Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phương tiện dạy học tại các trường Trung học Cơ sở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Tóm tắt. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Có rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến

quản lý phương tiện dạy học ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thọ Xuân. Yếu tố

khách quan ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động quản lý phương tiện dạy học là “Ngân sách chi

cho công tác quản lý phương tiện dạy học còn thiếu”. Yếu tố chủ quan ảnh hưởng nhiều nhất đến

quản lý phương tiện dạy học là yếu tố “Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan

trọng của phương tiện dạy học đối với chất lượng giáo dục, đào tạo”. Các nhà quản lý cần chú ý

quan tâm đến thực trạng này để từ đó có biện pháp nâng cao mức độ ảnh hưởng có lợi, hạn chế ảnh

hưởng bất lợi của các yếu tố khách quan, chủ quan đến hiệu quả quản lý phương tiện dạy học ở các

trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

pdf 7 trang yennguyen 5720
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phương tiện dạy học tại các trường Trung học Cơ sở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phương tiện dạy học tại các trường Trung học Cơ sở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phương tiện dạy học tại các trường Trung học Cơ sở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT
Journal of Education Management, 2018, Vol. 10, No. 2, pp. 79-85
This paper is available online at 
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Dương Thị Thoan1, Mai Xuân Hải2
Tóm tắt.Kết quả nghiên cứu cho thấy: Có rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến
quản lý phương tiện dạy học ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thọ Xuân. Yếu tố
khách quan ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động quản lý phương tiện dạy học là “Ngân sách chi
cho công tác quản lý phương tiện dạy học còn thiếu”. Yếu tố chủ quan ảnh hưởng nhiều nhất đến
quản lý phương tiện dạy học là yếu tố “Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan
trọng của phương tiện dạy học đối với chất lượng giáo dục, đào tạo”. Các nhà quản lý cần chú ý
quan tâm đến thực trạng này để từ đó có biện pháp nâng cao mức độ ảnh hưởng có lợi, hạn chế ảnh
hưởng bất lợi của các yếu tố khách quan, chủ quan đến hiệu quả quản lý phương tiện dạy học ở các
trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Từ khóa: Phương tiện dạy học, quản lý phương tiện dạy học.
1. Đặt vấn đề
Là một trong những thành tố của quá trình dạy học, phương tiện dạy học có tác dụng tích cực
và có tính động lực, tác động một cách có hiệu quả đến quá trình dạy của thầy và học của trò, đẩy
mạnh hoạt động nhận thức và phát triển năng lực nhận thức của học sinh, giúp học sinh tự khám
phá, chiếm lĩnh tri thức mới nhằm phát triển tư duy, óc quan sát, năng lực ghi nhớ, khả năng vận
dụng sáng tạo, cung cấp kiến thức cho học sinh một cách chắc chắn, chính xác và trực quan, do
đó hấp dẫn và kích thích được hứng thú học tập của học sinh. Đồng thời, phương tiện dạy học góp
phần rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn bảo đảm học sinh lĩnh hội đủ nội dung học tập, thể hiện
được những yếu tố trong thực tế khó hoặc không quan sát, tiếp cận được, gia tăng cường độ lao
động của cả giáo viên và học sinh, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học.
Trong những năm gần đây, việc đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất các nhà trường và mua
sắm phương tiện dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa được
quan tâm đúng mức. Các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện ngày càng có nhiều thư viện,
phòng học bộ môn và trường học đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học, góp phần vào việc
Ngày nhận bài: 05/01/2018. Ngày nhận đăng: 11/02/2018.
1Khoa Tâm lý giáo dục, Trường Đại học Hồng Đức; e-mail: thoan.hd@gmail.com
2Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa.
79
Dương Thị Thoan, Mai Xuân Hải JEM., Vol. 10 (2018), No. 2.
đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, phương tiện
dạy học và việc quản lý phương tiện dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thọ Xuân, tỉnh
Thanh Hóa vẫn còn những vấn đề bất cập, hạn chế: Số lượng phương tiện dạy học còn thiếu, chất
lượng chưa đảm bảo; việc lập kế hoạch, tổ chức sử dụng, bảo quản phương tiện dạy học chưa được
quan tâm đúng mức; việc khai thác, sử dụng chưa thống nhất, chưa đồng bộ... Những hạn chế, yếu
kém về công tác quản lý phương tiện dạy học là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho việc
đổi mới giáo dục ở các trường Trung học cơ sở huyện Thọ Xuân chưa thực sự hiệu quả.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái niệm công cụ
Tiến hành nghiên cứu quản lý phương tiện dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thọ
Xuân, tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục chúng tôi xuất phát từ khái niệm cơ bản:
Quản lý phương tiện dạy học là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc đầu tư,
trang bị, sử dụng và bảo quản các phương tiện dạy học nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương
tiện dạy học nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Quản lý phương tiện dạy học của Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở gồm các nội dung: Lập
kế hoạch trong quản lý phương tiện dạy học; Tổ chức bộ máy trong quản lý phương tiện dạy học;
Chỉ đạo trong quản lý phương tiện dạy học; Kiểm tra trong quản lý phương tiện dạy học
Quản lý phương tiện dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau.
- Các yếu tố chủ quan được xem xét trong nghiên cứu này bao gồm: Nhận thức về tầm quan
trọng của phương tiện dạy học với chất lượng giáo dục, đào tạo; Thái độ của Hiệu trưởng, cán bộ
quản lý phương tiện dạy học trường học; Thói quen trong công tác quản lý phương tiện dạy học
của hiệu trưởng; Khả năng tập hợp nguồn nhân lực trong trường tham gia công tác quản lý phương
tiện dạy học.
- Các yếu tố khách quan được xem xét bao gồm: Ngân sách chi cho công tác quản lý phương
tiện dạy học; Xã hội hóa giáo dục; Sự quan tâm của địa phương; Sự phát triển của khoa học, kỹ
thuật và công nghệ thông tin.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: quan sát, điều tra viết, phỏng vấn, nghiên cứu sản phẩm hoạt động,
toán thống kê.
Nghiên cứu được khảo sát trên 127 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên thiết bị - thư viện
trong năm học 2016- 2017.
Điểm trung bình trong bài viết này được tính theo thang 3 mức độ: 3 điểm: ảnh hưởng nhiều;
2 điểm: ít ảnh hưởng; 1 điểm: không ảnh hưởng.
80
THỰC TIỄN JEM., Vol. 10 (2018), No. 2.
2.3. Kết quả nghiên cứu
2.3.1. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý phương tiện dạy học ở các trường Trung học
cơ sở trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Qua khảo sát các khách thể về những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý phương tiện dạy
học ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa (xem Bảng 1).
Bảng 1. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý phương tiện dạy học
Các yếu tố khách quan
Đánh giá của khách thể
∑
X
Thứ
bậc
Nhiều Ít Không
SL % SL % SL %
Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên
về tầm quan trọng của phương tiện dạy hoc
đối với chất lượng giáo dục, đào tạo
86 67,7 29 22,8 12 94,5 328 2,58 1
Thái độ của Hiệu trưởng, cán bộ quản lý
phương tiện dạy hoc
84 66,2 28 22,0 15 11,8 323 2,54 2
Thói quen trong công tác quản lý phương
tiện dạy hoc của Hiệu trưởng
75 59,1 31 24,4 21 16,5 308 2,42 4
Năng lực chuyên môn về công tác quản lý
phương tiện dạy hoc
81 63,8 29 22,8 17 13,4 318 2,50 3
Khả năng tập hợp nguồn nhân lực, vật lực
tham gia công tác quản lý phương tiện dạy
học.
73 57,5 29 22,8 25 19,7 302 2,38 5
X chung = 2,48
Trong đó: SL - số lượng
Nhận xét:
Quản lý phương tiện dạy học ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh
Thanh Hóa chịu sự ảnh hưởng tác động nhiều của các yếu tố chủ quan (với điểm trung bình là
2,48). Điều này cho thấy, nếu tìm hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố
có thể giúp nhà quản lý đề xuất các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý phương
tiện dạy học ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến quản lý phương tiện dạy học ở các
trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa không đồng đều, điểm trung
bình chung của các yếu tố được xếp hạng theo thứ bậc từ 1 đến 5. Trong đó:
+ Yếu tố được đánh giá có ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động quản lý phương tiện dạy học là
yếu tố “Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của phương tiện dạy học đối
với chất lượng giáo dục, đào tạo” (với điểm trung bình là 2,58; xếp bậc 1). Thực tế cũng cho thấy,
giáo viên cần nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng phương tiện dạy học đối với chất
lượng giáo dục và đào tạo. Khi đội ngũ quản lý và giáo viên có nhận thức đúng đắn về tầm quan
trọng của thiết bị dạy học trong quá trình dạy học, họ sẽ có ý thức trong việc sử dụng và bảo quản
phương tiện dạy học của nhà trường. Đây cũng là một yếu tố mà cán bộ quản lý cần quan tâm để
81
Dương Thị Thoan, Mai Xuân Hải JEM., Vol. 10 (2018), No. 2.
đề ra các biện pháp quản lý phù hợp, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong nhiệm vụ quản lý của
mình của Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
+ Những yếu tố mà các cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng, ít có ảnh hưởng hơn so với các
yếu tố còn lại là “Thói quen trong công tác quản lý phương tiện dạy học của Hiệu trưởng” (với
điểm trung bình là 2,42; xếp bậc 4) và“Khả năng tập hợp nguồn nhân lực, vật lực tham gia công
tác quản lý phương tiện dạy học” (với điểm trung bình là 2,38; xếp bậc 5).
Sở dĩ yếu tố “Khả năng tập hợp nguồn nhân lực, vật lực tham gia công tác quản lý phương tiện
dạy học” ít ảnh hưởng đến quản lý phương tiện dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thọ
Xuân, bởi vì, huyện Thọ Xuân nổi tiếng khắp cả tỉnh Thanh Hóa bởi tinh thần hiếu học, đất Thọ
Xuân là đất học, chính vì vậy, không chỉ các thầy cô giáo, các nhà giáo dục mà đa số các bậc phụ
huynh, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội... trong địa bàn huyện đều rất quan tâm và luôn
tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ trồng người, vì vậy,
việc tập hợp nguồn nhân lực, vật lực trong trường cũng như ngoài trường tham gia công tác quản
lý phương tiện dạy học của các Hiệu trưởng là điều không khó. Tuy vậy, điều kiện kinh tế của địa
phương khá hạn hẹp, có nhiều xã vẫn trong diện khó khăn và đặc biệt khó khăn thì việc hỗ trợ về
cơ sở vật chất nói chung và hỗ trợ phương tiện dạy học cho các nhà trường vẫn còn là một nhiệm
vụ không dễ dàng, do vậy, cán bộ quản lý và giáo viên vẫn đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố này
đến quản lý phương tiện dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thọ Xuân ở mức độ ảnh
hưởng của chúng là khá cao (điểm trung bình là 2,38 - mức tương đối cao), chính vì vậy, các nhà
quản lý cần chú ý quan tâm để từ đó có biện pháp nâng cao mức độ ảnh hưởng có lợi, hạn chế ảnh
hưởng bất lợi của chúng đến hiệu quả quản lý phương tiện dạy học ở các trường Trung học cơ sở
trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Biểu đồ 1. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan
đến quản lý phương tiện dạy học
Tóm lại, Quản lý phương tiện dạy học ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thọ
Xuân, tỉnh Thanh Hóa chịu sự ảnh hưởng tác động nhiều của các yếu tố chủ quan. Tuy nhiên, mức
độ ảnh hưởng của các yếu tố không đồng đều, Điểm trung bình chung của các yếu tố được xếp
hạng theo thứ bậc từ 1 đến 5. Trong đó yếu tố được đánh giá có ảnh hưởng nhiều nhất đến quản lý
phương tiện dạy học là yếu tố “Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của
phương tiện dạy học đối với chất lượng giáo dục, đào tạo”, yếu tố ít ảnh hưởng nhất so với 4 yếu
tố còn lại là “Khả năng tập hợp nguồn nhân lực, vật lực tham gia công tác quản lý phương tiện dạy
học”. Các nhà quản lý cần chú ý quan tâm để từ đó có biện pháp nâng cao mức độ ảnh hưởng có
lợi, hạn chế ảnh hưởng bất lợi của chúng đến hiệu quả quản lý phương tiện dạy học ở các trường
82
THỰC TIỄN JEM., Vol. 10 (2018), No. 2.
Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Có thể biểu diễn thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến quản lý phương
tiện dạy học ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thọ Xuân (xem Biểu đồ 1).
2.3.2. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý phương tiện dạy học ở các trường Trung
học cơ sở trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Tiến hành khảo sát, trao đổi với cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên thiết bị- thư viện về các
yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý phương tiện dạy học, kết quả thể hiện ở Bảng 2.
Bảng 2. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý phương tiện dạy học
tại trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Các yếu tố khách quan
Đánh giá của khách thể
∑
X
Thứ
bậc
Nhiều Ít Không
SL % SL % SL %
Ngân sách chi cho công tác quản lý phương
tiện dạy hoc còn thiếu
88 69,3 29 22,8 10 7,9 332 2,61 1
Xã hội hóa giáo dục có ảnh hưởng đến công
tác quản lý
84 66,2 28 22,0 15 11,8 323 2,54 2
Sự quan tâm của địa phương đển phương
tiện dạy hoc của nhà trường
79 62,2 28 22,0 20 15,8 313 2,46 4
Sự phát triển kinh tế xã hội và tiến bộ của
công nghệ thông tin
81 63,8 29 22,8 17 13,4 318 2,50 3
X chung = 2,52
Trong đó: SL - số lượng
Từ Bảng 2 ta thấy:
- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên thiết bị- thư viện ở các trường Trung học cơ
sở trên địa bàn huyện Thọ Xuân đã đánh giá tương đối cao ảnh hưởng của các những yếu tố khách
quan đến quản lý phương tiện dạy học (với điểm trung bình là 2,52). Điều này chứng tỏ, các yếu tố
thuộc về môi trường quản lý có ảnh hưởng nhiều hơn đến thực trạng quản lý phương tiện dạy học
ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thọ Xuân các yếu tố thuộc về người quản lý.
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến quản lý phương tiện dạy học của Hiệu
trưởng các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thọ Xuân không giống nhau, mà xếp thành
thứ bậc từ ít ảnh hưởng đến ảnh hưởng nhiều.
Trong đó, yếu tố “Ngân sách chi cho công tác quản lý phương tiện dạy học còn thiếu” tác động
mạnh mẽ nhất (điểm trung bình là 2,61 - xếp bậc 1). Như đã trình bày ở trên, mặc dù thời gian qua
ngành Giáo dục và các cấp chính quyền địa phương có quan tâm đầu tư nhiều cho phát triển cơ sở
vật chất, trang thiết bị dạy học song so với nhu cầu của các nhà trường thì vẫn chưa đáp ứng được
yêu cầu thực tế, nhất là các phương tiện dạy học tiên tiến hiện đại đắt tiền như: phần mềm dạy học,
máy tính, máy chiếu projecter, đa phương tiện...
Việc cấp kinh phí hằng năm cho phát triển phương tiện dạy học trong các nhà trường nói chung
và các trường Trung học cơ sở nói riêng thường rất hạn chế, theo sự phân bổ của Phòng Giáo dục
83
Dương Thị Thoan, Mai Xuân Hải JEM., Vol. 10 (2018), No. 2.
và Đào tạo. Nguồn ngân sách này thường các trường không được trực tiếp nhận để mua sắm thiết
bị cần thiết cho nhà trường mà được cấp bằng chính các loại phương tiện, thiết bị dạy học, vì vậy,
xảy ra tình trạng thừa, thiếu cục bộ.
Bên cạnh đó, việc bố trí kinh phí của nhà trường cho việc quản lý, tu bố sửa chữa thiết bị dạy
học của nhà trường rất ít, cá biệt có trường không bố trí kinh phí, do đó ảnh hưởng rất nhiều đến
việc bảo quản phương tiện dạy học của nhà trường.
+ Yếu tố mà các cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng ít có ảnh hưởng hơn so với các yếu tố
còn lại là “Sự quan tâm của địa phương đến phương tiện dạy học của nhà trường” (với điểm trung
bình là 2,46; xếp bậc 4). Sở dĩ như vậy, bởi vì, trong những năm qua, chính quyền địa phương đã có
nhiều biện pháp hỗ trợ nâng cao cơ sở vật chất và các trang thiết bị dạy học cho các trường Trung
học cơ sở, do đó các trường Trung học cơ sở trên địa bàn được sửa chữa, xây dựng mới khang trang
hơn trước đây rất nhiều, đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu học tập của con em địa phương.
Như vậy, quản lý phương tiện dạy học ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thọ
Xuân, tỉnh Thanh Hóa chịu sự ảnh hưởng tác động nhiều của các yếu tố khách quan. Tuy nhiên,
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố không đồng đều, điểm trung bình chung của các yếu tố được xếp
hạng theo thứ bậc từ 1 đến 4. Trong đó yếu tố được đánh giá có ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt
động quản lý phương tiện dạy học là yếu tố “Ngân sách chi cho công tác quản lý phương tiện dạy
học còn thiếu”, yếu tố ít ảnh hưởng nhất so với 4 yếu tố còn lại là “Sự quan tâm của địa phương
đến phương tiện dạy học của nhà trường”. Việc đánh giá đúng những yếu tố khách quan ảnh hưởng
đến công tác quản lý phương tiện dạy học có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định những yêu
cầu, giải pháp phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả công tác này ở các trường Trung học cơ sở trên
địa bàn huyện Thọ Xuân.
Có thể biểu diễn thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến quản lý phương
tiện dạy học ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thọ Xuân bằng Biểu đồ 2.
Biểu đồ 2. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan
đến quản lý phương tiện dạy học
3. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phương tiện dạy học ở các trường
Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thọ Xuân, chúng tôi rút ra kết luận: Có rất nhiều yếu tố chủ
quan và khách quan ảnh hưởng đến quản lý phương tiện dạy học ở các trường Trung học cơ sở trên
địa bàn huyện Thọ Xuân khiến cho công tác này còn gặp nhiều bất cập, hạn chế. Quản lý phương
tiện dạy học ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa chịu sự
84
THỰC TIỄN JEM., Vol. 10 (2018), No. 2.
ảnh hưởng tác động nhiều hơn của các yếu tố khách quan, trong đó yếu tố được đánh giá có ảnh
hưởng nhiều nhất đến hoạt động quản lý phương tiện dạy học là yếu tố “Ngân sách chi cho công tác
quản lý phương tiện dạy học còn thiếu”. Các yếu tố chủ quan về phía nhà quản lý cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến quản lý phương tiện dạy học ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thọ
Xuân, tỉnh Thanh Hóa, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan thấp hơn so với các
yếu tố khác quan. Yếu tố chủ quan được đánh giá có ảnh hưởng nhiều nhất đến quản lý phương
tiện dạy học là yếu tố “Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của phương
tiện dạy học đối với chất lượng giáo dục, đào tạo”. Các nhà quản lý cần chú ý quan tâm đến thực
trạng này để từ đó có biện pháp nâng cao mức độ ảnh hưởng có lợi, hạn chế ảnh hưởng bất lợi của
các yếu tố khách quan, chủ quan đến hiệu quả quản lý phương tiện dạy học ở các trường Trung học
cơ sở trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 01/2010/TT-BGDĐT ngày 18/01/2010 - Thông tư Ban
hành Danh mục phương tiện dạy học tối thiểu cấp THPT, Hà Nội, 2010.
[2] Đảng Bộ huyện Thọ Xuân, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá XXV
tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Thanh Hóa, 2015.
[3] Trần Quốc Đắc (2005), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng, sử dụng cơ
sở vật chất và Phương tiện dạy học ở trường phổ thông Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia,
Hà Nội.
[4] Tô Xuân Giáp (1992), Phương tiện dạy học - Hướng dẫn chế tạo và sử dụng, Nxb Đại học và
Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.
[5] Phí Đức Nam (2015), Hệ thống phương tiện dạy học ở trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục, Tạp chí Quản lý giáo dục, 74 (324), tr. 6-8.
[6] Thiều Văn Nam (2017), Quản lý sử dụng thiết bị dạy học các trường trung học phổ thông ở
tỉnh Kiên Giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, Tạp chí Thiết bị dạy học, 138(1), tr.56-58.
ABSTRACT
Factors impacting the managemetn of teaching and learning facilities at lower-secondary
school in Tho Xuan district, Thanh Hoa in response of education reform requirements
The research results show that there are many subjective and objective factors affecting the
teaching equipment management in secondary schools in Tho Xuan district. The most influential
factor is "the budget for teaching equipment management is not enough". The most important
factor affecting the teaching equipment management is the "Perception of managers and teachers
about the importance of teaching equipment for education and training quality". Managers need to
pay attention to this situation so as to take measures to raise the level of beneficial effect, minimize
negative impacts of objective and subjective factors on the effectiveness of teaching equipment
management in lower-secondary schools in Tho Xuan district, Thanh Hoa province.
Keywords: Teaching equipment, teaching equipment management.
85

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_den_quan_ly_phuong_tien_day_hoc_tai_cac.pdf