Đền Hùng và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong xã hội đương đại

1- Tín ngưỡng thờ tổ tiên và tín ngưỡng thờ cúng

Hùng Vương là sự sáng tạo văn hóa độc đáo của

Việt Nam

1.1- Trước tiên cần làm rõ nét văn hóa đặc sắc

trong tín ngưỡng dân gian thờ cúng Hùng Vương

ở Phú Thọ.

- Triết lý/minh triết Việt trong tín ngưỡng thờ

cúng Hùng Vương là quan niệm “vạn vật hữu linh”

và “con người có tổ tông, nòi giống” hay theo

nguyên lý cặp đôi đối ngẫu: âm/dương, đực/cái,

Rồng/Tiên Đó là sự tự ý thức về dòng giống

Rồng- Tiên, cội nguồn cao quý của dân tộc và do

đó, tục thờ cúng Hùng Vương thực sự là tín ngưỡng

bản địa/thuần Việt.

- Đối tượng được tôn vinh, thờ cúng tại đền

Hùng, theo cố GS. Trần Quốc Vượng là “hiện tượng

siêu tâm linh” của người Việt - Quốc Tổ Hùng Vương.

“Đây không phải là Tổ riêng của một gia đình, riêng

một dòng họ, riêng một xóm làng, thậm chí riêng

một vùng, mà là Tổ của cả nước.

pdf 8 trang yennguyen 5780
Bạn đang xem tài liệu "Đền Hùng và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong xã hội đương đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đền Hùng và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong xã hội đương đại

Đền Hùng và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong xã hội đương đại
S 3 (44) - 2013 - Di sn vn h‚a phi vt th
53
1- Tín ngưỡng thờ tổ tiên và tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương là sự sáng tạo văn hóa độc đáo của
Việt Nam
1.1- Trước tiên cần làm rõ nét văn hóa đặc sắc
trong tín ngưỡng dân gian thờ cúng Hùng Vương
ở Phú Thọ.
- Triết lý/minh triết Việt trong tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương là quan niệm “vạn vật hữu linh”
và “con người có tổ tông, nòi giống” hay theo
nguyên lý cặp đôi đối ngẫu: âm/dương, đực/cái,
Rồng/Tiên Đó là sự tự ý thức về dòng giống
Rồng- Tiên, cội nguồn cao quý của dân tộc và do
đó, tục thờ cúng Hùng Vương thực sự là tín ngưỡng
bản địa/thuần Việt.
- Đối tượng được tôn vinh, thờ cúng tại đền
Hùng, theo cố GS. Trần Quốc Vượng là “hiện tượng
siêu tâm linh” của người Việt - Quốc Tổ Hùng Vương.
“Đây không phải là Tổ riêng của một gia đình, riêng
một dòng họ, riêng một xóm làng, thậm chí riêng
một vùng, mà là Tổ của cả nước.
- Để duy trì và thực hành tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương, cha ông ta đã sáng tạo đồng thời hai
loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Đó là
hệ thống đền thờ Hùng Vương và lễ hội đền Hùng-
ngày giỗ Tổ Hùng Vương, mà phạm vi ảnh hưởng
đã lan tỏa ra khắp mọi vùng, miền đất nước.
- Hạt nhân tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương còn được củng cố bằng các truyền
thuyết, huyền thoại, thần phả và sắc phong mà tiêu
biểu nhất là huyền thoại Lạc Long Quân - Âu Cơ, biểu
tượng văn hóa cao đẹp về ý thức cội nguồn dân tộc.
- Nét độc đáo trong tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương thể hiện rõ trong quá trình hình thành và
phát triển của nó. Đó là quá trình diễn tiến từ thấp
đến cao và liên tục được vun bồi bằng các lớp văn
hóa từ nhiều đời nay. Từ quan niệm triết lý “vạn vật
hữu linh”, người Việt cổ đã lựa chọn thần Núi/Sơn
thần làm đối tượng tôn thờ trên đỉnh núi thiêng
Nghĩa Lĩnh và dần hình thành tín ngưỡng thờ
Thành hoàng làng Hùng Vương. Thế kỷ XIV - XV, nhà
Lê mới bắt đầu cho soạn ngọc phả Hùng Vương và
nâng cấp việc thờ cúng Hùng Vương thành cấp
quốc gia. Đến thời Tây Sơn và thời Nguyễn, tín
ngưỡng nói trên lại được nâng tầm hơn nữa bằng
các sắc phong của triều đình, giao cho các làng
quanh đền Hùng phải chăm lo việc thờ tự, cúng giỗ.
Tính đặc sắc trong tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương là ở khía cạnh từ sáng tạo/sáng kiến của
cộng đồng cư dân làng xã dần được “nhà nước hóa”,
bởi các triều đại phong kiến Việt Nam trong quá
khứ và được thăng hoa lên tầm cao mới trong thời
đại Hồ Chí Minh.
- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không chỉ
xuất phát từ ý thức cội nguồn dân tộc, nhu cầu cố
kết cộng đồng, tạo ra sức mạnh đại đoàn kết của cả
dân tộc để xây dựng và bảo vệ non sông, đất nước
trước thiên tai, địch họa/nạn ngoại xâm, mà còn
được hình thành và thăng hoa trên nền tảng lịch
sử- cơ tầng văn hóa rực rỡ, với các di chỉ khảo cổ
học Phùng Nguyên, đồng Đậu, gò Mun, Đông
Sơn..., được phát triển trong khu vực đền Hùng, Phú
Thọ và nhiều vùng miền khác ở Bắc Bộ. 
ĐỀN HÙNG VÀ 
TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG
TRONG XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI
PGS. TS. NG VN BÀI
54
ng Vn Bši: 	n H•ng vš t˝n ng
ng th cng H•ng V

ng...
“Người anh hùng văn hóa” Hùng Vương bước ra
từ huyền thoại và truyền thuyết dân gian để nhập
thân vào đời sống đương đại, nhưng không phải từ
cõi hư vô. Theo phương pháp tiếp cận văn hóa học,
huyền thoại và truyền thuyết là “hồi quang” của lịch
sử, không phải là hiện thực lịch sử mà là bóng dáng
của lịch sử - chúng chứa đựng trong đó những hạt
nhân lịch sử. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã rất
minh triết khi nhận định: “Những truyền thuyết dân
gian thường có một cái lõi là sự thật lịch sử mà nhân
dân qua nhiều thế hệ đã lý tưởng hóa, gửi vào đó
tâm tình tha thiết của mình cùng với thơ và mộng,
chắp đôi cánh của trí tưởng tượng và nghệ thuật
dân gian làm nên những sáng tác văn hóa mà đời
đời con người ưa thích”1. Thực tế lịch sử cũng chứng
tỏ truyền thuyết đã chắp cánh cho tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương thăng hoa và hằn sâu vào trong
tâm thức các thế hệ người Việt Nam hàng ngàn đời
nay. Điều đó khẳng định, đền Hùng, tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương và lễ hội đền Hùng có vị trí đặc
biệt trong tâm thức chúng ta hôm nay, đồng thời
còn được xếp vị trí hàng đầu trong hệ thống thần
điện tối linh của Việt Nam. Nhìn lại hệ thống “Tứ bất
tử” mà mọi người đã thừa nhận là bốn vị thần tối
linh, ta thấy có đến ba vị thần (Tản Viên Sơn Thánh,
Thánh Gióng và Thánh Chử Đồng Tử) có liên quan
trực tiếp đến các vua Hùng (con rể, tướng lĩnh có
công giúp dân, giúp nước) với những truyền thuyết
phản ánh các biểu tượng văn hóa đặc sắc của Việt
Nam. Do đó, Hùng Vương với tư cách là vị Quốc Tổ
khai sáng, chắc chắn được xếp trên “Tứ bất tử” trong
thần điện Việt.
1.2- Ngoài những nét văn hóa đặc sắc phân tích
ở trên, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương còn phản
ánh được những đặc điểm chung nhất trong các
hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam. Đó
là niềm tin và sự sùng bái, thành kính đối với thần
thánh hay các lực lượng siêu nhiên và siêu nhân,
vào cuộc sống sau khi chết. Đó cũng là cơ sở để xác
lập mối quan hệ và tác động qua lại giữa thần
thánh và con người. Và do đó, niềm tin trong tín
ngưỡng nói chung và tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương nói riêng là sự mặc định, tự nguyện, thành
kính coi là có thật, không đòi hỏi sự giải thích hay
chứng minh khoa học. Tín ngưỡng dân gian luôn
có mục tiêu trong sáng là hướng con người đến cái
chân - thiện - mỹ. Vì thế, các hiện tượng tự nhiên và
xã hội, các đối tượng được tôn thờ, các hoạt động
tín ngưỡng đều được nhận thức bằng trực giác, qua
chiêm nghiệm, trải nghiệm mang tính cá nhân và
duy trì, củng cố đức tin bằng các nghi thức lễ hội và
cả bằng lý lẽ của con tim.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có những
đóng góp quan trọng cho việc thực hành các chức
năng xã hội của văn hóa. Trước hết là các giá trị về
nhận thức, giáo dục, đào luyện nhân cách văn hóa,
định hướng hành vi con người, chuyển hóa các giá
trị đạo đức thành hành động cho các cá nhân, các
nhóm cộng đồng xã hội. Tiếp đến, tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương và lễ hội đền Hùng còn trực tiếp
tác động đến việc hình thành bản sắc văn hóa Việt
Nam. Đó là “Lòng yêu nước nồng nàn, ý thức tự
cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng
đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ quốc;
lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý;
đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế
trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống”2. Nhưng
có lẽ, lòng yêu nước nồng nàn là truyền thống tốt
đẹp nhất trong bảng giá trị văn hóa Việt Nam. Tuy
rằng, yếu tố quyết định làm nên bản sắc văn hóa
dân tộc, làm cho nó không giống các quốc gia, dân
tộc khác phải là cả hệ thống các giá trị văn hóa
truyền thống, nhưng chỉ xét riêng lĩnh vực hoạt
động tôn giáo, tín ngưỡng, thì đền Hùng đã là một
hiện tượng văn hóa độc đáo của Việt Nam mà ta rất
ít thấy ở các quốc gia khác. Trên thế giới, hiếm có
loại hình tín ngưỡng dân gian nào tạo được sự
đồng thuận và nhất quán giữa cộng đồng và nhà
nước lại trải qua nhiều thể chế chính trị - xã hội như
hiện tượng đền Hùng và lễ hội đền Hùng.
Có thể coi đây là đức tin tín ngưỡng thuần Việt
đã vượt qua mọi thời đại để trở thành biểu tượng
cho khát vọng trường tồn, độc lập tự chủ lâu dài,
vĩnh viễn và ước mơ về sự phồn vinh của quốc gia,
dân tộc. Còn thế hệ hôm nay phải sát cánh cùng
nhau thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Các vua Hùng
đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau
giữ lấy nước”. Vào thời điểm hiện tại, tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương đã đạt tới đỉnh điểm của sự
thăng hoa để trở thành ngày hội non sông, ngày
hội của toàn dân (theo thống kê của Viện Văn hóa,
Nghệ thuật Việt Nam, cả nước ta có tới 1.417 di tích
thờ Hùng Vương và các nhân vật thời Hùng Vương.
Điều đó chứng tỏ, tín ngưỡng thờ Hùng Vương là
nhu cầu văn hóa - tâm linh có thực của người Việt
Nam ở trong nước và nước ngoài, tín ngưỡng này
S 3 (44) - 2013 - Di sn vn h‚a phi vt th
55
ngày càng khẳng định vị trí vững chắc trong đời
sống xã hội đương đại. Đó là cơ sở khoa học để tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở đền Hùng, Phú
Thọ được UNESCO xem xét và đưa vào Danh sách
Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại,
và trong chừng mực nào đó, góp mặt làm nên nét
đa dạng văn hóa của thế giới.
2- Bảo tồn khu di tích lịch sử đền Hùng và lễ hội
đền Hùng gắn với phát triển bền vững
2.1- Cơ sở pháp lý và khoa học cho các hoạt
động bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa và danh
lam thắng cảnh (gọi tắt là di tích) nói chung và
khu di tích lịch sử đền Hùng (gọi tắt là đền Hùng)
nói riêng.
Theo thông lệ, chủ trương, đường lối chính sách
của Đảng và Nhà nước bao giờ cũng được pháp
điển hóa, cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm
pháp luật. Trong “Lời mở đầu” của Luật di sản văn
hóa năm 2001, được sửa đổi, bổ sung năm 2009,
Nhà nước đã trịnh trọng công bố rõ hai mục tiêu cơ
bản trong lĩnh vực di sản văn hóa là: “Bảo vệ và phát
huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu văn hóa
ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng
và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản
văn hóa thế giới” và “Tăng cường hiệu lực quản lý
nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân
trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản
văn hóa”3. Bảo vệ và phát huy giá trị đền Hùng chắc
chắn cũng phải hướng tới hai mục tiêu quan trọng
nói trên bằng phương thức kết hợp hài hòa giữa hai
mặt hoạt động: Nâng cao vai trò quản lý của Nhà
nước và giáo dục di sản văn hóa, làm cho cộng
đồng cư dân tỉnh Phú Thọ nói chung và các làng xã
trong khu vực đền Hùng nói riêng nhận thức rõ
trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ và phát
huy giá trị di sản văn hóa.
Ngoài ra, các văn bản quy phạm pháp luật, quy
hoạch bảo tồn cũng được coi là một trong những
công cụ quản lý nhà nước có ý nghĩa quan trọng
đối với hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
Đó là lý do ngày 24/7/2001, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-
Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
đã có Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT, phê
duyệt “Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá
trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh
đến năm 2020”. Có nghĩa là, đến thời điểm hiện nay,
khung pháp lý và khoa học trong Quy hoạch tổng
thể nói trên vẫn còn hiệu lực để chúng ta thực hiện.
Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng ta chỉ có
thể trao đổi về những quan điểm khoa học cần
được quán triệt trong hoạt động bảo vệ và phát huy
giá trị đền Hùng và lễ hội đền Hùng. Xin dẫn ra đây
4 quan điểm cơ bản đã được khẳng định trong Quy
hoạch tổng thể nêu trên:
- Việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch
sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh (sau đây gọi
tắt là di tích) phải đảm bảo tính trung thực của lịch
sử hình thành các di tích, không được làm sai lệch
các giá trị và đặc điểm vốn có của nó, phải giữ gìn
nguyên vẹn, không làm biến đổi những yếu tố cấu
thành di tích, bảo đảm tính nguyên gốc của di tích;
- Bảo tồn phải gắn với phát huy những giá trị
văn hóa vật thể và phi vật thể của di tích, với sự phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương, sự phát triển
của các ngành hữu quan, nhất là các ngành Du lịch,
Giao thông công chính, Xây dựng... Quy hoạch bảo
tồn và phát huy giá trị di tích nhằm đặt cơ sở pháp
lý và khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây
dựng các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế -
xã hội của các ngành và địa phương (nghĩa là bảo
tồn phải gắn kết và phục vụ cho phát triển - Đ.V.B);
- Tạo lập sự hài hòa giữa phát triển kinh tế, quá
trình đô thị hóa với bảo vệ các di tích, ngăn chặn
tình trạng lấn chiếm đất đai và xây dựng các công
trình không phù hợp trong các khu vực bảo vệ của
di tích;
- Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước, thực
hiện xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy
giá trị các di tích; huy động tối đa các nguồn lực
trong nước và ngoài nước, nâng cao nhận thức và
sự tham gia đóng góp của toàn xã hội trong việc
quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích (xử lý
mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước và
cộng đồng - Đ.V.B).
Với tư cách là Phó ban, được trực tiếp tham gia
xây dựng Quy hoạch tổng thể nói trên, nay nhìn lại
tôi thấy, những quan điểm cơ bản của nó vẫn còn
giá trị thực tiễn và phù hợp với các khuyến nghị
trong các Công ước của UNESCO liên quan đến lĩnh
vực di sản văn hóa và bắt kịp xu thế phát triển của
các nước trên thế giới. Vấn đề đặt ra là, chúng ta sẽ
hiện thực hóa các quan điểm đó như thế nào trong
các quy hoạch cũng như dự án bảo vệ và phát huy
giá trị đền Hùng ở Phú Thọ.
Theo số liệu của Cục Di sản văn hóa, chúng ta
56
ng Vn Bši: 	n H•ng vš t˝n ng
ng th cng H•ng V

ng...
đã phát hiện và thống kê được hơn 4 vạn di tích qua
các đợt kiểm kê di tích trong cả nước. Còn theo tài
liệu của Viện Văn hóa Nghệ thuật, cả nước ta có
1.417 di tích, trong đó riêng tỉnh Phú Thọ đã có hơn
100 di tích thờ vua Hùng và các nhân vật thời Hùng
Vương. Con số thống kê nêu trên một mặt cho
phép chúng ta tự hào về sự giàu có, phong phú và
đa dạng trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Mặt
khác, đó cũng là thách thức lớn lao mà thế hệ của
chúng ta hôm nay phải cùng nhân dân Phú Thọ nỗ
lực vượt qua. Với điều kiện kinh tế - xã hội của đất
nước hiện nay, chúng ta không có khả năng đáp
ứng yêu cầu, cùng một lúc bảo vệ tất cả 4 vạn di
tích nói chung và hơn 1 ngàn di tích liên quan đến
Hùng Vương nói riêng (dù Nhà nước có ưu tiên đầu
tư lớn đến bao nhiêu và huy động được tối đa các
nguồn lực trong xã hội). Phải khẳng định, mong
muốn bảo vệ tất cả di tích là ảo tưởng và duy ý chí,
vì việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích là hoạt động
đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, mà ngay cả các quốc gia
giàu có cũng không thực hiện được. Giải pháp thích
hợp nhất vẫn là nghiên cứu, phân loại và lựa chọn
xếp hạng (di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia,
di tích cấp tỉnh), đặt dưới sự bảo hộ của pháp luật
các di tích có giá trị tiêu biểu và ưu tiên đầu tư tu
bổ, tôn tạo các di tích đang trong tình trạng xuống
cấp nghiêm trọng theo trình tự ưu tiên trong
Chương trình quốc gia có mục tiêu “chống xuống
cấp, tôn tạo các di tích” mà Quốc hội và Chính phủ
đã ủng hộ ngành chúng ta. Ở tất cả các quốc gia,
xếp hạng di tích luôn được coi là “công cụ” quản lý
hữu hiệu các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị
di tích. Và, đó cũng là thái độ ứng xử mà ta nên lựa
chọn đối với các di tích liên quan tới tín ngưỡng thờ
cúng vua Hùng, tất nhiên là phải quan tâm trước
hết đến khu di tích đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh,
tỉnh Phú Thọ. Lý do chủ yếu là vì tín ngưỡng thờ
cúng vua Hùng đã được UNESCO đưa vào Danh
mục di sản văn hóa phi vật thể của thế giới và đền
Hùng chính là một trong mười di tích đầu tiên được
Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích
quốc gia đặc biệt.
Xét về bản chất, đền Hùng là không gian văn
hóa - tâm linh mang tính chất lưu niệm “anh hùng
văn hóa” Hùng Vương. Giá trị tiêu biểu của đền
Hùng về cơ bản được hun đúc lại trong hạt nhân
văn hóa - tâm linh là tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng
và lễ hội đền Hùng. Cũng có nghĩa, chúng ta cần
quan tâm chủ yếu tới các giá trị văn hóa phi vật thể
của đền Hùng.
Phương hướng chiến lược và giải pháp bảo tồn,
phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trong lễ hội đền
Hùng, chúng ta ...  đồng cư dân khu vực
đền Hùng) mà còn hòa quyện vào không gian sinh
thái - nhân văn, nơi di sản được sáng tạo ra và
đang hiện diện, thực hành trong đời sống đương
đại của cộng đồng. Điều đó có nghĩa là, tín
ngưỡng thờ Hùng Vương cũng như lễ hội đền
Hùng không “nhất thành bất biến”, chúng nhất
thiết phải hàm chứa những nhân tố mang tính lịch
sử, đồng thời phải mang hơi thở của thời đại mà
chủ thể văn hóa cũng như chủ sở hữu di sản văn
hóa đang sống, làm việc và tiếp tục sáng tạo. Do
đó, tín ngưỡng thờ Hùng Vương và lễ hội đền
Hùng đã được sáng tạo ra, đang được bảo lưu,
phát huy giá trị và sẽ được chuyển giao qua nhiều
thế hệ con người, là cả một quá trình sàng lọc, lựa
chọn và sáng tạo không ngừng nghỉ. Các thế hệ
kế tiếp nhau có quyền bình đẳng trong việc thừa
hưởng các giá trị văn hóa truyền thống do cha ông
để lại, đồng thời có trách nhiệm lựa chọn những gì
là tinh hoa nhất để bảo tồn và chuyển giao cho các
thế hệ sau. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các tinh
hoa văn hóa, chúng ta còn phải luôn sáng tạo
những giá trị văn hóa mới và bổ sung làm cho kho
tàng di sản văn hóa của quốc gia ngày càng
phong phú và đa dạng hơn. Tín ngưỡng thờ Hùng
Vương và lễ hội đền Hùng mà chúng ta có trách
¹C
p la gingº trong hi lšng Tro, th trn H•ng S
n, LŽm Thao, Ph Th - uhoasacnh: T
 liucthsacu Cuchoahoic Di sn vn h‚a
58
ng Vn Bši: 	n H•ng vš t˝n ng
ng th cng H•ng V

ng...
nhiệm bảo vệ chắc chắn cũng hàm chứa những
dấu ấn sáng tạo qua nhiều giai đoạn lịch sử, chứ
không thể là cái gì đó còn nguyên xi như lúc
chúng mới được sáng tạo ra. Trong quá trình phát
triển, sáng tạo hay còn gọi là “cải biên” các nghi
thức gắn với tín ngưỡng thờ Hùng Vương và lễ hội
đền Hùng, có cái chúng ta đã làm đúng, cũng có
cái sai nhiều hoặc sai ít (cần kịp thời chỉnh sửa),
nhưng nhất thiết phải sáng tạo và thích nghi cho
phù hợp với nhu cầu xã hội hiện đại, nhất là nhu
cầu của cộng đồng cư dân xung quanh đền Hùng
(với tư cách là chủ thể văn hóa), thì mới được chấp
nhận và tiếp tục tồn tại, phát triển trong tương lai.
Còn ngược lại hoặc bảo thủ, cứng nhắc, duy ý chí,
tất yếu sẽ bị đào thải, loại trừ, thậm chí tàn lụi. Lịch
sử và văn hóa mãi mãi là như thế, không thể chấp
nhận sự đông cứng và bất biến. 
Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống
luôn phải hướng đến phục vụ phát triển, mà mục
tiêu là phát triển con người. Còn sáng tạo lại được
hiểu là sự đổi mới thường xuyên để tạo ra các giá trị
mới mang tính hiện đại.
Hiện đại được hiểu là cái có ích, có giá trị, là thái
độ ứng xử của thế hệ trước với thế hệ sau và ngược
lại. Hiện đại còn là sự tích hợp “tính hiện đại”, các
giá trị của nhiều thế hệ, của nhiều thành phần xã
hội để làm nên cái hiện đại/cái đang hiện diện của
đương thời và đặc biệt không được phép lẫn lộn
giữa hiện đại hóa với phương Tây hóa. Sự lặp lại
một sách sống sượng tất cả các yếu tố nước ngoài
vào văn hóa Việt Nam chính là sự tha hóa.
Một mặt, phải “hiện đại hóa” yếu tố văn hóa
truyền thống, tức là tạo cơ chế chính sách phù hợp
để giá trị văn hóa truyền thống tìm được chỗ đứng,
có sự sống trong xã hội đương đại và có thể phát
triển trong tương lai, đồng thời có khả năng thỏa
mãn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của xã hội mới. Yếu
tố truyền thống phải trở thành nhu cầu gắn kết quá
khứ, hiện tại và tạo cơ sở cho tương lai tiếp tục phát
triển. Mặt khác, còn phải “truyền thống hóa” cái gọi
là hiện đại, có nghĩa là mọi hoạt động sáng tạo giá
trị văn hóa mới nói chung, các sản phẩm văn hóa,
các loại hình dịch vụ du lịch ở đền Hùng nói riêng
phải mang được hơi thở của thời đại, tiếp thu được
yếu tố tiến bộ, thành tựu khoa học kỹ thuật của thế
giới mà vẫn thấm đẫm bản sắc văn hóa dân tộc,
không bị lai căng, rập khuôn một cách máy móc các
mô hình văn hóa từ nước ngoài. 
Từ quan điểm trình bày ở trên, chúng ta cần
khắc phục một số khuynh hướng sai lệch trong
thực hành tín ngưỡng thờ Hùng Vương và tổ chức
lễ hội đền Hùng thời gian gần đây. Thứ nhất, chúng
ta áp dụng máy móc các phương pháp tổ chức sự
kiện văn hóa theo mô hình phương Tây để thu hút
khách du lịch mà sao nhãng việc giáo dục di sản để
cho cộng đồng hiểu rõ bản chất cốt lõi của tín
ngưỡng thờ Hùng Vương cũng như các mặt giá trị
văn hóa phi vật thể tiêu biểu của lễ hội đền Hùng.
Thứ hai, trong chừng mực nào đó, chúng ta vẫn
thiên về xu hướng “nhà nước hóa” và cả “quan
phương hóa” lễ hội đền Hùng. Các cán bộ quản lý
văn hóa, các nhà khoa học chưa thực sự tôn trọng
và đánh giá đúng mức vai trò của cộng đồng cư dân
địa phương (người dân xã Hy Cương và người dân
Phú Thọ), vì thế các hình thức sinh hoạt lễ hội
thường bị áp đặt từ trên xuống mà không phải là
sáng kiến từ dưới lên, đặc biệt là hiện tượng “sân
khấu hóa” theo một kịch bản lễ hội (do các công ty
tổ chức sự kiện đề xuất mà không có ý kiến của các
nhà nghiên cứu am hiểu về đền Hùng và chưa có ý
kiến đồng thuận của cộng đồng). Thứ ba, do quá
chú trọng đến việc tổ chức lễ hội trong dịp mùng
10 tháng Ba hàng năm tại khu vực đền Hùng mà
chưa thực sự khuyến khích, hỗ trợ và hướng dẫn
cho cộng đồng cư dân các địa phương có đền, đình
thờ Hùng Vương với tư cách kép là Thành hoàng
làng/Quốc Tổ khai sáng. Tôi nghĩ rằng, nếu chúng
ta tạo lập được sự cân bằng trong việc tổ chức lễ
hội tại núi Nghĩa Lĩnh cũng như tại hơn 100 đình,
đền thờ Hùng Vương trong địa bàn tỉnh Phú Thọ,
thì công tác bảo vệ và phát huy giá trị đền Hùng, sẽ
có hiệu quả lớn hơn.
2.3- Tổ chức du lịch đúng hướng để góp phần
phát huy giá trị khu di tích đền Hùng
Du lịch là hoạt động cao cấp của con người,
hướng tới mục tiêu thỏa mãn nhu cầu cảm nhận,
hưởng thụ các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể
do con người sáng tạo ra ở ngoài khu vực cư trú
thường xuyên. Về bản chất, văn hóa là nội dung
đích thực của du lịch. Di sản văn hóa là điều kiện và
cũng là môi trường để phát triển du lịch, có vai trò
quyết định quy mô, thể loại, chất lượng và hiệu quả
phát triển du lịch. Ngược lại, du lịch góp phần quan
trọng vào việc phát huy giá trị của di sản văn hóa,
đồng thời tạo lập tiền đề vật chất, nguồn thu để tu
bổ, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa. Vì thế, nói
S 3 (44) - 2013 - Di sn vn h‚a phi vt th
59
bảo tồn tín ngưỡng thờ Hùng Vương và lễ hội đền
Hùng gắn với phát triển bền vững cũng bao hàm
cả nội dung phát triển du lịch.
Văn hóa du lịch là sử dụng, khai thác các giá trị
văn hóa truyền thống phục vụ phát triển du lịch và
làm cho du lịch có chất văn hóa hơn. Mặt khác, văn
hóa du lịch còn là sự kết hợp giữa hai mục tiêu kinh
doanh và văn hóa, làm cho các sản phẩm du lịch có
hàm lượng trí tuệ và văn hóa cao hơn. Và, theo đó,
giá trị sản phẩm du lịch cũng được nâng lên. Văn
hóa du lịch đặt ra yêu cầu nghiên cứu, phát hiện các
giá trị văn hóa tiêu biểu của đền Hùng để phục vụ
cho du khách. Đồng thời, văn hóa du lịch lại góp
phần giáo dục di sản văn hóa cho cộng đồng (cộng
đồng cư dân địa phương, du khách đến các điểm
du lịch và người kinh doanh du lịch, người làm dịch
vụ du lịch) phải có thái độ ứng xử văn hóa với môi
trường thiên nhiên, môi trường sinh thái - nhân văn
cũng như các giá trị văn hóa của đền Hùng (không
xả rác, làm ô nhiễm môi trường, không tác động là
hư hại di tích, không chặt, chém, đeo bám, ép giá
đối với du khách...). Cuối cùng, văn hóa du lịch là
nhân tố tạo ra hình ảnh tốt đẹp của đất nước chúng
ta trong lòng du khách và xây dựng thương hiệu du
lịch quốc gia. Nhìn từ góc độ kinh tế, một sản phẩm
du lịch văn hóa bao giờ cũng có các mặt giá trị cơ
bản là: giá trị văn hóa, giá trị sử dụng và giá trị kinh
tế. Tính vượt trội của sản phẩm du lịch văn hóa dưới
dạng di sản văn hóa và bảo tàng là ở chỗ có thể khai
thác lâu dài, phục vụ cho nhiều loại du khách và
bán được nhiều lần, cho nhiều người. Bởi vì sản
phẩm du lịch văn hóa là loại hàng hóa đặc biệt, chỉ
mua và khai thác giá trị sử dụng mà không được sở
hữu sản phẩm.
Với trường hợp đền Hùng, chúng ta nên lựa
chọn hai hình thức du lịch cơ bản là du lịch văn
hóa và du lịch tâm linh/hành hương về cội nguồn.
Ngành du lịch đã xác định: “Du lịch văn hóa là hình
thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc, với
sự tham gia của cộng đồng, nhằm bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa truyền thống”5. Còn du lịch
tâm linh là sự kết hợp hai hình thức hành hương và
du lịch đến những điểm thắng tích, các không
gian văn hóa - linh thiêng, mà đền Hùng là trường
hợp điển hình.
Bản chất của du lịch tâm linh là hướng
thượng/hướng thiện, là tạo cơ hội cho du khách
thực hành trải nghiệm và sống trong môi trường
thanh tịnh, để được chiêm bái, cầu nguyện, tu tập
kết hợp với thư giãn, chăm sóc thân và tâm của mỗi
cá nhân. Tiến sĩ A.P.J. Abdul Kalam, cựu Tổng thống
Ấn Độ có nhận xét rất minh triết về du lịch tâm linh.
Theo ông: “Du lịch tâm linh hoàn toàn khác với việc
tham quan các địa danh và ngắm nhìn các chiều
kích vật lý. Du lịch tâm linh có nghĩa là thăm viếng
trái tim và tâm trí của các bậc hiền triết”6. Quan
điểm này hoàn toàn đúng với trường hợp đền
Hùng và lễ hội đền Hùng.
Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đang diễn ra với tốc độ dồn dập, đời sống vật chất
càng được cải thiện, xã hội càng hiện đại, đã xuất
hiện một xu hướng mới là, con người có nhu cầu
rất đa dạng trong đời sống tinh thần, nhằm cân
bằng với cuộc sống xô bồ, trần tục. Và, du lịch tâm
linh, trong chừng mực nào đó có thể đáp ứng
được nhu cầu đó của nhân loại. Đức Đạt La Lạt Ma
- thủ lĩnh tinh thần của Phật giáo Tây Tạng đã thật
chí tình khi viết: “Cơ hội tham quan các điểm hành
hương của các truyền thống văn hóa khác đã giúp
tôi nhận chân rằng, du lịch tâm linh đóng vai trò
quan trọng trong việc nuôi lớn sự hiểu biết và
thiết lập sự hòa hợp liên tôn. Tôi tin tưởng rằng,
chúng ta cần nỗ lực nhiều hơn nữa để đảm bảo
rằng, các tôn giáo lớn trên thế giới sẽ liên kết tiềm
năng con người lại, nhằm phục vụ nhân loại và
cứu sống hành tinh chúng ta một cách tốt đẹp
hơn. Đồng thời, thông qua đó, chúng ta cùng nỗ
lực giảm thiểu tối đa các xung đột dưới danh
nghĩa tôn giáo”7.
Đối với chúng ta, du lịch tâm linh/hành hương
về đền Hùng là cơ hội tiếp cận và trải nghiệm sự
tích hợp các tầng “ký ức lịch sử” của nhiều thế hệ
người Việt Nam về cội nguồn cao quý dân tộc/cha
Rồng - mẹ Tiên, về vị Quốc Tổ khai sáng quốc gia,
dân tộc. Hành hương về đền Hùng, chúng ta còn cơ
hội tiếp cận các giá trị văn hóa truyền thống trong
tín ngưỡng thờ tổ tiên và lễ hội đền Hùng để tự
thanh lọc thân/tâm mình và để nuôi dưỡng tình
yêu quê hương đất nước, lòng biết ơn, tôn kính với
tổ tiên/hướng vào mục tiêu vun bồi tâm trí theo
tinh thần minh triết Việt.
Khi chúng ta xây dựng các dự án phát triển du
lịch tâm linh/hành hương về đền Hùng, chúng ta sẽ
đạt được nhiều mục tiêu đặt ra:
- Tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch mang
sắc thái địa phương và phù hợp với điều kiện tự
60
ng Vn Bši: 	n H•ng vš t˝n ng
ng th cng H•ng V

ng...
nhiên và văn hóa - xã hội của Phú Thọ;
- Có khả năng thu hút nhiều đối tác tham gia du
lịch (người dân địa phương, cơ quan quản lý nhà
nước về văn hóa và du lịch, các công ty lữ hành, các
tổ chức xã hội và khách du lịch);
- Cộng đồng cư dân địa phương được tôn trọng,
tự nguyện tham gia hoặc chịu trách nhiệm ra quyết
định về các đối tượng cần bảo vệ, các giải pháp bảo
vệ, phát huy giá trị đền Hùng phục vụ du lịch và
chia sẻ lợi ích từ phát triển du lịch;
- Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của
cộng đồng cư dân địa phương, các đối tác kinh
doanh du lịch và du khách trong việc bảo vệ và
phát huy giá trị di tích.
“Bảo tàng hóa” di sản văn hóa trong cộng
đồng là phương thức hoạt động có khả năng đạt
mục tiêu kép: bảo tồn di sản văn hóa và sáng tạo
được những sản phẩm du lịch đặc sắc phục vụ
phát triển di lịch văn hóa và du lịch tâm linh ở đền
Hùng. Bảo tàng hóa di sản văn hóa được hiểu là
phương pháp tối ưu và hiện đại nhằm bảo vệ và
phát huy di sản văn hóa (biến thành bảo tàng tại
chỗ ở ngoài trời), trực tiếp ngay trong môi trường
sinh thái - nhân văn/nơi di sản văn hóa được sáng
tạo ra (trong lòng cộng đồng) và hiện đang tồn
tại, được thực hành, đồng thời gắn bó mật thiết
với đời sống thường nhật của các chủ thể văn
hóa/các cộng đồng cư dân địa phương xung
quanh đền Hùng. Đối tượng được chính cộng
đồng “bảo tàng hóa” bao gồm:
- Di sản văn hóa vật thể (đền Hùng và các đình,
đền thờ Hùng Vương ở trong vùng) và di sản văn
hóa phi vật thể (lễ hội, nếp sống, phong tục tập
quán của cộng đồng cư dân);
- Môi trường sinh thái - nhân văn/nơi di sản văn
hóa được sáng tạo ra và hiện đang tồn tại, lưu giữ;
- Bản thân cộng đồng cư dân địa phương các
làng quanh đền Hùng với tư cách là chủ thể sáng
tạo, nắm giữ, thực hành, truyền dạy, bảo tồn di sản
văn hóa, vừa là đối tượng được bảo tàng hóa.
Bảo tàng hóa di sản văn hóa trong cộng đồng
được khuyến khích vì nó hỗ trợ, hướng dẫn, giúp
cho các chủ thể văn hóa tự biết cách bảo vệ, giới
thiệu và duy trì di sản văn hóa của mình một cách
có lợi nhất cho cộng đồng. Đó cũng là phương
pháp phát triển cộng đồng theo nghĩa: Nhà nước,
các nhà khoa học, các công ty lữ hành, các doanh
nghiệp hỗ trợ (kinh phí, hướng dẫn, đào tạo nâng
cao năng lực) để cộng đồng tự nỗ lực giải quyết
những vấn đề của chính mình.
Mục tiêu bảo tàng hóa tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương và lễ hội đền Hùng trong lòng cộng
đồng nhằm:
- Giữ gìn nguyên vẹn và đầy đủ di sản văn hóa
của các làng xã;
- Khai thác và phát huy có hiệu quả di sản văn
hóa của các làng xã nhằm phục vụ cho phát triển
con người và phát triển du lịch;
- Góp phần bảo vệ và xây đắp môi trường sinh
thái - nhân văn bền vững ở khu vực đền Hùng8.
Trường hợp ngược lại, nếu phát triển du lịch
một cách tự phát, thiếu kiểm soát chặt chẽ từ phía
các cơ quan quản lý nhà nước, sẽ rất khó ngăn chặn
và khắc phục các hiện tượng tiêu cực mà vừa qua,
các phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập như:
xẻ núi lấy đất bán cho người dân san lấp mặt bằng,
xây dựng trái phép miếu thờ tư nhân của các đại gia
trong khu vực bảo vệ di tích, hoặc hành hương về
đền Hùng mà không biết cách thực hành nghi lễ tín
ngưỡng thờ Hùng Vương, chỉ thiên về cầu cúng
được “buôn may, bán đắt”, được “lên chức, thăng
quyền”, hoặc vì lợi ích vật chất trước mắt mà thực
thi nhiều hành vi trái pháp luật.
Trái lại, phát triển du lịch bền vững tại khu di
tích đền Hùng là thiết thực góp phần bảo vệ và
phát huy giá trị di sản văn hóa, cũng tức là thực hiện
phương châm bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát
triển, làm cho di sản văn hóa khẳng định được vị trí
trong đời sống xã hội đương đại./.
.V.B
Chú thích:
1- Phạm Văn Đồng, “Nhân ngày giỗ Tổ Hùng Vương”, Báo
Nhân dân, ngày 29 tháng 4 năm 1969.
2- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc.
3- Luật di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi, bổ sung năm
2009, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2009, tr. 31.
4- Sđd, Tr. 44.
5- Hoàng Trí Dũng, Luật du lịch, Nxb. Hồng Đức, H, 2008,
Tr. 9.
6- Trích lại từ “Du lịch tâm linh” của Lê Quang Đức.
7- Trích lại từ “Du lịch tâm linh” của Lê Quang Đức.
8- Đặng Văn Bài - Nguyễn Hữu Toàn, Bảo tàng hóa di sản
văn hóa làng, H, 2006, Tr. 135.

File đính kèm:

  • pdfden_hung_va_tin_nguong_tho_cung_hung_vuong_trong_xa_hoi_duon.pdf