Chương trình giáo dục Phổ thông môn Âm nhạc năm 2018

I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC

 Âm nhạc là loại hình nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn tả cảm xúc, thái độ, nhận thức và tư tưởng của con người. Âm nhạc là một phần thiết yếu của các nền văn hoá, gắn bó và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội. Âm nhạc làm phong phú những giá trị tinh thần của nhân loại, là phương tiện giúp con người khám phá thế giới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong nhà trường, giáo dục âm nhạc góp phần giúp học sinh hình thành và phát triển toàn diện về nhân cách, hài hoà về thể chất và tinh thần. Thông qua nội dung các bài hát, các hoạt động âm nhạc và phương pháp giáo dục của nhà sư phạm, giáo dục âm nhạc còn góp phần phát triển các phẩm chất như: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, cùng những năng lực: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Âm nhạc là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục nghệ thuật. Thông qua nội dung và hình thức học tập đa dạng, giáo dục âm nhạc tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm và phát triển các năng lực thẩm mĩ đặc thù ở môn học này như: thể hiện âm nhạc, cảm thụ âm nhạc, phân tích và đánh giá âm nhạc, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc; đồng thời góp phần phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu âm nhạc. Trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung môn Âm nhạc được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9): Âm nhạc là môn học bắt buộc. Nội dung bao gồm những kiến thức và kĩ năng về hát, chơi nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc. Ở giai đoạn này, giáo dục âm nhạc giúp học sinh trải nghiệm, khám phá và thể hiện bản thân thông qua các hoạt động âm nhạc, nhằm phát triển năng lực thẩm mĩ, nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử cùng các loại hình nghệ thuật khác; đồng thời hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống. Thời lượng dạy học ở mỗi lớp là 35 tiết trong một năm. Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12): Âm nhạc là môn học lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp. Nội dung trọng tâm bao gồm những kiến thức và kĩ năng mở rộng, nâng cao về hát và hợp xướng, chơi4 nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc. Mục tiêu chương trình là giúp học sinh hoàn thiện các kĩ năng thực hành, mở rộng hiểu biết về âm nhạc trong mối tương quan với các yếu tố văn hoá, lịch sử và xã hội; nhận thức, biết trân trọng, bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; ứng dụng kiến thức vào đời sống, đáp ứng sở thích cá nhân và tiếp cận với những nghề nghiệp liên quan đến âm nhạc. Thời lượng dạy học ở mỗi lớp là 70 tiết trong một năm. Bên cạnh đó, học sinh có thể tự chọn các Chuyên đề học tập với thời lượng 35 tiết trong một năm

pdf 55 trang yennguyen 15180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình giáo dục Phổ thông môn Âm nhạc năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình giáo dục Phổ thông môn Âm nhạc năm 2018

Chương trình giáo dục Phổ thông môn Âm nhạc năm 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 
MÔN ÂM NHẠC 
(Dự thảo ngày 19 tháng 01 năm 2018) 
Hà Nội, tháng 01 năm 2018 
2 
MỤC LỤC 
Trang 
I 
I. 	 ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC ........................................................................................................................................................................................ 3	
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ..................................................................................................................................................... 4	
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH .............................................................................................................................................................................. 4	
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT ............................................................................................................................................................................................ 6	
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC .......................................................................................................................................................................................... 9	
LỚP 1, LỚP 2, LỚP 3 ............................................................................................................................................................................................. 12	
LỚP 4, LỚP 5 ......................................................................................................................................................................................................... 15	
LỚP 6, LỚP 7 ......................................................................................................................................................................................................... 20	
LỚP 8, LỚP 9 ......................................................................................................................................................................................................... 25	
LỚP 10, LỚP 11, LỚP 12 ....................................................................................................................................................................................... 31	
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC .............................................................................................................................................................................. 37	
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC .................................................................................................................................................................. 41	
VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ................................................................................................................ 43	
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH ............................................................................................................................................................................. 53	
3 
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC 
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn tả cảm xúc, thái độ, nhận thức và tư tưởng của con người. Âm 
nhạc là một phần thiết yếu của các nền văn hoá, gắn bó và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội. Âm nhạc làm phong phú 
những giá trị tinh thần của nhân loại, là phương tiện giúp con người khám phá thế giới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc 
sống. 
Trong nhà trường, giáo dục âm nhạc góp phần giúp học sinh hình thành và phát triển toàn diện về nhân cách, hài hoà về 
thể chất và tinh thần. Thông qua nội dung các bài hát, các hoạt động âm nhạc và phương pháp giáo dục của nhà sư phạm, 
giáo dục âm nhạc còn góp phần phát triển các phẩm chất như: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, cùng 
những năng lực: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
Âm nhạc là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục nghệ thuật. Thông qua nội dung và hình thức học tập đa dạng, giáo dục âm 
nhạc tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm và phát triển các năng lực thẩm mĩ đặc thù ở môn học này như: thể hiện âm 
nhạc, cảm thụ âm nhạc, phân tích và đánh giá âm nhạc, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc; đồng thời góp phần phát hiện, bồi 
dưỡng những học sinh có năng khiếu âm nhạc. 
Trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung môn Âm nhạc được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục 
cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. 
Giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9): Âm nhạc là môn học bắt buộc. Nội dung bao gồm những kiến thức và kĩ 
năng về hát, chơi nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc. Ở giai đoạn này, giáo dục âm nhạc 
giúp học sinh trải nghiệm, khám phá và thể hiện bản thân thông qua các hoạt động âm nhạc, nhằm phát triển năng lực thẩm 
mĩ, nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử cùng các loại hình 
nghệ thuật khác; đồng thời hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống. Thời lượng dạy học ở mỗi 
lớp là 35 tiết trong một năm. 
Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12): Âm nhạc là môn học lựa chọn theo nguyện vọng và 
định hướng nghề nghiệp. Nội dung trọng tâm bao gồm những kiến thức và kĩ năng mở rộng, nâng cao về hát và hợp xướng, chơi 
4 
nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc. Mục tiêu chương trình là giúp học sinh hoàn thiện các kĩ 
năng thực hành, mở rộng hiểu biết về âm nhạc trong mối tương quan với các yếu tố văn hoá, lịch sử và xã hội; nhận thức, biết 
trân trọng, bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; ứng dụng kiến thức vào đời sống, đáp ứng sở thích cá nhân 
và tiếp cận với những nghề nghiệp liên quan đến âm nhạc. Thời lượng dạy học ở mỗi lớp là 70 tiết trong một năm. Bên cạnh 
đó, học sinh có thể tự chọn các chuyên đề học tập với thời lượng 35 tiết trong một năm. 
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 
1. Chương trình tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, bao gồm: 
những định hướng chung cho tất cả các môn học (quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục và các định 
hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục, điều kiện thực hiện và phát triển chương 
trình); định hướng xây dựng chương trình môn Âm nhạc ở ba cấp học. 
2. Chương trình tập trung phát triển năng lực thẩm mĩ đặc thù đối với môn Âm nhạc (năng lực âm nhạc) thông qua nội 
dung giáo dục với những kiến thức cơ bản, thiết thực; phát triển hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành. 
3. Chương trình kế thừa và phát huy những ưu điểm của chương trình môn Âm nhạc năm 2006, đồng thời tiếp thu kinh 
nghiệm xây dựng chương trình của một số nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Nội dung chương trình được thiết kế theo 
hướng kết hợp giữa đồng tâm với tuyến tính; thể hiện rõ đặc trưng nghệ thuật âm nhạc và bản sắc văn hoá dân tộc; tích hợp 
cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên. 
4. Chương trình xây dựng những bối cảnh học tập đa dạng, với sự phong phú về nội dung và các hoạt động học tập, 
nhằm đáp ứng các nhu cầu, sở thích của học sinh; tạo được cảm xúc, niềm vui và hứng thú trong học tập; góp phần định 
hướng nghề nghiệp cho những học sinh có năng khiếu âm nhạc. 
5. Chương trình vừa bảo đảm những nội dung giáo dục cốt lõi thống nhất trong cả nước, vừa có tính mở để phù hợp với 
sự đa dạng về điều kiện và khả năng học tập của học sinh các vùng miền. 
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH 
1. Mục tiêu chung 
5 
Chương trình môn Âm nhạc giúp học sinh: (i) Nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc, có đời sống tinh thần 
phong phú, hình thành và phát triển những phẩm chất cao đẹp; (ii) Trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc thông qua 
nhiều hình thức hoạt động, phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác; (iii) Hình thành và phát triển các năng lực âm nhạc đặc 
thù dựa trên nền tảng kiến thức và kĩ năng âm nhạc phổ thông, qua đó phát triển năng lực tự chủ và tự học; (iv) Nhận thức 
được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử, xã hội cùng các loại hình nghệ thuật 
khác, hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; (v) Phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc, có 
định hướng nghề nghiệp phù hợp, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
2. Mục tiêu các cấp học 
2.1. Mục tiêu ở tiểu học 
Chương trình môn Âm nhạc giúp học sinh: (i) Nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc, có đời sống tinh thần 
phong phú, hình thành và phát triển những phẩm chất cao đẹp; (ii) Bước đầu trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc 
thông qua nhiều hình thức hoạt động, từ đó hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác; (iii) Bước đầu hình thành năng lực âm 
nhạc dựa trên kiến thức và kĩ năng âm nhạc phổ thông, hình thành năng lực tự chủ và tự học; (iv) Bước đầu làm quen với sự 
đa dạng của thế giới âm nhạc, các giá trị âm nhạc truyền thống; (v) Bước đầu phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc, hình 
thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
2.2. Mục tiêu ở trung học cơ sở 
Chương trình môn Âm nhạc giúp học sinh: (i) Nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc, có đời sống tinh thần 
phong phú, hình thành và phát triển những phẩm chất cao đẹp; (ii) Trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc thông qua 
nhiều hình thức hoạt động, phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác; (iii) Phát triển các kĩ năng âm nhạc cơ bản, dựa trên nền 
tảng kiến thức và kĩ năng âm nhạc phổ thông, nâng cao năng lực tự chủ và tự học; (iv) Nhận thức được sự đa dạng của thế 
giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử, xã hội cùng các loại hình nghệ thuật khác, hình thành ý thức 
bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; (v) Phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc, nâng cao năng lực giải 
quyết vấn đề và sáng tạo. 
2.3. Mục tiêu ở trung học phổ thông 
6 
Chương trình môn Âm nhạc giúp học sinh: (i) Có những phẩm chất cao đẹp, có đời sống tinh thần phong phú, định hình 
thị hiếu thẩm mĩ; (ii) Trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc thông qua nhiều hình thức hoạt động, biết vận dụng năng 
lực giao tiếp và hợp tác trong học tập; (iii) Nâng cao năng lực âm nhạc và kĩ năng thực hành, phát triển năng lực tự chủ và tự 
học; (iv) Mở rộng hiểu biết về âm nhạc trong mối tương quan với các yếu tố lịch sử, văn hoá và xã hội, biết trân trọng và 
có ý thức giữ gìn, bảo vệ, phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; (v) Phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc, biết vận 
dụng năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong học tập, đời sống; (vi) Có định hướng nghề nghiệp phù hợp với khả năng 
của bản thân. 
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
Thông qua chương trình môn Âm nhạc, học sinh cần hình thành và phát triển được cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm 
nhạc; có ý thức trân trọng, bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; đồng thời hình thành và phát triển những 
phẩm chất cao đẹp, những năng lực cốt lõi chung như: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
Đặc biệt, học sinh cần hình thành và phát triển được năng lực âm nhạc, biểu hiện của năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực 
âm nhạc, bao gồm các thành phần sau: 
1. Thể hiện âm nhạc 
Học sinh biết tái hiện, trình bày hoặc biểu diễn âm nhạc thông qua các hoạt động hát, đọc nhạc, chơi nhạc cụ, đánh nhịp, 
vận động,... với nhiều hình thức và phong cách. 
Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông 
– Hát một mình và hát cùng người khác. 
Thể hiện được giai điệu và lời ca, diễn 
tả được sắc thái và tình cảm của bài hát. 
– Chơi nhạc cụ một mình và cùng người 
khác. Thể hiện được tiết tấu và giai điệu. 
– Đọc nhạc đúng tên nốt, cao độ và trường độ. 
– Hát một mình và hát cùng người khác. 
Thể hiện đúng giai điệu và lời ca, diễn 
tả được sắc thái và tình cảm của bài hát. 
Có kĩ năng hát bè cơ bản. 
– Chơi nhạc cụ một mình và cùng người 
khác. Thể hiện đúng tiết tấu, giai điệu 
– Hát một mình và hát cùng người khác. 
Thể hiện đúng giai điệu và lời ca, diễn tả 
được sắc thái và tình cảm của bài hát. 
Nâng cao kĩ năng hát bè trong hợp xướng. 
– Trình diễn nhạc cụ một mình và cùng 
người khác với kĩ thuật cơ bản. Thể 
hiện được sự đa dạng các sắc thái biểu 
7 
Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông 
– Vận động cơ thể phù hợp với nhịp 
điệu và tính chất âm nhạc khi hát, chơi 
nhạc cụ, đọc nhạc,... 
và hoà âm. 
– Đọc nhạc đúng tên nốt, cao độ và 
trường độ. 
– Vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu 
và tính chất âm nhạc khi hát, chơi nhạc cụ, 
đọc nhạc,... 
cảm âm nhạc. 
– Phát triển kĩ năng đọc nhạc khi hát và 
chơi nhạc cụ. 
– Vận động cơ thể phù hợp với nhịp 
điệu và tính chất âm nhạc khi hát, chơi 
nhạc cụ, đọc nhạc,... 
2. Cảm thụ âm nhạc 
Học sinh biết thưởng thức và cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của âm nhạc, được thể 
hiện trong tác phẩm hoặc một bộ phận của tác phẩm. Biểu lộ thái độ và cảm xúc bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể. 
Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông 
– Cảm nhận và phân biệt được sự khác 
biệt trong từng thuộc tính âm nhạc: cao 
độ, trường độ, cường độ, âm sắc. 
– Vận động cơ thể phù hợp với cảm xúc 
âm nhạc. 
– Cảm nhận và phân biệt được các mức 
độ trong từng phương tiện diễn tả của 
âm nhạc: tiết tấu, giai điệu, hoà âm, 
hình thức và phong cách biểu diễn. 
– Vận động cơ thể phù hợp với cảm xúc 
âm nhạc. Biết chia sẻ cảm xúc âm nhạc 
với người khác. 
– Cảm nhận và phân biệt được sự tương 
phản hoặc các mức độ trong từng 
phương tiện diễn tả của âm nhạc: tiết 
tấu, giai điệu, hoà âm, hình thức và 
phong cách biểu diễn. 
– Biết biểu lộ thái độ và cảm xúc âm nhạc 
bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể. 
3. Phân tích và đánh giá âm nhạc 
Học sinh biết vận dụng kiến thức, kĩ năng, tư duy âm nhạc để phân tích và đánh giá về các phương tiện diễn tả của âm 
nhạc và phong cách biểu diễn. 
8 
Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông 
– Bước đầu nhận biết được các thuộc 
tính: cao độ, trường độ, cường độ, âm 
sắc. Phân biệt được sự giống nhau hoặc 
khác nhau của các nét nhạc. 
– Bước đầu nhận biết được câu, đoạn 
trong những bài hát có hình thức rõ 
ràng. 
– Bước đầu biết đánh giá kĩ năng thể hiện 
âm nhạc của bản thân và người khác. 
– Nêu được đặc điểm dễ nhận biết của 
tiết tấu, giai điệu và phong cách biểu 
diễn một số bài hát, bản nhạc. 
– Nhận biết được câu, đoạn trong những 
bài hát, bản nhạc có hình thức rõ ràng. 
– Biết đánh giá kĩ năng thể hiện âm 
nhạc của bản thân và người khác. 
– Phân tích được đặc điểm dễ nhận biết 
của tiết tấu, giai điệu, hoà âm và phong 
cách biểu diễn một số tác phẩm âm 
nhạc. 
– Nhận biết được câu, đoạn trong 
những bài hát, bản nhạc có hình thức rõ 
ràng. 
– Đánh giá được tính thẩm mĩ, giá trị 
nghệ thuật của tác phẩm âm nhạc. 
4. Sáng tạo và ứng dụng âm nhạc 
Học sinh biết kết nối các năng lực, biết vận dụng kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm âm nhạc vào thực tiễn; ứng tác và 
biến tấu, đưa ra những ý tưởng hoặc sản phẩm âm nhạc hay, độc đáo. Hiểu và sử dụng âm nh ... 40% 
45 
 Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông 
thuyết âm nhạc; Thường thức 
âm nhạc 
5. Thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và đối tượng học sinh 
Chương trình môn Âm nhạc là cơ sở pháp lí cho việc biên soạn sách giáo khoa, các tài liệu hướng dẫn, chỉ đạo dạy học 
và đánh giá kết quả giáo dục. Chương trình được sử dụng thống nhất trong cả nước, tuy nhiên các trường có thể vận dụng, 
phát triển chương trình cho phù hợp với đặc điểm của nhà trường, địa phương và đối tượng học sinh. 
 Điều kiện khó khăn Điều kiện bình thường Điều kiện thuận lợi 
Nội dung Hát, nghe nhạc, đọc nhạc, 
thường thức âm nhạc. 
Hát, nghe nhạc, đọc nhạc, chơi 
nhạc cụ, thường thức âm nhạc, lí 
thuyết âm nhạc. 
Hát, nghe nhạc, đọc nhạc, chơi nhạc 
cụ, thường thức âm nhạc, lí thuyết âm 
nhạc. 
Yêu cầu 
cần đạt 
Hoàn thành một số tiêu chí 
chủ yếu trong yêu cầu cần 
đạt. 
Hoàn thành hầu hết tiêu chí trong 
yêu cầu cần đạt. 
Hoàn thành tất cả tiêu chí trong yêu 
cầu cần đạt. 
Thiết bị 
dạy học 
Học sinh chỉ sử dụng bộ gõ 
cơ thể và nhạc cụ tự làm. 
Học sinh sử dụng những nhạc cụ 
được đề xuất trong chương trình. 
Học sinh kết hợp sử dụng những nhạc 
cụ được đề xuất trong chương trình 
và những nhạc cụ khác: piano, 
violon, trumpet, trống điện tử,... 
Định hướng mở Ngoài chương trình quốc gia, học 
sinh có thể tham gia câu lạc bộ âm 
nhạc hoặc học tiết tăng cường ở 
trường học 2 buổi/ngày. 
Thành lập ban nhạc học sinh, ban 
nhạc diễu hành để các em được giao 
lưu, biểu diễn và phát triển năng 
khiếu âm nhạc. 
46 
47 
6. Giải thích một số thuật ngữ và khái niệm âm nhạc 
Thuật ngữ, khái niệm Giải thích 
Âm sắc (tiếng Anh: tone colour, tiếng Pháp: timbre, tiếng 
Italia: colore/colorito) 
Đặc tính của âm thanh giúp ta nhận rõ mỗi nhạc khí, mỗi 
giọng người; còn gọi là màu âm. 
Âm vực (tiếng Anh: register, tiếng Pháp: registre/etendue, 
tiếng Italia: registro) 
Phạm vi tạo thanh của nhạc cụ và giọng hát, từ thấp đến cao. 
Bậc cơ bản Bảy bậc có tên gọi Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si. 
Biến tấu (tiếng Anh: variation, tiếng Pháp: variation, tiếng 
Italia: variazione) 
Nhắc lại chủ đề, có phát triển, biến đổi. 
Bộ gõ cơ thể (tiếng Anh: body percussion) 
Sử dụng các bộ phận của cơ thể con người làm nhạc cụ gõ. 
Ví dụ: giậm chân, vỗ đầu gối, vỗ tay, vỗ ngực, búng ngón 
tay,... 
Cảm thụ âm nhạc (tiếng Anh: music appreciation) 
Thưởng thức và cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều 
sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của âm nhạc, được thể hiện trong 
tác phẩm hoặc một bộ phận của tác phẩm. Biểu lộ thái độ và 
cảm xúc bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể. 
Cao độ (tiếng Anh: pitch /pitch level, tiếng Pháp: hauteur du 
son, tiếng Italia: intonazione) 
Độ cao thấp của âm thanh. 
Cường độ (tiếng Anh: dynamics/loudness/strength of 
tone/intensity, tiếng Pháp: dynamique/intensité du 
son/puissance, tiếng Italia: forza/intensità /sonora) 
Độ mạnh nhẹ, to nhỏ của âm thanh. 
48 
Dấu hoá (tiếng Anh: alteration, tiếng Pháp; altération, tiếng 
Italia: alterazione) 
Các kí hiệu dùng để biểu thị sự nâng cao hay hạ thấp cao độ 
của các âm. 
Dấu hoá bất thường (tiếng Anh: accidental, tiếng Pháp: 
accident/altération, tiếng Italia: accidente/alterazione) 
Dấu hoá xuất hiện ngay trước nốt nhạc. 
Dấu hoá cố định (tiếng Anh: natural, tiếng Pháp: bescarre, 
tiếng Italia: bequadro) 
Dấu hoá xuất hiện ngay sau khoá nhạc; còn gọi là dấu hoá 
theo khoá. 
Dấu hoàn Kí hiệu xoá hiệu lực của dấu thăng, hoặc giáng; còn gọi là dấu bình. 
Dấu giáng (tiếng Anh: flat, tiếng Pháp: bémol, tiếng Italia: 
bemolle) 
Kí hiệu biểu thị sự hạ thấp bậc cơ bản xuống nửa cung. 
Dấu thăng (tiếng Anh: sharp, tiếng Pháp: dièse, tiếng Italia: 
diesis) 
Kí hiệu biểu thị sự nâng cao bậc cơ bản lên nửa cung. 
Đảo phách (tiếng Anh: syncopation, tiếng Pháp: syncope, 
tiếng Italia: sincope) 
Đổi thứ tự nhấn phách mạnh, phách nhẹ trong ô nhịp. 
Đọc nhạc (tiếng Anh: reading music/sight singing/tonic sol–
fa, tiếng Pháp: solfège, tiếng Italia: solfeggio) 
Hát những nốt ghi trên khuông nhạc đúng nhịp phách, cao 
độ, trường độ và sắc thái. 
Đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay (tiếng Anh: reading music 
with hand signs) 
Sử dụng các tư thế khác nhau của bàn tay để biểu thị các nốt 
nhạc cần đọc. 
Đọc nhạc theo hệ Đô cố định (tiếng Anh: fixed Do) 
Phương pháp đọc nhạc với cao độ tuyệt đối: đọc đúng tên 
các nốt nhạc và độ cao tuyệt đối của chúng. Ví dụ: đọc tên 
nốt Đô và chính xác độ cao của nốt Đô ghi trên khuông nhạc. 
Trong phương pháp này, người ta thường sử dụng nốt La ở 
tầng quãng tám thứ nhất có tần số 440 Hz làm âm mẫu. 
49 
Đọc nhạc theo hệ Đô di động (tiếng Anh: movable Do) 
Phương pháp đọc nhạc với cao độ tương đối (nhằm đơn giản 
hoá việc đọc nhạc), bằng cách chuyển các giọng trưởng khác 
nhau (Pha trưởng, Son trưởng,...) về đọc ở giọng Đô trưởng; 
chuyển các giọng thứ khác nhau (Mi thứ, Rê thứ,...) về đọc ở 
giọng La thứ. 
Độc tấu (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Italia: solo) Biểu diễn một người dùng một nhạc cụ thể hiện là chính. 
Giai điệu (tiếng Anh: melody/tune, tiếng Pháp: mélodie, 
tiếng Italia: melodia) 
Chuỗi âm thanh có tổ chức hoàn chỉnh về hình thức và nội 
dung. 
Hình thức âm nhạc (tiếng Anh: form, tiếng Pháp: forme, 
tiếng Italia: forma) 
Cấu trúc của tác phẩm âm nhạc, mối tương quan giữa các bộ 
phận của tác phẩm. 
Hình thức biểu diễn Cách thức biểu diễn (hoặc trình bày): đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca, tập thể, độc tấu, hoà tấu,... 
Hoà âm (tiếng Anh: harmony/harmonic, tiếng Pháp: 
harmonie/harmonique, tiếng Italia: armonia/armonico) 
Sự kết hợp có quy luật để tạo nên sự hoà hợp của các âm 
thanh. 
Hoà tấu (tiếng Anh: group instrumental performance) Nhiều người cùng biểu diễn một bản nhạc bằng nhiều nhạc cụ. 
Hợp âm (tiếng Anh: chord, Pháp: accord, Italia: accordo) Sự kết hợp cùng một lúc ba âm thanh (hoặc nhiều hơn nữa) sắp xếp theo quãng ba hoặc có thể xếp theo quãng ba. 
Hợp âm rải (tiếng Anh, tiếng Italia: arpeggio/battery, tiếng 
Pháp: arpège) 
Sự trình bày lần lượt các âm của hợp âm từ thấp lên cao hoặc 
ngược lại. 
Khí nhạc (tiếng Anh: instrumental music, tiếng Pháp: 
musique instrumentale, tiếng Italia: musica strumentale) 
Âm nhạc thể hiện bằng âm thanh của các nhạc cụ. 
Khoá nhạc (tiếng Anh: clef, tiếng Pháp: clé, tiếng Italia: 
chiave) 
Kí hiệu ở đầu khuông nhạc để chỉ tên nốt đi với khoá làm 
mốc gọi tên các nốt khác. 
50 
Khuông nhạc (tiếng Anh: staff/stave/system, tiếng Pháp: 
portée, tiếng Italia: pentagramma) 
Hệ thống gồm năm dòng kẻ song song cách đều nhau, dùng 
để xác định cao độ của âm thanh. 
Kiểu hát tập thể 
Nhiều người cùng hát với các hình thức như: hát đồng âm 
(hát cùng độ cao), nối tiếp, đối đáp, hát có lĩnh xướng, hát bè 
(trì tục, hoà âm, phức điệu). 
Nhạc cụ định âm (tiếng Anh: pitched musical instruments) Những loại nhạc cụ có cao độ xác định như: violon, piano, guitar, sáo, kèn,... 
Nhạc cụ không định âm (tiếng Anh: unpitched musical instruments) Những loại nhạc cụ không có cao độ xác định như: trống nhỏ, mõ, thanh phách, song loan,... 
Kết (tiếng Anh, tiếng Pháp: cadence, tiếng Italia: cadenza) 
Chuẩn bị giai điệu, tiết tấu, hoà thanh để kết thúc tác phẩm 
âm nhạc hoặc đến điểm nghỉ trong bản nhạc. 
Nhịp (tiếng Anh: meter) Đơn vị thời gian trong tiến triển âm nhạc. 
Nhịp độ (tiếng Anh: speed/time/pace/metre/tempo, tiếng 
Pháp: temps/mesure, Italia: tempo) 
Sự lựa chọn phách làm đơn vị trường độ trong bản nhạc và 
dùng máy gõ nhịp xác định, còn gọi là tốc độ. 
Nốt nhạc (tiếng Anh, tiếng Pháp: note, tiếng Italia: nota) 
Kí hiệu hình bầu dục có đuôi hoặc không đuôi dùng để ghi 
âm trên khuông nhạc. 
Ô nhịp (tiếng Anh: bar/measure/mensuration, tiếng Pháp: 
mesure, tiếng Italia: misura) 
Khoảng cách giữa hai vạch nhịp, chia đều bản nhạc thành 
từng đơn vị gồm một số phách bằng nhau, phách đầu nhịp 
thường mạnh. 
Phách (tiếng Anh: beat, tiếng Pháp: temps, tiếng Italia: battuta) Đơn vị thời gian của ô nhịp. 
Phách mạnh (tiếng Anh: strong beat/accentuated beat, tiếng 
Pháp: temps fort, tiếng Italia: tempo forte) 
Phách có trọng âm (nhấn), là phách thứ nhất trong mỗi ô 
nhịp. 
51 
Phách yếu (tiếng Anh: weak beat/off-beat, tiếng Pháp: temps 
faible, tiếng Italia: tempo debole) 
Những phách không có trọng âm trong mỗi ô nhịp. 
Phương tiện diễn tả của âm nhạc (tiếng Anh: elements of 
music) 
Phương tiện diễn tả của âm nhạc gồm: giai điệu, hoà âm, tiết 
tấu, tiết luật, nhịp độ, âm sắc, âm vực, cường độ, cách cấu 
tạo,...; còn gọi là các nhân tố âm nhạc. 
Quãng (tiếng Anh: interval, tiếng Pháp: intervalle, tiếng 
Italia: intervallo) 
Sự kết hợp đồng thời hoặc nối tiếp nhau của hai âm thanh. 
Quãng thuận (tiếng Anh: consonant intervals) Quãng vang lên nghe hoà hợp và êm tai. 
Quãng nghịch (tiếng Anh: dissonant intervals) Quãng vang lên nghe không hoà hợp. 
Số chỉ nhịp (tiếng Anh: time signature) Gồm hai chữ số viết chồng lên nhau để kí hiệu các loại nhịp. 
Thang âm (tiếng Anh: scale, tiếng Pháp: gamme, tiếng Italia: 
scala) 
Sự sắp xếp các âm thanh theo một thứ tự cao độ nhất định. 
Thanh nhạc (tiếng Anh: vocal music, tiếng Pháp: musique 
vocale, tiếng Italia: musica vocale) 
Âm nhạc được thể hiện bằng giọng hát con người. 
Thể hiện âm nhạc (tiếng Anh: music performance) 
Tái hiện, trình bày hoặc biểu diễn âm nhạc thông qua các 
hoạt động hát, đọc nhạc, chơi nhạc cụ, đánh nhịp, vận 
động,... với nhiều hình thức và phong cách. 
Tiết điệu (tiếng Anh: styles of music) 
Các phong cách, nhịp điệu âm nhạc đặc trưng, ví dụ: bebop, 
cha cha cha, country rock, disco, foxtrot, mambo, pasodoble, 
rumba, samba, tango, waltz,... 
Tiết tấu (tiếng Anh: rhythm, tiếng Pháp: rythme, tiếng Italia: 
ritmo) 
Sự nối tiếp có tổ chức các trường độ của âm thanh; còn gọi là 
nhịp điệu. 
52 
Trì tục (tiếng Anh: obstinately, tiếng Pháp: 
obstiné/persistant,tiếng Italia: ostinato/persistente) 
Kĩ thuật lặp lại nhiều lần một hình giai điệu hoặc tiết tấu không 
thay đổi trong suốt bản nhạc, đoạn nhạc, thường ở âm khu trầm. 
Trường độ (tiếng Anh: duration, tiếng Pháp: durée, tiếng 
Italia: durata) 
Độ dài ngắn của âm thanh. 
Trọng âm (tiếng Anh, tiếng Pháp: accent, tiếng Italia: accento) Những âm được vang lên với cường độ lớn hơn, nổi bật hơn. 
Ứng tác (tiếng Anh: improvise, tiếng Pháp: improviser, tiếng 
Italia: improvvisare) 
Chơi nhạc không cần bài ghi sẵn hoặc chuẩn bị trước; còn 
gọi là ứng tấu, ứng diễn. 
Vạch nhịp (tiếng Anh: bar–line, tiếng Pháp: barre, tiếng 
Italia: barra) 
Vạch thẳng đứng cắt ngang khuông nhạc, để phân cách các ô 
nhịp. 
53 
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 
Tài liệu tiếng Việt 
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương khoá XI (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về 
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế 
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 
2. Quốc hội khoá XI (2005), Luật Giáo dục. 
3. Quốc hội khoá XII (2009), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục. 
4. Quốc hội khoá XIII (2014), Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ 
thông. 
5. Chính phủ (2015), Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ 
thông. 
6. Chính phủ (2016), Quyết định số 1981/QĐ-TTg phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân. 
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc. 
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002–2006), Sách giáo khoa, Sách giáo viên môn Âm nhạc từ lớp 1 đến lớp 9. 
9. Doãn Mẫn (1980), Phương pháp xướng âm, Nhà xuất bản Văn hoá. 
10. Đào Trọng Từ, Đỗ Mạnh Thường, Đức Bằng (1984), Thuật ngữ và kí hiệu âm nhạc thường dùng, Nhà xuất bản Văn hoá. 
11. Nguyễn Bách, Tiến Lộc, Hạnh Thy (2000), Thuật ngữ âm nhạc, Nhà xuất bản Âm nhạc. 
12. Nguyễn Hữu Châu (2006), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nhà xuất bản Giáo dục. 
13. Phạm Tú Hương (2003), Lí thuyết âm nhạc cơ bản, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 
14. V.A. Va-kha’-ra-mê-ép, người dịch Vũ Tự Lân (1982), Lí thuyết âm nhạc cơ bản, Nhà xuất bản Văn hoá. 
15. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (2011), Đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ thông – Một số vấn đề lí luận và 
thực tiễn, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 
Tài liệu tiếng nước ngoài 
1. Addo, O. A. (1999), Compairing Music Teacher Training Practices Around the World. Journal of Music Teacher 
Education, 14–22. 
54 
2. Alexandra, K.M. (2008), Music Education in the Twenty–First Century: A Cross Cultural Comparison of Germnan and 
America Music Education,Music Education Reseach, 10(2), 439–449. 
3. Chūgakkõ gakushū shikõ yõryõ ongaku (National Course of Study for Middle High School, Music) (2017), from 
https://l.facebook.com/l.php?u=http%3A%2F%2Fwww.mext.go.jp%2Fcomponent%2Fa_menu%2Feducation%2Fmicr
o_detail%2F__icsFiles%2Fafieldfile%2F2017%2F06%2F21%2F1384661_5.pdf&h=ATMVrtlH1cfBH0TZUfLJjVpXP
jXv9FS–bp6Gg3IkRSYEcHabzJ–uAbQ–FcjOdfJcvbfzRdIBc_GpH3SRwGGQbx–
rNJFiFnJUYds0fqM1DFpXdrQvOD0p36Z4tDn6WWDHVoqPBXQ1iUlqHQ. 
4. Department of Education, Republic of the Philippines (2013). K to 12 Curriculum Guide – MUSIC, from 
–
10%20December%202013.pdf. 
5. Department of Natural Science and Arts (2008), Music teaching and learning syllabus: Primary & Lower Secondary. 
Ministry of Singapore, from https://www.moe.gov.sg/docs/default source/document/education/syllabuses/arts 
education/files/2015_Music_Teaching_and_Learning_Syllabus_(Primary_and_Lower_Secondary).pdf. 
6. Department of Natural Science and Arts (2007), Revised curriculum (English version), Korea Institute of Curriculum 
and Evaluation. 
7. Hallam, S. (2010). The Power of Music, Institute of Education, University of London, 1–32. 
8. Harold F. Abeles, Charles R. Hoffer, Robert H. Klotman. (1995), Foundations of Music Education, Boston, MA: 
Schirmer Cengage Learning. 
9. Massachusetts Department of Elementary & Secondary Education (1999), Massachusetts Arts Curriculum Framework, 
from  
10. Ministère De L’éducation Nationale (2008). Les nouveaux programmes de l’école primaire, from 
–nouveaux–programmes–ecole–primaire.html. 
11. Ministerium für Bildung, Jugend und Sport des Land Brandenburg (2015), Rahmenlehrplan Jahrgangsstufen 1–10, 
Dieser Rahmenlehrplan wurde vom Landesinstitut für. 
12. Mitchell, A. (2017). Learning by Doing: Twenty Successful Active Learning Exercises for Information Systems 
Courses,Journal of Information Technology Education, 16(6), 22–48. 
55 
13. National curriculum in England: Music Program of Study (2014), from 
https://www.gov.uk/government/uploads/system/uploads/attachment_data/file/239037/PRIMARY_national_curriculu
m_Music.pdf. 
14. Schule und Medien Berlin-Brandenburg (LISUM) erarbeitet (2015), Musik. From https://www.bildung–
mv.de/export/sites/bildungsserver/downloads/unterricht/Rahmenplaene/Rahmenplaene_allgemeinbildende_Schulen/M
usik/rp–musik–gs.pdf. 
15. Shōgakkō gakushū shidō yōryō ongaku (Japanese National Course of Study for Primary School, Music) (2017), from 
16. The Ontario Curriculum Grades 1–8: The Arts (2009), from 

File đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_giao_duc_pho_thong_mon_am_nhac_nam_2018.pdf