Đánh giá hiệu quả sử dụng và hiệu quả kinh tế của phương pháp hút nội khí quản sử dụng catheter hút kín

TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả sử dụng và hiệu quả kinh tế khi sử dụng phương pháp hút nội khí quản (NKQ) kín so với phương pháp hút NKQ hở trên trẻ sơ sinh thở máy. Phương pháp nghiên cứu: NC thử nghiệm lâm sàng phân nhóm ngẫu nhiên có đối chứng trên 102 trẻ sơ sinh thở máy tại khoa Hồi Sức Sơ Sinh Bệnh viện Nhi Trung Ương từ 15/12/2011 đến 15/9/2012 (51 trẻ được sử dụng catheter hút kín và 51 trẻ được sử dụng catheter hút hở). Kết quả: Sự chênh lệch độ bão hoà oxy và nhịp tim trong khi hút của nhóm hút kín ít hơn nhóm hút hở (4,15% so với 12,85% và 3,61 nhịp so với 10,84 nhịp), thời gian SpO2, nhịp tim trở về bình thường sau khi hút của nhóm hút kín ngắn hơn nhóm hút hở (p<0,001), tỷ="" lệ="" vptm="" của="" nhóm="" hút="" kín="" (7,8%)="" thấp="" hơn="" nhóm="" hút="" hở="" (21,6%)=""><0,05), tỷ="" lệ="" bệnh="" nhi="" thoát="" thở="" máy="" trước="" 3="" ngày="" nhiều="" hơn="" nhóm="" hút="" hở=""><0,01), số="" ngày="" thở="" máy="" ngắn="" hơn="" (4,5="" so="" với="" 6,7="" ngày),="" ngày="" sử="" dụng="" kháng="" sinh,="" số="" lần="" đổi="" kháng="" sinh="" và="" số="" ngày="" điều="" trị="" ở="" nhóm="" hút="" kín="" cũng="" giảm="" hơn="" nhiều="" so="" với="" nhóm="" hút="" hở="" (p=""><0,01), tổng="" chi="" phí="" điều="" trị="" ở="" nhóm="" hút="" kín="" thấp="" hơn="" nhóm="" hút="" hở="">< 0,01).="" kết="" luận:="" sử="" dụng="" catheter="" hút="" nkq="" kín="" đảm="" bảo="" an="" toàn="" cho="" bệnh="" nhi.="" có="" hiệu="" quả="" cao="" làm="" giảm="" tỷ="" lệ="" vptm,="" giảm="" số="" ngày="" thở="" máy,số="" ngày="" sử="" dung="" kháng="" sinh,="" số="" ngày="" điều="" trị,="" đặc="" biệt="" là="" giảm="" tổng="" chi="" phí="" cho="" cả="" đợt="" điều="" trị="" so="" với="" nhóm="" sử="" dụng="" catheter="" hút="" nkq="" hở="" mặc="" dù="" chi="" phí="" riêng="" cho="" catheter="" hút="" kín="" cao="" hơn="" catheter="" hút="">

pdf 6 trang yennguyen 8780
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá hiệu quả sử dụng và hiệu quả kinh tế của phương pháp hút nội khí quản sử dụng catheter hút kín", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hiệu quả sử dụng và hiệu quả kinh tế của phương pháp hút nội khí quản sử dụng catheter hút kín

Đánh giá hiệu quả sử dụng và hiệu quả kinh tế của phương pháp hút nội khí quản sử dụng catheter hút kín
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 35
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ  
CỦA PHƯƠNG PHÁP HÚT NỘI KHÍ QUẢN SỬ DỤNG CATHETER HÚT KÍN 
Vũ Thị Mai Hương*, Nguyễn Thúy Hà*, Khu Thị Khánh Dung*, Lê Thị Hà*, Phạm Thu Hà* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả sử dụng và hiệu quả kinh  tế khi sử dụng phương pháp hút nội khí quản 
(NKQ) kín so với phương pháp hút NKQ hở trên trẻ sơ sinh thở máy. 
Phương pháp nghiên cứu: NC thử nghiệm lâm sàng phân nhóm ngẫu nhiên có đối chứng trên 102 trẻ sơ 
sinh thở máy tại khoa Hồi Sức Sơ Sinh Bệnh viện Nhi Trung Ương từ 15/12/2011 đến 15/9/2012 (51 trẻ được 
sử dụng catheter hút kín và 51 trẻ được sử dụng catheter hút hở). 
Kết quả: Sự chênh lệch độ bão hoà oxy và nhịp tim trong khi hút của nhóm hút kín ít hơn nhóm hút hở 
(4,15% so với 12,85% và 3,61 nhịp so với 10,84 nhịp), thời gian SpO2, nhịp tim trở về bình thường sau khi hút 
của nhóm hút kín ngắn hơn nhóm hút hở (p<0,001), tỷ lệ VPTM của nhóm hút kín (7,8%) thấp hơn nhóm hút 
hở (21,6%) (p<0,05), tỷ lệ bệnh nhi thoát thở máy trước 3 ngày nhiều hơn nhóm hút hở (p<0,01), số ngày thở 
máy ngắn hơn (4,5 so với 6,7 ngày), ngày sử dụng kháng sinh, số lần đổi kháng sinh và số ngày điều trị ở nhóm 
hút kín cũng giảm hơn nhiều so với nhóm hút hở (p <0,01), tổng chi phí điều trị ở nhóm hút kín thấp hơn nhóm 
hút hở (p< 0,01). 
Kết luận: Sử dụng catheter hút NKQ kín đảm bảo an toàn cho bệnh nhi. Có hiệu quả cao làm giảm tỷ lệ 
VPTM, giảm số ngày thở máy,số ngày sử dung kháng sinh, số ngày điều trị, đặc biệt là giảm tổng chi phí cho cả 
đợt điều trị so với nhóm sử dụng catheter hút NKQ hở mặc dù chi phí riêng cho catheter hút kín cao hơn catheter 
hút hở. 
Từ khóa: Catheter kín hút nội khí quản. 
ABSTRACT 
EVALUATING USAGE AND COST EFFECTIVENESS  
OF ENDOTRACHEAL CLOSED SUCTION CATHETER 
Vu Thi Mai Huong, Nguyen Thuy Ha, Khu Thi Khanh Dung, Le Thi Ha, Pham Thu Ha  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 35 ‐ 40 
Objective: To compare and  evaluate usage and  cost effectiveness of  endotracheal  closed  suction  catheters 
and endotracheal opened suction catheters for ventilated newborn infants.  
Methodology: An randomized controlled trial of 102 ventilated infants in the Neonatal Intensive care Unit 
of the National hospital of Paediatrics was performed (51 infants were in the using closed suction catheter (CSC) 
group and the other 51 were in using traditional opened suction catheter (OSC) group). 
Results: SpO2 and heart rate’s differences during suction period of the CSC group are less in comparision 
with the OSC group ( 4.75% vs 12.85% and 3.61 bpm vs 10.84 bpm), time of SpO2 and heart rate return to 
normal post ‐ suction are also shorter (p <0.001). The rate of ventilator associated pneumonia ( VAP) of the CSC 
group (7.8%) is less than OSC group (21.6%) (p <0.05); the CSC group has shorter duration of ventilation ( 4.5 
vs 6.7 days) and higher rate of extubation before 3 days  (p <0.01). The number of days using antibiotics,  the 
frequency  of  antibiotic  changes  and  the  length  of  stay  in  hospital  in  the  CSC  group  are much  reduced  in 
* Bệnh viện Nhi Trung Ương. 
Tác giả liên lạc: CNĐD Vũ Thị Mai Hương, ĐT: 0912224461, Email: maivuhuong1973@yahoo.com.vn 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa  36
comparision with the OSC group (p <0.01). The CSC group has lower total cost of treatment (p<0.01).  
Conclusion: Using endotracheal closed suction catheter is safe. It is effective in reducing the rate of VAP, 
duration of ventilation, number of days using antibiotics and the length of stay/ Especially using endotracheal 
closed suction catheter can reduce total cost of treatment although the closed suction catheter is more expensive 
than opened suction catheter.  
Key word: Closed endotracheal suction catheter. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trong  chăm  sóc  bệnh  nhân  thở máy,  hút 
dịch qua nội khí quản khi cần thiết là quy trình 
thường quy của điều dưỡng. Tuy nhiên khi hút 
nội khí quản không đúng quy trình có thể gây ra 
những biến chứng như: Thiếu oxy kéo dài, ảnh 
hưởng đến tuần hoàn, rối loạn nhịp tim, nhiễm 
khuẩn bệnh viện, tuột nội khí quản (0,0). 
Hiện  nay  có  hai  phương  pháp  hút  dịch 
NKQ:  Phương  pháp  hút NKQ  hở  là  sử  dụng 
catheter vô trùng, dùng một lần sau mỗi lần hút, 
với  phương  pháp  này  khi  hút  phải  dừng  thở 
máy  trong  ít phút  chính vì vậy  rất  có  thể  ảnh 
hưởng  tới  tình  trạng nặng  toàn  thân  của bệnh 
nhân,  đặc biệt khi  thời gian hút kéo dài, bệnh 
nhân  nặng  có  thể  ảnh  hưởng  đến  tính mạng 
bệnh nhân và mức độ phơi nhiễm của catheter 
với  bàn  tay  điều  duỡng  và môi  trường  xung 
quanh  là  rất  lớn  nên  dễ  có  nguy  cơ  nhiễm 
khuẩn. Một phương pháp khác là hút NKQ kín, 
hút bằng catheter kín, vô khuẩn, dùng lại nhiều 
lần  sau  mỗi  lần  hút  cho  riêng  bệnh  nhân. 
Catheter hút kín được đựng trong một túi kín vô 
trùng, gắn  trực  tiếp một đầu với hệ  thống dây 
máy  thở  và  ống NKQ  của  bệnh nhân  nên  khi 
hút dịch nội khí quản bệnh nhân vẫn đảm bảo 
100%  thời gian  thở máy.  Đặc  biệt  catheter hút 
kín,  nên  không  bị  nhiễm  khuẩn  do  tay  người 
Điều  dưỡng  chưa  vô  trùng  tốt  khi  hút  hoặc 
đụng chạm đầu catheter vào vùng nhiễm khuẩn. 
Vì là một chu trình hút kín, dùng riêng cho từng 
bệnh  nhân  nên  có  thể  giảm  khả  năng  nhiễm 
khuẩn phổi tại bệnh viện do thở máy. Tuy nhiên 
phương pháp này chưa được áp dụng rộng rãi ở 
các đơn vị hồi sức tại Việt Nam và chưa có nhiều 
nghiên cứu về vấn đề này, nhất là đối với trẻ sơ 
sinh, vì vậy chúng  tôi  tiến hành nghiên cứu đề 
tài: Đánh giá hiệu quả sử dụng và hiệu quả kinh 
tế của phương pháp hút Nội khí quản sử dụng 
catheter hút kín. 
Mục tiêu nghiên cứu 
So  sánh  hiệu  quả  của  phương  pháp  hút 
NKQ  kín  và  phương  pháp  hút  NKQ  hở  (sử 
dụng catherter dung 1 lần) ở trẻ sơ sinh. 
Đánh  giá  hiệu  quả  kinh  tế  khi  sử  dụng 
phương pháp hút NKQ kín so với phương pháp 
hút NKQ hở. 
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Tiêu chuẩn lựa chọn 
Trẻ sơ sinh suy hô hấp cần phải thở máy.  
Tiêu chuẩn loại trừ 
Trẻ thở máy có biểu hiện nhiễm khuẩn ngay 
khi vào viện.  
Thời gian 
Từ 15/12/2011 đến 15/9/2012. 
Địa điểm 
Tại  khoa  Hồi  sức  Sơ  sinh  Bệnh  viện  Nhi 
Trung Ương. 
Phương pháp nghiên cứu 
Sử dụng phương pháp thử nghiệm lâm sàng 
phân nhóm ngẫu nhiên có đối chứng 
Cỡ mẫu 
Tiện ích. 
Phân chia đối tượng nghiên cứu 
Bốc thăm ngẫu nhiên phân nhóm trẻ lúc vào 
thở máy. 
Nhóm  hút  kín:  Gồm  những  trẻ  hút NKQ 
bằng catheter hút kín để lưu 3 ngày (72 giờ). 
Nhóm  hút  hở:  Gồm  những  trẻ  hút  NKQ 
bằng catheter hút thông thường dung 1 lần. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 37
Các bước tiến hành 
* Nhóm hút kín: Trẻ hút NKQ bằng phương 
pháp hút kín theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 
Nối máy hút với ống hút. Điều chỉnh áp lực 
hút. 
Xoay van kiểm soát ngắt quãng ở cuối  ống 
hút 180 độ để mở van. 
Một  tay  giữ  đầu  ống  NKQ,  một  tay  đưa 
catheter vào ống NKQ qua bao nilon, (chiều dài 
catheter dựa vào bằng chiều dài ống NKQ) 
Sau đó ấn vào van kiểm soát ngắt quãng ở 
cuối ống hút để bắt đầu hút dịch 
Nếu trong trường hợp dịch đặc, có thể bơm 
ít dung dịch muối 0,9% vào ống nhựa ở đầu ống 
hút và hút lặp lại đến khi hết dịch. 
Sau khi hút hết dịch, rút ống catheter ra hết 
chiều dài túi nilon. Một tay bơm dd muối 0,9% 
qua ống nhựa ở đầu ống hút đồng thời một tay 
ấn vào van kiểm soát ngắt quãng để hút  tráng 
catheter đến khi sạch. 
Sau  khi  làm  sạch  catheter,  xoay  van  kiểm 
soát ở cuối ống hút 180 độ để khoá van và đóng 
nắp nhựa bảo vệ lại. 
* Nhóm hút hở: Trẻ hút NKQ hở  theo quy 
trình hút NKQ (tài liệu đào tạo chuyên khoa Nhi 
6 tháng – bệnh viện Nhi Trung Ương). 
* Cả 2 nhóm được hút cùng loại máy hút và 
áp lực hút như nhau 60 ‐ 80 mmHg 
* Cả  2 nhóm  cùng hút NKQ  theo nhu  cầu 
của trẻ với các tiêu chuẩn như nhau: 
+ Thông khí phổi giảm, nghe phổi thấy tiếng 
lọc xọc của dịch.  
+ Khi SpO2 giảm. 
+ Thấy có dịch ở ống NKQ. 
+ Di  động  lồng  ngực  kém,  hoặc  không  di 
động lồng ngực. 
* Cả 2 nhóm sẽ cấy NKQ ngay khi bắt đầu 
thở máy, sau 72 giờ và khi kết thúc đợt thở máy.  
* Nếu tuột NKQ phải đặt lại thì cấy NKQ khi 
đặt lại. 
Chỉ số nghiên cứu được đánh giá qua các 
thông số  
+ Khi hút NKQ, chỉ số nhịp tim/SpO2 trước, 
trong và sau hút,  trong khi hút  lấy, chỉ số  thấp 
nhất (tính % SpO2 và nhịp tim giảm xuống). 
+  Thời  gian  nhịp  tim/SpO2  sau  hút  trở  về 
bình thường (giây). 
+ Số lần hút NKQ/ 1ngày. 
+ Thời gian của 1 lần hút NKQ (giây). 
+ Kết quả cấy NKQ  trước khi vào  thở máy, 
sau 3 ngày (72 giờ), sau lần đặt lại NKQ (nếu có) 
và kết thúc thở máy. 
+ Số ngày thở máy: Tính từ ngày bắt đầu thở 
máy đến ngày thoát thở máy 
+  Số  ngày  sử dụng  kháng  sinh,  số  lần  đổi 
kháng sinh. 
+ Tổng chi phí cho cả đợt điều trị. 
Xử lý số liệu 
Sử  dụng  phần mềm  thống  kê  y  học  SPSS 
16.0. 
KẾT QUẢ  
Đặc điểm của 2 nhóm khi bắt đầu nghiên 
cứu 
Bảng 1. Đặc điểm của 2 nhóm khi bắt đầu nghiên 
cứu. 
Đặc điểm 
Nhóm hút kín 
(n=51) 
Nhóm hút hở
( n=51) 
p 
Nam/nữ 30/21 37/14 
p>0,05
Cân nặng (gram) 2095 ± 490 1937 ± 486 
Tuổi thai (tuần) 33,30 ± 2,83 32,44 ± 1,86 
Tuổi vào viện (giờ) 9,37 ± 7,50 7,92 ± 6,07 
Hỗ trợ hô 
hấp khi 
vào viện
Bóp 
bóng qua 
NKQ 
25 (49,0%) 31 (60,8%) 
Thở Oxy 
qua mũi 26 (51,0%) 20 (39,2%) 
* Nhận  xét: Hai  nhóm  khi  bắt  đầu  nghiên 
cứu đều không khác biệt về giới tính, cân nặng, 
tuổi thai, tuổi vào viện và hỗ trợ hô hấp khi vào 
viện (p>0,05). 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa  38
Hiệu quả của phương pháp hút NKQ kín so với phương pháp hút NKQ hở 
Các chỉ số hô hấp khi tiến hành hút NKQ 
Bảng 2. So sánh sự thay đổi nhịp tim (NT) và SpO2 trước và trong khi tiến hành hút NKQ, trong khi hút NKQ 
lấy chỉ số thấp nhất. 
Nhóm hút kín 
( n=51) 
Nhóm hút hở 
( n=51) 
p 
Nhip tim (nhịp) 
Trước khi hút NKQ 148,55 ± 8,4 149,01 ± 8,6 >0,05 
Trong khi hút NKQ 144,75 ± 9,7 138,20 ± 9,1 
Sự chênh lệch 3,61 ± 4,73 10,84 ± 7,05 <0,001 
SpO2 (%) 
Trước khi hút NKQ 92,20 ± 2,89 95,45 ±23,55 >0,05 
Trong khi hút NKQ 87,44 ± 4,52 82,59 ± 5,61 
Sự chênh lệch 4,75 ± 3,12 12,85 ±23,56 <0,001 
* Nhận xét: Khi hút NKQ  ta  thấy nhịp  tim, 
SpO2 trước khi hút của hai nhóm là không có sự 
khác  biệt  (p>  0,05). Nhưng  trong  khi  hút  nhịp 
tim, SpO2 của nhóm hút kín giảm xuống  ít hơn 
đáng kể so với nhóm hút hở (p < 0,001). 
Bảng 3. So sánh thời gian nhịp tim/SpO2 trở về bình 
thường sau khi hút, thời gian 1 lần hút NKQ, số lần 
hút NKQ/ 1 ngày. 
 Nhóm hút kín (n=51) 
Nhóm hút hở
( n=51) 
p 
Số lần hút NKQ/ 1 
ngày (lần) 3,49 ± 0,85 3,71 ± 0,68 >0,05
Thời gian 1 lần hút 
NKQ (giây) 
91,49 ± 
25,11 
109,89 ± 
26,50 <0,001
Thời gian NT/SpO2 trở 
về bình thường sau 
hút NKQ (giây) 
8,29 ± 8,98 51,02 ± 41,25 <0,001
* Nhận xét: Số  lần hút NKQ/1 ngày của hai 
nhóm  không  có  sự  khác  biệt  (p>0,05). Nhưng 
nhóm hút NKQ bằng catherter kín có thời gian 1 
lần hút ngắn hơn và  thời gian NT/SpO2 trở về 
bình  thường  nhanh  hơn  1  cách  có  ý  nghĩa 
(p<0,001) so với nhóm hút NKQ hở. 
Bảng 4. So sánh tình trạng nhiễm khuẩn phổi 
(VPTM) qua kết quả cấy NKQ. 
Nhóm hút kín 
( n=51) 
Nhóm hút hở
( n=51) 
p 
Kết quả cấy 
NKQ sau 72 
giờ (3 ngày) 
- 23 (88,4%) 27 (75%) 
>0,05
+ 3 (11,6%) 9 (25%) 
Kết quả cấy 
NKQ sau đợt 
thở máy 
- 47 (92,2%) 40 (78,4%) 
<0,05
+ 4 (7,8%) 11 (21,6%) 
* Nhận  xét: Kết  quả  cấy NKQ  dương  tính 
sau  đợt  thở máy  ở  nhóm  hút  kín  7,8%  ít  hơn 
đáng kể so với nhóm hút hở 21,6% có ý nghĩa 
(p<0,05). 
Kết quả sau đợt điều trị 
Bảng 5. So sánh số ngày thở máy trung bình, tỷ lệ 
bệnh nhân có số ngày thở máy <72 giờ (3 ngày). 
 Nhóm hút kín (n=51) 
Nhóm hút hở
(n=51) p 
Tổng số ngày thở máy 
trung bình (ngày) 4,50 ± 2,55 6,77 ± 7,38 <0,05
Số ngày thở
máy (ngày)
< 3 ngày 25(49%) 12(23,6%) 
<0,01
≥ 3 ngày 26(51%) 39(76,4%) 
* Nhận xét: Nhóm hút kín có  tổng số ngày 
thở máy trung bình ít hơn nhóm hút hở (p<0,05), 
tỷ lệ bệnh nhân có số ngày thở máy < 3 ngày ở 
nhóm  hút  kín  49%  nhiều  hơn  nhóm  hút  hở 
23,6% ( p< 0,01). 
Bảng 6. So sánh số ngày sử dụng kháng sinh, số lần 
đổi kháng sinh. 
 Nhóm hút kín (n=51) 
Nhóm hút hở
(n=51) P 
Tổng số ngày sử dụng 
kháng sinh (ngày) 18,86 ± 8,60 25,82 ± 13,13 <0,01
Số lần đổi 
kháng 
sinh 
Không đổi 20(39,3%) 6(11,7%) 
<0,001Đổi 1 lần 25 (49%) 25 (49%) 
Đổi ≥ 2 lần 6(11,7%) 20(39,3%) 
* Nhận xét: Số ngày sử dụng kháng sinh ở 
nhóm hút kín ngắn hơn nhóm hút hở (p<0,01), 
đồng  thời  tỷ  lệ  bệnh  nhân  không  đổi  kháng 
sinh  ở nhóm hút kín(39,3%) nhiều hơn nhóm 
hút  hở  (11,7%)  và  ngược  lại  tỷ  lệ  bệnh  nhân 
phải đổi kháng sinh ≥ 2 lần ở nhóm hút kín  ít 
hơn nhóm hút hở (p< 0,001). 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 39
Bảng 7. Số catheter hút và chi phí cho catheter hút 
cho mỗi bệnh nhân 
 Nhóm hút kín (n=51) 
Nhóm hút hở 
(n=51) P 
Số catheter hút 
(chiếc) 1,76 ± 0,86 22,74 ± 21,01 <0,001
Giá tiền (nghìn 
đồng) 
1.76 x 275.000 
= 481.000 
22,7 x 9,100 
=206,57 
* Nhận xét: Số catheter hút dùng trong nhóm 
hút  kín  ít  hơn  đáng  kể  so  với  số  catheter  hút 
dùng  trong nhóm hở nhưng giá  thành  chi phí 
cho catheter của nhóm hút kín cao hơn nhiều so 
với nhóm hút hở. 
Bảng 8. So sánh tổng chi phí cho cả đợt điều trị ở cả 
hai nhóm. 
 Nhóm hút kín (n=51) 
Nhóm hút hở
(n=51) P 
Tổng số ngày điều trị 
(ngày) 20,43 ±10,18 27,43 ± 14,11 <0,01
Tổng chi phí điều trị 
(triệu đồng) 15,07 ± 8,92 24,39 ± 18,35 <0,01
* Nhận xét: Số ngày điều trị ở nhóm hút kín 
ngắn hơn nhóm hút hở kèm  theo  tổng  chi phí 
cho cả đợt điều trị của nhóm hút kín cũng thấp 
hơn đáng kể so với nhóm hút hở ( p<0,01). 
BÀN LUẬN 
Qua nghiên cứu 102 trẻ sơ sinh thở máy đủ 
tiêu chuẩn nghiên cứu chia làm hai nhóm không 
có sự khác biệt về giới  tính, cân nặng,  tuổi vào 
viện,  tuối  thai  và  hỗ  trợ  hô  hấp  khi  vào  viện 
trước khi tiến hành nghiên cứu với (p > 0,05). 
Khi hút NKQ sự thay đổi của các chỉ số, nhịp 
tim  trong khi hút giảm xuống  ở nhóm hút kin 
(3,61  ±  4,73  nhịp)  ít  hơn  nhóm  hút  hở  (10,84± 
7,05 nhịp) và  SpO2 giảm  xuống  của nhóm hút 
kín(4,75 ± 3,12%) ít hơn đáng kể so với nhóm hút 
hở (12,85 ±23,56%) có ý nghĩa (p< 0,001). Khi hút 
NKQ  thời gian 1  lần hút ở nhóm hút kin ngắn 
hơn nhóm hút hở và  sau khi hút  thời gian  để 
SpO2 và nhịp tim trở về bình thường của nhóm 
hút kín 8,29 ±,98 (S) cũng ngắn hơn so với nhóm 
hút hở 51,02 ± 41,25(S) với p<0,001, điều này nói 
nên khi sử dụng phương pháp hút NKQ kín sẽ 
an toàn hơn vì khi tiến hành hút NKQ bệnh nhi 
không bị ngắt  thở máy. Theo Choong K  (0),  sử 
dụng catheter hút hở sẽ  làm giảm thể tích phổi 
trong quá trình hút do ngắt ống NKQ khỏi máy 
thở nên không duy  trì được PEEP. Vì vây, hậu 
quả  là  làm  giảm  oxy  máu  và  rối  loạn  huyết 
động, đặc biệt là với các bệnh nhân có bệnh phổi 
nặng đòi hỏi thở máy với PEEP cao. 
Mức độ VPTM qua kết quả cấy NKQ chúng 
tôi  thấy: Kết  quả  cấy NKQ dương  tính  sau  cả 
quá  trình  thở máy  của  nhóm  hút  kín  là  4 TH 
(7,8%) ít hơn so với nhóm hút hở 11 TH (21,6%) 
có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả cấy NKQ 
dương  tính sau 72 giờ của nhóm hút kín 3 TH 
(11,6%) cũng giảm hơn 50% so với nhóm hút hở 
9 TH  (25%). Kết quả này phù hợp với kết quả 
của  nhóm  nghiên  cứu  bệnh  viện Chợ Rẫy  TP 
HCM,  tỷ  lệ  VPTM  ở  nhóm  hút  kín  là  13,3%, 
nhóm hút hở  là 26,7%  (0). Theo khuyến cáo của 
nhà  sản xuất  thì catheter hút kín chỉ  lưu  trong 
vòng 24 giờ, trong nghiên cứu của Jae Woo Jung 
(0) lưu 48 giờ nhưng trong nghiên cứu của chúng 
tôi thì lưu 72 giờ. 
Đồng  thời  Số  ngày  thở máy  ở  nhóm  hút 
kín(4,50 ± 2,55) ngắn hơn nhóm hút hở  (6,77 ± 
7,38) p< 0,05. Tỷ lệ bệnh nhân thở máy < 3 ngày 
của nhóm này  cũng nhiều hơn  đáng kể  so với 
nhóm hút hở  (  49%  so với  23,6%).  Số ngày  sử 
dụng kháng sinh ở nhóm hút kín (18,86 ± 8,60) 
ngắn  hơn  nhóm  hút  hở  (25,82  ±  13,13)  với  p< 
0,01,cùng với số  lần đổi kháng sinh ≥ 2  lần của 
nhóm này cũng ít hơn(11,7% so với 39,3%) và số 
ngày  điều  trị  của  nhóm  này  cũng  ngắn  hơn 
(20,43 ngày so với 27,43 ngày). 
Chi phí trung bình để sử dụng catheter hút 
kín  cho một bệnh nhân  của nhóm hút kín  đắt 
hơn đáng kể so với nhóm hút hở (481.000 VNĐ 
so  với  206.500 VNĐ).  Tuy  nhiên,  tổng  chi  phí 
cho cả đợt điều trị của 1 bệnh nhân trong nhóm 
sử dụng  catheter hút kín  là 15,07  triệu VNĐ  ít 
hơn nhiều so với nhóm sử dụng catheter hút hở 
24,39 triệu VNĐ có ý nghĩa thống kê (p<0,01). 
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu chúng tôi rút ra kế luận sau: 
Việc  sử  dụng  phương  pháp  hút NKQ  kín 
góp phần hạn chế được tác dụng phụ của  thao 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa  40
tác hút NKQ là giảm oxy máu và thay đổi nhịp 
tim trong khi hút. 
Việc  sử  dụng  phương  pháp  hút NKQ  kín 
còn có hiệu quả cao trong giảm tỷ lệ VPTM, kèm 
theo  giảm  số ngày  thở máy,  số  ngày  sử dụng 
kháng sinh, số  lần đổi kháng sinh và giảm thời 
gian điều trị. 
Tổng chi phí trung bình cho một bệnh nhân 
dùng catheter hút kín thấp hơn chi phí cho một 
bệnh nhân dùng catheter hút hở.  
KIẾN NGHỊ 
Với mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc, 
điều trị và giảm tỷ lệ viêm phổi do thở máy ở trẻ 
sơ  sinh,  chúng  tôi  kiến  nghị  nên  sử  dụng 
catheter hút kín để hút NKQ cho bệnh nhân thở 
máy  đảm bảo an  toàn  cho bệnh nhân và giảm 
tổng chi phí điều trị. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Choong K (2003). Comparison of loss in lung volume with open 
versus in‐line catheter endotracheal suctioning. Pediatr Crit Care 
Med. (1), pp. 69‐73. 
2. Cordero  L, Sananes  M, Ayers  LW  (2000).  Comparison  of  a 
closed  (Trach Care MAC) with  an open  endotracheal  suction 
system in small premature infants. J Perinatol.20(3), pp. 151‐6. 
3. Jongerden IP, Rovers MM, Grypdonck MH, Bonten MJ. (2007). 
Open  and  Closed  Endotracheal  Suction  Systems  in 
Mechanically  Ventilated  Intensive  Care  Patients:  A  Meta‐
Analysis. Crit Care Med.; 35(1), pp. 260‐270.  
Ngày nhận bài báo:     28‐10‐2013. 
Ngày phản biện nhận xét bài báo 08‐11‐2013. 
Ngày bài báo được đăng:    16‐12‐2013. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_su_dung_va_hieu_qua_kinh_te_cua_phuong_pha.pdf