Vai trò của các cơ sở giáo dục đại học trong việc phát triển E-learning nhằm thúc đẩy xã hội học tập và học tập suốt đời tại Việt Nam

TÓM TẮT

Mặc dù E-Learning mới chỉ được phát triển trong khoảng hai thập kỷ gần đây nhưng công

nghệ này đã được áp dụng nhiều trong giáo dục và đào tạo. Được ứng dụng những tiến bộ khoa

học kỹ thuật mới nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông, E-Learning cung cấp

được các nội dung đa phương tiện, có tính tương tác cao và quan trọng hơn cả là tiếp cận được

một số lượng đông đảo người học bất kể không gian, thời gian. Khi kết hợp E-Learning với giáo

dục truyền thống để trở thành Blended Learning một cách hợp lý chúng ta sẽ tận dụng được ưu

điểm của cả hai loại hình. Báo cáo này tóm tắt thực trạng phát triển E-Learning trong lĩnh vực giáo

dục tại Việt Nam trong khoảng mười năm trở lại đây. Bên cạnh đó, báo cáo cũng phân tích tại sao

nên triển khai E-Learning trong giáo dục đại học. Ngoài ra, để xây dựng một nền giáo dục mở,

tiến tới xây dựng xã hội học tập theo đúng tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW, tác giả cũng đề xuất

phải xây dựng được mạng lưới học tập quốc gia ứng dụng E-Learning phục vụ phổ biến kiến thức,

nâng cao dân trí cho toàn thể cộng đồng.

pdf 8 trang yennguyen 3720
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của các cơ sở giáo dục đại học trong việc phát triển E-learning nhằm thúc đẩy xã hội học tập và học tập suốt đời tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của các cơ sở giáo dục đại học trong việc phát triển E-learning nhằm thúc đẩy xã hội học tập và học tập suốt đời tại Việt Nam

Vai trò của các cơ sở giáo dục đại học trong việc phát triển E-learning nhằm thúc đẩy xã hội học tập và học tập suốt đời tại Việt Nam
14 Đặng Hải Đăng. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 14-21 
VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG 
VIỆC PHÁT TRIỂN E-LEARNING NHẰM THÚC ĐẨY XÃ HỘI 
HỌC TẬP VÀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI TẠI VIỆT NAM 
ĐẶNG HẢI ĐĂNG1,* 
1Trường Đại học Mở Hà Nội 
*Email: dangdh@hou.edu.vn 
(Ngày nhận: 07/01/2020; Ngày nhận lại: 04/02/2020; Ngày duyệt đăng: 05/02/2020) 
TÓM TẮT 
 Mặc dù E-Learning mới chỉ được phát triển trong khoảng hai thập kỷ gần đây nhưng công 
nghệ này đã được áp dụng nhiều trong giáo dục và đào tạo. Được ứng dụng những tiến bộ khoa 
học kỹ thuật mới nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông, E-Learning cung cấp 
được các nội dung đa phương tiện, có tính tương tác cao và quan trọng hơn cả là tiếp cận được 
một số lượng đông đảo người học bất kể không gian, thời gian. Khi kết hợp E-Learning với giáo 
dục truyền thống để trở thành Blended Learning một cách hợp lý chúng ta sẽ tận dụng được ưu 
điểm của cả hai loại hình. Báo cáo này tóm tắt thực trạng phát triển E-Learning trong lĩnh vực giáo 
dục tại Việt Nam trong khoảng mười năm trở lại đây. Bên cạnh đó, báo cáo cũng phân tích tại sao 
nên triển khai E-Learning trong giáo dục đại học. Ngoài ra, để xây dựng một nền giáo dục mở, 
tiến tới xây dựng xã hội học tập theo đúng tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW, tác giả cũng đề xuất 
phải xây dựng được mạng lưới học tập quốc gia ứng dụng E-Learning phục vụ phổ biến kiến thức, 
nâng cao dân trí cho toàn thể cộng đồng. 
Từ khóa: Học tập Hòa trộn; Học tập suốt đời; Học tập Trực tuyến; Khóa học Trực tuyến Mở 
Đại trà; Xã hội học tập 
The role of higher education organizations in developings E-Learning toward promoting 
learning society and lifelong learning in Vietnam 
ABSTRACT 
Although E-Learning has only been developed in the last two decades, this technology has 
been widely applied in education and training. Using the latest scientific and technological 
advances in the field of ICT, E-Learning provides multimedia and interactive contents as well as 
the accessibility by a large number of learners regardless of space and time. When combining E-
Learning with traditional education to become blended learning in a reasonable way, we will take 
advantage of both types. This report summarizes the current situation of E-Learning development 
in education in Vietnam in the past ten years. Besides, the report also analyzes why E-Learning 
should be implemented in higher education. In addition, to build an open education system, 
towards building a learning society in the spirit of Resolution 29/NQ-TW, the author also proposed 
to build a national learning network that applies E -Learning to serve the dissemination of 
knowledge for the whole comunity. 
Keywords: Blended Learning; Lifelong learning; E-Learning; Massive Open Online Course; 
learning society 
 Đặng Hải Đăng. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 14-21 15 
1. Thực trạng phát triển E-Learning 
trên thế giới và Việt Nam 
Mặc dù Internet bắt đầu trở nên phổ biến 
tại Việt Nam khoảng hơn hai thập kỷ trước 
nhưng với tốc độ truy cập và lượng nội dung 
hạn chế, nó vẫn chưa có được nhiều ứng dụng 
ngoại trừ việc cung cấp thêm các phương tiện 
trao đổi thông tin mới như email, nhắn tin trực 
tuyến, các trang web quảng bá sự hiện diện sự 
có mặt của các tổ chức, cá nhân trên nền tảng 
xa lộ thông tin toàn cầu và một số các dịch vụ 
hạn chế khác. Chỉ một thập kỷ sau, với sự ra 
đời của Internet băng rộng, điện thoại thông 
minh và máy tính bảng, Internet đã thâm nhập 
vào mọi lĩnh vực của đời sống. 
Đây cũng là thời điểm E-Learning bắt đầu 
manh nha được hình thành tại Việt Nam với sự 
ra đời của mạng EduNet của Trung tâm Công 
nghệ thông tin trực thuộc Bộ giáo dục và Đào 
tạo. Tiếp đó là dự án TOPIC64 được tài trợ của 
Microsoft và được phát triển bởi một số các 
giảng viên và nghiên cứu viên của Đại học 
Bách Khoa Hà Nội và Viện đại học Mở Hà Nội 
triển khai thử nghiệm đào tạo theo hình thức 
E-Learning tại một số tỉnh, thành phố lớn. Tại 
thời điểm ban đầu, thông tin về các cách tiếp 
cận mới trong giáo dục được biết đến chủ yếu 
thông qua các chương trình hợp tác trao đổi văn 
hóa - giáo dục, nên sự phổ biến và tiếp cận 
E-Learning chủ yếu đến từ các cơ quan quản 
lý hành chính nhà nước và các cơ sở giáo 
dục công lập. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, 
E-Learning trên thế giới cũng mới chỉ trong 
giai đoạn phôi thai và chủ yếu nằm trên các 
nghiên cứu của cộng đồng sư phạm. 
Các cơ sở giáo dục đại học có thể là nơi 
khởi phát của các ý tưởng nhưng do thiếu cơ 
chế, chính sách và nguồn lực tài chính nên 
trong hầu hết trường hợp các tổ chức này chỉ là 
vườn ươm không phải là nơi lý tưởng để phát 
triển, mở rộng các dự án khởi nghiệp E-
Learning. Đó cũng là lý do tại sao Coursera 
tách khỏi Standford, Edx tách khỏi MIT và 
Havard. 
Đến thời điểm hiện nay, các cơ sở giáo dục 
đại học trong khi chưa kịp hiểu và thích ứng 
cũng như sẵn sàng các nguồn lực cần thiết để 
phát triển E-Learning ra ngoài phạm vi nghiên 
cứu và thử nghiệm thì các tổ chức tư nhân đã 
khai thác triệt để và đẩy E-Learning trở thành 
một nền công nghiệp có tên là EdTech với quy 
mô đạt đến mức 252 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020 
(Finance Digest, 2016). 
E-Learning cũng thách thức giáo dục đại 
học truyền thống trong việc khai thác khả năng 
cung cấp dịch vụ không bị giới hạn bởi không 
gian và thời gian. Trong khi các trường đại học 
lớn nhất thế giới như Đại học Quốc gia Indira 
Gandhi của Ấn Độ, Đại học Mở Allama Iqbal 
của Pakistan lần lượt đạt được con số 4 triệu và 
3,3 triệu học viên đăng ký ghi danh kể từ khi 
thành lập thì các nền tảng Coursera và Edx đã 
đạt được lần lượt là trên 33 triệu và 20 triệu 
lượt học viên đăng ký. Sự đa dạng về khóa học 
và quốc tịch của học viên trên các nền tảng trực 
tuyến này cũng nhiều hơn bất cứ một trường 
đại học truyền thống nào. Với những câu hỏi 
về mặt quy mô và số lượng khóa học mà các 
đại học truyền thống chưa tìm được giải pháp 
thì các nền tảng học tập trực tuyến đã có câu trả 
lời. Hiện nay quy mô những lớp học MOOC 
(Massive Open Online Course - Khóa học mở 
trực tuyến đại trà) có thể đạt tới mức hàng trăm 
nghìn học viên ghi danh theo học cùng một 
khóa học và số lượng khóa học của nền tảng 
Coursera hiện đang cung cấp đạt đến khoảng 
3600 khóa học tính đến thời điểm cuối tháng 8 
năm 2019 (Coursera Blog, 2019). 
Các trường đại học hàng đầu thế giới như 
Havard, MIT, Princeton, Standford, v.v. bên 
cạnh việc đào tạo tinh hoa cũng đã bắt đầu phát 
triển các khóa học mở trực tuyến đại trà miễn 
phí cho người lớn (dành cho đối tượng hoàn 
thành chương trình phổ thông) với mục đích 
phổ biến và truyền bá kiến thức thông qua các 
nền tảng như Coursera, Edx, Udacity, v.v. 
Ngôn ngữ truyền tải chủ yếu của MOOC là 
tiếng Anh nhưng rất nhiều MOOC có phụ đề 
của hầu hết các ngôn ngữ phổ biến trên thế giới. 
Một số khóa học có khả năng tổ hợp xâu chuỗi 
16 Đặng Hải Đăng. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 14-21 
thành các chuyên môn và khi sinh viên hoàn 
thiện một số khóa học nhất định theo một chủ 
đề sẽ nhận được chứng chỉ hoàn thành khóa 
học. Trong trường hợp học viên muốn được 
nhận chứng chỉ từ các trường đại học thì họ 
phải trả thêm phí, thông thường là khoảng 50 
USD/khóa học và với chứng chỉ chuyên gia thì 
phải trả số tiền là bội số của các khóa học và 
chi phí capstone project (đồ án cuối khóa học). 
Các nền tảng này thậm chí còn cung cấp các 
khóa học đào tạo trình độ thạc sĩ của một số 
trường đại học lớn trên thế giới với học phí 
bằng khoảng 40% học tại trường. 
Một điểm thú vị là Coursera được phát 
triển bởi các nhóm giảng viên, nghiên cứu viên 
từ đại học Standford, sau khi tách ra và trở 
thành một pháp nhân riêng, công ty này mời 
các giáo sư uy tín từ những trường đại học hàng 
đầu của thế giới tham gia cộng tác xây dựng 
các khóa học MOOC đồng thương hiệu giữa 
Coursera - các đại học thuộc nhóm Ivy League. 
Lịch sử lại một lần nữa lặp lại với trường 
hợp của Topica - tiền thân là một nhóm nghiên 
cứu phát triển nền tảng E-Learning tại Viện Đại 
học Mở Hà Nội - đơn vị này hiện nay hoạt động 
độc lập và đang hợp tác với nhiều trường đại 
học trên cả nước để phát triển các chương trình 
cử nhân trực tuyến đồng thương hiệu. Ước tính 
Topica tuyển sinh được khoảng 10.000 sinh 
viên tham gia học trực tuyến mỗi năm. 
Như vậy đối với lĩnh vực đào tạo trực 
tuyến theo hệ thống văn bằng quốc gia, các 
trường đại học còn đang phụ thuộc vào nền 
tảng của bên thứ ba cung cấp. Chỉ có rất ít đơn 
vị tự chủ động xây dựng được chương trình đào 
tạo cử nhân trực tuyến như Trường Đại học Mở 
Hà Nội, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí 
Minh, Trường Đại học Funix, v.v. 
Hiện nay giáo dục đại học đang đứng trước 
thách thức cung cấp nguồn nhân lực có chất 
lượng cao cho thị trường lao động. Hầu hết các 
chương trình giáo dục đại học, cho dù được 
thiết kế tốt đến đâu cũng đều trở nên kém cập 
nhật ngay khi sinh viên vừa tốt nghiệp ra 
trường. Nhiều quốc gia đang đề xuất rút ngắn 
thời gian đào tạo cử nhân đại học xuống còn ba 
năm theo hệ thống giáo dục của Anh để nhanh 
chóng đưa sinh viên tốt nghiệp ra thị trường lao 
động nhưng còn gặp phải nhiều rào cản từ phía 
các cơ quan chức năng cũng như từ phía các 
nhà sư phạm. Thị trường lao động yêu cầu 
người lao động phải học hỏi một cách nhanh 
nhất các kỹ năng việc làm mới, các lĩnh vực 
mới hoặc chuyên môn rất hẹp trong một lĩnh 
vực cụ thể. Việc một sinh viên mới ra trường 
và phải đào tạo lại mới có thể làm quen và chủ 
động trong công việc là sự lãng phí của cả xã 
hội. Các cơ sở giáo dục đại học mặc dù cũng 
nhận ra quan điểm này nhưng do cách tiếp cận 
hàn lâm nên cho rằng chỉ cần nắm chắc lý 
thuyết thì có thể áp dụng và thực hành để đạt 
được kỹ năng nghề nghiệp thành thục. 
Trong khi đó, các tổ chức giáo dục tư nhân 
lại nhìn nhận thị trường theo quan điểm thực 
dụng. Họ cho rằng các kiến thức nền tảng mặc 
dù quan trọng nhưng không phải tất cả, có rất 
nhiều công việc không cần các kiến thức hàn 
lâm cao siêu mà chỉ là các công việc được lặp 
đi lặp lại với độ khó tăng dần và cách tiếp cận 
tốt nhất để người lao động có thể làm quen với 
công việc là học tập qua dự án (PBL - Project 
Based Learning). 
Nền tảng Udacity - một dự án đào tạo 
chuyên biệt trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật 
- thực hiện một cách tiếp cận này bằng cách 
đưa vào các cam kết việc làm sau khi hoàn 
thành khóa học cũng như hoàn tiền nếu học 
viên hoàn thành các khóa học trong một 
khoảng thời gian nhất định. Các khóa học trên 
nền tảng này được các tập đoàn công nghệ lớn 
nhất thế giới như Microsoft, IBM, Google, 
Amazon, .v.v. cung cấp. Các đơn vị này phát 
triển hệ thống chứng chỉ chuyên gia riêng biệt 
gọi là nanodegree (Đặng Hải Đăng, 2018). với 
thời gian theo học từ 1 đến 2 năm. Cuối khóa 
học, hệ thống học tập cho phép học viên tham 
gia thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong một 
dự án thực tế. Sau khi vượt qua kỳ thi và hoàn 
thành các nhiệm vụ được phân công trong dự 
án, học viên sẽ nhận được chứng chỉ hoàn 
thành khóa học. Chi phí học tập đối với mỗi 
học viên là 200 USD/tháng, nếu hoàn thiện 
 Đặng Hải Đăng. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 14-21 17 
khóa học trong thời hạn không quá 1 năm, học 
viên sẽ được hoàn lại số tiền 100 USD/tháng. 
Ngoài ra, học viên còn được các tập đoàn công 
nghệ lớn cam kết nhận vào làm việc tại các vị 
trí phù hợp sau khi tốt nghiệp. Các khóa học 
dạng này đang trở thành các mối đe dọa tiềm 
tàng đối với các chương trình đào tạo chính quy 
của các trường đại học truyền thống bằng lợi 
thế rút ngắn thời gian học tập, đào tạo kiến thức 
thực dụng và có chính sách cam kết việc làm 
sau khi tốt nghiệp. 
Như vậy, các trường đại học lớn trên thế 
giới đã thay đổi tiếp cận giáo dục bằng cách 
cung cấp kiến thức thông qua các MOOC một 
cách miễn phí/hoặc có trả phí với mức chi phí 
hợp lý vượt ra khỏi biên giới “tháp ngà” (ivory 
tower). Bên cạnh đó, các tập đoàn công nghệ 
lớn cũng tự tổ chức các khóa học để đào tạo các 
kiến thức phục vụ nhu cầu của tập đoàn hoặc 
ngành công nghiệp và tuyển dụng trực tiếp trên 
kênh này. 
Thay vì tự bó hẹp trong phạm vi đào tạo 
chỉ nhắm tới đối tượng sinh viên, học viên và 
một số đối tượng cụ thể như các trường đại học 
Việt Nam thì đối tượng của các trường đại học 
lớn trên thế giới và các tập đoàn công nghệ đa 
quốc gia là bất cứ ai có nhu cầu được đào tạo 
bất kể vị trí địa lý hay quốc tịch. Mặc dù có 
nhiều lí do ẩn sau việc cung cấp những kiến 
thức miễn phí ra cộng đồng như mục tiêu 
truyền bá tư tưởng - văn hóa, thu hút tài năng, 
v.v., nhưng việc cung cấp các MOOC dạng này 
giúp cho công cuộc truyền bá, phổ biến kiến 
thức của nhân loại được thực hiện trên phạm vi 
toàn cầu với tốc độ nhanh chóng (Đặng Hải 
Đăng, 2018). 
2. E-Learning trong giáo dục đại học 
E-Learning tại Việt Nam hiện nay đang phát 
triển chủ yếu ở bậc học phổ thông với nền tảng 
lớn nhất là hocmai.vn cung cấp các bài giảng 
trực tuyến cơ bản và nâng cao, các bài luyện thi 
có sự tham gia của hàng triệu giáo viên và học 
sinh trên cả nước. Nhiều giáo viên phổ thông 
trên cả nước cũng sử dụng hocmai.vn để làm 
phương tiện bổ trợ giảng dạy cho học sinh. 
Ngoài ra, một số nền tảng chỉ tập trung vào luyện 
thi trực tuyến như luyenthi360.vn, moon.vn 
cũng có số lượng người tham gia đông đảo. 
Đối với giáo dục dành cho người lớn, các 
nền tảng E-Learning đào tạo kỹ năng sống, kỹ 
năng làm việc như Topica Edumall, Kyna cũng 
được rất nhiều sinh viên và người đi làm lựa 
chọn để theo học các khóa ngắn hạn. Các ứng 
dụng cài đặt được trên điện thoại thông minh, 
máy tính bảng dạy học tiếng Anh như: Topica 
Native, Elsa cũng đạt được hàng triệu lượt tải 
về (Dang, D.H., 2018) 
E-Learning trong giáo dục đại học tại Việt 
Nam đã trải qua gần một thập kỷ phát triển và 
hiện nay có khá nhiều các chương trình cử nhân 
trực tuyến của các Trường như Trường Đại học 
Mở, Trường Đại học Funix và các chương trình 
liên kết của Topica với các trường đại học 
khác. Về bản chất E-Learning tại Việt Nam vẫn 
đang trong giai đoạn phôi thai phát triển nên 
việc lựa chọn Blended learning kết hợp giữa 
học trực tuyến và thi tập trung địa điểm vật lý 
vẫn là giải pháp tối ưu trong điều kiện hiện nay. 
Điều này mặc dù làm gia tăng chi phí đào tạo 
và giảm bớt sự thuận tiện của học viên nhưng 
đảm bảo được tính nghiêm túc, khách quan 
trong công tác khảo thí. Xã hội đã và đang nhìn 
nhận học tập theo hình thức E-Learning một 
cách cởi mở hơn với sự tham gia học tập ngày 
càng đông của người học. Sự phát triển tất yếu 
của E-Learning cũng đã khiến cho các hình 
thức như giáo dục từ xa truyền thống và giáo 
dục tại chức mất dần chỗ đứng trong nền giáo 
dục quốc dân. 
Tất nhiên, E-Learning không phải là một 
hình thức học tập tốt nhất nhưng nó đáp ứng 
được các tiêu chí như chi phí xây dựng chương 
trình thấp, khả năng tái sử dụng cao, tiếp cận 
được số đông bất kể không gian và thời gian. 
Để trả lời được liệu E-Leraning có phù hợp để 
áp dụng vào giáo dục đại học, chúng ta cần phải 
trả lời một danh sách các câu hỏi dưới đây: 
Ai là đối tượng phù hợp để theo học 
E-Learning? 
Liệu chất lượng của E-Learning ở đâu so 
18 Đặng Hải Đăng. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 14-21 
với các chương trình giáo dục truyền thống? 
Ai là người thuê những người tốt nghiệp từ 
các chương trình E-Learning? 
E-Learning có thể được áp dụng cho đào 
tạo thực hành, thí nghiệm được không? 
E-Learning có liên quan đến tâm lý “sính 
bằng cấp” hay không? 
Trước hết, để trở thành học viên của các 
chương trình E-Learning thì người học phải là 
người có mục tiêu, động cơ học tập rõ ràng và 
có khả năng tự học. Khái niệm “học hộ” trong 
E-Learning hầu như là không có vì người học 
đa phần có ý thức tự giác rất cao và quá trình thi 
được kiểm soát chặt chẽ tại các địa điểm vật lý 
giống như giáo dục truyền thống theo cách triển 
khai Blended learning như ở Việt Nam. Tại các 
nước phát triển, các hệ thống E-Learning cho 
phép giám sát cử chỉ, nét mặt của thí sinh bằng 
các hệ thống camera có tích hợp trí tuệ nhân tạo 
và cho phản hồi về hành vi của thí sinh lên hệ 
thống để phát hiện các gian lận nếu có. Trong 
trường hợp thông thường các hệ thống này có 
thể phát hiện và phân tích các trạng thái cảm xúc 
của người học tại các thời điểm của buổi học để 
giám sát và nâng cao chất lượng bài giảng dựa 
trên các phản hồi về biểu cảm qua gương mặt, 
cử chỉ của học viên. Giảng viên, các nhà quản 
lý chương trình có thể phân tích các dữ liệu này 
và có điều chỉnh hợp lý trong các phiên bản tiếp 
theo của bài giảng. Đây là điểm mà giáo dục 
truyền thống không làm được. 
Như vậy nếu bài thi được thiết kế tốt, phản 
ánh được khách quan kết quả học tập của người 
học thì về mặt chất lượng E-Learning và giáo 
dục truyền thông cũng không có quá nhiều 
điểm khác biệt. 
Các bài tiểu luận, luận văn tốt nghiệp được 
đánh giá bằng hệ thống chống đạo văn tiên tiến 
(advanced anti-plagiarism system) nên bất cứ 
một tài liệu nào sử dụng quá số phần trăm nội 
dung quy định sau khi quét trên một cơ sở dữ 
liệu lớn các tài liệu sẽ bị xác định là đạo văn. 
Đối với đồ án tốt nghiệp được thực hiện 
theo hình thức Học tập theo Dự án (Project 
Based Learning), học viên sẽ được tham gia 
giải quyết một phần của một dự án thật (đang 
diễn ra hoặc đã từng triển khai) với sự giám sát 
không phải của giảng viên mà là một chuyên 
gia trong lĩnh vực đang công tác tại một lĩnh 
vực cụ thể, dự án được chia nhỏ thành các bước 
và nhiệm vụ của học viên là giải quyết từng 
bước một cho đến khi hoàn thành. Sau khi thực 
hiện xong dự án, học viên được xác định là có 
đủ khả năng chuyên môn để thực hiện các dự 
án tương tự. Chính vì quá trình học tập được 
lồng ghép đầy đủ các kỹ năng thực hành và khả 
năng giải quyết vấn đề trong lĩnh vực nên việc 
tuyển dụng có thể diễn ra ngay sau khi học viên 
hoàn thành đồ án. 
Trong những năm gần đây, theo những báo 
cáo về việc làm được công bố tại Việt Nam thì 
tỉ lệ thất nghiệp đối với lao động trẻ, đặc biệt là 
đối tượng tốt nghiệp đại học, cao đẳng vẫn duy 
trì ở mức cao. Một trong những nguyên nhân 
được đề cập tới là do chương trình đào tạo đại 
học thiên về hàn lâm và chú trọng nhiều tới lý 
thuyết, ít thực hành dẫn đến kỹ năng nghề của 
sinh viên còn yếu, không đáp ứng được nhu cầu 
của thị trường lao động. Tuy nhiên để đầu tư 
đầy đủ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các 
phòng thí nghiệm, thực hành đòi hỏi nguồn 
kinh phí lớn và thời gian chuẩn bị dài thì không 
phải trường đại học nào cũng làm được. Trong 
khi đó các phòng thí nghiệm, thực hành ảo có 
thể xây dựng được bằng các công cụ mô phỏng 
và tích hợp trên hệ thống E-Learning với chi 
phí thấp là điều hoàn toàn có thể thực hiện được 
trong một khoảng thời gian ngắn. 
Một mặt khác, trong nền kinh tế thị trường 
có nhiều thành phần kinh tế với kinh tế tư bản 
tư nhân được xác định đóng vai trò là động lực 
cho nền kinh tế, tâm lý “sính bằng cấp”, đặc 
biệt bằng cấp chính quy đã trở nên lạc hậu lỗi 
thời. Bản thân việc phân luồng nghề nghiệp 
cho đối tượng học sinh phổ thông được thực 
hiện chưa tốt cả từ phía gia đình, nhà trường và 
xã hội dẫn đến việc thí sinh khi thi đại học lựa 
chọn ngành nghề không đúng với sở trường và 
sở thích, làm giảm hoặc thậm chí mất động lực 
học tập. Thêm nữa việc xây dựng các chương 
trình đào tạo đại học lại chủ yếu do đội ngũ 
giảng viên của các trường thực hiện nên chỉ chú 
 Đặng Hải Đăng. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 14-21 19 
trọng đến tính hàn lâm mà ít chú ý đến việc 
phát triển các kỹ năng nghề nghiệp cũng như 
phản ánh được sự thay đổi cần thiết để đáp ứng 
được với thị trường lao động. Hậu quả là nhiều 
sinh viên bỏ học giữa chừng để tham gia thị 
trường lao động vì thấy việc theo học cũng 
không giúp ích gì nhiều cho công việc. Hiện 
tượng sinh viên/học viên tốt nghiệp đại học, 
thạc sĩ giấu bằng cấp để đi làm công việc lao 
động phổ thông là một sự lãng phí lớn cho toàn 
xã hội. 
Trong khi đó, nếu tham gia học tập theo 
hình thức E-Learning, học viên có thể phân bổ 
linh hoạt thời gian học vào những thời điểm 
thích hợp trong ngày trong khi vẫn có thể duy 
trì công việc. Khi tham gia học tập bằng hình 
thức E-Learning, học viên ít hay nhiều đều 
nhận thức được đây là một hình thức giáo dục 
phi chính quy. Giá trị của bằng cấp trên thực tế 
vẫn được nhìn nhận ở mức tiêu chuẩn thấp hơn 
bằng đại học chính quy và chỉ có cách học thật 
để lấy kiến thức đi làm vì chẳng ai bỏ tiền để 
lấy một thứ kém giá trị hơn cả về mặt ý nghĩa 
lẫn giá trị sử dụng. 
Nếu Điều 38 Luật giáo dục Đại học sửa đổi 
quy định các loại hình đào tạo có giá trị như 
nhau được thông qua sẽ là một cú hích lớn tới 
sự phát triển của E-Learning trong giáo dục đại 
học. Tuy nhiên để đạt được điều đó thì các 
chương trình E-Learning phải được thiết kế 
khoa học, công phu và áp dụng những công 
nghệ tiên tiến nhất. 
3. Xây dựng xã hội học tập thông qua 
việc phát triển các Khóa học Mở Trực tuyến 
Đại trà (Massive Open Online Course) 
Qua khảo sát của tác giả, hầu hết các 
trường đại học Việt Nam chưa thực sự đạt được 
những bước tiến quan trọng trong đào tạo trực 
tuyến nói chung và MOOC nói riêng. Phần lớn 
các trường đều tập trung vào việc thực hiện hai 
nhiệm vụ chính là đào tạo và nghiên cứu khoa 
học. Tuy nhiên, xét cho cùng, sứ mạng phục vụ 
cộng đồng, đặc biệt là việc truyền bá kiến thức 
và các giá trị sống đến đông đảo tầng lớp nhân 
dân mặc dù không nhìn thấy hiệu quả trước mắt 
nhưng chắc chắn sẽ có những giá trị về lâu dài, 
tác động trực tiếp đến việc nâng cao dân trí của 
toàn xã hội. 
Hơn thế nữa, sự xâm lăng của văn hóa 
ngoại lai và sự lên ngôi của chủ nghĩa hưởng 
thụ, tư bản tiêu dùng đối với toàn thể xã hội 
đang hàng ngày bào mòn những phẩm chất tốt 
đẹp trong con người. Tin tức giả, văn hóa phẩm 
độc hại đang lan nhanh và lây nhiễm với tốc độ 
khó kiểm soát trên xa lộ thông tin Internet và 
chính quyền trung ương ở hầu hết các nước đều 
gặp khó khăn lúng túng trong việc xử lý tin tức 
giả, văn hóa phẩm độc hại. 
Theo báo cáo mới nhất của We are social, 
Việt Nam có tổng dân số 96.02 triệu người năm 
2018 nhưng có đến 70.03 triệu người dùng điện 
thoại di động (chiếm 73%) và 64 triệu người 
dùng Internet (chiếm 67%). Trong số đó, số 
người dùng mạng xã hội đạt 55 triệu (chiếm 
57%) với số lượng người dùng mạng xã hội 
bằng thiết bị di động đạt 50 triệu (chiếm 52%). 
Với các khảo sát cụ thể hơn về số lượng 
người trưởng thành sở hữu các thiết bị cho thấy 
điện thoại chiếm 97% (bất kể loại) trong đó 
điện thoại thông minh chiếm 72%, laptop 
chiếm 42%, máy tính bảng chiếm 13%, tivi 
chiếm 97% (bất kể loại), thiết bị streaming các 
nội dung internet sang tivi chiếm 5% và thiết bị 
đeo tay thông minh chiếm 1%. 
Đi sâu hơn nữa vào xu hướng sử dụng các 
thiết bị thông minh, mỗi ngày bình quân một 
người sử dụng dành 6 giờ 52 phút để sử dụng 
internet, trong đó 2 giờ 37 phút để sử dụng 
mạng xã hội, 2 giờ 43 phút để xem các chương 
trình TV, video on demand, video streaming và 
1 giờ 12 phút để nghe nhạc (Báo cáo Digital 
Vietnam, 2018). 
Như vậy, trung bình mỗi một người Việt 
Nam dành gần một phần ba thời gian trong một 
ngày để sử dụng các thiết bị thông minh và nếu 
các nhà mạng viễn thông thay vì chạy theo khai 
thác các dịch vụ nội dung giải trí thuần túy có 
thể cung cấp một chủ đề MOOC ngắn và sinh 
động với thời lượng chỉ khoảng từ 10 - 20 phút 
mỗi ngày cho người dùng lựa chọn tham gia 
20 Đặng Hải Đăng. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 14-21 
học tập. Các chủ đề có thể lồng ghép các tuyên 
truyền về mặt tư tưởng, chính trị, tuyên truyền 
các đường lối, chủ trương chính sách của Đảng 
và Nhà nước hoặc giới thiệu một số kiến thức 
thường thức phổ thông như cách ngăn ngừa 
một số dịch bệnh phổ biến, kiến thức pháp luật 
cơ bản, .v..v. Đổi lại người học phải xem video 
quảng cáo hoặc trả lời các khảo sát trực tuyến 
về hành vi tiêu dùng để bù đắp chi phí cho nhà 
phát triển nội dung và nhà mạng (Đặng Hải 
Đăng, 2019). 
Trong thời đại kinh tế tri thức, cách thức 
học tập và tiếp nhận thông tin của loài người đã 
có nhiều thay đổi. Các cách thức truyền thống 
về dạy và học như học thuộc, ghi nhớ và truyền 
đạt một chiều từ phía giáo viên đã trở nên lạc 
hậu. Hơn nữa, cách thức hiển thị thông tin trên 
internet và các mạng xã hội cũng khiến người 
tiếp nhận thông tin phải đọc lướt và liên tục 
chuyển đổi chủ đề cũng khiến cho chúng ta khó 
có thể tập trung lâu vào một chủ đề. Trên 
internet có rất nhiều thông tin, người học phải 
biết cách tìm kiếm, chọn lọc và sử dụng thông 
tin để biến đổi thành kiến thức của họ. 
Đó chính là sự tiến hóa của dạy và học 
trong thời đại mới, do vậy các khóa học cần 
phải được thiết kế với thời gian ngắn và có tính 
tương tác giữa người dạy - người học, giữa các 
người học với nhau trên mạng lưới cũng như 
cho phép người học có thể chủ động học mọi 
lúc mọi nơi trên thiết bị thông minh của mình. 
Tuy nhiên việc xây dựng các MOOC phổ 
biến kiến thức miễn phí phải được nhà nước 
đặt hàng và giao cho các đơn vị có bề dày 
trong nghiên cứu, đào tạo và triển khai E-
Learning để thực hiện. Khoảng gần hai thập 
kỷ trước, kênh truyền hình VTV2 ra đời là một 
bước ngoặt đột phá trong việc cung cấp kiến 
thức miễn phí tới đông đảo tầng lớp nhân dân 
và kênh truyền hình này đã làm tròn nhiệm vụ 
trong suốt một thời gian dài với việc sản xuất, 
biên tập hoặc cung cấp hàng vạn chương trình 
phổ biến kiến thức có chất lượng cao được 
phủ sóng trên toàn quốc. Việc xây dựng một 
chương trình truyền hình phủ sóng toàn quốc 
và cung cấp hoàn toàn miễn phí nội dung là 
một trong những cam kết rõ ràng và nhìn thấy 
được trong việc thực hiện chính sách xây dựng 
xã hội học tập của Việt Nam. 
Để phục vụ nhu cầu học tập cho mọi người 
trong kỷ nguyên mới, Việt Nam cần phải xây 
dựng một mạng lưới học tập quốc gia tận dụng 
nền tảng công nghệ E-Learning, phát triển các 
MOOC và phân phối tới từng thuê bao di 
động/internet, đảm bảo mỗi người dân đều có 
thể nắm bắt kịp thời các chủ trương, đường lối 
của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà 
nước, chủ động học tập theo nhu cầu cá nhân 
cũng như phát triển được các kỹ năng cần thiết 
để tham gia thị trường lao động. 
4. Kết luận và một số đề xuất 
Trong thời gian tới đây, với việc triển 
khai rộng khắp các chương trình giáo dục đại 
học, giáo dục cho người lớn thông qua hình 
thức E-Learning hoặc các khóa học MOOC sẽ 
thay thế dần phương thức đào tạo từ xa truyền 
thống hoặc qua truyền hình. Về bản chất, E-
Learning không hoàn toàn thay thế được giáo 
dục truyền thống, giáo dục chính quy nhưng 
sẽ là các kênh bổ trợ cần thiết và không thể 
thiếu được giúp cho công cuộc xây dựng xã 
hội học tập thành công. 
Để phát triển được E-Learning cho giáo 
dục đại học, giáo dục cho người lớn thì điều 
tiên quyết là phải xây dựng dược một mạng 
lưới học tập trên nền hạ tầng cơ sở công nghệ 
thông tin - viễn thông của quốc gia. Với bề 
dày về nghiên cứu, đào tạo và triển khai 
E-Learning, các trường đại học Mở sẽ là những 
đơn vị nòng cốt trong việc chịu trách nhiệm xây 
dựng nội dung trên hệ thống mạng lưới học tập 
này. Các đơn vị cung cấp cơ sở hạ tầng như 
 các nhà mạng viễn thông chịu trách nhiệm 
phân phối nội dung tới từng thuê bao di 
động/internet. Trên hết, Nhà nước cần phải đưa 
ra các cơ chế, chính sách phù hợp cũng như 
phân bổ các nguồn lực cần thiết để xây dựng 
thành công mạng lưới học tập quốc gia này 
 Đặng Hải Đăng. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 14-21 21 
Tài liệu tham khảo 
Finance Digest. (2016, May 28). Global Report Predicts EdTech Spend To Reach $252bn By 2020. 
Retrieved from https://www.financedigest.com/global-report-predicts-edtech-spend-to-
reach-252bn-by-2020.html 
Coursera Introduces Hands-On Learning with Coursera Labs (2019, September 23). Retrieved 
from https://blog.coursera.org/coursera-introduces-hands-on-learning-with-coursera-labs/ 
Đặng Hải Đăng (2018). Xây dựng xã hội học tập tại Việt Nam từ các trường đại học bằng mô hình 
kinh tế chia sẻ. Trường đại học với việc học tập suốt đời của người lớn. Đại học Thái Nguyên. 
Dang, D.H. (2018). Country Reports: Vietnam - The Implement of Mobile Learning in Asia: Key 
Trends in Practices and Research - J. Voogt et al. (eds.), Second Handbook of Information 
Technology in Primary and Secondary Education, Spring International Handbooks of 
Education 
Báo cáo Digital Vietnam 2018 (2018, February 26). 
Truy xuất từ https://blog.freelancerviet.vn/digital-in-2018-in-vietnam/ 
Đặng Hải Đăng (2019). Vai trò của các trường đại học Việt Nam trong việc xây dựng các MOOC 
phục vụ nhu cầu học tập của người lớn, Trường đại học với việc xây dựng tài nguyên giáo 
dục mở, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người lớn, Trường Đại học Mở Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_cac_co_so_giao_duc_dai_hoc_trong_viec_phat_trien.pdf