Đổi mới mô hình kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp: Bằng chứng tại Việt Nam

Theo thống kê của GEM (2018) cho thấy tỷ lệ khởi nghiệp

thành công của các doanh nghiệp khởi nghiệp có thời gian hoạt

động dưới 3,5 năm là 20,8%. Sự thất bại của các doanh nghiệp

khởi nghiệp được đề cập là đổi mới mô hình kinh doanh chưa hiệu

quả. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm định mối quan hệ

giữa đổi mới mô hình kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh

nghiệp khởi nghiệp bằng phương pháp ước lượng mô hình cấu trúc

tuyến tính tối thiểu từng phần (PLS-SEM) với cỡ mẫu là 150 doanh

nghiệp khởi nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy 3 thành phần của

đổi mới mô hình kinh doanh: đổi mới giá trị sáng tạo, đổi mới giá

trị cung cấp và đổi mới giá trị nắm giữ ảnh hưởng cùng chiều đến

kết quả hoạt động trong giai đoạn đầu khởi nghiệp. Kết quả nghiên

cứu đem lại giá trị thực tiễn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và

các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp trong việc thực hiện đổi mới mô

hình kinh doanh. Cuối cùng, nghiên cứu đưa ra một số hạn chế và

hướng nghiên cứu tiếp theo.

pdf 14 trang yennguyen 9240
Bạn đang xem tài liệu "Đổi mới mô hình kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp: Bằng chứng tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đổi mới mô hình kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp: Bằng chứng tại Việt Nam

Đổi mới mô hình kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp: Bằng chứng tại Việt Nam
Nguyễn Quang Thu và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(3), 63-76 63 
Đổi mới mô hình kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh 
nghiệp khởi nghiệp: Bằng chứng tại Việt Nam 
Nguyễn Quang Thu1, Ngô Quang Huân2 và Trần Nha Ghi3* 
1,2Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 
3Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu 
*Tác giả liên hệ, Email: writetran88@gmail.com 
THÔNG TIN TÓM TẮT 
DOI:10.46223/HCMCOUJS.econ.
vi.15.2.239.2020 
Ngày nhận: 28/02/2020 
Ngày nhận lại: 22/03/2020 
Duyệt đăng: 27/03/2020 
Từ khóa: 
Doanh nghiệp khởi nghiệp 
Đổi mới mô hình kinh doanh 
Kết quả hoạt động 
Keywords: 
Start-up firms 
Business model innovation 
Start-up performance 
Theo thống kê của GEM (2018) cho thấy tỷ lệ khởi nghiệp 
thành công của các doanh nghiệp khởi nghiệp có thời gian hoạt 
động dưới 3,5 năm là 20,8%. Sự thất bại của các doanh nghiệp 
khởi nghiệp được đề cập là đổi mới mô hình kinh doanh chưa hiệu 
quả. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm định mối quan hệ 
giữa đổi mới mô hình kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh 
nghiệp khởi nghiệp bằng phương pháp ước lượng mô hình cấu trúc 
tuyến tính tối thiểu từng phần (PLS-SEM) với cỡ mẫu là 150 doanh 
nghiệp khởi nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy 3 thành phần của 
đổi mới mô hình kinh doanh: đổi mới giá trị sáng tạo, đổi mới giá 
trị cung cấp và đổi mới giá trị nắm giữ ảnh hưởng cùng chiều đến 
kết quả hoạt động trong giai đoạn đầu khởi nghiệp. Kết quả nghiên 
cứu đem lại giá trị thực tiễn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và 
các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp trong việc thực hiện đổi mới mô 
hình kinh doanh. Cuối cùng, nghiên cứu đưa ra một số hạn chế và 
hướng nghiên cứu tiếp theo. 
ABSTRACT 
According to GEM (2018), the success rate of start-up firms 
under 3.5 years is 20.8%. The main reason leading to the failure of 
start-up firms is ineffective innovating business models. This 
study aims to test the relationship between business model 
innovation and start-up performance by the method of estimating 
Partial Least Square - Structural Equation Modeling (PLS-SEM) 
with the sample size of 150 start-up firms in Vietnam. The research 
results show that the three components of BMI: value creation 
innovation, value proposition innovation and value capture 
innovation positively influence start-up performance in the initial 
start-up phase. The research results contribute practical 
significance to the owners/managers of start-up firms and start-up 
support organizations in the implementation of BMI to improve 
start-up performance. Finally, the study addresses some 
limitations and proposes future research directions. 
64 Nguyễn Quang Thu và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(3), 63-76 
1. Giới thiệu 
Kết quả khảo sát của GEM (2018) tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ duy trì hoạt động kinh doanh 
trong 3,5 năm đầu của doanh nghiệp khởi nghiệp (DNKN) là 20,8%. Tỷ lệ khởi nghiệp thành công 
của các DNKN còn rất hạn chế. Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của các DNKN là đổi mới 
mô hình kinh doanh (Business model innovation - BMI) chưa hiệu quả (Nguyễn Quang Thu & 
cộng sự, 2016). Trong thời đại kĩ thuật số, DNKN gắn liền với đổi mới sáng tạo và ứng dụng công 
nghệ. Thực hiện BMI giúp cho DNKN thích ứng với sự biến động thị trường, giảm thiểu rủi ro và 
nắm bắt cơ hội kinh doanh. Tại Việt Nam, việc thực BMI cho các DNKN đã được quan tâm. Cơ 
quan Chính phủ đã đưa ra những giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo như tìm kiếm mô hình 
kinh doanh mới trên thế giới để áp dụng phù hợp tại Việt Nam. Một số giải pháp hỗ trợ, như: tháo 
gỡ những nút thắt cản trở khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từ pháp lý, cơ chế hoạt động đến cơ sở hạ 
tầng và xây dựng thị trường riêng biệt cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Trung tâm Nghiên cứu 
và Phát triển truyền thông Khoa học và Công nghệ, 2019). 
Vấn đề nghiên cứu về BMI đã được Trimi & Berbegal-Mirabent (2012) mở rộng trong phát 
triển lý thuyết khoa học về lĩnh vực khởi nghiệp. Mối quan hệ giữa BMI và kết quả hoạt động của 
doanh nghiệp đã được kiểm định từ những nghiên cứu trước. Nhưng mối quan hệ giữa chúng có 
sự khác nhau. Futterer & cộng sự (2018); Anwar (2018) cho thấy BMI ảnh hưởng cùng chiều đến 
kết quả hoạt động. Patzelt & cộng sự (2008) cho thấy không tồn tại mối quan hệ giữa BMI và kết 
quả hoạt động. Halecker & cộng sự (2014) tìm ra BMI ảnh hưởng ngược chiều đến kết quả hoạt 
động.v.v. Đa phần các nghiên cứu trên được thực hiện tại nền kinh tế phát triển, có hệ thống chính 
sách - pháp luật thị trường ổn định và điều kiện môi trường kinh doanh thuận lợi. Tuy nhiên, mối 
quan hệ giữa BMI và kết quả hoạt động áp dụng tại nền kinh tế chuyển đổi chưa được kiểm định 
rộng rãi. Vì thế, nghiên cứu này tiến hành xem xét mối quan hệ giữa BMI và kết quả hoạt động 
của DNKN tại Việt Nam, nơi mà phong trào khởi nghiệp đang phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, 
khẳng định thêm chiều hướng ảnh hưởng của BMI lên kết quả hoạt động tại thị trường Việt Nam. 
Khái niệm BMI được xây dựng theo các mô hình thang đo khác nhau. Một số nghiên cứu 
điển hình, như: Guo & cộng sự (2013), Guo & cộng sự (2015), Anwar & Shah (2018)... Trong đó 
mô hình thang đo kết quả (reflective) của Zott & Amit (2007) được các học giả tiếp cận nhiều nhất. 
Nghiên cứu của Clauss (2017) đã sử dụng mô hình thang đo loại II của Jarvis (2003). Mô hình này 
được xây dựng theo phương pháp Churchill (1979), một quy trình xây dựng thang đo khá chặt chẽ. 
Tuy nhiên, phương pháp này lại chưa được sử dụng nhiều. Vì thế, nghiên cứu này muốn được tiếp 
cận và kiểm chứng BMI dựa trên quan điểm của Clauss (2017). 
Cấu trúc bài viết sau phần giới thiệu sẽ trình bày: cơ sở lý thuyết và các giả thuyết nghiên 
cứu, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và cuối cùng kết luận và hàm ý quản trị. 
2. Cơ sở lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu 
2.1. Đổi mới mô hình kinh doanh 
Các thành phần của mô hình kinh doanh bao gồm: tạo ra giá trị (value creation), cung cấp 
giá trị (value proposition) và nắm giữ giá trị (value capture) (Shafer & cộng sự, 2005). Việc xem 
xét lại mô hình kinh doanh hiện tại và cần thiết phải thay đổi ba thành phần trên của mô hình kinh 
doanh được gọi là BMI (Baden-Fuller & Mangematin, 2013). Dựa trên quan điểm của Clauss 
(2017), BMI được thể hiện 3 thành phần sau: 
Đổi mới giá trị sáng tạo: doanh nghiệp cần phát triển mới về năng lực, công nghệ, đối tác 
và quy trình trong giai đoạn đầu khởi nghiệp. 
Đổi mới giá trị cung cấp: doanh nghiệp phát triển mới về sản phẩm/dịch vụ, kênh phân 
phối, thị trường và mối quan hệ với khách hàng. 
Nguyễn Quang Thu và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(3), 63-76 65 
Đổi mới giá trị nắm giữ: doanh nghiệp phát triển mới về mô hình doanh thu và cơ cấu chi 
phí. 
2.2. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp 
Kết quả hoạt động của DNKN đo lường bằng các tiêu chí: sự tồn tại hoạt động trong giai 
đoạn đầu (Littunen & cộng sự, 1998); sự đạt được các mục tiêu ban đầu (Doris & cộng sự, 2013). 
Nghiên cứu của Pirolo & Presutti (2010) xác định kết quả hoạt động của DNKN là sự tăng trưởng 
doanh thu hàng năm, phát triển số lượng sản phẩm/dịch vụ hoặc công nghệ mới được phát triển. 
Nghiên cứu Ju & cộng sự (2019) cho rằng kết quả hoạt động của DNKN được thể hiện có đơn 
hàng ổn định, đạt được mục tiêu ban đầu và được đánh giá cao bởi đối tác. 
Từ những quan điểm trên, kết quả hoạt động của DNKN trong nghiên cứu này được xác 
định: DNKN có đơn đặt hàng ổn định và thu nhập tăng đều, DNKN đạt được mục tiêu đặt ra ban 
đầu (doanh thu, thị phần, phát triển sản phẩm/dịch vụ mới, v.v.), được đánh giá cao và sự tín nhiệm 
của khách hàng và đối tác. 
2.3. Mối quan hệ giữa BMI và kết quả hoạt động của DNKN 
Mô hình kinh doanh được xem là yếu tố quan trọng cải thiện kết quả hoạt động doanh 
nghiệp (Dunford & cộng sự, 2010). Aspara & cộng sự (2010) cho rằng khi doanh nghiệp thực hiện 
BMI sẽ đem lại giá trị tăng trưởng trung bình cao hơn so với các doanh nghiệp khác. Thực hiện 
BMI cho phép các DNKN thương mại hóa các ý tưởng, nguồn lực và sản phẩm trong chiến lược 
mới (Chesbrough, 2010). Đổi mới giá trị sáng tạo sẽ đưa ra cách thức khác nhau để sắp xếp lại 
mới (new configurations) các hoạt động/quy trình, công nghệ/năng lực nhằm tạo ra kết quả hoạt 
động cao hơn (Heij & cộng sự, 2014). Vì vậy, giả thuyết H1 được phát biểu: 
Giả thuyết H1: Đổi mới giá trị sáng tạo của BMI có ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả 
hoạt động của DNKN; 
Foss & Saebi (2016) cho rằng BMI sẽ làm giảm chi phí, tối ưu hóa quy trình, thuận tiện 
trong việc giới thiệu sản phẩm mới, tiếp cận thị trường mới và nâng cao hiệu quả tài chính. Đổi 
mới giá trị cung cấp giúp doanh nghiệp mở rộng danh mục sản phẩm/dịch vụ, đáp ứng nhu cầu 
khách hàng tại thị trường mới và đem lại hiệu quả hoạt động (Han & cộng sự, 1998). Do đó, giả 
thuyết H2 được phát biểu: 
Giả thuyết H2: Đổi mới giá trị cung cấp của BMI có ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả 
hoạt động của DNKN; 
Cucculelli & Bettinelli (2015) nhận thấy các doanh nghiệp điều chỉnh mô hình kinh doanh 
theo thời gian, mang tính đổi mới sáng tạo có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng vốn đầu 
tư mạo hiểm. Đổi mới giá trị nắm giữ giúp doanh nghiệp thu được dòng doanh thu mới. Ngoài 
doanh thu hiện có, đổi mới giá trị nắm giữ còn giúp doanh nghiệp thay thế nguồn thu đem lại ít lợi 
nhuận (Zott & Amit, 2009) và nâng cao lợi nhuận tiềm năng. Đổi mới giá trị nắm giữ có thể tăng 
cường hiệu quả kinh doanh thông qua cải thiện cơ cấu chi phí (Clauss, 2019). Vì vậy, giả thuyết 
H3 được phát biểu: 
Giả thuyết H3: Đổi mới giá trị nắm giữ của BMI có ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả hoạt 
động của DNKN 
Từ cơ sở phát triển giả thuyết nêu trên, mô hình nghiên cứu được đề xuất tại Hình 1. 
66 Nguyễn Quang Thu và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(3), 63-76 
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 
3. Phương pháp nghiên cứu 
3.1. Quy trình nghiên cứu 
Nghiên cứu thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng sơ bộ, và 
định lượng chính thức: 
Nghiên cứu định tính và định lượng sơ bộ: được thực hiện thông qua phương pháp phỏng 
vấn tay đôi với 7 chuyên gia là các cá nhân sáng lập hoặc đồng sáng lập ra các DNKN. Thang đo 
lặp lại được hiệu chỉnh cho phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu. Tiếp theo, nghiên cứu khảo sát thử 
với 50 DNKN để kiểm tra độ tin cậy và giá trị hội tụ của thang đo. 
Nghiên cứu định lượng: dùng để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình đo lường, mô hình 
cấu trúc và kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Mô hình đo lường được đánh giá bằng kiểm định độ 
tin cậy tổng hợp, giá trị hội tụ, tính đơn hướng và giá trị phân biệt của thang đo. Mô hình cấu trúc 
được đánh giá thông qua tiêu chí: hệ số xác định (R2), độ tương thích dự báo (Q2) và mức độ tác 
động (f2). 
3.2. Đo lường thang đo 
Trong mô hình có 2 khái niệm nghiên cứu: BMI và kết quả hoạt động của DNKN. Thang 
đo BMI được đo lường bằng 3 thành phần, kế thừa từ Clauss (2017). Thành phần đổi mới giá trị 
sáng tạo gồm: năng lực mới, công nghệ mới, đối tác mới và quy trình mới. Thành phần đổi mới giá 
trị cung cấp gồm: sản phẩm mới, thị trường mới, kênh phân phối mới và mối quan hệ khách hàng 
mới. Thành phần đổi mới giá trị nắm giữ gồm: mô hình doanh thu mới và cấu trúc chi phí mới. 
Thang đo kết quả hoạt động được đo lường bằng 4 biến quan sát, được hiệu chỉnh và bổ 
sung từ nghiên cứu của Ju & cộng sự (2019). Các biến quan sát được đo lường bằng thang đo 
Likert 5 bậc: (1) Hoàn toàn phản đối, (2) Phản đối, (3) Trung lập, (4) Đồng ý, và (5) Hoàn toàn 
đồng ý. 
Bảng 1 
Thang đo các thành phần trong mô hình 
Kí hiệu Thang đo Số biến quan sát Nguồn gốc thang đo 
Đổi mới giá trị sáng tạo (VCI) 
1. CAP Năng lực mới 3 Clauss (2017) 
2. TEC Công nghệ mới 3 Clauss (2017) 
BMI: Đổi mới 
giá trị sáng tạo 
BMI: Đổi mới 
giá trị cung cấp 
BMI: Đổi mới 
giá trị nắm giữ 
Kết quả hoạt 
động của 
DNKN 
H1(+) 
H2(+) 
H3(+) 
Nguyễn Quang Thu và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(3), 63-76 67 
Kí hiệu Thang đo Số biến quan sát Nguồn gốc thang đo 
3. PART Đối tác mới 4 Clauss (2017) 
4. PRO Quy trình mới 3 Clauss (2017) 
Đổi mới giá cung cấp (VPI) 
1. OFF Sản phẩm mới 3 Clauss (2017) 
2. MARK Thị trường mới 3 Clauss (2017) 
3. CHAL Kênh phân phối mới 3 Clauss (2017) 
4. REL Mối quan hệ khách hàng mới 3 Clauss (2017) 
Đổi mới giá trị nắm giữ (VCIN) 
1. REV Mô hình doanh thu mới 4 Clauss (2017) 
2. COST Cấu trúc chi phí mới 4 Clauss (2017) 
STARTPERF Kết quả hoạt động của DNKN 4 Ju & cộng sự (2019) 
3.3. Mẫu nghiên cứu chính thức 
Tiêu chí chọn mẫu khảo sát: Theo Đề án 844, DNKN đổi mới sáng tạo được chọn có 4 đặc 
điểm: (1) thời gian hoạt động không quá 5 năm, (2) dự án khởi nghiệp có ứng dụng công nghệ/khai 
thác tài sản trí tuệ, (3) có tốc độ tăng trưởng nhanh (doanh thu, khách hàng, v.v.) và (4) mô hình 
kinh doanh khác với mô hình có sẵn trên thị trường. 
Phương pháp chọn mẫu: Mẫu nghiên cứu chính thức được chọn bằng phương pháp thuận 
tiện, khảo sát trực tuyến qua Microsoft Forms 365. Sau khi nhận được sự đồng ý, đường dẫn bảng 
câu hỏi khảo sát trực tuyến được gửi trực tiếp đến từng DNKN. 
Phương pháp phân tích dữ liệu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp PLS-SEM để phân tích 
dữ liệu. Vì ưu thế của phương pháp PLS-SEM cho phép xử lý dữ liệu mẫu nhỏ (dưới 100), dữ liệu 
không tuân theo luật phân phối chuẩn và mô hình yếu tố phân cấp (reflective-formative) (Hair & 
cộng sự, 2017). 
Mẫu nghiên cứu chính thức: Kết quả khảo sát trực tuyến cho thấy có 153 DNKN phản hồi, 
trong đó có 3 phản hồi không hợp lệ vì thời gian hoạt động của DNKN trên 5 năm. Số phản hồi 
hợp lệ chính thức còn lại là 150 DNKN, được sử dụng cho nghiên cứu định lượng chính thức. 
4. Kết quả nghiên cứu 
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 
Mẫu nghiên cứu chính thức là 150 DNKN được chọn tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa 
– Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương và một số tỉnh lân cận khác. Trong mẫu, các DNKN hoạt 
động chủ yếu dưới hình thức là doanh nghiệp tư nhân (42,7%) và công ty trách nhiệm hữu hạn 
(43,3%). Về lĩnh vực hoạt động, các DNKN hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ (49,3%) và 
thương mại (30%). Về quy mô lao động, các DNKN có quy mô lao động chủ yếu dưới 10 người 
(43,3%) và từ 10 đến 30 người (41,3%). Phương pháp thu thập dữ liệu thuận tiện, số lượng các 
DNKN chưa được phân bố đồng đều giữa các tỉnh thành. Các DNKN được khảo sát nhiều nhất ở 
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (54%) (Bảng 2). 
68 Nguyễn Quang Thu và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(3), 63-76 
Bảng 2 
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) 
Loại hình 
hoạt động 
Doanh nghiệp tư nhân 64 42,7 
Công ty trách nhiệm hữu hạn 65 43,3 
Công ty cổ phần 17 11,3 
Loại hình khác 4 2,7 
Lĩnh vực 
hoạt động 
Sản xuất 26 17,3 
Dịch vụ 74 49,3 
Thương mại 45 30 
Khác 5 3,3 
Quy mô 
lao động 
Dưới 10 65 43,3 
Từ 11 đến 30 62 41,3 
Từ 31 – 50 18 12 
Từ 51 trở lên 5 3,3 
Địa phương 
hoạt động 
Bà Rịa - Vũng Tàu 81 54 
Tp. Hồ Chí Minh 24 16 
Đồng Nai 16 10,7 
Bình Dương 10 ... > STARTPERF 0,442 0,445 0,059 7,554 0,000 
VCIN -> STARTPERF 0,273 0,270 0,049 5,505 0,000 
VPI -> STARTPERF 0,340 0,340 0,050 6,861 0,000 
R2 0,778 
Độ lớn ảnh hưởng 
f2VCI-->STARTPERF = 0,438; f2VCIN-->STARTPERF = 0,225; 
f2VPI-->STARTPERF = 0,276 
Ghi chú: β: trọng số chưa chuẩn hóa; SD: độ lệch chuẩn. 
Bảng 6 cho thấy giá trị R2 > 0,75 nên mức độ giải thích 3 thành phần của BMI là mạnh. 
Ngoài ra, độ lớn ảnh hưởng của thành phần (đổi mới giá trị sáng tạo) đến kết quả hoạt động là 
mạnh (f2 = 0,438 > 0,35), hai thành phần còn lại có độ lớn ảnh hưởng vừa phải (f2 < 0,35). Kết quả 
đánh giá thông qua R2 và độ lớn f2 cho thấy chất lượng mô hình nghiên cứu là tốt. 
Kết quả cho thấy các mối quan hệ đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,001), các giả thuyết kì 
vọng trong mô hình nghiên cứu lý thuyết đều được chấp nhận. Đổi mới giá trị sáng tạo có mối 
quan hệ dương mạnh với kết quả hoạt động, kế tiếp là đổi mới giá trị cung cấp và cuối cùng là đổi 
mới giá trị nắm giữ. Vì chưa có nhiều nghiên cứu sử dụng mô hình thang đo BMI của Clauss 
(2017) để xem xét mối quan hệ giữa BMI và kết quả hoạt động, do đó, kết quả của nghiên cứu này 
chủ yếu được so sánh với nghiên cứu của Clauss & cộng sự (2019). 
Kết quả kiểm định cho thấy giả thuyết H1, đổi mới giá trị sáng tạo có tác động cùng chiều 
đến kết quả hoạt động của DNKN, giả thuyết H1 được chấp nhận (H1: β =0,445, p = 0,000 < 0,001). 
Kết quả nghiên cứu giống với nghiên cứu của Clauss & cộng sự (2019). Đổi mới giá trị sáng tạo 
Nguyễn Quang Thu và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(3), 63-76 73 
có thể mang lại lợi thế cạnh tranh cho DNKN vì nó giúp DNKN đạt được hiệu quả kinh doanh 
trong nhiều khía cạnh (thị phần, tăng trưởng doanh số, phát triển tổ chức, v.v.). Những cải tiến 
kinh doanh này có thể không dễ dàng chuyển thành kết quả tài chính (theo quan điểm kế toán). 
Đổi mới giá trị sáng tạo có thể dẫn đến sự gián đoạn hoạt động tạm thời nhưng chi phí có thể được 
bù đắp bởi lợi ích tài chính tiềm năng trong thời gian tới. 
Kết quả kiểm định cho thấy giả thuyết H2, đổi mới giá trị cung cấp có tác động cùng chiều 
đến kết quả hoạt động của DNKN. Giả thuyết H2 được chấp nhận (H2: β =0,34, p = 0,000 < 0,001). 
Kết quả nghiên cứu giống với nghiên cứu của Clauss & cộng sự (2019). Khi DNKN đổi mới giá 
trị cung cấp, DNKN có nhiều đối tác, giải quyết vấn đề đầu ra của sản phẩm. Khi đó, DNKN có 
nhiều đơn đặt hàng từ phía khách hàng, giúp DNKN tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận (với điều 
kiện kiểm soát chi phí). 
Giả thuyết H3, đổi mới giá trị nắm giữ tác động cùng chiều đến kết quả hoạt động của 
DNKN. Kết quả kiểm định cho thấy, giả thuyết H3 được chấp nhận (H1: β =0,270, p = 0,000 < 
0,001). Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của (Karimi & Walter, 2016), nhưng khác với 
nghiên cứu của Clauss & cộng sự (2019). Nghiên cứu này cho thấy rằng, đổi mới giá trị nắm giữ 
ảnh hưởng ngược chiều với kết quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Đức. Ở Việt Nam, DNKN 
được Chính phủ hỗ trợ trong giai đoạn đầu. Các văn bản Chính sách ban hành đều thể hiện nội 
dung hỗ trợ: mặt bằng, cơ sở sản xuất, đào tạo kĩ năng, tiếp cận vốn, thương mại hóa sản phẩm 
v.v. Đặc biệt, trong nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, các khoản chi phí này rất tốn kém. Do 
đó, DNKN được hỗ trợ trong giai đoạn đầu sẽ tiết kiệm nhiều khoản chi phí, góp phần cải thiện 
kết quả hoạt động. 
Một cách tổng quát, kết quả nghiên cứu cũng giống với các nghiên cứu trước như: Zott & Amit 
(2008), Heij & cộng sự (2014) và Anwar (2018). Nó cho thấy rằng BMI có ảnh hưởng dương đến kết 
quả hoạt động. Kết quả nghiên cứu đã đóng góp và khẳng định thêm chiều hướng tác động này. 
5. Kết luận và Hàm ý quản trị 
Nghiên cứu đã bổ sung vào hệ thống thang đo BMI cho DNKN tại thị trường Việt Nam 
(sau kiểm định mô hình lý thuyết với 150 DNKN). Do đó, các nhà nghiên cứu có thể sử dụng thang 
đo BMI này để tiến hành nghiên cứu tại thị trường chuyển đổi. 
Kết quả nghiên cứu đem lại ý nghĩa thực tiễn cho các nhà khởi nghiệp và cơ quan ban 
ngành. Đối với các DNKN, chủ DNKN cần hiểu rõ vai trò của BMI, đặc biệt là trong bối cảnh 
cách mạng công nghiệp 4.0 để thích ứng với sự thay đổi thị trường. Một số hàm ý cụ thể như sau: 
Đổi mới giá trị sáng tạo: DNKN cải thiện 4 thành phần: 
Cải thiện quy trình: Căn cứ vào nguồn lực hiện có, DNKN có thể học hỏi và vận dụng phù 
hợp quy trình hoạt động của doanh nghiệp đã khởi nghiệp thành công. Do đó, DNKN cần kết nối 
với các nhà cố vấn khởi nghiệp để được tư vấn và hỗ trợ cần thiết. 
Cải thiện năng lực: DNKN tham gia chương trình đào tạo miễn phí nhằm cải thiện năng 
lực và kĩ năng làm việc, ví dụ kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng quản lý nhân sự, kĩ năng lập kế 
hoạch marketing, kế hoạch tài chính, v.v. 
Cải thiện công nghệ: DNKN tích cực tham gia các cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. 
Nếu dự án khởi nghiệp được đánh giá cao sẽ được hỗ trợ công nghệ, cơ sở kĩ thuật nhằm hoàn 
thiện công nghệ. Ngoài ra, DNKN kết nối với trường đại học để được hỗ trợ nghiên cứu, phòng 
thí nghiệm nhằm phát triển công nghệ. 
Cải thiện đối tác: DNKN tham gia mạng lưới xã hội (hiệp hội/câu lạc bộ khởi nghiệp) để 
gia tăng quy mô đối tác và hợp đồng mua bán giữa các thành viên với nhau. 
74 Nguyễn Quang Thu và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(3), 63-76 
Đổi mới giá trị cung cấp: DNKN cần cải thiện 3 thành phần sau: 
Cải thiện kênh phân phối: DNKN tham gia các phiên chợ, hội chợ triển lãm sản phẩm và 
điểm kết nối cung - cầu công nghệ để có cơ hội giới thiệu sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng và 
đối tác. Ngoài ra, DNKN tham gia vào kênh phân phối có sẵn trên thị trường nhằm giải quyết đầu 
ra sản phẩm. 
Cải thiện thị trường: DNKN tham gia Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia nhằm 
mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, DNKN kết nối với Quỹ 
Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF) để được giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp tại các thị 
trường nước ngoài (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Ấn Độ). 
Cải thiện mối quan hệ khách hàng: DNKN cần đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách 
hàng, điều này sẽ giúp DNKN gia tăng lòng trung thành và hoạt động truyền miệng từ khách hàng. 
DNKN có nhiều cơ hội để thu hút thêm khách hàng mới. 
Đổi mới giá trị nắm giữ: DNKN cần cải thiện 2 thành phần: 
Cải thiện mô hình doanh thu: DNKN cần kết nối với Quỹ SVF để được hỗ trợ thương mại 
hóa sản phẩm của dự án và được ưu tiên tham dự chương trình xúc tiến thương mại có sử dụng 
ngân sách nhà nước. Ngoài ra, DNKN chủ động đề xuất với Sở ban ngành thử nghiệm sản phẩm. 
Qua thời gian thử nghiệm, DNKN mời các tổ chức có chức năng kiểm định và đánh giá hiệu quả 
sản phẩm. Dựa trên cơ sở đó, doanh nghiệp có nhiều cơ hội tìm kiếm đơn đặt hàng từ khách hàng 
và đối tác. 
Cải thiện cấu trúc chi phí mới: DNKN nhận được hỗ trợ về thuế, vốn, miễn giảm chi phí 
đăng kí kinh doanh và giảm thiểu thủ tục hành chính, v.v. Các chi phí trên rất tốn kém, sự hỗ trợ 
giúp DNKN tiết kiệm chi phí đáng kể và góp phần đem lại hiệu quả hoạt động cho DNKN. 
Đối với Sở ban ngành: Kết quả nghiên cứu giúp các Sở ban ngành hiểu rõ về vai trò của 
BMI của DNKN. Hiện nay, nhiều văn bản chính sách chưa đề cập đến BMI. Do đó, các chính sách 
hỗ trợ cần đề cập đến BMI trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 
Hạn chế của nghiên cứu này là sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Để khái quát 
hóa kết quả nghiên cứu, các nhà nghiên cứu cần chọn mẫu phân tầng và khảo sát thêm một số tỉnh 
thành khác như: Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng và Hà Nội. 
Các DNKN hoạt động trong nhiều ngành nghề nên nghiên cứu chưa thấy được tính đặc 
trưng của từng ngành nghề. Các nghiên cứu tiếp theo cần kiểm định lại mối quan hệ trên cho một 
ngành nghề cụ thể. 
Theo đánh giá của GEM (2018), Việt Nam là quốc gia có thị trường năng động so với các 
nước trong khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu tiếp theo cần xem vai trò điều tiết tính năng động 
thị trường lên mối quan hệ giữa BMI và kết quả hoạt động. 
Tài liệu tham khảo 
Anwar, M. (2018). Business model innovation and smes performance - Does competitive 
advantage mediate? International Journal of Innovation Management, 22(07), 1-31 
https://doi.org/10.1142/s1363919618500573 
Anwar, M., & Ali Shah, S. Z. (2018). Managerial networking and business model innovation: 
Empirical study of new ventures in an emerging economy. Journal of Small Business and 
Entrepreneurship, 1–22. https://doi.org/10.1080/08276331.2018.1490509 
Nguyễn Quang Thu và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(3), 63-76 75 
Aspara, J., Hietanen, J., & Tikkanen, H. (2010). Business model innovation vs replication : 
financial performance implications of strategic emphases. Journal of Strategic Marketing, 
18(1), 39–56. DOI: 10.1080/09652540903511290. 
Baden-fuller, C., & Mangematin, V. (2013). Business models : A challenging agenda. Strategic 
Organization, 11(4), 418-427. DOI: 10.1177/1476127013510112. 
Becker, J. M., Klein, K., & Wetzels, M. (2012). Hierarchical latent variable models in PLS-SEM: 
Guidelines for using reflective-formative type models. Long Range Planning, 45, 359–394. 
Chesbrough, H. (2010). Business model innovation: Opportunities and barriers. Long Range 
Planning, 43, 354-363. 
Churchill, G. A. Jr (1979). A paradigm for developing better measures of marketing constructs. 
Journal of Marketing Research, 16, 64-73. 
Clauss, T. (2017). Measuring business model innovation: conceptualization, scale development , 
and proof of performance. R&D Management, 47(3), 385-403. DOI: 10.1111/radm.12186. 
Clauss, T., Abebe, M., Tangpong, C., & Hock, M. (2019). Strategic agility, business model 
innovation and firm performance: An empirical investigation. IEEE Transactions on 
Engineering Management. DOI: 10.1109/TEM.2019.2910381. 
Cucculelli, M., & Bettinelli, C. (2015). Business models, intangibles and firm performance: 
evidence on corporate entrepreneurship from Italian manufacturing SMEs. Small Business 
Economics, 45(2), 329–350. DOI: 10.1007/s11187-015-9631-7. 
Doris, O. G., Irena, K., Gomezelj, D. O., & Kus, I. (2013). The influence of personal and 
environmental factors on entrepreneurs ’ performance. Emerald Group Publishing Limited, 
42(6), 906-927. DOI: 10.1108/K-08-2012-0024 
Dunford, R., Palmer, I., & Benveniste, J. (2010). Business model replication for early and rapid 
internationalisation: The ING direct experience. Long Range Planning, 43(5/6), 655–674. 
DOI: 10.1016/j.lrp.2010.06.004. 
Foss, N. J., & Saebi, T. (2016). Fifteen years of research on business model innovation : How far 
have we come, and where should we go? Journal of Management, 43(1), 1–28. DOI: 
10.1177/0149206316675927. 
Futterer, F., Schmidt, J., & Heidenreich, S. (2018). Effectuation or causation as the key to 
corporate venture success? Investigating effects of entrepreneurial behaviors on business 
model innovation and venture performance. Long Range Planning, 51(1), 64–81. 
DOI:10.1016/j.lrp.2017.06.008 
GEM (2018). Báo cáo Chỉ số Khởi nghiệp Việt Nam 2017/18. Chủ đề năm: Kinh doanh - xã hội. 
NXB: Thanh Niên. 
Guo, H., Zhao. J., & Tang. J. (2013). The role of top managers’ human and social capital in 
business model innovation. Chinese Management Studies, 7(3), 447-469. 
Guo, H., Su, Z., Ahlstrom, D. (2015). Business model innovation: The effects of exploratory 
orientation, opportunity recognition, and entrepreneurial bricolage in an emerging economy. 
Asia Pacific Journal of Management. DOI: 0.1007/s10490-015-9428-x 
Halecker, B., Bickmann, R., & Holzle, K. (2014). Failed business model innovation – A theoretical 
and practical illustration on a feared phenomenon. R&D Management Conference, Stuttgart, 
Germany. Available at  
76 Nguyễn Quang Thu và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(3), 63-76 
Han, J. K, Kim, N., & Srivastava, R. K. (1988). Market orientation and organizational 
performance: is innovation a missing link? The Journal of marketing, 62, 30-45. 
Hair, J. F., Hult, G. T. M., Ringle, C. M., & Sarstedt, M. (2017). A Primer on Partial Least Squares 
Structural Equation Modeling (PLS-SEM). Thousand Oaks: Sage. 
Heij, C. V., Volberda, H. W., & Bosch, F. V. (2014). How does business model innovation 
influence firm performance: the effect of environmental dynamism. Academy of 
Management Proceedings. https://doi.org/10.5465/ambpp.2014.234. 
Jarvis, C. B., MacKenzie, S. B., & Podsakoff, P. M. (2003). A critical review of construct 
indicators and measurement model misspecification in marketing and consumer research. 
Journal of Consumer Research, 30(2), 199–218. https://doi.org/10.1086/376806. 
Ju, W., Zhou, X., & Wang, S. (2019). The impact of scholars’ guanxi networks on entrepreneurial 
performance—The mediating effect of resource acquisition. Physica A, 
https://doi.org/10.1016/j.physa.2019.01.066 
Littunen, H., Storhammar, E., & Nenonen, T. (1998). An The survival of firms over the critical 
first 3 years and the local environment. Entrepreneurship & Regional Development, 10, 37–
41. DOI: 10.1080/08985629800000011. 
Karimi, J., & Walter, Z. (2016). Corporate entrepreneurship, disruptive business model innovation 
adoption, and its performance: The case of the newspaper industry. Long Range Planning, 
49, 342-360. 
Nguyễn, Q. T., Ngô, Q. H., & Trần, N. G. (2016). Mối quan hệ giữa nguồn lực doanh nghiệp, năng 
lực động và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. 
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh châu Á, 28(12), 05-21. 
Patzelt, H., Knyphausen-Aufseß, D. Z., & Nikol, P. (2008). Top management teams, business 
models, and performance of biotechnology ventures: An upper echelon perspective. British 
Journal of Management, 19(3), 205–221. https://doi.org/10.1111/j.1467-8551.2007.00552.x 
Pirolo, L., & Presutti, M. (2010). The impact of social capital on the start-ups’ performance growth. 
Journal of Small Business Management, 48(2), 197-227. 
Shafer, S. M., Smith, H. J., & Linder, J. C. (2005). The power of business models. Business 
Horizons, 48, 199–207. 
Trimi, S., & Berbegal-Mirabent, J. (2012). Business model innovation in entrepreneurship. 
International Entrepreneurship and Management Journal, 8(4), 449–465. DOI: 
10.1007/s11365-012-0234-3. 
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN (2019). Giải nút thắt cho các mô hình 
kinh doanh mới và khởi nghiệp sáng tạo. Truy cập từ https://techfest.vn/tin-tuc/giai-nut-that-
cho-cac-mo-hinh-kinh-doanh-moi-va-khoi-nghiep-sang-tao, ngày truy cập 01 tháng 01 năm 
2020. 
Zott, C., & Amit, R. (2007). Business model design and the performance of entrepreneurial firms. 
Organization Science, 18(2), 181–199. DOI: 10.1287/orsc.1060.0232. 
Zott, C., & Amit, R. (2008). The fit between product market strategy and business model: implications 
for firm performance. Strategic Management Journal, 29,1-26. 
Zott, C., & Amit, R. (2009). Business model innovation: Creating value in times of change. Universia 
Business Review, 3, 108-121. 

File đính kèm:

  • pdfdoi_moi_mo_hinh_kinh_doanh_va_ket_qua_hoat_dong_cua_doanh_ng.pdf