Cơ hội và thách thức của dệt may Việt Nam trong bối cảnh gia nhập hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
Tóm tắt: Nghiên cứu này phân tích tình hình thương mại của ngành dệt may của Việt Nam trong bối cảnh
gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bằng việc sử dụng các chỉ số thương mại và
tính toán cơ cấu xuất, nhập khẩu các nhóm sản phẩm của ngành, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng TPP là thị
trường chính của hàng dệt may Việt Nam, nhưng mức độ tập trung thương mại chỉ ở một vài thành viên
TPP như Mỹ, Nhật Bản, Canada. Lợi thế cạnh tranh của ngành chỉ biểu hiện ở 2 nhóm sản phẩm cuối cùng
(quần áo và hàng dệt may phụ trợ) trong 14 nhóm sản phẩm phân theo mã HS (The Harmonized System)
của ngành. Như vậy, Việt Nam có cơ hội gia tăng xuất khẩu hàng dệt may trong khu vực TPP. Tuy nhiên,
cơ hội này chỉ được tận dụng tối đa khi mà Việt Nam đảm bảo được quy tắc xuất xứ sản phẩm. Điều đó có
nghĩa là Việt Nam cần phải tăng cường năng lực sản xuất đầu vào hoặc thay đối cơ cấu nhập khẩu của
ngành nhằm thúc đẩy xuất khẩu và nâng cao giá trị gia tăng của ngành dệt may.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Cơ hội và thách thức của dệt may Việt Nam trong bối cảnh gia nhập hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
Tạp chí Khoa học – Đại học Huế ISSN 2588–1205 Tập 126, Số 5A, 2017, Tr. 173–184 * Liên hệ: hoanphan@hce.edu.vn Nhận bài: 05–12–2016; Hoàn thành phản biện: 13–02–2017; Ngày nhận đăng: 26–4–2017 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA DỆT MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH GIA NHẬP HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG Phan Thanh Hoàn* Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, 99 Hồ Đắc Di, Huế, Thừa Thiên Huế, Việt Nam Tóm tắt: Nghiên cứu này phân tích tình hình thương mại của ngành dệt may của Việt Nam trong bối cảnh gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bằng việc sử dụng các chỉ số thương mại và tính toán cơ cấu xuất, nhập khẩu các nhóm sản phẩm của ngành, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng TPP là thị trường chính của hàng dệt may Việt Nam, nhưng mức độ tập trung thương mại chỉ ở một vài thành viên TPP như Mỹ, Nhật Bản, Canada. Lợi thế cạnh tranh của ngành chỉ biểu hiện ở 2 nhóm sản phẩm cuối cùng (quần áo và hàng dệt may phụ trợ) trong 14 nhóm sản phẩm phân theo mã HS (The Harmonized System) của ngành. Như vậy, Việt Nam có cơ hội gia tăng xuất khẩu hàng dệt may trong khu vực TPP. Tuy nhiên, cơ hội này chỉ được tận dụng tối đa khi mà Việt Nam đảm bảo được quy tắc xuất xứ sản phẩm. Điều đó có nghĩa là Việt Nam cần phải tăng cường năng lực sản xuất đầu vào hoặc thay đối cơ cấu nhập khẩu của ngành nhằm thúc đẩy xuất khẩu và nâng cao giá trị gia tăng của ngành dệt may. Từ khóa: dệt may, TPP, xuất khẩu, Việt Nam, lợi thế cạnh tranh 1 Đặt vấn đề Trong một loạt Hiệp định thương mại tự do – (Free-Trade Agreement- FTA) thế hệ mới mà Việt Nam tham gia đàm phán đã và đang được hoàn tất, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định FTA Việt Nam – EU (EVFTA) được kỳ vọng sẽ tạo ra làn sóng hội nhập lần thứ hai mạnh mẽ hơn đối với nền kinh tế Việt Nam. Theo đó, những ngành hàng chủ lực của Việt Nam, nhất là dệt may được kỳ vọng sẽ là những ngành hàng được hưởng lợi nhiều nhất. Thống kê của Hiệp hội Dệt May Việt Nam năm 2015 cho thấy ngành dệt may Việt Nam đang đóng góp 10 % giá trị sản xuất công nghiệp [3]. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 5 năm 2011–2015 đạt 14,77 %/năm, đưa dệt may trở thành ngành có kim ngạch xuất khẩu cao thứ hai và đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, duy trì được vị trí 5 nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới. Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong năm 2015 đạt khoảng hơn 29 tỷ USD, tăng hơn 10 % so với năm 2014. Dệt may đã trở thành ngành tạo công ăn việc làm cho 5 % lao động công nghiệp, với hơn 2,5 triệu lao động tại 5.000 doanh nghiệp (DN) lớn nhỏ. Dệt may là ngành được quan tâm nhiều nhất trong TPP, khi mà 12 nước thành viên đã đồng ý dành chương riêng cho ngành công nghiệp vốn được đánh giá là có vai trò rất quan trọng vào tăng trưởng kinh tế tại một số thị trường của các nước TPP. TPP cũng đặt ra yêu cầu cụ thể về quy tắc xuất xứ, tức là các DN phải sử dụng sợi và vải từ khu vực TPP, nhằm thúc đẩy Phan Thanh Hoàn Tập 126, Số 5A, 2017 174 việc thiết lập các chuỗi cung ứng và đầu tư vào lĩnh vực này. Theo đó, các nhà xuất khẩu chỉ cần chứng minh được nguồn gốc xuất xứ hàng hóa thì sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan. Các nước tham gia TPP là đối tác xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản. Có đến 40 % giá trị hàng hóa của Việt Nam được xuất sang 11 nước trong TPP, trong đó những mặt hàng quần áo, dệt may và giày chiếm đến 31 % tổng giá trị. Việc Mỹ rút khỏi TPP hoặc trong kịch bản xấu hơn là không có TPP đòi hỏi các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn bởi không có sự hỗ trợ của việc cắt giảm thuế. Tuy nhiên, Mỹ và Nhật Bản vẫn là hai thị trường chính của doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Do đó, kết quả của tình huống trên cũng không có nghĩa là ngành dệt may đi vào suy giảm. Vì vậy, việc phân tích cơ hội và thách thức của ngành dệt may trong bối cảnh hội nhập TPP có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra hàm ý về chính sách nhằm khai thác tối ưu cơ hội xuất khẩu sang thị trường TPP, góp phần thúc đẩy ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới. 2 Phương pháp nghiên cứu Để phân tích thực trạng và cơ hội của ngành dệt may Việt Nam trong TPP, nghiên cứu này tập trung phân tích xuất khẩu dệt may theo các nhóm mã ngành HS và đánh giá cơ hội xuất khẩu dựa vào các chỉ số thương mại (Trade Indicators) đó là: chỉ số lợi thế so sánh biểu hiện (Revealed Comparative Advantage – RCA) nhằm đánh giá lợi thế so sánh của các nhóm hàng dệt may; chỉ số thương mại nội ngành (Intra Industry Trade – IIT) nhằm phân tích hiện trạng thương mại trong cùng ngành dệt may giữa Việt Nam với các nước TPP; và chỉ số tập trung thương mại (Trade Intensity Index – TII) nhằm xác định mức độ tập trung xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường TPP so với mức trung bình của thế giới [2], [7]. Trên cơ sở những phân tích đó, nghiên cứu sẽ đưa ra các hàm ý chính sách giúp Việt Nam nắm bắt các cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu dệt may sang thị trường TPP tiềm năng. Chỉ số lợi thế so sánh biểu hiện của một sản phẩm được đo bằng tỷ trọng xuất khẩu của sản phẩm đó trong xuất khẩu của quốc gia so với tỷ trọng xuất khẩu của sản phẩm đó trong xuất khẩu của thế giới, và được tính toán theo công thức ( ⁄ ) ( ⁄ ) trong đó xij và xwj là giá trị kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm j của quốc gia i và thế giới; Xit và Xwt là tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia i và thế giới. Nếu RCA lớn hơn 1 thì quốc gia I được coi là có lợi thế so sánh về sản phẩm j so với thế giới. Ngược lại, nếu RCA nhỏ hơn 1 biểu thị bất lợi (không có lợi thế so sánh) của quốc gia I về sản phẩm j. Chỉ số thương mại nội ngành được sử dụng để phân tích cơ cấu xuất, nhập khẩu của một ngành trong một thời điểm nhất định. ITT trong nghiên cứu này là chỉ số G-L [4] được tính toán theo công thức | | ( ) Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 3A, 2017 175 trong đó Xijk là giá trị xuất khẩu của sản phẩm i từ quốc gia j sang quốc gia k; Mijk là giá trị nhập khẩu sản phẩm i của quốc gia j từ quốc gia k. IIT có giá trị từ 0 đến 1. IIT càng lớn biểu thị mức độ thương mại nội ngành giữa hai quốc gia càng cao và ngược lại. Chỉ số tập trung thương mại được dùng để xác định mức độ tập trung thương mại của một quốc gia đối với một thị trường cụ thể. TII được đo bằng tỷ trọng xuất khẩu của quốc gia tại một thị trường trong tương quan với tỷ trọng xuất khẩu của thế giới vào thị trường đó. TII được tính theo công thức ( ⁄ ) ( ⁄ ) trong đó xij và xwj là giá trị xuất khẩu của quốc gia i và của thế giới sang quốc gia j; Xit và Xwt là tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia i và của thế giới sang quốc gia j. TII lớn hơn (nhỏ hơn) 1 biểu thị quan hệ thương mại song phương giữa quốc gia i và j tập trung (không tập trung), hay nói cách khác là quan trọng hơn (không quan trọng) so với quan hệ thương mại giữa quốc gia với thế giới. Bên cạnh sử dụng các chỉ số thương mại, nghiên cứu sử dụng danh mục phân loại hàng hóa theo mã HS để xác định nguồn gốc và cơ cấu đầu vào sản xuất của ngành dệt may. Theo đó, nhóm hàng dệt may được thống kê dựa trên mã hàng được quy định trong Danh mục hài hòa mô tả mã hóa hàng hóa, phiên bản năm 2012 (Danh mục HS 2012) bao gồm: (i) Hàng may mặc sẵn: từ chương 61 đến chương 63; và (ii) Bông, vải, sợi các loại: từ chương 50 đến chương 60 [6]. Mã HS là mã số dùng để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu trên toàn thế giới theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới WCO phát hành có tên là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” (HS – Harmonized Commodity Description and Coding System). Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa HS hiện đang phân loại trên 98 % hàng hóa trong thương mại quốc tế và phiên bản mới nhất có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2012. Hiện tại có hơn 200 qụốc gia, vùng lãnh thổ cũng như các tổ chức quốc tế như Phòng Thống kê Liên hợp quốc và Tổ chức thương mại thế giới sử dụng danh mục HS. Nguồn số liệu về thương mại ngành dệt may sử dụng trong nghiên cứu này được trích xuất từ cơ sở dữ liệu United Nations Comtrade Database [5]. 3 Kết quả nghiên cứu Thị trường hàng dệt may trong TPP Hiện tại, khối các nước TPP đang chiếm gần 56 % tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Riêng năm 2015 đã có hơn 16 tỷ USD xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào các nước TPP. Trong đó, Mỹ hiện chiếm 66,39 %, Nhật Bản chiếm 23,09 % tổng kim ngạch XNK dệt may của Việt Nam trong các nước TPP. Canada, Malaysia, Úc cũng chiếm khoảng 7,5 %. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch XNK qua 3 năm 2013–2015 vào các thị trường này đều lớn hơn 10 %, nhiều thị trường có mức tăng đến 30–40 % (Bảng 1). Vì vậy, có thể nói TPP là thị trường quan trọng nhất của ngành dệt may Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Phan Thanh Hoàn Tập 126, Số 5A, 2017 176 Bảng 1. Kim ngạch xuất, nhập khẩu và tỷ trọng thị trường hàng dệt may của Việt Nam giai đoạn 2013–2015 Quốc gia 2013 2014 2015 Tăng trưởng (%) Triệu $ % Triệu $ % Triệu $ % Úc 210,3 1,47 338,3 2,09 301,9 1,67 143,58 Brunei 0,4 0,00 0,3 0,00 0,4 0,00 110,47 Canada 556,5 3,89 654,8 4,04 724,4 4,01 130,15 Chile 43,2 0,30 54,0 0,33 54,2 0,30 125,31 Nhật Bản 3.562,2 24,88 3.944,2 24,36 4.172,9 23,09 117,14 Mehico 183,1 1,28 236,2 1,46 246,6 1,36 134,67 Malaysia 298,0 2,08 312,7 1,93 336,3 1,86 112,86 New Zealand 29,6 0,21 35,7 0,22 37,7 0,21 127,15 Peru 15,2 0,11 22,1 0,14 25,8 0,14 169,62 Singapore 546,1 3,81 172,9 1,07 173,2 0,96 31,71 Mỹ 8,872,1 61,97 10,417,2 64,35 11,998,3 66,39 135,24 Tổng cộng TPP 14.316,8 100,00 16.188,5 100,00 18.071,6 100,00 126,23 Thế giới (cột % là tỷ lệ TPP/Thế giới) 44.928,6 31,87 51.875,4 31,21 53.199,5 33,97 118,41 Nguồn: tính toán từ UN comtrade Về phân loại sản phẩm theo mã HS [1], số liệu ở Bảng 2 cho thấy quần áo và hàng dệt may phụ trợ (HS 61 và 62) chiếm trên 80 % tổng kim ngạch XNK dệt may của Việt Nam vào các nước TPP. Điều này phản ánh đúng thực tế là Việt Nam đang chủ yếu thực hiện công đoạn cuối của sản phẩm dệt may (may hoặc gia công). Đối với nhóm nguyên liệu cho dệt may, đáng chú ý là nhóm sản phẩm bông, chiếm gần 5 % tổng kim ngạch XNK; các loại vải dệt (HS 59) chiếm 2,16 %; sợi các loại (HS 54, HS 55) chiếm hơn 3 %... Tốc độ tăng trưởng của các nhóm hàng trong 3 năm gần đây này khá cao, trên 20 %, tương đương với tốc độ tăng trưởng của nhóm hàng quần áo và hàng may mặc. Bảng 2. Kim ngạch xuất, nhập khẩu và tỷ trọng thị trường hàng dệt may phân theo nhóm hàng của Việt Nam trong TPP Nhóm sản phẩm Mã HS 2013 2014 2015 Tăng trưởng ( %) Triệu $ % Triệu $ % Triệu $ % Tơ tằm 50 100,5 0,70 99,7 0,62 79,8 0,44 79,40 Lông cừu, lông động vật loại mịn hoặc loại thô 51 22,2 0,16 27,9 0,17 30,2 0,17 136,14 Bông 52 688,9 4,81 709,0 4,38 887,5 4,91 128,83 Xơ dệt gốc thực vật khác 53 4,1 0,03 4,8 0,03 4,7 0,03 114,89 Sợi filament nhân tạo 54 287,4 2,01 327,3 2,02 348,5 1,93 121,26 Xơ, sợi staple nhân tạo 55 213,0 1,49 254,0 1,57 246,6 1,36 115,75 Mền xơ, phớt và các sản phẩm không dệt 56 192,3 1,34 233,2 1,44 230,4 1,28 119,83 Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác 57 34,5 0,24 36,2 0,22 34,4 0,19 99,73 Các loại vải dệt thoi đặc biệt; 58 69,1 0,48 68,7 0,42 63,5 0,35 91,92 Các loại vải dệt đã được ngâm tẩm 59 343,6 2,40 388,2 2,40 390,0 2,16 113,51 Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 3A, 2017 177 Nhóm sản phẩm Mã HS 2013 2014 2015 Tăng trưởng ( %) Triệu $ % Triệu $ % Triệu $ % Các loại hàng dệt kim hoặc móc 60 134,2 0,94 138,5 0,86 132,4 0,73 98,66 Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc 61 6.554,3 45,78 7.375,5 45,56 8.391,1 46,43 128,02 Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc 62 5.231,0 36,54 5.998,1 37,05 6.675,7 36,94 127,62 Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác 63 441,7 3,08 527,6 3,26 556,7 3,08 126,04 Tổng cộng 14.316,8 100,00 16.188,5 100,00 18.071,6 100,00 126,23 Nguồn: tính toán từ UN comtrade Lợi thế cạnh tranh hàng dệt may RCA của ngành dệt may được tính cho từng nhóm sản phẩm phân theo mã HS được trình bày ở Bảng 3. Bảng 3. Chỉ số lợi thế cạnh tranh biểu hiện (RCA) của ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2013–2015 Nhóm sản phẩm Mã HS 2013 2014 2015 Tơ tằm 50 0,64 0,72 0,73 Lông cừu, lông động vật loại mịn hoặc loại thô 51 0,02 0,01 0,01 Bông 52 0,49 0,59 0,78 Xơ dệt gốc thực vật khác 53 0,46 0,33 0,36 Sợi filament nhân tạo 54 0,58 0,54 0,51 Xơ, sợi staple nhân tạo 55 0,69 0,54 0,41 Mền xơ, phớt và các sản phẩm không dệt 56 0,29 0,28 0,29 Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác 57 0,07 0,07 0,06 Các loại vải dệt thoi đặc biệt 58 0,16 0,15 0,16 Các loại vải dệt đã được ngâm tẩm 59 0,62 0,62 0,61 Các loại hàng dệt kim hoặc móc 60 0,30 0,30 0,31 Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc 61 1,31 1,29 1,31 Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc 62 1,65 1,64 1,55 Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác 63 0,61 0,65 0,61 Nguồn: tính toán từ UN comtrade Kết quả ở Bảng 3 cho thấy chỉ có nhóm mặt hàng quần áo và hàng dệt may phụ trợ (mã HS 61 và 62) có RCA > 1, nghĩa là Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới ở hai nhóm mặt hàng này. Những nhóm hàng còn lại thể hiện sự bất lợi của Việt Nam, thông qua chỉ số RCA đều nhỏ hơn 1. Về xu hướng, mặc dù nhóm hàng áo quần và hàng dệt may phụ trợ có lợi thế so sánh trên thị trường thế giới, nhưng lợi thế này ít thay đổi và có dấu hiệu giảm dần Phan Thanh Hoàn Tập 126, Số 5A, 2017 178 qua thời gian. Điều này chứng tỏ hàng dệt may của Việt Nam đang mất dần tính cạnh tranh do chi phí sản xuất tăng cao và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thế giới về ngành này. Trong số những nhóm sản phẩm còn lại, tơ tằm và bông (mã HS 50 và 52) có xu hướng cải thiện về chỉ số RCA. Đây là dấu hiệu tích cực của ngành dệt may, thể hiện Việt Nam đang dần dần chủ động được trong việc sản xuất hai nhóm sản phẩm này nhằm đáp ứng nhu cầu đầu vào của ngành. Thương mại nội ngành hàng dệt may Để thấy rõ hơn cơ cấu ngành dệt may của Việt Nam trong thị trường TPP, chỉ số thương mại nội ngành được tính toán cho cho các nhóm sản phẩm trong ngành trên thị trường thế giới và TPP. Kết quả IIT của ngành năm 2015 được thể hiện ở Bảng 4. Bảng 4. Chỉ số thương mại nội ngành (IIT) năm 2015 của ngành dệt may Việt Nam trong TPP Mã HS Thế giới AUS BRN CAN CHL JPN MYS MEX NZL PER SGP USA 50 0,96 0,00 0,00 0,00 0,00 0,85 0,00 – 0,00 – 0,87 0,56 51 0,06 0,00 – 0,32 – 0,01 0,00 0,00 0,44 0,00 0,05 0,20 52 0,65 0,02 0,00 0,75 0,00 0,25 0,83 0,05 0,40 0,00 0,02 0,01 53 0,90 0,00 – 0,19 0,00 0,03 0,00 0,00 0,12 – 0,97 0,12 54 0,60 0,74 0,00 0,71 0,00 0,17 0,78 0,13 0,18 0,00 0,06 0,29 55 0,32 0,59 0,00 0,11 0,00 0,21 0,87 0,05 0,30 0,00 0,09 0,91 56 0,57 0,39 0,10 0,09 0,00 0,89 0,32 0,13 0,03 0,00 0,88 0,77 57 0,86 0,14 – 0,00 0,00 0,32 0,03 0,00 0,13 0,00 0,06 0,89 58 0,14 0,71 0,00 0,46 0,00 0,21 0,68 0,91 0,00 0,00 0,21 0,85 59 0,70 0,45 0,90 0,02 0,00 0,54 0,68 0,02 0,42 0,00 0,10 0,08 60 0,19 0,07 0,00 0,23 0,00 0,03 0,78 0,02 0,03 0,00 0,80 0,75 61 0,06 0,01 0,01 0,00 0,00 0,00 0,07 0,01 0,00 0,04 0,18 0,00 62 0,04 0,00 0,18 0,00 0,00 0,00 0,16 0,00 0,00 0,00 0,14 0,00 63 0,08 0,02 0,35 0,00 0,00 0,06 0,18 0,00 0,00 0,00 0,84 0,02 Nguồn: tính toán từ UN comtrade Ghi chú: AUS–Úc, BRN–Brunei, CAN–Canada, CHL–Chile, JPN–Nhật Bản, MYS–Malaysia, MEX–Mêhicô, NZL–New Zealand, PER–Pê ru, SGP–Singapore, USA–Mỹ Những ô có màu này biểu thị IIT giữa Việt Nam và TPP cao hơn IIT của thế giới Trong các nhóm sản phẩm của ngành dệt may, nhóm sản phẩm thuộc mã HS 50, 53, 57, và 59 có IIT cao hơn những nhóm còn lại. Điều này phù hợp với thực tế là Việt Nam đồng thời xuất khẩu và nhập khẩu nhiều những nhóm sản phẩm này. Đối với từng thị trường cụ thể, thương mại nội ngành với các nước như Malaysia, Singapore, Mỹ, và Úc ở mức cao hơn hẳn so với thế giới. Chỉ số IIT của các thị trường này cũng khá cao, gần bằng 1, và tập trung chủ yếu từ mã HS 52 đến HS 60. Điều này thể hiện đây là Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 3A, 2017 179 những thị trường chính của Việt Nam đối với những nhóm sản phẩm trung gian của ngành dệt may. Đối với những thị trường như Chile, Mexico, New Zealand, hay Peru, IIT hầu như đều bằng 0 ở tất cả các nhóm sản phẩm. Kết quả này phản ánh hai trạng thái: một là thương mại giữa hai bên không có, và hai là thương mại chỉ diễn ra một chiều (xuất khẩu hoặc nhập khẩu). Đối chiếu với số liệu ở Bảng 1, có thể thấy rằng xuất khẩu dệt may sang các thị trường nói trên đang tăng trưởng khá và có nhiều tiềm năng. Tập trung thương mại hàng dệt may Chỉ số tập trung thương mại dùng để đo lường mức độ tập trung của luồng thương mại hàng hóa của một nước tại một thị trường nào đó. Bảng 5. Chỉ số Tập trung thương mại (TII) năm 2015 của ngành dệt may Việt Nam trong TPP Mã HS AUS BRN CAN CHL JPN MYS MEX NZL PER SGP USA 50 – – – – 8,44 – – – – 0,32 0,01 51 – – – – 2,13 0,02 – 0,13 – – 0,21 52 0,28 – 0,00 0,14 0,46 1,13 0,00 – – 0,02 0,26 53 – – 0,07 1,31 0,42 0,14 – – – – 0,24 54 0,20 0,52 0,31 0,27 1,08 1,60 0,25 0,23 1,09 0,26 0,39 55 0,50 – 0,19 1,64 1,32 4,21 0,04 0,00 0,36 0,25 0,90 56 6,38 0,12 0,34 4,96 7,67 1,84 0,13 1,06 1,03 1,63 0,75 57 0,82 – 0,00 – 22,53 0,80 – 0,05 – – 0,02 58 0,34 – 0,27 0,00 8,50 0,43 0,26 0,30 – 0,45 0,76 59 0,05 – 2,27 0,13 3,58 1,47 0,01 0,12 0,00 0,07 4,67 60 4,44 – 1,41 0,11 0,74 1,83 0,02 2,22 0,01 1,79 0,44 61 0,31 0,00 1,45 0,78 1,76 0,24 0,62 0,34 0,20 0,48 3,17 62 0,57 0,18 1,25 0,69 2,13 0,21 0,70 0,42 0,25 0,35 2,23 63 0,26 0,06 0,50 0,25 4,29 0,83 0,14 0,74 0,07 0,92 0,98 Nguồn: tính toán từ UN comtrade Ghi chú: AUS–Úc, BRN–Brunei, CAN–Canada, CHL–Chile, JPN–Nhật Bản, MYS–Malaysia, MEX–Mêhicô, NZL–New Zealand, PER–Pê ru, SGP–Singapore, USA–Mỹ. Những ô có màu này có TII > 1, biểu thị mức độ tập trung thương mại cao TII cho biết liệu xuất khẩu của quốc gia sang một thị trường có nhiều hơn xuất khẩu của thế giới vào thị trường đó hay không. Kết quả tính toán TII của các nhóm sản phẩm ngành dệt Phan Thanh Hoàn Tập 126, Số 5A, 2017 180 may Việt Nam đối với các thị trường TPP được trình bày ở Bảng 5. Số liệu TII cho thấy hàng dệt may Việt Nam tập trung chủ yếu ở thị trường Nhật Bản, Malaysia, Canada và Mỹ. Điều này có nghĩa là xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang những thị trường nói trên cao hơn mức độ xuất khẩu dệt may của thế giới vào chính những thị trường đó. Như vậy, những thị trường còn lại trong TPP vẫn còn cơ hội lớn cho dệt may Việt Nam bởi TII đang còn thấp. Phân theo nhóm sản phẩm, thị trường Nhật Bản, Malaysia, Chile có mức độ tập trung xuất khẩu cao các mặt hàng trung gian của ngành dệt may như tơ sợi, các loại vải (HS 50–59). Mỹ, Nhật Bản và Canada có mức độ tập trung cao về nhóm sản phẩm cuối cùng của dệt may đó là áo quần và hàng dệt may phụ trợ (HS 61–63). Cơ cấu nhập khẩu hàng dệt may theo phân loại sản phẩm Trong 14 nhóm sản phẩm của ngành dệt may phân theo mã HS, các sản phẩm thuộc mã HS từ 50–59 được xem là sản phẩm đầu vào, hoặc trung gian của ngành. Để xác định được mức độ nội địa hóa của ngành, cơ cấu nhập khẩu được tính toán cho hai khu vực thị trường đó là thị trường TPP và thế giới. Số liệu về cơ cấu nhập khẩu dệt may năm 2015 được trình bày ở Biểu đồ 1. Nguồn: tính toán từ UN comtrade Biểu đồ 1. Cơ cấu nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam từ thị trường TPP và thế giới năm 2015 Biểu đồ 1 cho biết hầu hết các nhóm sản phẩm đầu vào như bông, sợi, vải (thuộc mã HS 50–59) có tỷ trọng nhập khẩu chủ yếu từ thị trường ngoài TPP. Trong những sản phẩm này chỉ Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 3A, 2017 181 có tơ tằm có tỷ trọng nhập khẩu trong khối cao nhất, hơn 40 %. Thực tế cho thấy, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, dệt may Việt Nam đang yếu ở khâu sản xuất nguyên phụ liệu, trong khi Hiệp định TPP quy định sản phẩm xuất khẩu phải có xuất xứ từ sợi và vải mới được hưởng thuế suất 0 %. Trường hợp, phải nhập nguyên liệu thì chỉ nhập trong phạm vi các nước thành viên của TPP. Trong khi các nước đang cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho dệt may Việt Nam lại là Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông – đều là những nước không tham gia TPP. Bảng 6. Tỷ trọng nhập khẩu nguyên phụ liệu hàng dệt may của Việt Nam năm 2015 Nhóm sản phẩm Top 5 thị trường nhập khẩu ( % trong tổng kim ngạch nhập khẩu) 1 2 3 4 5 Tơ tằm Nhật Bản Trung Quốc Brazil Đức Kyrgyzstan 42,67 42,01 8,64 2,46 1,15 Lông cừu, lông động vật loại mịn hoặc loại thô Trung Quốc Nhật Bản Ý Hồng Kông Hàn Quốc 68,95 9,83 5,94 5,69 4,35 Bông Trung Quốc USA Ấn Độ Brazil Hồng Kông 51,44 16,10 7,45 5,45 3,65 Xơ dệt gốc thực vật khác Trung Quốc Ý Nhật Bản Hồng Kông Anh 80,07 4,37 3,67 3,34 2,98 Sợi filament nhân tạo; Trung Quốc Hàn Quốc Nước châu Á khác Nhật Bản Thái Lan 48,44 18,29 17,70 7,37 3,33 Xơ, sợi staple nhân tạo Trung Quốc Hàn Quốc Nước châu Á khác Nhật Bản Thái Lan 76,93 6,46 5,45 2,97 2,77 Mền xơ, phớt và các sản phẩm không dệt Trung Quốc Hàn Quốc Nước châu Á khác Nhật Bản Hồng Kông 47,84 12,49 9,77 8,56 4,76 Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác Trung Quốc Thái Lan Nhật Bản Malaysia Đức 80,50 6,59 6,39 1,13 0,89 Các loại vải dệt thoi đặc biệt; Trung Quốc Nước châu Á khác Hồng Kông Hàn Quốc Nhật Bản 39,95 21,87 15,57 10,88 5,02 Các loại vải dệt đã được ngâm tẩm Trung Quốc Hàn Quốc Nước châu Á khác Nhật Bản Hồng Kông 48,45 17,59 17,16 7,46 4,94 Những ô có màu này là thị trường TPP Nguồn: tính toán từ UN comtrade Như vậy, bất cập lớn nhất của dệt may Việt Nam trong chuỗi cung ứng chính là khâu cung ứng nguyên, phụ liệu đầu vào. Hiện nay, Việt Nam nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào của ngành dệt may chủ yếu từ thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông và các nước châu Á khác (Bảng 6). Trong đó, sản phẩm tơ tằm: Trung Quốc chiếm 42,1 %; lông cừu, động vật: Phan Thanh Hoàn Tập 126, Số 5A, 2017 182 Trung Quốc 68,95 %; sợi: Trung Quốc 48,44 %, Hàn Quốc 18,29 %; mền xơ, phớt và các sản phẩm không dệt: Trung Quốc chiếm khoảng 48 %, Hàn Quốc 12,49 %... Ngoài vấn đề về nguyên phụ liệu đầu vào, dệt may Việt Nam còn phải đối diện một số vấn đề sau: (i) phụ thuộc quá lớn vào thị trường xuất khẩu (chiếm 80 % năng lực sản xuất toàn ngành) vốn đầy biến động và rất khó kiểm soát; (ii) thị trường trong nước trên 90 triệu dân với sức mua ngày càng tăng chưa được tập trung khai thác; và (iii) may xuất khẩu lệ thuộc quá lớn vào nguồn vải nhập khẩu (chiếm trên 80 % tổng nhu cầu, Trung Quốc chiếm trên 40 %), tạo ra tình trạng “nút thắt cổ chai” tại công đoạn dệt nhuộm, tỷ lệ nội địa hóa chỉ trên 50 %, tạo ra sự phát triển mất cân đối và dễ bị tổn thương. Đánh giá chung Kết quả phân tích ở trên cho thấy, trong số các ngành được hưởng lợi từ TPP thì ngành dệt may Việt Nam là một trong những ngành sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Một khi TPP có hiệu lực, thuế xuất khẩu hàng dệt may sang các nước TPP, thị trường chính của hàng dệt may Việt Nam, sẽ giảm xuống trong thời gian tới. Kết quả tính toán các chỉ số thương mại như lợi thế so sánh hiển thị, thương mại nội ngành, và tập trung thương mại đều chỉ ra tiềm năng của ngành dệt may trong TPP. Đây cũng là ngành được quan tâm nhiều nhất trong TPP khi mà 12 nước thành viên đã đồng ý dành chương riêng về dệt may, tách ra khỏi đàm phán về mở cửa thị trường đối với hàng hóa nói chung. Về tình huống Mỹ rút khỏi TPP và khả năng TPP không thực hiện được, xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt, tất nhiên là không như kỳ vọng bởi thuế suất nhập khẩu dệt may của Mỹ vẫn còn ở mức cao (17,5 %). Mỹ vẫn là thị trường chính, chiếm trên 66 % tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong TPP và có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Ngoài ra, TPP không có Mỹ sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam mở rộng xuất khẩu các các thành viên khác của TPP. Tuy nhiên, thách thức chính của ngành dệt may chính là phần nguyên phụ liệu. Phần lớn nguyên phụ liệu của ngành dệt may là hàng nhập khẩu, trong đó đa phần nhập khẩu từ những nước chưa ký kết TPP (Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông). Đây sẽ là rào cản khiến ngành dệt may Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong thực hiện quy định về nguồn gốc xuất xứ của TPP, một sản phẩm dệt may muốn được hưởng ưu đãi thuế quan theo TPP thì tất cả các nguyên liệu, bắt đầu từ sợi trở đi, phải được sản xuất tại các nước tham gia TPP. 4 Kết luận Hiệp định TPP cam kết sẽ giúp giảm các loại thuế nhập khẩu một số mặt hàng dệt may Việt Nam xuống bằng 0 % hoặc gần bằng 0 %, tùy thuộc vào mỗi mặt hàng. Kết quả tính toán các chỉ số thương mại đều chỉ ra tiềm năng của ngành dệt may trong TPP. Theo đó, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường TPP thời gian tới có thể sẽ tăng đột biến. Trong khi xuất khẩu dệt may của Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh sang những thị trường này tăng thấp, thậm chí giảm thì xuất khẩu dệt may của Việt Nam qua thị trường này lại tăng cao. Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 3A, 2017 183 Cơ hội từ một TPP không có Mỹ vẫn rất lớn bởi Mỹ vẫn là thị trường chính của dệt may Việt Nam và các điều kiện thương mại vẫn giữ nguyên. Tất nhiên TPP có Mỹ sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn cho ngành bởi sẽ có những ưu đãi mới về thương mại giữa hai nước. Ngoài ra, TPP không có Mỹ sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam mở rộng xuất khẩu các các thành viên khác của TPP. Trở ngại lớn nhất đối việc tận dụng cơ hội xuất khẩu dệt may vào TPP là xuất xứ nguyên phụ liệu của ngành. Vì vậy, cần có chính sách và lộ trình thay đổi cơ cấu nhập khẩu các nhóm sản phẩm của ngành dệt may, tập trung vào nhóm sản phẩm nguyên, phụ liệu, sản phẩm trung gian từ các thị trường trong khối TPP. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ cải thiện điều kiện sản xuất của ngành để nâng cao năng suất lao động cũng hết sức cần thiết. Cần tăng cường chủ động trong khâu thiết kế, thay đổi dần hình thức xuất khẩu từ gia công là chủ yếu sang những phương thức cao để tăng hiệu quả trong chuỗi cung ứng của ngành. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Công thương (2011), Thông tư về việc ban hành danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, Số: 156/2011/TT–BTC. 2. Nguyễn Thị Lan (2016), Triển vọng của dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, Tạp chí Tài chính, 2(3), 75–76. 3. Grubel, H., Lloyd, P. (1975), Intra-Industry Trade: The Theory and Measurement of International Trade in Differentiated Products, London and New York: John Wiley and Sons. 4. Mikic, M., Gilbert, J. (2009), Trade Statistics in Policymaking – A Handbook Of Commonly Used Trade Indices And Indicators, United Nations publication, ST/ESCAP/ 2559. 5. United Nations Statistics Division (UNSD) (2016), United Nations Commodity Trade Statistics Database, available at 6. World Customs Organization (2016), HS Nomenclature 2012 Edition, Available at: 7. World Trade Organisation, (2012), A Practical Guide to Trade Policy Analysis, WTO Publications. ISBN 978-92-870-3812-8. Phan Thanh Hoàn Tập 126, Số 5A, 2017 184 OPPORTUNITIES AND CHALLENGES FOR VIETNAM'S TEXTILE INDUSTRY IN THE CONTEXT OF JOINING THE TRANS-PACIFIC PARTNERSHIP (TPP) AGREEMENT Phan Thanh Hoan* HU – University of Economics, 99 Ho Dac Di St., Hue, Vietnam Abstract: This study analyses the trading status of the textile industry of Vietnam in the context of joining the Trans-Pacific Partnership (TPP) Agreement. By using the trade indicators and calculating/analysing the import and export structure of the textile trade, the author indicates that TPP is the main market for Vietnam’s textile products, but the trade intensity is at a high level only in some countries of TPP membership such as the US, Japan or Canada. In addition, the competitive advantage of the industry is only revealed in the last two groups of products (Articles of apparel and clothing accessories) out of 14 groups of products classified under Harmonized System (HS) codes. Thus, Vietnam has the opportunity to increase export of textiles into the TPP region. However, Vietnam can take full advantage of this opportunity only when the country can ensure the rules of origin of products. This means that Vietnam needs to improve the production capacity of textile inputs or change the import structure of the industry in order to promote export and increase the added value of the textile and garment industry. Keywords: textile, TPP, export, Vietnam, competitive advantage
File đính kèm:
- co_hoi_va_thach_thuc_cua_det_may_viet_nam_trong_boi_canh_gia.pdf