Công nghệ Blockchain và lĩnh vực ngân hàng

Blockchain là một trong những công nghệ quan trọng trong cách

mạng công nghệ lần thứ tư, nó cung cấp cho người dùng một hệ

thống dữ liệu minh bạch, có thể truy cập, kiểm chứng dễ dàng,

loại bỏ các chi phí không cần thiết, duy trì tính toàn vẹn, hiệu quả

cũng như nâng cao mức độ tin tưởng và bảo mật. Sự xuất hiện của

Blockchain đã mang đến nhiều tiện ích và tăng cường tính bảo mật

cho ngân hàng. Công nghệ Blockchain vẫn đang trong giai đoạn

sáng tạo phát triển, có nghĩa là phạm vi ứng dụng của Blockchain có

thể chưa được khám phá đầy đủ. Mục tiêu của bài báo này là để làm

rõ Blockchain là gì, phân tích hoạt động của nó, thảo luận về một số

trường hợp sử dụng trong ngành ngân hàng, những thách thức của

nó, cũng như đưa ra kết luận.

pdf 6 trang yennguyen 5200
Bạn đang xem tài liệu "Công nghệ Blockchain và lĩnh vực ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Công nghệ Blockchain và lĩnh vực ngân hàng

Công nghệ Blockchain và lĩnh vực ngân hàng
32
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 193- Tháng 6. 2018
Công nghệ Blockchain và lĩnh vực ngân hàng
 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
Giang Thị Thu Huyền
Ngày nhận: 08/05/2018 Ngày nhận bản sửa: 06/06/2018 Ngày duyệt đăng: 18/06/2018
Blockchain là một trong những công nghệ quan trọng trong cách 
mạng công nghệ lần thứ tư, nó cung cấp cho người dùng một hệ 
thống dữ liệu minh bạch, có thể truy cập, kiểm chứng dễ dàng, 
loại bỏ các chi phí không cần thiết, duy trì tính toàn vẹn, hiệu quả 
cũng như nâng cao mức độ tin tưởng và bảo mật. Sự xuất hiện của 
Blockchain đã mang đến nhiều tiện ích và tăng cường tính bảo mật 
cho ngân hàng. Công nghệ Blockchain vẫn đang trong giai đoạn 
sáng tạo phát triển, có nghĩa là phạm vi ứng dụng của Blockchain có 
thể chưa được khám phá đầy đủ. Mục tiêu của bài báo này là để làm 
rõ Blockchain là gì, phân tích hoạt động của nó, thảo luận về một số 
trường hợp sử dụng trong ngành ngân hàng, những thách thức của 
nó, cũng như đưa ra kết luận.
Từ khóa: blockchain; bitcoin; hợp đồng thông minh; lĩnh vực ngân 
hàng
1. Khái niệm Blockchain và phương thức 
hoạt động
Khái niệm Blockchain 
lockchain/ Block Chain (chuỗi 
khối) là một danh sách các bản 
ghi mở rộng theo thời gian, được 
gọi là các khối (blocks), các khối 
này được liên kết và bảo mật với 
nhau bằng băm (hash) mật mã. Mỗi khối thông 
thường chứa một băm mật mã của khối trước, 
thời gian và dữ liệu giao dịch. Theo thiết kế, 
một Blockchain có khả năng chống lại sự sửa 
đổi dữ liệu. Đó là «một sổ cái mở, phân tán có 
thể ghi lại các giao dịch giữa hai bên một cách 
hiệu quả và có thể kiểm chứng được”. Để sử 
dụng như một sổ cái phân tán, một Blockchain 
thường được quản lý bởi mạng ngang hàng có 
giao thức đồng thuận giao tiếp giữa các nút và 
xác thực các khối mới. Dữ liệu trong bất kỳ một 
khối nào sau khi ghi lại sẽ không thể bị thay đổi 
nếu không có sự thay đổi của tất cả các khối 
tiếp theo, nghĩa là đòi hỏi sự đồng thuận của đa 
số các nút mạng.
Phương thức hoạt động của Blockchain 
Mỗi khối (block) bao gồm dữ liệu (data), băm 
(hash) và băm của khối trước khối đó (hash of 
previous block). 
+ Data: dữ liệu được lưu trữ trong block, nó 
phụ thuộc vào loại block. Ví dụ: trong Bitcoin 
thì dữ liệu lưu trữ là thông tin chi tiết về một 
 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
33Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 193- Tháng 6. 2018
giao dịch như: người gửi, người nhận và tiền 
(coin). 
+ Hash (băm): Mỗi block có một hash. Bạn có 
thể so sánh hash như vân tay. Nó giúp cho việc 
xác thực một block và tất cả các nội dung của 
block đó. Một hash là duy nhất cũng như vân 
tay của chúng ta vậy. Khi một block được tạo ra 
thì hash bắt đầu được tính toán. Bất kỳ thay đổi 
nào bên trong block sẽ dẫn đến sự thay đổi của 
hash. Nói cách khác, hash giúp phát hiện thay 
đổi của block.
+ Hash of previous block (băm của khối đằng 
trước): Giúp tạo ra chuỗi các khối (chain of 
block) và đó chính là công nghệ tạo ra một 
blockchain. Ví dụ: Giả sử có 3 khối như Hình 1.
Hình 1. Chuỗi các Block mà Blockchain lưu 
trữ
Nguồn: Manav Gupta, 2017
Ta thấy Hash of previous block của Block số 3 
chỉ tới Hash của Block số 2, Hash of previous 
block của Block số 2 chỉ tới Hash của Block 
số 1, Hash of previous block của Block số 1 là 
đặc biệt vì nó không chỉ tới Block nào. Ta gọi 
Block số 1 là Genesis block (khối khởi tạo).
Giả sử có gian lận ở Block số 2. Điều này dẫn 
đến Hash của Block số 2 bị thay đổi, giả sử là 
H62Y thay cho 6BQ1 như ban đầu. Hash of 
previous block của Block số 3 vẫn là 6BQ1, 
điều này làm cho Block số 3 có Hash of 
previous block không còn hợp lệ. Như vậy, chỉ 
cần thay đổi một Block sẽ làm cho tất cả các 
Block tiếp sau đó không còn hợp lệ như Hình 2.
Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào Hash thì chưa đủ để 
phòng ngừa gian lận. Các máy tính ngày nay 
có thể rất nhanh chóng tính toán hàng nghìn 
Hash trong vòng 1 giây. Kẻ xấu có thể gian lận 
với 1 Block và tính toán lại tất cả các Hash của 
các Block còn lại để làm cho Blockchain đó là 
hợp lệ. Để làm giảm gian lận thì Blockchain 
có cơ chế được gọi là Proof of work. Đó là cơ 
chế làm giảm việc tạo ra Block mới. Có thể lấy 
Bitcoin làm ví dụ, mất chừng 10 phút để tính 
toán và yêu cầu Proof of work khi thêm 1 Block 
mới vào chuỗi. Cơ chế này làm cho việc gian 
lận khó được thực hiện với Block bởi vì nếu 
gian lận với một Block thì cần phải tính toán 
Proof of work cho tất cả các Block tiếp theo.
Ngoài ra, Blockchain có thêm cơ chế để đảm 
bảo an toàn, đó là tính toán phân tán. Thay vì 
sử dụng việc quản lý tập trung thì Blockchain 
sử dụng mạng ngang hàng (peer to peer) và 
bất kì ai đều có thể tham gia vào mạng. Khi 
một người nào đó tham gia vào mạng thì họ 
nhận được một bản sao đầy đủ của Blockchain. 
Các nút mạng có thể sử dụng việc này để kiểm 
chứng mọi việc vẫn theo thứ tự. Chúng ta sẽ 
xem điều gì xảy ra nếu một ai đó tạo ra một 
Block mới. Block mới này được gửi tới mọi 
người trên mạng ngang hàng. Lúc này mọi nút 
mạng sẽ kiểm chứng Block vừa được gửi tới 
để đảm bảo rằng Block đó không có gian lận 
hay giả mạo. Nếu Block được kiểm chứng là 
đúng thì tại mỗi nút mạng sẽ thêm Block này 
vào Blockchain của mình. Nghĩa là tất cả các 
nút đồng ý rằng Block mới thêm là hợp lệ và 
cùng đồng thuận (consensus). Trong trường 
hợp ngược lại thì các nút là không đồng thuận, 
Block gian lận/ giả mạo sẽ bị loại bỏ bởi các 
nút khác trong mạng.
Hình 2. Chuỗi các Block mà Blockchain lưu 
trữ khi có gian lận
Nguồn: Manav Gupta, 2017
Vì vậy, để gian lận 1 Block được thành công 
thì bạn cần gian lận với tất cả các Block trong 
chuỗi Blockchain, làm lại Proof of work 
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
34 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 193- Tháng 6. 2018
với từng Block và có sự đồng thuận của các 
nút mạng trong mạng ngang hàng. Chỉ khi 
đó thì Block gian lận mới được chấp thuận. 
Tuy nhiên, điều này rất khó thực hiện bởi 
Blockchain thì không ngừng phát triển.
Có thể hiểu Blockchain là sổ kế toán điện tử 
ghi lại tất cả các giao dịch theo một hệ thống 
toán học nhằm ngăn chặn việc can thiệp trái 
phép. Công nghệ Blockchain giúp tạo ra một 
hệ thống mà mọi giao dịch đều được ghi lại 
và mọi người trong hệ thống đều có thể xem 
và xác minh tính chính xác của thông tin. Mọi 
thông tin, mọi giao dịch đều được ghi lại trong 
các bước còn gọi là Block theo chuỗi thời gian. 
Blockchain đảm bảo rằng các Block đã ghi rồi 
thì sẽ không thể giả mạo hay thay đổi bởi bất 
kì ai, mỗi Block mới xuất hiện thì cả hệ thống 
sẽ biết được. Tính năng này giúp đảm bảo công 
bằng và minh bạch cho cả hệ thống. Blockchain 
lưu trữ dữ liệu trên hệ thống gồm hàng trăm, 
hàng nghìn thậm chí hàng triệu máy tính phân 
tán. Điều này có nghĩa là không có máy chủ 
cũng như không ai có quyền quản lý và sở hữu 
hệ thống mà toàn bộ máy tính trên hệ thống có 
quyền tương đương và giúp vận hành hệ thống. 
Nếu chỉ có một máy chủ thì chỉ cần tấn công 
vào máy chủ này là có thể đánh sập toàn bộ 
hệ thống, nhưng với mạng lưới phân tán của 
Blockchain, khi một máy bị tấn công thì chỉ 
máy đó bị ảnh hưởng, phần còn lại của hệ thống 
vẫn được đảm bảo an toàn. Điều này có nghĩa là 
hệ thống Blockchain an toàn hơn so với các hệ 
thống lưu trữ thông tin truyền thống.
Đồng tiền điện tử Bitcoin sử dụng công nghệ 
Blockchain. Khác với các loại tiền truyền 
thống, Bitcoin không cần ngân hàng hay trung 
gian tài chính, thay vào đó mọi giao dịch của 
Bitcoin sẽ được xác minh trên toàn hệ thống 
và tránh nguy cơ lừa đảo vì mọi giao dịch đều 
được xác minh từ nhiều nguồn. Tuy nhiên 
Bitcoin chưa được công nhận ở nhiều quốc gia 
trong đó có Việt Nam và nó còn phụ thuộc vào 
tâm lý người đầu tư. Tiền ảo chỉ là một hình 
thức của Blockchain và nếu nhìn rộng ra thì 
Bockchain có nhiều tiềm năng hơn rất nhiều.
2. Ứng dụng và thách thức của Blockchain 
trong ngành Ngân hàng
Các ngân hàng trên toàn cầu đã và đang đẩy 
mạnh phát triển các hệ thống thanh toán kỹ 
thuật số để đảm bảo cho các giao dịch tài chính 
được an toàn. Nếu giải pháp sử dụng công nghệ 
Blockchain được áp dụng trong các hệ thống 
này thì các ngân hàng có thể tiết kiệm hàng tỷ 
USD chi phí và ngăn chặn được các hành vi 
gian lận. Ngân hàng Hoàng gia Canada (RBC) 
đang thử nghiệm dùng Blockchain cho các 
khoản thanh toán giữa các chi nhánh ở Mỹ và 
Canada. CNBC đưa tin Hãng IBM đang xây 
dựng công nghệ Blockchain dành riêng cho 07 
ngân hàng lớn nhất châu Âu (gồm Deutsche 
Bank, HSBC, KBC, Natixis, Rabobank, Societe 
Generale và Unicredit) để tăng hiệu quả giao 
thương quốc tế cho các doanh nghiệp nhỏ và 
vừa. Ngân hàng Wells Fargo và Commonwealth 
Bank of Australia cũng từng dùng Blockchain 
để xử lý và thực hiện các chuyến xuất khẩu 
cotton từ Mỹ sang Trung Quốc
Công nghệ Blockchain đang nổi lên như là cách 
thức để cho phép các tổ chức thực hiện và xác 
minh các giao dịch tài chính trên mạng ngay 
lập tức mà không cần xác thực tập trung. Theo 
cách thức truyền thống thì các giao dịch và 
thanh toán trong ngân hàng dựa vào xác thực 
tập trung hoặc thông qua trung gian để tạo ra/ 
cho phép thanh toán. Blockchain cho phép một 
mạng lưới các máy tính phân tán có thể đạt 
được sự đồng thuận mà không cần thông qua 
trung gian. 
2.1. Khả năng ứng dụng Blockchain trong 
ngành ngân hàng
- Hợp đồng thông minh (Smart contracts) 
là một giao thức đặc biệt nhằm xác minh, kiểm 
chứng, thực hiện đàm phán hoặc thực hiện hợp 
đồng. Hợp đồng thông minh cho phép thực hiện 
các giao dịch đáng tin cậy mà không có bên thứ 
ba. Các giao dịch này có thể theo dõi và không 
thể đảo ngược. Hợp đồng thông minh chứa tất 
cả thông tin về các điều khoản hợp đồng và 
thực hiện tất cả các hành động dự kiến một cách 
tự động.
Hợp đồng thông minh có thể được lưu trữ trên 
một Blockchain. Lúc đầu, các tài sản và các 
điều khoản hợp đồng được mã hóa và đưa vào 
 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
35Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 193- Tháng 6. 2018
Block của một Blockchain. Hợp đồng này được 
phân phối và sao chép nhiều lần giữa các nút 
của nền tảng Blockchain. Sau khi kích hoạt, 
hợp đồng được thực hiện theo các điều khoản 
hợp đồng đã kí. Chương trình kiểm tra việc 
thực hiện các cam kết tự động. Hai đặc trưng 
của Blockchain trong hợp đồng thông minh là 
loại bỏ sự tham gia bên thứ ba và tăng cường an 
ninh, giảm giả mạo hoặc thay đổi trái phép.
- Giảm thiểu gian lận (Reduction of Fraud): 
Chris Mager của BNY Mellon Treasury 
Services thừa nhận rằng “một trong những 
thách thức chính mà ngành ngân hàng đối mặt 
ngày nay là sự gia tăng của các gian lận và các 
cuộc tấn công trên mạng”. Theo cách truyền 
thống, sổ cái của ngân hàng được tạo ra trong 
một cơ sở dữ liệu tập trung, mọi thông tin đều 
được đặt ở một nơi và được bảo vệ bởi hệ thống 
công nghệ thông tin. Hacker và tội phạm mạng 
có thể tấn công các hệ thống an ninh này để 
thao tác với dữ liệu và gian lận. Bằng cách sử 
dụng Blockchain thì ngân hàng sẽ không chỉ 
thực hiện thanh toán theo thời gian thực mà còn 
minh bạch hoàn toàn, từ đó ngân hàng có thể 
phân tích và ngăn ngừa gian lận. Blockchain 
được kiểm tra ở mỗi bước của giao dịch, tất cả 
các dữ liệu được phân tích và xác minh trong 
quá trình giao dịch theo thời gian thực. Sổ cái 
Blockchain có thể ghi lại lịch sử tất cả các tài 
liệu chia sẻ và các hoạt động tuân thủ được thực 
hiện cho từng khách hàng của ngân hàng. 
Đây sẽ là một lợi thế so với các hệ thống thanh 
toán hiện tại. Tuy nhiên, cần phải có sự hợp 
tác của ngân hàng với các nhà quản lý và các 
công ty công nghệ để đạt được điều này trong 
Blockchain. Ngoài ra, ngân hàng cũng phải thấy 
rằng Blockchain vẫn chưa loại bỏ được tất cả 
các loại gian lận. Ví dụ như vào tháng 8/2016, 
gần 120000 đơn vị tiền tệ Bitcoin trị giá khoảng 
72 triệu USD đã bị đánh cắp từ nền tảng trao 
đổi Bitfinex ở Hồng Kông. Bitcoin đã bị đánh 
cắp từ ví của người sử dụng.
- Các nền tảng giao dịch (Trading Platforms):
 Một ngân hàng có thể thiết lập một nền tảng 
giao dịch dựa trên Blockchain. Công nghệ 
Blockchain cung cấp một môi trường tiềm năng 
để trao đổi tài sản. Blockchain có thể loại bỏ 
mối đe dọa hoặc nguy cơ gian lận và điều này 
cũng có thể áp dụng cho giao dịch. Hơn nữa, 
Blockchain cũng sẽ giải quyết các vấn đề như 
rủi ro hoạt động và chi phí hành chính vì nó có 
thể được làm minh bạch. Việc truy xuất nguồn 
gốc và lịch sử hồ sơ có thể tồn tại trên mỗi tài 
sản/ mặt hàng có giá trị được giao dịch sẽ đảm 
bảo và xác thực tất cả các cách thức thông qua 
chuỗi cung ứng.
Trên thực tế, khi một mặt hàng có giá trị cao 
được tạo ra lần đầu tiên, một mã thông báo kỹ 
thuật số tương ứng được phát hành bởi một cơ 
quan có thẩm quyền nhằm xác nhận điểm xuất 
xứ của sản phẩm. Sau đó, mỗi khi sản phẩm 
được mua và bán thì mã thông báo kỹ thuật số 
được di chuyển để tạo ra một chuỗi quyền sở 
hữu thực tế. Mã kỹ thuật số hoạt động như một 
“giấy chứng nhận tính xác thực” ảo mà sẽ có lợi 
thế là nó khó lấy cắp hoặc giả mạo hơn là một 
mảnh giấy. Khi nhận được mã số kỹ thuật số, 
người nhận cuối cùng của sản phẩm đó sẽ có 
thể xác minh nguồn gốc sản phẩm. Tương tự, 
tính bất biến và tính duy nhất của kỹ thuật số 
vốn có trong Blockchain có khả năng cung cấp 
chuyển giao giá trị an toàn và đưa ra giải pháp 
cho vấn đề chứng thực tài chính.
Thách thức của việc duy trì sự riêng tư của dữ 
liệu giữa các đối tác với các giao dịch thương 
mại cũng được khắc phục bằng cách sử dụng 
công nghệ Blockchain, trong đó mã thông báo 
dưới dạng mật mã được sử dụng để bảo vệ dữ 
liệu thương mại với các bên chỉ được phép truy 
cập thông tin được cấp phép với khoá an toàn. 
Điều này sẽ cho phép giữ bí mật của giao dịch, 
đặc biệt là giao dịch tài chính.
- Thanh toán (Payments): Chris Huls của 
Rabobank nói rằng Blockchain có thể được sử 
dụng như là “cách khác để trả tiền cho nhau, 
không phụ thuộc vào SWIFT và các chương 
trình thanh toán khác”. Hệ thống thanh toán 
hiện tại luôn phải thông qua các ngân hàng và 
ngân hàng trung ương và đang chịu rất nhiều áp 
lực trước yêu cầu hiện đại hóa và giải quyết các 
vấn đề an toàn và an ninh. Ngoài việc tăng tốc 
độ chuyển tiền, Blockchain cũng có thể giúp 
các ngân hàng hoạt động liên tục, 24 giờ trong 
ngày, thanh toán nhanh hơn và dễ dàng hơn. 
Blockchain có thể được các ngân hàng sử dụng 
cho cách tiếp cận nguồn mở để thanh toán thay 
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
36 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 193- Tháng 6. 2018
thế cho nhiều trung gian phổ biến trong thanh 
toán, qua đó tiết kiệm cho các tổ chức đối tác 
và khách hàng.
Do đó Blockchain có thể được sử dụng để thanh 
toán theo thời gian thực trên toàn cầu, minh 
bạch hoàn toàn, giảm gian lận cũng như chi phí 
hợp lý. Vấn đề với công nghệ Blockchain tại 
thời điểm này là kết nối với các hệ thống khác, 
giao thức giữa các sổ cái sẽ phải được phát 
triển, thử nghiệm và đưa vào sử dụng như thế 
nào và thời gian bao lâu cũng như khả năng mở 
rộng.
2.2. Thách thức đối với ngành ngân hàng 
trong triển khai Blockchain 
Liệu rằng Blockchain có đủ tin cậy, có đảm bảo 
tính riêng tư hay không? Với một hệ thống sổ 
cái mở thì sẽ khó để đảm bảo sự riêng tư của 
dữ liệu khách hàng cho dù điều này có thể được 
giảm bớt bằng cách sử dụng các Blockchain 
riêng hoặc mã hóa. Bên cạnh đó, người dùng 
vẫn phải bận tâm về an ninh không gian mạng 
khi họ ủy thác dữ liệu cá nhân của mình cho 
một giải pháp Blockchain nào đó. 
Ngoài ra, câu hỏi về cách thức mà các giải 
pháp Blockchain có thể tích hợp với các hệ 
thống thanh toán của ngân hàng hiện tại (đặc 
biệt là trong hệ thống độc quyền). Để thực hiện 
chuyển đổi, cần phải có sự hợp tác và nhất trí 
giữa các bên liên quan và sẽ mất thời gian.
Blockchain cũng phải đối mặt với quy định rất 
khác nhau của các tổ chức tài chính cũng như 
việc các quy định hoàn toàn có thể thay đổi 
theo thời gian. Hiện tại chưa có tiêu chuẩn hay 
tổ chức chịu trách nhiệm giám sát và điều chỉnh 
các giao thức Blockchain. Các tổ chức cần có 
thời gian để xây dựng các quy định được quốc 
tế chấp thuận.
Cuối cùng, nếu áp dụng Blockchain thì cũng 
phải đặt ra thách thức về khả năng mở rộng, tốc 
độ giao dịch, quá trình xác minh và giới hạn 
dữ liệu trong việc áp dụng rộng rãi Bockchain. 
Chris Mager của BNY Mellon cho rằng có thể 
mất từ 7 đến 10 năm để phát triển một hệ thống 
thanh toán dựa trên Blockchain cho thanh toán 
thương mại, thanh toán liên ngân hàng
3. Kết luận
Các ngân hàng sử dụng công nghệ Blockchain 
Tài liệu tham khảo
1. Chris Mager et. al (2016), four blockchain use cases for banking, Fintech network whitepaper
2. Luc Severeijns (2017), What is blockchain? How is it going to affect Business? Vrije Universiteit Amsterdam
3. Manav Gupta (2017), Blockchain for dummies, IBM Limited Edition, Published by John Wiley & Sons, Inc.
4. Valentina Gatteschi et. al (2018), Blockchain and Smart Contracts: Is the Technology Mature Enough?
5. https://tuoitre.vn/blockchain-lot-xacnganh-tai-chinh-ngan-hang-1398664.htm
Thông tin tác giả
Giang Thị Thu Huyền, Thạc sĩ
Khoa Hệ thống Thông tin Quản lý, Học viện Ngân hàng
Email: huyengtt@hvnh.edu.vn
Summary
Blockchain technology and banking industry
Blockchain is one of the key technologies in the fourth technological revolution, providing users with a transparent, 
accessible, easily verified data system, eliminating unnecessary costs, maintaining the integrity, efficiency as 
well as enhancing the level of trust and security. The appearance of Blockchain has brought many benefits and 
enhanced security for the bank. Blockchain technology is still in its infancy, meaning that the scope of Blockchain's 
application may not be fully explored. The objective of this paper is to clarify what Blockchain is, analyze its 
activity, discuss some of the uses in the banking industry, its challenges, and make conclusions.
Keywords: blockchain; bitcoin; smart contracts, banking industry. 
Huyen Thi Thu Giang, MSc.
Management Information Systems (MIS) Faculty, Banking Academy
xem tiếp trang 75
 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
75Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 193- Tháng 6. 2018
dụng hồi quy với biến giả (đã đề cập ở Phần 
1 của bài viết) để tìm kiếm bằng chứng thực 
nghiệm về tác động của một số nhân tố đến 
mức độ điều chỉnh số liệu nhằm tránh báo cáo 
lỗ và ổn định lợi nhuận. Bên cạnh đó, các bằng 
chứng thực nghiệm trong nghiên cứu này cũng 
cho thấy các NHTM có xu hướng điều chỉnh số 
and colleges and allows schools to be autonomous in developing enrollment plans. The number of candidates has 
decreased over the years, while increasing enrollment targets of universities and colleges has created pressure 
for universities and colleges to compete to improve quality, reputation, and job orientation in order to attract 
candidates. The research was conducted to develop a model that illustrates the factors that determines the 
choice of the BA’s undergraduate program of students. The results of multiple linear regression analyzed from 
186 questionaire respondents of BA’s 1st year and 2nd year students show that the groups of factors that have 
the significant impact in descending order are: Fixed Characteristics of the insitute, Communication Efforts of 
the institue, Social influencers to the student’s choice of the institute, Individual Characteristics of the student. 
Based on the obtained results, the research team proposes recommendations to improve the effectiveness of the 
enrollment process for universities, colleges in general and for BA institute in particular.
Keywords: Factors, bachelor program, enrollment, Banking Academy of Vietnam. 
Mai Ngoc Tran, MEc.
Faculty of International Business, Banking Academy 
Huong Thi Thu Nguyen
Student of K18KDQTA, Faculty of International Business, Banking Academy
Linh Thuy Do
Student of K18KDQTA, Faculty of International Business, Banking Academy
kiệm, vay vốn với quy mô nhỏ, thời gian đáo 
hạn nhanh phù hợp hơn với nhóm khách hàng 
này. Mặt khác, thủ tục, giấy tờ luôn là một rào 
cản lớn đối với người dân khi tiếp cận các dịch 
vụ tài chính tại nông thôn, điều này đã được đề 
cập trong nhiều nghiên cứu. Việc cải thiện thủ 
tục hành chính sẽ tăng khả năng tiếp cận dịch 
vụ tài chính của khu vực nông thôn. ■
tiếp theo trang 63
thích điểm tín dụng theo những đặc điểm của 
khách hàng, bởi phần lớn cơ chế giải thích của 
các kĩ thuật này rất phức tạp và vẫn còn nằm 
trong “hộp đen”.
Những kết quả được đưa ra trong bài nghiên 
cứu có thể là cơ sở để mở ra các nghiên cứu, 
đưa ra những phương pháp mới kết hợp các 
kĩ thuật nhằm nâng cao hiệu quả các mô hình 
chấm điểm tín dụng. Ngoài việc xem xét kết 
quả của của các mô hình kết hợp thì việc giải 
thích cơ chế tác động của các nhân tố đầu vào 
với nhân tố mục tiêu phân loại đối với các mô 
hình cũng cần được quan tâm nghiên cứu. ■
tiếp theo trang 54
tiếp theo trang 44
cho nhiều trường hợp khác nhau. Việc sử dụng 
tốt sẽ dẫn đến các giao dịch nhanh hơn, minh 
bạch hơn. Giải pháp Blockchain cũng sẽ làm 
giảm chi phí và gánh nặng hành chính đối với 
ngân hàng và khách hàng. Ước tính rằng các 
công nghệ Blockchain có thể làm giảm chi 
phí cơ sở hạ tầng của ngân hàng khoảng 15-
20 tỷ USD một năm vào năm 2022- như tuyên 
bố trong “FinTech 2.0 Paper” của Santander 
InnoVentures. Blockchain cũng đặt ra thách 
thức đòi hỏi tất cả các bên liên quan sẽ phải 
tham gia hợp tác vào sự phát triển trong lĩnh 
vực này, “sẽ cần phải có một tập thể chung” 
giữa các ngân hàng, nhà quản lý và các công ty 
công nghệ. Bên cạnh đó, thách thức về sự riêng 
tư, bảo mật, khả năng mở rộng cũng là những 
vấn đề cần xem xét. Blockchain có thể là giải 
pháp công nghệ tiềm năng cho ngành tài chính 
ngân hàng, tuy nhiên nó còn cần phải tiếp tục 
được hoàn thiện, phát triển về công nghệ, giảm 
thiểu chi phí khi áp dụng và khắc phục các vấn 
đề khác đang tồn tại. ■
tiếp theo trang 36
liệu nhằm báo cáo mức lợi nhuận ổn định. Do 
đó, các nghiên cứu tương lai có thể phát triển 
các mô hình nghiên cứu nhằm tìm kếm bằng 
chứng bổ sung để có thể đưa ra kết luận về việc 
có NHTM có thực sự thao túng số liệu để ổn 
định lợi nhuận hay không, và các công cụ nào 
hay ước tính kế toán nào có thể bị lợi dụng để 
ổn định lợi nhuận. ■

File đính kèm:

  • pdfcong_nghe_blockchain_va_linh_vuc_ngan_hang.pdf