Đề xuất khung phân tích cho loại đề tài: Mở rộng tín dụng ản xuất tại ngân hàng thương mại

1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT(*)(**)(***)

1.1. Đặc đi m của đường cung và

đường c u t n dụng

1.1.1. Đườ u í d

Ở mức lãi suất tương đối thấp, nhìn

chung cung tín dụng tỷ lệ thuận với lãi suất

danh nghĩa. Tuy nhiên, khi lãi suất ngày

càng tăng, độ dốc của đường cung có xu

hướng lớn hơn, phản ánh độ nhạy với lãi

suất ngày càng thấp. Ở một mức lãi suất

nhất định, đường cung có thể thẳng đứng

hoặc thậm chí co vào bên trong. Đặc điểm

này của đường cung xuất phát từ một số lý120

do sau:

5. T ấ , khi lãi suất tăng lên, ngân

hàng phải đối mặt với rủi ro lựa chọn ngày

càng tăng. Lãi suất cao hơn khiến phần lớn

những khách hàng tốt, những người chỉ

chấp nhận một mức lãi suất thấp tương đối,

dần từ bỏ ngân hàng. Những khách hàng

còn lại chấp nhận một mức lãi suất cao

thường là những người có rủi ro cao.

Stiglitz (1 1) cho rằng, khi lãi suất danh

nghĩa đạt đến một ngưỡng tới hạn (r*), rủi

ro lựa chọn gia tăng với tốc độ nhanh, tốc

độ tăng của lãi suất danh nghĩa khiến tỷ lệ

hoàn vốn kỳ vọng (expected returns) của

ngân hàng sụt giảm, điều này dẫn đến

đường cung tín dụng co vào bên trong. Nói

cách khác, khi lãi suất tăng đạt đến ngưỡng

tới hạn, nếu lãi suất tiếp tục tăng thì cung

tín dụng sẽ suy giảm.

pdf 13 trang yennguyen 4060
Bạn đang xem tài liệu "Đề xuất khung phân tích cho loại đề tài: Mở rộng tín dụng ản xuất tại ngân hàng thương mại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề xuất khung phân tích cho loại đề tài: Mở rộng tín dụng ản xuất tại ngân hàng thương mại

Đề xuất khung phân tích cho loại đề tài: Mở rộng tín dụng ản xuất tại ngân hàng thương mại
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 1 (26) - Thaùng 1/2015
119 
ĐỀ XUẤT KHUNG PHÂN TÍCH CHO LOẠI ĐỀ TÀI 
MỞ RỘNG TÍN DỤNG ẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 
ĐOÀN THANH HÀ(*) 
LÊ THANH NGỌC(**) 
ĐỖ ĐOAN TRANG(***) 
T M TẮT 
Mở ộ í d â ộ k ó ộ k ộ b o ồ ả ở 
 ộ u ầu í d . T o ă qu oạ ề ở ộ í d sả uấ 
 ạ â ư ạ ” ượ k ều ườ . Tuy ậ ủ 
 ầ ớ ề dạ y o ằ ở ộ í d sả uấ uộ ủ y u 
bở ă ấ í d ủ â . C ậ ư eo â í o b 
 í d ư ầy ủ. y ảo uậ ộ ậ k 
 o dạ ề ở ộ í d sả uấ ạ â ư ạ ” ậ u â 
 í ạ o ă ấ í d ủ â qu ó ề uấ ả 
 ể ở ộ í d sả uấ ư ợ ý o ườ ề 
dạ y. 
 óa: ở ộ í d ườ u í d ườ ầu í d k u 
phân tích. 
ASTRACT 
Bank credit expansion is a concept that has extensive denotation, including the 
expansion in supply and demand fo ed . O e e s ye s es ed E d 
 odu e ed o e b k” e bee b o d y e fo ed. Howe e os 
researchers attach the credit expansion to only the credit capacity of bank. Thus, they 
concentrate on analyzing the limitations in expanding bank credit, then basing on those 
limitations to propose solutions to expand credit. That approach, as indicated in this 
 e s dequ y. T s e d s usses o e o fo es ed E d 
productive credit in comme b k” e eby su es s o es of o es. 
Keywords: credit expansion, credit supply curve, credit demand curve, analytical 
framework. 
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT(*)(**)(***) 
1.1. Đặc đi m của đường cung và 
đường c u t n dụng 
1.1.1. Đườ u í d 
Ở mức lãi suất tương đối thấp, nhìn 
(*)
PGS.TS, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 
(**)TS, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 
(***)ThS, Trường Đại học Bình Dương 
chung cung tín dụng tỷ lệ thuận với lãi suất 
danh nghĩa. Tuy nhiên, khi lãi suất ngày 
càng tăng, độ dốc của đường cung có xu 
hướng lớn hơn, phản ánh độ nhạy với lãi 
suất ngày càng thấp. Ở một mức lãi suất 
nhất định, đường cung có thể thẳng đứng 
hoặc thậm chí co vào bên trong. Đặc điểm 
này của đường cung xuất phát từ một số lý 
120 
do sau: 
5. T ấ , khi lãi suất tăng lên, ngân 
hàng phải đối mặt với rủi ro lựa chọn ngày 
càng tăng. Lãi suất cao hơn khiến phần lớn 
những khách hàng tốt, những người chỉ 
chấp nhận một mức lãi suất thấp tương đối, 
dần từ bỏ ngân hàng. Những khách hàng 
còn lại chấp nhận một mức lãi suất cao 
thường là những người có rủi ro cao. 
Stiglitz (1 1) cho rằng, khi lãi suất danh 
nghĩa đạt đến một ngưỡng tới hạn (r*), rủi 
ro lựa chọn gia tăng với tốc độ nhanh, tốc 
độ tăng của lãi suất danh nghĩa khiến tỷ lệ 
hoàn vốn kỳ vọng (expected returns) của 
ngân hàng sụt giảm, điều này dẫn đến 
đường cung tín dụng co vào bên trong. Nói 
cách khác, khi lãi suất tăng đạt đến ngưỡng 
tới hạn, nếu lãi suất tiếp tục tăng thì cung 
tín dụng sẽ suy giảm. 
Hì 1. Đặ ể ủ ườ u ườ ầu í d 
T , cung tín dụng phụ thuộc vào 
năng lực hoạt động của các ngân hàng. Tuy 
nhiên, trong ngắn hạn năng lực hoạt động 
nói chung cũng như năng lực mở rộng tín 
dụng nói riêng của các ngân hàng là có giới 
hạn. Một trong những nhân tố có ảnh 
hưởng trực tiếp và rõ nhất đến năng lực mở 
rộng tín dụng của ngân hàng là năng lực tài 
chính, biểu hiện cụ thể qua các chỉ tiêu 
như: quy mô tổng tài sản, tỷ lệ an toàn vốn 
tối thiểu, tỷ lệ thanh khoản của tài sản, 
T b trong những điều kiện nhất 
định, các chính sách của Nhà nước, thông 
qua các công cụ trực tiếp hoặc gián tiếp, có 
thể giới hạn mức cung tín dụng của hệ 
thống ngân hàng cho một ngành cụ thể. 
Chẳng hạn, trong giai đoạn xảy ra bong 
bóng bất động sản, để hạn chế rủi ro tín 
dụng, ngân hàng Trung ương có thể nâng 
hệ số rủi ro áp dụng cho ngành này khiến 
dư nợ tín dụng bất động sản sụt giảm. 
Đặc điểm của đường cung co vào bên 
trong khi lãi suất đạt đến ngưỡng tới hạn r*, 
S 
D 
r1 
r2 
r
* 
121 
hàm ý rằng, nếu đường cung tín dụng 
không thay đổi song có sự dịch chuyển của 
đường cầu qua bên phải vượt quá r*, thì 
tình trạng dư cầu sẽ xuất hiện. Stiglitz 
(1 1) gọi đó là trạng thái định mức tín 
dụng (credit rationing). 
1.1.2. Đườ ầu í d 
Đường cầu dốc xuống phản ánh rằng, 
cầu tín dụng tỷ lệ nghịch với lãi suất danh 
nghĩa. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị 
trường, quy luật cạnh tranh sẽ dẫn đến tỷ 
suất sinh lời trong nhiều ngành có xu 
hướng hội tụ về điểm bình quân. Do vậy, 
tại những điểm lân cận điểm tỷ suất sinh 
lời bình quân, mật độ tập trung của nhiều 
ngành sẽ tương đối lớn. Điều này hàm ý 
rằng, tồn tại một khoảng lãi suất [r1 r2] mà 
độ nhạy của cầu theo lãi suất trong khoảng 
sẽ lớn hơn so với ngoài khoảng. Nói một 
cách cụ thể hơn, trong khoảng lãi suất [r1 r2 
], khi lãi suất tín dụng giảm, sẽ xuất hiện 
nhiều ngành có tỷ suất sinh lời kỳ vọng cao 
hơn lãi suất tín dụng, do đó cầu tín dụng sẽ 
tăng mạnh. Xét ở chiều ngược lại, trong 
khoảng lãi suất [r1 r2], khi lãi suất tín dụng 
tăng, sẽ xuất hiện nhiều ngành có tỷ suất 
sinh lời kỳ vọng thấp hơn lãi suất tín dụng, 
do đó cầu tín dụng giảm mạnh. 
Đặc điểm của đường cầu tín dụng có 
độ nhạy theo lãi suất cao trong khoảng [r1 
r2] có một hàm ý là, khi đường cầu không 
thay đổi song có sự dịch chuyển qua bên 
phải của đường cung và sự dịch chuyển 
này nằm trong khoảng [r1 r2], thì điểm cân 
bằng mới của thị trường sẽ được xác lập 
tương ứng với mức thay đổi tương đối lớn 
của lượng tín dụng. Ngược lại, khi đường 
cầu không thay đổi, song có sự dịch 
chuyển qua bên phải của đường cung và sự 
dịch chuyển này nằm ngoài khoảng [r1 r2 ], 
thì điểm cân bằng mới của thị trường sẽ 
được xác lập tương ứng với mức thay đổi 
không đáng kể của lượng tín dụng. 
1.2. Sự dịc c uy n đường cung và 
đường c u t n dụng 
Lý thuyết kinh tế vi mô cho rằng, điểm 
cân bằng (E0) của sản phẩm, dịch vụ trên 
thị trường là điểm mà ứng với một mức giá 
đã được xác định, lượng sản phẩm, dịch vụ 
người mua muốn mua bằng lượng sản 
phẩm, dịch vụ người bán muốn bán, và 
được biểu thị bằng giao điểm giữa đường 
cung và đường cầu (David Begg, 2014). 
Tại điểm cân bằng này, số lượng sản phẩm, 
dịch vụ được tiêu thụ là Q0, ứng với mức 
giá P0. Lượng sản phẩm, dịch vụ được tiêu 
thụ sẽ tăng lên khi xảy ra một trong 3 
trường hợp: 
T ườ ợ 1, đường cầu D0 dịch 
chuyển qua bên phải, hình thành đường cầu 
mới D1. Điểm cân bằng mới là E1. Tại 
điểm cân bằng mới, số lượng sản phẩm, 
dịch vụ được tiêu thụ tăng từ Q0 lên Q1. 
Đối với tín dụng ngân hàng, độ lớn 
thay đổi lượng tín dụng do sự dịch chuyển 
đường cầu tín dụng, từ Q0 lên Q1, không 
chỉ phụ thuộc vào độ lớn sự dịch chuyển 
của đường cầu, mà còn phụ thuộc vào hình 
dạng của đường cung tín dụng cũng như sự 
dịch chuyển của đường cầu nằm trong 
khoảng nào trên đường cung tín dụng. 
T ườ ợ 2, đường cung S0 dịch 
chuyển qua bên phải, hình thành đường 
cung mới S1. Điểm cân bằng mới là E2. Tại 
điểm cân bằng mới, số lượng sản phẩm, 
dịch vụ được tiêu thụ tăng từ Q0 lên Q2. 
122 
Đối với tín dụng ngân hàng, độ lớn 
thay đổi lượng tín dụng do sự dịch chuyển 
đường cung tín dụng, từ Q0 lên Q2, không 
chỉ phụ thuộc vào độ lớn sự dịch chuyển 
của đường cung, mà còn phụ thuộc vào 
hình dạng của đường cầu tín dụng cũng 
như sự dịch chuyển của đường cung nằm 
trong khoảng nào trên đường cầu tín dụng. 
Hì 2. S d uyể ủ ườ u ườ ầu í d 
T ườ ợ 3, cả đường cầu D0 và 
đường cung S0 đều dịch chuyển qua bên 
phải, hình thành đường cầu mới D1 và 
đường cung mới S1. Điểm cân bằng mới là 
E3. Tại điểm cân bằng mới, số lượng sản 
phẩm, dịch vụ được tiêu thụ tăng từ Q0 lên 
Q3. 
Vấn đề cần làm rõ ở đây là, yếu tố nào 
làm đường cầu và đường cung tín dụng 
ngân hàng dịch chuyển qua bên phải? 
1.2.1. C y u ườ ầu í 
d â d uyể qu b ả 
David Beg cho rằng, có 3 yếu tố chính 
làm đường cầu dịch chuyển qua bên phải 
là: thu nhập, thị hiếu và giá cả của hàng 
hóa thay thế (David Begg, 2014). 
Xét từ đặc điểm của thị trường tín 
dụng ngân hàng, nhìn chung cầu tín dụng 
ngân hàng phụ thuộc vào: nhu cầu tín 
dụng, khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân 
hàng của khách hàng và lãi suất của nguồn 
tín dụng thay thế. 
( ) N u ầu í d . Nhu cầu là cảm 
giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người 
cảm nhận được (Philip Kotler, 1 ). Nhu 
cầu được phát sinh bởi nhiều yếu tố kích 
thích cả bên trong lẫn bên ngoài. Đối với 
sản phẩm tín dụng, nhân tố kích thích bên 
trong xuất phát từ thực tế khách hàng đang 
thiếu hụt nguồn vốn để đáp ứng cho sản 
xuất và tiêu dùng. Trong khi đó, nhân tố 
kích thích bên ngoài đóng vai trò hình 
thành sự kỳ vọng và cảm nhận của khách 
hàng về “khả năng đáp ứng nhu cầu tín 
S0 
S1 
D0
000
0 
D1 
Q0 Q1 Q2 Q3 
E0 
E1 
E3 
E2 
P0 
123 
dụng của sản phẩm tín dụng”. Sự kỳ vọng 
và cảm nhận này, đến lượt nó, trở thành 
động cơ thúc đẩy sự chuyển hóa từ nhu cầu 
thành mong muốn. Sự kỳ vọng và cảm 
nhận của khách hàng về sản phẩm tín dụng 
được phản ánh thông qua sự kỳ vọng và 
cảm nhận về chất lượng tín dụng và những 
tiện ích mà sản phẩm tín dụng mang lại. 
Như vậy, bằng cách nào đó (chẳng hạn, 
thông qua chiến lược truyền thông), nếu 
ngân hàng gia tăng được sự kỳ vọng và 
cảm nhận của khách hàng về chất lượng tín 
dụng và những tiện ích của sản phẩm tín 
dụng, thì mong muốn tín dụng sẽ tăng. 
Điều này, kết hợp với khả năng thanh toán 
được đảm bảo, sẽ chuyển hóa mong muốn 
thành yêu cầu tín dụng, khiến cầu tín dụng 
tăng lên. Nói cách khác, đường cầu tín 
dụng sẽ dịch chuyển qua bên phải. 
( ) K ả ă ậ í d . 
Không giống với các sản phẩm, dịch vụ 
thông thường khác, quá trình chuyển giao 
sản phẩm tín dụng từ ngân hàng sang 
khách hàng và quá trình thanh toán từ 
khách hàng cho ngân hàng không thể diễn 
ra đồng thời. Do vậy, ngoài khả năng thanh 
toán và thiện chí thanh toán, khách hàng 
còn phải chứng minh được với ngân hàng 
sự tồn tại (trong hiện tại và tương lai) của 
khả năng thanh toán và thiện chí thanh toán 
đó. Kết hợp các yếu tố: khả năng thanh 
toán và thiện chí thanh toán, khả năng 
chứng minh “sự tồn tại khả năng thanh 
toán và thiện chí thanh toán” được gọi 
chung là khả năng tiếp cận vốn tín dụng. 
Khi khả năng tiếp cận vốn tín dụng thực tế 
tăng lên, và khách hàng nhận thức được 
điều đó, họ sẽ biến nhu cầu tiềm ẩn thành 
cầu, khiến đường cầu tín dụng dịch chuyển 
qua bên phải. 
( ) Lã suấ ủ uồ í d y 
 . Cầu tín dụng của một ngân hàng cụ thể 
(ngân hàng thương mại) không chỉ phụ 
thuộc vào nhu cầu tín dụng nói chung, các 
nhân tố kích thích mà ngân hàng thương 
mại tạo ra, khả năng tiếp cận vốn tín dụng 
của khách hàng, mà còn phụ thuộc vào lãi 
suất so sánh giữa ngân hàng thương mại 
với các chủ thể cho vay khác. Xét cùng 
một loại sản phẩm tín dụng, với chất lượng 
tín dụng tương đương, khách hàng dĩ nhiên 
sẽ lựa chọn nguồn tín dụng nào có mức lãi 
suất thấp nhất. Do vậy, trong trường hợp 
ngân hàng thương mại đảm bảo cung cấp 
sản phẩm có chất lượng tương đương các 
chủ thể cho vay khác và duy trì lãi suất 
không đổi, nếu các chủ thể cho vay khác 
đồng loạt gia tăng lãi suất, một phần khách 
hàng từ chủ thể cho vay khác sẽ chuyển 
sang vay ở ngân hàng thương mại, là nơi 
có nguồn vốn rẻ hơn. Điều này sẽ làm 
đường cầu tín dụng của ngân hàng thương 
mại dịch chuyển qua bên phải. 
1.2.2. C y u ườ u í 
d â d uyể qu b ả 
Các yếu tố làm đường cung tín dụng 
ngân hàng dịch chuyển qua bên phải được 
chia làm 2 nhóm: nhóm yếu tố thuộc bên 
trong ngân hàng và nhóm yếu tố nằm bên 
ngoài ngân hàng. 
 ( ) C y u uộ b o â 
hàng 
 * C ượ í s ủ â 
hàng 
Bất kỳ ngân hàng nào khi thực hiện 
chiến lược mở rộng thị trường đều nhằm 
124 
đạt được một trong các mục tiêu kinh tế cơ 
bản: mục tiêu bành trướng thị phần hoặc 
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. 
C ượ ở ộ í d â 
 ằ u b ướ ầ . 
Trong những giai đoạn nhất định, ngân 
hàng có thể không đặt nặng mục tiêu lợi 
nhuận mà thay vào đó, họ tập trung vào 
chiến lược bành trướng nhằm lấn át đối thủ 
cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển theo 
chiều rộng của ngân hàng. Trong trường 
hợp này, mặc dù sự mở rộng quy mô tín 
dụng có thể dẫn đến “hiệu quả kinh tế theo 
quy mô”, nhưng không nhất thiết phải gắn 
với hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào. 
Do vậy, xét về phương diện cung tín dụng, 
sự mở rộng quy mô tín dụng ít được xem 
xét trong mối liên hệ với hiệu quả tín dụng 
mà thường gắn liền với khía cạnh năng lực 
mở rộng tín dụng của ngân hàng. Tuy vậy 
trong dài hạn, để ngân hàng phát triển bền 
vững, sự mở rộng quy mô tín dụng đó phải 
đảm bảo đạt được về mặt hiệu quả kinh tế. 
C ượ ở ộ í d â 
 ằ u ó ợ uậ . 
Trong dài hạn, mọi ngân hàng thương mại 
đều hướng đến mục tiêu cao nhất là lợi 
nhuận. Trong trường hợp này, sự mở rộng 
tín dụng ngân hàng nhằm mục tiêu tối đa 
hóa lợi nhuận. Do vậy, mở rộng quy mô tín 
dụng không chỉ phải xét đến vấn đề năng 
lực mở rộng tín dụng của ngân hàng, mà 
còn phải xét đến vấn đề hiệu quả kinh tế 
của việc mở rộng đó. 
* Nă oạ ộ ủ ân hàng. 
Theo Michael Porter thì năng lực được 
hiểu là khả năng làm tốt nhất một việc nào 
đó. Năng lực là sở trường, là thế mạnh của 
ngân hàng. Nó bao gồm cả phần “mềm” 
lẫn phần “cứng”, nghĩa là cả những nguồn 
lực vật chất lẫn nguồn chất xám (Michael 
Porter, 2009). 
Nói cách khác, năng lực hoạt động của 
ngân hàng là tổng hợp những yếu tố bên 
trong tạo nên sức mạnh của ngân hàng, cho 
phép ngân hàng làm tốt một hoạt động cụ 
thể nào đó. Đối với hoạt động tín dụng, 
năng lực hoạt động không chỉ thể hiện ở 
khả năng cho phép ngân hàng mở rộng quy 
mô tín dụng, mà còn thể hiện ở khả năng 
đạt được hiệu quả kinh tế thông qua sự mở 
rộng đó. Năng lực của ngân hàng bao gồm: 
năng lực tài chính; năng lực quản trị; năng 
lực marketing; năng lực công nghệ; năng 
lực phát triển sản phẩm; năng lực cạnh 
tranh lãi suất; năng lực chất lượng dịch vụ; 
năng lực uy tín, thương hiệu; năng lực phát 
triển mạng lưới; năng lực nguồn nhân lực 
(Ngô và Đoàn, 2013). Khi một ngân hàng 
có năng lực hoạt động tốt, cũng có nghĩa là 
ngân hàng đó có khả năng mở rộng tín 
dụng bền vững, điều này kết hợp với chính 
sách mở rộng tín dụng, sẽ khiến đường 
cung tín dụng dịch chuyển sang bên phải. 
* H u quả oạ ộ ủ â 
Hiệu quả của bất kỳ hoạt động nào đều 
được phản ánh thông qua mối quan hệ giữa 
lợi ích (lợi nhuận) và chi phí. Hiệu quả 
kinh tế tăng lên khi cùng một lượng chi phí 
nhưng đem lại nhiều lợi ích hơn, hoặc theo 
cách khác, để đạt được cùng một lợi ích 
(lợi nhuận) nhưng cần ít lượng chi phí hơn. 
Để đánh giá hiệu quả kinh tế, có thể sử 
dụng nhiều phương pháp: phương pháp so 
sánh các chỉ số; phương pháp hồi quy đa 
biến; phương pháp bao số liệu DEA 
125 
(Di,1 1; Paraskevi, 1 2). Khi hiệu quả 
hoạt động của ngân hàng tăng lên, để cung 
ứng một lượng tín dụng như trước, ngân 
hàng cần ít hơn chi phí hoạt động. Do đó, 
ngân hàng có thể giảm lãi suất và các phí 
dịch vụ mà không làm ảnh hưởng tới lợi 
nhuận mục tiêu. Khi mọi điểm sản lượng 
được cung ứng tương ứng với mức giá thấp 
hơn thì cũng có nghĩa là đường cung đã 
dịch chuyển qua bên phải. 
( ) C y u uộ b o â 
hàng 
* Luậ í s 
Luật pháp và chính sách của Nhà nước, 
trong nhiều trường hợp, có tác động làm 
tăng cung tín dụng của nền kinh tế nói 
chung, cũng như của một ngân hàng cụ thể 
nói riêng. 
Chẳng hạn, chính sách mở rộng cung 
tiền có thể làm cho chi phí huy động vốn 
giảm xuống, ngân hàng có nhiều nguồn 
vốn rẻ hơn khiến cung tín dụng tăng lên. 
*C ú s ủ b ĩ ô 
Có nhiều bằng chứng thực nghiệm cho 
thấy, các cú sốc của các biến vĩ mô (GDP, 
tỷ giá hối đoái, lãi suất thị trường, lạm 
phát, giá chứng khoán, giá vàng, giá bất 
động sản) có thể tác động đến cả cầu lẫn 
cung tín dụng (Parmendra, 2012; Kai, 
2011). 
2. ĐỀ XUẤT KHUNG PHÂN TÍCH 
Hì 3. K u â í o oạ ề 
 ở ộ í d sả uấ ạ â ư ạ ” 
Trên cơ sở nội dung ở phần 2, chúng 
tôi đề xuất khung phân tích cho chủ đề 
“mở rộng tín dụng sản xuất tại ngân hàng 
thương mại”. Khung phân tích này bao 
gồm: 
Mở rộng 
tín dụng 
ngân hàng Nhân tố 
bên cung 
Chiến 
lược/chính 
sách tín dụng 
Năng lực mở 
rộng tín dụng 
Hiệu quả mở 
rộng tín dụng 
Nhu cầu tín 
dụng 
Sự hài lòng 
của KH về 
chất lượng tín 
dụng 
Khả năng tiếp 
cận vốn 
Nhân tố 
bên cầu 
126 
2.1. P ân t c c c n ân t t uộc về 
c u t n dụng 
* Phân tíc u ầu í d . Cụ thể 
là lượng hóa nhu cầu và mô tả được những 
đặc điểm của nhu cầu tín dụng. Mục đích 
của phần phân tích này nhằm: (i) đánh giá 
xem lượng cầu hiện hữu và tiềm năng, 
lượng cầu chưa được đáp ứng có đủ lớn 
không để mở rộng tín dụng; (ii) xác định 
những đặc tính của nhu cầu để thiết kế sản 
phẩm tín dụng phù hợp, qua đó góp phần 
mở rộng tín dụng thành công. 
* P â í ấ ượ í d . Cụ 
thể là đánh giá mức độ hài lòng của khách 
hàng về chất lượng tín dụng. Mục đích của 
phần phân tích này nhằm phát hiện những 
điểm chưa làm hài lòng khách hàng và 
nguyên nhân của sự không hài lòng, từ đó 
ngân hàng có những biện pháp khắc phục 
nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, đáp 
ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng. 
* K ả ă ậ í d ủ 
khách hàng. Cụ thể là phân tích: (i) khả 
năng thanh toán tiềm năng, (ii) thiện chí trả 
nợ, (iii) những rào cản trong việc thẩm 
định 2 yếu tố (i) và (ii). Qua đó, ngân hàng 
đưa ra các biện pháp để tháo gỡ các rào cản 
đang hiện hữu. 
2.2. Phân tích các nhân t t uộc về 
cung t n dụng 
* C ượ í s í d . 
Mục đích của phần phân tích này nhằm: (i) 
đánh giá lại xem chiến lược mở rộng tín 
dụng của ngân hàng có phù hợp hay 
không? (ii) nếu ngân hàng thực hiện chiến 
lược mở rộng tín dụng nhằm mục tiêu bành 
trướng thị phần, thì bài nghiên cứu phải có 
nội dung phân tích năng lực mở rộng tín 
dụng; (iii) nếu ngân hàng thực hiện chiến 
lược mở rộng tín dụng nhằm mục tiêu tối 
đa hóa lợi nhuận, thì bài nghiên cứu phải 
có nội dung phân tích năng lực mở rộng tín 
dụng và hiệu quả kinh tế của sự mở rộng 
tín dụng. 
* Nă ở ộ í d . Mục 
tiêu của phần phân tích này nhằm cụ thể 
hóa mục (ii) và (iii) của chiến lược, chính 
sách tín dụng. 
* H u quả k ủ ở ộ í 
d . Mục tiêu của phần phân tích này 
nhằm cụ thể hóa một phần yêu cầu của 
mục (iii) trong chiến lược, chính sách tín 
dụng. 
3. SO SÁNH KHUNG PHÂN TÍCH 
ĐỀ XUẤT VỚI THỰC TẾ PHÂN TÍCH 
TRONG CÁC KH A LUẬN 
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC VÀ LUẬN VĂN 
CAO HỌC 
127 
 ả 1. K u â í ể ì o oạ ề : ở ộ í d sả uấ ” 
Khung phân tích trong chương 2 Thực tế nội dung phân tích 
1. Đặc điểm của cung cầu tín dụng ảnh hưởng 
đến việc mở rộng tín dụng 
 1.1. Đặ ể uồ ủ â Các yếu tố thuộc năng lực hoạt động 
 1.2. Đặ ể ủ k X Đặc điểm chung của khách hàng 
2. Thực trạng tín dụng sản xuất tại ngân hàng 
thương mại 
 2.1. T ạ quy ô ấu í d sả 
 uấ 
Quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu 
tín dụng 
 2.2. T ạ ấ ượ í d sả uấ Tỷ lệ nợ xấu tín dụng 
 2.3. T ạ u quả í d sả uấ Vòng quay vốn tín dụng, doanh thu 
và lợi nhuận 
3. Đánh giá thực trạng tín dụng sản xuất 
 3.1. N k quả ạ ượ Quy mô, chất lượng, hiệu quả tín 
dụng 
 3.2. N ạ uy ân 
Bảng 1 trình bày khung phân tích điển 
hình cho loại đề tài: “mở rộng tín dụng sản 
xuất tại ngân hàng thương mại”. Mặc dù 
chưa phải là đa số, nhưng có một tỷ lệ khá 
lớn các khóa luận, luận văn sử dụng khung 
phân tích tương tự khung phân tích trên. 
Thoạt nhìn, khung phân tích này có vẻ hợp 
lý và dường như đã bao chứa được phần 
lớn các khía cạnh cần phân tích, tuy nhiên 
vẫn còn một số hạn chế sau: 
Xé ề í o khung phân tích 
trong Bảng 1 đi từ phân tích sở ở ộ 
 í d â (thông qua phân tích 
năng lực hoạt động của ngân hàng và đặc 
điểm của khách hàng), đến phân tích thực 
trạng cấp tín dụng, trên cơ sở đó rút ra 
nhận xét, đánh giá những hạn chế và 
nguyên nhân những hạn chế. Theo chúng 
tôi, logic phân tích như trên là chưa thực sự 
phù hợp và chặt chẽ. Như đã lập luận trong 
phần cơ sở lý thuyết, sự mở rộng tín dụng 
có thể được thực hiện thông qua sự dịch 
chuyển của đường cung, hoặc đường cầu, 
hoặc cả hai sang bên phải. Sự dịch chuyển 
của đường cung, hoặc (và) đường cầu sang 
bên phải làm lượng tín dụng cân bằng tăng 
lên không chỉ phụ thuộc ở độ lớn sự dịch 
chuyển đường cung, đường cầu, mà còn 
phụ thuộc vào đặc điểm cũng như vị trí 
dịch chuyển của đường cung, đường cầu. 
Khung phân tích trong Bảng 1 chưa cho 
thấy được đặc điểm của đường cung, 
đường cầu cũng như chưa cho thấy mối 
liên kết xâu chuỗi của các nhân tố làm 
đường cung, đường cầu dịch chuyển sang 
bên phải. Các nhân tố thuộc về cung, cầu 
được sắp xếp trộn lẫn vào nhau dẫn đến sự 
rối rắm và thiếu chặt chẽ trong phân tích. 
Xé ề í o d 
khung phân tích trong Bảng 1 nghiêng 
128 
nhiều về các yếu tố thuộc cung tín dụng mà 
xem nhẹ và bỏ sót các yếu tố thuộc về cầu 
tín dụng, bao gồm: nhu cầu và đặc điểm 
nhu cầu của khách hàng; mức độ hài lòng 
của khách hàng về chất lượng tín dụng; khả 
năng tiếp cận vốn tín dụng của khách hàng. 
Do vậy, nội dung phân tích đã thiếu đi 
những cơ sở khoa học cần thiết, làm cho 
các đề xuất ở chương cuối thiếu thuyết 
phục. 
Xé ề ộ du â í , với khung 
phân tích trong Bảng 1, nhiều mục được 
viết rất đại khái. Mục 1.1 (đặc điểm nguồn 
lực của ngân hàng) thể hiện năng lực hoạt 
động tín dụng của ngân hàng nhưng nội 
dung phần lớn chỉ mang tính trình bày, 
thiếu phân tích chiều sâu nên không cho 
người đọc thấy được những điểm mạnh, 
điểm yếu và nguyên nhân điểm mạnh, 
điểm yếu của những yếu tố tạo nên năng 
lực hoạt động của ngân hàng. Trong mục 
1.2 (đặc điểm của khách hàng), phần lớn 
các khóa luận, luận văn chỉ nêu những đặc 
điểm chung chung của khách hàng mà 
không đi sâu lượng hóa nhu cầu và phân 
tích đặc điểm của cầu, do vậy không có cơ 
sở khoa học cho các đề xuất nâng cao chất 
lượng sản phẩm tín dụng. Mục 2.1 (thực 
trạng quy mô và cơ cấu tín dụng) được tập 
trung phân tích nhiều nhất, tuy nhiên đây 
lại là mục thể hiện mối liên hệ rất yếu với 
các yếu tố làm dịch chuyển đường cung và 
đường cầu. Mục 2.2 (chất lượng tín dụng) 
phần lớn chỉ xét đến chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu, 
tức là mới xét đến chất lượng tín dụng cho 
ngân hàng, mà ít khi xét đến chất lượng tín 
dụng với ý nghĩa là sự thỏa mãn nhu cầu 
của khách hàng. Mục 2.3 (hiệu quả tín 
dụng) chỉ xoay quanh các chỉ tiêu tổng 
hợp: vòng quay vốn tín dụng, doanh thu, 
lợi nhuận mà chưa phân tích sâu những yếu 
tố cấu thành hiệu quả hoạt động và ảnh 
hưởng của các yếu tố này đến hiệu quả 
hoạt động. Do sự khuyết thiếu các nội dung 
phân tích có chiều sâu về các nhân tố làm 
dịch chuyển đường cung và đường cầu nên 
trong mục 3.2 (những hạn chế và nguyên 
nhân), các kết luận đưa ra phần lớn mang 
nhiều cảm tính, chung chung, thiếu các 
minh chứng khoa học chặt chẽ. 
Để có một góc nhìn rõ hơn về thực tế 
phân tích của các khóa luận và luận văn đối 
với loại đề tài “mở rộng tín dụng sản xuất 
tại ngân hàng thương mại”, các tác giả thực 
hiện thống kê một mẫu gồm 30 khóa luận 
đại học và 10 luận văn cao học. Mẫu bao 
gồm 10 khóa luận của Đại học Ngân hàng 
TP.HCM, 10 khóa luận của Đại học Mở 
TP.HCM, 10 khóa luận của Đại học Kinh 
tế TP.HCM, 10 luận văn cao học của Đại 
học Ngân hàng TP.HCM. Kết quả được 
biểu thị trên Bảng 2. Bảng 2 biểu thị phần 
trăm đề tài có đề cập đến các khía cạnh cần 
phân tích theo khung phân tích đề xuất và 
được thống kê theo từng chương. Theo đó, 
một tỷ lệ đáng kể các đề tài có đề cập đến 
khía cạnh chính sách tín dụng, năng lực tín 
dụng, hiệu quả tín dụng, chất lượng tín 
dụng, có rất ít đề tài đề cập đến khía cạnh 
nhu cầu tín dụng và khả năng tiếp cận vốn. 
129 
 N uồ : Đ ều ủ ả 
 ả 2. P ầ ă (%) ề ó ề ậ ộ du â í ( k eo ư ) 
Mộ phần lớn các đề tài đều chú 
trọng phân tích các khía cạnh thuộc cung 
tín dụng mà xem nhẹ khía cạnh thuộc cầu 
tín dụng. Do đó, nội dung phân tích thiếu 
toàn diện và không có tính hệ thống. 
Hai là, trong nhiều đề tài, có nhiều 
khía cạnh được đề cập trong chương 3 
nhưng thiếu cơ sở lý luận trong chương 1 
và thiếu cơ sở thực tiễn trong ở chương 2. 
Chẳng hạn, có % khóa luận và luận văn 
đưa ra các đề xuất để nâng cao chất lượng 
tín dụng, nhưng chỉ có 42% khóa luận và 
luận văn nêu ra nội dung này trong chương 
1 và cũng chỉ có 4 % đề tài thực hiện phân 
tích nội dung chất lượng tín dụng ở chương 
2. Điều này dẫn đến bố cục của các đề tài 
thiếu logic và chặt chẽ. Các kết luận đưa ra 
không có cơ sở. 
4. KẾT LUẬN 
Qua phân tích trên, chúng tôi đề xuất 
khung phân tích cho loại đề tài: “Mở rộng 
tín dụng sản xuất tại ngân hàng thương 
mại”, bao gồm các khía cạnh thuộc cầu tín 
dụng và các khía cạnh thuộc cung tín dụng. 
Các khía cạnh thuộc cầu tín dụng bao gồm: 
nhu cầu tín dụng, sự hài lòng của khách 
hàng về chất lượng tín dụng, khả năng tiếp 
cận vốn tín dụng. Các khía cạnh thuộc 
cung tín dụng bao gồm: chiến lược/chính 
sách tín dụng, năng lực mở rộng tín dụng, 
hiệu quả kinh tế của mở rộng tín dụng. 
Đồng thời bài viết cũng đưa ra 2 gợi ý sau: 
Mộ , sinh viên đại học và học viên 
cao học không nên lựa chọn dạng đề tài 
này, vì đây là chủ đề quá rộng, bao hàm 
nhiều nội dung. Do đó, phạm vi nghiên cứu 
vượt quá nguồn lực cho phép 
Hai là, nếu sinh viên vẫn lựa chọn 
dạng đề tài “mở rộng tín dụng sản xuất tại 
ngân hàng thương mại”, thì nên sử dụng 
khung phân tích như đã đề xuất để đảm bảo 
tính toàn diện và có hệ thống. 
 130 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Abi Kedir (2002), Determinants of Access to Credit and Loan Amount: Household-
level Evidence from Urban Ethiopia. Journal of African Economies, 10(3): 390-409. 
2. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch (2014), Economics, McGraw-Hill 
Education. 
3. Di Giokas (1991), Bank Branch Operating Efficiency: A Comparative Application 
of DEA and the Loglinear Model, University of Athens and Commercial Bank of 
Greece. 
4. Kai Guo and Vahram Stepanyan (2011), Determinants of Bank Credit in Emerging 
Market Economies, IMF Working Paper, European Department. 
5. Michael Porter (2009), Lợ ạ , Nxb Trẻ, TPHCM . 
6. Ngô Hướng và Đoàn Thanh Hà (2013), K ả ă u ủ â 
 ư ạ o ể k b Hồ C í M , Nxb Kinh tế, 
TPHCM. 
7. Ham, L. and Hayduk, S. 2003, G o e e d es e edu o : 
 yz e be wee e e o s d e e o of se e qu y”, 
International Journal of Value-Based Management, vol. 16, no. 3, pp. 223-42. 
8. Parasuraman, A., Berry, L.L. and Zeithaml, V.A. 1994, Re ssess e of e e o s 
as a comparison standard in service quality measurement: Implications for future 
 ese ”, Journal of Marketing, January, pp. 111-24. 
9. Parmendra Sharma and Neelesh Gounder (2012), Determinants of bank credit in small 
open economies: The case of six Pacific Island Countries, Griffith University, 
Brisbane, QLD, Australia. 
10. Paraskevi V. Boufounou (1992), Evaluating bank branch location and 
performance: A case study, European Journal of Operational Research 87 (1995) 
389-402. 
11. Philip Kotler (1999), M ke ă bả , Nxb Thống kê. 
12. Tran, Tho Dat (1998), o owe T s o s Cos s d C ed R o g: a Study of 
 e Ru C ed M ke V e ”. Paper prepared for Conference: “Vietnam and 
the Region: Asia Pacific Experiences and Vietnam Economic Policy Directions”, 
Hanoi: April 20 – 21, 1998. 
 131 
13. Stiglitz. S.E. (1981), Credit Rationing in Market with Imperfect Information, The 
American Economic Review, Volume 71, Issue 3, 393 – 410/ 
14. Vuong Quoc Duy, Marijke D Haese, Jacimta Lenda (2012), Determinants of Access to 
Formal Credit in the Rural Area of the Mekong Delta, Vietnam. African and Asian 
Studies 11 (2012) 267 – 287. 
 * Ngày nhận bài: /11/2014. Biên tập xong: /1/201 . Duyệt đăng: 10/1/201 . 

File đính kèm:

  • pdfde_xuat_khung_phan_tich_cho_loai_de_tai_mo_rong_tin_dung_an.pdf