Định hình sự phát triển đào tạo đại học Việt Nam thời cách mạng công nghiệp 4.0

TÓM TẮT: Bài viết khái quát hóa sự phát triển của tư duy con người nói chung và sự phát

triển tư duy quản trị nói riêng, cùng với sự phát triển của đại học thế giới và Việt Nam để

nhận định những yêu cầu của nền kinh tế xã hội đặt ra cho các trường đại học trong thời

đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bài viết không đi tìm kiếm các giải pháp giải

quyết các yêu cầu mà tập trung xây dựng một số khái niệm mới: Trường đại học đạt chất

lượng vi mô, trường đại học đạt chất lượng vĩ mô và xây dựng định nghĩa trường đại học

đạt chất lượng và trường đại học thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 làm nền tảng định

hình sự phát triển cho đào tạo đại học Việt Nam trong thời đại của cuộc cách mạng công

nghiệp 4.0 đáp ứng các yêu cầu đặt ra.

pdf 10 trang yennguyen 2360
Bạn đang xem tài liệu "Định hình sự phát triển đào tạo đại học Việt Nam thời cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Định hình sự phát triển đào tạo đại học Việt Nam thời cách mạng công nghiệp 4.0

Định hình sự phát triển đào tạo đại học Việt Nam thời cách mạng công nghiệp 4.0
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Mang Tấn Hải 
72 
ĐỊNH HÌNH SỰ PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC 
VIỆT NAM THỜI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 
UNIVERSITY 4.0 HELPS TO SHAPE THE DEVELOPMENT OF 
VIETNAMESE HIGHER EDUCATION 
MANG TẤN HẢI 
 ThS. Trường Đại học Văn Lang, mangtanhai@vanlanguni.edu.vn, Mã số: TCKH11-07-2018 
TÓM TẮT: Bài viết khái quát hóa sự phát triển của tư duy con người nói chung và sự phát 
triển tư duy quản trị nói riêng, cùng với sự phát triển của đại học thế giới và Việt Nam để 
nhận định những yêu cầu của nền kinh tế xã hội đặt ra cho các trường đại học trong thời 
đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bài viết không đi tìm kiếm các giải pháp giải 
quyết các yêu cầu mà tập trung xây dựng một số khái niệm mới: Trường đại học đạt chất 
lượng vi mô, trường đại học đạt chất lượng vĩ mô và xây dựng định nghĩa trường đại học 
đạt chất lượng và trường đại học thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 làm nền tảng định 
hình sự phát triển cho đào tạo đại học Việt Nam trong thời đại của cuộc cách mạng công 
nghiệp 4.0 đáp ứng các yêu cầu đặt ra. 
Từ khóa: tư duy sáng tạo; tư duy chiến lược; chất lượng vĩ mô; chất lượng vi mô; đại học 
thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. 
ABSTRACT: This article generalizes about evolution of mankind thinking in general and 
management thinking in particular, along with the development of international and 
Vietnamese higher education to acknowledge the requirements of the social economy that 
are set for university in the era of Industry 4.0. It does not seek solutions for the 
requirements but focuses on developing a number of new concepts such as micro-quality 
universities and macro-quality universities, and developing the definition of high quality 
university and university 4.0 that lay the foundation for shaping the development of 
Vietnamese higher education in the era of Industry 4.0 to meet the requirements set forth. 
Key words: creativity thinking; strategy thinking; macro-quality; micro-quality; university 4.0. 
1. SỰ PHÁT TRIỂN TƯ DUY CỦA 
CON NGƯỜI 
Tư duy đầu tiên của con người là 
không tư duy, chẳng hạn trong khoảng thời 
gian dân số Việt Nam phát triển đến 
khoảng 10 triệu người, dân số ít tài nguyên 
dồi dào nên không cần phải suy nghĩ vẫn có 
cái ăn, cái uống đầy đủ, chỉ cần dùng cái 
nơm chụp xuống ao là có cá ăn ngay, 
Khi dân số tăng lên, tài nguyên trên 
mỗi đầu người nhỏ dần, con người phải suy 
nghĩ mới có cái phần thêm để đủ ăn, đủ 
uống hình thành tư duy kinh nghiệm. 
Người có kinh nghiệm là có sẵn mô hình 
trong đầu do sự từng trải hình thành, sự 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 11, Tháng 9 - 2018 
73 
việc gì xảy ra nằm trong mô hình định sẵn 
thì người có tư duy kinh nghiệm đưa ra giải 
pháp để giải quyết rất nhanh, nên một thời 
các công ty tuyển dụng người có kinh 
nghiệm vào làm việc. 
Khi xã hội phát triển hơn, sự thay đổi 
diễn ra trên quy mô lớn hơn và nhanh, tư 
duy kinh nghiệm không thể phủ hết được 
các vấn đề và phạm vi hoạt động của tư duy 
kinh nghiệm ngày càng thu hẹp lại, nên sự 
việc xảy ra ngoài mô hình định sẵn thì 
người có tư duy kinh nghiệm không giải 
quyết được, khi đó người có tư duy logic 
mới giải quyết được, tư duy logic là kinh 
nghiệm của nhân loại tích lũy cả ngàn năm 
(trong khi tư duy kinh nghiệm chỉ tích lũy 
được chừng 30, 40 năm là hết). Cần đến 
hàng trăm năm nhân loại làm việc cật lực 
mới tìm ra được định đề A, định luật B, 
định lý C, những gì sinh viên đang học 
trên bục giảng mà các thầy, cô đang dạy đó 
là tư duy logic. Nên xã hội phát triển, công 
ty không chọn người có kinh nghiệm mà 
chọn người có ăn học, bằng cấp hẳn hoi. 
Trong thời đại cạnh tranh cái gì phù 
hợp thì tồn tại, cái gì không phù hợp cạnh 
tranh sẽ loại bỏ. Có bạn du học ở nước 
ngoài khi về Việt Nam gặp tôi thì than, 
thầy ơi em chán doanh nghiệp Việt Nam 
quá, công sức em học ở nước ngoài, kinh 
phí tốn hàng chục ngàn đô la, khi về nước 
doanh nghiệp Việt Nam không sử dụng em. 
Tôi bảo bất cứ trường đại học nào trên thế 
giới cũng đào tạo con người có tư duy 
logic, để nơi làm việc chấp nhận tư duy 
logic của bạn thì bạn phải sáng tạo để làm 
cho tư duy logic phù hợp với môi trường 
làm việc, tức là tư duy sáng tạo; thời đại 
cạnh tranh là thời đại của tư duy sáng tạo. 
Hội nhập toàn cầu là thời đại siêu cạnh 
tranh, chất lượng chỉ có đến một giới hạn 
nào đó mà thôi. Muốn tồn tại phải có sự 
khác biệt, mà sự khác biệt độc đáo đó là tư 
duy đột phá. Thời đại của cuộc cách mạng 
công nghiệp 4.0 tạo ra nhiều lợi thế để phát 
triển tư duy đột phá. Vậy theo chiều dài 
phát triển của xã hội, tư duy cũng phát triển 
từ không tư duy, đến tư duy kinh nghiệm, 
đến tư duy logic, đến tư duy sáng tạo, và đến 
nay - thời đại cuộc cách mạng 4.0 là tư duy 
đột phá trên cơ sở sáng tạo và đổi mới [2]. 
2. SỰ PHÁT TRIỂN TƯ DUY QUẢN TRỊ 
Frederick Winslow Taylor (kỹ sư) đưa 
ra tư duy Quản trị theo lối khoa học 
(Scientific Management). Hãng Henry 
(thành lập 1903) đầu tiên áp dụng cách 
quản trị này: Nghiên cứu các thao tác công 
việc, loại bỏ những thao tác dư thừa nhằm 
giảm chi phí khi ra sản phẩm. Sản phẩm 
đầu ra (Output) có chi phí giảm. Nhân vật 
chính của tư duy này là nhà sản xuất. Nhà 
sản xuất muốn gì? Họ sản xuất đại trà cái 
nấy. Henry Ford có câu nói nổi tiếng: “bạn 
muốn thích màu gì cũng được miễn đó là 
màu đen”. 
Khi nhiều nhà sản suất cùng một sản 
phẩm, bắt đầu có sự cạnh tranh. Cạnh tranh 
làm cho nhà sản suất hướng về khách hàng 
(Customer), khái niệm marketing bắt đầu 
xuất hiện và tư duy quản trị xoay quanh 
nhu cầu khách hàng. Công trình Theodore 
Levitt (giáo sư đại học về quản trị kinh 
doanh) mới là cha đẻ marketing chứ không 
phải là Philip Kotler. Công trình này đưa ra 
tư duy quản trị xoay quanh vấn đề khách 
hàng cần gì? Nhân vật chính của tư duy này 
là khách hàng; marketing xoay quanh nhu 
cầu khách hàng và khách hàng không mua 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Mang Tấn Hải 
74 
sản phẩm mà mua lợi ích đến từ sản phẩm 
kiến thức phổ thông về marketing: không 
còn là lợi thế cạnh tranh. 
Khi ai cũng biết về Marketing nên tư 
duy về marketing trở nên phổ thông, không 
còn là lợi thế cạnh tranh thì tư duy quản trị 
hướng về công nhân viên (Employee) và 
công nhân viên chính là khách hàng nội bộ 
(Internal Customer): kiến thức, kỹ năng, 
thái độ của khách hàng nội bộ là đòn bẩy 
làm hài lòng khách hàng. Từ đây, tư duy 
quản trị hướng về sự tôn vinh khách hàng 
nội bộ, lấy nguyên tắc làm hài lòng khách 
hàng nội bộ trở thành đòn bẩy làm hài lòng 
khách hàng làm cốt lõi. 
Sự lan tỏa tri thức, các công ty đua nhau 
quản trị theo tư duy làm hài lòng khách hàng 
nội bộ trở nên phổ biến thì tư duy quản trị 
hướng đến tư duy chất lượng (Quality) sản 
phẩm và dịch vụ và các bộ tiêu chuẩn ISO ra 
đời: Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 (gồm ISO 
9000, ISO 9001, ISO 9004,...): Hệ thống quản 
lý chất lượng; Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 
(gồm ISO 14001, ISO 14004,...): Hệ thống 
quản lý môi trường; Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 
(gồm ISO 22000, ISO 22002, ISO 22003, ISO 
22004, ISO 22005, ISO 22006,...): Hệ thống 
quản lý an toàn thực phẩm. 
Cạnh tranh làm cho công ty nào cũng 
có chất lượng (đạt chuẩn các loại ISO) thì 
tư duy quản trị tiến hóa hơn là tư duy quản 
trị Chất lượng cao (High Quality) 
Cạnh tranh về chất lượng cao các công 
ty đua nhau thuê công ty tư vấn (Core 
Competencies). Muốn thuê công ty tư vấn 
phải có tiền. Tư duy quản trị lúc này hướng 
đến tư duy tài chính (Finance Thinking) 
nhằm tìm kiếm các công cụ huy động vốn 
hữu hiệu (thị trường chứng khoán, trái 
phiếu, ra đời). 
Khi kỹ năng thuê công ty tư vấn trở 
thành phổ biến thì tư duy quản trị chuyển 
hóa hướng về công nghệ. Cạnh tranh của 
các công ty chính là cạnh tranh về công 
nghệ (Technology) và ngày nay cạnh tranh 
của các công ty là cạnh tranh về công nghệ 
cao (High-Technology) Yếu tố cạnh tranh 
trong tương lai là gì? Lợi thế cạnh tranh 
không bao giờ mất đi giá trị của nó, không 
bao giờ bị tụt hậu. 
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 
(Industrial Revolution 4.0), yếu tố cạnh 
tranh trong tương lai là gì? Yếu tố đó làm 
lợi thế cạnh tranh không bao giờ mất đi giá 
trị của nó, không bao giờ bị tụt hậu. Yếu tố 
đó chính là Sáng tạo (Creativity). Tư duy 
quản trị hướng đến tư duy sáng tạo. Sáng 
tạo là tạo ra cái mới tốt hơn, minh họa theo 
sơ đồ sau: 
Sản phẩm 
Khách hàng 
Khách hàng nội bộ 
Chất lượng 
Tài chính 
Công nghệ 
Tư duy sáng tạo 
Sản phẩm mới 
Khách hàng mới 
Khách hàng nội bộ mới 
Chất lượng mới 
Tài chính mới 
Công nghệ mới 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 11, Tháng 9 - 2018 
75 
Trong cuộc cách mạng 4.0 tư duy sáng tạo 
được chuyển hóa lên một tầm mức lớn hơn đó 
là Tư duy chiến lược (Strategic Thinking). Có 
hai yếu tố then chốt cấu thành tư duy chiến 
lược: yếu tố thứ nhất là thấu hiểu động thái thị 
trường, kinh doanh, xã hội, chính trị, trong 
hiện tại (Insight, Into The Present) và yếu tố 
thứ hai là khả năng tiên kiến được xu hướng 
tương lai (Foresight, Into The Future) [3]. 
3. SỰ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI 
HỌC CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 
3.1. Giáo dục đại học Phương Đông 
Sự phát triển giáo dục đại học Phương 
Đông gắn với quá trình phát triển của các 
nền văn minh Phương Đông ở Trung Quốc, 
Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong thời 
kỳ nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và 
tương ứng với các thể chế chính trị - xã hội 
phong kiến. Nền giáo dục đại học Phương 
Đông phản ánh và truyền bá các hệ tư 
tưởng Nho giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo và 
các giá trị văn hóa - xã hội trong đó chủ 
yếu là dạy hệ thống các triết lý, quan niệm, 
tín điều, văn chương, một số kỹ năng tính 
toán và rất ít tính duy lý, phân tích. 
Thời kỳ hiện đại (thế kỷ XIX đến nay) 
hệ thống giáo dục đại học của các nước 
Phương Đông phát triển theo mô hình Châu 
Âu và Mỹ. Chẳng hạn, Nhật Bản thời kỳ đầu 
(trước năm 1945) phát triển các trường đại 
học theo mô hình đại học Đức và sau năm 
1945 phát triển theo mô hình đại học Mỹ. 
3.2. Giáo dục đại học Phương Tây 
Từ thế kỷ V đến thế kỷ XV, nền văn 
minh Phương Tây đã trải qua các cuộc cải 
cách Tôn giáo, cách mạng xã hội, cách mạng 
khoa học với sự phát triển mạnh mẽ của các 
tư tưởng tiến bộ - nhân văn, tư duy khoa 
học,... bước vào thời kỳ phục hưng (thế kỷ 
XVI, XVII) với nhiều thành tựu rực rỡ trên 
các mặt của đời sống xã hội (các trường phái 
nghệ thuật - kiến trúc, triết học, xã hội học; 
khoa học đặc biệt là các khoa học thực 
nghiệm,...). Trong các giai đoạn của cách 
mạng kỹ thuật và công nghiệp (thế kỷ XVIII, 
XIX), xuất hiện các loại hình trường đại 
học/cao đẳng kỹ thuật và công nghệ. Các 
trường cơ khí ở Anh; các trường kỹ thuật - 
công nghệ ở Đức và Pháp,). Các trường 
đại học kiểu mới đã trở thành trung tâm đào 
tạo đội ngũ nhân lực trình độ cao trong nhiều 
lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và công nghệ, 
cho các ngành sản xuất - dịch vụ, góp phần 
phát triển nhân lực kỹ thuật có trình độ cao 
cho các ngành kinh tế - xã hội đặc biệt là 
trong các lĩnh vực công nghiệp. Thời kỳ này 
đã xuất hiện mô hình đại học nghiên cứu ở 
Đức, Scotland và Anh với việc kết hợp chặt 
chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu (đại học 
Berlin, mô hình trường Grande Ecole). 
Thời kỳ hậu công nghiệp và kinh tế trí 
thức (giữa thế kỷ XX đến nay - cuộc cách 
mạng công nghiệp 4.0). Mô hình đại học Mỹ 
ra đời và phát triển trên cơ sở kế thừa các mô 
hình đại học Anh, đại học Châu Âu (Pháp - 
Đức) với các cơ sở nổi tiếng như đại học 
Harvard (1636); đại học Chicago; MIT,... là 
những trường đại học hàng đầu trong top 20 
trường đại học đẳng cấp quốc tế. Đa dạng 
hóa và phát triển mạnh các đại học nghiên 
cứu (Reseach Universities) và phát triển 
mạng lưới cao đẳng cộng đồng (Community 
College) ở các địa phương để đáp ứng nhu 
cầu phổ cập giáo dục đại học. Phân tầng 
mạnh mẽ chất lượng đào tạo đại học ở các 
loại hình trường đại học, hình thành một phổ 
chất lượng đào tạo đại học theo sứ mạng và 
mục tiêu của các loại hình trường đại học. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Mang Tấn Hải 
76 
Đại chúng hóa giáo dục đại học. Gắn bó chặt 
chẽ giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo đại 
học. Trường đại học trở thành trung tâm sản 
xuất, phát triển, truyền bá và ứng dụng và 
dịch vụ tri thức, công nghệ cao, phát triển các 
giá trị văn hóa - xã hội và cộng đồng. 
3.3. Lược sử phát triển giáo dục đại học 
Việt Nam 
Thời kỳ phong kiến (1076 - 1885). 
Năm 1076, được coi là điểm mốc đánh dấu 
sự ra đời của hệ thống giáo dục Nho học, 
với việc nhà Lý khởi lập Quốc Tử Giám -
trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Đến 
năm 1253, đổi thành Quốc Tử Viện, giảng 
dạy cho cả con em thường dân học giỏi ở 
các tỉnh, huyện. 
Thời kỳ thuộc Pháp (1885 - 1945). 
Trường Đại học Đông Dương ra đời theo 
Nghị định của Toàn quyền Pôn Bô ký ngày 
16-5-1906 được xem là trường đại học đầu 
tiên của Việt Nam (và của cả khu vực Đông 
dương). Đây là trường đại học đầu tiên của 
Việt Nam theo mô hình hiện đại của Pháp 
(Mô hình châu Âu) với nhiều chuyên ngành 
đào tạo về khoa học cơ bản, khoa học kỹ 
thuật, khoa học xã hội - nhân văn, luật, y - 
dược,... 
Giai đoạn 1945 - 1954. Trong sắc lệnh 
số 146/SL ngày 10-8-1946, Chủ tịch Hồ 
Chí Minh khẳng định: “xây dựng nền giáo 
dục mới, nền giáo dục cách mạng với 3 
nguyên tắc căn bản đó là: Đại chúng - Dân 
tộc - Khoa học”. Ngay từ khi nước Việt 
Nam Dân chủ Cộng hoà mới ra đời, ngày 
22-9-1945 với tư tưởng “Một dân tộc dốt là 
một dân tộc yếu” và kế thừa những giá trị 
tiến bộ chung của nhân loại, Hồ Chủ tịch 
đã đề nghị với Hội đồng Chính phủ cho mở 
cửa lại các trường đại học hiện có (không 
xóa bỏ để xây mới hoàn toàn). Lễ khai 
giảng vào ngày 15-11-1945 tại Hội trường 
19 Lê Thánh Tông của Trường Đại học 
Quốc gia Việt Nam - Trường đại học đầu 
tiên của nền giáo dục đại học cách mạng 
Việt Nam đã đánh dấu sự mở đầu của một 
kỷ nguyên giáo dục đại học dân tộc, hiện 
đại của nước Việt Nam độc lập. 
Giai đoạn 1956 - 1975. Ngày 27-8-
1956, Nghị định về hệ thống giáo dục mới 
hệ 10 năm đã được Thủ tướng Chính phủ 
ký ban hành. Trong bậc đại học hình thành 
hệ thống các trường đại học và cao đẳng 
theo mô hình Liên Xô (cũ) bao gồm các 
trường đại học tổng hợp, các trường đại 
học chuyên ngành như Bách khoa, Y - 
Dược, Sư phạm, Nông - Lâm,... Ở Miền 
Nam hình thành hệ thống giáo dục đại học 
theo mô hình Mỹ với Viện Đại học Sài 
gòn (1955); Viện đại học Huế (1957); 
Viện Đại học Cần thơ (1966) bao gồm 
nhiều cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng và 
một số Viện đại học cộng đồng ở Nha 
Trang, Mỹ Tho, Đà Nẵng, 
Giai đoạn 1975 - 1986. Sau khi giải 
phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 
tháng 11-1-1979, Bộ chính trị Đảng Cộng 
sản Việt Nam đã thông qua Nghị quyết 14 
về vấn đề cải cách giáo dục, xây dựng hệ 
thống giáo dục quốc dân mới thống nhất 
trong cả nước. Nâng phổ thông trung học 
10 năm lên thành hệ 12 năm. 
Thời kỳ đổi mới (1986 đến nay). Theo 
Nghị định 90/CP- 1992 quy định cơ cấu 
khung hệ thống giáo dục quốc dân với 
chuyển đổi cơ bản cơ cấu trình độ đào tạo ở 
bậc đại học. Theo quy định tại Chương II 
Luật Giáo dục 1998 hệ thống giáo dục quốc 
dân Việt Nam bao gồm 4 loại hình giáo dục 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 11, Tháng 9 - 2018 
77 
sau: 1) Giáo dục mầm non; 2) Giáo dục phổ 
thông; 3) Giáo dục nghề nghiệp; 4) Giáo 
dục đại học và sau đại học. 
Trong thời đại cuộc cách mạng công 
nghiệp 4.0, nhìn chung giáo dục đại học 
của Việt Nam có những bước phát triển 
đáng kể nhưng vẫn còn trì trệ và chậm tiến 
so với các nước trong khu vực Đông Nam 
Á. Do đó, đào tạo đại học tại Việt Nam cần 
có những định hướng thay đổi hơn nữa để 
đáp ứng nhu cầu của thời đại [1]. 
4. CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 
Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên 
(động cơ nước ra đời) trên thế giới được bắt 
đầu ở nước Anh vào cuối thế kỷ XVIII đầu 
thế kỷ XIX, mở đầu với sự cơ giới hóa 
ngành dệt may. 
Cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai 
(sự ra đời của động cơ điện) lại được khởi 
xướng từ cuối thế kỷ XIX. Một trong những 
đặc điểm đáng lưu ý trong nền đại công 
nghiệp là dây chuyền sản xuất hàng loạt - 
áp dụng nguyên lý quản trị của F.W.Taylor 
(đề xuất năm 1909, ứng dụng vào thực tiễn 
năm 1913 - hãng Ford đi tiên phong). 
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 
ba (sự ra đời của máy tính điện tử) diễn ra 
vào những năm 1970 với sự ra đời của sản 
xuất tự động dựa vào máy tính, thiết bị điện 
tử và Internet, tạo nên một thế giới kết nối. 
Năm 2013, một từ khóa mới là “Công 
nghiệp 4.0” bắt đầu nổi lên xuất phát từ 
một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến 
cụm từ này nhằm nói tới chiến lược công 
nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà 
không cần sự tham gia của con người. Đây 
được gọi là cuộc cách mạng số, thông qua 
các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), 
trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương 
tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán 
đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn 
(SMAC), để chuyển hóa toàn bộ thế giới 
thực thành thế giới số. Trong lĩnh vực Giáo 
dục, công nghệ thực tế ảo sẽ thay đổi cách 
dạy và học. Sinh viên có thể đeo kính VR 
và có cảm giác như đang ngồi trong lớp 
nghe bài giảng, hay nhập vai để chứng kiến 
những trận đánh giả lập, ngắm nhìn di tích, 
mang lại cảm xúc và sự ghi nhớ sâu sắc, 
giúp bài học thấm thía hơn. Hoặc khi đào 
tạo nghề phi công, học viên đeo kính và 
thấy phía trước là cabin và học lái máy bay 
như thật để thực hành giúp giảm thiểu rủi 
ro trong quá trình bay thật. Trong tương lai, 
số lượng giáo viên ảo có thể nhiều hơn giáo 
viên thực rất nhiều [4]. 
5. CÁC YÊU CẦU ĐẶT RA CHO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG THỜI 
ĐẠI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 
Cùng với sự phát triển tư duy nhân 
loại, trong thời đại cách mạng công nghiệp 
4.0 đặt ra các yêu cầu cho trường đại học 
vừa là cái nôi của tư duy sáng tạo và đổi 
mới, tư duy đột phát, tư duy chiến lược vừa 
là nơi cung cấp nguồn lực tư duy sáng tạo 
và đổi mới, tư duy đột phát, tư duy chiến 
lược. Lịch sử phát triển của các trường đại 
học thế giới và Việt Nam cho thấy ngoài 
việc trường đại học trở thành trung tâm sản 
xuất, phát triển, truyền bá, ứng dụng và 
dịch vụ tri thức, công nghệ cao, phát triển 
các giá trị văn hóa - xã hội và cộng đồng thì 
trường đại học trở thành chỗ dựa cho cạnh 
tranh. Vì cạnh tranh phải dựa vào tri thức. 
Một yêu cầu then chốt cho các trường 
đại học Việt Nam là cần có sự thăng bằng 
trong các chính sách, thăng bằng là một trong 
những yếu tố giúp trường phát triển bền 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Mang Tấn Hải 
78 
vững. Muốn tạo ra thăng bằng phải lấy cấu 
trúc tam giác động lực làm giá đỡ nhằm thiết 
kế các chính sách quản trị, chính sách thăng 
bằng là động lực thúc đẩy năng suất làm việc. 
Tam giác động lực là một tam giác đều có ba 
đỉnh: trách nhiệm - quyền lợi - quyền hạn, 
trọng tâm là năng lực chuyên môn phù hợp 
với công việc được giao. Nguyên tắc làm 
chính sách dựa vào tam giác động lực như 
sau: Có trọng tâm là công việc được giao cho 
cán bộ có năng lực chuyên môn đúng với 
công việc, từ trọng tâm này chính sách phải 
cân sao cho trách nhiệm, quyền hạn và quyền 
lợi của người được giao việc nằm trên đỉnh 
tam giác đều (tức là trách nhiệm, quyền hạn 
và quyền lợi phải bằng nhau). Nếu quyền lớn 
hơn trách nhiệm, người nhận việc sẽ lạm 
quyền; nếu trách nhiệm lớn hơn quyền hạn, 
người nhận việc sẽ không đủ quyền để hoàn 
thành trách nhiệm; nếu quyền lợi nhỏ hơn 
trách nhiệm, người nhận việc sẽ đối phó để 
hoàn thành trách nhiệm, dẫn đến năng suất 
công việc thấp. 
Song song với việc chưa có tam giác 
động lực để làm chính sách nhằm phát triển 
sự sáng tạo và thúc đẩy năng suất làm việc, 
đại học Việt Nam chưa có cơ cấu hữu hiệu 
phát hiện nhanh những sai phạm và xử lý 
kịp thời những sai phạm trong quá trình vận 
hành bộ máy đào tạo đại học nên bộ máy 
đào tạo hoạt động một cách trì trệ kéo dài. 
Điều khác biệt giữa cách mạng công 
nghiệp 4.0 với ba cuộc cách mạng trước đó 
là cách mạng công nghiệp 4.0 không gắn 
với sự ra đời của một công nghệ nào cụ thể 
mà là kết quả hội tụ của nhiều công nghệ 
khác nhau, trong đó trọng tâm là công nghệ 
nano, công nghệ sinh học và công nghệ 
thông tin - truyền thông, làm mờ ranh giới 
giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Nó sẽ 
diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công 
nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý. 
Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong 
cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là: Trí tuệ 
nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of 
Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).Vì 
thế, chúng ta sẽ được chứng kiến công cuộc 
“số hóa” thế giới thực thành thế giới ảo. 
Nên đặt ra yêu cầu các trường đại học Việt 
Nam hướng về giáo dục 4.0 là một mô hình 
giáo dục thông minh, liên kết chủ yếu giữa 
các yếu tố nhà trường - nhà quản lý - nhà 
doanh nghiệp, tạo điều kiện cho việc đổi 
mới, sáng tạo và năng suất lao động trong 
xã hội tri thức. Mô hình này cũng thúc đẩy 
tinh thần khởi nghiệp của giảng viên, sinh 
viên; tạo điều kiện cho hợp tác giữa giáo 
dục đại học và sản xuất công nghiệp; gắn 
kết cùng các nỗ lực phát triển kinh tế khu 
vực và địa phương, Giáo dục 4.0 giúp 
hoạt động dạy và học diễn ra mọi lúc và 
mọi nơi, giúp người học có thể cá nhân 
hóa, hoàn toàn quyết định việc học tập theo 
nhu cầu của bản thân. 
Bên cạnh đó, giáo dục thời cách mạng 
công nghiệp 4.0 sẽ giúp thay đổi tư duy và 
cách tiếp cận về mô hình đại học. Trường 
đại học không chỉ là nơi đào tạo, nghiên 
cứu mà còn là trung tâm đổi mới sáng tạo, 
giải quyết các vấn đề thực tiễn, mang giá trị 
Trọng tâm G 
(vị trí công 
việc đúng với 
bằng cấp 
chuyên môn) 
Trách nhiệm 
Quyền lợi Quyền hạn 
G 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 11, Tháng 9 - 2018 
79 
cho xã hội. Trường không chỉ đóng khung 
trong các bức tường của giảng đường, lớp 
học hay phòng thí nghiệm, mà phải mở 
rộng kết hợp với các doanh nghiệp, với thị 
trường lao động để trở thành một hệ sinh 
thái giáo dục [6]. 
Trung tâm của cuộc cách mạng công 
nghiệp lần thứ tư là công nghệ thông tin và 
Internet kết nối vạn vật, không chỉ giúp con 
người giao tiếp với con người, mà còn là 
con người giao tiếp với máy, con người 
giao tiếp với đồ vật và đồ vật giao tiếp với 
nhau. Điều này đòi hỏi trường đại học phải 
đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao 
có khả năng ứng dụng những tiến bộ khoa 
học công nghệ của cuộc cách mạng vào 
thực tiễn sản suất để có thể đáp ứng được 
yêu cầu phát triển đặt ra. Giáo dục thời 
cách mạng công nghiệp 4.0 hứa hẹn những 
bước đột phá mới trong hoạt động đào tạo, 
thay đổi mục tiêu đào tạo, mô hình đào tạo 
truyền thống bằng cách chuyển tải và đào 
tạo kiến thức hoàn toàn mới. Các lớp học 
truyền thống với những nhược điểm như: 
chi phí tổ chức cao, không gian phục vụ 
hạn chế, không thuận lợi cho một số đối 
tượng, sẽ được thay thế bằng các lớp học 
trực tuyến, lớp học ảo, thay vì những phòng 
thí nghiệm hay phòng mô phỏng truyền 
thống, người học có thể trải nghiệm học tập 
bằng không gian ảo, có thể tương tác trong 
điều kiện như thật thông qua các phần mềm 
và hệ thống mạng. Dữ liệu lớn sẽ là nguồn 
dữ liệu vô tận để học tập trải nghiệm về 
phân tích, nhận dạng xu hướng hay dự báo 
kinh doanh ở mức chính xác cao. Tài 
nguyên học tập số trong điều kiện kết nối 
không gian thật và ảo sẽ vô cùng phong 
phú, không gian thư viện không còn là địa 
điểm cụ thể nữa, mà thư viện có thể khai 
thác ở mọi nơi với một số thao tác đơn 
giản. Chương trình học cũng được thiết kế 
đa dạng hơn, cụ thể hơn và đáp ứng tốt hơn 
nhu cầu của người học [5]. 
6. XÂY DỰNG CÁC KHÁI NIỆM, 
ĐỊNH NGHĨA MỚI, ĐỊNH HÌNH SỰ 
PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC 
VIỆT NAM 
Để xây dựng một định nghĩa mới nhằm 
định hình cho sự phát triển nền đào tạo Việt 
Nam, phải kế thừa các khái niệm cũ là đại 
học khai phóng, đại học đạt chuẩn, kết hợp 
với sự hội tụ các tư duy cùng với các yêu 
cầu đặt ra của đào tạo đại học trong cách 
mạng công nghiệp 4.0, làm cơ sở để làm ra 
các định nghĩa trường đại học đạt chuẩn 
chất lượng và trường đại học thời cách 
mạng công nghiệp 4.0. 
6.1. Khái niệm trường đại học khai phóng 
Trường đại học khai phóng (Liberal 
Arts College) là loại hình trường đại học 
nhấn mạnh đến việc học ở bậc đại học 
trong các ngành khai phóng và khoa học. 
Một số trường đại học khai phóng còn có 
một số chương trình sau đại học cấp bằng 
thạc sĩ hay tiến sĩ trong các ngành như quản 
trị kinh doanh, điều dưỡng, y khoa, và luật. 
Một cơ sở giáo dục trong các ngành 
khai phóng có thể được định nghĩa là “một 
trường đại học hay một chương trình học ở 
viện đại học nhắm đến việc truyền đạt một 
vốn kiến thức rộng và phát triển những khả 
năng tri thức, khác với một chương trình 
học chuyên nghiệp, dạy nghề, hay kỹ 
thuật”. Các trường đại học khai phóng bắt 
đầu ở châu Âu, thuật ngữ này được dùng 
nhiều ở Hoa Kỳ [9]. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Mang Tấn Hải 
80 
6.2. Khái niệm trường đại học đạt chuẩn 
6.2.1. Khái niệm trường đại học đạt chuẩn 
trong nước 
Là đại học đạt bộ tiêu chuẩn bao gồm 
những tiêu chí và mức tối thiểu phải đạt 
được làm căn cứ để các cơ quan chức năng 
đánh giá, công nhận cơ sở giáo dục đại học 
đạt chuẩn quốc gia và xây dựng chính sách 
phù hợp đối với các cơ sở giáo dục đại học 
đạt chuẩn quốc gia (Bao gồm 8 Tiêu chuẩn, 
35 Tiêu chí) [7]. 
6.2.2. Khái niệm trường đại học đạt chuẩn 
quốc tế 
Là đại học đạt các chuẩn do các tổ 
chức quốc tế đặt ra, chẳng hạn Bộ tiêu 
chuẩn ISO 9000, 14000, bộ tiêu chuẩn 
CDIO, bộ tiêu chuẩn ABET, đặc biệt phần 
lớn các trường đại học Việt Nam đang 
hướng đến bộ tiêu chuẩn AUN-QA (15 tiêu 
chuẩn) [8]. 
6.3. Định nghĩa trường đại học đạt chất 
lượng đào tạo 
Để định nghĩa trường đại học đạt chất 
lượng đào tạo, chúng ta xây dựng khái 
niệm trường đại học đạt chất lượng vi mô 
(Micro-Quality) và khái niệm trường đại 
học đạt chất lượng vĩ mô (Macro-Quality). 
6.3.1. Khái niệm trường đại học đạt chất 
lượng vi mô (Micro-Quality) 
Trường đại học đạt chất lượng vi mô là 
trường đại học đạt chuẩn, có cấu trúc tam 
giác động lực trong hệ thống quản trị, có cơ 
cấu phát hiện nhanh chóng và xử lý kịp thời 
những sai trái, làm hài lòng người học và 
làm hài lòng người sử dụng lao động khi sử 
dụng những lao động do trường đào tạo. 
6.3.2. Khái niệm trường đại học đạt chất 
lượng vĩ mô (Macro-Quality) 
Là trường đại học đạt chuẩn và trở 
thành chỗ dựa cho nhiều doanh nghiệp 
trong cạnh tranh và doanh nghiệp hài lòng 
vì sự phát triển của mình khi dựa vào 
trường đại học. 
6.3.3. Định nghĩa trường đại học đạt chất lượng 
Là trường đại học đạt chuẩn, đạt chất 
lượng vi mô (Micro-Quality) và chất lượng 
vĩ mô (Macro-Quality). 
6.4. Định nghĩa trường đại học thời cách 
mạng công nghiệp 4.0 
Là trường đại học đạt chuẩn, đạt chất 
lượng, có cơ cấu tổ chức để thấu hiểu các 
động thái của nền kinh tế, chính trị - xã hội 
(Insight) và tiên kiến được tương lai 
(Foresight) nhằm đi trước sự phát triển và 
định hình sự phát triển kinh tế xã hội. 
7. KẾT LUẬN 
Sự phát triển của tư duy con người nói 
chung và tư duy quản trị nói riêng làm cho 
các công nghệ mới ra đời (tạo ra các cuộc 
cách mạng công nghiệp 1.0, 2.0, 3.0, 4.0). 
Sự hội tụ các tư duy và của các cộng nghệ 
làm nên cách mạng công nghiệp 4.0 đã đặt 
ra một số yêu cầu cho trường đại học là 
sáng tạo, đổi mới, khởi nghiệp, thấu hiểu 
hiện tại và tiên kiến được tương lai. Trên 
cơ sở kế thừa khái niệm đại học khai phóng 
và đại học đạt chuẩn bài báo tập trung xây 
dựng khái niệm trường đại học đạt chất 
lượng vi mô, trường đại học đạt chất lượng 
vĩ mô từ đó làm cơ sở xây dựng định nghĩa 
trường đại học đạt chất lượng, định nghĩa 
trường đại học thời cách mạng công nghiệp 
4.0. Trên cơ sở các khái niệm và các định 
nghĩa này, chúng ta nhận thấy hệ thống đại 
học của Việt Nam đã và đang hướng đến 
đại học đạt chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào 
tạo, đạt chuẩn Quốc tế trong đó phần lớn 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 11, Tháng 9 - 2018 
81 
hướng đến đạt chuẩn quốc tế AUN - QA. 
Để hệ thống đại học Việt Nam đạt chất 
lượng làm sức bật hướng đến trường đại 
học thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 là 
một nỗ lực bền bỉ của nền giáo dục nước 
nhà nói riêng và của toàn xã hội nói chung. 
Việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn và tiêu 
chí để đo lường trường đại học đạt chuẩn vi 
mô, trường đại học đạt chuẩn vĩ mô, trường 
đại học đạt chuẩn chất lượng, dành cho 
những nhà nghiên cứu tiếp theo. Hội nhập 
quốc tế là cạnh tranh khốc liệt về kinh tế. 
Cạnh tranh làm cho tư duy con người phát 
triển và tích tụ tạo ra các khái niệm mới, 
định nghĩa mới làm cho thế giới thay đổi vũ 
bão, cho ra đời của các cuộc cách mạng 
càng về sau có thời gian càng ngắn hơn. 
Trường đại học Việt Nam đứng trước thách 
thức thay đổi hay là không tồn tại. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Trần Khánh Đức (2013), Giáo trình Giáo dục đại học Việt Nam và Thế giới. 
[2] Mang Tấn Hải (2015), Vai trò giáo dục đại học và đào tạo đại học đối với doanh 
nghiệp Việt Nam trong cộng đồng kinh tế ASEAN, Kỷ yếu hội thảo khoa học tại Đại học 
Kinh tế tài chính. 
[3] Mang Tấn Hải (2017), Cạnh tranh đúng mức là đòn bẩy phát triển kinh tế Thành phố 
Hồ Chí Minh xứng tầm với tiềm năng thế mạnh, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp thành phố. 
[4] Tóm lược Lịch sử phát triển Giáo dục và đào tạo Việt Nam, 
https://www.moet.gov.vn/gioi-thieu/lich-su-phat-trien/Pages/default.aspx?ItemID=4089. 
[5] Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp, 
cac-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-57869.html. 
[6] Cách mạng công nghiệp 4.0 với giáo dục đại học nói chung và Đại học Bà Rịa - Vũng 
Tàu nói riêng, 
mang-cong-nghiep-4-0-voi-giao-duc-ai-hoc-noi-chung-va-ai-hoc-ba-ria-vung-tau-noi-rieng. 
[7] Thông tư số 24/2015/TT-BGDĐT về quy định chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học. 
[8] Tiêu chuẩn AUN1, 
trinh-aun-qa-tieng-viet.html. 
[9] Trường đại học khai phóng, https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB% 
9Dng_%C4%91%E1%BA%A1i_h%E1%BB%8Dc_khai_ph%C3%B3ng. 
Ngày nhận bài: 07-5-2018. Ngày biên tập xong: 06-6-2018. Duyệt đăng: 24-9-2018 

File đính kèm:

  • pdfdinh_hinh_su_phat_trien_dao_tao_dai_hoc_viet_nam_thoi_cach_m.pdf