Đàng Ngoài thế kỷ XVII: Người châu Âu và thái độ của chính quyền Lê - Trịnh

TÓM TẮT

Thế kỷ XVII, người châu Âu bt đầu có mặt ở Vi

t Nam, cả Đàng Trong và Đàng

Ngoài. Những hoạt động của người châu Âu đã để lại những dấu ấn nhất định ở Đại Vi

nhất là ở Đàng Ngoài trong thế kỷ XVII. 1ài viết này đề cập đến những nhìn nhận của

người châu Âu đối với Vi

t Nam khi họ mới đến, cư trú ở Đàng Ngoài và những ứng xử cụ

thể của chính quyền chúa Trịnh đối với họ.

pdf 8 trang yennguyen 5800
Bạn đang xem tài liệu "Đàng Ngoài thế kỷ XVII: Người châu Âu và thái độ của chính quyền Lê - Trịnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đàng Ngoài thế kỷ XVII: Người châu Âu và thái độ của chính quyền Lê - Trịnh

Đàng Ngoài thế kỷ XVII: Người châu Âu và thái độ của chính quyền Lê - Trịnh
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018
105
ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVII: NGƢỜI CHÂU ÂU VÀ THÁI ĐỘ 
CỦA CHÍNH QUYỀN LÊ - TRỊNH 
Lê Thanh Thủy1
TÓM TẮT
Thế kỷ XVII, người châu Âu bt đầu có mặt ở Vit Nam, cả Đàng Trong và Đàng 
Ngoài. Những hoạt động của người châu Âu đã để lại những dấu ấn nhất định ở Đại Vit, 
nhất là ở Đàng Ngoài trong thế kỷ XVII. ài viết này đề cập đến những nhìn nhận của 
người châu Âu đối với Vit Nam khi họ mới đến, cư trú ở Đàng Ngoài và những ứng xử cụ 
thể của chính quyền chúa Trịnh đối với họ.
Từ khóa: Đàng Ngoài, thương mại, chúa Trịnh, Thăng Long, Kẻ Chợ, người châu Âu.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế kỉ XVII, lịch sử nhân loại bắt đầu mở ra thời kì hội nhập mạnh mẽ chưa từng có 
giữa các khu vực trên thế giới. Thời điểm mà nhiều người cho rằng nó bắt đầu của thời đại 
cách mạng thương mại ở châu Á hoặc rộng hơn là toàn cầu. Nhìn nhận lại lịch sử của các 
quốc gia, khu vực từ thời điểm đó có những hiện tượng chung là sự thay đổi về kinh tế - xã 
hội, trong đó có sự chi phối của những yếu tố mới đến từ bên ngoài.
Lịch sử Đại Việt sau giai đoạn phát triển thịnh vượng thời Lê sơ (1428 - 1527), bắt 
đầu manh nha những biến cố. Sự phân liệt Đàng Trong - Đàng Ngoài của lịch sử Đại Việt 
thế kỉ XVII đã chịu sự tác động ngay lập tức của bối cảnh thế giới và khu vực cùng thời 
điểm. Sự xuất hiện người châu Âu trong cộng đồng người ngoại quốc ở Đại Việt từ thế kỉ
XVII là một hệ quả trực tiếp từ những tác động đó. Người châu Âu xuất hiện ở Đại Việt thời 
điểm này đã đặt chính quyền Nhà nước trước một mối quan tâm mới. Chính quyền chúa 
Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong đều đã có những chính sách cụ thể đối 
với cộng đồng người châu Âu ở Đại Việt trong thế kỉ XVII, XVIII. Nghiên cứu cách ứng xử
của chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đối với người châu Âu thế kỉ XVII, XVIII góp 
phần làm sáng rõ hơn chế độ quản lí của chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài.
2. NỘI DUNG
2.1. Ngƣời châu Âu thâm nhập Đại Việt trong bối cảnh thế kỉ XVII 
2.1.1. Thương mại thế giới bùng nổ
Những phát hiện khổng lồ của con người về những con đường hàng hải mới ở thế kỉ
XV, XVI đã tạo ra cơ hội giao lưu toàn cầu lớn hơn bao giờ hết. Nền kinh tế hàng hóa vốn 
đã được ươm mầm, nảy nở ở các quốc gia, khu vực nay đã có điều kiện để phát triển mạnh. 
1 Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Thư vin, Trường Đại học Hồng Đức
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018
106
Vàng bạc châu Mĩ, thị trường rộng lớn ở châu Á, châu Phi, nền kinh tế hàng hóa năng 
động ở châu Âu là những yếu tố góp phần làm nên cuộc cách mạng thương mại thế giới 
bắt đầu ở thế kỉ XVII. 
Người châu Âu bắt đầu những chuyến phiêu lưu của họ từ cuối thế kỉ XV, đầu thế
kỉ XVI. Hiệp định Tordesillas (1494) 2 như một “lệnh bài” cho cả Tây Ban Nha và Bồ
Đào Nha đi thực hiện nhiệm vụ “cao cả” của họ là truyền bá Đức Tin ra bên ngoài châu 
Âu3. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là 2 nước châu Âu tiên phong và hăng hái nhất trong 
việc thực hiện “nhiệm vụ cao cả” của Giáo hoàng. Họ đã làm được nhiều việc vĩ đại. 
Trong đó có việc phát hiện châu Mĩ (Columbus, 1492) và tìm ra con đường mới sang Ấn 
Độ (Vasco da Gama, 1498). Với những phát hiện đó, họ xứng đáng được hưởng lợi trong 
khoảng thời gian hơn 100 năm trước khi các nước châu Âu khác tham gia khai thác thị
trường thương mại thế giới mà Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã mở ra. Đây chính là lí do 
giải thích thời điểm Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xuất hiện ở châu Á, châu Phi và châu 
Mĩ sớm hơn các nước châu Âu khác như Hà Lan, Anh, Pháp 
2.1.2. Sự hấp dẫn của phương Đông trong nhận thức của người châu Âu
Tiếp xúc văn hóa, giao lưu thương mại Âu - Á đã được hình thành từ những năm đầu 
công nguyên thông qua con đường tơ lụa huyền bí. Thế kỉ XIII, một sự kiện đặc biệt đã 
xảy ra trong lịch sử bang giao của nhân loại: Marco Polo (1254 - 1324) từ thành phố buôn 
bán nổi tiếng thế giới - Venice, Italy đến châu Á thông qua con đường tơ lụa và làm quan 
ở triều Nguyên Trung Quốc 17 năm (1275 - 1292). Ngoài những ý nghĩa đối với cá nhân 
một con người đó là sự thành công vĩ đại của Marco Polo khi vượt qua một khoảng cách 
rất xa giữa châu Âu và châu Á trong điều kiện đi lại cực kì khó khăn lúc bấy giờ thì sự
kiện này còn có ý nghĩa thời đại. Những câu chuyện của Marco Polo được ghi chép lại 
trong cuốn Marco Polo du kí được phát hành ở châu Âu khoảng đầu thế kỉ XIV, trong đó 
phương Đông huyền bí và giàu có dần dần rõ ràng hơn trong nhận thức của người châu Âu 
và họ bắt đầu đặt niềm tin ở nơi này. Đó là ý nghĩa thời đại của sự kiện Marco Polo. 
Từ đầu thế kỉ XVI, gần 3 thế kỉ sau Marco Polo, người châu Âu xuất hiện ở châu Á 
không còn là chuyện hiếm có nữa. Họ tìm đến châu Á với nhiều mục đích khác nhau 
2 Thỏa thuận giữa Hoàng gia Tây an Nha và ồ Đào Nha được kí kết tại Tordesillas (nay thuộc tỉnh 
Valladolid, Tây Ban Nha) vào ngày 7 tháng 6 năm 1494 và chứng thực tại Setúbal, ồ Đào Nha, thường 
gọi là Hip ước Tordesillas. Nội dung của thỏa thuận này là: chia các vng đất mới được phát hin bên 
ngoài châu Âu giữa ồ Đào Nha và Tây an Nha dọc theo một kinh tuyến từ một điểm phía Tây của 
quần đảo Cape Verde (ngoài khơi bờ biển phía Tây của châu Phi). Tuyến phân chia này phân giới cm 
mốc là khoảng giữa quần đảo Cape Verde (đã thuộc ồ Đào Nha) và các đảo mà Christopher 
Columbus đã đổ bộ lên trong chuyến đi đầu tiên của mình (tuyên bố chủ quyền cho Tây an Nha), có 
tên trong hip ước là Cipangu và Antilia (Cuba và Hispaniola). 
3 Sự kin năm 1506, Giáo hoàng Julius II đồng ý nội dung của Hip định Tordesillas như là sự công 
nhận cho Tây an Nha và ồ Đào Nha có quyền chiếm hữu và bảo v những “vng đất mới”. Cao cả 
hơn là nhim vụ truyền bá Đức Tin ở những vng đất mới đã được Giáo hoàng trao cho Tây an Nha và 
ồ Đào Nha thực hin.
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018
107
nhưng cơ bản nhất vẫn là lợi ích thương mại. Từ đầu thế kỉ XVII, ở các hải cảng châu Á 
luôn tấp nập những thương thuyền của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp 
Trong bối cảnh đó Đại Việt với tính cách hào phóng, dễ hòa nhập không thể đứng ngoài 
các hoạt động thương mại nhộn nhịp của thương nhân đến từ châu Âu4.
2.1.3. Đại Vit trong cách nhìn nhận của người nước ngoài về cơ hội thương mại và 
tính cách trong hoạt động đối ngoại
Có vị trí địa lí nằm ở khu vực Đông Nam châu Á, với bờ biển dài, cầu nối giữa Đông 
Nam Á với Đông Á, Đại Việt có ưu thế lớn về thương mại hàng hải5. Biên giới tiếp giáp 
với Trung Hoa - một thị trường thế giới rộng lớn cũng mang đến cho Đại Việt nhiều cơ hội 
trong thương mại. Về điểm này, Samuel Baron - một người nước ngoài đã sống và làm 
việc ở miền Bắc Việt Nam hồi thế kỉ XVII đã viết như sau:
“Có thể kết luận rằng, vương quốc Đàng Ngoài rất dễ giàu có, thương mại phồn 
thịnh, nhưng đáng tiếc tất cả đều bị coi nhẹ. Quả vậy, nếu ta lưu ý rằng xứ Đàng Ngoài 
tiếp giáp hai tỉnh giàu có nhất Trung Quốc thì dường như không khó khăn gì để nhập vào 
Vương quốc rộng lớn này vô vàn tài nguyên, và tiêu thụ ở đó. Mặt khác, còn một lượng lớn 
sản phẩm của Ấn Độ, của châu Âu, đặc bit là len. Nếu khách nước ngoài được tự do buôn 
bán thì vương quốc sẽ rất có lợi” [3; tr.148].
Theo ghi chép của Alexandre Rhodes thì: “Người Đàng Ngoài không đi buôn bán ở
các nước ngoài” [1; tr.36] vì có lí do nhưng không phải vì thế mà người Đàng Ngoài 
không có cơ hội phát đạt trong ngành ngoại thương. Ông viết: “Nhưng tuy không ra khỏi 
nước Annam gồm có (như đã nói) cả Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong, thương gia trong nước 
cũng buôn bán rất sầm uất vì có rất nhiều hải cảng thuận tiện. Họ cũng kiếm được rất nhiều 
lợi nhuận, số vốn lên gấp đôi, hai hay ba lần trong một năm” [1; tr.36].
Đại Việt còn có nhiều sản vật được người châu Âu nhìn nhận có giá trị thương mại 
cao. Thương nhân, nhà du hành Bồ Đào Nha, Tomé Pires đến Malacca đầu thế kỷ XVI đã 
nhận thấy rằng: Đại Việt “có nhiều loại gốm, sứ, một vài thứ có chất lượng rất cao” và 
“sản xuất các loại lụa láng có chất lượng cao hơn, khổ rộng hơn, tinh xảo hơn bất kỳ sản 
phẩm nào có ở đây cũng như ở các quốc gia” [châu Âu] [7; tr.56].
2.2. Ngƣời châu Âu đến Đàng Ngoài và những đánh giá bƣớc đầu của họ về thái độ 
của chính quyền và ngƣời dân bản xứ 
Người châu Âu đầu tiên đến Thăng Long - Kẻ Chợ có thể là phái bộ Duarté Coelho 
của Bồ Đào Nha năm 1523, hoặc cũng có một vài tư liệu cho rằng trong du hành của mình, 
4 Về đặc điểm này của người Vit, một người nước ngoài khi nghiên cứu về lịch sử Vit Nam, Giáo sư 
Nhật ản Yoshiharu Tsuboi đã chỉ ra rằng: “Trong lịch sử Vit Nam, có hai tính đặc th mà chúng ta 
phải chú ý nhất là: tính năng động và tính dễ can dự vào các khu vực quan h quốc tế” (Yoshiharu 
Tsuboi, Nước Đại Nam đối din với Pháp và Trung Hoa, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 1998, tr.37).
5 Xem thêm: “Truyền thống và hoạt động thương mại của người Vit: Thực tế lịch sử và nhận thức” 
(Nguyễn Văn im, Nguyễn Mạnh Dng), Vit Nam trong h thống thương mại châu Á thế kỉ XVI-XVII, 
Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2007, tr. 311-350.
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018
108
Marco Polo (thế kỷ XIV) đã ghé qua Việt Nam nhưng chưa hề đến Thăng Long - Kẻ Chợ. 
Như vậy, rất có thể trước thế kỷ XVII, người châu Âu đã đến Thăng Long - Kẻ Chợ để tìm 
đặt quan hệ hòa hiếu với Đại Việt nhưng cho đến nay chưa có tư liệu chính thức nào xác 
nhận vấn đề này. 
Ghi chép chính thức của người phương Tây đầu tiên về Thăng Long - Kẻ Chợ là Bản 
tường trình về xứ Đàng Ngoài năm 1626 của cha Baldinotti - giáo sĩ dòng Tên (Société des 
Jésuites) [4; tr.19]. Thông qua tài liệu này, chúng ta biết thời điểm chính thức người 
phương Tây có mặt ở Thăng Long - Kẻ Chợ là thế kỷ XVII.
Trong lịch sử, Việt Nam có truyền thống lâu đời về quan hệ bang giao với các nước 
láng giềng như: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, vùng hải đảo Đông Nam Á Tuy 
nhiên, do lo ngại về an ninh quốc gia nên trong nhiều thời kì, Nhà nước phong kiến đã ban 
lệnh cấm thương nhân nước ngoài đi sâu vào nội địa Đại Việt. Thời Lý - Trần, Nhà nước 
chỉ cho người nước ngoài trú ngụ ở Vân Đồn, thời Lê sơ có quy định rõ về những nơi 
người nước ngoài được lưu trú. Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi: “Các người nước ngoài 
không được tự tiện vào nội trấn (Hải Dương, Kinh Bắc, Sơn Tây, Sơn Nam), tất cả chỉ
được ở Vân Đồn, Vạn Ninh (Móng Cái), Cần Hải (Cửa Cờn, Quỳnh Lưu, Nghệ An), Hội 
Thống (Cửa Hội, Nghệ An - Hà Tĩnh), Hội Triều (Cửa Triều, Thanh Hóa), Thống Lĩnh 
(sông Kỳ Cùng, Lạng Sơn), Phú Lương (sông Cầu, Thái Nguyên), Tam Kỳ (Tuyên 
Quang), Trúc Hoa (Hưng Hóa) [9; tr.22]. Đó là những quy định về người nước ngoài 
trong giai đoạn đất nước còn thống nhất. Bước sang thời kì Đại Việt bị chia cắt Đàng 
Trong - Đàng Ngoài thì quy định đối với người nước ngoài có những thay đổi. Mặc dù 
trong bối cảnh luôn đề phòng về an ninh quốc gia cao độ nhưng chính quyền họ Trịnh ở
Đàng Ngoài và họ Nguyễn ở Đàng Trong lại muốn nhờ cậy vào Phương Tây để tăng thêm 
đáng kể về tiềm lực quân sự. 
Thời kỳ phân liệt Đàng Trong - Đàng Ngoài ở Đại Việt cũng là thời điểm diễn ra 
cuộc cách mạng thương mại châu Á. Vốn có truyền thống giao thương với các nước trong 
khu vực, thương mại Việt Nam nhanh chóng hòa mình vào hệ thống thương mại thế giới, 
đặc biệt là trong mối quan hệ thương mại với đối tác mới - người châu Âu. Ngay khi mới 
đến Đông Nam Á, người châu Âu đã có mặt cả ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, với đầy đủ
các thành phần là thương nhân, nhà truyền giáo, thủy thủ, đến từ nhiều nước châu Âu 
như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp. Những ghi chép của một số học giả phương Tây đến 
Việt Nam thời kì này cho chúng ta biết được thực tế thái độ tiếp đón của nước chủ nhà đối 
với họ. Tình hình chung, người châu Âu luôn được chào đón nồng nhiệt từ phía người dân 
và cả chính quyền bản xứ. Trong cuốn “Lịch sử Vương quốc Đàng Ngoài”, Alexandre de 
Rhodes (A Lịch Sơn Đắc Lộ) đã kể lại chuyến đi đến Đàng Ngoài của linh mục Juliano 
Baldinotti năm 1626, trong đó có đề cập đến thái độ đón tiếp trọng thị của chúa Đàng 
Ngoài (Trịnh Tráng, 1577-1657): “Được tin tàu cập bến, chúa rất hài lòng, vì ngài mong 
muốn thông thương với người Bồ trong nước ngài. Ngài liền ra lệnh cho các tướng lãnh 
khắp nơi đón tiếp nồng hậu” [1; tr.202]. Ở Đàng Trong, thái độ của chính quyền chúa 
Nguyễn (Nguyễn Phúc Nguyên, 1613-1635) đối với người nước ngoài cũng không kém 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018
109
phần cởi mở qua ghi chép của C.Borri: “Chúa Đàng Trong không đóng cửa trước một quốc 
gia nào, ngài để cho tự do và mở cửa cho tất cả người ngoại quốc” [2; tr.92]. Người bản 
xứ, theo nhận xét của các học giả phương Tây đương thời là những người cởi mở, dễ hòa 
đồng, trung thực trong quan hệ buôn bán. Jean Baptise Tavernier đã so sánh hiệu quả làm 
ăn với người Trung Hoa và người Đàng Ngoài. Theo ông, buôn bán với người Đàng Ngoài 
dễ chịu và trung thực hơn. Người Trung Hoa thường có những mánh khóe lừa đảo trong 
buôn bán, còn “người Đàng Ngoài thì tròn trặn trong việc buôn bán, cảm giác buôn bán 
với họ (người Đàng Ngoài) thật dễ chịu” [5; tr.40]. Trong bối cảnh đầu thế kỉ XVII, nhìn 
chung ở cả hai khu vực Đàng Ngoài và Đàng Trong của Việt Nam, chính sách đối với 
thương nhân ngoại quốc, đặc biệt là những người mới đến từ châu Âu xa xôi được chính 
quyền thực hiện cởi mở chưa từng có, khác biệt hoàn toàn với chính sách đóng cửa thường 
thấy trong các giai đoạn lịch sử trước đó. Thậm chí, theo W. Dampier, tàu và thủy thủ của 
EIC được chính quyền cho phép trang bị vũ khí để tự vệ ở Đàng Ngoài trong khi thuyền 
của người dân bản địa không được trang bị súng [8; tr.110-111]. 
Bối cảnh lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ XVII đã tạo ra cơ hội thuận lợi cho hoạt động 
giao thương của người châu Âu. Họ có những điều kiện thuận lợi để dễ dàng xâm nhập 
vào Việt Nam6. 
Tuy nhiên, thực tế chính quyền chúa Trịnh vẫn luôn có thái độ cẩn trọng trong quan 
hệ với người châu Âu. Trong bản tường trình về chuyến đi của một giáo sĩ đến Kẻ Chợ từ
Macao có đề cập không khí rất tế nhị với thái độ vừa hoan nghênh vừa nghi kị của nhà 
nước Lê Trịnh khi họ lưu lại ở Thăng Long trong khoảng gần nửa năm [4; tr.9]. 
Thăng Long thế kỷ XVII (Tranh vẽ của Chúa Trịnh thiết triều (Tranh vẽ 
Samuel Baron7, 1685) của Samuel Baron, 1685)
6 Đầu thế kỉ XVII, chính quyền phong kiến ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều muốn tận dụng mối 
quan h buôn bán với người châu Âu để nhờ họ giúp đỡ về quân sự cng như v khí trong cuộc nội 
chiến. Vì thế, chính quyền cả hai Đàng đều thực hin chính sách cởi mở với người phương Tây khi họ 
mới đến. Xem thêm: Trần Thị Vinh, “Nhà nước Lê - Trịnh đối với nền kinh tế ngoại thương ở thế kỉ XVI-
XVII”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 12/2007, tr. 26
7 Tác giả cuốn sách A Description of the Kingdom of Tonqueen (Miêu tả Vương quốc Đàng Ngoài), viết 
khoảng năm 1685-1686, xuất bản tại London. Samuel aron là con lai của một quan chức công ty Đông 
Ấn Hà Lan, người Hà Lan và 1 phụ nữ Đàng Ngoài. Lớn lên ông cng theo nghip cha, làm vic cho 
công ty Đông Ấn Hà Lan, sau đó là công ty Đông Ấn Anh ở vng Đông Nam Á, về sau ông nhập quốc 
tịch Anh. Ông đã viết cuốn sách này để giới thiu Đàng Ngoài với người Anh. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018
110
2.3. Một số quy định hành chính của chính quyền Lê Trịnh đối với ngƣời châu Âu 
Sau thời gian đầu tìm cách thâm nhập Đàng Ngoài, đến giữa thế kỷ XVII, người 
châu Âu đã trở thành một cộng đồng người nước ngoài mới bên cạnh những người châu Á 
đã đến Đại Việt từ trước đó. Cùng với các hoạt động kinh tế - thương mại, họ đã hòa nhập 
các hoạt động khác cùng với xã hội Đại Việt. Chính vì vậy, trong các văn bản quản lý hành 
chính của chính quyền Lê Trịnh ở Đàng Ngoài đã thấy xuất hiện một đối tượng quản lý 
mới là người châu Âu.
Năm 1650, thời kỳ vua Lê Thần Tông (cp: 1619-1643, 1649-1662) và chúa Trịnh 
Tráng (cq: 1623-1657), chính quyền Lê Trịnh đã ban hành Quy định cụ thể về hướng dẫn 
cung cách ứng xử, đi lại đối với người châu Âu ở Đàng Ngoài. Trong Lê Triều chiếu lịnh 
thin chính, những quy định này được ghi lại cụ thể như sau:
“Khi có những tàu của người nước Hoa Lang, Ô Lang8, và Nhật Bản, đến cửa bể
nước ta, thì trong kinh phải sai viên Thể Sá trước đi do thám rõ tình hình, rồi cho bọn họ
được ở những địa phận các làng Thanh Trì và Khuyến Lương, rồi chọn người làm Thủ Bả
để răn bảo họ phải giữ phép. Lại chọn người bản quốc làm Thông Sự (Thông Ngôn), hiểu 
dụ viên trưởng tàu và các phu tàu, để bọn họ giữ gìn lễ phép, để đến Kinh lễ mừng. hi đi 
đường, chước lượng cho một người trưởng tàu được cưỡi ngựa. Mỗi khi đi qua các cửa 
Đin và Phủ đường (Phủ Chúa) cng là đến miếu các Tiên Thánh thì phải xuống ngựa. 
Nếu qua những nơi cung cấm không được xông xáo đi lại. Có kẻ nào trái lịnh thì cho phép 
quan Đề Lĩnh, quan Phủ Doãn tra xét ra thực sự rồi bt tội viên Thông Sự” [8; tr.177]. 
Về việc truyền đạo Thiên Chúa, từ giữa thế kỷ XVII, hoạt động truyền bá đạo Thiên 
Chúa của các giáo sĩ phương Tây bắt đầu bị chính quyền Lê Trịnh cấm. Năm 1650, chính 
quyền đã ban hành cấm hoạt động truyền giáo của người châu Âu như sau: 
“ Còn như người Hoa Lang giảng đạo ở Kinh kỳ có ai theo học, thì cho phép nha 
Tư Lễ tra xét mà cấm ngặt. Ở ngoài Trấn có kẻ tà thuật này, thì cho phép viên chức trông 
coi địa phương, nghiêm cấm và răn bảo. Nếu bọn kia (tức người Hoa Lang truyền giáo) có 
dựng nhà thờ bậy bạ, cho phép Hiến ty được phá bỏ đi” [8; tr.177].
Năm 1663, thời vua Lê Huyền Tông (cp:1662-1671) và chúa Trịnh Tạc (cq:1657-1682),
tiếp tục ban lệnh cấm học đạo Hoa Lang: 
“Trước đây, có người nước Hoa Lang vào ở nước ta, lập ra đạo lạ lừa phỉnh dân 
ngu, đàn ông đàn bà ngu dốt nhiều người tin mộ, chỗ nhà giảng người ở hỗn tạp, trai gái 
không phân bit. Trước đã đuổi người giảng đạo đi rồi, mà sách và nơi giảng hãy còn thói 
t chưa đổi. Đến đây lại nghiêm cấm” [6; tr.1658].
Cũng trong năm này, chính quyền Lê Trịnh đã ban hành lệnh khai rõ tung tích, minh 
bạch những người nước ngoài định cư ở Đàng Ngoài trong đó có người châu Âu. Lê Triều 
chiếu lịnh thin chính ghi lại quy định này như sau: 
“Những người ngoại quốc đi buôn bán ngụ ở nước ta, lẫn với dân ta đã lâu, khinh 
nhờn pháp cấm, cần phải tách bạch ra. Vậy lịnh cho các ty phải sai nhân viên đi khp các 
8 Hà Lan (Holland) và Anh (England)
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018
111
huyn trong hạt mình, trách cứ quan huyn lại sai người đi khp các tổng, xã, thôn, trang, 
động, sách, trại, sở, châu và phường trong huyn hạt, bt phải khai sổ minh bạch, hết thẩy 
những người ngoại quốc ngụ ở nước ta bao nhiêu người; trong số đó những người nào lấy 
vợ đẻ con, có người nào tình nguyn quốc tịch ta, là bao nhiêu người cng là khai rõ cả
người nước Hoa Lang bao nhiêu và phải khai đủ tình hình cho minh bạch (thí dụ gia đình, 
vợ con và nghề nghip v.v) làm tờ tâu lên, đợi lịnh chỉ định đoạt thế nào cho tuân hành, 
để tách bạch rõ nhân tình phong tục người nước khác. Nếu có tư tình mà giấu diếm đi, hay 
là khai số mất sự thực, sẽ chiếu phép nước mà trừng trị” [8; tr.126].
Từ những quy định của chính quyền đối với người châu Âu, chúng ta nhận thấy rằng 
ở Đàng Ngoài thế kỷ XVII, XVIII, trong hoạt động quản lý hành chính đối với người nước 
ngoài, chính quyền Lê Trịnh đã có sự phân loại đối tượng. Người châu Âu đã được chú ý 
đến như là một đối tượng riêng, đặc biệt. Có nhiều lí do để chính quyền phân loại như vậy 
vì người châu Âu khác nhiều về mặt văn hóa so với người châu Á đã có quan hệ giao 
thương với Đại Việt từ trước đó. Trong đó đạo Thiên Chúa là một lí do cơ bản.
3. KẾT LUẬN
Từ sự cởi mở, thân thiện khi mới đến, đến sự ràng buộc của những quy định về cách 
đi lại, cư trú, truyền đạo, rồi cuối cùng là sự cấm đoán, trục xuất các giáo sĩ và buộc phải 
đóng cửa hoạt động của các thương điếm là những gì mà người châu Âu nhận được khi 
đến Đàng Ngoài ở thế kỷ XVII. Lịch sử khởi đầu quan hệ giao thương giữa Đại Việt ở
Đàng Ngoài với người châu Âu không mấy suôn sẻ. Điều đó phản ánh hệ quả của sự hoài 
nghi, đề phòng của chính quyền chúa Trịnh trong bối cảnh phân liệt Đàng Trong - Đàng 
Ngoài của lịch sử Đại Việt. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Alexandre de Rhodes (1994), Lịch sử Vương quốc Đàng Ngoài (Nguyễn Khắc 
Xuyên dịch), Nxb. Ủy Ban đoàn kết tôn giáo, Tp. Hồ Chí Minh.
[2] Cristophoro Borri (1998), Xứ Đàng Trong năm 1621 (Nguyễn Khắc Xuyên 
dịch), Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
[3] Chu Xuân Giao (Chủ biên) (2010), Thăng Long thế kỉ 17 đến thế kỉ 19 qua tư 
liu nước ngoài, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 
[4] Nguyễn Thừa Hỷ (Chủ trì) (2010), Tuyển tập tư liu phương Tây, Nxb. Hà Nội.
[5] Jean Baptise Tavernier (2011), Tập du kí mới và kì thú về vương quốc Đàng 
Ngoài, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
[6] Ngô Sĩ Liên (1973), Đại Vit sử kí toàn thư (1973), Tập 4, Nxb. Khoa học Xã 
hội, Hà Nội.
[7] Hoàng Anh Tuấn (2007), Hải cảng miền Đông c và h thống thương mại Đàng 
Ngoài thế kỷ XVII (Qua tư liu phương Tây), Nghiên cứu Lịch sử, số 1/2007.
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018
112
[8] Viện đại học Sài Gòn (1961), Lê Triều chiếu lịnh thin chính, Nxb. Sài Gòn, 
Sài Gòn.
[9] Trần Thị Vinh (2007), Nhà nước Lê Trịnh đối với nền kinh tế ngoại thương thế
kỷ XVI-XVIII, Nghiên cứu Lịch sử, số 12. 
[10] William Dampier (2011), Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài năm 1688, Nxb. 
Thế giới, Hà Nội.
TONKIN IN THE 17TH CENTURY: THE EUROPEANS AND 
THE ATTITUDE OF LE - TRINH GOVERNMENT
Le Thanh Thuy
ABSTRACT
From the 17th century, the Europeans began to be present in Vietnam, in both 
Cochinchina and Tonkin. Their actions had left certain imprints in Dai Viet, especially in 
Tonkin during the 17th century. This paper will study the European’s; viewpoints about 
Vietnam when they first arrived, their residency in Tonkin and specific behaviors of the 
Trinh government towards them.
Keywords: Tonkin, trade, Trinh Lord, Cachao, Kecho, Europeans.

File đính kèm:

  • pdfdang_ngoai_the_ky_xvii_nguoi_chau_au_va_thai_do_cua_chinh_qu.pdf