Đặc tính dụng học của tình thái nhận thức trong truyện trinh thám của Conan Doyle đối chiếu với bản dịch tiếng Việt

TÓM TẮT

Bài báo này khảo sát các đặc tính dụng học của dấu hiệu tình thái nhận thức được sử dụng trong

truyện trinh thám của Conan Doyle và bản dịch tiếng Việt tương ứng. Bài báo sử dụng phương pháp phân

tích định tính, định lượng và phương pháp so sánh đối chiếu để khảo sát các phương tiện ngữ nghĩa thể

hiện các đặc tính dụng học của tình thái nhận thức. Kết quả khảo sát chỉ ra những nét tương đồng và dị biệt giữa cách thể hiện các dấu hiệu che chắn trong hai ngôn ngữ Anh và Việt. Chúng tôi hi vọng rằng bài báo sẽ phần nào giúp người Việt Nam học tiếng Anh có khả năng sử dụng tốt hơn những dấu hiệu che chắn của tình thái nhận thức trong giao tiếp và trong dịch thuật.

pdf 11 trang yennguyen 12260
Bạn đang xem tài liệu "Đặc tính dụng học của tình thái nhận thức trong truyện trinh thám của Conan Doyle đối chiếu với bản dịch tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc tính dụng học của tình thái nhận thức trong truyện trinh thám của Conan Doyle đối chiếu với bản dịch tiếng Việt

Đặc tính dụng học của tình thái nhận thức trong truyện trinh thám của Conan Doyle đối chiếu với bản dịch tiếng Việt
63
 Tập 11, Số 2, 2017
ĐẶC TÍNH DỤNG HỌC CỦA TÌNH THÁI NHẬN THỨC TRONG TRUYỆN TRINH THÁM 
CỦA CONAN DOYLE ĐỐI CHIẾU VỚI BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT 
NGUYỄN	THỊ	THU	HẠNH
Khoa	Ngoại	Ngữ,	Trường	Đại	học	Quy	Nhơn
TÓM TẮT
Bài báo này khảo sát các đặc tính dụng học của dấu hiệu tình thái nhận thức được sử dụng trong 
truyện trinh thám của Conan Doyle và bản dịch tiếng Việt tương ứng. Bài báo sử dụng phương pháp phân 
tích định tính, định lượng và phương pháp so sánh đối chiếu để khảo sát các phương tiện ngữ nghĩa thể 
hiện các đặc tính dụng học của tình thái nhận thức. Kết quả khảo sát chỉ ra những nét tương đồng và dị biệt 
giữa cách thể hiện các dấu hiệu che chắn trong hai ngôn ngữ Anh và Việt. Chúng tôi hi vọng rằng bài báo 
sẽ phần nào giúp người Việt Nam học tiếng Anh có khả năng sử dụng tốt hơn những dấu hiệu che chắn của 
tình thái nhận thức trong giao tiếp và trong dịch thuật.
Từ khóa: Đặc	tính	dụng	học,	tình	thái	nhận	thức, truyện	trinh	thám,	Conan	Doyle,	bản	dịch,	tương	
đồng	và	dị	biệt.
ABSTRACT
Pragmatic Features of Epistemic Modality 
in Conan Doyle’s Detective Stories versus their Vietnamese Translational Equivalents
This paper examined the pragmatic features of epistemic modality used in Conan Doyle’s detective 
stories vs. their Vietnamese translational equivalents. The study was conducted with qualitative, quantitative 
and contrastive approaches to examine the semantic features in signaling the pragmatic features of epistemic 
modality. The most significant findings of the study are the similarities and differences between English and 
Vietnamese ways of expressing hedges. The study hopefully helps Vietnamese learners of English have 
better use of hedges of epistemic modality in communication and in translation. 
Key words: Pragmatic features, epistemic modality, detective stories, Conan Doyle, translational 
equivalents, similarities and differences.
1. Đặt vấn đề
Khi	chúng	ta	đề	cập	đến	những	nguyên	lý	hội	thoại	chính	là	ta	đang	nói	đến	nguyên	lý	cộng	
tác	và	nguyên	lý	lịch	sự	trong	giao	tiếp.	Bàn	về	nguyên	lý	lịch	sự,	ta	không	thể	nào	không	nói	đến	
“thể	diện”	và	“giữ	thể	diện”	trong	hội	thoại.
Người	Việt	Nam	ta	có	những	châm	ngôn	như:	“Lời	nói	là	gói	vàng”	hay	“Lời	nói	không	mất	
tiền	mua,	lựa lời	mà	nói	cho	vừa	lòng	nhau”;	điều	đó	chứng	tỏ	rằng	người	Việt	Nam	ta	rất	coi	
trọng	sự	tinh	tế	và	khéo	léo	trong	nói	năng,	trong	ứng	xử;	vì	vậy	tần	số	xuất	hiện	của	việc	lựa lời 
như	thế	này	là	khá	cao	trong	giao	tiếp	tiếng	Việt.	Sự	linh	hoạt	và	uyển	chuyển	trong	giao	tiếp	rất	
Email: hanhnguyendhqn@yahoo.com
Ngày	nhận	bài:	29/3/2016;	ngày	nhận	đăng:	20/3/2016
Tạp	chí	Khoa	học	-	Trường	ĐH	Quy	Nhơn,	ISSN:	1859-0357,	Tập	11,	Số	2,	20 7,	Tr.	63-73
64
cần	thiết	vì	nhờ	đó	mà	thông	báo	của	chúng	ta	sẽ	được	người	nghe	chấp	nhận	hay	bị	họ	bác	bỏ;	
vì	trong	quá	trình	giao	tiếp,	người	nghe	không	phải	lúc	nào	cũng	đóng	vai	trò	thụ	động.	Thế	nên,	
chúng	ta	cần	phải	linh	hoạt,	uyển	chuyển	trong	giao	tiếp	để	khỏi	làm	phương	hại	đến	người	nghe	
và	thể	hiện	chứng	cứ	của	những	điều	ta	thông	báo.
Việc	lựa lời	hay	nói	khác	là	rào đón/ che chắn	(hedges)	được	sử	dụng	khi	các	hành	vi	trong	
hội	thoại	có	nguy	cơ	bị	đe	dọa.	Rào	đón	được	xem	như	là	hiện	tượng	ngôn	ngữ	mang	đậm	đặc	
tính	tâm	lý,	tinh	thần	và	bản	sắc	văn	hóa	của	dân	tộc,	làm	cho	phát	ngôn	trở	nên	uyển	chuyển	
hơn	và	hiệu	quả	hơn.	Dựa	vào	tính	chất	thông	tin,	nhu	cầu	tạo	lập	và	duy	trì	quan	hệ	giao	tiếp	mà	
người	nói	có	sự	linh	hoạt	trong	cách	thức	và	nội	dung	phát	ngôn	của	mình.	Theo	Từ	điển	Tiếng	
Việt	(1994),	Hoàng	Phê	định	nghĩa:	“Rào	đón	là	nói	có	tính	chất	ngăn	ngừa	trước	sự	hiểu	lầm	hay	
phản	ứng	về	điều	mình	sắp	nói”	(tr.	792).
Như	vậy,	rõ	ràng	là	sử	dụng	ngôn	ngữ	không	chỉ	để	giao	tiếp	hay	để	nói	về	các	sự	tình	mà	
còn	để	diễn	đạt	ý	tưởng	hay	ý	kiến	của	ta	về	sự	việc	nào	đó.	Mọi	ngành	nghề	trong	cuộc	sống,	
chúng	tôi	thiết	nghĩ,	bất	cứ	ai	khi	đã	dùng	ngôn	ngữ	để	giao	tiếp	thì	rất	cần	đến	khả	năng	sử	dụng	
các	đặc	tính	dụng	học	của	tình	thái	nhận	thức,	đặc	biệt	các	nhà	trinh	thám	càng	cần	đến	khả	năng	
này	để	nêu	ý	tưởng,	thảo	luận	hay	tranh	luận...
Trong	bài	viết	này,	chúng	tôi	mô	tả	và	phân	tích	các đặc	tính	dụng	học	của	tình	thái	nhận	
thức	trong	tiểu	thuyết	“A	Study	in	Scarlet”	(gồm	2	phần	với	14	chương,	100	trang)	và	hai	truyện	
ngắn	“Scandal	ở	Bohemia”	(25	trang)	và	“The	Blue	Carbuncle”	(17	trang)	của	nhà	văn	Conan	
Doyle	và	bản	dịch	tiếng	Việt	tương	ứng	của	nhóm	dịch	giả:	Lê	Khánh,	Đỗ	Tư	Nghĩa,	Vương	Thảo	
et	al.	Dữ	liệu	sử	dụng	để	phân	tích	trong	bài	báo	này	được	chúng	tôi	chọn	lựa	một	cách	ngẫu	nhiên	
từ	trọn	bộ	The	Complete	Sherlock	Holmes	- All 4 novels and 56 short stories.
2. Cơ sở lí luận
Theo	Nguyễn	Thiện	Giáp	(2000:	11),	ngữ	dụng	học	(linguistic	pragmatics)	là	bộ	môn	ngôn	
ngữ	học	nghiên	cứu	cách	sử	dụng	ngôn	ngữ	trong	giao	tiếp,	tức	là	cách	sử	dụng	ngôn	ngữ	trong	
những	ngữ	cảnh	cụ	thể	để	đạt	được	những	mục	đích	cụ	thể.	
Cũng	theo	Nguyễn	Thiện	Giáp	(2000:	15-6),	ngữ	dụng	học	nghiên	cứu	nghĩa	với	tư	cách	
là	cái	được	thông	báo	bởi	người	nói	(người	viết)	và	là	cái	được	giải	thích	bởi	người	nghe	(người	
đọc).	Do	đó,	nó	phải	chú	ý	phân	tích	cái	mà	người	ta	muốn	nói	qua	phát	ngôn	của	họ	hơn	là	cái	
mà	tự	thân	ý	nghĩa	các	từ	và	các	cú	đoạn	trong	phát	ngôn	đó	có	thể	có.	Ngữ	dụng	học	phải	nghiên	
cứu	những	ý	nghĩa	trong	dự	định	của	con	người,	những	điều	mà	họ	cho	là	đúng,	mục	đích	hoặc	ý	
định	của	họ	và	các	kiểu	hành	động	của	họ	khi	nói.	Như	thế	có	nghĩa	là,	ngữ dụng học nghiên cứu 
ý nghĩa của người nói.
Ngữ	dụng	học	đòi	hỏi	phải	thăm	dò	người	nghe	xem	họ	suy	luận	như	thế	nào	về	cái	được	
nói	để	có	thể	giải	thích	được	ý	định	của	người	nói.	Kiểu	nghiên	cứu	này	khảo	sát	rất	nhiều	cái	
không	được	nói,	nhưng	lại	thừa	nhận	là	một	phần	của	những	điều	được	thông	báo.	Có	thể	nói	đó	
là	sự	nghiên	cứu	cái	nghĩa	vô	hình.	Ngữ	dụng	học	nghiên	cứu	hiện	tượng	cái	được thông báo lớn 
hơn là cái được nói như thế nào.
Theo	Holmes	(1995:	73-7),	dấu hiệu che chắn	trong	giao	tiếp	có	thể	được	hiện	thực	hóa	
bằng	nhiều	phương	tiện	khác	nhau	như	ngôn	điệu	(prosody),	lối	nói	cường	điệu,	uyển	ngữ,	từ	chỉ	
Nguyễn	Thị	Thu Hạnh
65
 Tập 11, Số 2, 2017
mức	độ	(ví	dụ:	khí, rất, quá, lắm, cực kì),	câu	hỏi	đuôi	(ví	dụ:	Anh không thích kiểu tóc này phải 
không?),	nói	vòng	hay	sử	dụng	những	từ	thể	hiện	sự	dè	dặt	(hình như, có lẽ, có thể),	các	tiểu	từ	
tình	thái	(à, ư, nhỉ, nhé)	và	nhiều	phương	tiện	ngôn	ngữ	khác.
Cung	cấp	thông	tin	cho	người	khác	là	một	trong	những	mục	đích	quan	trọng	nhất	của	hội	
thoại.	Khi	ta	biết	điều	gì	đó	mới	mẻ,	ta	sẽ	rất	sẵn	lòng	cung	cấp	nó	cho	người	khác.	Theo	tôi,	dù	ta	
rất	mong	muốn	được	chia	sẻ	thông	tin	đó,	ta	cũng	cần	phải	chắc	chắn	về	những	gì	ta	sẽ	thông	báo,	
đó	chính	là	đặc	tính	về	chất	của	thông	báo.	Thêm	vào	đó,	khi	ta	thật	sự	chắc	chắn	hay	nghi	ngờ	về	
những	điều	ta	muốn	cung	cấp	cho	người	khác,	ta	cũng	cần	có	chiến	lược	giao	tiếp.	Chẳng	hạn	khi	
ta	muốn	tranh	luận	điều	gì	đó,	ta	cần	phải	có	cách	để	bày	tỏ	quan	điểm	của	mình,	để	thuyết	phục	
người	nghe,	khéo	léo	cho	họ	thấy	cái	sai	và	nhẹ	nhàng	hướng	họ	về	điều	chúng	ta	mong	muốn.	
Thái	độ	và	lời	lẽ	của	ta	đối	với	họ	rất	là	quan	trọng,	họ	cảm	thấy	được	tôn	trọng,	thể	diện	không	bị	
đe	dọa,	không	bị	xúc	phạm...	chính	vì	thế	khả	năng	thành	công	của	cuộc	tranh	luận	đó	là	rất	cao.
3. Các đặc tính dụng học của tình thái nhận thức trong truyện trinh thám của Conan 
Doyle và bản dịch tiếng Việt tương ứng
3.1. Tình thái nhận thức được sử dụng như những dấu hiệu che chắn trong tăng cường 
lực ngôn trung (booster the illocutionary force) 
Trong	việc	cung	cấp	thông	tin,	tùy	theo	mức	độ	chứng	cứ	có	được	mà	người	nói	có	thể	lựa	
chọn	cách	anh/	cô	ấy	thích	để	thông	báo	điều	gì	đó	cho	người	khác,	để	thể	hiện	mức	độ	cam	kết	
của	mình	với	nội	dung	thông	tin	và	tự	tin	vào	kiến	thức	mình	có.	Điều	đó	phụ	thuộc	vào	sự	chắc	
chắn	của	chứng	cứ	hoặc	nội	dung	của	điều	khẳng	định	của	người	nói.
Theo	Lakoff	(1975:	76),	động	cơ	của	việc	sử	dụng	dấu	hiệu	che	chắn	trong	giao	tiếp	là	phép	
lịch	sự.	Để	có	một	giao	tiếp	thành	công	và	hiệu	quả,	thay	vì	thể	hiện	yêu	cầu	và	chỉ	thị	mạnh,	
người	nói	có	thể	thể	hiện	ý	định	của	mình	một	cách	khéo	léo,	nhẹ	nhàng	hoặc	người	nói	cũng	có	
thể	gián	tiếp	thể	hiện	ý	định	của	mình.	Hành	vi	lời	nói	gián	tiếp	như	vậy,	được	coi	là	những	dấu	
hiệu	che	chắn	trong	tăng	cường	lực	ngôn	trung,	góp	phần	khẳng định giá trị của các thông tin, 
tăng cường cam kết với sự thật của phát ngôn, nhấn mạnh sự phán đoán của người nói, hay để 
tìm kiếm sự thỏa hiệp,
3.1.1. Khẳng định giá trị của các thông tin (To confirm the validity of information)
Chúng	ta	cùng	quan	sát	những	ví	dụ	sau	đây:
(1)	That, however, is surely impossible.	His	high	character,	his	profession,	his	antecedents	
would	all	forbid	it.	 	 	 [5;	51]
Dù	sao,	chắc chắn	là	không	thể	nào	có	chuyện	đó.	Tính	tình	nó,	nghề	nghiệp	nó,	những	
hành	vi	đã	qua	của	nó	sẽ	chứng	minh	cho	nó.	 [2;	57]
(2)	“You	are	sure that	she	has	not	sent	it	yet?”
“I am sure.”	
	[6;	229]
Ngài	có	chắc	là	cô	ta	chưa	gửi	nó	đi.
Chắc chắn. 
	 	 	 	 	 	[3;	566]
66
(3)	- If this man could afford to buy so expensive a hat three years ago, and has had no hat 
since, then he has assuredly gone down in the world. 
-	Well,	that	is	clear	enough,	certainly.	[7;	354]
-	Nếu	người	đàn	ông	này	đã	mua	được	cái	mũ	đắt	giá	như	thế	hồi	ba	năm	về	trước,	và	từ	đó	
đến	nay	không	sắm	nổi	một	cái	mũ	mới,	thì	chắc chắn	ông	ta	đã	sa	sút	rồi.	
-	Vâng,	điều	đó	đã	rõ.	
	[4;	644]
Trong	các	phương	châm	hội	thoại	của	Grice	(1975),	phương	châm	về	lượng	liên	quan	đến	
sự	thật	và	niềm	tin	là	chúng	ta	nên	nói	những	gì	ta	tin	là	đúng	và	dựa	vào	bằng	chứng;	chúng	ta	
không	nên	nói	những	gì	ta	không	tin	vào	sự	chính	xác	của	nó	hoặc	không	có	bằng	chứng.	Theo	
phương	châm	này,	khi	phát	ngôn,	người	nói	cho	rằng	mỗi	lời	nói	ra	đều	dựa	vào	niềm	tin	và	chứng	
cứ	sẵn	có	của	mình.	Vì	vậy,	bất	cứ	khi	nào	người	nói	cảm	thấy	hoặc	nhận	thức	rằng	anh/	cô	ấy	
không	có	đủ	bằng	chứng	và	quá	ít	tự	tin	về	sự	thật	của	nội	dung	mệnh	đề,	anh/	cô	ấy	thể	hiện	kiến	
thức	của	mình	bằng	cách	làm	cho	sự	thật	của	phát	ngôn	ít	biểu	lộ	hơn.	Trên	thực	tế,	trong	truyện	
trinh	thám	của	Conan	Doyle,	chúng	tôi	tìm	ra	nhiều	ví	dụ	có	sử	dụng	các	dấu	hiệu	tình	thái	nhận	
thức	như:	surely, sure, could, assuredly, certainly	và	trong	bản	dịch	tiếng	Việt	tương	ứng	như	
chắc, chắc chắn	như	trong	những	ví	dụ	(1)	-	(3)	mà	chúng	tôi	vừa	nêu	trên	nhằm	khẳng	định	
giá	trị	chắc	chắn	của	thông	tin	và	giá	trị	này	là	rất	quan	trọng	trong	việc	suy	luận	và	suy	đoán	của	
thám	tử...
3.1.2. Tăng cường cam kết với sự thật của phát ngôn (To boost the commitment to the truth of 
the utterance)
Những	dấu	hiệu	giao	tiếp	evidently, obvious(ly), indeed, no doubt, proof	trong	truyện	
trinh	thám	của	Conan	Doyle	và	bằng chứng, rõ ràng, chắc chắn, thật chẳng sai	trong	bản	dịch	
tiếng	Việt	tương	ứng	không	đơn	giản	thể	hiện	rằng	người	nói	có	chứng	cứ	về	những	gì	họ	muốn	
thông	báo,	mà	những	dấu	hiệu	này	còn	được	xem	là	những	dấu	hiệu	tình	thái	mạnh,	được	sử	dụng	
để	thể	hiện	sự	chắc	chắn	cao	của	người	nói	về	một	sự	tình	nào	đó;	hay	nói	cách	khác,	người	nói	
muốn	tăng	cường	cam	kết	với	sự	thật	của	phát	ngôn.	
Quan	sát	những	ví	dụ	sau:
(4)	It	is	obvious that he has less foresight now than formerly, which is a distinct proof of a 
weakening	nature.	 	 	 	[7;	355]
Rõ ràng	bây	giờ	ông	ta	ít	phòng	xa	hơn,	đây	là	bằng chứng	về	sự	sa	sút.	
	 	 	 [4;	644]
(5)	The	name	is	no doubt familiar to you. 
	 	 	 	 	 	 	 	 [6;	227]
Cái tên chắc chắn	là	quen	thuộc	với	ông.	 	
	 	 	 	 	 	[3;	564]
(6)	Indeed!	My	mistress	told	me	that	you	were	likely to call.
 	[6;	242]
Thật chẳng sai!	Bà	chủ	tôi	bảo	rằng	thế	nào	ông	cũng	ghé	đến.	
	 	 	 	 	 	[3;	579]
Nguyễn	Thị	Thu Hạnh
67
 Tập 11, Số 2, 2017
Trong	ví	dụ	(4),	Conan	Doyle	sử	dụng	tính	từ	tình	thái	“obvious”	để	chắc	chắn	rằng	tính	
phòng	xa	của	người	đàn	ông	hiện	tại	không	bằng	trước	kia,	và	để	chắc	chắn	hơn	nữa	những	gì	
mình	vừa	thông	báo,	ông	dùng	thêm	danh	từ	tình	thái	“proof”	như	là	một	minh	chứng	rõ	ràng,	
là	bằng	chứng	không	thể	chối	cãi	được	về	sự	sa	sút	kinh	tế	của	người	đàn	ông	ấy,	điều	này	làm	
cho	ông	ta	không	còn	cẩn	thận	đề	phòng	như	trước	đây	khi	ông	còn	khá	giả.	Hay	như	“no doubt” 
trong	(5)	và	“Indeed!”	trong	(6)	cũng	khẳng	định	chắc	chắn	điều	người	nói	đang	đề	cập.	Trong	
(5),	người	nói	muốn	người	nghe	đừng	quanh	co,	trốn	tránh	nữa	vì	chắc	chắn	cái	tên	đó	hết	sức	
quen	thuộc	với	ông.	Khi	nghe	đến	cái	tên	ấy,	ông	ta	không	thể	nào	chối	rằng	mình	không	quen	
biết	người	đó	được.	Còn	trong	(6),	người	giúp	việc	muốn	khẳng	định	với	Sherlock	Holmes	về	tài	
tiên	đoán	của	bà	chủ	mình.	Rõ	ràng,	bà	chủ	đoán	chắc	rằng	Holmes	sẽ	ghé	thăm	nhà	bà	một	lần	
nữa	vì	muốn	tìm	cho	ra	tấm	hình	mà	lần	ghé	thăm	trước	ông	đã	bỏ	qua	một	vị	trí	rất	khả	nghi.	Bà	
đã	nói	về	việc	đó	với	người	giúp	việc	trước	khi	bà	rời	nhà	đi	xa	cùng	với	vị	hôn	phu	của	mình	và	
tấm	hình,	hòng	thoát	khỏi	sự	truy	tìm	của	Holmes.	Trong	cả	ba	ví	dụ	trên,	các	dịch	giả	đều	thể	
hiện	đúng	tinh	thần	của	bản	gốc	trong	truyện	dịch	của	mình	nhờ	vào	các	dấu	hiệu	tình	thái	trong	
tiếng	Việt:	rõ ràng, bằng chứng, chắc chắn và thật chẳng sai!
3.1.3. Nhấn mạnh sự phán đoán của người nói (To stress the speaker’s judgment) 
Để	nhấn	mạnh	sự	phán	đoán	của	mình,	người	nói	cũng	có	thể	sử	dụng	một	vài	dấu	hiệu	
tình	thái	như	những	động	từ	tri	nhận	tình	thái	(modal	cognitive	verbs),	chúng	ta	hãy	quan	sát	các	
ví	dụ	sau:
(7)	Nothing could be more successful. I know that her word is inviolate. The photograph is 
now	as	safe	as	if	it	were	in	the	fire.	 	 	 [6;	243]	
Không có gì thành công hơn. Tôi biết rằng	lời	nói	của	cô	ta	chắc	như	đinh	đóng	cột.	Tấm	
ảnh	đó,	bây	giờ	an	toàn	như	thể	nó	nằm	trong	lửa	vậy.	 	
 	 	 [3;	581]
(8)	I	knew that he would be true to me, for I knew one or two things about him. 
	 	 	 	 	 	 	 	 	 [7;	367]
	 (Không	được	dịch	sang	tiếng	Việt)
(9)	-	“Wedlock	suits	you,”	he	remarked.	“I	think,	Watson,	that	you	have	put	on	seven	and	a	
half	pounds	since	I	saw	you.”	
-	“Seven!”	I	answered.	[6;	221]
-	Hôn	nhân	hợp	với	anh,	Watson	ạ,	anh	đã	lên	bảy	cân	rưỡi,	kể	từ	lần	sau	cùng	chúng	ta	
gặp	nhau.
-	Bảy	thôi.	[3;	559]
Rõ	ràng,	trong	những	ví	dụ	trên	những	động	từ	tri	nhận	tình	thái	như	I knew, I think	cũng	
được	Conan	Doyle	dùng	để	nhấn	mạnh	sự	phán	đoán	của	người	nói	trong	truyện	trinh	thám	của	
mình,	mà	chính	xác	đó	là	những	suy	luận,	đánh	giá	của	nhà	thám	tử	đại	tài	Sherlock	Holmes,	
nhưng	hầu	hết	những	đánh	giá	này	không	được	nhóm	dịch	giả	của	Lê	Khánh	chuyển	dịch	sang	
tiếng	Việt,	vì	vậy	chúng	ta	có	thể	kết	luận	rằng	người	nói	tiếng	Anh	trong	truyện	trinh	thám	của	
68
Conan	Doyle	sử	dụng	các	loại	động	từ	tình	thái	để	nhấn	mạnh	sự	suy	luận,	suy	đoán	và	đánh	giá	
thường	xuyên	hơn	so	với	người	nói	tiếng	Việt	trong	bản	dịch	của	nhóm	dịch	giả	Lê	Khánh.
3.1.4. Tìm kiếm sự thỏa hiệp (To seek agreement)
Trong	truyện	trinh	thám	của	Conan	Doyle	và	bản	dịch	tiếng	Việt	tương	ứng,	chúng	tôi	cũng	
tìm	thấy	ở	những	ví	dụ	khác,	người	nói	sử	dụng	các	dấu	hiệu	tình	thái	nhận	thức	như	những	dấu	
hiệu	che	chắn	để	tìm	kiếm	sự	thỏa	hiệp,	ví	dụ:
(10) You	don’t	mind	the	smell	of	strong	tobacco,	I hope?	
	 	 	 	 ... g	hàm	ý	dụng	học	của	bản	gốc,	nhưng	có	
một	vài	phát	ngôn	hoàn	toàn	không	được	nhóm	dịch	giả	dịch	chuyển	sang	tiếng	Việt,	có	nghĩa	là	
họ	đã	bỏ	hẳn	những	câu	này	trong	bản	dịch	của	họ,	như	trong	ví	dụ	(8);	và	có	một	số	phát	ngôn	
khác	được	dịch	sang	tiếng	Việt	nhưng	không	hề	tìm	thấy	chút	bóng	dáng	của	các	dấu	hiệu	tình	thái	
tiếng	Việt	tương	ứng	nào	trong	đó	cả,	như	trong	ví	dụ	(9).	Vì	vậy,	chúng	ta	có	thể	kết	luận	rằng	
người	nói	tiếng	Anh	trong	truyện	trinh	thám	của	Conan	Doyle	thường	sử	dụng	những	dấu	hiệu	
tình	thái	nhận	thức	để	thể	hiện	những	giá	trị	dụng	học	này	nhiều	hơn	so	với	người	nói	tiếng	Việt	
trong	bản	dịch	tiếng	Việt	của	nhóm	dịch	giả	Lê	Khánh.
Từ	những	minh	họa	trên	đây	về	những	đặc	tính	dụng	học	của	những	dấu	hiệu	che	chắn	
trong	truyện	trinh	thám	của	Conan	Doyle	và	bản	dịch	tiếng	Việt	tương	ứng,	chúng	tôi	xin	tóm	tắt	
trong	bảng	1	dưới	đây:
Nguyễn	Thị	Thu Hạnh
69
 Tập 11, Số 2, 2017
Bảng 1.	Ý	nghĩa	dụng	học	của	tình	thái	nhận	thức	trong tăng	cường	lực	ngôn	trung	trong	ngữ	liệu
Ý nghĩa dụng học của tình thái nhận thức trong 
tăng cường lực ngôn trung
Trong truyện trinh thám 
của Conan Doyle
Trong bản dịch tiếng 
Việt tương ứng
Khẳng định giá trị của các thông tin + +
Tăng cường cam kết với sự thật của phát ngôn + +
Nhấn mạnh sự phán đoán của người nói + +/-
Tìm kiếm sự thỏa hiệp + +
Chú thích: Dấu + là có thể hiện ý nghĩa đó
 Dấu – là không thể hiện ý nghĩa 
3.2. Tình thái nhận thức được sử dụng như dấu hiệu che chắn trong giảm nhẹ lực ngôn 
trung (mitigate the illocutionary force) 
Theo	Brown	và	Levinson	(1987),	thể	diện	(face)	là	hình	ảnh	của	bản	thân	trước	công	chúng	
của	một	cá	nhân.	Nó	liên	quan	đến	ý	thức	xã	hội	và	tình	cảm	của	mỗi	cá	nhân	và	mong	muốn	được	
người	khác	thừa	nhận.	
Hai	tác	giả	này	đã	lưu	ý	những	hoạt	động	ngôn	ngữ	không	được	làm	tổn	thương	thông	qua	
sự	phân	biệt	hai	phương	diện	của	thể	diện,	đó	là:
-	Thể	diện	dương	tính	(positive	face):	là	những	điều	mà	mỗi	người	muốn	mình	được	khẳng	
định,	được	những	người	khác	tôn	trọng.
-	Thể	diện	âm	tính	(negative	face):	là	những	điều	mà	mỗi	người	muốn	mình	được	là	“người	
lớn”,	không	bị	ai	cản	trở	hành	động.	
Yule	(2001:	121)	phát	biểu:	“Khi	chúng	ta	cố	gắng	giữ	thể	diện	cho	người	khác,	chúng	ta	
có	thể	chú	ý	nhu	cầu	thể	diện	âm	tính	hay	nhu	cầu	thể	diện	dương	tính	của	họ”.	
Do	đó,	người	tham	gia	hội	thoại	nên	lựa	chọn	chiến	lược	phù	hợp	để	giảm	thiểu	nguy	cơ	
mất	mặt	của	chính	mình	hoặc	của	người	cùng	tham	gia	hội	thoại.	Bên	cạnh	đó,	người	nói	còn	có	
thể	sử	dụng	các	dấu	hiệu	chứng	cứ	thấp	để	giảm	tính	hiển	nhiên	của	thông	tin	và	làm	nhẹ	bớt	lực	
chỉ	trích	trong	lời	nói	của	mình.	Người	nói	đôi	khi	có	thể	sử	dụng	các	dấu	hiệu	che	chắn	để	tránh	
làm	tổn	thương	người	nghe	khi	đề	cập	tới	những	điều	không	thể	chấp	nhận	hay	có	thể	làm	người	
nghe	không	hài	lòng.	Hơn	nữa,	nhờ	những	dấu	hiệu	che	chắn,	người	nói	cũng	có	thể	sử	dụng	dấu	
hiệu	chứng	cứ	thấp	trong	phát	ngôn	của	mình	để thể hiện thái độ thận trọng trong lập luận, và thể 
hiện sự miễn cưỡng và do dự trong suy đoán
3.2.1. Để thể hiện thái độ thận trọng trong lập luận (To show the cautious attitude in reasoning)
Thông	tin	được	chuyển	đến	cho	những	người	khác	có	thể	có	những	đặc	tính	về	chất.	Thỉnh	
thoảng,	người	nói	chắc	chắn	về	một	điều	gì	đó	hơn	những	người	khác;	nhưng	trái	lại,	đôi	khi,	anh	
ta	có	lẽ	không	hoàn	toàn	chắc	chắn	về	nguồn	của	thông	tin	đó.	Thế	nên	kết	quả	là,	người	nói	hoặc	
người	viết	có	xu	hướng	chất	hóa	thông	báo	của	mình	để	anh	ta	không	phải	chịu	trách	nhiệm	về	
tính	chính	xác	hoàn	toàn	của	nguồn	thông	tin	mà	anh	ta	cung	cấp	cho	người	khác.
Việc	sử	dụng	các	dấu	hiệu	chứng	cứ,	với	mức	độ	tin	cậy	dù	mạnh/	yếu	hoặc	cao/	thấp	đều	
có	thể	được	nhìn	nhận	là	cách	khắc	phục	sự	vi	phạm	phương	châm	về	chất	của	người	nói	(the	
speaker’s	flouting	maxim	of	quality).	
70
Việc	vi	phạm	phương	châm	về	chất	của	người	nói	chỉ	ra	rằng	họ	có	rất	ít	bằng	chứng	về	
những	gì	họ	vừa	thông	báo	và	do	đó	họ	không	mấy	chắc	chắn	về	mức	độ	tin	cậy	của	những	thông	
tin	mà	họ	cung	cấp	cho	người	khác.	Có	lẽ	những	gì	người	nói	thông	báo	rất	ít	rõ	ràng	và	chủ	yếu	
dựa	vào	quá	trình	suy	luận	của	chính	mình.	Vì	vậy,	việc	sử	dụng	một	chứng	cứ	mạnh	hay	yếu	được	
xem	như	là	biểu	hiện	của	sự	vi	phạm	phương	châm	của	người	nói	nhằm	cho	người	nghe	manh	mối	
về	hàm	ý	của	mình	trong	thông	báo	đó,	người	nghe	được	yêu	cầu	không	xử	lý	các	nội	dung	của	
thông	báo	trên	như	một	điều	đúng	sự	thật.	
Quan	sát	những	ví	dụ	sau:
(11)	This	Godfrey	Norton	was	evidently	an	important	factor	in	the	matter.	He	was	a	lawyer.	
That	sounded	ominous.	What	was	the	relation	between	them,	and	what	the	object	of	his	repeated	
visits?	Was	she	his	client,	his	friend,	or	his	mistress?	If	the	former,	she	had	probably transferred 
the photograph to his keeping. If the latter, it was less likely.
	 	 	 	 	 	[6;	231)
Anh	chàng	Notơn	này	đến	thăm	một	ngày	hai	lần	với	mục	đích	gì?	Phải	chăng	Iren	là	thân	
chủ	của	anh	ta,	là	bạn,	là	người	yêu?	Nếu	là	thân	chủ,	có lẽ	cô	ta	đã	giao	tấm	hình	cho	anh	ta	giữ.	
Nếu	là	bạn	thì	ít	có khả năng	đó.	
	 	 	 	 	 	 [3;	569]
(12)	It	is	most	unlikely that she carries it about with her. It is cabinet size. Too large for easy 
concealment about a woman’s dress. 
	 	 	 	 	[6;	237]
Nó	quá	lớn,	khó	giấu	vào	áo	phụ	nữ,	chắc cô ta không	mang	nó	bên	mình.	
	 	 	 	 	 	 	[3;	574]
(13)	One	tallow	stain,	or	even	two,	might	come	by	chance;	but	when	I	see	no	less	than	five,	
I think that there can be little doubt that the individual must be brought into frequent contact with 
burning	tallow–walks	upstairs	at	night	probably with his hat in one hand and a guttering candle 
in the other. 
	 	 	 	 	[7;	355]
Một	vết	mỡ	đèn	cầy,	có	thể	là	do	tình	cờ,	nhưng	khi	tôi	thấy	không	dưới	một	vết,	thì	tôi	nghĩ	
rằng	ông	ta	thường	xuyên	tiếp	xúc	với	thứ	mỡ	đó.	Có thể	do	đi	bộ	lên	cầu	thang	vào	ban	đêm,	một	
tay	cầm	mũ,	còn	tay	kia	cầm	đèn.	
	 	 	 	 	 	[4;	645]
Những	ví	dụ	(11),	(12)	và	(13)	trên	đây	diễn	tả	mức	độ	chắc	chắn	thấp,	chúng	cho	thấy	rằng	
người	nói	không	quá	chắc	chắn	về	mức	độ	tin	cậy	của	thông	báo	mà	anh	ta	vừa	nói	ra;	ngược	lại,	
anh	ta	suy	luận	các	thông	tin	trên	nhờ	vào	tiến	trình	suy	luận	của	mình.	Khi	đưa	ra	những	thông	
báo	đó,	bằng	kiến	thức	của	mình,	Holmes	chỉ	đơn	thuần	là	suy	đoán	mà	không	biết	chắc	chắn	về	
sự	thật	của	sự	tình.	Các	dấu	hiệu	chứng	cứ	như	likely, unlikely, probably	trong	truyện	trinh	thám	
của	Conan	Doyle	và	có thể, chắc, có lẽ, có khả năng	trong	bản	dịch	tiếng	Việt	thể	hiện	sự	chắc	
chắn	thấp	của	người	nói	đối	với	sự	tình	mà	anh	ta	thông	báo.	Nói	cách	khác,	chúng	được	sử	dụng	
để	tỏ	thái	độ	thận	trọng	của	Sherlock	Holmes	trong	lập	luận.
Nguyễn	Thị	Thu Hạnh
71
 Tập 11, Số 2, 2017
3.2.2. Để thể hiện sự miễn cưỡng và do dự trong suy đoán (To show reluctance and hesitation 
in speculating)
Nhìn	chung,	chúng	ta	thường	né	tránh	những	cực	điểm	khi	chúng	ta	có	sự	miễn	cưỡng	hay	
do	dự	trong	việc	đưa	ra	lời	khẳng	định.	Khi	chúng	ta	thừa	nhận	hạn	chế	của	chúng	ta	về	kiến	thức,	
chúng	ta	cũng	có	thể	sử	dụng	các	dấu	hiệu	tình	thái	nhận	thức	để	chuyển	tải	sự	chắc	chắn	thấp	
của	mình	hoặc	để	từ	chối	sự	khẳng	định	tuyệt	đối.	Khi	chúng	ta	sử	dụng	các	cấu	trúc	như I guess/ 
suppose, It may/ might/ could, maybe, perhaps, It seems to me, I’m afraid... trong tiếng Anh và 
có lẽ, dường như, e rằng, dám. trong	tiếng	Việt,	có	nghĩa	là	chúng	ta	muốn	thể	hiện	sự	miễn 
cưỡng hay ngần ngừ, do dự.	Những	dấu	hiệu	tình	thái	đó	có	thể	giúp	chúng	ta	đạt	được	sự	chú	
ý	của	người	nghe	và	thúc	đẩy	cuộc	thảo	luận	và	lấy	ý	kiến	của	họ	về	những	gì	ta	đang	trình	bày.	
Chúng	ta	hãy	xem	xét	các	ví	dụ	dưới	đây:
(14)	 If I know anything o’ that young man, he’ll be back with a speed that would whip 
electro-telegraphs.
	 	 	 	 	 	[5;	80]
 Nếu nó đúng là con người như cha biết,	nó	sẽ trở	về	nhanh	hơn	điện	tín.
	 	 	 	 	 	[2;	89]	
(15)	-	Would	he	not	consider	it	as	too	dangerous?
-	Not	at	all.	If my view of the case is correct, and I have every reason to believe that it is, 
this man would rather risk anything than lose the ring. 
	[5;	42]
-	Liệu	hắn	có	cho	là	quá	nguy	hiểm	không?
-	Không	đâu.	Con	người	ấy	dám	liều	mọi	chuyện	hơn	là	để	mất	chiếc	nhẫn.	
	[2;	46]
(16)	“It	was	lost,	if I remember aright,	at	the	Hotel	Cosmopolitan,”	I	remarked.	
	 	 	 	 	[7;	356]
	 Nó	bị	mất	tại	khách	sạn	Quốc	tế	-	Tôi	xen	vào	câu	chuyện.	
	 	 	 	 	 	[4;	645]
(17)	 Or	 rather,	 I fancy, of that goose. It was one bird, I imagine, in which you were 
interested–white,	with	a	black	bar	across	the	tail.	
	 	 	 	 	 	[7;	365]
	 Con	ngỗng	ấy	màu	trắng,	có	đường	sọc	ngang	qua	đuôi.	
	 	 	 	 	 	 	 	[4;	658]
(18)	Mr.	Henry	Baker, I believe.	[7;	359]
(Không	được	dịch	sang	tiếng	Việt)
Những	ví	dụ	chúng	tôi	vừa	đề	cập	trên	đây	có	sử	dụng	những	dấu	hiệu	che	chắn	nhằm	để	
người	nghe	nhìn	nhận	tính	chính	xác	của	thông	báo.	Tất	cả	những	ví	dụ	về	dấu	hiệu	che	chắn	như	
If I know anything, If my view of the case is correct, if I remember aright, I fancy, I believe	thể	
hiện	rằng	người	nói	nhận	thức	rất	rõ	ràng	về	các	phương	châm	của	Grice,	và	bên	cạnh	đó	họ	còn	
đang	cố	gắng	quán	triệt	nó.	Theo	quan	sát	của	chúng	tôi,	trong	năm	ví	dụ	trên,	những	người	nói	
tiếng	Anh	trong	truyện	Conan	Doyle	thường	sử	dụng	các	dấu	hiệu	che	chắn	để	rào	đón,	che	chắn	
cho	phát	ngôn	của	mình,	để	lôi	kéo	sự	quan	tâm	của	người	nghe	và	chờ	đợi	sự	thảo	luận	của	họ,	
72
nhưng	người	nói	tiếng	Việt	trong	bản	dịch	tương	ứng	thể	hiện	rằng	họ	không	thường	dùng	chiến	
lược	này.	Quả	vậy,	trong	cả	5	phát	ngôn	trên	đều	được	Conan	Doyle	sử	dụng	dấu	hiệu	tình	thái	
nhận	thức	như	là	dấu	hiệu	rào	đón,	che	chắn	nhưng	trong	bản	dịch	chỉ	có	một	phát	ngôn	duy	nhất	
là	phát	ngôn	(14),	được	dịch	sang	tiếng	Việt	có	sử	dụng	dấu	hiệu	che	chắn	tương	ứng;	điều	đó	
chứng	tỏ	rằng	các	dịch	giả	chưa	làm	nổi	bật	ý	định	che	chắn	của	người	viết	tiếng	Anh.	Ngoài	ra,	
cũng	có	những	trường	hợp,	trong	quá	trình	dịch	thuật	người	dịch	có	thể	thêm	thắt	đôi	chút	cho	
bản	dịch	của	mình	có	bản	sắc	của	người	bản	ngữ,	để	bản	dịch	dễ	hiểu	hơn	và	nhanh	đi	vào	lòng	
người,	nhưng	vấn	đề	này	không	hề	được	nhóm	dịch	giả	của	Lê	Khánh	thể	hiện	trong	các	bản	dịch	
này	với	những	dấu	hiệu	tình	thái	nhận	thức	như	là	các	dấu	hiệu	che	chắn.	Cụ	thể	là	chúng	tôi	hầu	
như	không	thể	tìm	ra	bất	kỳ	phát	ngôn	nào	không	có	dấu	hiệu	che	chắn	trong	truyện	trinh	thám	của	
Conan	Doyle	mà	lại	có	dấu	hiệu	che	chắn	trong	bản	dịch	tiếng	Việt.	Qua	những	phân	tích	trên	đây,	
chúng	ta	có	thể	thấy	rằng	người	nói	tiếng	Anh	trong	truyện	Conan	Doyle	muốn	thể	hiện	tinh	thần	
hợp	tác	trong	hội	thoại	hơn	người	nói	tiếng	Việt	trong	bản	dịch	tương	ứng,	hay	nói	cách	khác,	họ	
muốn	thể	hiện	sự	miễn	cưỡng	và	do	dự	trong	tiến	trình	suy	đoán	một	điều	gì	đó.	
Từ	những	phát	hiện	trên	đây	về	ý	nghĩa	dụng	học	của	những	dấu	hiệu	che	chắn	nhằm	giảm	
nhẹ	lực	ngôn	trung	trong	truyện	trinh	thám	của	Conan	Doyle	và	bản	dịch	tiếng	Việt	tương	ứng,	
chúng	tôi	muốn	tóm	tắt	chúng	trong	bảng	sau:	 
Bảng 2. Ý	nghĩa	dụng	học	của	những	dấu	hiệu	tình	thái	nhận	thức	trong	giảm	nhẹ	 
lực	ngôn	trung	trong	ngữ	liệu
Ý nghĩa dụng học của những dấu hiệu tình thái 
nhận thức trong giảm nhẹ lực ngôn trung
Trong truyện trinh 
thám của Conan Doyle
Trong bản dịch 
tiếng Việt
Để thể hiện thái độ thận trọng trong lập luận + +
Để thể hiện sự miễn cưỡng và do dự trong suy đoán + +	(hiếm)	/ -
4. Kết luận
Nhìn	chung,	người	nói	có	thể	sử	dụng	dấu	hiệu	chứng	cứ	đáng	tin	cậy	ở	mức	độ	cao	hay	
thấp	để	che	chắn,	rào	đón	cho	thông	báo	hay	để	thể	hiện	phép	lịch	sự	của	mình.	Trong	phát	ngôn,	
nếu	người	nói	có	sử	dụng	dấu	hiệu	chứng	cứ	cao,	có	nghĩa	là	anh	ta	muốn	nhấn	mạnh	sự	chắc	
chắn	của	mình	về	nội	dung	của	phát	ngôn	đó,	cũng	có	thể	anh	ta	đang	cố	gắng	thuyết	phục	người	
nghe	bằng	phép	suy	luận,	hoặc	lý	luận	trong	lập	luận.	Ngược	lại,	người	nói	có	thể	sử	dụng	dấu	
hiệu	chứng	cứ	thấp	để	giúp	người	nghe	thêm	độ	tin	cậy	với	nội	dung	phát	ngôn.	Nếu	người	nói	
hay	người	viết	có	một	chút	nghi	ngờ	về	tính	xác	thực	của	nội	dung	thông	báo,	anh	ta	có	thể	làm	
giảm	bớt	hiệu	lực	phát	ngôn	(the	force	of	speech	act)	và	đồng	thời	anh	ta	cũng	có	thể	cố	gắng	để	
che	giấu	một	số	nghi	ngờ.	Một	trong	những	chiến	lược	này	là	sử	dụng	các	dấu	hiệu	che	chắn,	các	
dấu	hiệu	che	chắn	đó	giúp	người	nói	chuyển	tải	thông	tin	cho	người	khác	mà	không	cần	bảo	đảm	
rằng	nó	hoàn	toàn	đúng	và	giữ	cho	mình	khỏi	chịu	trách	nhiệm	về	những	gì	mình	đã	thông	báo,	
hoặc	để	giảm	thiểu	các	hành	động	thỏa	hiệp	thay	cho	việc	thông	báo	cái	thực	tế	mà	người	nghe	
không	mong	đợi.
Như	chúng	tôi	đã	trình	bày	trên	đây,	trong	cả	tiếng	Anh	và	tiếng	Việt	đều	tồn	tại	các	dấu	
Nguyễn	Thị	Thu Hạnh
73
 Tập 11, Số 2, 2017
hiệu	tình	thái	được	sử	dụng	để	làm	rào	chắn.	Tuy	nhiên,	trong	bản	dịch	Tiếng	Việt,	nhóm	dịch	giả	
đã	không	chuyển	tải	được	hết	các	dấu	hiệu	rào	chắn	tương	ứng	để	làm	nổi	bật	ý	định	của	người	
viết	tiếng	Anh,	những	điểm	thiếu	sót	này	có	lẽ	do	thói	quen	sử	dụng	ngôn	ngữ	của	nhóm	dịch	giả	
này;	qua	đó	ít	nhiều	cũng	thể	hiện	rằng	đây	chưa	phải	là	một	bản	dịch	thật	sự	hoàn	hảo. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brown, P. and Levinson, S., Politeness: Some Universals in Language Usage: Cambridge: 
Cambridge	University	Press,	(1987).
2. Conan	Doyle,	“Chiếc	nhẫn	tình	cờ”,	Sherlock Holmes toàn tập 1 (Nhóm	dịch	giả:	Lê	Khánh,	Đỗ	Tư	
Nghĩa,	Vương	Thảo	et	al.),	Nxb	Công	an	nhân	dân,	pp.	9	-	118,	(2002).
3. Conan	Doyle,	 “Vụ	xì-căng-đan	 của	 xứ	Bôhême”,	Sherlock Holmes toàn tập 1 (Nhóm	dịch	 giả:	 
Lê	Khánh,	Đỗ	Tư	Nghĩa,	Vương	Thảo	et	al.),	Nxb	Công	an	nhân	dân,	pp.	558	-	582,	(2002)
4. 	Conan	Doyle,	“Cuộc	phiêu	lưu	của	viên	kim	cương”,	Conan	Doyle	(2002),	Sherlock Holmes toàn 
tập 1 (Nhóm	dịch	giả:	Lê	Khánh,	Đỗ	Tư	Nghĩa,	Vương	Thảo	et	al.),	Nxb	Công	an	nhân	dân,	pp.	
640	-	662,	(2002).
5. Conan	Doyle,	Arthur,	“A	Study	in	Scarlet”,	The Complete Sherlock Holmes - All 4 Novels and 56 
Short Stories,	Camden	House,	pp.	10	-	110,	(1998).
6. Conan	Doyle,	Arthur,	“Scandal	in	Bohemia”,	The Complete Sherlock Holmes - All 4 Novels and 56 
Short Stories,	Camden	House,	pp.	219	-	244,	(1998).
7. Conan	Doyle,	Arthur,	“The	Blue	Carbuncle”,	The Complete Sherlock Holmes - All 4 Novels and 56 
Short Stories,	Camden	House,	pp.	351	-	368,	(1998).
8. Givón,	T.,	“Evidential	and	epistemic	space”,	Studies in Language,	Vol.	6.	No.	1,	pp.	23	-	49,	(1982).
9. Holmes,	J.,	Women, Men and Politeness,	New	York:	Longman,	(1995).
10. Hoàng	Phê,	Từ điển Tiếng Việt,	NXB	Giáo	dục,	(1994).
11. Lakoff, Language and Woman’s Place,	New	York:	Harper	&	Row,	Publishers,	(1975).
12. Newmark, P.A., A Textbook of Translation,	Prentice	Hall,	London,	(1988).
13. Nguyễn	Đức	Dân,	Ngữ dụng học,	tập	1,	NXB	Giáo	dục,	(2001).
14. Nguyễn	Thiện	Giáp,	Dụng học Việt Ngữ,	NXB	Đại	học	Quốc	gia	Hà	Nội,	(2000).
15. Nguyễn	Văn	Hiệp,	“Một	số	phạm	trù	tình	thái	chủ	yếu	trong	ngôn	ngữ”,	Ngôn Ngữ,	số	8,	(2007).
16. Ngũ	Thiện	Hùng,	Khảo sát các phương tiện từ vựng, ngữ vựng, ngữ pháp biểu đạt tính tình thái nhận 
thức trong tiếng Anh và tiếng Việt,	Luận	án	tiến	sĩ	ngữ	văn,	Hà	Nội,	(2003).
17. Palmer, F., Mood and Modality,	Cambridge	University	Press,	(1986).
18. Yule,	G.,	Dụng học, Dịch	từ	bản	in	lần	thứ	ba	1997,	Nxb	Đại	học	Quốc	gia,	Hà	Nội,	(2001).

File đính kèm:

  • pdfdac_tinh_dung_hoc_cua_tinh_thai_nhan_thuc_trong_truyen_trinh.pdf