Đánh giá tình trạng kháng thuốc với một số thuốc ức chế virut và so sánh hiệu quả điều trị của Tenofovir và Entercavir ở bệnh nhân viêm gan virut B mạn tính

TÓM TẮT

Mục tiêu: xác định tỷ lệ kháng một số thuốc ức chế virut ở bệnh nhân (BN) viêm gan virut B

(VGVB) mạn tính và đánh giá hiệu quả điều trị của tenofovir và entecavir trên lâm sàng, cận lâm

sàng ở BN VGVB mạn tính lần đầu điều trị. Đối tượng: 68 BN VGVB mạn tính điều trị tại Khoa

Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 1 - 2013 đến 8 - 2014. Phương pháp: tiến cứu,

mô tả, theo dõi dọc. Kết quả: 54/68 BN được xét nghiệm giải trình tự gen xác định genotype và

kháng thuốc 72,2% BN có genotype B; 27,8% genotyp C. Tỷ lệ kháng lamivudin ở nhóm BN có

genotype B là 51,3% và genotype C là 6,7%. 68 BN chia thành hai nhóm: 36 BN điều trị bằng

tenofovir 300 mg; 32 BN điều trị bằng entecavir 0,5 mg trong 12 tháng. Kết quả sau 12 tháng tỷ lệ

BN có tải lượng HBV dưới ngưỡng phát hiện ở hai nhóm lần lượt là 87,5% và 91,7%; tỷ lệ bình

thường hóa ALT là 94,4% và 90,6%; tỷ lệ chuyển đảo huyết thanh HBe là 40,91% và 45,83%.

Tenofovir và entecavir cho hiệu quả tương đương nhau trong điều trị BN VGVB mạn tính

pdf 8 trang yennguyen 6420
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá tình trạng kháng thuốc với một số thuốc ức chế virut và so sánh hiệu quả điều trị của Tenofovir và Entercavir ở bệnh nhân viêm gan virut B mạn tính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá tình trạng kháng thuốc với một số thuốc ức chế virut và so sánh hiệu quả điều trị của Tenofovir và Entercavir ở bệnh nhân viêm gan virut B mạn tính

Đánh giá tình trạng kháng thuốc với một số thuốc ức chế virut và so sánh hiệu quả điều trị của Tenofovir và Entercavir ở bệnh nhân viêm gan virut B mạn tính
t¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 1-2016 
 14 
ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG KHÁNG THUỐC VỚI MỘT SỐ THUỐC ỨC CHẾ 
VIRUT VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA TENOFOVIR VÀ 
ENTERCAVIR Ở BỆNH NHÂN VIÊM GAN VIRUT B MẠN TÍNH 
 Đỗ Tuấn Anh*; Đỗ Thị Lệ Quyên*; Trịnh Hữu Nghĩa*; Phạm Bá Hiền** 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: xác định tỷ lệ kháng một số thuốc ức chế virut ở bệnh nhân (BN) viêm gan virut B 
(VGVB) mạn tính và đánh giá hiệu quả điều trị của tenofovir và entecavir trên lâm sàng, cận lâm 
sàng ở BN VGVB mạn tính lần đầu điều trị. Đối tượng: 68 BN VGVB mạn tính điều trị tại Khoa 
Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 1 - 2013 đến 8 - 2014. Phương pháp: tiến cứu, 
mô tả, theo dõi dọc. Kết quả: 54/68 BN được xét nghiệm giải trình tự gen xác định genotype và 
kháng thuốc 72,2% BN có genotype B; 27,8% genotyp C. Tỷ lệ kháng lamivudin ở nhóm BN có 
genotype B là 51,3% và genotype C là 6,7%. 68 BN chia thành hai nhóm: 36 BN điều trị bằng 
tenofovir 300 mg; 32 BN điều trị bằng entecavir 0,5 mg trong 12 tháng. Kết quả sau 12 tháng tỷ lệ 
BN có tải lượng HBV dưới ngưỡng phát hiện ở hai nhóm lần lượt là 87,5% và 91,7%; tỷ lệ bình 
thường hóa ALT là 94,4% và 90,6%; tỷ lệ chuyển đảo huyết thanh HBe là 40,91% và 45,83%. 
Tenofovir và entecavir cho hiệu quả tương đương nhau trong điều trị BN VGVB mạn tính. 
* Từ khóa: Viêm gan virut B mạn tính; Genotype; Tenofovir; Entecavir. 
Determining Rates of Drug Resistance and Comparison of the Efficacy 
of Tenofovir and Entecavir for Treatment of Nucleos(t)ide-Naive Patients 
with Chronic Hepatitis B 
Summary 
Objectives: To determine rates of drug resistance and compare the efficacy of entecavir and 
tenofovir in nucleos(t)ide-naive chronic hepatitis B patients after 12 months of therapy. Patients 
and methods: Retrospectively reviewed data of chronic hepatitis B patients. Nucleos(t)ide-naive 
patients who had received entecavir or tenofovir for 12 months were included. We determined 
rates of drug resistance and compared entecavir and tenofovir after 12 months of therapy with 
respect to virological, biochemical, and serological. Results: 54/68 patients were tested sequenced, 
39 of them were genotype B (72.2%), 15 of them were genotype C (27.8%). Lamivudine resistance 
rate in patients of genotype B was 51.3%, and genotype C was 6.7%. Only 1 patient (2.55%) in 
genotype B had resistance to adefovir. Of 68 patients, 36 recieved entecavir and 32 recieved 
tenofovir. Pretreatment characteristics of patients were similar. After 12 months, the similar proportion 
of patients in entecavir and tenofovir groups achieved undectectable serum HBV DNA (87.5% 
vs 91.7%) and serum ALT normalization (94.4% vs 90.6%). Rate of serologycal was 40.91% 
and 45.83%. Conclusion: Tenofovir and entecavir are similarly effective in nucleos(t)ide-naive 
chronic hepatitis B patients with high viral load after 12 months of therapy. 
* Key words: Chronic hepatitis B virus; Genotype; Tenofovir; Entecavir. 
* Bệnh viện Quân y 103 
** Bệnh viện Đa khoa Đống Đa 
Người phản hồi (Corresponding): Đỗ Thị Lệ Quyên (nhimcoi2011@gmail.com) 
Ngày nhận bài: 10/11/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 15/12/2015 
 Ngày bài báo được đăng: 28/12/2015 
TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2016 
 15 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Viêm gan virut B mạn tính chiếm tỷ lệ 
rất cao ở nhiều nước trên thế giới trong 
đó có Việt Nam. Tiến triển của VGVB 
mạn tính có thể dẫn đến xơ gan và ung 
thư tế bào gan. Theo số liệu của WHO, 
khoảng 350 - 400 triệu người đang mang 
virut viêm gan B mạn tính với khoảng 
1 - 2 triệu trường hợp tử vong vì bệnh có 
liên quan đến nhiễm virut viêm gan B 
mạn tính (xơ gan, ung thư gan) [1, 4]. 
Ở Việt Nam, tỷ lệ người mang HBsAg thay 
đổi vào khoảng 8 - 15% dân số, tình trạng 
nhiễm virut viêm gan B, đặc biệt là viêm 
gan B mạn tính gây ảnh hưởng không 
nhỏ đến sức khỏe cộng đồng. Trong những 
thập kỷ vừa qua, các nhà khoa học đã 
nghiên cứu, ứng dụng một số thuốc 
kháng virut vào điều trị VGVB mạn như: 
lamivudine, adefovir, entecavir, telbivudine... 
với mục tiêu ngăn chặn xơ gan và ung 
thư gan [2, 3]. 
 Năm 2005, entercavir được đưa vào 
điều trị và đến năm 2008, tenofovir đã 
được Mỹ và EU đưa vào điều trị viêm gan 
B mạn và cho hiệu quả tương đối tốt. Đây 
là hai thuốc được đánh giá có hiệu quả 
kháng virut viêm gan B cao, có thể ức chế 
cả virut thể hoang dại và thể đột biến 
trước nhân, có thể tác dụng cả với BN 
trước đây đã bị kháng với thuốc ức chế 
virut khác. Tại Việt Nam, chưa có nhiều 
nghiên cứu về so sánh hiệu quả của hai 
thuốc trên. Xuất phát từ lý do trên chúng 
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm: 
- Xác định tỷ lệ kháng một số thuốc ức 
chế virut ở BN VGVB mạn tính. 
- Đánh giá hiệu quả điều trị của tenofovir 
và entecavir trên lâm sàng, cận lâm sàng 
ở BN VGVB mạn tính. 
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Đối tƣợng nghiên cứu. 
- BN VGVB mạn tính được khám, theo 
dõi, điều trị bằng tenofovir và entecavir tại 
Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 103 
từ tháng 01 - 2013 đến 8 - 2014, 68 BN 
chia thành 02 nhóm. 
+ Nhóm 1: 36 BN điều trị bằng tenofovir. 
+ Nhóm 2: 32 BN điều trị bằng entecavir. 
- Nghiên cứu đáp ứng điều trị tại các 
thời điểm 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng 
sau điều trị. 
* Tiêu chuẩn lựa chọn BN: 
BN được chẩn đoán là VGVB mạn tính 
theo các tiêu chuẩn (theo khuyến cáo của 
Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh Gan của Hoa 
Kỳ năm 2009) [5]: 
- HBsAg (+) > 6 tháng, ALT ≥ 2 ULN. 
- HBV-ADN trong huyết thanh: 
≥ 105copies/ml nếu HBeAg (+); ≥ 104 copies/ 
ml nếu HBeAg (-). 
- Sinh thiết gan có hình ảnh viêm gan 
mạn tính. 
* Tiêu chuẩn loại trừ BN: 
Trẻ em < 18 tuổi, phụ nữ có thai, cho 
con bú, dị ứng thuốc, đồng nhiễm virut 
viêm gan khác hoặc HIV, đã điều trị bằng 
thuốc kháng virut trước đó, BN không tuân 
thủ liệu trình điều trị, BN có tổn thương 
thận trước điều trị. 
t¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 1-2016 
 16 
2. Phƣơng pháp nghiên cứu. 
* Thiết kế nghiên cứu: 
Tiến cứu ở BN VGVB mạn tính điều trị 
bằng tenofovir và entercavir tại Khoa 
Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 103. 
* Nội dung nghiên cứu: 
Đánh giá hiệu quả điều trị về lâm sàng, 
cận lâm sàng của tenofovir và entercavir 
ở BN VGVB mạn tính được khám và 
điều trị tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện 
Quân y 103 sau điều trị 3 tháng (T3), 
6 tháng (T6) tại các cơ sở xét nghiệm có 
chứng chỉ như: Khoa Huyết học, Sinh hóa 
và Vi sinh vật - Bệnh viện Quân y 103, 
Bệnh viện Medlatec. 
* Đánh giá kết quả điều trị: đáp ứng về 
lâm sàng, sinh hoá, đáp ứng về virut học. 
* Xử lý số liệu: bằng các thuật toán 
thống kê và theo chương trình phần mềm 
SPSS 15. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ 
BÀN LUẬN 
1. Một số đặc điểm của nhóm nghiên 
cứu. 
Bảng 1: Phân bố BN của hai nhóm 
theo tuổi. 
Tuổi 
Nhóm 1 
(n = 36) 
Nhóm 2 
(n = 32) 
p 
18 - 30 9 (25%) 12 (37,5) > 0,05 
31 - 45 19 (52,8%) 14 (43,75) > 0,05 
46 - 60 8 (22,2%) 6 (18,75) > 0,05 
Tuổi trung 
bình 
37,83 ± 7 35,6 ± 6 > 0,05 
Lứa tuổi mắc cao nhất ở nhóm tuổi từ 
31 - 45 (52,8% và 43,75%). Không có sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tuổi 
của hai nhóm BN nghiên cứu. 
Bảng 2: Biểu hiện lâm sàng của hai 
nhóm BN trước điều trị. 
Biểu hiện 
lâm sàng 
Nhóm 1 
(n = 36) 
Nhóm 2 
(n = 32) 
p 
Mệt 28 (77,78%) 30 (93,75%) > 0,05 
Tiểu vàng 17 (47,22%) 20 (62,5%) > 0,05 
Rối loạn tiêu 
hóa 
21 (58,33%) 18 (56,25%) > 0,05 
Vàng da, 
vàng mắt 
11 (30,56%) 8 (25%) > 0,05 
Gan to 19 (52,78%) 17 (53,13%) > 0,05 
Đau hạ 
sườn phải 
15 (41,67%) 18 (56,25%) > 0,05 
 Hầu hết BN đều có từ một đến nhiều 
triệu chứng lâm sàng của viêm gan virut, 
4 BN ở nhóm điều trị bằng tenofovir và 
2 BN ở nhóm entercavir không có biểu hiện 
lâm sàng. Các triệu chứng lâm sàng không 
có sự khác biệt giữa hai nhóm (p > 0,05). 
Bảng 3: Xét nghiệm sinh hóa máu của 
hai nhóm trước điều trị. 
Xét nghiệm 
Nhóm 1 
(n = 36) 
Nhóm 2 
(n = 32) 
p 
Bilirubin 
toàn phần 
Bình 
thường 
18 
(50%) 
15 
(46,87%) 
> 0,05 
Cao 18 
(50%) 
17 
(53,13%) 
> 0,05 
Bilirubin 
trực tiếp 
Bình 
thường 
23 
(63,89%) 
22 
(68,75%) 
> 0,05 
Cao 13 
(36,11%) 
10 
(31,25%) 
> 0,05 
AST 
Bình 
thường 
3 
(8,3%) 
1 
(3,13%) 
> 0,05 
Cao 33 
(91,7%) 
31 
(96,87%) 
> 0,05 
ALT Bình 
thường 
2 
(5,56%) 
3 
(9,37%) 
> 0,05 
Cao 
(< 2,5 lần) 
34 
(94,44%) 
33 
(91,67%) 
> 0,05 
TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2016 
 17 
Đa số BN vào điều trị đều có ALT tăng 
cao hơn giới hạn bình thường (91,67% 
và 96,87%). Bilirubin toàn phần tăng lần 
lượt 50% và 46,87% số BN ở hai nhóm. 
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống 
kê về biểu hiện lâm sàng giữa hai nhóm 
trước điều trị. 
Bảng 4: Nồng độ HBV-ADN trước điều 
trị. 
HBV-ADN 
(copies/ml) 
Nhóm 1 
n = 36 
Nhóm 2 
n = 32 
p 
> 10
6
 24 (66,67%) 23 (71,87%) > 0,05 
10
4 
- 10
6
 12 (33,33%) 9 (28,13%) > 0,05 
Trung bình 
HBV-ADN 
(1,8 ± 1,2) 
x 10
8 
(3,04 ± 1,6) 
x 10
8 
> 0,05 
Tải lượng virut trung bình của hai nhóm 
lần lượt (1,8 ± 1,2) x 108 và (3,04 ± 1,6) x 108. 
Không có sự khác biệt về tải lượng virut 
giữa hai nhóm trước điều trị. 
Bảng 5: Markers HBeAg và anti-HBe 
trước điều trị. 
Chỉ số 
Nhóm 1 
n = 36 
Nhóm 2 
n = 32 
p 
HBeAg (+) 22 (61,11%) 24 (75%) > 0,05 
HBeAg (-) 14 (38,89%) 8 (25%) > 0,05 
 Đa số BN có HBeAg (+) trước khi điều 
trị (61,11% và 75%). Tỷ lệ HBeAg (-) ở hai 
nhóm lần lượt là 38,89% và 25%. Không 
có sự khác biệt giữa hai nhóm về tỷ lệ 
HBeAg (+) và (-) trước điều trị. 
* Xác định tỷ lệ genotype bằng giải 
trình tự gen: 
Chỉ có 2 genotype được phát hiện 
trong tổng số 54 BN là genotype B và 
genotype C. Trong đó tỷ lệ genotype B 
72,2% (39 BN) và 27,8% genotype C 
(15 BN). 
Bảng 6: Tỷ lệ và vị trí đột biến kháng 
với một số thuốc kháng virut. 
Genotype Adefovir Entecavir Lamivudin Tenofovir 
B (n = 39) 1 (2,5%) 
V84M 
0 
(0%) 
20 
(51,3%) 
V207M 
0 
(0%) 
C (n = 15) 0 
(0%) 
0 
(0%) 
1 (6,7%) 
V207M 
0 
(0%) 
Tổng 
(n = 54) 
1 
(1,9%) 
0 
(0%) 
21 
(58,0%) 
0 
(0%) 
Tỷ lệ kháng adefovir là 1,9% ở vị trí 
V84M, HBV của BN này kháng đồng 
thời cả adefovir và lamivudin. Tỷ lệ kháng 
lamivudin rất cao ở cả hai genotype. Khả 
năng do BN bị lây nhiễm HBV kháng thuốc 
từ BN khác. 
Entecavir và tenofovir có tỷ lệ kháng 
thuốc thấp nhất ở những BN sử dụng 
các thuốc này lần đầu. Với entecavir, 
ở thời điểm sau 1 năm điều trị, tỷ lệ 
kháng thuốc 0% và chưa thấy xuất hiện 
kháng thuốc sau 2 năm điều trị, tuy nhiên 
đã có 1,2% kháng thuốc ở thời điểm 
5 năm [6]. 
t¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 1-2016 
 18 
3. So sánh hiệu quả của hai thuốc sau điều trị. 
Bảng 7: So sánh về triệu chứng lâm sàng. 
Bảng 8: So sánh biến đổi về xét nghiệm sinh hóa. 
Biểu hiện lâm sàng 
Sau 3 tháng Sau 6 tháng Sau 12 tháng 
p Nhóm 1 
n = 36 
Nhóm 2 
n = 32 
Nhóm 1 
n = 36 
Nhóm 2 
n = 32 
Nhóm 1 
n = 36 
Nhóm 2 
n = 32 
Bilirubin toàn 
phần (µmol/l) 
Bình 
thường 
29 
(80.56%) 
27 
(84,37%) 
30 
(83,33%) 
28 
(87,5%) 
34 
(94,44%) 
29 
(90,63%) 
> 0,05 
Tăng 
7 
(19,44%) 
5 
(15,63%) 
6 
(16,67%) 
4 
(12,5%) 
2 
(5,56%) 
3 
(9,37%) 
Bilirubin trực tiếp 
(µmol/l) 
Bình 
thương 
27 
(75%) 
29 
(90,63%) 
30 
(83,33%) 
27 
(84,38%) 
36 
(100%) 
30 
(93,75%) 
> 0,05 
Tăng 
9 
(25%) 
3 
(9,37%) 
6 
(11,67%) 
5 
(15,62%) 
0 2 
(6,25%) 
AST (U/l) 
Bình 
thương 
25 
(69,44%) 
17 
(53,13%) 
30 
(83,33%) 
23 
(71,88%) 
34 
(94,44%) 
27 
(84,38%) 
> 0,05 
Tăng 
11 
(30,56%) 
15 
(46,87%) 
6 
(16,67%) 
9 
(28,12%) 
2 
(5,56%) 
5 
(15,62%) 
ALT (U/l) 
Bình 
thương 
26 
(72,22%) 
23 
(71,88%) 
31 
(86,11%) 
21 
(65,62%) 
34 
(94,4%) 
29 
(90,6%) 
> 0,05 
Tăng 
10 
(27,78%) 
9 
(28,12%) 
5 
(13,89%) 
11 
(34,38%) 
2 
(5,56%) 
3 
(9,4%) 
Biểu hiện 
lâm sàng 
Sau 3 tháng Sau 6 tháng Sau 12 tháng 
p Nhóm 1 
n = 36 
Nhóm 2 
n = 32 
Nhóm 1 
n = 36 
Nhóm 2 
n = 32 
Nhóm 1 
n = 36 
Nhóm 2 
n = 32 
Mệt 
14 
(38,89%) 
14 
(43,75%) 
10 
(27,78%) 
12 
(37,2%) 
5 
(13,89%) 
6 
(18,75%) 
> 0,05 
Tiểu vàng 
8 
(22,22%) 
12 
(37,5%) 
5 
(13,89%) 
10 
(31,25%) 
2 
(5,56%) 
2 (6,25%) > 0,05 
Rối loạn tiêu hóa 
5 
(13,89%) 
8 
(25%) 
2 
(5,56%) 
6 
(18,75%) 
1 
(2,78%) 
3 (9,37%) > 0,05 
Vàng da, vàng mắt 
7 
(19,44%) 
6 
(18,75%) 
6 
(16,67%) 
4 (12,5%) 
0 2 (6,25%) > 0,05 
Gan to 
10 
(27,78%) 
10 
(31,25%) 
5 
(13,89%) 
7 
(21,87%) 
4 
(11,1%) 
4 
(12,5%)) 
> 0,05 
Đau hạ sườn phải 
11 
(30,55%) 
10 
(31,25%) 
10 
(27,78%) 
8 
(25%) 
5 (13,89%) 5 
(15,62%) 
> 0,05 
Các triệu chứng lâm sàng của cả hai nhóm sau điều trị giảm rõ rệt so với trước điều trị, 
tuy nhiên chưa thấy khác biệt giữa hai nhóm ở thời điểm 3, 6 và 12 tháng sau điều trị. 
TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2016 
 19 
Tỷ lệ bình thường hóa AST, ALT, bilirubin toàn phần và trực tiếp của cả hai nhóm 
tăng theo thời gian điều trị. Sự khác biệt giữa hai nhóm chưa có ý nghĩa thống kê. 
Các nghiên cứu đa trung tâm tại Hồng Kông, Ý cũng chưa thấy sự khác biệt về 
hiệu quả của tenofovir và entecavir trên lâm sàng [6, 8]. 
Bảng 9: Biến đổi về tải lượng virut. 
HBV-ADN 
(copies/ml) 
Sau 3 tháng Sau 6 tháng Sau 12 tháng 
p 
Nhóm 1 
n = 36 
Nhóm 2 
n = 32 
Nhóm 1 
n = 36 
Nhóm 2 
n = 32 
Nhóm 1 
n = 36 
Nhóm 2 
n = 32 
> 10
6
 0 (0%) 1 (3,13%) 0 0 0 0 p > 0,05 
10
4 
- 10
6
 3 (8,33%) 5 (15,62%) 0 1 (3,12%) 0 0 
10
2 
- < 10
4
 20 (55,56%) 8 (25%) 8 (22,22%) 5 (15,63%) 3 (8,33%) 4 (12,5%) p1,2 < 0,05 
< 10
2 
DNPH 13 (36,11%) 18 (56,25%) 28 (77,78%) 26 (81,25%) 33 (91,7%) 28 (87,5%) p > 0,05 
Số BN ở cả hai nhóm có tải lượng virut dưới ngưỡng phát hiện tăng dần theo thời 
gian điều trị. Sau 3 tháng, tỷ lệ BN ở hai nhóm không phát hiện được virut trong máu 
lần lượt là 36,11% và 56,25%. Sau 6 tháng là 77,78% và 81,25%; sau 12 tháng là 
91,7% và 87,5%. Sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê. Tại thời điểm sau 3 tháng 
điều trị tenofovir, số BN có tải lượng virut từ 102 - 104 cao hơn so với nhóm điều trị 
bằng entecavir, p < 0,05. Điều này được chứng minh ở một số nghiên cứu: tenofovir 
có tác dụng ức chế virut tốt hơn so với entecavir (nghiên cứu của Liaw và CS, 
2011: tenofovir có hiệu quả hơn đáng kể so với entecavir trong việc hoàn toàn ức 
chế virut) [7]. 
Bảng 10: Tỷ lệ chuyển đảo huyết thanh giữa hai nhóm sau điều trị. 
HBV-ADN 
copies/ml) 
Sau 3 tháng Sau 6 tháng Sau 12 tháng 
 Nhóm 1 
n = 22 
Nhóm 2 
n = 24 
Nhóm 1 
n = 22 
Nhóm 2 
n = 24 
Nhóm 1 
n = 22 
Nhóm 2 
n = 24 
Số BN chuyển đảo 
huyết thanh HBe 
4 
(18,18%) 
4 
(12,5%) 
7 
(31,82%) 
9 
(37,5%) 
9 
(40,91%) 
11 
(45,83%) 
> 0,05 
Tỷ lệ BN đạt chuyển đảo huyết thanh HBe sau điều trị 3, 6, 12 tháng tương đương 
nhau giữa hai nhóm. 
TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2016 
 7 
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu đánh giá hiệu quả 
điều trị của tenofovir và entecavir trên 
68 BN VGVB mạn tính tại Khoa Truyền 
nhiễm, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 
11 - 2013 đến 11 - 2014, chúng tôi đưa ra 
một số kết luận: 
* Tình trạng kháng với một số thuốc 
kháng virut ở BN VGVB mạn: 
Chỉ có 2 genotype B và C được phát 
hiện trong tổng số 54 BN. Trong đó 
72,2% BN có genotype B và 27,8% BN có 
genotype C. Tỷ lệ kháng adefovir là 1,9% 
ở vị trí V84M, HBV của BN này kháng 
đồng thời cả adefovir và lamivudin. Tỷ lệ 
kháng lamivudin rất cao ở cả 2 genotype 
(58% ở vị trí V207M). Không phát hiện 
thấy BN nào có kết quả giải trình tự gen 
kháng entecavir và tenofovir. 
* Hiệu quả của entecavir và tenofovir ở 
BN VGVB mạn tính: 
- Các triệu chứng lâm sàng của hai nhóm 
sau điều trị giảm rõ rệt so với trước điều 
trị, tuy nhiên chưa thấy sự khác biệt giữa 
hai nhóm sau kết thúc điều trị. 
- Tỷ lệ bình thường hóa AST, ALT, 
bilirubin toàn phần và trực tiếp của cả hai 
nhóm tăng theo thời gian điều trị. Chưa 
có sự khác biệt về tác dụng bình thường 
hóa enzym gan giữa hai nhóm sau điều trị. 
- Sau 3 tháng điều trị, tải lượng virut 
ở hai nhóm giảm rõ rệt, trong đó tỷ lệ 
BN điều trị tenofovir có số lượng virut ở 
2 log10 - < 4 log10 copies/ml chiếm tỷ lệ 
cao hơn so với nhóm điều trị bằng 
entecavir (55,56% và 25%), sự khác biệt 
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tuy nhiên, 
không có sự khác biệt ở thời điểm sau 
điều trị 6 và 12 tháng. 
- Tỷ lệ BN có chuyển đảo huyết thanh 
HBe sau 12 tháng ở nhóm điều trị bằng 
entecavir cao hơn nhóm điều trị bằng 
tenofovir (45,83% so với 40,91%), tuy nhiên 
khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới - Sở Y tế TP. 
Hồ Chí Minh. Quyết định về việc ban hành 
“Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm 
gan siêu vi. Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh. 2011. 
2. Nguyễn Công Long. Đánh giá hiệu quả 
điều trị của entecavir trên BN viêm gan B mạn 
tính có HBeAg (-) và HBeAg (+). Luận án Tiến sỹ 
Y học. 2012. 
3. Nguyễn Đức Mạnh. Đánh giá hiệu quả 
của tenofovir ở BN viêm gan B mạn tính điều 
trị tại Bệnh viện Quân y 103. Luận văn Bác sỹ 
Chuyên khoa Cấp II. 2012. 
4. Nguyễn Văn Mùi, Hoàng Vũ Hùng. 
Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị của 
toflovir (tenofovir) ở BN viêm gan B mạn tính 
hoạt động. Tạp chí Y - Dược học Quân sự. 
Học viện Quân y. 2010, số 5. 
5. Bömmel Van et al. Long-term efficacy 
of tenofovir monotherapy for hepatitis B virus-
monoinfected patients after failure of nucleoside/ 
nucleotide analogues. Hepatology. 2010, pp.73-80. 
6. Dogan Ǖmit Bilge. Comparison of the 
efficacy of tenofovir and entecavir for the 
treatment of nucleos(t)ide-naïve patients with 
chronic hepatitis B. Turk J Gastroenterol. 2012, 
23 (3), pp.247-252. 
7. Liaw Yun-Fan et al. Tenofovir disoproxil 
fumarate (TDF), emtricitabine/TDF and entecavir 
in patients with decompensated chronic hepatitis 
B liver disease. Hepatology. 2011, Vol 53, No 1, 
pp.62-72. 
8. Woo Gloria et al. Tenofovir and entecavir 
are the most effective antiviral agents for chronic 
hepatitis B: A systematic review and Bayesian 
meta-analyses. Gastroenterology. 2010, Vol 139, 
Issue 4, pp.1218-1229. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_tinh_trang_khang_thuoc_voi_mot_so_thuoc_uc_che_viru.pdf