Bài giảng Thuế - Chương 1: Những vấn đề chung về thuế - Nguyễn Lê Hồng Vỹ
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của thuế
Thuế là gì? Có nhiều quan điểm khác nhau về thuế:
Adam Smith: “Các công dân của mỗi nước phải đóng
góp cho Chính phủ theo tỷ lệ khả năng của mỗi người,
nghĩa là tỷ lệ với lợi tức mà họ được thụ hưởng do sự bảo
vệ của Nhà nước”
David Ricardo: “Thuế được cấu thành từ sản phẩm của
Chính phủ trong sản phẩm đất đai và lao động trong
nước và xét cho cùng thì thuế được lấy từ tư bản hay thu
nhập của người chịu thuế”
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Thuế - Chương 1: Những vấn đề chung về thuế - Nguyễn Lê Hồng Vỹ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thuế - Chương 1: Những vấn đề chung về thuế - Nguyễn Lê Hồng Vỹ
27/05/2012 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên: ThS. Nguyễn Lê Hồng Vỹ https://sites.google.com/site/nguyenlehongvy 27 May 2012 1Nguyễn Lê Hồng Vỹ GIỚI THIỆU MÔN HỌC 1. Tên học phần: Thuế (60 tiết) 2. Mã học phần: 2108103 3. Nội dung của học phần: Mô tả những vấn đề cơ bản về thuế Những chính sách thuế của nhà nước liên quan đến hoạt động SXKD của các doanh nghiệp. Làm rõ đặc điểm của từng loại thuế, phương pháp tính toán và các thủ tục cần thiết kê khai nộp thuế đối với nhà nước. 27 May 2012 2Nguyễn Lê Hồng Vỹ 27/05/2012 2 4. Mục tiêu của học phần Trang bị những kiến thức cơ bản về thuế và kỹ năng tính toán đối với từng sắc thuế. Làm cơ sở để nghiên cứu các học phần chuyên ngành và vận dụng chúng vào công tác chuyên môn. 5. Nhiệm vụ của sinh viên: Tham dự lớp học ≥ 80% thời lượng của môn học Hoàn thành các bài tập kiểm tra và tiểu luận Thi giữa học phần: Thi trắc nghiệm Thi kết thúc học phần: Thi trắc nghiệm (60 phút) GIỚI THIỆU MÔN HỌC (tt) 27 May 2012 3Nguyễn Lê Hồng Vỹ 6. Tài liệu học tập: Giáo trình chính: Đồng chủ biên PGS.TS. Phan Thị Cúc- TS. Phan Hiển Minh- ThS. Nguyễn Thị Mỹ Linh- ThS. Đoàn Văn Đính- ThS. Võ Văn Hợp, Thuế, tái bản lần 2, NXB Tài chính năm 2009. Tài liệu tham khảo khác: Các văn bản quy phạm pháp luật về thuế. 7. Thang điểm tổng kết Theo quy định của trường gồm 3 cột điểm: Điểm thi giữa học phần; Điểm tiểu luận, kiểm tra (gồm cả chuyên cần) và Điểm thi kết thúc học phần. GIỚI THIỆU MÔN HỌC (tt) 27 May 2012 4Nguyễn Lê Hồng Vỹ 27/05/2012 3 GIỚI THIỆU MÔN HỌC (tt) 8. Nội dung chi tiết học phần: Chương Tên chương Số tiết 1 Những vấn đề chung về thuế 9 2 Thuế xuất nhập khẩu 9 3 Thuế tiêu thụ đặc biệt 9 4 Thuế giá trị gia tăng 9 5 Thuế thu nhập doanh nghiệp 9 6 Thuế thu nhập cá nhân 9 7 Các loại thuế khác 6 Tổng cộng 60 27 May 2012 5Nguyễn Lê Hồng Vỹ Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ 27 May 2012 6Nguyễn Lê Hồng Vỹ 27/05/2012 4 1.1 Khái niệm, vai trò của thuế: 1.1.1 Sự hình thành và phát triển của thuế Thuế là gì? Có nhiều quan điểm khác nhau về thuế: Adam Smith: “Các công dân của mỗi nước phải đóng góp cho Chính phủ theo tỷ lệ khả năng của mỗi người, nghĩa là tỷ lệ với lợi tức mà họ được thụ hưởng do sự bảo vệ của Nhà nước” David Ricardo: “Thuế được cấu thành từ sản phẩm của Chính phủ trong sản phẩm đất đai và lao động trong nước và xét cho cùng thì thuế được lấy từ tư bản hay thu nhập của người chịu thuế” 27 May 2012 7Nguyễn Lê Hồng Vỹ 1.1.1 Sự hình thành và phát triển của thuế (tt) Karl Marx: thuế là cơ sở của bộ máy nhà nước, đó là “khoản đóng góp nghĩa vụ cần thiết để nuôi dưỡng nhà nước pháp quyền. Thuế là nguồn sống đối với NN. Chính phủ mạnh và thuế cao là hai khái niệm đồng nhất” V.Lenin: “thuế là cái Nhà nước thu của nhân dân mà không bù lại” → Khẳng định tính chất của thuế là không hoàn lại trực tiếp cho người nộp thuế. Từ điển Tiếng Việt: “thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân hoặc các tổ chức kinh doanh, tùy theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp bắt buộc phải nộp cho Nhà nước theo mức quy định” 27 May 2012 8Nguyễn Lê Hồng Vỹ 27/05/2012 5 1.1 Khái niệm, vai trò của thuế: Vậy, khái niệm về thuế: Thuế là hình thức đóng góp theo nghĩa vụ do luật quy định; Các tổ chức cá nhân trong xã hội nộp cho Nhà nước bằng một phần thu nhập của mình; Nhằm tập trung một bộ phận quyền lực, của cải XH vào Ngân sách nhà nước; Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước thích ứng với từng giai đoạn phát triển của đời sống KTXH. 1.1. 2 Khái niệm về thuế 27 May 2012 9Nguyễn Lê Hồng Vỹ Phí và lệ phí: là những khoản thu bù đắp chi phí. Phí: là khoản thu nhằm thu hồi chi phí đầu tư cung cấp các dịch vụ công cộng theo quy định của pháp luật. Do là một khoản thu hồi chi phí đầu tư nên khu vực tư nhân cũng có thể được thu phí (như phí cầu đường, phí giám định hàng hóa) Lệ phí: là khoản thu gắn liền với việc cung cấp trực tiếp các dịch vụ hành chính pháp lý của Nhà nước. Chỉ có cơ quan Nhà nước mới được thu lệ phí. 1.1.2 Khái niệm về thuế (tt) 27 May 2012 10Nguyễn Lê Hồng Vỹ 27/05/2012 6 1.1.3 Đặc điểm của thuế Thứ nhất, thuế là một khoản thu không bồi hoàn, không mang tính hoàn trả trực tiếp. Nộp thuế không phải cho NSNN vay mà là nghĩa vụ cơ bản của công dân. Thứ hai, thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc. Trốn thuế hay gian lận thuế đều bị coi là những hành vi phạm pháp luật. Thứ ba, các pháp nhân và thể nhân chỉ phải nộp cho Nhà nước các khoản thuế đã được pháp luật quy định. 27 May 2012 11Nguyễn Lê Hồng Vỹ 1.1.3 Đặc điểm của thuế (tt) Như vậy, có thể thấy rằng: Thuế tồn tại khi có nhà nước Thuế giúp Nhà nước quản lý, giám sát các hoạt động SXKD của các tổ chức và cá nhân. Bản chất của Nhà nước quy định bản chất giai cấp của thuế. Thuế là nguồn thu chủ yếu của Nhà nước. Thuế là công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô. 27 May 2012 12Nguyễn Lê Hồng Vỹ 27/05/2012 7 Kinh tế học về thuế chỉ ra một sắc thuế hiệu quả cần: Hiệu quả kinh tế (dồi dào và nuôi dưỡng nguồn thu) Công bằng xã hội (có tính công bằng) Tính khả thi về mặt hành chính (tính thực thi) Các đặc điểm của một cơ chế thuế vững chắc: Thuế suất thấp, hợp lý (người nộp thuế không cảm thấy gánh nặng) Cơ sở thuế rộng (có nhiều đối tượng nộp thuế và tính thuế) Thiết kế đơn giản (khả năng thu cao, chi phí hành thu thấp) 27 May 2012 13Nguyễn Lê Hồng Vỹ 1.1 Khái niệm, vai trò của thuế: Thứ nhất, thuế là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho Nhà nước, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của NN. Phạm vi thu thuế rộng, đối tượng nộp thuế là tất cả tổ chức và cá nhân có hoạt động kinh tế phát sinh phải nộp thuế. Nguồn thu thuế là tổng sản phẩm XH và thu nhập quốc dân. Thuế kết hợp phương thức cưỡng bức. Thứ hai, thuế là công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô phù hợp với sự phát triển kinh tế trong từng thời kỳ. Giai đoạn khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế → có thể giảm thuế để kích thích phát triển kinh tế. Trong thời kỳ nền kinh tế phát triển quá mức, có nguy cơ dẫn đến mất cân đối → có thể tăng thuế để thu hẹp đầu tư. 1.1.4 Vai trò của thuế: 27 May 2012 14Nguyễn Lê Hồng Vỹ 27/05/2012 8 Thứ ba, thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối. Nếu thị trường tự điều phối thì sẽ tạo ra những nhược điểm, không đạt hiệu quả mong muốn. Do đó cần có sự can thiệp của NN bằng các chính sách thuế. NN sử dụng tiền thu thuế để trợ cấp cho người nghèo và phúc lợi an sinh XH. Tổ chức, cá nhân có điều kiện KD và thu nhập giống nhau đều phải nộp thuế như nhau (bình đẳng theo chiều ngang) Người có thu nhập thấp không đủ đảm bảo đời sống thì không phải nộp thuế (bình đẳng theo chiều dọc) Thứ tư, thuế là công cụ thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động SXKD. Từ đó phát hiện ra những vấn đề gian lận thương mại, trốn thuế, lậu thuế để có chấn chỉnh kịp thời. 27 May 2012 15Nguyễn Lê Hồng Vỹ 1.2 Các yếu tố cấu thành một sắc thuế Tên gọi Đối tượng nộp thuế (người nộp thuế) Đối tượng tính thuế (cơ sở để tính thuế) Thuế suất (tỷ lệ hay số thuế phải nộp) Quy trình khai báo và thủ tục thu nộp thuế 1 3 5 2 4 27 May 2012 16Nguyễn Lê Hồng Vỹ 27/05/2012 9 1.2 Các yếu tố cấu thành một sắc thuế 1.2.1 Tên gọi Tên gọi của một sắc thuế thường phản ánh nội dung chính của sắc thuế đó và để phân biệt với những loại thuế khác. Tên gọi của sắc thuế phải ngắn gọn, dễ hiểu Đặt tên cho sắc thuế là để dễ quản lý, tránh việc nộp thuế trùng lắp. Cách đặt tên thuế được sử dụng phổ biến là: Đặt tên theo đối tượng đánh thuế (ví dụ: thuế GTGT, thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân) Đặt tên theo nội dung (ví dụ: thuế Xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt ) 27 May 2012 17Nguyễn Lê Hồng Vỹ 1.2.2 Đối tượng nộp thuế (người nộp thuế) Là những pháp nhân và cá nhân có đối tượng phải tính thuế. Không chỉ các đơn vị SXKD mà bất kỳ tổ chức, cá nhân nào có đối tượng tính thuế đều thuộc diện nộp thuế. Người nộp thuế và người chịu thuế khác nhau: Người nộp thuế là người đem tiền thuế nộp cho NN. Đó không hẳn là người chịu thuế, có thể họ chỉ là người đi nộp thay cho người chịu thuế (thuế gián thu) và có thể họ cũng chính là người chịu thuế (thuế trực thu). Người chịu thuế mới là người có thu nhập bị thu thuế, tức là người bị thuế điều tiết. 27 May 2012 18Nguyễn Lê Hồng Vỹ 1.2 Các yếu tố cấu thành một sắc thuế 27/05/2012 10 1.2.3 Đối tượng tính thuế Là những căn cứ để xác định số tiền thuế phải nộp, là cơ sở tính thuế được thể hiện dưới dạng tiền tệ. Đó là: Giá trị hàng hóa và dịch vụ được tạo ra bởi hoạt động KT. Giá trị tài sản hoặc thu nhập của doanh nghiệp và cá nhân. Đối với những loại thuế đánh vào HHDV hay tài sản, việc xác định đối tượng tính thuế là xác định đồng thời đối tượng chịu thuế và giá tính thuế của HH hay tài sản đó. Đối với những loại thuế đánh vào thu nhập của doanh nghiệp hay cá nhân thì không cần thiết xác định giá tính thuế bởi căn cứ tính thuế thể hiện dưới hình thức tiền tệ. 27 May 2012 19Nguyễn Lê Hồng Vỹ 1.2 Các yếu tố cấu thành một sắc thuế 1.2.4 Thuế suất Thuế suất là linh hồn của sắc thuế, với 2 hình thức cơ bản Thuế suất tuyệt đối: Là mức thuế suất tính bằng con số tuyệt đối cho đối tượng tính thuế. Ví dụ 1.1: Thuế môn bài được thu 1 trđ, 2 trđ mỗi năm. Thuế suất tương đối (theo tỷ lệ): Là mức thuế suất tính bằng tỷ lệ % quy định cho mỗi đối tượng tính thuế. Được sử dụng hầu hết ở các sắc thuế và phổ biến trên thế giới. Ví dụ 1.2: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng phổ biến hiện nay là 25%. 27 May 2012 20Nguyễn Lê Hồng Vỹ 1.2 Các yếu tố cấu thành một sắc thuế 27/05/2012 11 1.2.4 Thuế suất Thuế suất được xây dựng trên 02 nguyên tắc cơ bản: Phù hợp với khả năng chịu thuế của mọi đối tượng (để người chịu thuế ít cảm thấy có gánh nặng). Thuế suất phải nuôi dưỡng nguồn thu, tạo nguồn thu dồi dào cho NSNN và có thể kích thích sự phát triển kinh tế xã hội và hoạt động SXKD trong nước mà không hề có bất cứ sự cản trở nào. 27 May 2012 21Nguyễn Lê Hồng Vỹ 1.2 Các yếu tố cấu thành một sắc thuế 1.2.5 Quy trình cơ bản về khai báo và thủ tục nộp thuế Quy trình khai báo, thủ tục thu nộp thuế được cơ quan NN có thẩm quyền quy định chi tiết nhiệm vụ, trách nhiệm kê khai và cách thức thu nộp thuế với các yếu tố cơ bản sau: Về kê khai: Kê khai theo mẫu quy định, theo định kỳ quy định (bao lâu kê 1 lần) và thời hạn phải nộp tờ kê khai. Về nộp thuế: Nộp thuế ở đâu; nộp bằng gì; thời gian nộp; xử lý vi phạm ra sao khi trễ hẹn hoặc khi không nộp. Về chế độ miễn, giảm thuế: Có thể miễn giảm thuế trong thời gian đầu mới thành lập, miễn giảm theo vùng miền khó khăn, hoặc miễn giảm theo các ngành nghề được ưu đãi 27 May 2012 22Nguyễn Lê Hồng Vỹ 1.2 Các yếu tố cấu thành một sắc thuế 27/05/2012 12 1.3 Phân loại thuế Căn cứ vào phương thức - Thuế trực thu đánh thuế: - Thuế gián thu Căn cứ vào cơ sở - Thuế thu nhập đánh thuế: - Thuế tiêu dùng - Thuế tài sản Căn cứ chế độ phân cấp - Thuế trung ương và điều hành ngân sách: - Thuế địa phương 1 3 Căn cứ theo phương - Thuế tổng hợp. thức sử dụng: - Thuế có lựa chọn. 2 4 27 May 2012 23Nguyễn Lê Hồng Vỹ 1.3.1 Căn cứ vào phương thức đánh thuế Thuế trực thu: là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của đối tượng nộp thuế Người nộp thuế cũng là người chịu thuế, người chịu thuế trực tiếp nộp tiền thuế vào NSNN (chẳng hạn như thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản). Tạo sự công bằng (người giàu có thì nộp thuế nhiều hơn) Thuế gián thu: là loại thuế được điều tiết thông qua giá cả HHDV. Người chịu thuế không trực tiếp nộp tiền thuế vào NSNN, còn người nộp thuế không phải là người chịu thuế (thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế XNK) 27 May 2012 24Nguyễn Lê Hồng Vỹ 27/05/2012 13 1.3.1 Căn cứ vào phương thức đánh thuế (tt) Thuế gián thu (tt): Tiền thuế gián thu được cộng vào giá cả HHDV do các tổ chức KD nộp nhưng người chịu thuế là người tiêu dùng. Hiện nay loại thuế gián thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu thuế ở Việt Nam. 1.3.2 Căn cứ vào cơ sở đánh thuế Thuế thu nhập: đánh vào thu nhập của tổ chức, cá nhân. Thuế tiêu dùng: đánh vào giá trị hàng hóa được tiêu thụ. Thuế tài sản: đánh vào giá trị tài sản (nhà cửa, đất đai) 27 May 2012 25Nguyễn Lê Hồng Vỹ 1.3.3 Căn cứ theo chế độ phân cấp và điều hànhNSNN Thuế trung ương: được điều tiết 100% vào NSNN. Thuế địa phương: phân cấp tạo nguồn thu cho địa phương 1.3.4 Căn cứ theo phương thức sử dụng Thuế tổng hợp: Là loại thuế đánh vào tất cả các thành phần của cơ sở thuế mà không có trường hợp ngoại lệ, không có miễn, giảm thuế. Thuế có lựa chọn: Là loại thuế đánh vào một phần nhất định của cơ sở thuế (như thuế thu nhập cá nhân) 27 May 2012 26Nguyễn Lê Hồng Vỹ 27/05/2012 14 1.4 Các tiêu thức xây dựng hệ thống thuế, chính sách thuế 1.4.1 Tiêu thức pháp lý Xuất phát từ nguyên tắc bắt buộc của thuế. Tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước 1.4.2 Tiêu thức hiệu quả Hiệu quả đối với nền kinh tế: chính sách thuế đúng đắn sẽ thúc đẩy phát triển KTXH, tăng trưởng KT và bền vững. Hiệu quả thu NSNN: bao quát hết các nguồn thu, cơ sở thuế rộng, đảm bảo tăng thu cho NSNN. 1.4.3 Tiêu thức công bằng Công bằng theo chiều ngang và công bằng theo chiều dọc. 27 May 2012 27Nguyễn Lê Hồng Vỹ 1.4 Các tiêu thức XD hệ thống thuế, CS thuế (tt) 1.4.4 Tiêu thức ổn định Chính sách thuế phải có độ ổn định trong thời gian dài, hạn chế việc sửa đổi bổ sung → Tạo điều kiện ổn định môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy phát triển KTXH 1.4.5 Tiêu thức thuận lợi Thuận tiện về nhận thức nội dung chính sách thuế: XD chính sách thuế phải mạch lạc, rõ ràng và bảo đảm tính hệ thống chặt chẽ, các từ dùng trong văn bản phải dễ hiểu, phổ thông để người dân dễ dàng nhận thức. Thuận tiện trong việc thu nộp thuế: Quy trình, thủ tục thu nộp thuế phải đơn giản, tạo điều kiện cho người dân dễ dàng thực hiện (mang tính hành chính) 27 May 2012 28Nguyễn Lê Hồng Vỹ 27/05/2012 15 1.5 Tác động của chính sách thuế đến hoạt động kinh tế 1.5.1 Thuế tác động lên giá cả hàng hóa, dịch vụ Giá cả tăng lên từ: P0→ PD1 Tiền thuế: t = PD1PS1 Người tiêu dùng trả mức giá PD1 nên chịu thuế: P0PD1 Nhà sản xuất thu được mức giá PS1 nên chịu thuế: P0PS1 27 May 2012 29Nguyễn Lê Hồng Vỹ 1.5.1 Thuế tác động lên giá cả hàng hóa, dịch vụ: Ai chịu thuế nhiều hơn tùy thuộc vào độ co giãn của cung và cầu. 1.5 Tác động của CS thuế đến hoạt động KT (tt) 27 May 2012 30Nguyễn Lê Hồng Vỹ 27/05/2012 16 1.5 Tác động của chính sách thuế đến hoạt động kinh tế 1.5.1 Thuế tác động lên giá cả hàng hóa, dịch vụ Trường hợp cầu không co giãn Giá cả tăng lên từ: P0→ P1 Tiền thuế: t = P0P1 Người tiêu dùng trả mức giá P1 nên chịu thuế: P0P1 Nhà sản xuất thu được mức giá P0 bằng với ban đầu 27 May 2012 31 P1 P0 Q0 = Q1 (S) (D) Nguyễn Lê Hồng Vỹ Thuế 1.5 Tác động của chính sách thuế đến hoạt động kinh tế 1.5.1 Thuế tác động lên giá cả hàng hóa, dịch vụ Trường hợp cầu co giãn hoàn toàn Giá cả vẫn giữ nguyên P0 Tiền thuế: t = P0P1 Người tiêu dùng trả mức giá P0 như ban đầu. Nhà sản xuất thu được mức giá P1 nên chịu thuế t = P0P1 27 May 2012 32 P1 P0 Q0 (S) (D) Nguyễn Lê Hồng Vỹ t Q1 Sản lượng giảm từ Q0 xuống Q1 27/05/2012 17 1.5.2 Thuế tác động vào tiền lương và thu nhập cá nhân Thuế làm giá cả HHDV tăng nhưng giá thu được thực tế của nhà SX lại giảm nên tiền lương khả dụng giảm. Nhà SX sẽ giảm đầu tư, thu hẹp SX gây nên thất nghiệp. Thuế đánh vào thu nhập cá nhân theo biểu thuế lũy tiến từng phần làm cho thu nhập thực tế của cá nhân bị giảm Thu nhập giảm sẽ làm giảm khả năng tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư từ đó cũng giảm theo. 1.5 Tác động của CS thuế đến hoạt động KT (tt) 27 May 2012 33Nguyễn Lê Hồng Vỹ 1.5.3 Thuế tác động vào thương mại quốc tế. Giá trong nước tăng lên một khoản đúng bằng tiền thuế: PW → PW (1 + t) Lượng cầu giảm: QD → QD 1 Lượng cung trong nước tăng từ: QS → QS 1 Lượng nhập khẩu giảm từ: QSQD → QS 1 QD 1 1.5 Tác động của CS thuế đến hoạt động KT (tt) 27 May 2012 34Nguyễn Lê Hồng Vỹ 27/05/2012 18 1.5.4 Thuế tác động đến các hoạt động kinh tế Thuế tác động vào giá cả nên làm chuyển dịch quan hệ cung – cầu trên thị trường. Thu nhập của tổ chức, cá nhân chịu sự điều tiết của thuế làm giảm đi thu nhập khả dụng của họ. Mọi hoạt động kinh tế phát sinh đều phải chịu sự điều tiết của thuế (cả trong trung gian phân phối). Thuế trở thành công cụ quan trọng của NN trong việc quản lý hoạt động kinh tế và điều chỉnh vĩ mô nền KT quốc gia. 1.5 Tác động của CS thuế đến hoạt động KT (tt) 27 May 2012 35Nguyễn Lê Hồng Vỹ 1.6 Hệ thống Thuế Việt Nam Thời phong kiến: Thời nhà Trần có 2 loại thuế chính là thuế thân (thuế đinh) và thuế điền (thuế ruộng). Thời nhà Hồ có thêm thuế đất bãi trồng dâu nuôi tằm. Đến thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, miền Bắc ra thêm thuế tuần ty (đánh vào thuyền buôn), thuế muối, thuế thổ sản. Còn ở miền Nam, ngoài thuế điền, thuế mỏ, chúa Nguyễn đặt ra thêm thuế xuất cảng, nhập cảng. Dưới thời nhà Nguyễn có thêm thuế yến, thuế sản vật. 27 May 2012 36Nguyễn Lê Hồng Vỹ 27/05/2012 19 Thời Pháp thuộc: Thuế được huy động vào hệ thống ngân sách thuộc địa gồm nhiều tầng nấc và được chuyển về chính quốc. Sau cách mạng tháng 8/1945 - 1975 (ở miền Bắc) Từ 8/1945 – 1954: gồm 7 thứ thuế là Thuế nông nghiệp, Thuế công thương nghiệp, Thuế hàng hóa, Thuế xuất nhập khẩu, Thuế sát sinh, Thuế trước bạ, Thuế tem. Từ 1954 – 1975: Chính phủ chỉ lần lượt ban hành các loại thuế mới trên cơ sở sửa đổi, bổ sung. Trong đó thuế công thương nghiệp được sửa đổi đáng kể. 1.6 Hệ thống thuế Việt Nam (tt) 27 May 2012 37Nguyễn Lê Hồng Vỹ Giai đoạn 1975 - 1990 Thời kỳ 1975 – 1980: tiếp tục thực hiện hệ thống thu quốc doanh và thuế như trước năm 1975. Miền Nam thì có áp dụng một số thuế cũ của chính quyền Sài Gòn. Thời kỳ 1980-1990 cả nước áp dụng hệ thống thuế thống nhất Giai đoạn từ năm 1990: hệ thống thuế hoàn chỉnh nhất, bao gồm 9 sắc thuế: thuế nông nghiệp; thuế doanh thu; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế lợi tức; thuế xuất, nhập khẩu (mậu dịch và phi mậu dịch); thuế tài nguyên; thuế thu nhập; thuế nhà đất; thuế vốn. Ngoài ra còn một số phí và lệ phí. 1.6 Hệ thống thuế Việt Nam (tt) 27 May 2012 38Nguyễn Lê Hồng Vỹ 27/05/2012 20 Cải cách thuế Việt Nam từ năm 1990 – 2010 gồm 3 bước: Cải cách thuế bước 1 (1990 – 1998): nhằm phù hợp với nền kinh tế đa thành phần, khuyến khích cá nhân bỏ vốn kinh doanh. Phần lớn vẫn dựa vào hệ thống thuế theo cơ chế cũ nên không tránh khỏi và vẫn còn phân biệt đối xử. 1.Thuế doanh thu; 7.Thuế nhà đất; 2.Thuế TTĐB; 8.Thuế chuyển QSDĐ; 3.Thuế XNK; 9.Thuế tài nguyên; 4.Thuế lợi tức; 10.chuyển LN ra nước ngoài 5.Thuế thu nhập cao; 11.Thuế môn bài; 6.Thuế sử dụng đất NN; 12.Thuế sát sinh. 1.7 Lộ trình cải cách thuế Việt Nam 27 May 2012 39Nguyễn Lê Hồng Vỹ gồm 12 sắc thuế Cải cách thuế bước 2 (1999 – 2004): Khắc phục những nhược điểm của kết quả cải cách thuế bước 1, cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế. Thuế suất hợp lý, cơ sở thuế rộng, nuôi dưỡng nguồn thu: Thuế GTGT ra đời thay thuế doanh thu từ 01/01/1999; thuế TNDN thay thuế lợi tức; sửa đổi luật thuế XNK. Cải cách thuế bước 3 (2005 – 2010) cơ cấu định tính hệ thống thuế: XD mới luật thuế chống ô nhiễm môi trường, thống nhất thuế thu nhập DN, sửa đổi thuế thu nhập cá nhân. Đẩy mạnh cải cách thuế theo hướng minh bạch, công khai, tách chính sách XH ra khỏi chính sách thuế. 1.7 Lộ trình cải cách thuế Việt Nam (tt) 27 May 2012 40Nguyễn Lê Hồng Vỹ
File đính kèm:
- bai_giang_thue_chuong_1_nhung_van_de_chung_ve_thue_nguyen_le.pdf