Đề án Khảo sát ngành dệt may Việt Nam 2013

I. BỐI CẢNH – VẤN ĐỀ

1. Khủng hoảng tài chính nhà ở diễn ra tại Mỹ vào cuối năm 2007, đầu 2008 đã

nhanh chóng biến thành cuộc khủng hoảng kinh tế và lan rộng ra toàn cầu với sức

tàn phá ghê gớm. Khủng hoảng đã làm suy yếu nghiêm trọng nền kinh tế Mỹ,

nâng tỷ lệ thất nghiệp lên trên 9%. Trong khi đó, tại Châu Âu vấn đề còn trở nên

trầm trọng hơn do tác động cộng hưởng của khủng hoảng nợ công tại Bồ Đào

Nha, Ireland, Italia, Hy Lạp và Tây Ban Nha. Tỷ lệ thất nghiệp tại Tây Ban Nha

đã lên tới 25%. Tại Châu Á, khủng hoảng đã đẩy kinh tế Nhật Bản lún sâu vào

tình trạng giảm phát. Thêm vào đó là tác động to lớn của cơn sóng thần xảy ra vào

năm 2011 đã cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn người và san phẳng nhiều

làng mạc, công trình, đô thị.

2. Sau hơn bốn năm vật lộn với các khó khăn, bức tranh kinh tế thế giới vẫn chưa

sáng trở lại và tại nhiều nơi nền kinh tế chưa có dấu hiệu phục hồi. Sức ép thúc

đẩy tăng trưởng kinh tế, gia tăng sản xuất, mở rộng xuất khẩu và giảm tỷ lệ thất

nghiệp đè nặng lên vai chính quyền các nước đặc biệt là tại những nơi có nền kinh

tế phát triển như Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản.

3. Nỗ lực gia tăng xuất khẩu thông qua đề xuất cắt giảm thuế, chống tài trợ quốc gia

của các nước phát triển đã gặp phải phản ứng gay gắt từ các nước đang phát triển

tại nhiều vòng đàm phán của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Không chỉ có

vậy, nhóm các nước đang phát triển còn ký kết các hiệp định thương mại tự do

(FTA) song phương và đa biên với nhau nhằm tăng cường trao đổi thương mại và

giảm bớt sự lệ thuộc vào các nước phát triển. Tình thế buộc các nước phát triển

phải hành động trước khi bị cô lập. Đó là việc Mỹ ký FTA với Canada để thành

lập khối NAFCA, với Mexico và một số nước trung Mỹ Caribe để thành khối

CAFTA; EU đang khởi động đàm phán FTA với Nhật Bản và với một số nước

ASEAN trong đó có Việt Nam; Nhật Bản ký FTA với ASEAN và với một số

thành viên của ASEAN trong đó có Việt Nam và đặc biệt là tiến trình đàm phán

tham gia Hiệp ước đối tác chiến lược xuyên Thái Bình dương (TPP) do Mỹ khởi

xướng cùng 11 quốc gia khác trong đó có Nhật Bản và Việt Nam.

4. Với Việt Nam, sau khi gia nhập AFTA (khu vực ASEAN) vào năm 1995; trở

thành thành viên chính thức của WTO năm 2007; ký FTA với Nhật Bản năm

2008, xuất khẩu hàng dệt may đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Năm 2012, tổng

xuất khẩu dệt may cả nước đạt 17 tỷ đô la Mỹ trong đó, xuất vào thị trường Mỹ

chiếm 50%, EU 15%, Nhật Bản 12%, Hàn quốc 6% tổng kim ngạch.

5. Hiện thuế suất trung bình của hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ là 17,5% và EU là

9,6%. Với TPP, các bên tham gia đàm phán muốn đưa thuế xuất của tất cả các mặt

hàng về 0% còn với đàm phán FTA Việt Nam – EU thì các bên mong muốn đưa

ngay 90% các dòng thuế về thuế xuất 0% trong đó có dệt may.

6. Với tất cả các nước xuất khẩu dệt may trên thế giới, Trung Quốc luôn là đối thủ

đáng gờm. Việc Trung Quốc chưa tham gia đàm phán TPP và EU chưa có ý định

đàm phán FTA với Trung quốc sẽ mang đến cơ hội to lớn giúp dệt may Việt Nam

gia tăng xuất khẩu vào Mỹ và EU khi các hiệp định TPP và FTA với EU được ký

kết. Bên cạnh đó, dệt may Việt Nam còn có thêm điều kiện thuận lợi để gia tăng

xuất khẩu sang các nước như Canada, Úc, Peru và Chi lê vốn là những nước đang

tham gia tiến trình đàm phán TPP.

pdf 23 trang yennguyen 5060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề án Khảo sát ngành dệt may Việt Nam 2013", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề án Khảo sát ngành dệt may Việt Nam 2013

Đề án Khảo sát ngành dệt may Việt Nam 2013
 Trang 1 
 Trang 2 
HIỆP HỘI DỆT MAY VIỆT NAM 
---------- 
ĐỀ ÁN 
KHẢO SÁT NGÀNH 
DỆT MAY VIỆT NAM 2013 
 Trang 3 
MỤC LỤC 
 NỘI DUNG Trang 
I. BỐI CẢNH – VẤN ĐỀ 4 
II. CƠ SỞ LUẬN 6 
III. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN 14 
IV. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG 18 
V. NHÂN SỰ THAM GIA 20 
VI. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 22 
 Trang 4 
I. BỐI CẢNH – VẤN ĐỀ 
1. Khủng hoảng tài chính nhà ở diễn ra tại Mỹ vào cuối năm 2007, đầu 2008 đã 
nhanh chóng biến thành cuộc khủng hoảng kinh tế và lan rộng ra toàn cầu với sức 
tàn phá ghê gớm. Khủng hoảng đã làm suy yếu nghiêm trọng nền kinh tế Mỹ, 
nâng tỷ lệ thất nghiệp lên trên 9%. Trong khi đó, tại Châu Âu vấn đề còn trở nên 
trầm trọng hơn do tác động cộng hưởng của khủng hoảng nợ công tại Bồ Đào 
Nha, Ireland, Italia, Hy Lạp và Tây Ban Nha. Tỷ lệ thất nghiệp tại Tây Ban Nha 
đã lên tới 25%. Tại Châu Á, khủng hoảng đã đẩy kinh tế Nhật Bản lún sâu vào 
tình trạng giảm phát. Thêm vào đó là tác động to lớn của cơn sóng thần xảy ra vào 
năm 2011 đã cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn người và san phẳng nhiều 
làng mạc, công trình, đô thị. 
2. Sau hơn bốn năm vật lộn với các khó khăn, bức tranh kinh tế thế giới vẫn chưa 
sáng trở lại và tại nhiều nơi nền kinh tế chưa có dấu hiệu phục hồi. Sức ép thúc 
đẩy tăng trưởng kinh tế, gia tăng sản xuất, mở rộng xuất khẩu và giảm tỷ lệ thất 
nghiệp đè nặng lên vai chính quyền các nước đặc biệt là tại những nơi có nền kinh 
tế phát triển như Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. 
3. Nỗ lực gia tăng xuất khẩu thông qua đề xuất cắt giảm thuế, chống tài trợ quốc gia 
của các nước phát triển đã gặp phải phản ứng gay gắt từ các nước đang phát triển 
tại nhiều vòng đàm phán của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Không chỉ có 
vậy, nhóm các nước đang phát triển còn ký kết các hiệp định thương mại tự do 
(FTA) song phương và đa biên với nhau nhằm tăng cường trao đổi thương mại và 
giảm bớt sự lệ thuộc vào các nước phát triển. Tình thế buộc các nước phát triển 
phải hành động trước khi bị cô lập. Đó là việc Mỹ ký FTA với Canada để thành 
lập khối NAFCA, với Mexico và một số nước trung Mỹ Caribe để thành khối 
CAFTA; EU đang khởi động đàm phán FTA với Nhật Bản và với một số nước 
ASEAN trong đó có Việt Nam; Nhật Bản ký FTA với ASEAN và với một số 
thành viên của ASEAN trong đó có Việt Nam và đặc biệt là tiến trình đàm phán 
tham gia Hiệp ước đối tác chiến lược xuyên Thái Bình dương (TPP) do Mỹ khởi 
xướng cùng 11 quốc gia khác trong đó có Nhật Bản và Việt Nam. 
4. Với Việt Nam, sau khi gia nhập AFTA (khu vực ASEAN) vào năm 1995; trở 
thành thành viên chính thức của WTO năm 2007; ký FTA với Nhật Bản năm 
2008, xuất khẩu hàng dệt may đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Năm 2012, tổng 
xuất khẩu dệt may cả nước đạt 17 tỷ đô la Mỹ trong đó, xuất vào thị trường Mỹ 
chiếm 50%, EU 15%, Nhật Bản 12%, Hàn quốc 6% tổng kim ngạch. 
5. Hiện thuế suất trung bình của hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ là 17,5% và EU là 
9,6%. Với TPP, các bên tham gia đàm phán muốn đưa thuế xuất của tất cả các mặt 
hàng về 0% còn với đàm phán FTA Việt Nam – EU thì các bên mong muốn đưa 
ngay 90% các dòng thuế về thuế xuất 0% trong đó có dệt may. 
6. Với tất cả các nước xuất khẩu dệt may trên thế giới, Trung Quốc luôn là đối thủ 
đáng gờm. Việc Trung Quốc chưa tham gia đàm phán TPP và EU chưa có ý định 
đàm phán FTA với Trung quốc sẽ mang đến cơ hội to lớn giúp dệt may Việt Nam 
gia tăng xuất khẩu vào Mỹ và EU khi các hiệp định TPP và FTA với EU được ký 
kết. Bên cạnh đó, dệt may Việt Nam còn có thêm điều kiện thuận lợi để gia tăng 
xuất khẩu sang các nước như Canada, Úc, Peru và Chi lê vốn là những nước đang 
tham gia tiến trình đàm phán TPP. 
 Trang 5 
7. Tuy nhiên, cũng giống như đàm phán FTA với Nhật Bản, cả TPP và FTA với EU 
đều đặt ra quy định về quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may thậm chí những quy 
định này còn khắt khe hơn so với FTA ký với Nhật Bản. Cụ thể, TPP đề xuất áp 
dụng công thức “từ sợi trở đi” (yarn forward). Điều này có nghĩa các khâu đoạn từ 
kéo sợi, dệt – nhuộm – hoàn tất và may phải được làm tại các nước thành viên 
TPP. Căn cứ hiện trạng ngành dệt may tại các nước TPP thì có thể thấy với dệt 
may Việt Nam, để được hưởng thuế suất 0%, tất cả các khâu đoạn nêu trên chỉ có 
thể làm tại Việt Nam mà thôi. Chính điều này đã gây ra nhiều trở ngại cho dệt 
may Việt Nam bởi phân khúc dệt – nhuộm – hoàn tất đang là nút “thắt cổ chai” 
của toàn ngành. Hệ quả của tình trạng này là ngành may Việt Nam phụ thuộc lớn 
vào nguồn cung nguyên phụ liệu (chủ yếu là vải) từ nước ngoài (khoảng gần 88% 
tổng nhu cầu) mà phần lớn những nước này lại không nằm trong TPP. 
8. Để tháo gỡ vướng mắc trên, các bên tham gia đàm phán đã đưa ra sáng kiến áp 
dụng có thời hạn giải pháp “nguồn cung thiếu hụt” (short supplying list). Giải 
pháp này cho phép ngành dệt may của các nước trong khối (chủ yếu là Việt Nam, 
Malaysia, Mexico) được tiếp tục mua nguyên liệu (trong nước hoặc trong khối 
chưa sản xuất được hoặc không có) từ bên ngoài khối để sản xuất hàng may mặc 
xuất vào khối các nước trong TPP với mức thuế suất bằng 0% nhưng chỉ trong 
thời hạn nhất định (có thể là 3 năm). Hết thời hạn trên thì phải áp dụng công thức 
“từ sợi trở đi”. Sáng kiến này được coi là động lực giúp thúc đẩy sản xuất hàng dệt 
(bao gồm cả kéo sợi) trong nội khối TPP mà đặc biệt là tại Việt Nam. 
9. Tình huống này đã nảy sinh một loạt các vấn đề cần được làm rõ, đó là: 
(i) Đối với đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam tại diễn đàm TPP (và có 
thể sẽ áp dụng luôn cho FTA với EU), các câu hỏi nêu ra là: danh mục 
“nguồn cung thiếu hụt” là gì, số lượng hiện tại là bao nhiêu và dự kiến trong 
vài năm tới (tức thời gian áp dụng giải pháp “nguồn cung thiếu hụt”) sẽ là 
bao nhiêu; hiện tại ngành dệt Việt Nam đã đáp ứng được những loại sản 
phẩm nào, số lượng là bao nhiêu; cần bao lâu để có thể tổ chức sản xuất 
trong nước và với những điều kiện gì. Đây là những thông tin rất căn bản đề 
giúp đàm phán về khung của vấn đề liên quan tới giải pháp “nguồn cung 
thiếu hụt” cũng như yêu cầu về thời gian áp dụng giải pháp này. 
(ii) Đối với Chính phủ, những thông tin này sẽ là cơ sở để hoạch định chiến lược 
phát triển ngành dệt may trong tương lai đảm bảo phát triển ổn định và bền 
vững. 
(iii) Đối với các doanh nghiệp trong ngành, yêu cầu về thông tin còn đa dạng và 
chi tiết hơn rất nhiều bởi họ muốn biết phải làm gì, làm như thế nào, bao giờ 
làm, v.v để đón bắt được các cơ hội trên. 
10. Trước đây đã có một số cuộc khảo sát tại các phân đoạn trồng bông, kéo sợi, dêt 
– nhuộm – hoàn tất nhưng mang tính thống kê và chưa chỉ ra được mối liên kết 
ngành giữa các phân đoạn theo chuỗi cung ứng hay chuỗi giá trị ngành tại Việt 
Nam cho nên thiếu dữ liệu để đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Chính vì vậy, 
việc tiến hành cuộc khảo sát và thống kê ngành dệt may lần này mang tính cấp 
thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng. 
11. Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) là tổ chức phi chính phủ do các doanh 
nghiệp hoạt động trong ngành dệt may lập nên theo quy định của pháp luật và 
 Trang 6 
hoạt động vì lợi ích của hội viên. VITAS đã được Bộ Nội vụ cấp phép thành lập 
và hoạt động vào năm 1999. 
12. Với sứ mạng là người phát ngôn của hội viên trước chính quyền, xã hội và công 
luận; bảo vệ quyền lợi của hội viên trước luật pháp và thúc đẩy sự liên kết, hợp 
tác giữa hội viên, trải qua 14 năm phát triển, VITAS đã trở thành một tên tuổi 
lớn, có nhiều đóng góp thiết thực cho sự phát triển của ngành và doanh nghiệp 
hội viên. VITAS đã thường xuyên tổng hợp, cập nhật và cung cấp thông tin cho 
Chính phủ, hội viên và các cơ quan hữu trách; tham vấn cho Chính phủ trong các 
cuộc đàm phán, ký kết các hiệp định, thỏa ước quốc tế; góp ý kiến cho Chính 
phủ trong việc hoạch định các chiến lược, ban hành các chủ trương, chính sách 
liên quan tới hoạt động của ngành; liên kết và thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh 
nghiệp hội viên; xây dựng kênh thông tin, truyền thông của ngành; thường xuyên 
tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, kêu gọi đầu tư trong và ngoài 
nước; tham gia vào một số liên minh quốc tế vì sự phát triển của ngành và tích 
cực tham gia vào các hoạt động xã hội, cộng đồng. 
13. Hiện nay, trong các cuộc đàm phán gia nhập TPP, FTA với EU, v.vcủa Chính 
phủ, VITAS luôn là đầu mối quan trọng được yêu cầu cung cấp thông tin và đưa 
ra những khuyến cáo. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, từ vị trí và vai trò của 
VITAS, Ban chấp hành Hiệp hội dệt may Việt Nam và Chủ tịch Hiệp hội đã có 
Tờ trình gửi tới Bộ Công thương ngày 22/2/2013 xin được làm chủ Đề án Khảo 
sát và thống kê ngành dệt may Việt Nam năm 2013 và đã được Bộ phê duyệt chủ 
trương tại công văn số 2595/BCT-CNN ngày 27 tháng 3 năm 2013. 
14. Cuộc khảo sát và thống kê sẽ được tiến hành trên phạm vi toàn quốc từ tháng 4 
đến tháng 11/2013 và chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ tiến hành từ Huế trở 
vào và sẽ được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 7/2013. Giai đoạn 2 sẽ tiến hành 
từ Quảng Trị trở ra và sẽ tiến hành từ tháng 8 tới tháng 11/2013. Với phạm vi 
rộng lớn và khối lượng công việc đồ sộ, cuộc khảo sát và thống kê lần này đặt 
mục tiêu: 
(i) Giải đáp được các yêu cầu cấp thiết như nêu trên, giúp đoàn đàm phán có 
được thông tin, số liệu cần thiết phục vụ công tác đàm phán; giúp Chính phủ 
có cơ sở hoạch định chiến lược phát triển ngành trong trung và dài hạn; giúp 
các doanh nghiệp hiểu rõ tình hình và đưa ra những khuyến cáo cần thiết để 
doanh nghiệp kịp chuẩn bị để đón bắt cơ hội có được từ việc ký kết các hiệp 
định nêu trên; 
(ii) Xác định được quy mô của ngành dệt may Việt Nam; 
(iii) Làm tiền đề cho các cuộc khảo sát sâu hơn, mang lại lợi ích thiết thực hơn 
cho doanh nghiệp hội viên trong thời gian tới; 
(iv) Nâng cao năng lực hoạt động của VITAS. 
II. CƠ SỞ LUẬN 
1. Sau nhiều năm phát triển, dệt may thế giới đã hình thành chuỗi cung ứng trên 
phạm vi toàn cầu và có sự gắn kết chặt chẽ, hữu cơ giữa các phân đoạn với nhau 
theo lưu đồ sau: 
 Trang 7 
2. Theo đó, phân công lao động cũng đã trở nên sâu sắc giữa các vùng miền, quốc 
gia và thậm chí cả châu lục, cụ thể như sau: 
(i) Về nguyên liệu bông 
- Bông được trồng ở khoảng 80 quốc gia và vùng lãnh thổ với sản lượng hằng 
năm giao động từ 23 đến 27 triệu tấn. Năm 2012 tổng sản lượng bông thế 
giới đạt 24 triệu tấn. Châu Á là nơi có sản lượng cao nhất, đạt 17,5 triệu tấn 
chiếm 64% trong đó Trung quốc đạt 7,3 triệu tấn, Ấn độ đạt 5,9 triệu tấn, 
Pakistan 2,3 triệu tấn, Uzbekistan 0,9 triệu tấn, Thổ Nhĩ Kỳ 0,7 triệu tấn. 
Ngoài khu vực Châu Á, các nước và khu vực sản xuất bông lớn gồm Mỹ 3,4 
triệu tấn, Brazil 2,0 triệu tấn, Úc 1,0 triệu tấn, Bắc Phi 0,3 triệu tấn, Trung 
Phi 0,8 triệu tấn, Achentina 0,3 triệu tấn1. 
- Tổng lượng bông xuất nhập khẩu trên thế giới trung bình hằng năm đạt 8,4 
triệu tấn trong đó, các nước xuất khẩu chính gồm Mỹ (2,4 triệu tấn), Ấn độ 
(1,7 triệu tấn), Úc (0,9 triệu tấn), Brazil (0,8 triệu tấn), Uzbekistan (0,6 triệu 
tấn), châu Phi (0,8 triệu tấn), Achentina 0,3 triệu tấn. Các nước nhập khẩu 
chính gồm Trung quốc (4,0 triệu tấn), Bangladesh (0,7 triệu tấn), Thổ Nhĩ 
Kỳ (0,5 triệu tấn), Indonesia (0,4 triệu tấn), Việt Nam (0,4 triệu tấn), Thái 
Lan (0,3 triệu tấn), Hàn quốc (0,3 triệu tấn), Đài Loan (0,2 triệu tấn)2. 
(ii) Về các loại xơ hóa học, xơ tự nhiên khác (như len, tơ): Năm 2012 tổng sản 
lượng toàn cầu đạt 48 triệu tấn trong đó riêng Trung quốc đạt 29 triệu tấn3. 
(iii) Về kéo sợi: Tổng số cọc sợi toàn cầu năm 2012 là 250 triệu trong đó Trung 
quốc 120 triệu, Ấn độ 50 triệu, Pakistan 12 triệu, thổ Nhĩ Kỳ 10 triệu, 
1
 Nguồn: CCI 
2
 Nguồn: CCI 
3
 Nguồn: Hiệp hội dệt may Trung Quốc 
 Trang 8 
Bangladesh 9 triệu, Việt Nam 5,1 triệu với tổng sản lượng sợi là 60 triệu tấn 
sợi4. 
(iv) Về dệt vải: Tổng sản lượng toàn cầu năm 2012 là 170 tỷ mét trong đó, Trung 
quốc 86 tỷ, Ấn độ 50 tỷ, Thổ Nhĩ Kỳ 10 tỷ, Pakistan 8 tỷ, Việt Nam 1,2 tỷ5. 
(v) Về xuất khẩu dệt may: Tổng doanh thu toàn cầu năm 2012 đạt 527 tỷ đô la 
Mỹ trong đó hàng dệt đạt 210 tỷ và may mặc đạt 317 tỷ đô la Mỹ. Trung 
quốc là nước xuất khẩu lớn nhất với doanh thu hàng dệt may là 212 tỷ đô la 
Mỹ, chiến 40% tổng thương mại dệt may toàn cầu. Kế đến là EU với 100 tỷ 
chiến 19%; Khu vực Nam và Tây Nam Á (gồm Ấn độ, Pakistan, Bangladesh 
và Thổ Nhĩ Kỳ) đạt 63 tỷ chiến 12%; Các nước ASEAN đạt 34 tỷ chiếm 
6,5%
6
. 
3. Các dự đoán đều cho rằng ngành dệt may thế giới sẽ dịch chuyển theo các xu 
hướng sau: 
(i) Ngành thời trang sẽ lên ngôi và điều tiết hoạt động của chuỗi dệt may toàn 
cầu. 
(ii) Chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu sẽ tiếp tục dịch chuyển theo chiều rộng và 
chiều sâu. Theo chiều rộng, dệt may sẽ dịch chuyển từ các nước phát triển 
sang các nước đang phát triển, từ vùng có chi phí sản xuất cao sang vùng có 
chi phí sản xuất thấp. Theo chiều sâu, các khu vực sản xuất sẽ xây dựng và 
tăng cường năng lực cốt lõi nhằm tăng tính cạnh tranh trên thị trường xuất 
khẩu, khai thác tối đa thị trường nội địa, tạo thêm giá trị gia tăng và giữ lại 
phần này ở trong nước và gia tăng các ảnh hưởng trong chuỗi giá trị nhằm 
duy trì sự phát triển bền vững. 
(iii) Hình thành ba trục chính trong sản xuất và tiêu thụ dệt may toàn cầu, đó là 
Trung quốc; nhóm các nước khu vực Tây Nam Á; các nước ASEAN, Bắc 
Mỹ, Nhật Bản và EU. 
(iv) Xuất hiện hình thức bảo hộ mậu dịch mới giữa các khối kinh tế và TPP là 
một ví dụ điển hình. 
4. Với dệt may Việt Nam, kể từ khi Chính phủ ban hành chính sách đổi mới, thực 
hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế và triển khai chiến lược công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa đất nước đến nay đã có sự phát triển vượt bậc, vươn lên trở thành 
ngành kinh tế mũi nhọn, dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu. Với gần 4.000 
doanh nghiệp và khoảng 2,5 triệu lao động, năm 2012 dệt may Việt Nam đã tạo 
doanh thu gần 20 tỷ đô la Mỹ7, chiếm 15% GDP. 
5. Mặc dù đạt doanh thu lớn nhưng giá trị gia tăng tạo ra trong nước không nhiều do 
lệ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và nặng về phương thức gia công, 
cụ thể: 
(i) Cả nước hiện có 5,1 triệu cọc sợi và hằng năm sử dụng khoảng 820.000 tấn 
nguyên liệu gồm bông tự nhiên chiếm 420.000 tấn và xơ các loại chiến 
400.000 tấn. Thế nhưng năm 2012, bông nhập khẩu là 415.000 tấn chiếm 
4
 Nguồn: Hiệp hội dệt may Trung Quốc; VCOSA 
5
 Nguồn: Tổng hợp từ Hiệp hội dệt may Trung Quốc; Vinatex 
6
 Tổng hợp từ nhiều nguồn: Vinatex, WB, UN 
7
 Nguồn: Bộ Công Thương; Vinatex 
 Trang 9 
99% và bông trong nước chỉ đáp ứng được 1% tương đương 5.000 tấn. Về 
xơ các loại, tổng nhập khẩu năm 2012 là 220.000 tấn, chiếm 54%8. 
(ii) Ngành may năm 2012 có nhu cầu sử dụng khoảng 6,8 tỷ mét vải trong khi 
tổng lượng vải sản xuất trong nước đạt khoảng 0,8 tỷ mét, nhập khẩu 6 tỷ 
mét tương đương 88%9. 
(iii) Theo tính toán sơ bộ, khoảng 70% hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam 
được thực hiện theo phương thức CMT (cắt, ráp và hoàn thiện). Trong số 
khoảng 4.000 doanh nghiệp hiện có tại Việt Nam thì số doanh nghiệp có vốn 
đầu tư nước ngoài là 650, như vậy số doanh nghiệp thuần Việt là 3.350. Chắc 
chắn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ không thực hiện theo 
phương thức CMT từ đó có thể th ...  
- Với công khảo sát, thống kê thực địa, phải lập bảng câu hỏi phỏng vấn chi 
tiết cho từng loại, nhóm đối tượng doanh nghiệp. 
(iii) Tiếp cận khu vực khảo sát, thống kê theo địa bàn quản lý của các chi hội 
hoặc hiệp hội chuyên ngành: 
- Với ngành may, tiếp cận các khu vực khảo sát theo khu vực quản lý của các 
chi hội từ Nam ra Bắc. 
- Với ngành Dệt – Nhuộm – Hoàn tất, tiếp cận khu vực theo 2 giai đoạn khảo 
sát là từ Huế trở vào (giai đoạn 1) và từ Quảng Trị trở ra (giai đoạn 2). 
- Với ngành kéo sợi, phối hợp với Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam (VCOSA) để 
tiến hành khảo sát, thống kê và cũng tiếp cận khu vực theo 2 giai đoạn khảo 
sát là từ Huế trở vào (cho giai đoạn 1) và từ Quảng Trị trở ra (cho giai đoạn 
2). 
(iv) Lập danh sách các doanh nghiệp cần khảo sát, thống kê: Để tránh bỏ sót, 
danh sách doanh nghiệp cần được lập trước khi tiến hành khảo sát, thống kê 
và thực hiện theo phương pháp sau: 
- Với ngành May và Dệt – Nhuộm – Hoàn tất: Tập hợp danh sách sẵn có trên 
cuốn danh bạ ngành của VITAS; 
- Với ngành kéo sợi, tập hợp danh sách doanh nghiệp thông qua VCOSA 
- Yêu cầu lãnh đạo các chi hội cung cấp danh sách thuộc địa bàn mình quản 
lý; 
- Liên hệ với các Sở kế hoạch và đầu tư của 63 tỉnh thành trên cả nước để tập 
hơp danh sách doanh nghiệp trong ngành theo từng phân đoạn; 
- Liên hệ với Ban quản lý các khu công nghiệp của 63 tỉnh thành trên cả nước 
để tập hợp danh sách doanh nghiệp trong ngành theo từng phân đoạn; 
- Tổng hợp và lập danh sách hoàn chỉnh. 
(v) Phân loại doanh nghiệp cần khảo sát, thống kê 
- Với ngành may, chia danh sách tất cả các doanh nghiệp trong ngành thành 3 
nhóm, cụ thể như sau: 
 Trang 15 
 Nhóm 1: gồm 100 doanh nghiệp tiêu biểu theo xếp loại của Chính phủ. 
Đây là đối tượng quan trọng nhất cần được phỏng vấn trực tiếp, chi tiết 
làm cơ sở để đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành 
may. 
 Nhóm 2: Gồm 400 doanh nghiệp đại diện. Đây là đối tượng rất quan 
trọng cần được phỏng vấn trực tiếp, đầy đủ. 
 Nhóm 3: Toàn bộ số doanh nghiệp còn lại và sẽ được phỏng vấn qua 
điện thoại, fax, email bằng cách gửi trước bảng câu hỏi và yêu cầu trả 
lời. 
- Với ngành Dệt – Nhuộm – hoàn tất: Phỏng vấn trực tiếp, chi tiết. 
- Với ngành kéo sợi: Phỏng vấn trực tiếp, chi tiết. 
(vi) Xây dựng quy trình phỏng vấn: Xây dựng quy trình phỏng vấn chung cho 
các doanh nghiệp. 
(vii) Lập các nhóm khảo sát: 
- Lập Ban khảo sát bàn giấy và ban khảo sát thực địa; 
- Với Ban thực địa, phân thành 3 nhóm May, Dệt – Nhuộm – Hoàn tất và Kéo 
sợi; 
- Trong mỗi Ban này lại chia thành các tổ phụ trách từng địa bàn. 
(viii) Lên kế hoạch khảo sát chi tiết: 
- Lập kế hoạch khảo sát chi tiết cho giai đoạn 1 trước 
- 2 tháng sau khi tiến hành khảo sát giai đoạn 1, Ban quản lý dự án sẽ rút tỉa 
kinh nghiệm để lập kế hoạch chi tiết cho giai đoạn 2. 
(ix) Xây dựng bộ máy tổ chức điều hành công việc khảo sát, thống kê: 
- Bộ máy tổ chức điều hành công việc khảo sát, thống kê hay còn gọi là Ban 
quản lý dự án cần được thiết lập ngay để điều hành công việc trên phạm vi cả 
nước. 
- Chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ban quản lý dự án là Ban chỉ đạo đứng 
đầu là Trưởng Ban và các thành viên Ban. Trưởng Ban là Chủ tịch VITAS. 
Thành viên Ban gồm 1 cán bộ của Bộ Công Thương và 1 Phó chủ tịch 
VITAS (đề xuất Ông Nguyễn Đình Trường). 
- Hỗ trợ Ban chỉ đạo và Ban quản lý dự án sẽ là Ban Cố vấn gồm các ông Bùi 
Xuân Khu, Lê Quốc Ân, Lê Trung Hải và bà Thạch Thị Phong Huyền. 
- Ban dự án là một bộ máy tổ chức hoàn chỉnh, gồm Trưởng Ban, Điều phối 
viên, Thư ký ban và các ban chức năng, tổ giúp việc như minh họa trong sơ 
đồ dưới đây: 
 Trang 16 
(x) Lập tổ hậu cần 
(xi) Thực hiện khảo sát, thống kê 
(xii) Thu thập, tổng hợp số liệu 
(xiii) Phân tích, lập báo cáo 
(xiv) Tổ chức hội thảo báo cáo kết quả khảo sát 
(xv) Cung cấp thông tin, dịch vụ cho doanh nghiệp 
2. Toàn bộ quá trình khảo sát, thống kê được thực hiện theo lưu đồ sau: 
 Trang 17 
3. Triển khai giai đoạn 1 của công tác khảo sát, thống kê 
(i) Với phân đoạn may 
- Nhóm 1: 60 doanh nghiệp tiêu biểu (nhóm A1) 
- Nhóm 2: 240 doanh nghiệp (nhóm B1) 
- Nhóm 3: các doanh nghiệp còn lại (nhóm C1) 
(ii) Với phân đoạn dệt – nhuộm – hoàn tất 
- Nhóm 4: Các doanh nghiệp từ Huế trở vào (nhóm D1) 
(iii) Với phân đoạn kéo sợi 
 Trang 18 
- Nhóm 5: Các doanh nghiệp từ Huế trở vào (nhóm E1) 
4. Triển khai giai đoạn 2 của công tác khảo sát, thống kê 
(i) Với phân đoạn may 
- Nhóm 1: 40 doanh nghiệp tiêu biểu (nhóm A2) 
- Nhóm 2: 160 doanh nghiệp (nhóm B2) 
- Nhóm 3: các doanh nghiệp còn lại (nhóm C2) 
(ii) Với phân đoạn dệt – nhuộm – hoàn tất 
- Nhóm 4: Các doanh nghiệp từ Quảng trị trở ra (nhóm D2) 
(iii) Với phân đoạn kéo sợi 
- Nhóm 5: Các doanh nghiệp từ Quảng trị trở ra (nhóm E2) 
5. Phân tích, lập báo cáo cuộc khảo sát, thống kê: 
(i) Tập hợp số liệu của cả 2 giai đoạn khảo sát, thống kê 
(ii) Tổng hợp, phân tích kết quả khảo sát, thống kê 
(iii) Tập hợp các báo cáo từ nghiên cứu bàn giấy 
(iv) Tổng hợp kết quả của cả báo cáo nghiên cứu bàn giấy và khảo sát, thống kê 
thực địa để lập báo cáo cuối cùng. 
IV. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG 
1. Chương trình tổng thể 
Stt Hạng mục Chi tiết 
Thời gian 
T3 4 5 6 7 8 9 10 11 
1 
Tiếp cận phân 
đoạn 
May 
Dệt Nhuộm 
Kéo sợi 
2 
Tiếp cận vấn đề 
khảo sát 
Nghiên cứu bàn giấy 
Lập bảng câu hỏi khảo sát thực địa 
3 
Tiếp cận khu 
vực 
Ngành may và dệt nhuộm 
Ngành kéo sợi 
4 
Lập danh sách 
DN 
Ngành may và dệt nhuộm 
Ngành kéo sợi 
5 
Phân loại DN 
theo các nhóm 
A, B, C, D, E 
Ngành may 
Ngành dệt nhuộm 
Ngành kéo sợi 
6 
Lập qui trình 
phỏng vấn 
Lập qui trình chung cho các khâu đoạn 
 Trang 19 
7 
Lập nhóm khảo 
sát 
Thành lập 5 nhóm 
8 
Kế hoạch khảo 
sát 
Lên lịch chi tiết cho từng nhóm 
9 Lập bộ máy Qui định rõ nhiệm vụ của từng vị trí 
10 Lập tổ hậu cần 
Lãnh đạo các chi hội khu vực và văn phòng 
VCOSA 
Lập các trạm khảo sát 
11 
Khảo sát và 
thống kê 
Đến từng doanh nghiệp 
Xây dựng website khảo sát trực tuyến 
12 
Tập hợp số liệu 
khảo sát 
Do các nhóm khảo sát gửi về 
Dữ liệu tử khảo sát trực tuyến 
13 
Phân tích, lập 
báo cáo 
Theo các vấn đề khảo sát, phản biện với 
chuyên gia trong ngành 
14 
Hội thảo, báo 
cáo kết quả 
Nêu rõ bối cảnh, vấn đề, cơ sở luận, phương 
pháp tiếp cận, kế hoạch hành động, nguồn 
nhân lực, quá trình khảo sát, tài chính và kết 
quả 
15 
Cung cấp thông 
tin và dịch vụ 
cho DN 
Phân nhóm các sản phẩm dịch vụ có được 
từ kết quả báo cáo 
2. Chương trình khảo sát giai đoạn 1 
Stt Hạng mục Chi tiết 
Thời gian 
T3 4 5 6 7 
1 Tiếp cận phân đoạn 
May 
Dệt Nhuộm 
Kéo sợi 
2 Tiếp cận vấn đề khảo sát 
Nghiên cứu bàn giấy 
Lập bảng câu hỏi khảo sát thực địa 
3 Tiếp cận khu vực 
Ngành may và dệt nhuộm 
Ngành kéo sợi 
4 Lập danh sách DN 
Ngành may và dệt nhuộm 
Ngành kéo sợi 
5 
Phân loại DN theo các nhóm A, B, 
C, D, E 
Ngành may 
Ngành dệt nhuộm 
 Trang 20 
Ngành kéo sợi 
6 Lập qui trình phỏng vấn Lập qui trình chung cho các khâu đoạn 
7 Lập nhóm khảo sát Thành lập 5 nhóm 
8 Lập kế hoạch khảo sát 
Lên lịch hẹn doanh nghiệp theo thời gian 
cụ thể, lập lịch trình chi tiết cho từng 
nhóm 
9 Lập bộ máy 
Qui định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng 
vị trí 
10 Lập tổ hậu cần 
Lãnh đạo các chi hội khu vực và văn 
phòng VCOSA 
Lập các trạm khảo sát 
11 Khảo sát và thống kê Đến từng doanh nghiệp 
12 Tập hợp số liệu khảo sát Do các nhóm khảo sát gửi về 
3. Chương trình khảo sát giai đoạn 2 
Stt Hạng mục Chi tiết Thời gian 
 6 7 8 9 10 11 
1 Tiếp cận vấn đề khảo sát Nghiên cứu bàn giấy 
2 Khảo sát và thống kê Đến từng doanh nghiệp 
3 Tập hợp số liệu khảo sát Do các nhóm khảo sát gửi về 
4 Phân tích, lập báo cáo 
Theo các vấn đề khảo sát, phản 
biện với chuyên gia trong ngành 
5 Hội thảo, báo cáo kết quả 
Nêu rõ bối cảnh, vấn đề, cơ sở 
luận, phương pháp tiếp cận, kế 
hoạch hành động, nguồn nhân lực, 
quá trình khảo sát, tài chính và kết 
quả 
6 Cung cấp thông tin và dịch vụ cho DN 
Phân nhóm các sản phẩm dịch vụ 
có được từ kết quả báo cáo 
V. NHÂN SỰ THAM GIA 
Stt Bộ phận Chi tiết Số lượng Ghi chú 
1 
Ban chỉ đạo 
3 
Chủ Tịch: Ông Vũ Đức Giang, Chủ Tịch VITAS 
Thành viên: lãnh đạo Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ 
Công Thương và 1 Phó Chủ Tịch VITAS 
 Trang 21 
2 
Ban cố vấn 
3 
Ông Bùi Xuân Khu, Lê Quốc Ân, Lê Trung Hải, 
Bà Thạch Thị Phong Huyền 
3 Ban quản lý dự án 
4 
Trưởng ban: Ông Nguyễn Đình Trường 
Điều phối viên: Ông Nguyễn Văn Tuấn 
Thư ký ban: Ông Nguyễn Bình An 
4 Tổ nghiên cứu bàn giấy 3 Công ty tư vấn Sao Việt phụ trách 
5 Tổ khảo sát may 
Nhóm 1 
(A) 
15 
- Gồm 3 tổ, mỗi tổ 5 người là chuyên gia về kinh 
doanh XNK, kỹ thuật, lao động, tài chính, được 
chỉ đạo bởi: 
- Tổ 1 do Ông Bùi Xuân Khu chỉ đạo 
- Tổ 2 do Ông Lê Quốc Ân chỉ đạo 
- Tổ 3 do Ông Nguyễn Đình Trường chỉ đạo 
Nhóm 2 
(B) 
24 
- Gồm 6 tổ, mỗi tổ 4 người. 
- Mỗi tổ có 1 tổ trưởng phụ trách kinh doanh 
XNK 
- 1 tổ viên phụ trách kỹ thuật 
- 1 tổ viên phụ trách lao động 
- 1 tổ viên phụ trách tài chính 
Nhóm 3 
(C) 
5 
Gồm 1 tổ làm việc tại văn phòng, trong đó: 
- Tổ trưởng: Ông Nguyễn Bình An 
- 1 tổ viên phụ trách XNK (Tú) 
- 1 tổ viên phụ trách kỹ thuật (Quỳnh Anh) 
- 1 tổ viên phụ trách lao động (Thu Hồng) 
- 1 tổ viên phụ trách tài chính (Loan) 
6 Tổ khảo sát dệt nhuộm 
Nhóm 4 
(D) 
5 
Gồm 1 tổ 
- Tổ trưởng: do Ông Trường tuyển chọn 
- 1 tổ viên phụ trách XNK 
- 1 tổ viên phụ trách kỹ thuật 
- 1 tổ viên phụ trách lao động 
- 1 tổ viên phụ trách tài chính 
7 Tổ khảo sát kéo sợi 
Nhóm 5 
(E) 
5 
Gồm 1 tổ 
- Tổ trưởng: do Ông Trường tuyển chọn 
- 1 tổ viên phụ trách XNK 
- 1 tổ viên phụ trách kỹ thuật 
- 1 tổ viên phụ trách lao động 
- 1 tổ viên phụ trách tài chính 
8 Tổ số liệu 3 Công ty tư vấn Sao Việt tuyển dụng 
9 Tổ phân tích báo cáo 
 Theo nhu 
cầu 
Công ty tư vấn Sao Việt tuyển dụng, điều tiết 
10 Tổ hậu cần 
4 
Tổ trưởng: Bà Hoàng Thị Lý 
Tổ viên: Trần Ngọc Kim Loan, ông Quách Minh 
Phú 
 Trang 22 
VI. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
(i) Sau hơn 20 năm liên tục phát triển với tỉ lệ tăng trưởng bình quân gần 20%/năm, 
dệt may Việt Nam đã vươn lên trở thành ngành kinh tế lớn của cả nước và đứng 
đầu về xuất khẩu (chiếm trên 15% tổng kim ngạch). Việt Nam hiện nằm trong 
nhóm 5 nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới và được coi là điểm đến của các 
nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dệt may. 
(ii) Các động lực chính tạo ra sự phát triển vượt bậc trong thời gian qua gồm: chủ 
trương mở cửa nền kinh tế cùng quyết tâm hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu 
vực và quốc tế; chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Chính phủ; chiến 
lược tăng tốc ngành dệt may giai đoạn 2000 – 2010; tiến trình cổ phần hóa ngành 
dệt may; đầu tư nước ngoài; nỗ lực của các doanh nghiệp trong nước; vai trò đầu 
tàu dẫn dắt ngành của Tập đoàn dệt may Việt Nam (VINATEX) và các hoạt động 
tích cực, hiệu quả của VITAS. 
(iii) Ngày nay, cục diện ngành dệt may toàn cầu đang có những thay đổi to lớn. Thế 
giới hình thành của 3 khu vực sản xuất chính gồm Trung Quốc, nhóm các nước 
Tây Nam Á (Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ) và khối ASEAN; các khu 
vực sản xuất này đồng thời cũng là những trung tâm tiêu thụ lớn của thế giới. Sự 
cạnh tranh khốc liệt giữa các trung tâm này đã thúc đẩy sự ra đời của các khối liên 
kết khu vực kèm theo những biện pháp bảo hộ mậu dịch trong mỗi khối. Bên cạnh 
đó là sự lên ngôi của ngành thời trang quyết định quá trình phát triển của dệt may 
toàn cầu. Việc rút ngắn vòng đời sản phẩm của ngành thời trang đã tạo ra sự thay 
đổi căn bản trong các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị cũng như thời gian đáp ứng 
đơn hàng và dệt may Việt Nam không nằm ngoài những câu chuyện này. 
(iv) Trước bối cảnh mới, để tiếp tục duy trì vị thế, tạo dựng ngành dệt may Việt Nam 
phát triển ổn định, bền vững trong chuỗi dệt may toàn cầu đòi hỏi phải có những 
thay đổi căn bản. Đó là: vải phải được sản xuất trong nước; ngành thiết kế cần 
được củng cố và nâng cấp; thị trường nội địa cần được quản lý, khai thác và 
phương thức gia công cần phải được thu hẹp. 
(v) Muốn vậy, bên cạnh những chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời của Chính 
phủ, các doanh nghiệp dệt may cần phải nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh 
của mình và VITAS phải thực sự là cơ quan tham vấn đắc lực, hiệu quả của doanh 
nghiệp, Chính phủ; là kênh cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho hội viên; là 
trung tâm tư vấn, hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp; là 
trung tâm xúc tiến thương mại, đầu tư cho ngành và cho doanh nghiệp; là đại diện 
đích thực cho tiếng nói và quyền lợi của hội viên. 
(vi) Để giúp xác định rõ vấn đề, thực hiện được các mục tiêu nêu trên, cuộc khảo sát, 
thống kê lần này có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt. Tuy nhiên, với phạm vi 
rộng, bao quát tới toàn bộ chuỗi giá trị của ngành và lại thực hiện trong khoảng 
thời gian ngắn cho nên thành công chỉ có thể có được với sự chỉ đạo quyết liệt, sát 
sao của lãnh đạo Hiệp hội, đặc biệt là của ông Chủ Tịch VITAS, sự tham gia trực 
tiếp của những cán bộ cốt cán trong ngành, sự phối hợp có hiệu quả của lãnh đạo 
các chi hội, hiệp hội chuyên ngành và sự hưởng ứng nhiệt tình của các doanh 
nghiệp. 
(vii) Cuộc khảo sát, thống kê cũng sẽ giúp tạo ra sự thay đổi cơ bản trong hoạt động 
của VITAS. Với vai trò là cơ quan cung cấp thông tin ngành, hỗ trợ quảng cáo cho 
 Trang 23 
doanh nghiệp, kết nối giao thương, kết nối đào tạo, hội thảo chuyên đề và tư vấn 
cho doanh nghiệp, VITAS sẽ khai thác và sử dụng các thông tin có được từ kết 
quả khảo sát thống kê để cung cấp cho doanh nghiệp, Chính phủ và gia tăng các 
hoạt động dịch vụ thiết thực của mình – đây mới chính là lý do tồn tại của VITAS, 
là sức hút cho sự tham gia của hội viên và là động lực thúc đẩy sự phát triển bền 
vững của Hiệp hội. 
2. Kiến nghị 
(i) Mở rộng cuộc khảo sát, thống kê ra phạm vi toàn quốc; 
(ii) Ban quản lý dự án được chủ động trong việc thuê các chuyên gia, nhân sự 
tham gia quá trình khảo sát, tổng hợp, phân tích và báo cáo; 
(iii) Ban quản lý dự án được chủ động trong việc kêu gọi các nguồn tài trợ từ các 
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các cơ quan hữu trách của 
Chính phủ; 
(iv) Ban quản lý dự án được chủ động trong việc kêu gọi sự hỗ trợ của doanh 
nghiệp, của các chi hội địa phương và Hiệp hội chuyên ngành trong quá trình 
khảo sát; 
(v) Ban quản lý dự án ưu tiên sử dụng các nhân sự hiện có của văn phòng phía 
Nam tham gia quá trình khảo sát ngay từ ban đầu để nâng cao kiến thức, phát 
triển mối quan hệ với hội viên làm cơ sở để gia tăng các hoạt động của Hiệp 
Hội sau khảo sát. 
(vi) Ban quản lý dự án được đề xuất sử dụng một phần hội phí của Hiệp hội (tại 
Văn phòng phía Nam) để bổ sung nguồn kinh phí phục vụ việc khảo sát thống 
kê; 
(vii) Ban quản lý dự án được chủ động sử dụng các nguồn tài chính có được để 
phục vụ công tác khảo sát thống kê nhưng phải đảm bảo tính minh bạch, hiệu 
quả và tiết kiệm. 
Người thẩm định 
NGUYỄN ĐÌNH TRƯỜNG 
 Người lập đề án 
NGUYỄN VĂN TUẤN 
 Người phê duyệt 
VŨ ĐỨC GIANG 

File đính kèm:

  • pdfde_an_khao_sat_nganh_det_may_viet_nam_2013.pdf