếu
hoặc cổ phiếu ưu đãi,  cho phép người sở hữu
được mua một khối lượng cổ phiếu phổ thông
nhất định với mức giá xác định trước tại một thời
điểm nhất định.
Quyền mua cổ phần:
Là chứng khoán ghi nhận quyền dành cho cổ
đông phổ thông hiện hữu của công ty được mua
trước một số lượng cổ phiếu trong đợt phát hành
cổ phiếu phổ thông mới tương ứng tỷ lệ cổ phần
hiện có của họ trong công ty.
7.  Chủ thể tham gia
Nhà bảo hộ (hedgers):  Mục tiêu giao dịch là nhằm
làm giảm rủi ro mà họ phải đối mặt từ những biến
động về giá thị trường của tài sản cơ sở trong
tương lai.
Ví dụ:  24/5/2010,  ImportCo -­ một công ty tại Mỹ -­
biết rằng vào ngày 24/08/2010,  công ty này phải
thanh toán hợp đồng trị giá 10  triệu GBP.  Công ty
này có thể mua một hợp đồng kỳ hạn GBP  với
ngân hàng nếu công ty dự báo giá GBP  sẽ tăng
vào tháng 08.
7.  Chủ thể tham gia
Nhà đầu cơ (speculators):  Mục tiêu giao dịch là
nhằm kiếm lời từ những biến động của giá tài sản
trên thị trường
Ví dụ:  Một nhà đầu cơ tại Mỹ nghĩ rằng GBP  sẽ
tăng giá so  với USD  trong 2  tháng tới.  Ông ta
muốn kiếm lời trên 250,000  GBP.  Chiến lược?
7.  Chủ thể tham gia
Cách 1:  Mua 250,000  GBP  trên thị trường
giao ngay và sẽ bán vào 2  tháng tới
Cách 2:  Mua 4  hợp đồng giao sau có thời
gian đáo hạn 2  tháng (62,500  GBP/  hợp
đồng),  ký quỹ ban  đầu $20,000  
7.  Chủ thể tham gia
Nhà kinh doanh chênh lệch giá (arbitrageurs):  
Mục tiêu giao dịch là nhằm kiếm lợi nhuận phi  rủi
ro bằng cách tham gia giao dịch đồng thời vào hai
hay  nhiều thị trường khác nhau (ví dụ mua giao
ngay kết hợp bán giao sau hoặc ngược lại)

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_thi_truong_tai_chinh_chuong_thi_truong_cong_cu_pha.pdf