Đánh giá hiệu quả của bài thuốc đương quy lục hoàng thang trong điều trị mày đay mạn tính

Tóm tắt Đặt vấn đề: Mày đay mạn tính là được đặc trưng bởi sự xuất hiện lặp lại của các sẩn phù kèm ngứa kéo dài trên 6 tuần. Điều trị mày đay mạn bằng Y học cổ truyền đã được chứng minh là có thể làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tái phát. Những năm gần đây, ngày càng có nhiều hơn các nghiên cứu dựa trên y học chứng cứ của điều trị mày đay mạn bằng Y học cổ truyền đã được Báo cáo, bao gồm châm cứu, thảo dược, và thức ăn. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của bài thuốc Đương quy lục hoàng thang trong điều trị mày đay mạn tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 30 bệnh nhân mày đay mạn tính được điều trị bằng bài thuốc Đương quy lục hoàng thang tại khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Trung ương Huế. Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng, so sánh trước và sau điều trị. Kết quả: Thuốc sắc Đương quy lục hoàng thang có hiệu quả ở 100% bệnh nhân mày đay mạn, trong đó có 56,7% bệnh nhân là hết hẳn các triệu chứng. Không có tác dụng phụ nào được quan sát thấy trong quá trình điều trị

pdf 5 trang yennguyen 3180
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá hiệu quả của bài thuốc đương quy lục hoàng thang trong điều trị mày đay mạn tính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hiệu quả của bài thuốc đương quy lục hoàng thang trong điều trị mày đay mạn tính

Đánh giá hiệu quả của bài thuốc đương quy lục hoàng thang trong điều trị mày đay mạn tính
7Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 2 - tháng 4/2019
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA BÀI THUỐC ĐƯƠNG QUY LỤC 
HOÀNG THANG TRONG ĐIỀU TRỊ MÀY ĐAY MẠN TÍNH
Trần Thiện Ân1, Đoàn Văn Minh2, Nguyễn Thị Tú Anh1
(1) Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Huế
 (2) Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Mày đay mạn tính là được đặc trưng bởi sự xuất hiện lặp lại của các sẩn phù kèm ngứa kéo 
dài trên 6 tuần. Điều trị mày đay mạn bằng Y học cổ truyền đã được chứng minh là có thể làm giảm các triệu 
chứng và ngăn ngừa tái phát. Những năm gần đây, ngày càng có nhiều hơn các nghiên cứu dựa trên y học 
chứng cứ của điều trị mày đay mạn bằng Y học cổ truyền đã được báo cáo, bao gồm châm cứu, thảo dược, và 
thức ăn. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của bài thuốc Đương quy lục hoàng thang trong điều trị mày đay mạn 
tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 30 bệnh nhân mày đay mạn tính được điều trị bằng bài 
thuốc Đương quy lục hoàng thang tại khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Trung ương Huế. Nghiên cứu tiến cứu, 
can thiệp lâm sàng, so sánh trước và sau điều trị. Kết quả: Thuốc sắc Đương quy lục hoàng thang có hiệu quả 
ở 100% bệnh nhân mày đay mạn, trong đó có 56,7% bệnh nhân là hết hẳn các triệu chứng. Không có tác dụng 
phụ nào được quan sát thấy trong quá trình điều trị.
Từ khoá: Mày đay mạn tính, Đương quy lục hoàng thang, Y học cổ truyền
Abstract 
EFFICACY OF DUONG-QUY-LUC-HOANG DECOCTION 
IN TREATMENT OF CHRONIC URTICARIA
Tran Thien An1, Doan Van Minh2, Nguyen Thi Tu Anh1
(1) Faculty of Tradional Medicine, Hue Central Hospital
 (2) Faculty of Tradional Medicine, Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University
Background: Chronic urticaria (CU) is characterized by repeated occurrence of wheals and itching for 
more than 6 weeks. Treatment of chronic urticaria with traditional medicine has been shown to relieve 
symptoms and prevent recurrence. In recent years, more and more evidence-based studies of CU treatment 
by Traditional medicine were report, including acupuncture, herbs, and food. Objective: To evaluate the 
efficacy of Duong-Quy-Luc-Hoang (DQLH) decoction in treatment of Chronic Urticaria. Material and Method: 
Including 30 patients with chronic urticaria had been treated by DQLH decoction in Faculty of Traditional 
Medicine, Hue Central Hospital. Prospective study, clinical intervention, comparison before and after 
treatment. Results: The decoction of DQLH has efficacy in 100% patient, include 56.7% of patient who 
became symtom-free. There is no side effects observed during the progress of this study.
Key word: Chronic urticarial, Duong-quy-luc-hoang decoction, Traditional medicine.
Địa chỉ liên hệ: Đoàn Văn Minh, email: dvminh75@yahoo.com 
Ngày nhận bài: 18/12/2018, Ngày đồng ý đăng: 5/3/2019; Ngày xuất bản: 25/4/2019
DOI: 10.34071/jmp.2019.2.1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mày đay là một bệnh rất thường gặp, thống kê 
cho thấy 10 – 20% dân số thế giới đã từng có biểu 
hiện mày đay ít nhất một lần trong đời [1]. Khi các 
biểu hiện mày đay kéo dài trên 6 tuần thì được gọi 
là mày đay mạn tính [1]. Điều trị mày đay mạn tính 
hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn mặc dù ngày 
càng có nhiều hiểu biết hơn về nguyên nhân và sinh 
bệnh học của mày đay cũng như có nhiều thuốc mới 
được áp dụng [2]. Điều trị mày đay mạn trong Y học 
cổ truyền ngày càng được biết đến nhiều hơn với 
các liệu pháp như châm cứu, thuốc thang hay thực 
dưỡng trị liệu [3]. Tuy nhiên cơ chế tác dụng của các 
liệu pháp này vẫn còn ít được hiểu biết một cách đầy 
đủ trong cộng đồng y học phương Tây và các bằng 
chứng được cung cấp vẫn còn ít giá trị [3]. Bài thuốc 
Đương quy lục hoàng thang là bài thuốc cổ phương 
của danh y Lý Đông Viên giới thiệu trong tác phẩm 
“Lan thất bí tàng” có tác dụng tả hỏa, tư âm, bổ khí 
huyết, cố biểu, chỉ hãn thường được ứng dụng trong 
điều trị các chứng bệnh âm hư hỏa vượng, ra nhiều 
mồ hôi.
Trong thời gian qua tại khoa Y học cổ truyền 
bệnh viện Trung ương Huế đã ứng dụng bài thuốc 
Đương quy lục hoàng thang để điều trị mày đay mạn 
tính dưới dạng thuốc thang cho kết quả tốt.
8Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 2 - tháng 4/2019
Nhằm cung cấp thêm bằng chứng chứng minh 
hiệu quả của các liệu pháp Y học cổ truyền trong 
điều trị mày đay mạn tính chúng tôi tiến hành nghiên 
cứu đề tài này nhằm mục tiêu là: Đánh giá tác dụng 
của bài thuốc Đương quy lục hoàng thang trên bệnh 
nhân mày đay mạn tính.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Gồm các bệnh nhân 
mày đay mạn tính ≥ 18 tuổi; Không phân biệt giới 
tính, nghề nghiệp điều trị ở khoa Y học cổ truyền từ 
tháng 10 năm 2016 đến tháng 8 năm 2017.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh
Được chẩn đoán xác định là mày đay mạn theo 
hướng dẫn năm 2014 về chẩn đoán, phân loại và 
điều trị mày đay mạn của Tổ chức Dị ứng thế giới [4]; 
Bệnh nhân ngừng sử dụng các thuốc tối thiểu 2 tuần 
đối với corticosteroid, thuốc làm bền vững màng 
tế bào; tối thiểu 1 tuần đối với các kháng histamin; 
Tình nguyện hợp tác tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Không đưa vào nghiên cứu những bệnh nhân: 
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu; Có 
tình trạng nhiễm trùng do hậu quả của mày đay 
hoặc do nguyên nhân khác; Mày đay có phù thanh 
môn, mày đay kèm theo tiêu chảy, mày đay trong 
các bệnh hệ thống; Mắc bệnh toàn thân nặng như 
suy tim, suy thận, suy gan, suy hô hấp; Bệnh nhân có 
thai; Bỏ điều trị từ 2 ngày trở lên. 
Trong thời gian điều trị mắc thêm các bệnh khác 
hoặc dùng bất kỳ các loại thuốc nào khác để điều trị 
mày đay.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng, so sánh 
trước và sau điều trị
2.2.2. Bài thuốc nghiên cứu:
Bài thuốc Đương quy lục hoàng thang [5]
Đương quy 12g Hoàng bá 12g Hoàng cầm 12g Hoàng kỳ 16g
Hoàng liên 06g Thục địa 12g Sinh địa 12g
2.2.3. Phương pháp tiến hành
2.2.3.1. Các bước tiến hành
- Các bệnh nhân Mày đay mạn sau khi được 
thăm khám Y học hiện đại và Y học cổ truyền, đủ 
tiêu chuẩn sẽ được đưa vào diện nghiên cứu.
- Bệnh nhân được hướng dẫn uống thuốc Đương 
quy lục hoàng thang: một ngày uống 1 thang chia 
làm 2 lần, uống liên tục trong 30 ngày.
- Bệnh nhân được theo dõi trong suốt quá trình 
uống thuốc. Đánh giá kết quả điều trị tại các thời 
điểm ngày thứ 14 và ngày thứ 30.
- Phương pháp thu thập số liệu: mỗi bệnh nhân 
có mỗi phiếu điều tra khi nhập viện và trong quá 
trình điều trị với các tiêu chí quy định.
2.2.3.2. Công cụ đánh giá và chỉ tiêu theo dõi
Sử dụng công cụ đánh giá là chỉ số hoạt động 
mày đay UAS (urticaria activity score) bao gồm 4 
dấu hiệu: mức độ ngứa (0 điểm: không ngứa - 3 
điểm: ngứa nặng), số lượng vùng tổn thương (0 
điểm: không có tổn thương - 3 điểm: > 12 vùng tổn 
thương), kích thước sẩn (0 điểm: không có sẩn - 3 
điểm: sẩn > 2,5 cm), thời gian tồn tại sẩn (0 điểm: 
không có sẩn - 3 điểm: sẩn tồn tại > 12 giờ). UAS 
được tính bằng tổng điểm của 4 dấu hiệu trên có 
giá trị từ 0 - 12 điểm và được chia làm 4 mức độ tổn 
thương: 0 điểm tương đương không có tổn thương, 
1 - 4 điểm tương đương mức độ nhẹ, 5 - 8 điểm 
tương đương mức độ trung bình, 9 - 12 điểm tương 
đương mức độ nặng [6].
2.2.3.3. Đánh giá hiệu quả điều trị
Đánh giá hiệu quả điều trị theo kết quả điều trị 
trên lâm sàng chia thành:
- Loại A (kết quả tốt): hết hẳn các triệu chứng 
trên lâm sàng, điểm UAS = 0.
- Loại B (kết quả khá): các triệu chứng mày đay 
giảm ở các mức độ, điểm UAS giảm so với trước điều 
trị.
- Loại C (kết quả kém): các triệu chứng mày đay 
không giảm hoặc tăng lên, điểm UAS không giảm 
hoặc tăng thêm.
2.3. Cỡ mẫu
Chọn mẫu thuận tiện: chọn tất cả bệnh nhân vào 
viện trong thời gian nghiên cứu đủ tiêu chuẩn quy 
định vào mẫu nghiên cứu với số lượng tối thiểu là 
30 bệnh nhân.
2.4. Xử lý số liệu: Xử lý số liệu bằng phần mềm 
SPSS 20.0 for window.
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu
Đương quy lục hoàng thang là bài thuốc cổ 
phương xuất xứ từ tác phẩm “Lan thất bí tàng” của 
danh y Lý Đông Viên, có giá trị cao về hiệu lực và 
tính an toàn. Nghiên cứu này chỉ nhằm nâng cao kết 
quả điều trị cho bệnh nhân chứ không gây bất kỳ tác 
hại nào cho bản thân người bệnh. Trường hợp bệnh 
nhân từ chối không tham gia vào nghiên cứu vẫn 
được tư vấn, điều trị chu đáo.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 57,57 ± 
9Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 2 - tháng 4/2019
18,32 tuổi; Nam giới chiếm tỷ lệ 46,7%, nữ giới chiếm tỷ lệ 53,3%; Bệnh nhân có TSDƯ là 22 bệnh chiếm tỷ lệ 
73,3%. Thời gian mắc bệnh trung bình 3,5 ± 1,64 năm; Chỉ số UAS trung bình là 10,87 ± 0,73 điểm. Thấp nhất 
là 9 điểm, cao nhất là 12 điểm.
3.2. Kết quả điều trị
3.2.1. Hiệu quả của bài thuốc Đương quy lục hoàng thang trên các triệu chứng và mức độ nặng tổn 
thương của Mày đay mạn tính
Bảng 3.1. Mức độ cải thiện các triệu chứng mày đay mạn sau điều trị
Chỉ tiêu quan sát
(n = 30)
T
0 
± SD T
30
 ± SD Hiệu suất giảm p
Mức độ ngứa 2,4 ± 0,50 0,63 ± 0,81 1,77 ± 1,01 < 0,001
Số lượng vùng tổn thương 2,73 ± 0,77 0,67 ± 0,84 2,07 ± 0,94 < 0,001
Kích thước sẩn 2,77 ± 0,43 0,47 ± 0,57 2,3 ± 0,65 < 0,001
Thời gian tồn tại sẩn 2,97 ± 0,18 0,43 ± 0,50 2,53 ± 0,57 < 0,001
Chỉ số UAS 10,87 ± 0,73 2,20 ± 2,63 8,76 ± 2,71 < 0,001
3.2.2. Kết quả điều trị
- Kết quả điều trị loại A đạt được 56,7%; Kết quả 
điều trị loại B đạt được 43,3%; Không có bệnh nhân 
không đáp ứng với điều trị.
3.2.3. Tác dụng không mong muốn của bài 
thuốc Đương quy lục hoàng thang
Trong và sau quá trình điều trị, không có triệu 
chứng không mong muốn nào như nhức đầu, chóng 
mặt, buồn nôn và nôn, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, 
mất ngủ được ghi nhận.
4. BÀN LUẬN
4.1. Một số đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tuổi 
trung bình là 57,57 ± 18,32 tuổi. Như vậy độ tuổi 
trung bình của bệnh nhân mày đay mạn tính trong 
nghiên cứu cao hơn ở một số nghiên cứu về bệnh dị 
ứng khác, như nghiên cứu viêm mũi dị ứng ở người 
trưởng thành cho thấy tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là ở 
trong độ tuổi từ 40-49 tuổi [7]. Tỷ lệ nam 46,7%, nữ 
là 53,3%, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê 
với p>0,05. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thời 
gian mắc bệnh trung bình 3,5 ± 1,64 năm, điều này 
cho thấy tính chất dai dẳng và khó điều trị của bệnh 
mày đay nói riêng và các bệnh có tính chất dị ứng 
nói chung.
4.2. Kết quả điều trị
4.2.1. Hiệu quả của bài thuốc Đương quy lục 
hoàng thang trên các chỉ tiêu lâm sàng ở bệnh 
nhân mày đay mạn tính
Theo kết quả ở bảng 3.1 sau 30 ngày điều trị cả 
4 chỉ tiêu quan sát đều giảm hẳn (p < 0,001). Trong 
đó chỉ tiêu quan sát về thời gian tồn tại của sẩn là 
giảm nhiều nhất với hiệu suất giảm đạt được là 2,53 
± 0,57 điểm, chỉ tiêu quan sát về mức độ ngứa giảm 
được ít nhất với hiệu suất giảm đạt được là 1,77 ± 
1,01 điểm. Điều này một lần nữa khẳng định điều trị 
ngứa mạn tính luôn là một thách thức lớn cho các 
nhà lâm sàng [8], [9].
Chỉ số hoạt động của mày đay đã giảm từ 10,87 
± 0,73 điểm ở thời điểm T
0
 xuống còn 2,20 ± 2,63 
điểm (p < 0,001) ở thời điểm T
30
. Như vậy bài thuốc 
Đương quy lục hoàng thang đã có tác dụng làm giảm 
rõ rệt mức độ nặng của tổn thương mày đay ở bệnh 
nhân mày đay mạn tính.
4.2.2. Kết quả điều trị
Bệnh nhân mày đay trong nghiên cứu của chúng 
tôi có đặc điểm lâm sàng là mày đay mạn tính, thời 
gian mắc bệnh kéo dài. Mức độ tổn thương ban đầu 
đều ở mức độ nặng. Đa phần đến khám và điều trị 
ở cơ sở chúng tôi sau khi đã điều trị ở nhiều nơi 
43,3%
56,7%
Biểu đồ 3.1. Kết quả điều trị
10
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 2 - tháng 4/2019
không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với các phương 
thức điều trị trước đó.
Mày đay mạn là một bệnh lý được xếp trong 
nhóm bệnh phụ thuộc tế bào mast với đặc tính cơ 
bản là bản thân nó đã là một tình trạng bệnh mạn 
tính. Do đó một bệnh nhân mày đay có thể hoàn 
toàn không có triệu chứng khi không tiếp xúc với 
kích thích nhưng khi tiếp xúc với các yếu tố kích 
thích với một lượng đủ lớn thì ngay lập tức các tổn 
thương mày đay sẽ xuất hiện.
Chúng ta cũng biết tổn thương sẩn phù trong 
mày đay là hậu quả của hiện tượng thoát dịch 
giàu protein từ lòng mạch vào các mô xung quanh. 
Hiện tượng thoát dịch này chủ yếu do tác dụng của 
histamin được giải phóng từ hiện tượng khử hạt của 
tế bào mast gây ra.
Cơ chế bệnh sinh của mày đay theo Y học cổ 
truyền lại liên quan mật thiết tới khái niệm vệ, khí, 
dinh, huyết. Trong cơ thể vệ, khí, dinh, huyết có vai 
trò đặc biệt quan trọng trong việc thích nghi với môi 
trường sống của con người. Khi dinh vệ mất điều 
hòa làm cho đường vận hành của khí huyết bị rối 
loạn biểu hiện ra các tình trạng bệnh lý. Trong ẩn 
chẩn là tình trạng phần vệ bị suy yếu vì một nguyên 
nhân nào đó, gây mất cân bằng giữa trong và ngoài 
làm rối loạn sự trao đổi tuần hoàn bình thường giữa 
dinh và vệ làm cho phần dinh từ bên trong mạch 
tràn ra ngoài gây nên các sẩn phù.
Như vậy, với triệu chứng chính của mày đay là 
sẩn phù với các đặc tính của nó, sự giải thích về cơ 
chế và nguyên nhân sinh bệnh của Y học hiện đại và 
Y học cổ truyền dựa trên hai hệ thống y lý khác nhau, 
nhưng đều đưa đến kết luận có sự bất thường trong 
điều hòa hoạt động của cơ thể, đó là sự quá mẫn 
cảm của cơ thể với vai trò quan trọng của histamin 
theo Y học hiện đại hay là sự rối loạn điều hòa dinh 
vệ theo Y học cổ truyền.
Để điều trị mày đay, Y học hiện đại dùng các 
thuốc kháng histamin để ức chế tác dụng của nó 
nhằm làm ổn định tính thấm thành mạch và giảm 
ngứa, còn Y học cổ truyền thì lại dùng các vị thuốc 
nhắm đến tác dụng điều chỉnh sự rối loạn tuần hoàn 
dinh vệ để điều trị.
Thành phần bài thuốc có Hoàng liên, Hoàng bá, 
Hoàng cầm có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa ở cả 
thượng, trung và hạ tiêu. Đương quy có tác dụng 
dưỡng huyết hòa dinh, Sinh địa lương huyết bổ 
huyết, Thục địa bổ mạnh phần âm tăng thêm sức bổ 
huyết cho Đương quy. Hoàng kỳ bổ khí, đặc biệt bổ 
mạnh vào vệ khí. Các vị thuốc kết hợp với nhau tạo 
nên tác dụng dưỡng huyết trừ phong, thanh nhiệt tả 
hỏa, điều hòa dinh vệ từ đó giải quyết tốt các triệu 
chứng của mày đay.
Đặc biệt trong bài thuốc có vị Hoàng kỳ mà theo 
nghiên cứu của dược lý học hiện đại có tác dụng 
tăng sức đề kháng của mao mạch do đó có thể ngăn 
ngừa tình trạng tăng tính thấm thành mạch gây ra 
do histamin và chlorfoc [10].
Kết quả điều trị ở biểu đồ 3.1 cho thấy 100% 
bệnh nhân đều có đáp ứng với điều trị ở các mức độ 
khác nhau trong đó đáp ứng tốt với điều trị (Loại A: 
hết hẳn các triệu chứng) có 17 bệnh nhân chiếm tỷ 
lệ 56,7%, 13 bệnh nhân đáp ứng ở mức độ khá (Loại 
B: giảm các triệu chứng ở các mức độ) chiếm tỷ lệ 
43,3%, không có bệnh nhân nào không đáp ứng với 
điều trị. Theo chúng tôi đây là một kết quả hết sức 
khả quan bởi vì theo các báo cáo gần đây của các tác 
giả Âu Mỹ thì sau khi đã tăng liều kháng H
1
 lên gấp 
bốn lần liều cho phép hiện tại cũng chỉ kiểm soát 
được các triệu chứng lâm sàng ở 55% bệnh nhân 
mày đay mạn tính [2]. Đạt được kết quả này có thể 
là do cơ chế tác dụng của bài thuốc Đương quy lục 
hoàng thang phù hợp với đặc điểm cơ chế bệnh sinh 
của bệnh lý mày đay mạn nói riêng cũng như các 
bệnh phụ thuộc tế bào mast nói chung. Tuy nhiên 
cũng cần phải có những nghiên cứu sâu hơn để có 
thể đưa ra được những bằng chứng thuyết phục 
minh chứng cho luận điểm này.
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 30 bệnh nhân mày đay mạn tính 
đến khám và điều trị tại khoa Y học cổ truyền Bệnh 
viện Trung ương Huế, chúng tôi có các kết luận sau:
5.1. Một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân 
mày đay mạn tính
- Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu 57,57 ± 
18,32 tuổi.
- Nam giới có 14 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 46,7%, 
nữ giới có 16 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 53,3% (p>0,05).
- Thời gian mắc bệnh trung bình 3,5 ± 1,64 năm. 
- 100% bệnh nhân có mức độ tổn thương ban 
đầu ở mức độ nặng. 
- Chỉ số UAS trung bình là 10,87 ± 0,73 điểm.
5.2. Đánh giá tác dụng của bài thuốc Đương quy 
lục hoàng thang
- Thuốc có tác dụng cải thiện rõ rệt các triệu 
chứng của mày đay mạn
- Thuốc có tác dụng điều trị ở 100% bệnh nhân, 
trong đó loại tốt (hết hoàn toàn triệu chứng) đạt 
56,7%; loại khá đạt 43,3%.
- Thuốc không gây ra các tác dụng không mong 
muốn trong quá trình điều trị
6. KIẾN NGHỊ
Bài thuốc Đương quy lục hoàng thang có thể áp 
dụng điều trị mày đay mạn tính cho bệnh nhân
11
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 2 - tháng 4/2019
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sánchez-Borges M (2012), Diagnosis and treatment 
of urticaria and angioedema: a world wide perspective, 
World Allergy Organ J, Nov.5(11):125-47.
2. Maurer M (2015), Management and treatment of 
chronic urticaria (CU), J Eur Acad Dermatol Venereol, Jun, 
29 Suppl 3:16-32.
3. Wang YM (2017), Evidence-based therapies of 
Chinese medicine for chronic urticaria: Where do we 
stand and where are we going?, Chin J Integr Med 
Aug;23(8):566-569.
4. Zuberbier T (2014), The EAACI/GA(2) LEN/EDF/WAO 
Guideline for the definition, classification, diagnosis, and 
management ofurticaria: the 2013 revision and update, 
Allergy, Jul,69(7):868-87
5. Lý Đông Viên (2008), Lan thất bí tàng, Nguyễn Văn 
Nghĩa (dịch), NXB Phương Đông, Cà Mau, tr 343
6. Ban GY (2014), Clinical features of elderly chronic 
urticaria, Korean J Intern Med, Nov,29(6):800-6.
7. Abong JM (2008), Prevalence of allergic rhinitis in 
Filipino adults based on the National Nutrition and Health 
Survey 2008. Asia Pac Allergy. Apr;2(2):129-35.
8. Grundmann S (2011), Chronic pruritus: clinics and 
treatment, AnnDermatol, Feb,23(1):1-11.
9. Deza G (2016), Itch in Urticaria Management. Curr 
Probl Dermatol, 50:77-85.
10. Đỗ Tất Lợi (1991), Những cây thuốc và vị thuốc Việt 
Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, tr.69-74, 219-221, 228-
229, 358-360, 920-924, 975-977

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_cua_bai_thuoc_duong_quy_luc_hoang_thang_tr.pdf