Độ ổn định số lượng vi khuẩn probiotic trong một số dạng bào chế

TÓM TẮT

Mục tiêu: đánh giá độ ổn định số lượng vi khuẩn (VK) probiotic trong một số dạng bào chế

sau thời gian bảo quản. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu gồm Lactobacillus acidophilus

dạng bột, cốm, đóng gói nitơ, vi nang và bao kép; VK chi Enterococcus dạng vi nang, bao kép

lưu hành trên thị trường sau ngày sản xuất 12 tháng, 10 tháng và 8 tháng; VK chi Bacillus dạng

lỏng sau ngày sản xuất 12 tháng. Xác định số lượng VK tại m i thời điểm bằng phương pháp

đếm khuẩn lạc trên môi trường rắn. Kết quả và kết luận: dạng bào chế có nitơ và dạng bao kép

giúp số lượng VK ổn định nhất. Sau 12 tháng, số lượng L. acidophilus ở dạng đóng gói có nitơ

và Enterococcus dạng bao kép không thay đổi. Trong khi đó, số lượng VK L. acidophilus ở dạng

bột bị giảm nhi u nhất, khoảng 30 lần so với ban đầu, dạng cốm giảm còn 30%. Enterococcus

vi nang giảm 14,3 lần và Bacillus dạng lỏng giảm 12,6% sau 12 tháng.

pdf 5 trang yennguyen 6880
Bạn đang xem tài liệu "Độ ổn định số lượng vi khuẩn probiotic trong một số dạng bào chế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Độ ổn định số lượng vi khuẩn probiotic trong một số dạng bào chế

Độ ổn định số lượng vi khuẩn probiotic trong một số dạng bào chế
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016 
 27 
ĐỘ ỔN ĐỊNH SỐ LƢỢNG VI KHUẨN PROBIOTIC 
TRONG MỘT SỐ DẠNG BÀO CHẾ 
 Lê Thị Thu Hà*; Nguyễn Tú Anh* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: đánh giá độ ổn định số lượng vi khuẩn (VK) probiotic trong một số dạng bào chế 
sau thời gian bảo quản. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu gồm Lactobacillus acidophilus 
dạng bột, cốm, đóng gói nitơ, vi nang và bao kép; VK chi Enterococcus dạng vi nang, bao kép 
lưu hành trên thị trường sau ngày sản xuất 12 tháng, 10 tháng và 8 tháng; VK chi Bacillus dạng 
lỏng sau ngày sản xuất 12 tháng. Xác định số lượng VK tại m i thời điểm bằng phương pháp 
đếm khuẩn lạc trên môi trường rắn. Kết quả và kết luận: dạng bào chế có nitơ và dạng bao kép 
giúp số lượng VK ổn định nhất. Sau 12 tháng, số lượng L. acidophilus ở dạng đóng gói có nitơ 
và Enterococcus dạng bao kép không thay đổi. Trong khi đó, số lượng VK L. acidophilus ở dạng 
bột bị giảm nhi u nhất, khoảng 30 lần so với ban đầu, dạng cốm giảm còn 30%. Enterococcus 
vi nang giảm 14,3 lần và Bacillus dạng lỏng giảm 12,6% sau 12 tháng. 
* Từ khóa: Probiotic; Số lượng vi khuẩn; L. acidophilus; Enterococcus; Bacillus. 
The Stability of Probiotic Bacterial Population in some Dosage Forms 
Summary 
Objectives: To evaluate the stability of probiotic bacterial population in some dosage forms 
after storage time. Methods: Some probiotic’s preparations were tested including Lactobacillus 
acidophilus in the freeze-drying powder, granular, nitrogen-packed, micro-capsuled and duo-coated 
forms; Enterococcus in micro-capsuled form those were produced 12 months, 10 months and 
8 months ago; Bacillus in suspension was produced 12 months ago. At each period time, the 
number of survival bacteria is enumerated by plating method. Results: The form containing nitrogen 
and the dual-coated have the most stable bacterial population. After 12 months, the population of 
L. acidophilus in the form of packaged with nitrogen and of dual-coated Enterococcus are not 
changed. Meanwhile, the number of bacteria L. acidophilus in powder form is reduced the most, 
about 30 times that of the original, as nuggets reduced to 30%. Enterococcus population of micro-
capsules fell 14.3 times and the liquid Bacillus decrease 12.6% after 12 months. 
* Key words: Probiotic; Bacteria population; L. acidophilus; Enterococcus; Bacillus. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ngoài việc sử d ng như một thực phẩm 
chức năng, probiotic còn được dùng rất phổ 
biến ở dạng dược phẩm. Do dược phẩm 
probiotic có thành phần chính là các vi 
sinh v t sống, nên chất lượng sản phẩm, 
c thể là số lượng vi sinh v t bị ảnh hưởng 
của nhi u yếu tố trong cả ba giai đoạn: 
* Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Tú Anh (nguyentuanhvn@yahoo.com) 
Ngày nhận bài: 16/02/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/03/2016 
 Ngày bài báo được đăng: 23/03/2016 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016 
 28 
sản xuất, bảo quản và sử d ng. Đó là tác 
động của các yếu tố lý hóa trong quá trình 
bào chế như lực tác động, nhiệt độ, hóa 
chất, cũng như tác động của dịch sinh 
học tại đường tiêu hóa khi dùng probiotic 
theo đường uống [1, 2]. Đặc biệt, tại các 
vùng khí h u nhiệt đới nóng, ẩm như Việt 
Nam, số lượng vi sinh v t probiotic càng 
bị giảm đáng kể trong suốt thời gian bảo 
quản. Khi đó, tác d ng của probiotic sẽ 
không đạt hiệu quả như mong muốn, do 
không có đủ số lượng cần thiết tại vị trí 
tác động. Đó là lý do các nhà sản xuất 
luôn không ngừng phát triển những kỹ thu t 
mới trong quy trình sản xuất probiotic, từ 
dạng đơn giản như bột, cốm đến các 
dạng phức tạp hơn như vi nang, bao kép 
với m c đích nhằm bảo vệ số lượng vi 
sinh v t trong chế phẩm. Hiện nay, công 
nghệ bào chế probiotic đã trải qua 4 thế 
hệ ((hình 1) và probiotic được cung cấp 
trên thị trường với nhi u dạng sử d ng 
khác nhau [3]. Vì v y, khảo sát này thực 
hiện nhằm: Đưa ra nhận định về ảnh 
hưởng của dạng bào chế đến số lượng vi 
sinh vật probiotic sau thời gian sản xuất 
và lưu hành. 
Hình 1: Các thế hệ công nghệ bào chế probiotic. 
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Đối tƣ ng nghiên cứu. 
L. acidophilus dạng bột, cốm, đóng gói 
nitơ, vi nang và bao kép; VK chi Enterococcus 
dạng vi nang, bao kép lưu hành trên thị 
trường sau ngày sản xuất 12 tháng, 
10 tháng và 8 tháng; VK chi Bacillus dạng 
lỏng sau ngày sản xuất 12 tháng. M i đối 
tượng nghiên cứu được khảo sát trên 03 
đơn vị đóng gói nhỏ nhất. 
2. Phƣơng pháp nghiên cứu. 
* Xác định số lượng VK bằng phương 
pháp đếm khuẩn lạc trên môi trường rắn: 
Pha loãng mẫu cấp 10 bằng dung dịch 
NaCl 0,85% thành các dãy nồng độ liên 
tiếp. M i độ pha loãng lấy 200 μl dịch trải 
trên môi trường thạch tương ứng: MRS 
(Merck) đối với L. acidophilus, Slanetz - 
Bartley đối với Enterococcus và thạch 
dinh dưỡng NA (Merck) đối với Bacillus. 
Ủ 37oC trong 24 - 48 giờ. Đếm số khuẩn 
lạc trên các hộp có 30 - 300 khuẩn lạc 
[4, 6]. M i nồng độ pha loãng lặp lại 3 lần. 
Xác định số tế bào VK/1 ml dịch theo 
công thức: 
 N 
 A = x D 
 V 
N: số khuẩn lạc trung bình ở một độ 
pha loãng. 
V: thể tích dịch mẫu đem trải. 
D: độ pha loãng. 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016 
 29 
Xử lý kết quả bằng phân tích thống kê 
mô tả, so sánh số lượng VK trung bình 
bằng phép kiểm định ANOVA và phân 
phối student để đánh giá sự khác biệt 
giữa số lượng VK sau thời gian bảo quản 
và số lượng VK ban đầu [7]. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ 
BÀN LUẬN 
1. Số lƣ ng VK L. acidophilus của 
dạng bào chế sau các hoảng thời gian. 
Tại m i khoảng thời gian, từng dạng 
bào chế được thử nghiệm trên 03 đơn vị 
đóng gói riêng lẻ và lặp lại 03 lần ở m i 
độ pha loãng. Kết quả phân phối student 
cho thấy sau khoảng thời gian bảo quản, 
số lượng L. acidophillus trong dạng bào 
chế bột, cốm, vi nang đ u giảm so với 
ban đầu (p > 0,05); chỉ có ở dạng đóng 
gói nitơ, mặc dù lượng VK có giảm, nhưng 
sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê 
(p < 0,05), ngay cả tại thời điểm sau 
12 tháng. Tiếp theo, chúng tôi đánh giá 
sự khác biệt số lượng VK tại từng thời 
điểm giữa các dạng bào chế khác nhau 
(bảng 1) bằng phân tích ANOVA. 
Bảng 1: Dân số trung bình của L. acidophilus 
của các dạng bào chế. 
Sản 
phẩm 
Số lƣ ng 
VK ban đầu 
(CFU/đv) 
Sau 8 
tháng 
(CFU/đv) 
Sau 10 
tháng 
(CFU/đv) 
Sau 12 
tháng 
(CFU/đv) 
Bột 10
8 
4 x 10
6
 4 x 10
6
 3 x 10
6
Cốm 10
8
 5 x 10
7
 3,5 x 10
7
 3 x 10
7
Đóng gói 
nitơ 
10
8
 6,8 x 10
7
 6,8 x 10
7
 6,9 x 10
7
Vi nang 10
8
 5,3 x 10
7
 4 x 10
7
 3,8 x 10
7
Bao kép 10
8
 9 x 10
6
 8,4 x 10
6
 8 x 10
6
(CFU: đơn vị tạo khuẩn lạc; đv: đơn vị 
đóng gói) 
Sau 8, 10 và 12 tháng đ u thu được 
giá trị F > F crit, nghĩa là dạng bào chế có 
ảnh hưởng đến số lượng VK trong suốt 
quá trình bảo quản. Trong đó, đóng gói 
nitơ có khả năng bảo vệ L. acidophillus - 
một vi khuẩn kị khí tốt nhất do môi trường 
đóng gói đã loại bỏ oxy, còn L. acidophillus 
kém ổn định nhất khi ở dạng bột, vì nhược 
điểm của dạng thuốc bột rất dễ chịu tác 
động của nhiệt độ và độ ẩm trong quá 
trình bảo quản. Mặc dù vi nang và bao 
kép là hai dạng bào chế thuộc thế hệ mới 
nhất, nhưng tác d ng bảo vệ L. acidophillus 
trong các đi u kiện bảo quản chưa thực 
sự hiệu quả. Tuy nhiên, những dạng này 
lại có ưu điểm nổi b t v đặc tính sinh 
học, đó là khả năng bảo vệ L. acidophillus 
tại môi trường dạ dày và chỉ phóng thích 
VK khi đến vị trí tác động tại ruột [8]. 
2. Số lƣ ng VK chi Enterococcus 
của dạng bào chế sau các hoảng thời 
gian. 
 Hiện nay, Enterococcus thường được 
bào chế ở 02 dạng vi nang và bao kép. 
Khi khảo sát số lượng VK Enterococcus 
dạng bao kép, phân phối student cho kết 
quả giá trị p ở các lô sản xuất đ u < 0,05, 
nghĩa là số lượng Enterococcus qua các 
thời gian bảo quản 8, 10, 12 tháng không 
có sự khác biệt so với số lượng VK ban 
đầu. Trong khi đó, phân tích tương tự 
Enterococcus đóng gói vi nang, giá trị p 
tại tất cả hời điểm khảo sát đ u > 0,05, 
cho thấy số lượng VK giảm theo thời gian 
(bảng 2). Có thể do vi nang gồm 02 lớp 
bao. Lớp bao thứ nhất chủ yếu có tác 
d ng bảo vệ VK không bị ảnh hưởng bởi 
dung môi và nhiệt độ trong quá trình bao 
lớp thứ hai. Còn lớp bao thứ hai tan trong 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016 
 30 
ruột. Vì v y, với vai trò bảo vệ VK của 
probiotic, cả chi Lactobacillus cũng như 
Enterococcus của vi nang đ u không cao. 
Dạng bao kép cũng có 02 lớp. Lớp bao 
thứ nhất là hệ thống peptid/protein, kiểm 
soát quá trình phóng thích VK theo pH. 
Lớp bao thứ hai là h n hợp polysaccharid 
và hydrocolloid, bảo vệ VK chống lại độ ẩm, 
nhiệt độ, áp suất Do đó, ưu điểm của 
bao kép giúp làm tăng độ ổn định của VK 
trong suốt quá trình sản xuất và lưu hành 
probiotic, đặc biệt đối với chi Enterococcus. 
Bảng 2: Số lượng trung bình của Enterococcus của các dạng bào chế. 
3. Số lƣ ng VK chi Bacillus sau 12 tháng. 
Bảng 3: Số lượng Bacillus dạng lỏng sau 12 tháng. 
Bacillus dạng lỏng 
Lần lặp lại 
Số lƣ ng VK ban 
đầu (CFU/đv) 
Sau 12 tháng 
(CFU/đv) 
Đơn vị đóng gói 1 
1 2 x 10
9
 6,8 x 10
8
2 2 x 10
9
 6,9 x 10
8
3 2 x 10
9
 6,4 x 10
8
Trung bình 1 (M1) 2 x 10
9
 6,7 x 10
8
Đơn vị đóng gói 2 
1 2 x 10
9
 6,4 x 10
8
2 2 x 10
9
 6,5 x 10
8
3 2 x 10
9
 6,2 x 10
8
Trung bình 2 (M2) 2 x 10
9
 6,2 x 10
8
Đơn vị đóng gói 3 
1 2 x 10
9
 6,2 x 10
8
2 2 x 10
9
 6,1 x 10
8
3 2 x 10
9
 6,1 x 10
8
Trung bình 3 (M3) 2 x 10
9
 6,1 x 10
8
Để so sánh sự khác biệt của các số trung bình M1, M2, M3, chúng tôi dựa vào phân 
tích ANOVA, F = 1,1 < Fcrit = 5,4 cho thấy số lượng VK trung bình giữa các đơn vị đóng 
gói không khác biệt. Để so sánh giá trị trung bình với số VK ban đầu, chúng tôi dùng 
phân phối student, giá trị p = 4,56 > 0,05, nghĩa là sau 12 tháng bảo quản, số lượng 
Bacillus dạng lỏng bị giảm so với ban đầu (tỷ lệ giảm 12,6%). 
Sản phẩm 
Số lƣ ng VK ban đầu 
(CFU/đv) 
Sau 8 tháng 
(CFU/đv) 
Sau 10 tháng 
(CFU/đv) 
Sau 12 tháng 
(CFU/đv) 
Vi nang 10
8
 1,8 x 10
7
 1,1 x 10
7
 7 x 10
6
Bao kép 10
8 
3,6 x 10
7
 3,6 x 10
7
 2,8 x 10
7
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016 
 31 
KẾT LUẬN 
Dạng bào chế cũng như thời gian bảo 
quản ảnh hưởng đáng kể đến số lượngvi 
sinh v t trong chế phẩm probiotic. Theo 
kết quả khảo sát, dạng đóng gói nitơ, bao 
kép có số lượng VK ổn định qua thời gian 
bảo quản 8, 10 và 12 tháng. Dạng bột, 
cốm, vi nang và dạng lỏng có số lượng 
VK giảm sau 8, 10 và 12 tháng. Có thể 
nh n thấy m i vi sinh v t sẽ phù hợp với 
một dạng bào chế nhất định, như dạng 
đóng gói nitơ thích hợp đối với L. acidophilus, 
còn số lượng Enterococcus ổn định hơn 
ở dạng bao kép. Tuy nhiên, để có thể chọn 
lựa một dạng bào chế tối ưu, cần khảo 
sát thêm khả năng chịu đựng dịch vị, dịch 
m t của chúng, nhằm đảm bảo probiotic 
đến được nơi tác động và bám dính lên 
thành ruột để phát huy tác d ng sinh học. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lê Quan Nghiệm, Huỳnh V n Hóa. Bào 
chế và sinh dược học, t p 1. 2005. 
2. Lê Quan Nghiệm, Huỳnh V n Hóa. Bào 
chế và sinh dược học, t p 2. 2005. 
3. Nguyễn V n Thanh, Phạm Thị Minh Tâm. 
Xây dựng qui trình kiểm tra chất lượng chế 
phẩm probiotic có chứa VK thuộc chi Lactobacillus. 
Tạp chí Kiểm nghiệm Thuốc. 2004, tr.9-11. 
4. Trần Linh Thước. Phương pháp phân 
tích vi sinh v t trong nước, thực phẩm và mỹ 
phẩm. Nhà xuất bản Giáo d c. 2005. 
5. Đặng v n Hòa, Võ Thị Bạch Huệ. Sử 
d ng thống kê trong phân tích số liệu. 2007. 
6. Sandholm M. Technologycal challenges 
for future probiotic food. African Journal of 
Biotechnology. 2007, pp.505-509. 
7. W Hsinlin, CF. Hwang. Viable counts, 
characteristic evaluation for commercial lactic 
acid bacteria products. Food Microbiology. 2005, 
pp.74-81. 
8. A. Kuvic, H. Singh. Recent advances in 
microencapsulation of probiotics for industrial 
applications and targeted delivery. Trends Food 
Sci Technol. 2007, 18, pp.240-251. 

File đính kèm:

  • pdfdo_on_dinh_so_luong_vi_khuan_probiotic_trong_mot_so_dang_bao.pdf