Bài giảng Tiếng Việt 2 - Phần từ vựng học - Lê Thị Việt Hoa

Chương1: TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA TIẾNG VIỆT

Bài 1: TỪ TIẾNG VIỆT ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM VÀ NGỮ PHÁP

1.1. Khái niệm từ và từ vựng

 Tiếng Việt là ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập, từ không biến đổi hình thái nên có thể định nghĩa về từ như sau:

 Từ tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến về hình thức ngữ âm theo các quan hệ hình thái học (như quan hệ về số, về giống ) và cú pháp trong câu, nằm trong một kiểu cấu tạo nhất định, có sẵn, lớn nhất trong hệ thống tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu.

 Từ vựng hiểu theo lối chiết tự: từ là từ, vựng là kho. Từ vựng là tập hợp tất cả các đơn vị từ trong một ngôn ngữ.

 Từ vựng tiếng Việt theo thống kê của Viện ngôn ngữ học Việt Nam có 38410 mục từ (Từ điển tiếng Việt 1997)

 Như vậy, có thể nhận thấy hệ thống từ vựng tiếng Việt khá phong phú và nó không ngừng biến đổi phản ánh đời sống tự nhiên, xã hội trong nhận thức của cộng đồng người Việt.

 1.2. Đặc điểm của từ tiếng Việt

 Từ định nghĩa về từ ở trên có thể xác định các đặc điểm cơ bản của từ tiếng Việt.

 1.2.1. Từ tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến về hình thức ngữ âm.

 Tiếng Việt có tính phân tiết, đơn vị ngữ âm tự nhiên nhỏ nhất là âm tiết (tiếng). Do vậy, từ có hình thức ngữ âm ngắn nhất là một âm tiết, từ có nhiều âm tiết có thể có từ 2 âm tiết trở lên.

 Ví dụ:

 (1) Đây là nhà của tôi. Nhà là 1 từ có 1 âm tiết.

 (2) Nhà cửa ở đây khang trang quá. Nhà cửa là một từ có 2 âm tiết.

 ( Nhà và nhà cửa là 2 từ độc lập vì có 2 nghĩa khác nhau. Ở câu (2) nhà cửa không phải là 2 từ vì cả tổ hợp mới trọn một nghĩa.

 Từ tiếng Việt có hình thức ngữ âm ổn định, không phụ thuộc các quan hệ hình thái. Các ý nghĩa ngữ pháp trong tiếng Việt được thể hiện bằng hư từ và trật tự từ nên đơn vị từ trong hoạt động ngôn ngữ không bị biến đổi.

 Ví dụ :

 (3) Tôi đọc sách. Sách là bổ ngữ chỉ đối tượng.

 (4) Sách rất hay. Sách là chủ ngữ.

 Từ “Sách” không biến đổi hình thái khi giữ các chức vụ cú pháp khác nhau trong câu.

 Các hiện tượng biến đổi hình thức ngữ âm của từ trong tiếng Việt là các hiện tượng biến âm do cảm quan chứ không phải biến đổi do hình thái. Nó chỉ một hình thức tồn tại của từ.

 

doc 34 trang yennguyen 9060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt 2 - Phần từ vựng học - Lê Thị Việt Hoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tiếng Việt 2 - Phần từ vựng học - Lê Thị Việt Hoa

Bài giảng Tiếng Việt 2 - Phần từ vựng học - Lê Thị Việt Hoa
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM
BÀI GIẢNG
TIẾNG VIỆT 2
PHẦN TỪ VỰNG HỌC
DÙNG CHO SV NGÀNH SƯ PHẠM TIỂU HỌC, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
GIẢNG VIÊN: LÊ THỊ VIỆT HOA
KON TUM, 2019
Chương1: TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA TIẾNG VIỆT
Bài 1: TỪ TIẾNG VIỆT ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM VÀ NGỮ PHÁP
1.1. Khái niệm từ và từ vựng
	Tiếng Việt là ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập, từ không biến đổi hình thái nên có thể định nghĩa về từ như sau:
	Từ tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến về hình thức ngữ âm theo các quan hệ hình thái học (như quan hệ về số, về giống) và cú pháp trong câu, nằm trong một kiểu cấu tạo nhất định, có sẵn, lớn nhất trong hệ thống tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu.
	Từ vựng hiểu theo lối chiết tự: từ là từ, vựng là kho. Từ vựng là tập hợp tất cả các đơn vị từ trong một ngôn ngữ.
	Từ vựng tiếng Việt theo thống kê của Viện ngôn ngữ học Việt Nam có 38410 mục từ (Từ điển tiếng Việt 1997)
	Như vậy, có thể nhận thấy hệ thống từ vựng tiếng Việt khá phong phú và nó không ngừng biến đổi phản ánh đời sống tự nhiên, xã hội trong nhận thức của cộng đồng người Việt.
	1.2. Đặc điểm của từ tiếng Việt
	Từ định nghĩa về từ ở trên có thể xác định các đặc điểm cơ bản của từ tiếng Việt.
	1.2.1. Từ tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến về hình thức ngữ âm.
	Tiếng Việt có tính phân tiết, đơn vị ngữ âm tự nhiên nhỏ nhất là âm tiết (tiếng). Do vậy, từ có hình thức ngữ âm ngắn nhất là một âm tiết, từ có nhiều âm tiết có thể có từ 2 âm tiết trở lên.
	Ví dụ:
	(1) Đây là nhà của tôi. Nhà là 1 từ có 1 âm tiết.
	(2) Nhà cửa ở đây khang trang quá. Nhà cửa là một từ có 2 âm tiết.
	( Nhà và nhà cửa là 2 từ độc lập vì có 2 nghĩa khác nhau. Ở câu (2) nhà cửa không phải là 2 từ vì cả tổ hợp mới trọn một nghĩa.
	Từ tiếng Việt có hình thức ngữ âm ổn định, không phụ thuộc các quan hệ hình thái. Các ý nghĩa ngữ pháp trong tiếng Việt được thể hiện bằng hư từ và trật tự từ nên đơn vị từ trong hoạt động ngôn ngữ không bị biến đổi.
	Ví dụ :
	(3) Tôi đọc sách.	Sách là bổ ngữ chỉ đối tượng.
	(4) Sách rất hay. 	Sách là chủ ngữ.
	Từ  “Sách” không biến đổi hình thái khi giữ các chức vụ cú pháp khác nhau trong câu.
	Các hiện tượng biến đổi hình thức ngữ âm của từ trong tiếng Việt là các hiện tượng biến âm do cảm quan chứ không phải biến đổi do hình thái. Nó chỉ một hình thức tồn tại của từ.
	Ví dụ : 	năm 	®	lăm (trong “mười lăm, hai lăm” ) 
	mười 	®	mươi (trong  “hai mươi, ba mươi”)
	Các trường hợp tồn tại 2 hình thức thì nó là 2 dạng khác nhau, không chịu sự chi phối nào của ngữ pháp.
	Ví dụ:	bốn, tư
	hai bốn	có giá trị như nhau được sử dụng trong các 
hai tư 	hoàn cảnh 
	Các trường hợp biến âm ở phương ngữ Nam bộ không diễn ra đồng loạt nên không có giá trị biến âm hình thái.
	Ví dụ: 	trong ấy	®	trỏng
	ngoài ấy 	®	ngoải
	cô ấy 	®	cổ 	
	Nhưng không biến đổi với các trường hợp: chú ấy, dưới ấy, nhà ấy 
	1.2.2. Kiểu cấu tạo là một đặc điểm cần chú ý để nhận diện từ.
	Một đơn vị từ phải thuộc về một kiểu cấu tạo nhất định. Kiểu cấu tạo từ tham gia vào việc xác định ngữ nghĩa và ngữ pháp.
Ví dụ : 	bạn, bạn bè, bạn đời khác nhau về kiểu cấu tạo nghĩa của chúng tuân thủ các quy luật khác nhau và chúng cũng đợc sử dụng theo các quy tắc khác nhau. Có thể nói “ một người bạn”, “ một người bạn đời” nhưng không thể nói “ một người bạn bè”. Đó là do tính chất khái quát của từ bạn bè khác với tính chất cụ thể của từ bạn, bạn đời.
	1.2.3. Đặc điểm ngữ pháp là một căn cứ để xác định tư cách từ loại của một đơn vị từ :
	Ví dụ : có thể xác định 2 từ khác nhau trong trường hợp đồng âm như ca ở ca trực nó chỉ sự vật, có thể kết hợp với từ chỉ số lượng một ca trực; ở ca một bài nó chỉ hoạt động, có thể kết hợp với phụ từ, đang ca một bài. Như vậy, tồn tại hai từ ca khác nhau trong tiếng Việt.
	1.2.4. Đặc điểm về nghĩa là một đặc điểm quan trọng nhất. Một đơn vị từ được xác định bởi sự trọn vẹn về nghĩa, không có từ không có nghĩa.
	Ví dụ : Sách của tôi. Có 3 từ: “sách”chỉ ấn phẩm được xuất bản; “của” không có nghĩa chỉ sự vật, hiện tượng nhưng có nghĩa chỉ quan hệ sở thuộc; “tôi” chỉ bản thân người nói xưng hô với người trực tiếp đối thoại.
	Ví dụ khác : 
	Tổ hợp “lạnh lẽo” là một từ, “lẽo” không thể tách riêng dùng độc lập vì nó không có nghĩa.
1.2.5. Đặc điểm là đơn vị nhỏ nhất để cấu tạo câu là đặc điểm chức năng của từ. Đây là đặc điểm xác định đơn vị từ với đơn vị nhỏ hơn từ.
	Ví dụ : lạnh lẽo là một đơn vị từ và nó đủ tư cách để dùng tạo câu.
	lẽo không thể dùng để tạo câu vì nó không phải là từ.
	Có thể nói 	Không khí lạnh lẽo
	Không nói 	Không khí lẽo.
	Ví dụ khác : So sánh  “thầy” và “sư”. Sư là một yếu tố có nghĩa tương đương với “thầy”. Nhưng “thầy” có thể dùng để tạo câu còn “sư” (với nghĩa thầy) không thể tạo câu. Có thể nói “thầy giảng bài”. Không nói: sư giảng bài. Như vậy thầy là 1 từ trong tiếng Việt còn sư chỉ là 1 từ tố Hán Việt không phải là từ.
	Đặc điểm sẵn có của từ là đặc điểm xác định từ là sản phẩm ngôn ngữ chung của cộng đồng tồn tại trước khi người nói sử dụng. Các tổ hợp cụm từ, câu được tạo ra trong quá trình nói. Do đặc điểm có sẵn, từ được sử dụng thống nhất cao về ngữ nghĩa và ngữ pháp. Không có cá nhân nào sáng tác ra từ mà chỉ có thể dùng từ sáng tạo.
	Một đơn vị từ được xác định nhờ tất cả các đặc điểm thuộc tính trên.
Bài 2: CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT
2.1 Đơn vị cấu tạo từ và các phương thức cấu tạo từ. 
	2.1.1 Đơn vị tạo từ tiếng Việt.
	Khái niệm về đơn vị tạo từ, từ tố :
	Về đơn vị tạo từ có nhiều cách gọi khác nhau: từ vị, từ tố, hình vị Các tên gọi này dùng để chỉ đơn vị tạo từ, có những đặc trưng cơ bản sau: là đơn vị nhỏ nhất, được sử dụng lặp đi lặp lại, có nghĩa, dùng để tạo từ.
	Có thể xác định , từ “người ” chỉ có 1 đơn vị nhỏ nhất có nghĩa. Từ “teacher” có 2 đơn vị nhỏ nhất có nghĩa “teach” và “er”. Từ “hoa hồng” có 2 đơn vị nhỏ nhất có nghĩa “hoa” và “hồng”. Như vậy, có thể xác định từ “người” được tạo bởi 1 đơn vị tạo từ, từ “teacher” được tạo bởi 2 đơn vị tạo từ, từ hoa hồng được tạo bởi 2 đơn vị tạo từ.
	Thuật ngữ hình vị (morpheme, morphème) được dùng cho đơn vị tạo từ của ngôn ngữ hoà kết với nhiều loại hình vị khác nhau. Do đặc điểm biến hình, sự xuất hiện của hình vị, kiểu tổ chức kết hợp với ngôn ngữ hoà kết khác với hoạt động của đơn vị tạo từ tiếng Việt, nên thống nhất dùng thuật ngữ từ tố để gọi đơn vị tạo từ tiếng Việt.
	Để xác định đơn vị tạo từ tiếng Việt - từ tố cần đủ 3 điều kiện sau :
- Có nghĩa
	- Nhỏ nhất 
	- Được dùng lặp đi lặp lại (cùng một nghĩa hoặc cùng chức năng)
	Ví dụ : Từ “mồ hóng” không thể tách ra thành 2 đơn vị nhỏ nhất có nghĩa trong phạm vi nghĩa của từ. Nó được tạo bởi 1 từ tố.
	Từ “xe đạp”có thể tách ra thành 2 đơn vị nhỏ nhất có nghĩa “xe ”, “đạp”. Hai đơn vị từ này có thể được dùng để tạo ra các từ khác :xe máy, xe lu, bàn đạpVậy xe, đạp là 2 từ tố.
2.1.2 Phương thức tạo từ 
	Phương thức tạo từ là cách thức tổ chức các đơn vị cấu tạo từ để cho ra các từ của một ngôn ngữ.
	Tiếng Việt có các phương thức tạo từ sau :
	Phương thức chuyển nghĩa 
	Phương thức ghép
	Phương thức láy.
	Phương thức chuyển nghĩa từ:
	Phương thức chuyển nghĩa từ là một phương thức tạo từ mà từ mới được tạo ra có vỏ ngữ âm hoàn toàn giống với từ cũ nhưng nghĩa hoàn toàn khác.
	Ví dụ :
ốc (loài động vật có vỏ cứng hình xoắn) 	- ốc (đinh có rãnh xoắn)
Chuột (loài vật gặm nhấm )	- Chuột (một bộ phận máy vi tính)
Chân vịt (chân của con vịt)	- Chân vịt (một bộ phận máy khâu)
mắt cá (mắt con cá)	- mắt cá (xương lồi tròn ở cổ tay, cổ chân)
	Hiện tượng này khác với hiện tượng nhiều nghĩa của từ. Ở từ nhiều nghĩa, các nghĩa có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Còn ở từ được tạo bởi phương thức chuyển nghĩa, những sự vật, hiện tượng mà từ gốc và từ mới hoàn toàn khác xa nhau, hầu như không được liên tưởng nữa khi sử dụng (sự liên tưởng chỉ xảy ra khi tạo lập từ). Ví dụ : bộ phận điều khiển ở máy tính giống hình con chuột nên gọi là chuột.
	Tuy nhiên, việc phân định từ chuyển nghĩa và từ nhiều nghĩa có nhiều trường hợp gần giống nhau và không phải khi nào cũng rõ ràng.
	Phương thức ghép và phương thức láy:
	Ghép là cách thức dùng hai đơn vị tạo từ cơ sở trở lên để ghép lại với nhau theo những quy tắc nhất định để cho ra một từ.
	Ví dụ : dùng 2 đơn vị tạo từ “áo” “dài” tạo thành “áo dài” 
 	 dùng 2 đơn vị tạo từ “đất” “nước” tạo thành “đất nước”
Láy là cách thức tác động vào một , hoặc một số đơn vị tạo từ cơ sở làm sản sinh ra một tổ hợp có quan hệ ngữ âm.
Ví dụ : tác động vào đơn vị tạo từ cơ sở “chạy” tạo thành “chạy vạy” 
	 tác động vào đơn vị tạo từ cơ sở “hớt hải ” tạo thành “hớt ha hớt hải ”
Có thể mô tả tổng hợp phương thức tạo từ tiếng Việt
Đơn vị tạo từ
Cơ chế tạo từ
Từ được tạo ra
Chuột (1)
Phương thức chuyển nghĩa
Chuột (2)
tàu, thuỷ
Phương thức ghép
tàu thuỷ
vội
Phương thức láy
vội vàng
2.2. Phân loại từ theo kiểu cấu tạo
Căn cứ vào số lượng đơn vị tạo từ, có thể phân chia từ được tạo bởi 1 từ tố và từ được tạo bởi nhiều từ tố. Theo đó Từ đơn là từ được tạo bởi 1 từ tố. Từ phức là từ được tạo bởi 2 từ tố trở lên.
2.2.1. Từ đơn
Căn cứ vào số lượng âm tiết, có thể chia ra: từ đơn đơn âm và từ đa âm.
Từ đơn đơn âm phần lớn là từ thuần Việt, nó vốn là từ cơ bản chưa đựng ngữ nghĩa và là nguyên liệu để tạo từ mới theo phương thức chuyển nghĩa, phương thức láy, phương thức ghép. Ví dụ: người, nhà, nói, đọc, nghĩ, và, của
Từ đơn đa âm có một số từ là từ thuần Việt, là sản phẩm của quá trình vận động ngôn ngữ theo xu hướng đơn tiết. Các từ có phụ âm kép trước đây được tách thành 2 âm tiết với 2 phụ âm đầu độc lập.
Ví dụ: mồ hôi, mồ hóng, bồ nông, bồ chao, bồ hòn, bồ câu
Phụ âm kép cũng là một hiện tượng khá phổ biến trong ngữ hệ Môn - Khơ me. Một số từ đơn đa âm có gốc từ các ngôn ngữ lân cận như Khơ me vay mượn vào vốn từ tiếng Việt và đơn tiết hoá. Ví dụ: cà lăm, cà nhắc, chùm hum, chơ hơ, cho hỏ, tào lao (chỉ dùng trong ngôn ngữ nói bình dân ở các tỉnh phía Nam).
Một số bộ phận đơn đa âm là từ mượn gốc Ấn Âu với nhiều mức độ Việt Hoá khác nhau. Nhiều từ trở nên thông dụng được dùng với đặc điểm ngữ âm gần với tiếng Việt (đơn tiết, có thanh điệu), ví dụ: xà phòng, cà phê, xi măng, bê tông, kilogam (ki lô, kí) Những từ chưa được thông dụng chưa được Việt hoá hoàn toàn với đặc điểm ngữ âm còn đậm tính đa âm, được viết với dấu gạch nối hoặc viết nguyên theo tiếng gốc như: mô-tơ,(motor), camera, buyp-phê, công- tơ, centimet
2.2.2. Từ phức
2.2.2.1. Từ ghép
Từ ghép là từ được tạo ra từ cách ghép các từ tố cơ sở. Có thể xảy ra các kiểu ghép 2,3 hoặc một số từ tố nhưng phổ biến là ghép 2 từ tố cơ sở.
Căn cứ vào quan hệ giữa 2 từ tố có thể phân chia 2 loại: 
& Từ ghép chính phụ
Từ ghép chính phụ có 2 từ tố có quan hệ chính phụ. Nếu gọi từ tố chính là X, từ tố phụ là Y thì từ tố phụ có tác dụng phân hoá nghĩa từ tố chính.
Ví dụ: bánh đa, xe đạp, áo khoác, cá ngừ, con chuột, ruột tượng, cầu vai, bật lửa
(Trong phạm vi học phần này, chỉ đề cập các từ thuần Việt, từ ghép Hán Việt có những quy luật khác và việc xác định vai trò chính phụ cần căn cứ nghĩa của từ tố phức tạp nên không đề cập ở đây. Sinh viên có thể nghiên cứu với kiến thức của học phần mở rộng vốn từ Hán Việt đã được học riêng).
Xe đạp 
Xe
Loại từ này có yếu tố chính chỉ loại lớn, yếu tố phụ chỉ loại nhỏ. Như vậy: X là một tập hợp, Y là một bộ phận trong tập hợp đó.
Ví dụ: xe đạp
	 X Y
Có thể kiểm nghiệm : xe đạp: là một loại xe
	 áo dài là một loại áo 
® xe đạp, áo dài là từ ghép chính phụ phân nghĩa. Loại từ ghép này có các từ tố kết hợp chặt chẽ với nhau. Khác với các cụm từ chính phụ, các yếu tố có khả năng hoạt động độc lập. Ví dụ: hoa cúc, cây chuối, lông gà (có thể dùng cúc thay cho hoa cúc, chuối thay cho cây chuối. Như Tôi trồng chuối, mua một chậu cúc)
&Từ ghép đẳng lập
Từ ghép đẳng lập được tạo bởi cách ghép các từ tố có quan hệ đẳng lập.
Ví dụ: nhà cửa, tươi sáng, học tập, vui chơi
Các từ tố của từ ghép đẳng lập thường cùng thuộc một trường nghĩa, một nhóm từ loại .
Ví dụ: “xinh”, “tươi” cùng thuộc trường dáng vẻ của người, cùng thuộc nhóm tính từ, “vui”, “chơi” cùng thuộc trường nghĩa hành động giải trí của người, cùng thuộc nhóm từ loại động từ.
Nghĩa của từ ghép loại này được tạo bởi sự hợp nhất nghĩa của các từ tố. Nghĩa của từ ghép hợp nghĩa thường khái quát dùng cho cách nói chỉ chung.
 Ví dụ: nhà cửa, sách vở, bàn ghế, anh em, bếp núc, đường xá, xe cộ, buôn bán, cày bừa.
Do đặc điểm ngữ nghĩa chỉ chung, khái quát nên nó không dùng để chỉ sự vật, hiện tượng, cá thể. Không nói cái nhà cửa, mua một xe cộ, mà nói cái nhà, mua xe. Không nói quyển sách vở, cái nhà cửa mà nói quyển sách, cái nhà.
Lưu ý: ở nhóm từ ghép đẳng lập hợp nghĩa còn có một số từ ghép từ các từ tố cổ nay không còn rõ nghĩa như cộ trong xe cộ, chiền trong chùa chiền, xá trong phố xá.
2.2.2.2 Từ láy
Từ láy là từ được tạo ra bằng phương thức láy. Trong đó từ từ tố gốc, các từ tố láy được tạo ra có hình thức ngữ âm giống hoặc gần giống với từ tố gốc.
Ví dụ: vội 	®	vội vàng, vội vã
	 rối 	®	bối rối , rối rít
sạch 	®	sạch sành sanh, sạch sẽ. 
 Xác định từ láy trên cơ sở phương thức láy là bao quát các trường hợp tạo từ phổ biến. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp khó có thể xác định được từ tố gốc do nhiều khả năng từ tố gốc là từ cổ nay không rõ nghĩa hoặc một số từ là từ mô phỏng, mô tả.
Ví dụ: càu nhàu, làu bàu, táy máy 	từ tố gạch chân là từ tố cơ sở cổ.
	long lanh, bâng khuâng, vi vu, thì thào không xác định từ tố cơ sở.
„ Nghĩa của từ láy có các dạng sau:
} Nghĩa tổng hợp, khái quát 
Sự vật, sự việc lặp lại, số nhiều: ngày ngày, người người, nhà nhà, sáng sáng
Nghĩa khái quát (tương đương nghĩa từ ghép đẳng lập hợp nghĩa)
Ví dụ: máy móc, mùa màng, da dẻ, người ngợm, tiệc tùng, sách siếc
} Nghĩa sắc thái hoá
Khi trở thành từ láy, từ có nghĩa phân biệt với sự vật, sự việc khác xét ở một góc độ nào đó.
Ví dụ: xanh xanh 	- sắc thái hoá màu xanh, xanh nhạt
	xanh xao 	- sắc thái hoá màu xanh, da ngườI không khoẻ.
xấu xí 	- cái xấu về hình thức
	xấu xa 	- cái xấu về đạo đức 
„ Các kiểu từ láy
	} Từ láy hoàn toàn 
	Từ láy hoàn toàn là các từ láy lại toàn bộ từ tố cơ sở.
Ví dụ: xanh xanh, đo đỏ, nho nhỏ, tim tím, dửng dưng, cỏn con
Toàn bộ âm tiết phần âm đầu, vần , phần thanh lặp lại với các từ tố gốc mang thanh bằng; biến âm với từ tố gốc thuộc nhóm trắc.
Các trường hợp các từ tố gốc chứa âm cuối là âm tắc ồn thì âm tiết láy được biến âm với âm cuối là âm tắc vang tương ứng. Ví dụ: thoăn thoắt, răng rắc, ngùn ngụt
}Từ láy bộ phận
*Láy âm đầu
Từ láy âm lặp lại âm đầu .
Ví dụ: bấp bênh, gập gềnh, tập tễnh
Trúc trắc, trục trặc, lúc lắc, khục khặc
* Láy vần
Từ láy vần lặp lại vần .
Ví dụ: bâng khuâng, lao xao, lộp bộp
bịn rịn, bối rối , bức rứt
chơi vơi, chênh vênh, chót vót
lận đận, long đong, lục đục
lang thang, lượt thượt, lôi thôi, lê thê
}Số lượng âm tiết láy
Căn cứ số lượng có thể phân chia từ láy: láy đôi, láy ba, láy tư.
* Từ láy đôi: có 2 âm tiết 
* Từ láy ba: có 3 âm tiết, thường là láy hoàn toàn và có nghĩa tuyệt đối, số lượng hạn chế.
Ví dụ: sạch sành sanh, tẻo tèo teo, tỉnh tình tinh 
* Từ láy tư: từ láy tư thực chất là láy 2 lần của một từ láy đôi.
Ví dụ: vội vàng 	Ò	vội vội , vàng vàng.
nhí nhảnh 	Ò	nhí nha nhí nhảnh.
Nghĩa của từ láy ba, láy tư thường tăng đậm so với từ gốc.
Bài 3: NGHĨA CỦA TỪ TIẾNG  ... í dụ : từ “mẹ” vốn là từ địa phương Bắc Bộ nhưng dần dần được dùng phổ biến và trở thành từ toàn dân. Từ “sầu riêng” vốn là từ địa phương Nam Bộ nhưng được dùng rộng rãi và cũng dần trở thành từ toàn dân.
	Việc dùng từ toàn dân trở thành bắt buộc với những giao tiếp xã hội : hội họp, lễ nghi, phát thanh truyền hình, tuyên ngôn, tuyên bố, giao dịch, kinh tế, hành chính, khoa học, giáo dục Trong các giao tiếp này, các từ hạn chế phạm vi lãnh thổ, hạn chế phạm vi xã hội phải tránh sử dụng tối đa.
	Từ địa phương.
	Từ địa phương là những từ chỉ sử dụng trong phạm vi một khu vực địa lý trong đất nước.
	Ví dụ :
	Từ địa phương 	 Từ toàn dân 
	u, bầm (Bắc Bộ) 	mẹ 
	má (Nam Bộ) 	
	miệt vườn (Nam Bộ) 	vùng thôn quê
	thơm khóm 	dứa
	xuồng (Nam Bộ)
	rạch (Nam bộ) 	
	Từ địa phương hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau như : Từ cổ còn sót lại ở một số địa phương, từ được người dân địa phương tạo ra để gọi cho sự vật, hiện tượng riêng có ở địa phương, từ được tạo ra để gọi khác đi sự vật, hiện tượng do kiêng kị, biến thể ngữ âm địa phương
Ví dụ :	
Từ địa phương 
Nghệ An : “con cấy ” (~ con gái) là từ cổ còn sót lại
Nghệ An, Quảng Bình : “cái chờng” (~ cái gường) là từ cổ còn sót lại	
	Nam Bộ : bưng (vùng đất trũng, vùng ngập nước) là từ tạo ra riêng gọi cho sự vật có ở địa phương.
	Miền Trung : bông (~ hoa ) là từ gọi khác để kiêng kị.
	Nam Bộ : lối xóm (~ hàng xóm ) là từ biến thể địa phương (hàng và lối đồng nghĩa)
	Việc xét lai lịch của các từ địa phương là một việc khá phức tạp cần sưu tầm tư liệu căn cứ và có sự đối chiếu hệ thống.
	Từ địa phương được sử dụng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày trong phạm vi địa phương, và sử dụng hạn chế trong các phạm vi giao tiếp khác. Trong ngồn ngữ văn học, việc sử dụng từ địa phương chọn lọc và phù hợp sẽ làm tăng màu sắc địa phương, gợi cảm nhận gần gũi, thân thiết. Tuy nhiên. chỉ trong trường hợp người viết có dụng ý chuyển tải màu sắc địa phương.
	Việc sử dụng từ địa phương trong các giao tiếp xã hội như : hội họp, lễ hội, giao dịch, hành chính, kinh tế, giáo dục sẽ làm thông tin thiếu thống nhất, thiếu chính xác, gây phản cảm về mặt phong cách.
	Việc sử dụng từ địa phương trong văn bản của học sinh Tiểu họchiện nay là những lỗi dùng từ không phù hợp về mặt phong cách. Lỗi từ ngữ này chủ yếu do học sinh chưa có vốn từ toàn dân phong phú đủ để diễn đạt và chưa phân biệt được các từ toàn dân và các từ ngữ địa phương.
4.2.2.Từ nghề nghiệp, biệt ngữ, thuật ngữ khoa học, từ khẩu ngữ và từ văn chương.
Từ nghề nghiệp
Từ nghề nghiệp là những từ ngữ được dùng trong các hoạt động sản xuất của các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động văn hóa truyền thống.
	Ví dụ : 
	Nghề gốm : sành, sứ, gốm, men lam, men ngọc, men rạn, vỗ, vần, ve.
	Nghề mộc : mộng, rui, mè, cột cái, cột con, thượng lương, đòn tay, đòn nóc, 
Từ nghề nghiệp thường cụ thể, chi tiết hoá dụng cụ, nguyên liệu, thao tác sản xuất. Sắc thái biểu đạt của từ thường giàu hình ảnh, ví von theo quan niệm dân gian.
	Từ nghề nghiệp chỉ dùng hạn chế trong phạm vi ngành nghề. Một số từ chỉ các dụng cụ, sản phẩm đã trở thành thông dụng có khả năng trở thành từ toàn dân.
Biệt ngữ - tiếng lóng
Biệt ngữ là lớp từ dùng riêng của một lớp người, một giới trong xã hội. Đó là những từ ngữ trong tầng lớp thượng lưu, giới sinh viên - học sinh, những người buôn bán, giới lái xe, binh lính.
Ví dụ : 	Các từ “thủng lưới”, “ đốn ngã”	trong bóng đá 
	Các từ “bóc lịch ”, “nhà đá ”	trong pháp luật.
Tiếng lóng cũng là những từ ngữ dùng riêng của một giới, một lớp người. Nhưng tiếng lóng khác biệt ngữ ở chỗ sắc thái biểu đạt của nó ít nhiều mang tính bỡn cợt.
Ví dụ : 
	Tiếng lóng của học sinh, sinh viên : ngỗng (điểm 2), gậy (điểm 1), cúp cua (bỏ giờ), leo cây (bị lỗi hẹn).
Tiếng lóng của giới buôn bán : đẩy (bán đi), luộc (tráo đổi những bộ phận bên trong hàng).
Tiếng lóng của lính : cửa hàng bầu bí (kho đạn dược), xoá nạn mù chữ (lấy vợ)
Thuật ngữ khoa học - kỹ thuật
Thuật ngữ khoa học - kỹ thuật là những từ dùng để chỉ sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm trong các ngành khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn.
Về ngữ nghĩa, thuật ngữ có tính đơn nghĩa và có sự quy ước thống nhất cao, giảm thiểu tính biểu cảm.
Về nguồn gốc, bên cạnh một số từ thuần Việt, nhiều thuật ngữ là từ Hán Việt và các từ phiên âm từ các ngôn ngữ Ấn Âu .
Trong phạm vi khoa học - kỹ thuật, thuật ngữ có thể có nghĩa khác so với các từ đồng âm toàn dân.
Ví dụ : Thuật ngữ hoá học “muối”dùng để gọi hợp chất mà phân tử gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với gốc a xít.
Thuật ngữ sinh học : “cá” dùng để gọi các loài động vật có xương sống đặc trưng sinh học như thở bằng mang, đẻ trứng.
Như vậy, xét trong phạm vi hoá học, muối (ăn) NaCl cũng nằm trong tập hợp sự vật mà thuật ngữ “muối”gọi tên. Xét trong phạm vi sinh học cá voi, cá heo không thuộc tập hợp sự vật mà thuật ngữ “cá” gọi tên.
Một số thuật ngữ khoa học :
Ngành sinh học:
	tế bào 	tính trạng
	mô 	tính lặn
	chất nguyên sinh 	tính trội 
	đột biến 	bộ
	phân bào 	họ 
	ADN	giống 
	ARN	loài
	Ngành ngữ văn:
	nhân vật 	kết cấu
	hình tượng 	chủ đề
	môtip	đề tài 
Từ khẩu ngữ.
Từ khẩu ngữ là những từ ngữ chỉ dùng trong ngôn ngữ nói. Nếu có dùng trong văn bản viết thì chỉ hạn chế trong lời kể, lời nói của nhân vật kể chuyện hoặc đối thoại của nhân vật trong tác phẩm.
Ví dụ : hiềm một nỗi, nói khí không phải vô phép, bỏ quá đi cho, làm quách, nóng gáy...
 Từ vựng khẩu ngữ thường có những hình thức chuyển nghĩa, các tổ hợp quán ngữ, các từ chêm xen
Ví dụ : 
Ngôn ngữ viết : 	Anh ấy không biết việc này.
Ngôn ngữ nói 	Anh ấy thì không biết việc này.
	Anh ấy thì sao mà biết việc này.	
Anh ấy chả biết việc này.	
Anh ấy không biết việc này . Có chăng là
Anh ấy đời thủa nào mà biết việc này .
Từ vựng khẩu ngữ là một lớp từ khá quan trọng trong ngôn ngữ nói. Nó làm cho lời nói sinh động linh hoạt thể hiện đa dạng các tình huống nói năng. Tuy vậy, việc dùng từ vựng khẩu ngữ cho ngôn ngữ viết sẽ làm ngôn ngữ viết mất tính chặt chẽ, mạch lạc. Đặc biệt là trong các phong cách hành chính, nghị luận, khoa học cần loại trừ các từ thuộc từ vựng khẩu ngữ.
Từ văn chương:
Từ văn chương là những từ ngữ chuyên dùng trong các tác phẩm văn chương. Nhưng từ này nếu dùng trong những lời nói bình thường hoặc trong các loại văn bản khác thì sẽ mất tự nhiên, kiểu cách, không phù hợp.
Có thể kể các từ văn chương trong tiếng Việt như : bình minh, hoàng hôn, chàng, nàng, biên cương, biên thùy, bồng bềnh, véo von, gió heo may, mắt biếc, suối tóc
Từ văn chương được sử dụng đúng phong cách có thể làm tăng tính biểu cảm và giá trị thẩm mỹ.
Bài 5: CỤM TỪ CỐ ĐỊNH TIẾNG VIỆT
5.1. Đặc điểm của cụm từ cố định.
Trong hoạt động ngôn ngữ, chúng ta thường gặp các tổ hợp từ được hình thành và sử dụng một cách khá ổn định. Nó được dùng trong câu, được cấu tạo chặt chẽ có sẵn và có tính xã hội như đơn vị từ.
Ví dụ: 
Đến ngày lễ Tiên Vương, các quan lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì.
	( Sự tích bánh chưng bánh dầy - Truyện cổ Việt Nam )
	Chốc đà mười mấy năm trời 
Còn ra khi đã da mồi tóc sương.
	( Truyện Kiều - Nguyễn Du) 
	Các cụm từ cố định được tạo bởi nhiều từ nhưng nó khác với cụm từ tự do ở chỗ nó là tổ hợp có sẵn bắt buộc, còn cụm từ tự do được tạo lập lâm thời trong giao tiếp. Về ngữ nghĩa, giá trị ngữ nghĩa của cụm từ cố định được tạo bởi cả tổ hợp và thường dùng với nghĩa bóng còn nghĩa của cụm từ tự do được tạo bởi từng yếu tố trong tổ hợp.
Ví dụ
	“sơn hào hải vị” là một cụm từ cố định
“ thức ăn ngon quí hiếm” là một cụm từ tự do có giá trị ngữ nghĩa tương đương.
“sơn hào hải vị” là một số tổ hợp có sẵn khuôn phép tồn tại trong kho từ vựng không phải do cá nhân người nói tạo ra, “thức ăn ngon quí hiếm” là một tổ hợp do người nói tạo lập, có thể thay đổi được.
Cụm từ cố định và tục ngữ có hình thức khá giống nhau: đều cấu tạo bằng một tổ hợp từ, có tính cố định. Cụm từ cố định có giá trị tương đương với từ, diễn đạt một ý niệm. Tục ngữ có giá trị tương đương một câu, diễn đạt một kinh nghiệm, quy luật, trọn vẹn nội dung thông tin.
Ví dụ: 
Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa. 	Tục ngữ 
Chớp bể mưa nguồn 	Thành ngữ 
Các đặc điểm của cụm từ cố định:
a.Tính cố định
Các đơn vị từ được tổ hợp đã được chọn lọc, hình thành qua nhiều thế hệ, có tính xã hội, được cộng đồng chấp nhận thống nhất sử dụng. Khả năng thay đổi cấu trúc nội tại của nó rất ít.
	Ví dụ: mẹ tròn con vuông 	(không thể thay đổi con vuông mẹ tròn,
	chuột sa chĩnh gạo	chuột sa kho thóc)
	nghèo rớt mùng tơi
	Tính cố định còn được thể hiện ở tình huống sử dụng, giá trị thông tin của ngữ cố định. Chỉ dùng ngữ cố định mẹ tròn con vuông cho việc sinh nở vẹn toàn, không dùng cho những trường hợp khác.
b.Tính thành ngữ
Nghĩa của cụm từ cố định được mã hoá qua từng đại diện có tính biểu trưng. Muốn hiểu nghĩa của ngữ cố định thường phải hiểu chung nghĩa của cả tổ hợp.
Ví dụ: mẹ tròn con vuông. Không thể hiểu mẹ thì tròn, con thì vuông (về hình dạng) tròn vuông hiểu theo nghĩa biểu trưng theo quan niệm âm dương, biểu thị sự trọn vẹn hài hoà .
c.Giá trị tương đương với từ.
Trong cấu trúc của một số cụm từ cố định có thể tồn tại cấu trúc chủ vị như Chuột chạy cùng sào, mèo mù vớ cá rán, chim chích lạc rừng nhưng giá trị ngữ nghĩa và cách dùng của nó chỉ có giá trị tương đương với từ.
Ví dụ: “chuột chạy cùng sào” chỉ để diễn đạt “thế bí”
	“mèo mù vớ cá rán” chỉ để diễn đạt ý “may mắn”
Tuy nhiên, cái “thế bí”, cái “may mắn” này được khái quát hoá, sinh động giàu sắc thái hơn.
5.2. Phân loại cụm từ cố định 
a.Căn cứ vào chức năng 
Quán ngữ: là các cụm từ cố định được dùng để đưa đẩy, rào đón tạo cho lời nói có giá trị uyển chuyển trong giao tiếp.
Ví dụ: nói vô phép, hỏi khí không phải, bỏ quá đi cho, của đáng tội, chẳng nước non gì, chờ đến khuya.
Thành ngữ: là các cụm từ cố định được dùng để biểu đạt một sự vật, sự việc có tính chất miêu tả.
Ví dụ: ruộng cả ao liền, nứt đố đổ vách, nhà giàu húp tương, nói như thánh phán, rán sành ra mỡ, gió táp mưa sa.
b.Căn cứ vào cấu trúc (chủ yếu là phân loại thành ngữ)
Có nhiều quan điểm xác định cấu trúc thành ngữ.
1.Căn cứ vào đơn vị: cụm từ, câu, câu ghép.
2. Căn cứ vào cơ chế nghĩa : thành ngữ so sánh, thành ngữ đối .
Có thể xác định có các kiểu kết cấu sau:
î Cụm từ cố định có kết cấu là cụm từ:
Ví dụ:
Thẳng ruột ngựa, chậm như rùa, nói toặc móng heo, nghèo rớt mùng tơi, chạy long tóc gáy
Các cụm từ cố định có kết cấu là cụm từ thường có một trung tâm và phần phụ có chức năng miêu tả, sắc thái hoá. Như “thẳng ruột ngựa”: cụ thể hoá tính chất thẳng, sắc thái hoá sự việc thẳng bằng chứng xác đáng ruột ngựa bao giờ cũng thẳng. “Ruột” theo quan niệm người Việt thường là biểu trưng của bản chất, suy tính, lòng thẳng ngay. Như vậy, thẳng ruột ngựa có nghĩa chỉ lòng dạ ngay thẳng của con người. .
î Cụm từ cố định có kết cấu là một câu.
Ví dụ: chuột chạy cùng sào, lươn ngắn chê chạch dài, kẻ cắp gặp bà già, mèo mù vớ cá rán, châu chấu đá xe...
Các ngữ cố định có kết cấu thường diễn đạt một sự việc, sự kiện. Các đối tượng được đề cập ở chủ ngữ thường là một vai xã hội. “chuột” thường là đại diện cho kẻ thấp kém Các sự việc được diễn đạt ở vị ngữ là các tình huống, kết cục. “Chuột chạy cùng sào” diễn đạt thế dường cùng quẫn bách của kẻ thấp bé. “Mèo mù vớ cá rán” diễn đạt cái may mắn ngẫu nhiên bất ngờ dành cho một kẻ kém cỏi.
î Cụm từ cố định có kết cấu 2 vế.
Hai vế là hai cụm từ song song : ruộng cả ao liền, nứt đố đổ vách, chan tương trong mẻ, đâm bị thóc chọc bị gạo, dãi nắng dầm mưa, chân lấm tay bùn.
Hai vế là hai vế câu ghép : mặt xanh nanh vàng, vật đổi sao dời, sáng nắng chiều mưa.
 Cụm từ cố định có kết cấu hai về thường có tính chất đối, tính khái quát hoá cao. Về ngữ âm, các cụm từ cố định có hai vế thường phối thanh, hiệp vần rất hài hoà tạo nên sự chặt chẽ về ngữ âm và ngữ nghĩa, ít khả năng thay đổi.
Ví dụ: mẹ tròn con vuông
Hiệp vần : tròn 	con
Phối thanh: 1, 2 trầm (âm vực thấp)
3,4 phù (âm vực cao)
Bài 6: TỪ TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP
I. Sự hiện thực hoá của các bình diện của từ trong hoạt động giao tiếp 
II. Sự biến đổi và chuyển hoá của từ trong hoạt động giao tiếp
1. Bình diện ngữ âm
2. Bình diện ý nghĩa
3. Bình diện ngữ pháp
4. Bình diện chức năng của từ
5. Bình diện phong cách
III. Yêu cầu sử dụng từ trong giao tiếp 
1. Nguyên tắc dùng từ trong giao tiếp
2. Các lỗi dùng từ và cách khắc phục
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ RÈN LUYỆN CHƯƠNG I
Từ tiếng Việt có đặc điểm gì? Đặc điểm nào là cơ sở của loại hình ngôn ngữ đơn lập.
Đơn vị tạo từ tiếng Việt có các đặc trưng cơ bản nào? Có những thuật ngữ nào được dùng để chỉ đơn vị tạo từ tiếng Việt.
Hệ thống hoá các loại từ theo kiểu cấu tạo. So sánh phương thức ghép ở từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
Có các loại từ láy nào? Từ láy có giá trị biểu đạt như thế nào?
Ngữ cố định được phân chia thành mấy loại? Khái niệm thành ngữ dùng để chỉ loại ngữ cố định nào?
Xác định ranh giới từ và phân loại theo kiểu cấu tạo:
“Từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường trong mùa hoa nở. Hai cây đứng đối nhau trước tấm bình phong cổ, rộ lên hàng trăm đoá đầu cành phơi phới như một lời chào hạnh phúc. Nhìn gần, hải đường có một màu đỏ thắm rất quí, hân hoan, say đắm” 
	( Hoàng Phủ Ngọc Tường , Hoa trái quanh ta)
Phân biệt từ ghép chính phụ phân nghĩa và từ ghép chính phụ biệt lập.
Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ:
núi mặt 
ham học 
Tìm và phân tích giá trị ngữ nghĩa của các từ cố định nói về.
- 	sự vất vả
sự giàu có
sự thiếu thốn
9. Xác định thành phần nghĩa của từ . Trong các thành phần nghĩa này, thành phần nào là thường trực, thành phần nghĩa nào có thể có xuất hiện ở một số từ ? Cho ví dụ.
10. Xác định nghĩa biểu niệm để phân biệt các từ gần nghĩa sau : (với nghĩa gốc của từ)
	Ví dụ : cắt, chặt, chẻ, bổ.
	 cầm, nắm
	 mang, xách, bưng
11. Thế nào là hiện tượng nhiều nghĩa ? Lấy một vài ví dụ minh hoạ.
12. Có những phương thức chuyển nghĩa nào ? Cho ví dụ. Ẩn dụ, hoán dụ từ vựng khác ẩn dụ, hoán dụ tu từ như thế nào ?
13.Tìm các đơn vị từ thuộc các trường biểu vật sau :
Dụng cụ lao động.
Phương tiện giao thông
Hiện tượng thời tiết
Hải sản.
14. Tìm các từ thuộc trường biểu vật động vật, thuỷ sản, lương thực sau đó phân chia thành các trường nhỏ hơn.
15. Tìm những từ thuộc các trường biểu niệm sau.
Hành động, tác động đến vật khác, làm biến dạng nó.
Trạng thái tâm lý, của người, hướng đến đối tượng khác.
Sự vật, do con người tạo ra, dùng làm nơi ở, xây dựng trên mặt đất .
16. Tìm nét nghĩa chung của các từ sau :
Cắt, chặt, chẽ, xẻ, xé, tước, đẵn..
Kéo, đẩy, hất, đá, đè.
Viết, vẽ, tạc, nặn, đục, đẽo.
Chắp, vá, nối, kết, hàn..
17. Tìm các từ ngữ có thể kết hợp theo trường nghĩa ngang với các từ sau :
Cười.
Khóc.
Đi.
Nói.
18.Các từ trái nghĩa có đặc điểm gì về sự tổ chức các nét nghĩa ?
So sánh nghĩa của các cặp từ trái nghĩa sau để làm rõ đặc điểm trên.
rộng - hẹp .
nông – sâu
cao - thấp
19. Tìm 5 cặp từ trái nghĩa loại trừ.
20. Tìm 10 trường hợp đồng âm trong tiếng Việt, đặt vào ngữ cảnh để làm rõ sự phân biệt nghĩa.
21. Phân biệt cách thức sử dụng của từ toàn dân và từ địa phương.
Thống kê các từ địa phương ở khu vực KonTum.

File đính kèm:

  • docbai_giang_tieng_viet_2_phan_tu_vung_hoc_le_thi_viet_hoa.doc