Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản (Phần 2)
I. CÁC QUY ĐỊNH VỀ XUẤT NHẬP KHẨU
Hầu hết hàng hóa đều được nhập khẩu vào Nhật Bản
mà không cần giấy phép ngoại trừ các mặt hàng thuộc Hệ
thống hàng cấm nhập khẩu (một số hóa chất, vũ khí). Những
mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam rõ ràng hoàn
toàn không nằm trong danh sách hàng cấm nhập khẩu của
Nhật Bản
1. Chứng từ nhập khẩu
Nhà nhập khẩu Nhật Bản khi muốn nhập khẩu phải xin
phép nhập tại Hải quan. Hàng hóa liên quan sẽ được kiểm tra.
Nếu đạt yêu cầu, nhà nhập khẩu phải đóng thuế và các khoản
lệ phí cần thiết cho Hải quan để nhận giấy phép nhập khẩu.
Quá trình xin cấp phép phổ biến hiện áp dụng cho hơn 90%
lượng hàng nhập khẩu vào Nhật
Bộ tờ khai hải quan (theo quy định tại Luật hải quan
Điều 67 tới Điều 72) phải được điền đầy đủ vào thông tin liên
quan; đối tượng đứng ra khai là nhà nhập khẩu. Nhà nhập
khẩu khai vào 3 tờ mẫu tờ khai C-5020 và nộp cho hải quan
kèm theo các tài liệu sau:
- Hóa đơn thương mại
- Vận đơn
- Giấy chứng nhận xuất xứ - CO (Với các quốc gia
thuộc diện được hưởng ưu đãi của Hệ thống ưu đãi phổ cập
sử dụng mẫu A)
- Phiếu đóng gói, biên lai cước vận chuyển, giấy chứng
nhận bảo hiểm, và những giấy tờ liên quan cần thiết
- Giấy phép, giấy chứng nhận, mà các quy định, luật
khác ngoài luật hải quan yêu cầu (áp dụng theo các quy định,
luật liên quan)
- Giấy đề nghị miễn giảm các khoản phí, thuế trong đó
mô tả chi tiết các thông tin cần thiết, các quy định, luật liên
quan.
- Biên lai thuế hải quan (nếu hàng hóa thuộc diện chịu
thuế)
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản (Phần 2)
103 CHƯƠNG IV MỘT SỐ THÔNG TIN CẦN BIẾT KHI KINH DOANH VỚI NHẬT BẢN I. CÁC QUY ĐỊNH VỀ XUẤT NHẬP KHẨU Hầu hết hàng hóa đều được nhập khẩu vào Nhật Bản mà không cần giấy phép ngoại trừ các mặt hàng thuộc Hệ thống hàng cấm nhập khẩu (một số hóa chất, vũ khí). Những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam rõ ràng hoàn toàn không nằm trong danh sách hàng cấm nhập khẩu của Nhật Bản 1. Chứng từ nhập khẩu Nhà nhập khẩu Nhật Bản khi muốn nhập khẩu phải xin phép nhập tại Hải quan. Hàng hóa liên quan sẽ được kiểm tra. Nếu đạt yêu cầu, nhà nhập khẩu phải đóng thuế và các khoản lệ phí cần thiết cho Hải quan để nhận giấy phép nhập khẩu. Quá trình xin cấp phép phổ biến hiện áp dụng cho hơn 90% lượng hàng nhập khẩu vào Nhật Bộ tờ khai hải quan (theo quy định tại Luật hải quan Điều 67 tới Điều 72) phải được điền đầy đủ vào thông tin liên quan; đối tượng đứng ra khai là nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu khai vào 3 tờ mẫu tờ khai C-5020 và nộp cho hải quan kèm theo các tài liệu sau: Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 104 - Hóa đơn thương mại - Vận đơn - Giấy chứng nhận xuất xứ - CO (Với các quốc gia thuộc diện được hưởng ưu đãi của Hệ thống ưu đãi phổ cập sử dụng mẫu A) - Phiếu đóng gói, biên lai cước vận chuyển, giấy chứng nhận bảo hiểm,và những giấy tờ liên quan cần thiết - Giấy phép, giấy chứng nhận,mà các quy định, luật khác ngoài luật hải quan yêu cầu (áp dụng theo các quy định, luật liên quan) - Giấy đề nghị miễn giảm các khoản phí, thuế trong đó mô tả chi tiết các thông tin cần thiết, các quy định, luật liên quan. - Biên lai thuế hải quan (nếu hàng hóa thuộc diện chịu thuế) (a) Hóa đơn thương mại Phải có tối thiều 3 bản sao hóa đơn thương mại. Các hóa đơn cần phải được nhà cung cấp ký tên và bao gồm các chi tiết sau: - Số nhãn và số thứ tự của bao gói - Thông tin mô tả về hàng hóa - Phí bảo hiểm và phí vận chuyển Một số thông tin cần biết khi kinh doanh với Nhật Bản 105 - Địa điểm và thời gian lập hóa đơn - Nơi đến và người nhận - Số hiệu phương tiện vận chuyển - Số seri giấy phép nhập khẩu - Các điều kiện của hợp đồng liên quan đến việc xác định giá trị hàng hóa (b) Hóa đơn vận chuyển (vận đơn) Đối với hàng hóa được gửi bằng đường biển, yêu cầu phải có tối thiểu 03 bản vận đơn gốc đã ký và 02 bản sao. Đối với hàng hóa được gửi bằng đường hàng không, yêu cầu phải có 01 bản vận đơn gốc và 09 bản sao nhưng không có các điều lệ chặt chẽ áp dụng. Nếu số lượng vận chuyển thực tế vượt quá số lượng ghi trong đơn hàng, cần phải nêu rõ tên và địa chỉ của người được thông báo. Thông tin trong giấy ủy thác của người nhập khẩu thường chỉ mang tính danh nghĩa nhưng phải gồm có tên phương tiện vận chuyển, người nhận trung gian và người nhận cuối cùng, nhãn mác và số seri của thùng hàng, thông tin mô tả hàng hóa gồm toàn bộ khối lượng và kích thước theo hệ mét. (c) Giấy chứng nhận xuất xứ Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 106 Giấy chứng nhận xuất xứ thông thường do lãnh sự quán Nhật hoặc viên chức ngoại giao tại nơi sản xuất, nơi mua bán hoặc vận chuyển hàng hóa cấp. Các giấy chứng nhận do hải quan, các nước trung gian khác hoặc người có thẩm quyền quyết định cấp có thể được chấp nhận. Giấy chứng nhận phải có chữ ký của người xuất khẩu. Giấy chứng nhận phải chỉ rõ xuất xứ, nhãn mác và số seri của hàng hóa, thông tin mô tả hàng hóa, số seri của thùng hàng và hàng hóa cần phải được chứng nhận được sản xuất tại nước xuất xứ. Hàng hóa được ghi trong giấy chứng nhận phải phù hợp với các điều kiện được chấp nhận theo hệ thống giá trị GATT. (d) Phiếu đóng gói Yêu cầu 2 bản sao, chỉ rõ các thông số của hàng hóa, gồm cả thông tin về trọng lượng và kích thước của mỗi kiện hàng (e) Giấy chứng nhận bảo hiểm Giấy chứng nhận bảo hiểm có thể được yêu cầu nếu giấy kiểm tra hải quan không có hóa đơn được đề nghị (để xác định giá trị thuế/chất lượng). Trong trường hợp như vậy, các tài liệu khác ghi giá trị vận chuyển, mức phí bảo hiểm và bảng giá v.v. có thể được yêu cầu. Hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản được kiểm soát bằng một hệ thống luật pháp tương đối chặt chẽ vì Một số thông tin cần biết khi kinh doanh với Nhật Bản 107 các lý do bảo vệ quyền lợi an ninh quốc gia, lợi ích kinh tế hoặc bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dung. Các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường Nhật Bản cần tìm hiểu kỹ và tuân thủ nghiêm túc những quy định và luật về nhập khẩu của Nhật Bản Những mặt hàng yêu cầu giấy phép nhập khẩu phải tuân thủ các quy trình, quy định, luật của hải quan. Với một số mặt hàng nhập khẩu có hạn ngạch, nhà nhập khẩu phải xin hạn ngạch tại Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (Ministry of Economy, Trade and Industry – METI). Thủ tục nhập khẩu những mặt hàng thuộc loại nguyên liệu, chế biến thô hoặc bán thành phẩm thường thông thoáng và dễ dàng hơn. 2. Các luật và quy định liên quan Hàng hóa nhập khẩu vào Nhật Bản còn bị chi phối bởi hàng loạt các luật lệ và quy định về kiểm dịch, trách nhiệm của nhà sản xuất. Người kinh doanh sản phẩm phải bồi thường đối với các thiệt hại do bán cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng không đảm bảo. Sau đây là một số quy định luật pháp thương mại tiêu biểu và có ảnh hưởng lớn hơn đến việc tiêu thụ hàng hóa. a) Luật trách nhiệm sản phẩm Luật trách nhiệm sản phẩm được áp dụng đối với các sản phẩm nói chung và sản phẩm nhập khẩu nói riêng. Luật Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 108 này được ban hành vào tháng 7-1995 để bảo vệ người tiêu dùng. Luật này quy định nếu như một sản phẩm có khuyết tật gây ra thương tích cho người hoặc thiệt hại về của cải thì nạn nhân có thể đòi nhà sản xuất bồi thường cho các thiệt hại xảy ra liên quan đến sản phẩm có khuyết tật các quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và khuyết tật của sản phẩm. b) Luật vệ sinh thực phẩm Luật vệ sinh thực phẩm quy định cho tất cả các thực phẩm và đồ uống tiêu dùng trên thị trường Nhật Bản. Hàng hóa được phân chia thành nhiều nhóm: các gia vị thực phẩm, các máy móc dùng để chế biến và bảo quản thực phẩm, các dụng cụ đựng và bao bì cho các gia vị cũng như cho thực phẩm, đồ chơi trẻ em và các chất tẩy rửa dùng cho việc làm sạch thực phẩm và đồ ăn. Các loại hàng này khi đưa vào sử dụng phải có giấy phép của Bộ Y Tế và Phúc lợi Nhật Bản. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải hiểu đúng chế độ quản lý vệ sinh thực phẩm để có thể tránh những vi phạm đáng tiếc. Nhật Bản không áp đặt quy định và luật nào về giá cả và phương thức thanh toán. Nhà xuất khẩu có thể báo giá bằng Đô la Mỹ, Yên Nhật hoặc bất cứ loại tiền nào, tuy nhiên tốt nhất nên báo giá bằng đồng Yên Nhật hoặc Đô la Mỹ. Cách thức báo giá, thanh toán tùy thuộc vào chủng loại và quan hệ giữa hai bên. Một số thông tin cần biết khi kinh doanh với Nhật Bản 109 Một số loại hàng hóa buộc phải tuân thủ các luật và quy định ngoài luật hải quan ( Điều 70 Luật Hải quan) như: (1) Luật ngoại thương và ngoại hối; (2) Luật và quy định liên quan đến các mặt hàng cấm: Luật bảo vệ động thực vật hoang dã; Luật về vũ khí; Luật về các chất độc hại; Luật về dược phẩm; Luật về các loại phân bón; Luật bình ổn giá đường; Luật về các vật, chất gây cháy nổ; Luật về các chất hóa học và quy trình sản xuất; Luật về các loại khí nén. (3) Luật và quy định về kiểm định: Luật vệ sinh an toàn thực phẩm; Luật kiểm dịch thực vật; Luật về các bệnh lây nhiễm qua động vật; Luật phòng chống dại; (4) Luật và quy định về các chất gây nghiện: Luật về ma túy gốc gai dầu; Luật về các chất kích thích; Luật về các chất gây nghiện, chất an thần; Luật về thuốc phiện. Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 110 Trong hệ thống hải quan Nhật Bản có một khái niệm riêng gọi là Hozei. Khái niệm này chỉ một khu vực nơi hàng hóa được hưởng một số ưu đãi riêng. Có 5 loại khu vực Hozei: Loại khu vực Chức năng chính Thời gian lưu hàng Quản lý Khu vực Hozei xác định Tạm chứa hàng hóa nước ngoài 01 tháng Chính quyền địa phương quản lý đất, Bộ Tài chính chỉ định Nhà kho Hozei Lưu kho tạm thời hoặc lâu dài đối với hàng hóa nước ngoài 02 năm ( Có thể gia hạn) Các điều kiện thuận lợi của khu vực kinh tế tư nhân được Giám đốc Cục Hải quan cấp phép Kho nhà hàng sản xuất Hozei Chế biến và sản xuất hàng hóa nước ngoài như nguyên liệu thô 02 năm ( Có thể gia hạn) Cục trưởng Cục Hải quan quản lý cấp phép Khu vực trưng bày Hozei Trừng bày và sử dụng hàng hóa nước ngoài Thời gian do Cục trưởng Cục Hải quan ấn định Một địa điểm tương tự Trung tâm triển lãm quốc tế. Cục trưởng Cục Hải quan quản lý cấp phép Vùng Hozei tổng hợp Lưu kho, chế biến sản xuất và trưng bày của hàng hóa nước ngoài 02 năm ( Có thể gia hạn) Do bên thứ ba quản lý, bên thứ ba này phải được Cục trưởng Cục Hải quan cấp phép Một số thông tin cần biết khi kinh doanh với Nhật Bản 111 3. Các mặt hàng cấm nhập khẩu (a) Ma túy, chất kích thích và các chất gây nghiện, các vật dụng phục vụ việc sử dụng các chất trên, các chất tác động tới tâm thần (trừ một số chất theo quy định của Bộ Y tế) (b) Súng cầm tay các loại (súng ngắn, súng trường, súng máy,) đạn dược và các loại phụ kiện liên quan (c) Tiền giả, các giấy tờ chứng khoán giả (cổ phiếu,), bản mô phỏng tiền kim loại, tiền giấy. (d) Văn hóa phẩm (sách, tranh, ảnh,) ảnh hưởng tiêu cực tới an ninh xã hội, thuần phong mỹ tục. (e) Các vật phẩm, tài liệu vi phạm bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ II. CHÍNH SÁCH THUẾ VÀ THUẾ SUẤT Hệ thống thuế của Nhật Bản được chia theo bốn nhóm chính trên cơ sở hình thức áp dụng bao gồm: Hệ thống thuế áp dụng phổ cập Hệ thống thuế áp dụng đối với các quốc gia thành viên WTO Hệ thống thuế áp dụng cho các đối tượng được hưởng ưu đãi thuế, áp dụng tạm thời. Riêng với các nước đang phát triển bao gồm cả Việt Nam, Nhật Bản có nhiều chính sách ưu đãi hoặc miễn thuế thuộc Hệ thống ưu đãi phổ cập GSP (Generalised Syetem of Preferences). Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 112 1. Hệ thống thuế Các công ty kinh doanh đang hoạt động ở Nhật sẽ phải chịu các loại thuế bao gồm: Thuế hiệp hội chung Thuế thu nhập cá nhân Thuế doanh thu Thuế địa phương Thuế cư trú Mức thuế tiêu thụ là 5% áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa ở Nhật bao gồm cả lương thực. Một số khách sạn tính 8 - 10% thuế dịch vụ cho việc hướng dẫn tính thuế cho khách hàng. Các loại thuế rượu được thể hiện trong các khoản mục chi tiết tùy theo chất lượng, được thu như các loại đồ uống cho dù được nhập khẩu hay sản xuất trong nước. Đối với các mặt hàng được sản xuất trong nước, mức thuế được thu căn cứ trên thuế nhập khẩu thuốc lá. 2. Thuế xuất nhập khẩu Phần lớn thuế xuất nhập khẩu được căn cứ trên hệ thống định giá GATT (xấp xỉ bằng tổng mức trị giá kèm phí bảo hiểm và phí vận tải) Nhật Bản có mức thuế xuất nhập khẩu thấp hoặc bằng 0% đối với đa số các sản phẩm sản xuất công nghiệp. Một số thông tin cần biết khi kinh doanh với Nhật Bản 113 Nhật Bản duy trì thuế xuất nhập khẩu và hạn chế đối với một số khoản mục về nông nghiệp liên quan tới các nhà xuất khẩu Việt Nam. Các sản phẩm của Việt Nam được nhập khẩu vào Nhật ở một tỷ lệ thấp theo như thông báo (ngoại trừ tỷ lệ ưu đãi). Sự ưu đãi nói chung được chấp nhận đối với các nước đang phát triển. Một hệ thống định giá tự động được thiết kế để xác định thuế nhập khẩu cho phép tính toán trước mức thuế mà nhà nhập khẩu phải trả. III. QUY ĐỊNH VỀ BAO GÓI NHÃN MÁC Nghiêm cấm sử dụng rơm rạ làm chất liệu đóng gói hàng hóa . Việc đề xuất đóng gói hàng hóa phải được làm rõ với nhà nhập khẩu. Hàng hóa phải được dán nhãn mác theo thông lệ thương mại. Thực phẩm sau khi nhập khẩu phải có nhãn đính kèm cho mỗi bao gói, thể hiện chi tiết nội dung bao gồm màu nhân tạo hoặc chất bảo quản, tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu và ngày nhập hoặc sản xuất ở Nhật. Nhiều loại thức ăn và hàng tiêu dung tùy thuộc vào những yêu cầu về dán nhãn riêng biệt mà nhà nhập khẩu phải được tư vấn về việc dán nhãn bắt buộc. Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 114 Các công ten nơ chứa hàng được đóng hộp, đóng chai, đồ uống, hàng hóa nhỏ, thức ăn đông lạnh và thức ăn được đóng gói phải được các nhà xuất khẩu dán nhãn mác riêng theo hệ mét, đảm bảo sự yên tâm cho nhà phân phối Nhật Bản. Việc chỉ dẫn sử dụng thuốc liên quan đến hệ thần kinh phải được in ở Nhật. Các quy định dán nhãn đặc biệt áp dụng đối với các thiết bị điện, xà phòng, lá nhôm, một số dụng cụ nhà bếp, các chất liệu làm sạch, lắp ráp bệ xí và bồn tắm, đồ đạc sử dụng trong nhà, bình nước nóng và mỹ phẩm. IV. QUY ĐỊNH VỀ KIỂM DỊCH ĐỘNG, THỰC VẬT Nhật Bản quản lý rất chặt chẽ các vấn đề kiểm dịch động thực vật có ảnh hưởng tới các sản phẩm công nghiệp và tiêu thụ các loại thực phẩm sạch và thực phẩm được bảo quản. Việc nhập khẩu lương thực cần phải được cấp giấy phép nhập khẩu do Cục Kiểm tra Vệ sinh Thực phẩm thuộc Bộ Y tế ban hành. Lương thực cũng có thể phải chịu sự kiểm tra khi nhập khẩu vào Nhật. Đối với các sản phẩm được nhập khẩu lần đầu, việc mô tả thành phần của sản phẩm và quá trình sản xuất công Một số thông tin cần biết khi kinh doanh với Nhật Bản 115 nghiệp kèm theo cần phải được cung cấp, cùng với các tài liệu khác như giấy chứng nhận y tế từ nước xuất xứ. Ở Việt Nam loại giấy chứng nhận này được cấp từ Cục Kiểm dịch, Bộ Lâm nghiệp hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Từ những quy định kiểm dịch của Nhật, Việt Nam có thể cung cấp chuối xanh, xoài, chanh, dứa, cam và nhiều loại rau (Về cơ bản những thứ đó không có hạt). Gần đây, quất và táo Fuji ở Tasmania được chấp nhận cho xuất khẩu tới Nhật. Một danh sách các loại rau, quả từ Tasmania có thể được nhập khẩu vào Nhật và hiện tại khi sản phẩm đã chấp nhận, Tasmania được miễn phí vận chuyển trái cây bằng hàng không. Trích dẫn tham khảo chính thức về việc nhập khẩu và phân phối các chất gây nghiện tại Nhật được ghi trong điều luật kinh doanh dược phẩm. Các nhà sản xuất và nhập có ý định sản xuất hoặc nhập khẩu các chất gây nghiện, thiết bị y tế, các loại mỹ phẩm và xà phòng cần nhận được sự phê chuẩn phù hợp với luật kinh doanh dược phẩm. Nếu các sản phẩm mỹ phẩm có chứa những thành phần vượt ra ngoài các tiêu chuẩn cấp phép, khi đó bắt buộc phải có sự phê chuẩn của Bộ Y tế Nhật Bản để nhập khẩu các sản phẩm đó. Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 116 Các giấy chứng nhận đặc biệt: Các loại động thực vật và các sản phẩm của chúng cần phải có giấy chứng nhận y tế do cấp có thẩm quyền phê chuẩn từ nước xuất xứ ban hành. Các loại rau quả đông lạnh phải đi kèm theo với một giấy chứng nhận về trạng thái (mẫu E46) thay cho giấy chứng nhận vệ sinh thực vật. Thịt cung cấp cho con người đòi hỏi phải có giấy chứng nhận có điều kiện, do cấp có thẩm quyền phê chuẩn ở nước xuất xứ ban hành, chỉ rõ rằn ... o biết thị trường bán lẻ hàng dệt may và phụ kiện thời trang Nhật Bản năm 2008 đạt 9.828 tỷ ¥ (tương đương 95,1 tỷ USD) và năm 2009 8.845 tỷ ¥ (tương đương 94,4 tỷ USD), giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Theo thống kế của Viện, doanh số bán lẻ hàng quần áo mặc hàng ngày năm 2009 đạt 5.954 tỷ ¥ (tương đương 63,6 tỷ USD), giảm 10,2% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu hàng dệt may: Theo số liệu hải quan Nhật Bản về xuất nhập khẩu hàng hóa của Nhật Bản theo nước/vùng lãnh thổ, năm 2009 Nhật Bản nhập khẩu khoảng 2.300 tỷ ¥ (tương đương 24,6 tỷ USD) hàng dệt may, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong 6 tháng đầu năm 2010, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của nước này khoảng 903,3 tỷ ¥ (tương đương 10 tỷ USD), a giảm 6,0% so với cùng kỳ năm 2009. Thị trường nhập khẩu sản phẩm dệt may của Nhật Bản rất lớn. Đứng đầu là Trung Quốc với tỷ trọng 73,6%, tiếp đến là EU 8,1%, Mỹ 2,5%, Đài Loan 1,3%, ASEAN chiếm 7,5% và Việt Nam hiện là đối tác lớn nhất của Nhật Bản trong khối ASEAN với lượng hàng dệt may xuất khẩu chiếm 34,4% trong khối. Sản xuất trong nước: Trong 10 năm vừa qua, hoạt động sản xuất hàng dệt may trong nước có sự sụt giảm mạnh. Chỉ tính riêng năm 2009, tỷ lệ nhập khẩu hàng may mặc đã tăng lên hơn 95%. Các công ty dệt may trong nước tồn tại được là nhờ việc sản xuất các mẫu mã cao cấp, chất lượng cao. Một số thông tin cần biết khi kinh doanh với Nhật Bản 215 Sản xuất trong nước và tỷ lệ nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản Năm Sản xuất trong nước Nhập khẩu Xuất khẩu Tổng lượng hàng dệt may cung cấp cho thị trường Tỷ lệ nhập khẩu Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng (1.000 cái) (1.000 cái) (1.000 cái) (1.000 cái) 1997 814.995 1.935.698 10.338 2.740.355 70,6% 2007 233.476 3.716.516 10.757 3.939.235 94,3% 2009 188.070 3.747.920 5.670 3.930.320 95,4% (Nguồn: Báo cáo “Thị trường dệt may Nhật Bản và hàng nhập khẩu năm 2010” của JTIA, Danh mục hàng XNK Nhật Bản của Hiệp hội thuế quan Nhật Bản; “Thống kê hàng dệt may và hàng tiêu dùng” của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp) c) Các nhà cung cấp chính Theo các chuyên gia dệt may, kênh phân phối chính hàng may mặc quần áo dành cho nam giới tại Nhật Bản là các nhà bán lẻ. Vì các nhà bán lẻ có thể nhận được phản hồi trực tiếp từ người tiêu dùng, nên họ có lợi thế hơn các nhà sản xuất khi tung ra thị trường những mẫu mã mới đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và phù hợp với xu hướng thời trang mới nhất. Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 216 Các cửa hàng chuyên kinh doanh quần áo – sau đây gọi là “các cửa hàng lựa chọn” - và các nhà bán lẻ - dưới đây gọi là nhà bán lẻ chuyên doanh các thương hiệu tư nhân - có hoạt động kinh doanh khá thành công và chiếm thị phần dẫn đầu thị trường. Các cửa hàng lựa chọn có những mẫu mã riêng, cách bố trí cửa hàng và chỉ đặt mua những mẫu thiết kế phù hợp với tiêu chí của họ. Tuy nhiên, một số cửa hàng lựa chọn cũng tự thiết kế những mẫu mã của riêng họ nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Điển hình là Beams, United Arrows, Baycrew’s, Ships và PAL Group. Các nhà sản xuất Nhật Bản là đối thủ cạnh tranh chính của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam. Những công ty này vừa tiến hành hoạt động sản xuất trong nước vừa tại nhiều nước châu Á khác và họ có một số lợi thế cạnh tranh vì có điều kiện thuận lợi để nắm bắt xu hướng trên thị trường và đáp ứng nhanh với những thay đổi trong thị hiếu của khách hàng. d) Khách hàng tiềm năng Hiện nay, các cửa hàng lựa chọn là địa điểm được nhiều người tiêu dùng hay lưu tới để mua sắm các loại quần áo. Mặc dù một số cửa hàng bách hóa như Isetan và Hankyu có doanh số bán hàng cao nhưng trong những năm gần đây đã dần dần phải nhường thị phần cho các cửa hàng lựa chọn. Các nhà nhập khẩu và công ty thương mại của Nhật thường xuyên đặt hàng trên danh nghĩa cho các cửa hàng bán lẻ. Một số thông tin cần biết khi kinh doanh với Nhật Bản 217 Người tiêu dùng Nhật Bản rất khó tính đặc biệt là những người có tuổi. Trong khi đó, nam giới trẻ tuổi mặc dù không khó tính nhưng lại đánh giá rất cao chất lượng, giá trị và uy tín của hãng sản xuất. Một trong những bước để thành công tại Nhật Bản là tiến hành nghiên cứu tâm lý người tiêu dùng. "Kodawari" và "Authentic" là hai khái niệm cần lưu ý khi thiết kế và tiếp thị quần áo dành cho nam giới. Những khách hàng quan tâm tới hai khái niệm trên đều sẵn sàng trả thêm khi mua sắm. “Kodawari" là một khái niệm nhằm thu hút các khách hàng nam giới tới thương hiệu của sản phẩm. “Kodawari" có nghĩa là uy tín và tỉ mỉ trong chi tiết. Trong ngành thời trang, điều này có nghĩa là các hãng sẽ sử dụng nguyên vật liệu, thiết kế, đường may, khuy, móc khóa, hình dáng túi và các chi tiết khác để làm cho sản phẩm trở nên độc đáo, có một không hai. “Authentic” là một khái niệm khác cũng thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng nam giới tại Nhật Bản. Quan niệm này có nghĩa là họ muốn tìm hiểu chi tiết về thương hiệu của hãng sản xuất để từ đó an tâm về chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm. Thời trang phong cách “Authentic” thể hiện ý thức cá nhân và sự tự do của người mặc sản phẩm đó. e) Một số bí quyết để thâm nhập thị trường dệt may Nhật Bản thành công Hệ thống phân phối Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 218 Hàng may mặc nhập khẩu từ nước ngoài luôn đi qua hệ thống phân phối bắt đầu từ các công ty thương mại tổng hợp hoặc công ty chuyên ngành, sau đó đến các nhà bán buôn, những người bán lẻ, cuối cùng là người tiêu dùng. Hoặc khâu nhập khẩu sẽ do chi nhánh các công ty thương mại tại nước xuất xứ tiến hành, sau đó hàng sẽ được chuyển qua công ty mẹ tại Nhật hoặc giao cho các hãng may hoặc cửa hàng bán lẻ. Tại Nhật Bản, loại hình cửa hàng “mom and pop” - những cửa hàng tạp hóa nhỏ kiểu kinh doanh gia đình – vẫn thường đặt mua hàng từ các nhà bán buôn thay vì mua trực tiếp từ nhà sản xuất. Văn hóa kinh doanh của các công ty thương mại Công ty thương mại đóng vai trò là người điều khiển giữa công ty xuất khẩu và người mua Nhật Bản. Đây là đặc điểm “độc nhất vô nhị” trong văn hóa kinh doanh tại Nhật. Việc sử dụng công ty thương mại khá phổ biến tại Nhật, đặc biệt là đối với những đối tác ít sử dụng tiếng Anh nhưng lại muốn đặt hàng từ các nhà cung cấp nước ngoài với nguy cơ rủi ro thấp nhất. Nhìn chung, công ty thương mại sẽ phải xử lý tất cả mọi giấy tờ, thông tin bằng tiếng Anh với nhà cung cấp nước ngoài đồng thời chịu trách nhiệm về việc vận chuyển, thông quan, thanh toán và kiểm tra hàng. Các công ty thương mại vì thế thường tính một tỷ lệ % nhất định cho các dịch vụ mà họ cung cấp. Tầm quan trọng của các sự kiện xúc tiến thương mại Một số thông tin cần biết khi kinh doanh với Nhật Bản 219 Cách tốt nhất để các sản phẩm đến tay người tiêu dùng Nhật Bản là giới thiệu hàng tại hội chợ triển lãm. Điều này đặc biệt đúng đối với mặt hàng dệt may vì người mua Nhật luôn muốn nhìn thấy, cảm nhận và cầm vào các mẫu hàng thực tế. Bí quyết để có quan hệ hợp tác lâu dài Người Nhật rất coi trọng việc xây dựng mối quan hệ kinh doanh lâu dài và hai bên cùng có lợi. Dưới đây là 3 điểm cần phải lưu ý khi thâm nhập thị trường Nhật Bản: Liên lạc đúng hẹn Bạn phải đáp ứng bất cứ yêu cầu hay thắc mắc một cách kịp thời. Khi nhận được các yêu cầu từ phía đối tác, cần xác nhận nhận bằng email và thông báo cho khách hàng khi nào bạn có câu trả lời đầy đủ.Listen Mùa giảm giá tại Nhật – Giao hàng đúng hạn Các nhà bán lẻ Nhật Bản bắt đầu bán quần áo mùa xuân vào đầu tháng Hai và khởi động chiến dịch giảm giá vào cuối tháng sáu hoặc đầu tháng Bảy để dành chỗ cho bộ sưu tập xuân hè mới. Các công ty bắt đầu bán quần áo mùa thu từ cuối tháng bảy và bắt đầu giảm giá vào đầu tháng 1. Sự chậm trễ trong vận chuyển sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch bán hàng cả năm của đối tác Nhật Bản. Bởi vậy, các nhà sản xuất phải tính kỹ từng công đoạn trước khi xuất khẩu như thời điểm thu mua nguyên vật liệu, tập trung phụ kiện, thời gian chuyên Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 220 chở. Tránh trường hợp hàng đến được nơi tiêu thụ thì đã quá mùa giảm giá hoặc không còn hợp mốt. Kích thước nhỏ/Yêu cầu đặc biệt: Người Nhật có dáng vóc nhỏ nên họ có xu hướng đặt mua quần áo có kích thước S hoặc có yêu cầu cụ thể riêng. Các công ty xuất khẩu dệt may Việt Nam có thể xem xét các yêu cầu từ phía khách hàng Nhật để thay đổi thông số như tay áo ngắn hơn, vòng ngực nhỏ hơn g) Các rào cản thị trường Thuế hải quan và thuế tiêu thụ Hàng dệt may vào thị trường Nhật Bản không phải theo một quy định nào, hay nói cách khác là được nhập tự do vào Nhật. Nếu quần áo tơ lụa có các bộ phận được làm từ da hoặc lông thú thì sản phẩm này sẽ phải tuân theo các điều khoản của hiệp ước WASHINGTON. Dán nhãn Hàng hoá lưu thông trên thị trường phải có nhãn mác đúng tiêu chuẩn và nhãn mác phải thể hiện đúng xuất xứ hàng hoá sao cho người tiêu dùng không nhầm lẫn sản phẩm do Nhật Bản sản xuất với sản phẩm sản xuất ở nước ngoài và họ có thể nhanh chóng xác định được xuất xứ của hàng hoá, cấm nhập khẩu các sản phẩm có nhãn mac mập mờ, giả mạo về xuất xứ. Một số thông tin cần biết khi kinh doanh với Nhật Bản 221 Nhà nhập khẩu/người bán hàng tại Nhật có trách nhiệm ghi nhãn và niêm yết thông tin về một nhãn hàng theo yêu cầu của Luật nhãn hiệu chất lượng hàng hóa gia dụng. Luật này đòi hỏi tất cả các sản phẩm quần áo đều phải dán nhãn trên nhãn ghi rõ thành phẩm của vải và các biện pháp bảo vệ sản phẩm thích hợp. Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp có thẩm quyền đưa ra những yêu cầu về việc dán nhãn hàng hóa. Những yêu cầu này thay đổi tùy theo chủng loại hàng. Tuy nhiên, nhìn chung thông tin dán nhãn hàng dệt may gồm có: + Loại sợi dệt, tỉ lệ sợi pha; + Cách giặt và sử dụng + Loại da được sử dụng + Kích thước đo theo đơn vị mét + Nhãn phải ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại có thể liên hệ của nhà sản xuất/ nhà cung cấp. Để biết thêm chi tiết về việc dán nhãn hàng tại Nhật Bản, tham khảo website: Vì nhà nhập khẩu Nhật Bản có trách nhiệm ghi nhãn, nên đôi khi họ sẽ gửi nhãn hàng cho các nhà sản xuất nước ngoài để gắn với các sản phẩm trước khi vận chuyển. Hiệp hội tiêu chuẩn hóa Nhật Bản (JSA) cũng công bố cuốn sách hướng dẫn rất chi tiết việc dán nhãn bằng tiếng Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 222 Anh có tiêu đề ““Lưu ý khi dán nhãn hàng dệt may”. Các công ty quan tâm có thể đặt mua tại website của JSA: Tiêu chuẩn JIS (Japan Industrial Standards) JIS – một trong những dấu chất lượng được sử dụng rộng rãi ở Nhật – là hệ thống tiêu chuẩn chất lượng áp dụng cho hàng hoá công nghiệp. Tiêu chuẩn chất lượng này dựa trên “Luật tiêu chuẩn hàng hoá công nghiệp” được ban hành vào tháng 6-1949 và thường được biết đến dưới cái tên “Dấu chứng nhận tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản” hay JIS. Đây cũng là bộ công cụ hướng dẫn hệ thống kích thước tiêu chuẩn cho hàng dệt may dành cho nam giới. Theo đó có 3 loại kích thước: kích thước phân loại vóc dáng được áp dụng chủ yếu cho các loại vét nam, các kích thước số hiếm gặp được sử dụng chủ yếu cho các loại áo và quần rộng, và kích thước phạm vi sử dụng chủ yếu cho áo sơ mi và áo len. Tất cả các tiêu chuẩn JIS đều được bổ xung ít nhất là 5 năm một lần kể từ ngày ban hành, ngày sửa đổi hay ngày xác nhận lại của tiêu chuẩn. Mục đích của việc sửa đổi bổ xung là nhằm đảm bảo cho các tiêu chuẩn chất lượng luôn hợp lý và phù hợp với thực tế. Thông tin đầy đủ về hệ thống kích cỡ quần áo tại Nhật được công bố tại website của Hiệp hội tiêu chuẩn hóa Nhật Bản (JSA). Để biết thêm thông tin về hệ thống kích thước Một số thông tin cần biết khi kinh doanh với Nhật Bản 223 quần áo cho nam giới tại Nhật, tham khảo bản tiếng Anh tại Luật kiểm tra các sản phẩm gia dụng có chứa các chất độc hại Luật này quy định tất cả các sản phẩm gia dụng phải tuân thủ các tiêu chuẩn về mức độ cho phép đối với các chất gây nguy hiểm cho da. Các sản phẩm may mặc có mức độ độc hại cao hơn mức cho phép sẽ bị cấm bán ở thị trường Nhật Bản. Các chính sách của Nhật Bản về nhập khẩu hàng may mặc là tương đối khắt khe, nhất là với các nước đang phát triển bởi các nước này ít kinh doanh dựa trên nhãn mác của mình, chất lượng sản phẩm chưa cao, tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm thấp. Do vậy, các công ty xuất khẩu Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa việc kinh doanh trên nhãn mác của mình, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm bằng cách sử dụng triệt để nguồn nguyên liệu trong nước một cách có hiệu qủa nhằm thích ứng với các chính sách của Nhật Bản. Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 224 X. MỘT SỐ ĐỊA CHỈ HỮU ÍCH 1. Các cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản Một số thông tin cần biết khi kinh doanh với Nhật Bản 225 2. Các cơ quan của Việt Nam Bộ Công Thương - Vụ châu Á - Thái Bình Dương - Vụ Chính sách thương mại đa biên - Vụ Xuất nhập khẩu - Vụ Hợp tác quốc tế Địa chỉ:54-Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: 84-4-2220 2222 Fax: 84-4-2220 2525 - Cục xúc tiến thương mại Địa chỉ: 20 Lý Thường Kiệt - Hà Nội Điện thoại: 043 934 7628 Fax: 043 934 8142 / 3 934 4260 Website: Email: vietrade@vietrade.gov.vn - Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản Địa chỉ: 50-11 Motoyoyogicho, Shibuya-ku, Tokyo 151-0062, Japan Điện thoại: + 813 3466 3315; + 81 3 3466 3466 Fax: 813 3466 3360 Email: jp@moit.gov.vn Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 226 Bộ Tài chính - Vụ Hợp tác quốc tế Địa chỉ : 28 Trần Hưng Đạo - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội Tel: (84-4) 2220.2828 Fax: (84-4) 2220.8091 - Tổng cục Hải quan Địa chỉ: Điện thoại :04 38 722 060 Fax: 04 38 725 959 Một số thông tin cần biết khi kinh doanh với Nhật Bản 227 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Hiệp định đối tác toàn diện ASEAN-Nhật Bản và Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản- Nhà xuất bản Công Thương, Hà Nội- 2011 2.Những điều doanh nghiệp cần biết về Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản- Bộ Công Thương, 2009 3.Báo cáo tổng hợp Nghiên cứu đề xuất giải pháp tận dụng những ưu đãi Hiệp định đối tác kinh tế Việt-Nhật (VJEPA) đề đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Nhật Bản- Viện nghiên cứu thương mại-Bộ Công Thương, Hà Nội-2011 4.Báo cáo ngành thủy sản Nhật Bản năm 2011-Cục Xúc tiến thương mại-Bộ Công Thương 5.Nhật Bản/Hồ sơ thị trường/Hỗ trợ xuất khẩu -tại Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 228 NHÀ XUẤT BẢN CÔNG THƯƠNG Trụ sở: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 04 3 8260835 Fax: 04 3 9340599 E-mail: nxbct@moit.gov.vn Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc ĐỖ VĂN CHIẾN Tổng biên tập ĐẶNG THỊ NGỌC THU Biên tập: Lê Đức Linh Nguyễn Thị Ngân Hà Chế bản: Nguyễn Sinh Sửa bản in: Thanh Bình Trình bày bìa: Lê Xuân Hùng In 2000 cuốn , khổ 14.5 x 20.5 cm tại Công ty Cổ phần In Hà Nội Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 720-2012/CXB/01-133/CT Số quyết định xuất bản: 38/QĐ- NXBCT cấp ngày 25 tháng 9 năm 2012 In xong và nộp lưu chiểu quý III năm 2012
File đính kèm:
- day_manh_xuat_khau_sang_thi_truong_nhat_ban_phan_2.pdf