Đánh giá tác động của một số chính sách phát triển kinh tế - xã hội đến môi trường sinh thái khu vực Tây Nguyên

Tây Nguyên (gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia

Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng) đã

và đang trở thành một vùng kinh tế trọng

điểm phát triển cây công nghiệp (cao su, cà

phê, tiêu, điều), công nghiệp khai khoáng,

thủy điện. *

Trong những năm qua, Tây Nguyên đã

được hưởng nhiều chính sách phát triển

kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước dành

cho khu vực dân tộc thiểu số và miền núi

(DTTS&MN); nhiều chương trình, chính

sách dành riêng cho khu vực Tây Nguyên.

Kết quả thực hiện các chương trình, dự án

và các chính sách của Đảng, Nhà nước đã

làm cho diện mạo của khu vực Tây

Nguyên thay đổi đáng kể, góp phần giúp

đồng bào xóa đói giảm nghèo, phát triển

kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống; tình

hình an ninh chính trị theo đó cũng ngày

càng ổn định.

Tuy nhiên, do quá nóng vội trong phát

triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên,

một số chủ trương, chính sách ban hành

không có chiến lược tổng thể, bền vững

nên đã có những hệ lụy về môi trường sinh

thái khu vực, đặc biệt là hệ lụy từ các dự

án về khai thác và chế biến khoáng sản,

công nghiệp thủy điện. Ô nhiễm nguồn

nước, nguồn đất, phá hủy rừng phòng hộ,

rừng đầu nguồn, các sự cố về môi trường

(thiên tai, lũ lụt, trượt đất, sạt lở đất) xảy ra

ngày càng nhiều với cường độ mạnh hơn

và mật độ cũng dày hơn, gây ảnh hưởng

không nhỏ đến sản xuất, sinh hoạt của

đồng bào. Bài viết điểm lại một số chủ

trương, chính sách gây ảnh hưởng đến môi

trường sinh thái khu vực Tây Nguyên thời

gian qua.

pdf 9 trang yennguyen 4340
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá tác động của một số chính sách phát triển kinh tế - xã hội đến môi trường sinh thái khu vực Tây Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá tác động của một số chính sách phát triển kinh tế - xã hội đến môi trường sinh thái khu vực Tây Nguyên

Đánh giá tác động của một số chính sách phát triển kinh tế - xã hội đến môi trường sinh thái khu vực Tây Nguyên
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ CHÍNH SÁCH 
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN 
MÔI TRƯỜNG SINH THÁI KHU VỰC TÂY NGUYÊN 
 NGUYỄN THỊ BÍCH THU* 
Tây Nguyên (gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia 
Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng) đã 
và đang trở thành một vùng kinh tế trọng 
điểm phát triển cây công nghiệp (cao su, cà 
phê, tiêu, điều), công nghiệp khai khoáng, 
thủy điện... * 
Trong những năm qua, Tây Nguyên đã 
được hưởng nhiều chính sách phát triển 
kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước dành 
cho khu vực dân tộc thiểu số và miền núi 
(DTTS&MN); nhiều chương trình, chính 
sách dành riêng cho khu vực Tây Nguyên. 
Kết quả thực hiện các chương trình, dự án 
và các chính sách của Đảng, Nhà nước đã 
làm cho diện mạo của khu vực Tây 
Nguyên thay đổi đáng kể, góp phần giúp 
đồng bào xóa đói giảm nghèo, phát triển 
kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống; tình 
hình an ninh chính trị theo đó cũng ngày 
càng ổn định... 
Tuy nhiên, do quá nóng vội trong phát 
triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên, 
một số chủ trương, chính sách ban hành 
không có chiến lược tổng thể, bền vững 
nên đã có những hệ lụy về môi trường sinh 
thái khu vực, đặc biệt là hệ lụy từ các dự 
án về khai thác và chế biến khoáng sản, 
công nghiệp thủy điện. Ô nhiễm nguồn 
nước, nguồn đất, phá hủy rừng phòng hộ, 
rừng đầu nguồn, các sự cố về môi trường 
* Tiến sỹ, Ủy ban dân tộc. 
(thiên tai, lũ lụt, trượt đất, sạt lở đất) xảy ra 
ngày càng nhiều với cường độ mạnh hơn 
và mật độ cũng dày hơn, gây ảnh hưởng 
không nhỏ đến sản xuất, sinh hoạt của 
đồng bào... Bài viết điểm lại một số chủ 
trương, chính sách gây ảnh hưởng đến môi 
trường sinh thái khu vực Tây Nguyên thời 
gian qua. 
1. Nhóm chính sách về định canh, 
định cư, qui tụ, bố trí và ổn định dân cư 
Thực hiện “Chính sách hỗ trợ di dân, 
thực hiện định canh, định cư cho đồng bào 
dân tộc thiểu số” theo Quyết định số 
33/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 
1342/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính 
phủ, cho đến nay, Tây Nguyên đã có trên 
87% số hộ định canh định cư (ĐCĐC) 
(66,5% ĐCĐC vững chắc). Tỉnh Lâm 
Đồng đã hoàn thành định canh định cư, 
tỉnh Kon Tum đạt 91%, tỉnh Gia Lai 98%, 
tỉnh Đăk Lăk 93%. Toàn vùng còn khoảng 
25.000 hộ với trên 100.000 nhân khẩu tiếp 
tục định canh định cư1. Những đối tượng 
được hưởng chính sách này là các hộ đồng 
bào dân tộc thiểu số du canh, du cư đáp 
ứng đủ ba tiêu chí: không có đất sản xuất 
ổn định thuộc quyền sử dụng của hộ gia 
đình theo quy định của Nhà nước; nơi ở 
không ổn định, xa điểm dân cư di chuyển 
chỗ ở theo nơi sản xuất; chưa từng được 
hưởng các chính sách hỗ trợ tương tự của 
Nhà nước. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2013 
34
Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt 
được đối với việc phát triển kinh tế - xã hội 
khu vực Tây Nguyên, những bất cập đối 
với môi trường của Quyết định số 
1342/2009/QĐ-TTg và Quyết định số 
33/2007/QĐ-TTg cũng được bộc lộ. Bởi lẽ, 
trong khi quy định chỉ hỗ trợ nhà ở cho 
đồng bào, không hỗ trợ các công trình vệ 
sinh, các nhà hoạch định chính sách chưa 
tính đến việc đồng bào không thể có kinh 
phí để làm các công trình vệ sinh đủ tiêu 
chuẩn phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. 
Đó chính là một trong những nguyên nhân 
cơ bản dẫn tới việc khó khống chế khi dịch 
bệnh xảy ra ở khu vực này. 
Trong Chương trình 134, 135 có hợp 
phần hỗ trợ sản xuất cho đồng bào như: 
giống cây trồng, vật nuôi, phân bón... Việc 
hỗ trợ cho đồng bào những nhu cầu thiết 
yếu phục vụ cho phát triển kinh tế gia đình 
đã mang lại hiệu quả thiết thực cho đồng 
bào dân tộc thiêu số (DTTS) ở nhiều nơi 
trong toàn quốc. Nhiều gia đình đã thoát 
nghèo từ sự hỗ trợ này. Tuy nhiên, bên 
cạnh đó những bất cập về môi trường khi 
thực hiện Chương trình 134, 135 được bộc 
lộ ở việc chính sách chỉ hỗ trợ giống, vốn 
cây trồng, vật nuôi mà không hỗ trợ những 
kiến thức cần thiết để chăm bón cây trồng, 
vật nuôi. Do trình độ văn hóa hạn chế, 
đồng bào không thể tự mình tìm hiểu, tiếp 
cận những kiến thức chăm sóc cây trồng 
vật nuôi cho đúng kỹ thuật, nên tỷ lệ cây, 
con chết sau khi được hỗ trợ khá lớn. Cây 
chết không được trồng thay thế, đất đai bỏ 
hoang đã ngày càng khô cằn dẫn đến hoang 
mạc hóa. Các con vật nuôi chết, đồng bào 
tự do vứt vào môi trường, không được 
chôn cất theo đúng quy trình để đảm bảo 
vệ sinh môi trường, gây ô nhiễm không 
khí, nguồn nước, gây dịch bệnh... 
2. Chủ trương phát triển thủy điện 
vừa và nhỏ 
Tây Nguyên với đặc điểm địa hình dốc, 
có nhiều dãy núi cao, bị chia cắt khá phức 
tạp tạo nên các dòng sông có độ dốc lớn, 
lưu lượng nước dồi dào... Những điều kiện 
tự nhiên đó rất thuận lợi cho ngành công 
nghiệp thủy điện phát triển phục vụ cho 
quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa 
khu vực Tây Nguyên. Theo quy hoạch 
được phê duyệt, Tây Nguyên có 287 dự án 
thủy điện (DATĐ) với tổng công suất trên 
6.991MW. Đến nay, đã có 84 dự án đưa 
vào vận hành với tổng công suất trên 
4.768MW và 66 dự án thủy điện nhỏ, tổng 
công suất hơn 201MW đang trình xin phép 
đầu tư2. Có thể kể đến các công trình thủy 
điện trọng điểm, có công suất lớn như: 
Thủy điện Yaly, Thủy điện Sê san, Thủy 
điện Ayun Hạ... với nguồn điện năng dồi 
dào đã góp phần không nhỏ vào việc xóa 
đói giảm nghèo, nâng cao mức sống và 
hưởng thụ văn hóa cho đồng bào các dân 
tộc ở Tây Nguyên. 
Tuy nhiên, việc phát triển các dự án 
thủy điện ồ ạt những năm vừa qua ở các 
tỉnh Tây Nguyên (Đắk Nông: 65 dự án, 
Đắk Lắc: 100 dự án, Gia Lai: 110 dự án...) 
đã gây ra những tác động không nhỏ đối 
với môi trường đất, rừng, nước, đa dạng 
sinh học trong khu vực. Số lượng dự án 
thủy điện được cấp phép quá nhiều đã dẫn 
đến hiện trạng trên một dòng sông có đến 7 
dự án như sông Sêrêpok (chảy qua địa 
phận hai tỉnh Đăk Lăk và Đắk Nông). Việc 
ngăn đập quá nhiều trên một dòng sông 
không thể tránh khỏi việc làm biến đổi 
dòng chảy, cạn kiệt về mùa khô, lũ về mùa 
mưa. Thậm chí, có những dự án được triển 
khai, chưa đi vào vận hành đã không có 
Đánh giá tác động của một số chính sách... 
35
nước để vận hành như dự án thủy điện Đăk 
Tid (Đắk Nông). 
Việc triển khai các dự án thủy điện dày 
đặc trên sông Sêrêpôk là một minh chứng 
thuyết phục về ảnh hưởng của thủy điện 
đối với môi trường nước trong khu vực. 
Sông Sêrêpôk dài 315 km, diện tích lưu 
vực 30.100 km2, là dòng sông lớn thứ hai 
ở Tây Nguyên, sau Sê San ở Gia Lai - 
Kon Tum. Trên đất Việt Nam, chiều dài 
125 km của Sêrêpôk chảy qua 2 tỉnh Đăk 
Lăk, Đăk Nông và một phần tỉnh Lâm 
Đồng. Hiện nay, trên mặt sông Sêrêpôk đã 
có 6 con đập lớn tạo hồ chứa cho các nhà 
máy thủy điện chắn ngang dòng là Thủy 
điện Buôn Tuôr Sar, Thủy điện Buôn 
Kuôp, Thủy điện Hòa Phú, cụm 4 nhà 
máy dùng chung đập Thủy điện Đray 
H’ling, Thủy điện Sêrêpôk 3, và Thủy 
điện Sêrêpôk 4. Theo quy hoạch đã được 
duyệt, đập chắn sông thứ 7 và là đập cuối 
cùng trên sông Sêrêpôk thuộc về công 
trình Thủy điện Đrăng Phôk, hiện đã hoàn 
thành hồ sơ thiết kế nhưng chưa thi công. 
Tổng công suất các nhà máy sử dụng 7 
bậc thang thủy điện ngăn sông này là 
819,48 MW. Ngoài ra còn hai dự án Thủy 
điện Sêrêpôk 4A (S4A) nằm tiếp sau Thủy 
điện Sêrêpôk 4 (S4) đang triển khai. Toàn 
bộ công trình nằm trên các xã Ea Wer, Ea 
Huar, Krông Na (huyện Buôn Đôn, tỉnh 
Đăk Lăk), công suất lắp máy 64MW, điện 
lượng trung bình năm khoảng 308,35 triệu 
kWh, tổng mức đầu tư cập nhật do trượt 
giá gần 2 nghìn tỷ đồng do Công ty cổ 
phần Thủy điện Buôn Đôn làm chủ đầu tư. 
Đoạn sông cong bị mất dòng do thủy điện 
S4A dài khoảng 20 km, vốn là một phần 
ranh giới tự nhiên của Vườn Quốc gia 
Yok Đôn3. 
Theo Báo cáo đánh giá tác động môi 
trường đã được UBND tỉnh Đắk Lắk phê 
duyệt, lưu lượng nước Thủy điện S4A phải 
bảo đảm trả lại dòng chảy sinh thái cho 
đoạn sông bị mất dòng trong mùa khô là 
8,23m3/s. Ngoài ra, đoạn sông mất dòng 
này còn được bổ sung bình quân khoảng 
9m3/s bởi vài con suối nhỏ. So với lưu 
lượng dòng chảy sinh thái phải trả lại cho 
sông đối với một số công trình thủy điện 
lớn khác phía thượng nguồn chỉ 5m3/s, thì 
dòng chảy sinh thái theo lý thuyết cho đoạn 
sông mất dòng có vẻ cũng khá dồi dào. 
Nhưng thực tế, với độ rộng mênh mang 
của lòng sông mà dòng chảy truyền thống 
cuồn cuộn từ nước vài trăm đến hàng nghìn 
mét khối nước trên giây, thì cái gọi là dòng 
chảy sinh thái kia về mùa khô là quá ít ỏi, 
không đủ khả năng nuôi dưỡng các loài 
thủy sản. Mặt khác, sông khô nước sẽ tạo 
điều kiện cho lâm tặc càng thuận lợi xâm 
nhập vào vùng lõi Vườn quốc gia để khai 
thác và vận chuyển gỗ trái phép. 
Gần đây nhất là thủy điện An Khê -
Knak do Ban Quản lý dự án thủy điện 7 
làm chủ đầu tư, được xây dựng tại thị xã 
An Khê, tỉnh Gia Lai có công suất 173 
MW đã khiến cuộc sống của hàng nghìn hộ 
dân rơi vào cảnh khó khăn. Tệ hại hơn khi 
thủy điện đi vào hoạt động, sông Ba kiệt 
nước, để lại hậu qủa nặng nề không thể 
khắc phục cho vùng hạ lưu4. 
Tương tự, Thủy điện Thượng Kon Tum 
công suất 220MW hiện đang xây dựng, với 
việc chuyển nước từ sông Đắk Snghé - 
Kon Tum sang sông Trà Khúc - Quảng 
Ngãi dự báo sẽ khiến các sông: Đắc Snghé, 
Đắc Bla, Sê San bị cạn kiệt nguồn nước, 
ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường 
và sinh kế của hàng vạn hộ dân 3 huyện, 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2013 
36
thành phố của tỉnh Kon Tum là Kon Plông, 
Kon Rẫy và thành phố Kon Tum5. 
Tiến sĩ Vũ Ngọc Long, Viện phó Viện 
Sinh học nhiệt đới cho biết: “Với mật độ 
thủy điện bậc thang nhiều như hiện nay tại 
Tây Nguyên, nếu xảy ra vỡ một đập khi lũ 
lớn thì sẽ tạo hiệu ứng vỡ đập hàng loạt, 
nguy hiểm vô cùng. Những hồ chứa sẽ tạo 
nên những cơn lũ khổng lồ tràn xuống hạ 
lưu. Vào mùa khô, các thủy điện tranh 
nhau đóng đập tích nước dẫn đến cạn kiệt 
nguồn nước. Đây là điều không công bằng 
với người dân và môi trường. Bởi việc phát 
triển điện đã không đi cùng với đảm bảo 
sinh kế của người dân và làm ảnh hưởng 
nghiêm trọng đến môi trường và các lưu 
vực sông”. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến 
hiện trạng trên là các dự án được triển khai 
đều không tính đến đặc điểm sông suối Tây 
Nguyên. Do sông suối ở đây thường dốc, 
hẹp và ngắn, nên ngăn quá nhiều đập đã 
làm dòng chảy bị biến đổi. Thêm vào đó, 
những năm gần đây, tác động của biến đổi 
khí hậu đã làm cho lượng mưa vào mùa 
mưa ngày càng ít đi, do đó mùa khô càng 
thiếu nước trầm trọng. Tình trạng đó đã 
gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với 
đời sống của đồng bào ở khu vực Tây 
Nguyên. Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên 
cho biết, từ năm 1995 đến nay đã có trên 
200 thôn, buôn ở khu vực Tây Nguyên bị 
ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi việc 
xây dựng các công trình thủy điện, thủy 
lợi. Tổng số diện tích đất của đồng bào bị 
thu hồi để xây dựng thủy điện là 30.000 ha 
và khoảng 12.000 hộ gia đình phải di dời 
hoặc nằm trong khu vực bị ảnh hưởng, chủ 
yếu là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ 
hoặc một số dân tộc phía Bắc. 
Thêm vào đó, các dự án thủy điện đều 
nằm ở những nơi có rừng nên việc "đánh 
đổi" là không thể tránh khỏi. Theo nhiều 
báo cáo, điều tra khảo sát trong nước, diện 
tích chiếm chỗ trung bình cho 01MW là 
9,76 ha đất, rừng. Đối với các công trình 
thủy điện ở những nơi địa hình có độ dốc 
cao, diện tích chiếm chỗ tổng thể có thể 
thấp hơn (khoảng 6 ha/01 MW). Theo Sở 
Công Thương tỉnh Kon Tum, trung bình để 
sản xuất 1 MW điện khi xây dựng thủy 
điện trên địa bàn tỉnh Kon Tum thì có 7,24 
ha rừng bị ảnh hưởng. Theo Sở Tài nguyên 
và Môi trường tỉnh Lâm Đồng cho biết, với 
20 thủy điện đã và đang xây dựng, đã có 
hơn 16.000 ha rừng tự nhiên bị mất6. 
Bố trí khu tái định cư cho người dân 
nằm trong khu vực quy hoạch dự án thủy 
điện cũng đã để lại những hậu quả đáng 
tiếc đối với môi trường sinh thái. Hiện 
nay, số lượng dự án được phê duyệt xây 
dựng thủy điện ở Tây Nguyên là quá lớn 
nên việc bố trí nơi tái định cư cho đồng 
bào nằm trong khu vực dự án còn nhiều 
bất cập. Theo thống kê của Bộ Công 
thương, hơn 65.239 ha đất các loại ở Tây 
Nguyên đã bị thủy điện chiếm dụng, gần 
25.300 hộ dân bị ảnh hưởng, trong đó hơn 
5.600 hộ buộc phải di dời, tái định cư. 
Theo tính toán của ngành nông nghiệp các 
tỉnh Tây Nguyên, bình quân mỗi MW điện 
làm ảnh hưởng 4,08 hộ dân, trong đó phải 
di dời 0,94 hộ và chiếm dụng khoảng 
10,53ha đất các loại. Chưa kể, quá trình 
tái định cư, định canh cho người dân trong 
vùng dự án phải sử dụng hơn 10.371ha 
đất, chủ yếu khai hoang từ rừng tự nhiên 
vốn còn lại không nhiều7. Chính việc cần 
một quỹ đất quá lớn để xây dựng những 
khu tái định cư đã làm diện tích rừng ở 
Tây Nguyên trong những năm vừa qua 
Đánh giá tác động của một số chính sách... 
37
giảm nhanh chóng. Điều đó kéo theo 
những hệ lụy khác về môi trường rừng, 
nước, đất, đa dạng sinh học... 
Bên cạnh đó, việc bố trí tái định cư cho 
đồng bào nằm trong khu vực dự án làm 
chậm và không phù hợp với lối sống, tập 
quán canh tác của đồng bào. Vì thế, người 
dân bỏ khu tái định cư, tự tìm nơi ở mới và 
kéo theo đó là hiện tượng phá rừng, lập 
làng, lấy đất sản xuất... cũng gia tăng. 
Công trình thủy điện An Khê - KaNak 
(nằm trên địa bàn huyện Kbang và thị xã 
An Khê, tỉnh Gia Lai) là một ví dụ. Do Ban 
Quản lý Dự án thủy điện 7 không làm tốt 
khâu đền bù, tái định cư cho người dân 
vùng lòng hồ nên mặc dù đã chặn dòng 
(ngày 13/9/2010), song nhiều hộ đồng bào 
dân tộc thiểu số đến nay vẫn chưa có đầy 
đủ đất sản xuất. Nguy cơ thiếu đói mùa 
giáp hạt là điều thấy rõ, điều đó lại dẫn đến 
hiện tượng phá rừng lấy đất lập làng, đất 
canh tác... 
Có thể nói, việc phát triển thủy điện ở 
khu vực Tây Nguyên những năm vừa qua, 
bên cạnh những đóng góp tích cực đối với 
sự phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng, đã 
để lại những hệ lụy dai dẳng, không dễ 
khắc phục về môi trường sinh thái đối với 
đời sống của người dân khu vực này: 
Thứ nhất, đó là những hệ lụy như xâm 
hại rừng, diện tích rừng bị chiếm dụng; 
các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên 
nhiên bị đe dọa, tạo ra những dòng sông 
chết; vùng hạ lưu thiếu nước do việc chặn 
dòng để chuyển nước, giảm lưu lượng 
nước về vùng hạ lưu, mất đất canh tác cho 
các hộ dân. 
Thứ hai, việc bố trí khu tái định cư cho 
đồng bào nằm trong khu vực quy hoạch dự 
án thủy điện quá nhiều đã làm diện tích 
rừng ở Tây Nguyên bị thu hẹp nhanh 
chóng. Chưa kể đến khu quy hoạch tái định 
cư không phù hợp với tâm lý, lối sống của 
đồng bào, quy hoạch chậm cũng là nguyên 
nhân đồng bào bỏ khu tái định cư phá rừng 
lập làng, lấy đất canh tác. 
Thứ ba, tại nhiều dự án thủy điện, việc 
bố trí đổ chất thải chưa hợp lý, thu dọn 
lòng hồ không triệt để, chưa khơi thông hệ 
thống thoát nước, điều đó khiến bùn cát 
lắng đọng vào dung tích chết của hồ chứa 
nhiều hơn, dòng chảy về hạ lưu mất đi 
lượng phù sa đáng kể, từng bước làm “sa 
mạc hóa” vùng hạ du. 
Thứ tư, theo quy định, các chủ đầu tư dự 
án thủy điện phải trồng lại diện tích rừng bị 
mất, thực tế rất ít chủ dự án thực hiện trách 
nhiệm này. Điển hình như ở Đắk Lắk, diện 
tích rừng phải trồng là 850 ha nhưng đến 
nay các chủ dự án mới trồng được 63 ha. 
Tiềm năng và cái lợi của việc phát triển 
thủy điện ở Tây Nguyên đã rõ nhưng 
những hậu quả của nó đối với môi trường, 
dân sinh cũng không nhỏ. Trong buổi làm 
việc với Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân 
Phúc ngày 10/12/2012, lãnh đạo tỉnh Gia 
Lai đã chính thức có ý kiến về vấn đề này. 
Ông Phạm Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh 
nhấn mạnh: “Theo tôi thủy điện nên dừng 
ở đây. Mất rừng cũng nhiều, người dân phá 
rừng, lâm tặc làm suy giảm nguồn rừng. 
Những công trình lớn phá rừng cả ngàn ha. 
Vấn đề môi trường rất là lớn. Ngay trên địa 
bàn của Gia Lai cái thủy điện nhỏ nào đang 
làm thì cho làm. Cái nào quá thời hạn cho 
thu hồi và không cho xây cái mới nữa!”. 
3. Chủ trương khai thác khoáng sản 
Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi 
nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2013 
38
Ngoài bôxít, nơi đây còn tập trung một 
nguồn lớn tiềm năng về đá, vàng sa 
khoáng, fenspat, sỏi, cát, đất, than, nước 
khoáng thiên nhiên, sa khoáng titan 
(ilmenit), các loại khoáng sản kim loại và 
quặng apatit, vônfram. Trong những năm 
gần đây, cả nước đã có nhiều dự án đầu tư 
tại Tây Nguyên nhằm khai thác thế mạnh 
của nguồn tài nguyên phong phú này. 
Trong đó, có những dự án khai thác 
khoáng sản lớn của Tập đoàn Đức Long 
Gia Lai, như: mỏ đá Granit Oplat tại xã 
Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, mỏ đá bazan 
trụ, bazan khối tại xã Jun, huyện Chư Sê và 
mỏ đá granit tại xã Chư Băh, huyện Ayun 
Pa Tính đến thời điểm này, Tập đoàn 
Đức Long Gia Lai đã được UBND tỉnh Gia 
Lai cấp phép khai thác 5 mỏ khoáng sản. 
Chất lượng các loại đá ở các mỏ trên đều 
rất tốt, như đá grannit màu tím trắng, đá 
bazan màu hồng đen, có thể đáp ứng nhu 
cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Việc 
khai thác các mỏ đá này sẽ góp phần tăng 
doanh thu, lợi nhuận trong hoạt động sản 
xuất kinh doanh của Tập đoàn, tạo công ăn 
việc làm cho người lao động địa phương. 
Khơi dậy tiềm năng khoáng sản của Tây 
Nguyên cũng là thúc đẩy kinh tế phát triển, 
góp phần thay đổi diện mạo của Tây 
Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. 
Một trong những dự án gây hậu quả 
nghiêm trọng đến môi trường hiện nay ở 
Tây Nguyên phải kể đến là dự án khai thác 
bôxít đã được Thủ tướng Chính phủ phê 
duyệt và ban hành tại Quyết định số 
167/2007/QĐ-TTg ngày 01/11/2007 về 
quy hoạch khai thác, chế biến bôxít vùng 
Đăk Nông giai đoạn 2007 đến 2015. Dự án 
sẽ gồm 04 nhà máy alumin. Cho đến nay 
mới có một nhà máy đang triển khai. 
Quặng bôxít Tây Nguyên có những đặc 
điểm: Phân bố dàn trải trên diện rộng, tổng 
diện tích chứa bôxít lên đến 20.000 km2; 
chiều dày lớp quặng trung bình khoảng 4 -
6 m, hiếm khi dày hơn 10 m; cấu tạo thân 
quặng phân lớp, từ trên xuống dưới gồm: 
lớp thổ nhưỡng (0,8 - 2,5 m) đất đỏ bazan 
màu mỡ với thảm thực vật tươi tốt, lớp kết 
vón laterit (1,5 - 2,0 m), lớp quặng bôxít 
(4-6 m), lớp sét loang lổ chứa caolinit (2 - 
3m), cuối cùng là lớp đá bán phong hóa và 
đá gốc bazan. Quặng nằm gần mặt đất, hệ 
số bóc đất đá nhỏ; hàm lượng các kim loại 
nặng, các nguyên tố độc hại, kể cả phóng 
xạ trong bôxít là rất thấp, vì vậy khả năng 
chúng gây ô nhiễm môi trường trong quá 
trình khai thác quặng bôxít là không đáng 
lo ngại. Những đặc điểm này rất thuận lợi 
cho việc khai thác quặng bôxít bằng khai 
trường lộ thiên. Tuy nhiên, khai thác lộ 
thiên bôxít, đặc biệt là bôxít gibxit sẽ gây 
tác động nhiều mặt đến môi trường đất, 
nước, không khí, thảm thực vật, cư dân bản 
địa. Các loại cây trồng có giá trị kinh tế 
như: cà phê, chè, cao su, thông, chiếm diện 
tích lớn và đang ở giai đoạn sinh lợi, sẽ bị 
ảnh hưởng không nhỏ. Nơi bôxít phân bố ở 
các độ cao 900 m, 1000 - 1100 m và 2500 -
2950 m còn có thảm rừng tự nhiên. Tây 
Nguyên là vùng đất đa sắc tộc. Cư dân bản 
địa hiện còn nghèo, họ sinh sống chủ yếu 
dựa vào cây trồng và tài nguyên phi gỗ 
trong rừng. Khi khai thác quặng bôxít thì 
hai hệ sinh thái chịu tác động mạnh nhất là 
hệ sinh thái rừng tự nhiên và hệ sinh thái 
nông nghiệp. Qua nghiên cứu tại mỏ Tân 
Rai (với công suất 300.000 tấn 
Alumin/năm), ước tính tổng thiệt hại tài 
nguyên cây trồng trong 20 năm đầu do hoạt 
động khai thác và tuyển quặng gây ra đã là 
khoảng 1.804,1 tỉ đồng. Đối với đồng bào 
dân tộc Tây Nguyên thì con số này rất có ý 
Đánh giá tác động của một số chính sách... 
39
nghĩa. Khai thác lộ thiên sau khi bóc lấy 
lớp bôxít, sẽ làm thay đổi cơ bản chất 
lượng đất, các hợp phần dinh dưỡng trong 
đất mất đi, chỉ còn lại lớp sét nguyên chất, 
mà từ đó để hình thành nên lớp thổ nhưỡng 
như hiện tại phải mất hàng trăm năm, thậm 
chí hàng nghìn năm8. 
Theo tài liệu địa chất, nước ngầm ở Tây 
Nguyên có hạn, mực nước ngầm ngày càng 
xuống thấp do nhu cầu sử dụng nhiều, nhất 
là tưới cà phê. Tây Nguyên là khu vực có 
độ cao tương đối lớn so với mặt nước biển, 
nguồn bổ cập nước ngầm duy nhất là nước 
mưa. Nước ngầm cũng như nước mặt của 
Tây Nguyên tạo dòng chảy ngầm và dòng 
mặt đổ về 2 phía: biển Đông và sông 
Mekong. Khí hậu ở đây 2 mùa rõ rệt: 6 
tháng mùa mưa và 6 tháng mùa khô, do 
vậy, thiếu hụt nước vào mùa khô là rất 
nghiêm trọng. Công nghiệp Alumin cần 
nhiều nước để rửa tuyển, chế biến, ước tính 
60 m3 nước cho 1tấn Alumin. Theo quy 
hoạch của TKV, đến năm 2025, riêng tại 
Đắk Nông có 4 nhà máy với tổng công suất 
9,6 - 13,2 triệu tấn Alumin, thì lượng nước 
cần đảm bảo khoảng 576 - 792 triệu m3. 
Phương án bơm cưỡng bức nhiều cấp để 
lấy nước sông Đồng Nai dùng cho các nhà 
máy là quá tốn kém, sẽ đẩy giá thành 
Alumin lên cao, nên tính khả thi thấp9. 
Cho đến nay, chúng ta chưa có nghiên 
cứu nào đánh giá tổng hợp và khuyến nghị 
nên dùng công nghệ hiện đại nào phù hợp 
với điều kiện tự nhiên như thổ nhưỡng, đất 
đai, khí hậu của Tây Nguyên cho dự án 
khai thác quặng bôxít. Chính vì vậy, chỉ 
riêng vấn đề hồ chứa bùn thải có thể cần 
phải xem xét với những điểm khác xa với 
các vùng khác như: địa hình hồ ở trên vùng 
đất cao, có độ dốc lớn, đất có độ thẩm thấu 
lớn, nơi đầu nguồn của sông suối và có 
nhiều mạch nước ngầm, chi phí để xây 
dựng hồ chứa đảm bảo an toàn khi có mưa 
lớn..., tất cả các điều kiện này có thể dẫn 
tới hệ quả là chi phí đầu tư để giải quyết 
triệt để các vấn đề môi trường sẽ rất lớn, 
ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của giá sản 
phẩm. Mặt khác, cao nguyên Đắk Nông là 
nơi bắt nguồn của nhiều nhánh sông, suối 
đổ vào hệ thống sông Đồng Nai ở phía 
Nam và hệ thống sông Krông Knô ở phía 
Bắc, vì vậy nước thải từ các nhà máy và 
dòng bùn đất màu đỏ từ các khai trường 
bôxít ở Đắk Nông rất dễ sẽ làm ô nhiễm 
những hệ thống sông này. Vào mùa mưa, 
lượng đất đá thải có thể rửa trôi xuống các 
dòng chảy, bồi lấp những vùng đất canh 
tác của cư dân ở hạ lưu. 
Thêm vào đó, trên thực tế, Lâm Đồng đã 
có một nhà máy khai thác và chế biến 
bôxít, hoạt động liên tục suốt 32 năm qua. 
Chủ quản mỏ bôxít Bảo Lộc là Công ty 
Hóa chất cơ bản miền Nam (thuộc Tổng 
công ty Hóa chất Việt Nam). Mỏ bôxít Bảo 
Lộc hằng năm sản xuất ra 120.000 tấn 
quặng tinh. Để tuyển ra nguồn quặng tinh 
này, khối lượng quặng nguyên khai hằng 
năm là 260.000 tấn. Theo Giám đốc mỏ 
bôxít Bảo Lộc Huỳnh Minh Trí, mỏ chỉ 
giải quyết được 94 lao động, thuế đóng cho 
địa phương là 1,2 - 1,5 tỉ đồng/năm. Như 
vậy lợi ích kinh tế, xã hội của mỏ bôxít ở 
Bảo Lộc (Lâm Đồng) là không đáng kể 
nhưng đã gây ra một hệ lụy lớn đối với môi 
trường. Toàn bộ hạ lưu của mỏ bôxít Bảo 
Lộc là suối Đamrông, thuộc khu Minh 
Rồng (thượng nguồn sông La Ngà, tên gọi 
khác của sông Đồng Nai, đoạn chạy qua 
vùng Định Quán) đã biến thành “vùng đất 
chết” do hoạt động của mỏ này10. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2013 
40
Theo nhiều chuyên gia về môi trường, 
các nhà khoa học đã tính toán, khi dự án 
khai thác bôxít ở xã Nhân Cơ (Đắk Nông) 
được hoàn thành vào năm 2015 thì mỗi 
năm cụm dự án này thải ra 10 triệu tấn bùn 
đỏ và đến hết đời của dự án này thải ra 1,5 
tỷ tấn bùn đỏ, số bùn đó như những quả 
bom bùn treo trên cao, thượng nguồn đồng 
bằng Nam bộ và Nam Trung bộ. Thêm vào 
đó, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, thường 
xuyên có những trận mưa rất lớn, nước vẫn 
có thể tràn qua đập, cuốn theo những chất 
thải độc hại xuống những vùng đất, sông, 
suối ở hạ du, gây ô nhiễm môi trường trên 
diện rộng. 
Mặt khác, khai thác quặng bôxít chế 
biến thành alumin để luyện nhôm là một 
quy trình tiêu tốn lượng nước và điện 
khổng lồ, đồng thời phát thải một lượng 
khí thải nhà kính và bùn đỏ có sức hủy diệt 
môi trường rất lớn. Giáo sư Đào Công 
Tiến-nguyên hiệu trưởng Đại học Kinh tế 
Thành phố Hồ Chí Minh - cảnh báo: 
“Nguồn nước của Tây Nguyên những năm 
gần đây sụt giảm nghiêm trọng, nếu trưng 
dụng nguồn nước cho khai thác bôxít, chắc 
chắn Tây Nguyên sẽ chết vì thiếu nước”. 
Chưa kể theo quy trình hiện nay, muốn sản 
xuất 1 tấn nhôm cần phải có 2 tấn alumin, 
tức phải khai thác ít nhất 4 tấn quặng bôxít. 
Và quá trình này thải ra đến 3 tấn bùn đỏ là 
một chất thải cực kỳ nguy hại, thậm chí 
chứa phóng xạ mà ngay cả các nước phát 
triển như Mỹ, Nhật Bản cũng không có 
cách nào xử lý ngoài việc chôn lấp. Nếu 
xảy ra thiên tai, lũ quét gây tràn vỡ. Quan 
trọng hơn, mặt đất sau khai thác quặng sẽ 
bị nước cuốn trôi và không thể tái tạo do 
đặc điểm địa hình dốc và mưa lũ hàng năm 
của Tây Nguyên. 
Có thể nói, dự án khai thác bôxít hiện 
nay ở Nhân Cơ (Đắk Nông) là một dự án 
gây tranh cãi về những hệ lụy của nó tới 
môi trường toàn bộ khu vực Tây Nguyên 
và Đông Nam Bộ và trên thực tế đã làm 
ảnh hưởng tương đối rõ nét tới đời sống 
người dân trong vùng dự án, làm mất diện 
tích đất canh tác, đất rừng phòng hộ, rừng 
đầu nguồn... 
Tóm lại, trong nhiều năm qua, Đảng và 
Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát 
triển kinh tế - xã hội ở vùng DTTS&MN, 
trong đó có Tây Nguyên. Nhiều chủ 
trương, chính sách phát triển kinh tế - xã 
hội đã được ban hành và đi vào cuộc sống. 
Đảng và Nhà nước ta coi đó là chìa khóa 
để ổn định an ninh quốc phòng ở Tây 
Nguyên. Hiệu quả từ việc thực thi một số 
chính sách là điều đã được kiểm chứng. 
Tuy nhiên, do Tây Nguyên là một địa bàn 
phức tạp về mặt xã hội, tự nhiên, có nhiều 
dân tộc cùng sinh sống nên việc thực thi 
chính sách không tránh khỏi những bất 
cập. Mặt khác, trong quá trình ban hành 
chính sách do quá nôn nóng, không khảo 
sát kỹ, nhất là các chính sách về phát triển 
thủy điện, khai thác khoáng sản, định canh 
định cư... nên đã để xảy ra những hậu quả 
đáng tiếc đến môi trường, dân sinh. Để 
hướng tới một sự phát triển bền vững cho 
khu vực Tây Nguyên nói riêng và vùng 
DTTS nói chung, trước khi ban hành chính 
sách, các nhà hoạch định chính sách cần 
chú ý tới phong tục, tập quán, thói quen 
canh tác của đồng bào; điều kiện tự nhiên 
của vùng đất đó để đảm bảo hạn chế tới 
mức thấp nhất những bất cập, thiếu sót khi 
thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã 
hội, tránh lợi bất cập hại. 
Đánh giá tác động của một số chính sách... 
41
Chú thích 
1 - 10. Dự án “Đánh giá tác động của một số 
chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng 
DTTS&MN đến môi trường vùng DTTS&MN thời 
gian qua. Đề xuất giải pháp cải thiện môi trường 
sinh thái vùng DTTS&MN” do Ủy ban Dân tộc 
thực hiện năm 2012. 
_____________________ 
Tài liệu tham khảo 
1. Báo cáo Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng ô 
nhiễm môi trường lao động và nghề nghiệp trong 
ngành khai thác than, khoáng sản Việt Nam, Tập 
đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam tháng 12/2009. 
2. Báo cáo Công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 
2005 - 2010 và phương hướng giai đoạn 2011 - 
2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường 2010. 
3. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Báo cáo hiện trạng 
môi trường Tây Nguyên 2012. 
4. Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển 
công nghiệp, du lịch trên địa bàn tỉnh Đăk Nông 
được ban hành tại Quyết định số 04/2008/QĐ-
UBND ngày 31/01/2008 của Ủy ban nhân dân 
tỉnh Đăk Nông. 
5. Cao Nguyên, Lại kêu cứu vì thủy điện, Báo 
Người Lao động điện tử ngày 7/01/2013. 
6. Học Viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Bộ 
kế hoạch và đầu tư (dự án VE/01/021), Bài giảng 
về phát triển bền vững, Hà Nội, 2006. 
7. Hoàng Thiên Nga, Sáu thủy điện trên sông 
Sêrêpôk, Tiền phong online, ngày 29/11/2012. 
8. Khoa Điềm, “Thủy điện vừa và nhỏ ở Tây 
Nguyên: dừng trước khi quá muộn”, VOV ngày 
28/2/2013. 
9. Nguyễn Đức, Thủy điện Tây Nguyên và hệ lụy 
(Bài 1: Phá rừng làm thủy điện). Báo Pháp luật 
điện tử ngày 28/11/2011. 
10. Niên giám thống kê tỉnh Đăk Lăk, Đắk Nông, 
Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, năm 2009. 
11. Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế 
biến, sử dụng quặng bauxit do Thủ tướng Chính 
phủ ban hành tại Quyết định số 167/2007/QĐ-TTg 
ngày 01 tháng 11 năm 2007; 
12. Quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên 
địa bàn tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2006 đến năm 
2010 có xét đến năm 2015 do Ủy ban nhân dân 
tỉnh ban hành tại Quyết định số 09/2006/QĐ-
UBND ngày 03 tháng 3 năm 2006; 
13. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 2003. Giáo 
trình kinh tế và quản lý môi trường, Nxb. Thống kê. 
14. Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và 
phát triển nông thôn VN, Công tác bảo vệ và phát 
triển rừng (2012). 
15. Ủy ban Dân tộc, Dự án “Đánh giá tác động 
của một số chính sách phát triển kinh tế xã hội đến 
môi trường sinh thái vùng DTTS&MN thời gian 
qua. Đề xuất giải pháp cải thiện môi trường sinh 
thái vùng DTTS&MN”, 2012. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_tac_dong_cua_mot_so_chinh_sach_phat_trien_kinh_te_x.pdf