Cải cách tài chính y tế ở Đông Nam Á: Những thách thức để đạt được bao phủ toàn dân

Trong bài viết này, chúng tôi xem xét cải cách

tài chính y tế tại 7 nước thuộc khu vực Đông Nam Á,

những nước đang cố gắng hạn chế sự phụ thuộc vào

khoản chi trả trực tiếp (bằng tiền túi) của người

bệnh, tăng tài chính y tế bằng quỹ chung, và mở

rộng sử dụng dịch vụ y tế để dần tiến tới bảo hiểm y

tế toàn dân. Lào và Campuchia là hai nước nghèo,

chủ yếu dựa vào quỹ công bằng y tế của các nhà tài

trợ để tiếp cận người nghèo và trong việc mở rộng

chương trình ra phạm vi quốc gia đang có hai thách

thức lớn, đó là đảm bảo sử dụng quỹ đúng mục đích

và xác định đối tượng nghèo đúng tiêu chuẩn. Đối

với Thái Lan, Philippines, Indonesia và Việt Nam

thì bảo hiểm y tế có nguồn thu từ lương và được sử

dụng chủ yếu cho những người lao động trong khu

vực chính thức[1] (trừ Malaysia), với các kết quả đầu

ra khác nhau về mặt bảo vệ tài chính[2] ở mỗi nước.

Các phương thức chi trả khác nhau có tác động khác

nhau đến hành vi của người cung cấp dịch vụ và khả

năng bảo vệ tài chính. Hai phương pháp nhằm bảo

vệ tài chính cho người không nghèo nằm ngoài khu

vực lao động chính thức là mô hình đảm bảo tài

chính dựa vào thuế và cơ chế cùng tham gia, với các

khả năng khác nhau để đạt được độ bao phủ toàn dân

một cách nhanh chóng. 'Không gian tài khóa'3 và

huy động đóng góp từ lương đều rất quan trọng trong

việc nâng cao tính bảo vệ tài chính. Mở rộng độ bao

phủ các dịch vụ có chất lượng và đảm bảo nguồn

nhân lực phù hợp cũng là điều quan trọng để đạt

được bao phủ toàn dân. Vì cải cách tài chính y tế rất

phức tạp, năng lực của tổ chức trong việc hình thành

bằng chứng và thông tin cho chính sách là rất cần

thiết và cần được đẩy mạnh.

 

pdf 18 trang yennguyen 7440
Bạn đang xem tài liệu "Cải cách tài chính y tế ở Đông Nam Á: Những thách thức để đạt được bao phủ toàn dân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cải cách tài chính y tế ở Đông Nam Á: Những thách thức để đạt được bao phủ toàn dân

Cải cách tài chính y tế ở Đông Nam Á: Những thách thức để đạt được bao phủ toàn dân
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2011, Số 18+19 (18+19) 35
Trong bài viết này, chúng tôi xem xét cải cách
tài chính y tế tại 7 nước thuộc khu vực Đông Nam Á,
những nước đang cố gắng hạn chế sự phụ thuộc vào
khoản chi trả trực tiếp (bằng tiền túi) của người
bệnh, tăng tài chính y tế bằng quỹ chung, và mở
rộng sử dụng dịch vụ y tế để dần tiến tới bảo hiểm y
tế toàn dân. Lào và Campuchia là hai nước nghèo,
chủ yếu dựa vào quỹ công bằng y tế của các nhà tài
trợ để tiếp cận người nghèo và trong việc mở rộng
chương trình ra phạm vi quốc gia đang có hai thách
thức lớn, đó là đảm bảo sử dụng quỹ đúng mục đích
và xác định đối tượng nghèo đúng tiêu chuẩn. Đối
với Thái Lan, Philippines, Indonesia và Việt Nam
thì bảo hiểm y tế có nguồn thu từ lương và được sử
dụng chủ yếu cho những người lao động trong khu
vực chính thức[1] (trừ Malaysia), với các kết quả đầu
ra khác nhau về mặt bảo vệ tài chính[2] ở mỗi nước.
Các phương thức chi trả khác nhau có tác động khác
nhau đến hành vi của người cung cấp dịch vụ và khả
năng bảo vệ tài chính. Hai phương pháp nhằm bảo
vệ tài chính cho người không nghèo nằm ngoài khu
vực lao động chính thức là mô hình đảm bảo tài
chính dựa vào thuế và cơ chế cùng tham gia, với các
khả năng khác nhau để đạt được độ bao phủ toàn dân
một cách nhanh chóng. 'Không gian tài khóa'3 và
huy động đóng góp từ lương đều rất quan trọng trong
việc nâng cao tính bảo vệ tài chính. Mở rộng độ bao
phủ các dịch vụ có chất lượng và đảm bảo nguồn
nhân lực phù hợp cũng là điều quan trọng để đạt
được bao phủ toàn dân. Vì cải cách tài chính y tế rất
phức tạp, năng lực của tổ chức trong việc hình thành
bằng chứng và thông tin cho chính sách là rất cần
thiết và cần được đẩy mạnh.
Đây là bài viết thứ 6 trong tuyển tập 6 bài viết
về y tế tại Đông Nam Á
Cải cách tài chính y tế ở Đông Nam Á
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC 
BAO PHỦ TOÀN DÂN
Dr Viroj Tangcharoensathien PhD a, Walaiporn Patcharanarumol PhD a, Por
Ir MPH b, Prof Syed Mohamed Aljunid PhD c, Prof Ali Ghufron Mukti PhD
d, Kongsap Akkhavong MPH e, Eduardo Banzon MD f, Dang Boi Huong MSc
g, Prof Hasbullah Thabrany PhD h, Prof Anne Mills PhD i
Người dịch: Nguyễn Quỳnh Anh - Bùi Ngọc Linh 
1. Khu vực chính thức hoặc khu vực lao động chính thức (hoặc chính quy) chỉ nhóm dân cư gồm người lao động cho các cơ quan, đơn vị
được hưởng chế độ lương và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
2. Bảo vệ tài chính có thể được hiểu là viết tắt cho cụm từ bảo vệ người dân khỏi các rủi ro do chi phí y tế gây ra.
3. Không gian tài khóa là thuật ngữ nói về tỉ lệ của thu từ thuế trong GDP (%), thể hiện khả năng thu thuế và tính chủ động trong điều hành
ngân sách của Chính phủ để chi tiêu cho các mục đích mong muốn. 
Giới thiệu 
Việc chi trả tiền túi của hộ gia đình cho y tế ở
mức cao có thể làm tan nát và bần cùng hóa hộ gia
đình. Đó là lý do chính cho việc thông qua Nghị
quyết của Đại hội đồng Y tế Thế giới (World Health
Assembly Resolution) năm 2005 về bảo vệ tài
chính[1]. Các nước trong khu vực Đông Nam Á, có
số dân chiếm đến 8,7% dân số thế giới, với tăng
trưởng kinh tế nhanh và tình trạng nghèo đói ở mức
độ trung bình (14,6%)[2], có tiềm năng đẩy nhanh
quá trình bảo vệ nhân dân khỏi rủi ro tài chính và
đạt được bao phủ y tế toàn dân.
Bao phủ y tế toàn dân (gọi tắt là 'bao phủ toàn
dân') được hiểu là bảo đảm tất cả dân chúng đều
được tiếp cận với dịch vụ nâng cao sức khỏe, dự
phòng, điều trị và phục hồi chức năng với chi phí
hợp lý[3]. Triển vọng về việc xúc tiến theo hướng
này có vẻ như còn hạn chế[4], đặc biệt với những
nước mà khả năng tài chính công thấp và bảo hiểm
y tế cho người lao động thuộc khu vực chính thức
hiện đang thiếu hoặc rất nhỏ lẻ, và vì vậy hạn chế
việc huy động thêm nguồn lực do đóng góp từ quỹ
lương. Tài chính y tế ở những nước đang phát triển
phụ thuộc lớn vào chi trả từ tiền túi (viện phí)[5],
trong khi hầu hết các nhà tài trợ và các sáng kiến y
tế toàn cầu, ví dụ như Quỹ toàn cầu, đều tập trung
vào giải quyết các bệnh tật hay can thiệp cụ thể hơn
là vào toàn bộ hệ thống y tế rộng lớn. 
Những nước có tỷ lệ chi trả trực tiếp của người
bệnh cao có thể có tỉ lệ lớn gia đình rơi vào thảm
cảnh do các khoản chi trả khổng lồ cho y tế. Tình
trạng này được hiểu là chi cho y tế đã vượt mức 40%
chi tiêu phi lương thực thực phẩm của hộ gia đình
(là khoản còn lại sau khi trừ đi chi phí cho lương
thực, thực phẩm-gọi tắt là chi phí LTTP), hay vượt
mức 25% chi tiêu phi LTTP của hộ gia đình, hoặc
cao hơn 10% tổng chi tiêu hộ gia đình hay chi phí
thảm họa[6]. Tỷ lệ chi trả trực tiếp của người bệnh
trong tổng chi tiêu cho y tế tăng lên 1% sẽ dẫn đến
tăng 2,2% trong tỷ lệ hộ gia đình rơi vào thảm cảnh
do chi phí y tế gây ra. Tài chính y tế có tỷ lệ trả trước
càng nhiều thì tỷ lệ hộ gia đình rơi vào thảm cảnh
do chi trả cho y tế càng ít[7]. Tuy nhiên, không có
bằng chứng nào cho thấy những quốc gia triển khai
bảo hiểm y tế thì có khả năng bảo vệ tài chính tốt
hơn hoặc tồi hơn những quốc gia phụ thuộc vào
thuế[8]. Việc tồn tại cơ chế chi trả trước không đảm
bảo khả năng bảo vệ tài chính bởi vì có báo cáo cho
thấy một vài cơ chế trả trước chưa tạo ra khả năng
đảm bảo về tài chính. Ví dụ, 15% thành viên tham
gia vào mô hình bảo hiểm của Hiệp hội phụ nữ lao
động tự do tại Ấn Độ đã rơi vào trạng thái thảm họa
về tài chính, thậm chí sau khi nhận bồi hoàn phí
36 Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2011, Số 18+19 (18+19)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Thông điệp chính
• Việc xây dựng chính sách bao phủ y tế toàn dân
dựa trên mối quan tâm là làm thế nào để bao phủ
và tài trợ các nhóm dân cư khác nhau một cách
tốt nhất, đó là nhóm người lao động chính thức,
nhóm người nghèo và dễ bị tổn thương, nhóm
người lao động thuộc khu vực không chính thức
(lao động tự do) và phần còn lại của dân số.
• Những người lao động cho các cơ quan, đơn vị
chính thức có thể được bảo vệ tài chính thông
qua bảo hiểm y tế dựa vào lương hoặc là cơ chế
đảm bảo tài chính từ thuế.
• Nhóm người nghèo và dễ bị tổn thương cần được
trợ cấp nhiều từ ngân sách chung. Bằng chứng
ở Lào và Campuchia cho thấy phương pháp tiếp
cận định hướng vào phía "cầu", ví dụ như quỹ
công bằng y tế, tỏ ra hiệu quả hơn chính sách
miễn giảm phí.
• Bao phủ các nhóm lao động tự do và phần còn
lại của dân số vẫn còn là thách thức. Một số
nước như Philippin và Việt Nam đang tìm cách
mở rộng độ bao phủ thông qua cơ chế cùng đóng
góp, và một số nước khác như Thái Lan là nước
đang thực hiện hỗ trợ tài chính dựa vào thuế.
• Ngoài việc mở rộng bao phủ toàn dân, cần tạo
ra khả năng thích hợp để bảo vệ nhân dân trước
rủi ro tài chính và tạo ra phương thức chi trả hỗn
hợp cho các nhà cung cấp dịch vụ, qua đó tác
động đến thực hành lâm sàng của bác sỹ theo
hướng sử dụng hợp lý công nghệ y tế, hiệu quả,
và đảm bảo khả năng chi trả lâu dài.
• Mở rộng dịch vụ có chất lượng và bảo đảm có đủ
nguồn nhân lực là những yếu tố có tầm quan
trọng như nhau để đạt tới bao phủ y tế toàn dân.
• Phân tích mang tính so sánh như trong tài liệu
này rất hữu ích trong việc mang đến kinh nghiệm
phong phú từ những nước trong khu vực Đông
Nam Á để học hỏi và phát triển văn hóa ra quyết
định dựa trên bằng chứng.
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2011, Số 18+19 (18+19) 37
nhập viện[9] và Hệ thống Y tế Hợp tác xã ở nông
thôn Trung Quốc (Chinese Rural Cooperative
Medical System) chi trả chỉ 30% chi phí điều trị nội
trú[10].
Để bao phủ toàn dân, cần tiến hành trên 3 lĩnh
vực chung: (i) mở rộng độ bao phủ của bảo hiểm y
tế hoặc hình thức trả trước khác, (ii) xác định rõ
những loại hình dịch vụ cần được cung cấp và đảm
bảo tính sẵn có và chất lượng của chúng, (iii) tăng
cường bảo vệ nhân dân trước những rủi ro tài chính
(phụ lục trên web trang 1).
Trong hình trên, chiều rộng là độ bao phủ bảo
hiểm y tế, chiều sâu là dịch vụ được chi trả, ví dụ
như điều trị ngoại trú, nội trú và các
dịch vụ chi phí cao khác, và chiều cao
là mức độ bảo vệ tài chính, như đồng
chi trả. Tỷ lệ đồng chi trả của người
bệnh càng ít và dịch vụ được chi trả
càng nhiều thì khả năng bảo vệ khỏi rủi
ro tài chính càng cao.
Chúng ta tập trung thảo luận về 3
lĩnh vực này. Tình trạng khó xử trong
bối cảnh nguồn lực hạn chế chính là
việc lựa chọn giữa cung cấp dịch vụ và
bảo vệ tài chính ở mức cao cho một
nhóm nhỏ dân chúng hay mở rộng độ
bao phủ nhưng chỉ có thể cung cấp các
dịch vụ và bảo vệ tài chính một cách
hạn chế.
Trong bài viết này, chúng tôi xem
xét, đánh giá các phương pháp cải cách
tài chính y tế và tiến trình bao phủ y tế
toàn dân tại 7 quốc gia có thu nhập thấp
và trung bình ở khu vực Đông Nam Á.
Brunei và Singapore, 2 nước có thu
nhập cao, không được đề cập đến trong
phân tích này, tương tự là Myanmar, quốc gia có rất
ít thông tin về tài chính y tế. Dựa trên phân tích tài
liệu, chúng tôi tổng kết lại những thành tựu đạt được
trong cải cách tài chính y tế của những nước này và
xác định những thách thức liên quan đến bao phủ
toàn dân, dịch vụ được chi trả và bảo vệ tài chính
để chia sẻ bài học và thông tin đến các quốc gia
ngoài khu vực. 
Bối cảnh
Bảy nước trong khu vực Đông Nam Á được lựa
chọn làm nghiên cứu trường hợp có mức độ phát
triển kinh tế khác nhau và tốc độ mở rộng bao phủ
dịch vụ y tế cũng như bảo vệ tài chính khác nhau: 2
nước có thu nhập thấp và độ bao phủ thấp (Lào và
Campuchia), và 5 nước thu nhập trung bình, 3 nước
trong số này có độ bao phủ hơn 50% và có chính
sách rõ ràng theo hướng bao phủ toàn dân
(Indonesia, Philippines, Việt Nam) và 2 nước còn
lại đã hoàn thành bao phủ toàn dân (Malaysia và
Thái Lan).
Bảng 1: thể hiện biến thiên lớn về các chỉ số
kinh tế và nghèo đói ở các nước này. Không gian tài
khóa trong khoảng từ 8,2% ở Campuchia đến 16,8%
ở Thái Lan (so sánh với tỷ lệ 22,5% ở những nước
có thu nhập cao trong năm 2007)[11].
Chỉ số đói nghèo (tỉ lệ người sống dưới chuẩn
nghèo trong tổng dân số) không chỉ nói đến số
lượng người không đủ khả năng chi trả chi phí y tế
khi bị ốm, mà còn cho biết lượng ngân sách y tế cần
thiết nếu chính phủ quyết định trợ cấp cho người
nghèo. Khoản trợ cấp này tạo ra áp lực lên không
gian tài khóa, và ở những quốc gia với nguồn lực
hạn chế ví dụ như Lào, Campuchia thì nguồn tiền
từ nhà tài trợ trở thành một khoản không thể thiếu
để hỗ trợ tiếp cận dịch vụ y tế cho người nghèo, đặc
biệt là các dịch vụ liên quan đến Mục tiêu Phát
triển Thiên niên kỷ.
Bảng 1. Thông tin chung về kinh tế và nghèo đói ở 7 quốc gia
trong khu vực Đông Nam Á
38 Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2011, Số 18+19 (18+19)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Những thách thức về tài chính y tế
Mức độ và đặc điểm của chi tiêu y tế
Chi tư cho y tế đóng vai trò nổi bật trong tài
chính y tế tại 5 trong 7 quốc gia kể trên, đóng góp
hơn 70% tổng chi y tế ở Lào và Campuchia (bảng
2)[13,14], mặc dù mức độ chi phí cho y tế dẫn đến
thảm họa là khác nhau giữa các nước, thí dụ ở
Campuchia là 5% hộ gia đình và ở Việt Nam là
10,5%[15]. Dưới 9% ngân sách nhà nước được phân
bổ cho y tế ở 5 trong 7 nước, ngoại trừ Campuchia
(vì ngân sách nhà nước bao gồm cả khoản tài trợ
thông qua kênh chính phủ) và Thái Lan (vì những
khoản vay từ ngân hàng phát triển và những nguồn
song phương phối hợp với ngân sách chính phủ, cần
được hoàn lại). Lượng lớn nguồn lực bên ngoài từ
các nhà tài trợ ở Campuchia (16,4% trong tổng chi
y tế) và Lào (14,5%) không chỉ đặt ra câu hỏi về khả
năng duy trì lâu dài mà còn về mức độ phù hợp của
chương trình tài trợ với ưu tiên của quốc gia[16].
Bảo hiểm y tế dựa trên thuế lương biến đổi từ
0% ở Campuchia đến 12,7% tổng chi y tế ở Việt
Nam (Bảng 2). Malaysia, đất nước có thu nhập trên
trung bình, có nhiều lao động làm việc cho các
doanh nghiệp, đơn vị chính thức, vẫn chưa thực hiện
mô hình bảo hiểm y tế toàn dân và khoản này chỉ
chiếm 0,4% trong tổng chi y tế. Mặc dù các loại
hình bảo hiểm đã được tổ chức khá tốt tại Thái Lan,
Philippines và Việt Nam, chi tiêu từ quỹ BHYT vẫn
còn thấp hơn mức trung bình của nhóm quốc gia có
thu nhập dưới trung bình là 15,8% tổng chi y tế, thể
hiện quy mô dân số là lao động trong các cơ quan,
đơn vị chính thức vẫn còn nhỏ và gói lợi ích từ việc
tham gia bảo hiểm thấp hơn so với các quốc gia có
mức thu nhập dưới trung bình khác. Tổng chi y tế
đầu người ở 3 quốc gia, Indonesia, Lào, và
Campuchia thấp hơn mức tối thiểu 49-54 đô la
Mỹ/đầu người,17 mức chi tiêu được đánh giá là cần
thiết để cung cấp những can thiệp và nền tảng hệ
thống y tế cần thiết để đạt được Mục tiêu Phát triển
Thiên niên kỷ.
Bao phủ bằng cơ chế bảo vệ tài chính
Ước lượng tốt nhất về độ bao phủ bảo hiểm y tế
tại các nước được phân thành 4 nhóm trong năm
2009 (phụ lục trên web trang 2), dựa trên điều tra
hay số liệu hành chính. Vì tốc độ mở rộng bao phủ
bảo hiểm y tế khác nhau, tổng số người tham gia
bảo hiểm y tế đã thay đổi đáng
kể, độ bao phủ thấp như ở Lào
và Campuchia, độ bao phủ trung
bình ở Indonesia và Việt Nam,
và độ bao phủ cao ở Thái Lan và
Philippin. Theo báo cáo thì tại
Malaysia, độ bao phủ là 100%
bởi áp dụng hệ thống tài chính
dựa vào thuế (mặc dù chi trả
trực tiếp của người bệnh cao thể
hiện độ bao phủ thực tế thấp hơn
mức báo ... õng phân tích về
nỗ lực của chính phủ trong việc mở rộng diện bao
phủ bảo hiểm đối với người nghèo, những người
làm trong khu vực lao động chính thức và không
chính thức. Các nội dung cụ thể gồm có nguồn thu,
tập trung quỹ, bao phủ về dịch vụ, mức độ bảo vệ
trước những rủi ro về tài chính và các chính sách
của chính phủ để tiến tới bao phủ toàn dân. Để có
báo cáo cho từng quốc gia, các tác giả phải tiến
hành tổng quan các tài liệu đã xuất bản cũng như
các văn bản chưa công bố chính thức của chính
phủ, ví dụ như báo cáo thường niên của quỹ bảo
hiểm y tế Philippines, niên giám thống kê của Việt
Nam, số liệu thống kê của Cơ quan Lao động quốc
tế và Chiến lược Tài chính Y tế của Lào 2011-15.
Sau đó VT và WP đã tổng hợp lại các báo cáo của
các tác giả ở các quốc gia.
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2011, Số 18+19 (18+19) 49
Tài liệu tham khảo
1. WHO. WHA58.33: Sustainable health financing,
universal coverage and social health insurance.
3-en.pdf. (accessed Feb 14, 2010). 
2. Chongsuvivatwong V, Phua KH, Yap MT, et al. Health
and health-care systems in southeast Asia: diversity and
transitions. Lancet 201110.1016/S0140-6736(10)61507-3.
published online Jan 25. PubMed
3. Carrin G, Mathauer I, Xu K, Evans D. Universal coverage
of health services: tailoring its implementation. Bull World
Health Organ 2008; 86: 857-863. CrossRef | PubMed
4. Garrett L, Chowdhury M, Mendez A Pablos. All for
universal health coverage. Lancet 2009; 374: 1294-1299.
Full Text | PDF(359KB) | CrossRef | PubMed
5. O'Donnell O, van Doorslaer E, Rannan-Eliya RP, et al.
Who pays for health care in Asia?. J Health Econ 2008; 27:
460-475. PubMed
6. Xu K, Evans D, Kawabata K, Zeramdini R, Klavus J,
Murray CJL. Household catastrophic health expenditure: a
multicountry analysis. Lancet 2003; 362: 111-117. Summary
| Full Text | PDF(340KB) | CrossRef | PubMed
7. Kawabata K, Xu K, Carrin G. Preventing impoverishment
through protection against catastrophic health expenditure.
Bull World Health Organ 2002; 80: 612. PubMed
8. Xu K, Evans D, Carrin G, Aguilar A, Musgrove P, Evans
T. Protecting households from catastrophic health spending.
Health Affairs 2007; 26: 972-983. PubMed
9. Ranson MK. Reduction of catastrophic health care
expenditures by a community-based health insurance
scheme in Gujarat, India: current experiences and
challenges. Bull World Health Organ 2002; 80: 613-621.
PubMed
10. Yip W, Hsiao WC. Market Watch: the Chinese health
system at a crossroads. Health Affairs 2008; 27: 460-468.
PubMed
11. World Bank. World Development Indicators.
 (accessed Nov 18,
2010). 
12. World Bank. Poverty indicators.
(accessed Nov 15, 2010). 
13. WHO. World Health Statistics 2010. Geneva: World
Health Organization, 2010.
(accessed Nov 15, 2010). 
14. WHO. World Health Statistics 2008. Geneva: World
Health Organization, 2008.
(accessed Nov 15, 2010). 
15. Van Doorslaer E, O'Donnell O, Rannan-Eliya RP, et al.
Catastrophic payment for health care in Asia. Health
Economics 2007; 16: 1159-1184. CrossRef | PubMed
16. Lane C. Scaling up for better health in Cambodia. A
case study for World Health Organization in follow-up to the
High-Level Forum on the Health Millennium Development
Goals. Geneva: World Health Organization, 2007.
(accessed Nov 15, 2010). 
17. Taskforce on Innovative International Financing for
Health Systems. Constraints to scaling up and costs.
Working Group 1 Report. Geneva: World Health
Organization, 2009.
0Update%2013/Taskforce/Johansbourg/Working%20Grou
p%201%20Report%20%20Final.pdf. (accessed Nov 15,
2010). 
18. PhilHealth. Conference on extending social health
insurance to informal economy workers, 18-20 October
2006, synthesis report January 2007. Manila, Philippines:
PhilHealth, GTZ, ILO, WHO, and World Bank, 2007.
 (accessed
Nov 15, 2010). 
19. Jacobs B, Price N. The impact of the introduction of user
fees at a district hospital in Cambodia. Health Policy Plan
2004; 19: 310-321. CrossRef | PubMed
20. Akashi H, Yamada T, Huot E, Kanal K, Sugimoto T.
User fees at a public hospital in Cambodia: effects on
hospital performance and provider attitudes. Soc Sci Med
2004; 58: 553-564. CrossRef | PubMed
21. Bureau of Health Economics and Financing. Annual
Health Financing Report 2008. Phnom Penh, Cambodia:
Ministry of Health, 2009. 
22. Hardeman W, Van Damme W, Van Pelt M, Por I,
Kimvan H, Meessen B. Access to health care for all? User
fees plus a Health Equity Fund in Sotnikum, Cambodia.
Health Policy Plan 2004; 19: 22-32. CrossRef | PubMed
23. Jacobs B, Price N. Improving access for the poorest to
public sector health services: insights from Kirivong
Operational Health District in Cambodia. Health Policy Plan
2006; 21: 27-39. CrossRef | PubMed
24. Noirhomme M, Meessen B, Griffiths F, et al. Improving
access to hospital care for the poor: comparative analysis of
50 Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2011, Số 18+19 (18+19)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
four health equity funds in Cambodia. Health Policy Plan
2007; 22: 246-262. CrossRef | PubMed
25. Ir P, Bigdeli M, Meessen B, Van Damme W. Translating
knowledge into policy and action to promote health equity:
the health equity fund policy process in Cambodia 2000-
2008. Health Policy 2010; 96: 200-209. CrossRef | PubMed
26. WHO. Essential Medicine Monitor 2010.
84e.pdf. (accessed Nov 14, 2010). 
27. Patcharanarumol W, Mills A, Tangcharoensathien V.
Dealing with the cost of illness: the experience of four
villages in Lao PDR. J Int Dev 2009; 21: 212-230. PubMed
28. WHO. Health-financing strategy for the Asia Pacific
Region (2010-2015). Manila: WHO Western Pacific
Region, 2009.
F+strategy+2010-2015.pdf. (accessed Nov, 14, 2010). 
29. Waters H, Saadah F, Pradhan M. The impact of the
1997-98 East Asian economic crisis on health and health
care in Indonesia. Health Policy Plan 2003; 18: 172-181.
CrossRef | PubMed
30. Rokx C, Scheiber G, Harimurti P, Tandon A,
Somanathan A. Health financing in Indonesia: a reform road
map. Washington DC, USA: World Bank, 2009.
P u b l i c a t i o n / 2 8 0 0 1 6 - 1 2 3 5 1 1 5 6 9 5 1 8 8 / 5 8 4 7 1 7 9 -
1243406029796/Full.Report.en.pdf. (accessed Nov 15,
2010). 
31. Nitayarumphong S, Pannarunothai S. Achieving
universal coverage of health care through health insurance:
the Thai situation. In: Nitayarumphong S, Mills A, eds.
Achieving universal coverage of health care. Bangkok:
Office of Health Care Reform, Thailand Ministry of Public
Health, 1998. 
32. Gilson L, Russell S, Ruyajin O, Boonchote T,
Pasandhanathorn V. Exempting the poor: a review and
evaluation of the low income card scheme in Thailand. PHP
Publication No 30. London: London School of Hygiene and
Tropical Medicine, 1998. 
33. Pannarumothai S, Mills A. The poor pay more: health-
related inequality in Thailand. Soc Sci Med 1997; 44: 1781-
1790. CrossRef | PubMed
34. Langenbrunner JC, Cashin C, O'Dougherty S.
Designing and implementing health care provider
payment systems how-to manuals (eds). Washington DC,
USA: The International Bank for Reconstruction and
Development/The World Bank, 2009.
ation/resources/peer-reviewed-
publications/providerpaymenthowto.pdf. (accessed Nov
15, 2010). 
35. National Statistical Coordinating Board. Philippine
National Health Accounts.
(accessed Nov 15, 2010). 
36. National Statistical Coordinating Board. Philippine
National Health Accounts.
sp. (accessed Nov 15, 2010). 
37. National Statistical Coordinating Board. 2008 Philippine
Statistical Yearbook. Manila, Philippines: NSCB, 2008. 
38. WHO. National Health Accounts, Estimates for the
Philippines. 
(accessed Jan 26, 2009). 
39. Department of Health. Health sector reform agenda
monograph no 9. Bridging to future reforms. Manila,
Philippines: Department of Health, 2010. 
40. World Bank. Philippines: fostering more inclusive
growth. Report No 49482-PH. Washington DC, USA:
World Bank, 2010.
stasiapacificext/philippinesextn/0,,contentMDK:22673984
#menuPK:3968175#pagePK:64027988#piPK:64027986#th
eSitePK:332982,00.html. (accessed Nov 15, 2010). 
41. Ezzat WP Sharifa, Azimatun NA, Jasmin NM, Aljunid S.
Waiting times for elective orthopaedic surgeries in a
teaching hospital and their influencing factors. Medicine
Health 2009; 4: 53-60. PubMed
42. Yon R. Health care financing in Malaysia: future trends.
In: Aljunid SM, Mohsein NAA, eds. Health economics
issues in Malaysia. Kuala Lumpur: University of Malaya
Press, 2002: 87-112. 
43. Yon R, Hamidy MA, Lin CY. Evaluation of the seventh
Malaysia plan: a new approach. Asia Pac J Public Health
2001; 13: 54-58. PubMed
44.Tangcharoensathien V, Supachutikul A, Lertiendumrong
J. The social security scheme in Thailand: what lessons can
be drawn?. Soc Sci Med 1999; 48: 913-923. CrossRef |
PubMed
45. Mills A, Bennett S, Siriwanarangsun P,
Tangcharoensathien V. The response of providers to
capitation payment: a case-study from Thailand. Health
Policy 2000; 51: 163-180. CrossRef | PubMed
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2011, Số 18+19 (18+19) 51
46. Prakongsai P, Limwattananon S, Tangcharoensathien V.
The equity impact of the universal coverage policy: lessons
from Thailand. In: Chernichovsky D, Hanson K, eds.
Innovations in health system finance in developing and
transitional economies. London: The Emerald Group
Publishing Limited, 2009: 57-81. 
47. Kwon S. Payment system reform for health care
providers in Korea. Health Policy Plan 2003; 18: 84-92.
CrossRef | PubMed
48. Wagstaff A. Health insurance for the poor: initial
impacts of Vietnam's health care fund for the poor. Impact
evaluation series No 11 policy; research working paper No
WPS 4134. The World Bank, 2007. 
49. Tangcharoensathien V. Community financing: the urban
health card in Chiangmai. Thailand: University of London,
London School of Hygiene and Tropical Medicine, 1990.
PhD thesis 
50. Tangcharoensathien V, Teokul W, Chanwongpaisarn L.
Challenges of implementing universal health care in
Thailand. In: Kwon HJ, ed. Transforming the
developmental welfare state in east Asia. United Nations
Research Institute for Social Development. Palgrave
Macmillan, 2005. 
51. Pannarunothai S, Srithamrongsawat S, Kongpan M,
Thumvanna P. Financing reforms for the Thai health card
scheme. Health Policy Plan 2000; 15: 303-311. CrossRef |
PubMed
52. Tangcharoensathien V, Prakongsai P, Limwattananon S,
Patcharanarumol W, Jongudomsuk P. From targeting to
universality: lessons from the health system in Thailand. In:
Townsend P, ed. Building decent societies: rethinking the
role of social security in development. Houndmills,
Basingstoke, Hampshire: Palgrave Macmillan, 2009: 310-
322. 
53. National Statistics Office. The 2008 National
Demographic and Health Survey results. Manila,
Philippines: NSO, 2010.
y_documents/NDHS_2008.pdf. (accessed Nov 15, 2010). 
54. Thai working group on National Health Account. The
report on 1994-2008 National Health Expenditure.
Nonthaburi: International Health Policy Program, Ministry
of Public Health, 2010.
(accessed Feb 20, 2010). 
55. Somkotra T, Lagrada L. Payments for health care and its
effect on catastrophe and impoverishment: experience from
the transition to universal coverage in Thailand. Soc Sci
Med 2008; 67: 2027-2035. CrossRef | PubMed
56. Limwattananon S, Tangcharoensathien V, Prakongsai P.
Catastrophic and poverty impacts of health payments:
results from national household surveys in Thailand. Bull
World Health Organ 2007; 85: 600-606. CrossRef | PubMed
57. International Health Policy Program. Effectiveness of
public health insurance schemes on financial risk protection:
the assessments of purchasers' capacities, contractors'
responses and impact on patients. Research report,
Consortium on Research into Equitable Health Systems.
Nonthaburi, Thailand: Ministry of Public Health, 2010. 
58. Yu CP, Whynes DK, Sach TH. Equity in healthcare
financing: the case of Malaysia. Int J Equity Health 2008; 7:
1-14. PubMed
59. Yu CP, Whynes DK, Sach TH. Assessing progressivity
of out-of-pocket payment: with illustration to Malaysia. Int
J Health Plann Manage 2006; 21: 193-210. CrossRef |
PubMed
60. Chee HL. Ownership, control, and contention: challenge
for the future of healthcare in Malaysia. Soc Sci Med 2008;
66: 2145-2156. CrossRef | PubMed
61. Nor Hayati I, Azimatun NA, Rozita H, Ezat WP Sharifa,
Rizal AM. In-patients' satisfaction in the medical and
surgical wards-a comparison between accredited and non
accredited hospital in the state of Selangor. J Community
Health 2010; 16: 60-68. PubMed
62. Ezat WP Sharifa, Jamsiah M, Aniza I, Suryati AA. Client
satisfaction and relationship with ISO certification status in
Negeri Sembilan's health clinics. J Community Health 2008;
13: 11-21. PubMed
63. Organisation for Economic Co-operation and
Development. The Paris Declaration and Accra Agenda
for Action.
98_35401554_1_1_1_1,00.html. (accessed Nov 14, 2010). 
64. Patcharanarumol W. Health care financing for the poor
in Lao PDR. University of London, London School of
Hygiene and Tropical Medicine, 2008. PhD thesis 
65. James CD, Hanson K, McPake B, et al. To retain or
remove user fees?: reflections on the current debate in low-
and middle-income countries. Appl Health Econ Health
Policy 2006; 5: 137-153. CrossRef | PubMed
66. Philippines Health Insurance Corporation. PhilHealth
Board resolution 1,113 April 30, 2008 and 2008 PhilHealth
Annual Report.
52 Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2011, Số 18+19 (18+19)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
08.pdf. (accessed Nov 15, 2010). 
67. Tangcharoensathien V, Wibulpolprasert S,
Nitayarampong S. Knowledge-based changes to health
systems: the Thai experience in policy development. Bull
World Health Organ 2004; 82: 750-756. PubMed
68. Green A. Reforming the health sector in Thailand: the
role of the policy actors on the policy stage. Int J Health
Plann Manage 2000; 15: 39-59. CrossRef | PubMed
69. Wagstaff A. Social health insurance reexamined. World
Bank policy research working paper 4111. 
wds.worldbank.org/servlet/WDSContentServer/WDSP/IB/
2007/01/09/000016406_20070109161148/Rendered/PDF/w
ps4111.pdf. (accessed Nov 15, 2010). 
a International Health Policy Program, Ministry of Public
Health, Nonthaburi, Thailand
b Siem Reap Provincial Health Department, Ministry of
Health, Siem Reap, Cambodia
c United Nations University, Kuala Lumpur, Malaysia
d Gadjah Mada University, Yogyakarta, Indonesia
e National Institute of Public Health, Ministry of Health,
Vientiane, Laos
f World Bank, Manila, Philippines
g Vietnam Health Economic Association, Hanoi, Vietnam
h University of Indonesia, West Java, Indonesia
i London School of Hygiene and Tropical Medicine,
London, UK
Correspondence to: Dr Viroj Tangcharoensathien,
International Health Policy Program, Ministry of Public
Health, Tiwanon Road, Nonthaburi 11000, Thailand.

File đính kèm:

  • pdfcai_cach_tai_chinh_y_te_o_dong_nam_a_nhung_thach_thuc_de_dat.pdf