Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh (Bản đẹp)
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Khái niệm tư tưởng và tư tưởng Hồ Chí Minh
a. Khái niệm tư tưởng
* Khái niệm tư tưởng
- Theo Đại từ điển tiếng Việt thì: Tư tưởng là quan điểm và ý nghĩ chung của con người đối với thế giới tự nhiên và xã hội
- Theo nghĩa phổ thông nhất thì tư tưởng là suy nghĩ, là ý nghĩ.
- Tư tưởng thuộc phạm trù ý thức, tồn tại như một thực thể khách quan, gắn liền với hoạt động của con người. Nhưng tư tưởng của mỗi người lại phụ thuộc chặt chẽ vào đối tượng phản ánh và trình độ nhận thức của bản thân người đó.
Nhưng, trong cụm từ Tư tưởng Hồ Chí minh thì khái niệm tư tưởng ở đây không dùng với nghĩa tinh thần - tư tưởng, ý thức tư tưởng của một cá nhân, một cộng đồng mà với nghĩa là một hệ thống các quan điểm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo và cải tạo thực tiễn.
* Khái niệm nhà tư tưởng
Theo Lênin, một người được gọi là “nhà tư tưởng” khi đảm bảo đầy đủ 4 yếu tố sau:
- Chuẩn bị đầy đủ về mặt lý luận, có khả năng đi trước, dự báo chỉ đường cho phong trào đấu tranh của quần chúng (còn tự phát).
- Có tầm mắt chính trị rộng lớn để giải quyết thành công mọi vấn đề chiến lược, sách lược của cách mạng.
- Có tài về tổ chức để sáng lập một chính đảng cách mạng có sức chiến đấu mạnh mẽ.
- Có nghị lực phi thường, vượt qua mọi khó khăn để thực hiện tư tưởng của mình.
Như vậy, theo quan niệm của Lênin, một người được coi là nhà tư tưởng khi người đó có sự thống nhất giữa ý chí và hành động, giữa lý luận và thực tiễn. Và theo quan niệm này, chủ tịch Hồ Chí Minh xứng đáng được gọi là nhà tư tưởng
Xem xét khái niệm tư tưởng và nhà tư tưởng như vậy sẽ giúp chúng ta nhìn nhận đúng vị trí,vai trò và tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh.
b. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
- Tư tưởng Hồ Chí Minh có một quá trình hình thành và phát triển từ rất sớm: Từ thời niên thiếu, trải qua nhiều giai đoạn, đến khi Người vĩnh biệt chúng ta.
- Đảng ta nhận thức về tư tưởng Hồ Chí Minh là một quá trình nhận thức đi từ thấp đến cao, từ những vấn đề cụ thể đến hệ thống để đến hôm nay chúng ta có một quan niệm đúng đắn và tương đối hoàn chỉnh về tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (1-2011) xác định khá toàn diện và hệ thống những vấn đề cốt yếu thuộc nội hàm tư tưởng Hồ Chí Minh.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”
Đây là một định nghĩa ngắn gọn, hàm súc ở cấp độ lý luận về tư tưởng Hồ Chí Minh. Định nghĩa này đã phản ánh được:
Một là, bản chất cách mạng, khoa học và nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh: đó là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, phản ánh những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của Đảng và dân tộc Việt Nam.
Hai là, nguồn gốc tư tưởng - lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh: đó là chủ nghĩa Mác - Lênin; giá trị văn hóa dân tộc; tinh hoa văn hóa nhân loại.
Ba là, giá trị, ý nghĩa, sức hấp dẫn, sức sống lâu bền của tư tưởng Hồ Chí Minh: là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh (Bản đẹp)
A. MỤC TIÊU HỌC PHẦN 1. Kiến thức Sau khi học xong học phần, SV hiểu được: - Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh. - Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. - Tư tưởng về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc. - Tư tưởng về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc. - Tư tưởng về Đảng cộng sản Việt Nam . -Tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. - Tư tưởng về dân chủ và xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân. -Tư tưởng về văn hóa, đạo đức, và xây dựng con người mới. 2. Kỹ năng - Sinh viªn cè g¾ng häc tËp, rÌn luyÖn theo g¬ng B¸c Hå vÜ ®¹i. - Cã ý thøc tr¸ch nhiÖm cèng hiÕn, gãp phÇn tham gia x©y dùng vµ b¶o vÖ Tæ quèc trªn c¬ng vÞ nhiÖm vô ®îc ph©n c«ng. - Häc tËp vµ vËn dông tinh thÇn vµ ph¬ng ph¸p lµm viÖc cña Hå ChÝ Minh: BiÕt vËn dông s¸ng t¹o mäi vÊn ®Ò phï hîp víi thùc tÕ vµ ®èi tîng, tr¸nh c¨n bÖnh rËp khu«n, gi¸o ®iÒu, m¸y mãc. 3. Thái độ - Giúp sinh viên nhận thức đúng vị trí, vai trò của môn học, từ đó có ý thức học tập tốt bộ môn . - Củng cố lòng tin vào con đường đi lên CNXH ở nước ta, nâng cao lòng tự hào dân tộc về Đảng, về Bác. B. TÀI LIỆU HỌC TẬP *Tài liệu bắt buộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội, 2012. *Tài liệu tham khảo 1. PGS.TS. Phạm Ngọc Anh (Chủ biên), Ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội, 2013. 2. Ban Tuyên giáo Trung ương, Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 2012. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội, 2009 4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2011 5. Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh Tinh hoa và khí phách của dân tộc, Nxb CTQG, Hà Nội, 2012. 6. Đại tướng Võ Nguyên Giáp (chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội, 2008. 7. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội, 2003. 8. Học tập đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh, Nxb Thông tấn, Hà Nội, năm 2004. 9. TS. Đinh Xuân Lý (Chủ biên), Tìm hiểu Vai trò của Hồ Chí Minh với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005. 10. PGS.TS. Bùi Đình Phong, Hồ Chí Minh học với Minh triết Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội, 2008 CHƯƠNG MỞ ĐẦU ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Khái niệm tư tưởng và tư tưởng Hồ Chí Minh a. Khái niệm tư tưởng * Khái niệm tư tưởng - Theo Đại từ điển tiếng Việt thì: Tư tưởng là quan điểm và ý nghĩ chung của con người đối với thế giới tự nhiên và xã hội1Đại từ điển Tiếng Việt, NXB VH – TT, H, 1999, tr. 1757 - Theo nghĩa phổ thông nhất thì tư tưởng là suy nghĩ, là ý nghĩ. - Tư tưởng thuộc phạm trù ý thức, tồn tại như một thực thể khách quan, gắn liền với hoạt động của con người. Nhưng tư tưởng của mỗi người lại phụ thuộc chặt chẽ vào đối tượng phản ánh và trình độ nhận thức của bản thân người đó. Nhưng, trong cụm từ Tư tưởng Hồ Chí minh thì khái niệm tư tưởng ở đây không dùng với nghĩa tinh thần - tư tưởng, ý thức tư tưởng của một cá nhân, một cộng đồng mà với nghĩa là một hệ thống các quan điểm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo và cải tạo thực tiễn. * Khái niệm nhà tư tưởng Theo Lênin, một người được gọi là “nhà tư tưởng” khi đảm bảo đầy đủ 4 yếu tố sau: - Chuẩn bị đầy đủ về mặt lý luận, có khả năng đi trước, dự báo chỉ đường cho phong trào đấu tranh của quần chúng (còn tự phát). - Có tầm mắt chính trị rộng lớn để giải quyết thành công mọi vấn đề chiến lược, sách lược của cách mạng. - Có tài về tổ chức để sáng lập một chính đảng cách mạng có sức chiến đấu mạnh mẽ. - Có nghị lực phi thường, vượt qua mọi khó khăn để thực hiện tư tưởng của mình. Như vậy, theo quan niệm của Lênin, một người được coi là nhà tư tưởng khi người đó có sự thống nhất giữa ý chí và hành động, giữa lý luận và thực tiễn. Và theo quan niệm này, chủ tịch Hồ Chí Minh xứng đáng được gọi là nhà tư tưởng Xem xét khái niệm tư tưởng và nhà tư tưởng như vậy sẽ giúp chúng ta nhìn nhận đúng vị trí,vai trò và tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh. b. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh - Tư tưởng Hồ Chí Minh có một quá trình hình thành và phát triển từ rất sớm: Từ thời niên thiếu, trải qua nhiều giai đoạn, đến khi Người vĩnh biệt chúng ta. - Đảng ta nhận thức về tư tưởng Hồ Chí Minh là một quá trình nhận thức đi từ thấp đến cao, từ những vấn đề cụ thể đến hệ thống để đến hôm nay chúng ta có một quan niệm đúng đắn và tương đối hoàn chỉnh về tư tưởng Hồ Chí Minh. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (1-2011) xác định khá toàn diện và hệ thống những vấn đề cốt yếu thuộc nội hàm tư tưởng Hồ Chí Minh. “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi” ĐCSVN: Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ XI, NXB CTQH, HN.2011, tr.88 Đây là một định nghĩa ngắn gọn, hàm súc ở cấp độ lý luận về tư tưởng Hồ Chí Minh. Định nghĩa này đã phản ánh được: Một là, bản chất cách mạng, khoa học và nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh: đó là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, phản ánh những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của Đảng và dân tộc Việt Nam. Hai là, nguồn gốc tư tưởng - lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh: đó là chủ nghĩa Mác - Lênin; giá trị văn hóa dân tộc; tinh hoa văn hóa nhân loại. Ba là, giá trị, ý nghĩa, sức hấp dẫn, sức sống lâu bền của tư tưởng Hồ Chí Minh: là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi. 2. Đối tượng và nhiệm vụ của môn học tư tưởng Hồ Chí Minh a. Đối tượng nghiên cứu Cũng như tất cả các môn khoa học khác, môn học tư tưởng Hồ Chí Minh có đối tượng nghiên cứu riêng. Đó là: - Nghiên cứu bản thân hệ thống các quan điểm, lý luận được thể hiện trong toàn bộ di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. - Nghiên cứu quá trình vận động, hiện thực hóa các quan điểm, lý luận đó trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. b. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở xác định đối tượng nghiên cứu như vậy, môn học tư tưởng Hồ Chí Minh có nhiệm vụ đi sâu làm rõ: - Cơ sở (khách quan và chủ quan) hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm khẳng định sự ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu lịch sử. - Các giai đoạn hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. - Nội dung, bản chất cách mạng, khoa học và đặc điểm của các quan điểm trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. - Vai trò nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. - Quá trình quán triệt, vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh qua các giai đoạn cách mạng của Đảng và Nhà nước ta. - Các giá trị tư tưởng, lý luận của Hồ Chí Minh đối với kho tàng lý luận cách mạng thế giới của thời đại. 3. Mối quan hệ giữa môn học tư tưởng Hồ Chí Minh với các môn Lý luận chính trị khác Môn học tư tưởng Hồ Chí Minh có quan hệ chặt chẽ với Hồ Chí Minh học, các khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là với các môn học lý luận chính trị. a. Trong mối quan hệ với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin - Chủ nghĩa Mác-Lênin là thế giới quan, phương pháp luận, nguồn gốc tư tưởng, lý luận trực tiếp quyết định bản chất cách mạng, khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh. - Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác-Lênin, đồng thời là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện thực tế Việt Nam. - Môn học tư tưởng Hồ Chí Minh với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin có quan hệ biện chứng chặt chẽ, thống nhất. Nắm vững kiến thức về những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin càng hiểu sâu hơn tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là sự vận dụng và phát triển sáng tạo của người vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Và ngược lại, học tập, nghiên cứu tốt tư tưởng Hồ Chí Minh càng hiểu sâu hơn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. b. Trong mối quan hệ với môn học Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam - Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ phận tư tưởng của Đảng, nhưng với tư cách là bộ phận nền tảng tư tưởng, kim chỉ Nam hành động của Đảng, là cơ sở khoa học cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin để xây dựng đường lối chiến lược, sách lược cách mạng đúng đắn. - Môn học tư tưởng Hồ Chí Minh gắn bó chặt chẽ với môn học đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, môn học tư tưởng Hồ Chí Minh trang bị cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học để nắm vững kiến thức về đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở phương pháp luận Muốn nghiên cứu, giảng dạy, học tập tốt môn tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết phải quán triệt, nắm vững phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin và bản thân các quan điểm có giá trị phương pháp luận của Hồ Chí Minh, đặc biệt là phải nắm vững các nguyên lý triết học Mác – Lênin. Khi nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh cần nắm vững các nguyên tắc sau: a. Bảo đảm sự thống nhất nguyên tắc tính Đảng và tính khoa học - Phải đứng trên quan điểm lập trường, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và quan điểm đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam. - Phải đảm bảo tính khách quan, khoa học và có định hướng chính trị khi đánh giá, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh để tránh việc áp đặt, cường điệu hóa hoặc hiện đại hóa tư tưởng Hồ Chí Minh. b. Quan điểm thực tiễn và nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn - Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đều bám sát thực tiễn cách mạng dân tộc và thế giới, luôn lấy thực tiễn Việt Nam làm điểm xuất phát, coi trọng tổng kết thực tiễn. Người cho rằng đây là biện pháp không chỉ nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn mà còn là điều kiện để nâng cao trình độ lý luận, từ thực tiễn Hồ Chí Minh tổng kết, bổ sung để hoàn chỉnh và phát triển, cho nên tư tưởng Hồ Chí Minh không lạc hậu, giáo điều mà luôn luôn sáng tạo. - Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc kết hợp lý luận với thực tiễn, lời nói đi đôi với việc làm. Hồ Chí Minh khẳng định: “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng, dễ mắc bệnh chủ quan, duy ý chí, lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”. Trung thành với nguyên tắc này mà Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn đất nước để đề ra cương lĩnh, đường lối cách mạng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. - Khi nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, cần phải quán triệt quan điểm lý luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành, phải triệt để vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của đất nước. c. Quan điểm lịch sử – cụ thể Cùng với chủ nghĩa duy vật biện chứng thì khi nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh cần vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử, nắm vững quan điểm này giúp ta hiểu được tư tưởng Hồ Chí Minh mang đậm dấu ấn của quá trình phát triển lịch sử, quá trình phát triển sáng tạo. Vì vậy cần: - Đặt những quan điểm, luận điểm của Hồ Chí Minh vào một hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhất định. Để nhận thức và vận dụng câu nói nào đó của Người phải đặt nó vào trong bối cảnh lịch sử cụ thể: Người nói, Người viết trong hoàn cảnh nào? Lúc nào? Với ai? Nhằm mục đích gì?...Để không dẫn đến những suy diễn hay quy kết sai lệch tư tưởng Hồ Chí Minh. - Ở Hồ Chí Minh luôn luôn thống nhất giữa lời nói và việc làm, có khi làm nhiều hơn nói. Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện qua những bài nói, bài viết mà còn qua hành động hàng ngày của Hồ Chí Minh. Do đó, những quan điểm của Hồ Chí Minh còn phải được tìm trong cuộc sống, trong những việc làm cụ thể diễn ra trong một không gian và thời gian nhất định, nếu thoát ly khỏi hoàn cảnh lịch sử thì chúng ta không thể vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh một cách đúng đắn và có hiệu quả. - Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của một thời kỳ lịch sử cụ thể nên cũng chịu sự chế ước của chính bản thân điều kiện lịch sử đó, Có những vấn đề Hồ Chí Minh chưa kịp đề cập, có những vấn đề Hồ Chí Minh đề cập nhưng đã bị thực tiễn vượt qua. Do đó, tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải được bảo vệ và phát triển trong những điều kiện mới. d. Quan điểm toàn diện và hệ thống Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, có quan hệ thống nhất biện chứng, nên khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải: - Xem xét mối liên hệ qua lại giữa các yếu tố, các bộ phận (các quan điểm, luận điểm) trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh một cách tổng thể, toàn diện, mà hạt nhân cốt lõi của hệ thống tư tưởng đó là tư tưởng độc lập tự do, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. - Cần nắm vững và đầy đủ hệ thống các quan điểm của Hồ Chí Minh trên tất cả các lĩnh vực, không nên biệt lập từng quan điểm, cắt khúc quan điểm đó một cách siêu hình, nếu làm như vậy sẽ hiểu sai tư tưởng Hồ Chí Minh. e. Quan điểm kế thừa và phát triển Hiện nay, thực tiễn và thế giới có nhiều điều khác so với thời kỳ Hồ Chí Minh còn sống, vì vậy, cần vận dụng tinh thần và phương pháp của Người để suy nghĩ giải quyết, nghĩa là phải kế thừa, vận dụng và phát triển: - Kế thừa và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh phải giữ đúng nguyên tắc, đúng mục đích, giữ vững mục tiêu chiến lược nhưng linh hoạt về sách lược thể hiện qua toàn bộ tư tưởng của Người, không bám giữ câu chữ, tránh giáo điều, rập khuôn, máy móc. - Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh là vận dụng phương pháp của Hồ Chí Minh để tiếp tục nhận thức và hành động đúng quy luật, giải quyết những vấn đề mới do cuộc sống đặt ra. Tư tưởng Hồ Chí Minh là những vấn đề mở, cần được bổ sung và phát triển trong sự nghiệp đổi mới. g. Kết hợp nghiên cứu tác phẩm với thực tiễn chỉ đạo của Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh mang tính cách mạng, luôn luôn sáng tạo, không lạc hậu, giáo điều. Vì vậy, khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, không nên chỉ căn cứ vào các tác phẩm, bài viết, bài nói mà cần coi trọng hoạt động thực tiễn của Người, thực tiễn cách mạng dưới sự tổ chức và lãnh đảo của Đảng do Người đứng đầu. Nếu chỉ căn cứ vào các bài viết, bài nói, tác phẩm của Hồ Chí Minh thì là hoàn toàn chưa đầy đủ, mới chỉ là lĩnh hội được một phần tư tưởng Hồ Chí Minh. 2. Các phương pháp cụ thể - Phương pháp lịch sử và lôgic Tức là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo trình tự thời gian, quá trình phát sinh, phát triển và kết quả của nó và nghiên cứu một cách tổ ... hiểu một cách tổng quát là toàn bộ những chuẩn mực, những nguyên tắc, quan niệm về các giá trị thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm, danh dự được xã hội thừa nhận. Con người luôn có khát vọng hướng tới cái chân, thiện, mỹ nhằm hoàn thiện bản thân. Muốn vậy con người phải tự tu dưỡng hoàn thiện mình về đạo đức. Do vậy đạo đức là yếu tố cơ bản của nhân cách tạo nên giá trị của con người. + Các dân tộc phương Đông giàu tình cảm, trọng đạo lý nên việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân có vai trò vô cùng quan trọng. Riêng đói với thế hệ trẻ, việc tu dưỡng đạo đức còn quan trọng hơn, vì theo Hồ Chí Min họ “người chủ tương lai của nước nhà”, là cầu nối giữa các thế hệ: “người tiếp sức cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người dìu dắ thế hệ thanh niên tương lai”1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, t 10, tr.488 . + Việc thực hành đạo đức cách mạng, theo Hồ Chí Minh không chỉ có tác dụng tôn vinh, nâng cao giá trị của con người mà còn tạo sức mạnh nội sinh, giúp họ vượt qua khó khăn thử thách,. Người nói: “Có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ được tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”; lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa”2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, t 9, tr172 . + Xác định đạo đức có vai trò hết sức quan trọng nên ngay từ rất sớm Hồ Chí Minh đã quan tâm đến việc rèn luyện đạo đức cho sinh viên. - Kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh + Ngay từ rất sớm Hồ Chí Minh đã xác định những phẩm chất đạo đức tối cần thiết để cho thanh niên có phương hướng phấn đấu rèn luyện. Trong bài nói tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai (7/5/1958) những phẩm chất đó được Người tóm tắt trong “sáu cái yêu: Yêu Tổ quốc: yêu như thế nào? Yêu là phải làm sao cho Tổ quốc ta giàu mạnh. Muốn cho Tổ quốc ta giàu mạnh thì phải ra sức lao động, ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Yêu nhân dân: Mình phải hiểu rõ sinh hoạt của nhân dân, biết nhân dân còn cực khổ như thế nào, biết chia sẻ những lo lắng, những vui buồn, những công tác nặng nhọc với nhân dân. Yêu chủ nghĩa xã hội: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm. Yêu lao động: Muốn thật thà yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội thì phải yêu lao động, vì không có lao động chỉ là nói suông. Yêu khoa học và kỷ luật: Bởi vì tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải có khoa học và kỷ luật”1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, t 9, tr173,174 . + Để rèn luyện được những phẩm chất như trên Hồ Chí Minh đã chỉ ra những nhiệm vụ mà sinh viên cần phải làm: Phải rèn luyện cho mình những đức tính như: trung thành, tận tụy, thật thà chính trực. Phải xác định rõ nhiệm vụ của mình là: “Phải làm thế nào để cho lợi ích nước nhà nhiều hơn?”. Phải trả lời được câu hỏi: “Học để làm gì? Học để phục vụ ai? Phải xác định rõ thế nào là tốt, thế nào là xấu? Ai là bạn, ai là thù?...” Người nói: “Đối với người, ai làm lợi gì cho dân cho Tổ quốc ta đều là bạn. Bất kỳ ai làm điều gì có hại cho dân và cho Tổ quốc ta tức là kẻ thù. Đối với mình, những tư tưởng và hành động gì có lợi ích cho Tổ quốc, cho đồng bào là bạn. Những tư tưởng và hành động có hại cho Tổ quốc và đồng bào là thù Điều gì phải, thì phải cố làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái, phải hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, t 7, tr454-455 . Trong học tập rèn luyện phải kết hợp lý luận với thực hành, học tập với lao động; chống biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, chống tư tưởng háo danh, hám lợi. b. Nội dung học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Thực trạng đạo đức lối sống trong sinh viên hiện nay + Cùng với công cuộc đổi mới đất nước, một nền đạo đức mới đã hình thành, là nguồn động lực quan trọng cho công cuộc phát triển đất nước. Đó là nền đạo đức vừa phát huy được truyền thống dân tộc: yêu nước, thương người, sống nghĩa tình, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư vừa phù hợp với yêu cầu mới của thời đại. Nhờ đó, phần lớn sinh viên, thanh niên, trí thức vẫn giữ được lối sống tình nghĩa, trong sạch, lành mạnh, khiêm tốn, luôn cần cù và sáng tạo trong học tập, sống có bản lĩnh, có chí lập thân, lập nghiệp, năng động, nhạy bén, dám đối mặt với khó khăn thử thách, dám chịu trách nhiệm, không ỷ lại, chây lười, luôn gắn bó với nhân dân, đồng hành cùng dân tộc, phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. + Mặc dù vậy, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, hội nhập thế giới, do sự bùng phát của lối sống thực dụng chạy theo danh lợi, bất chấp đạo đức dẫn đến những tiêu cực trong đời sống xã hội diễn ra ngày càng phổ biến. Thêm vào đó là những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội chưa được khắc phục, sự chống phá của các thế lực phản động quốc tế nhằm thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” đã tác động không nhỏ đến đạo đức của công dân ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm, ý chí phấn đấu của thanh niên, sinh viên. Hậu quả là một bộ phận sinh viên phai nhạt niềm tin, lý tưởng, mất phương hướng chiến đấu, không có chí lập thân, lập nghiệp, chạy theo lối sống thực dụng, sống dựa dẫm, thiếu trách nhiệm, thờ ơ với gia đình, với xã hội, thiếu trung thực, gian lận trong thi cử, chạy điểm, mua bằng cấp. - Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh + Học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Hồ Chí Minh là một tấm gương ngời sáng về lòng yêu nước, thương dân. Từ thuở thiếu thời, Hồ Chí Minh đã lựa chọn mục tiêu, lý tưởng của đời mình là phấn đấu cho độc lập, tự do của Tổ quốc, của nhân dân. Người đã chấp nhận mọi sự hy sinh, luôn kiên định dũng cảm và sáng suốt để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Tấm gương vì nước vì dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp của Hồ Chí Minh đã được nhân dân thế giới và bạn bè quốc tế thừa nhận và kính phục. Họ đã dùng những lời lẽ và trang trọng nhất để ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh: “một tấm gương sáng chói những phẩm chất cách mạng và nhân đạo cao cả nhất. Hiếm có một nhà lãnh đạo nào trong những giờ phút thử thách lại tỏ ra sáng suốt, bình tĩnh, gan dạ, quên mình, kiên nghị và dũng cảm một cách phi thường như vậy”1 Điện chia buồn của Đảng và Chính phủ Cu ba. Thế giới ca ngợi và tiếc thương Hồ Chủ tịch. NXB ST Hà Nội, 1976, tr76 . + Học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống trong sáng giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Nội dung người học cần thực hiện các phẩm chất đạo đức này như sau: Tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần lao động, sáng tạo, đem lại năng suất cao. Biết quý trọng công sức lao động và tài sản của tập thể, của nhân dân; không lãng phí, không phô trương, hình thức; biết sử dụng tiền của nhân dân, nhà nước, của chính mình một cách hiệu quả. Đăt lợi ích của tập thể lên trên hết, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, chống lối sống thực dụng Kiên quyết chống bệnh lười biếng, lối sống hưởng thụ, vị kỷ, nói không đi đôi với làm + Học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người. Hồ Chí Minh có tình yêu thương bao la với con người. Tình yêu đó gắn liền với niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh, trí tuệ của nhân dân. Người luôn dạy cán bộ, đảng viên: việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh; phải gần dân, hiểu dân, học hỏi dân, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Với lòng nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu Hồ Chí Minh dành tình cảm cho tất cả mọi người dân, chia sẻ với họ những khó khăn, gian khổ. Chính vì thế, Người có sức mạnh cảm hóa to lớn trong việc xây dựng và tái tạo lương tri. + Học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh gặp rất nhiều khó khăn, thử thách: hai lần ngồi tù, một lần nhận án tử hình, có giai đoạn bị nghi ngờ, hiểu nhầm nhưng nhờ vào ý chí và nghị lực tinh thần to lớn Người đã bình tĩnh, kiên cường, chủ động vượt qua mọi thử thách, gian nguy, kiên trì mục đích cuộc sống, bảo vệ chân lý, giữ vững quan điểm cách mạng của mình. Người đã tự làm thơ để răn mình: Muốn nên sự nghiệp lớn Tinh thần càng phải cao. Dũng cảm, quyết tâm, bền bỉ, bất khuất là những đặc trưng trong nhân cách Hồ Chí Minh. Một tờ báo nước ngoài đã viết: “Đằng sau cái cốt cách dịu dàng của Cụ Hồ là một ý chí sắt thép. Dưới cái bề ngoài giản dị là một tinh thần quật khởi, anh hùng không có gì uy hiếp nổi”1 Dẫn theo Trần Văn Giàu: Nhân cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh NXB KHXH Hà Nội, 1990, tr228 Trong điều kiện hiện nay để phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của sinh viên có hiệu quả cần phải có sự phối kết hợp của nhiều nhân tố: sự giáo dục và việc tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên; sự nêu gương của mọi người trong xã hội, của gia đình, của cán bộ, đảng viên, của các thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục và sự hướng dẫn của dư luận xã hội và pháp luật. Nếu coi thường một trong những nhân tố trên việc học tập và rèn luyện sẽ khó đạt được kết quả như mong muốn. III. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI 1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người a. Con người được nhìn nhận như một chỉnh thể - Hồ Chí Minh xem xét con người như một chỉnh thể thống nhất về tâm lực, thể lực và các hoạt động của nó. Con người có xu hướng vươn lên cái Chân – Thiện – Mỹ. Người nhìn nhận con người trong tính đa dạng: trong quan hệ xã hội, trong tính phong cách, khát vọng, phẩm chất, khả năng, trong hoàn cảnh xuất thân, trong điều kiện sống - Hồ Chí Minh xem xét con người trong sự thống nhất của hai mặt đối lập: thiện và ác, hay và dở, tốt và xấu, hiền và dữ bao gồm cả tính người – mặt xã hội và tính bản năng – mặt sinh học. Theo Hồ Chí Minh, con người có tốt có xấu, nhưng “dù là xấu, tốt, văn minh hay dã man đều có tình”. b. Con người cụ thể, lịch sử. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh không có con người trừu tượng, chung chung mà bao giờ Người cũng nói đến con người cụ thể, lịch sử. Người luôn xem xét con người trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ giai cấp, theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, quốc gia, quốc tế. c. Bản chất con người mang tính xã hội - Để sinh tồn, con người phải lao động sản xuất. Trong quá trình đó, con người dần nhận thức được các quy luật của tự nhiên và xã hội; hiểu về mình và hiểu biết lẫn nhauxác lập mối quan hệ giữa người với người. Vì thế, con người là sự tổng hợp các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng. - Con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của lịch sử. 2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược “trồng người” a. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người - Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. Người nói: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”, “việc dễ mấy không có nhân dân cũng chịu, việc khó mấy có dân liệu cũng xong”. Theo Hồ Chí Minh nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần. Họ là những người tài năng, trí tuệ và sáng tạo. Đặc biệt là lòng sốt sắng, hăng hái của nhân dân để thực hiện con đường cách mạng. Vì vây, nhân dân là yếu tố quyết định thành công của cách mạng. - Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng: phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người. + Con người là mục tiêu của cách mạng: Thông cảm sâu sắc với thân phận những người cùng khổ và nô lệ lầm than, Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước với ý chí “quyết giải phóng gông cùm nô lệ cho đồng bào”. Khi đất nước còn trong cảnh nô lệ thì mục tiêu trước hết của cách mạng là giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc. Khi chính quyền đã về tay nhân dân thì mục tiêu của cách mạng lại hướng vào việc giải quyết vấn đề ăn, ở, mặc, đi lại cho nhân dân. Bởi: “nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì”. Con người là mục tiêu của cách mạng nên mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ đều phải vì lợi ích chính đáng của con người. Bao gồm lợi ích trước mắt, lợi ích lâu dài, lợi ích dân tộc, bộ phận, giai cấp, tầng lớp và cá nhân. + Con người là động lực của cách mạng: Theo Hồ Chí Minh, động lực của cách mạng là cả dân tộc, nhưng trước hết là công nhân, nông dân. Song, đó phải là những con người được giác ngộ và tổ chức, có trí tuệ và bản lĩnh, có văn hóa, đạo đức. Con người chỉ là động lực khi được hoạt động có tổ chức, có lãnh đạo. Vì vậy cần có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. + Con người mục tiêu và con người động lực có quan hệ biện chứng với nhau. Càng chăm lo cho con người mục tiêu tốt bao nhiêu thì sẽ tạo thành con người động lực tốt bấy nhiêu. Ngược lại, tăng cường được sức mạnh của con người động lực thì sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu cách mạng. Phải kiên quyết khắc phục kịp thời các phản động lực trong con người và tổ chức. Đó là chủ nghĩa cá nhân. b. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người” - Trồng người là yêu cầu khách quan vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng. - “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội cần có con người xã hội chủ nghĩa”. + Phải xây dựng con người có những phẩm chất cơ bản, tiêu biểu cho con người mới xã hội chủ nghĩa, làm gương lôi cuốn xã hội. Đây là một nhiệm vụ lâu dài không ngừng hoàn thiện, không ngừng nâng cao và thuộc về trách nhiệm của Đảng, của Nhà nước, gia đình và cá nhân mỗi người. + Mỗi bước xây dựng những con người như vậy là một nấc thang xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là mối quan hệ biện chứng giữa “xây dựng chủ nghĩa xã hội” và “con người xã hội chủ nghĩa”. + Con người xã hội chủ nghĩa luôn có hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau: một là, kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống, hai là, hình thành những phẩm chất mới: có tư tưởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa; có trí tuệ và bản lĩnh làm chủ; có tác phong xã hội chủ nghĩa; có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng. - Chiến lược “trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Để thực hiện chiến lược trồng người có nhiều biện pháp nhưng biện pháp quan trọng nhất là phải coi trọng sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Theo Hồ Chí Minh giáo dục đào tạo là biện pháp quan trọng nhất trong chiến lược trồng người. + Nội dung giáo dục phải toàn diện, cả đức, trí, thể, mỹ, đạo đức, lý tưởng, tình cảm cảm cách mạng + Phương châm giáo dục: kết hợp giữa nhận thức và hành động, giữa lời nói và việc làm. D. Câu hỏi ôn tập cuối chương: 1. Phân tích quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục. Liên hệ thực tế. 2. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về các phẩm chất đạo đức cách mạng. Sinh viên cần thực hiện cần thực hiện các phẩm chất này như thế nào? 3. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về các nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng. Sinh viên cần học tập và làm theo các phẩm chất này như thế nào?
File đính kèm:
- bai_giang_tu_tuong_ho_chi_minh_ban_dep.doc