Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán nội bộ tại Công ty Cổ phần tập đoàn Đầu tư xây dựng và Du lịch Bảo Sơn
TÓM TẮT
Kiểm toán nội bộ có vai trò quản lý hữu hiệu, giúp phát hiện và khắc phục những điểm yếu kém
trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Nhà quản lý luôn muốn có được những thông tin trung
thực, chính xác và kịp thời nhất về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp mình để từ đó có thể
đưa ra các quyết định đúng đắn. Đây là một nhu cầu tất yếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong
nền kinh tế thị trường. Thông qua việc đánh giá thực trạng tổ chức công tác kiểm toán nội bộ tại
Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn, bài báo đề xuất các giải pháp
nhằm hoàn thiện bộ máy kiểm toán nội bộ tại công ty cổ phần tập đoàn – là một là một loại hình
doanh nghiệp khá mới mẻ và hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán nội bộ tại Công ty Cổ phần tập đoàn Đầu tư xây dựng và Du lịch Bảo Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán nội bộ tại Công ty Cổ phần tập đoàn Đầu tư xây dựng và Du lịch Bảo Sơn
Phan Thị Thái Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 55 - 64 55 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ DU LỊCH BẢO SƠN Phan Thị Thái Hà*, Nguyễn Phương Thảo Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Kiểm toán nội bộ có vai trò quản lý hữu hiệu, giúp phát hiện và khắc phục những điểm yếu kém trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Nhà quản lý luôn muốn có được những thông tin trung thực, chính xác và kịp thời nhất về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp mình để từ đó có thể đưa ra các quyết định đúng đắn. Đây là một nhu cầu tất yếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường. Thông qua việc đánh giá thực trạng tổ chức công tác kiểm toán nội bộ tại Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn, bài báo đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy kiểm toán nội bộ tại công ty cổ phần tập đoàn – là một là một loại hình doanh nghiệp khá mới mẻ và hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực Từ khóa: Kiểm toán nội bộ, rủi ro, kiểm soát nội bộ, cổ phần tập đoàn, kế hoạch kiểm toán, thực hành kiểm toán ĐẶT VẤN ĐỀ* Kiểm toán ra đời, tồn tại và phát triển là một tất yếu khách quan do yêu cầu của quản lý, phục vụ cho quản lý nhằm cung cấp thông tin trung thực, tin cậy cho mọi đối tượng quan tâm trên thị trường. Cùng với sự phát triển của xã hội, hoạt động kiểm toán ngày càng đa dạng và hoàn thiện hơn. Mặc dù đã xuất hiện từ lâu trên thế giới nhưng kiểm toán vẫn là hoạt động khá mới mẻ đối với nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Khi xã hội càng phát triển, nền kinh tế càng phát triển, thì yêu cầu quản lý càng được đòi hỏi ở mức độ cao hơn. Do vậy, tổ chức kiểm toán nội bộ cũng phải không ngừng được hoàn thiện để đáp ứng được tốt nhất yêu cầu quản lý đó. Bài báo dựa trên sự đánh giá thực trạng tổ chức công tác kiểm toán nội bộ tại Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy kiểm toán nội bộ tại công ty, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý cho một loại hình doanh nghiệp còn khá mới mẻ và hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực ở Việt Nam. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong đề tài chủ yếu là tổng hợp, phân tích, * Tel: 0986 060939, Email: thaiha.tueba@gmail.com logic , các phương pháp kỹ thuật cụ thể như khảo sát, phỏng vấn, so sánh, thu thập thông tin, nghiên cứu tài liệu và một số phương pháp bổ trợ khác. Tại đơn vị được khảo sát - Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn, để tập trung làm rõ tổ chức và quy trình kiểm toán nội bộ đơn vị, sử dụng phương pháp phỏng vấn, thu thập thông tin và quan sát quy trình hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ trong đơn vị được áp dụng. Đánh giá và so sánh với lý luận cơ bản, kết hợp với việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng từ bên trong và bên ngoài đơn vị, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm và tình hình hoạt động của Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn, tên giao dịch Baoson Tourism and Construction Investment Group Joint Stock Company (tên viết tắt là Baoson Group.,JSC), có tiền thân là Công ty TNHH Dịch vụ Đầu tư và Du lịch Nghi Tàm, thành lập năm 1992 với vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Sau một thời gian dài tồn tại và phát triển, ngày 23/07/2007, công ty chính thức đổi tên 58Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phan Thị Thái Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 55 - 64 56 thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn (từ đây gọi tắt là Công ty cổ phần Tập đoàn Bảo Sơn). Hoạt động trong lĩnh vực thương mại và du lịch, Công ty cổ phần Tập đoàn Bảo Sơn chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn, du lịch lữ hành, giải trí, phát triển các khu vui chơi giải trí và các khu nghỉ cao cấp với các dịch vụ như: Dịch vụ hướng dẫn du lịch, tổ chức tour và đại lý du lịch; Dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, giải trí; Dịch vụ của các nghệ sĩ biểu diễn; Dịch vụ bảo tồn và bảo tàng; Các dịch vụ vui chơi giải trí khác. Sau khi thành lập thêm sàn Bất động sản, công ty mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình sang kinh doanh bất động sản, nổi bật là việc đầu tư vào khu đô thị mới An Khánh, trong đó có Công viên Thiên đường Bảo Sơn. Bên cạnh đó là các hoạt động gia tăng khác như: - Hướng dẫn du lịch cho nhóm, đoàn; - Các hoạt động tham gia cùng chính quyền địa phương nhằm phát triển và bảo vệ an ninh, văn hóa và môi trường; - Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống thông qua các chương trình lễ hội định kỳ tại Công viên Thiên đường Bảo Sơn. Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn đã phát triển thành một tập đoàn lớn mạnh trong lĩnh vực du lịch và giải trí, đóng góp vào ngân sách Nhà nước mỗi năm hàng chục tỷ đồng, đời sống nhân viên ngày càng được cải thiện với chính sách thưởng - phạt công bằng. Trong tương lai, Công ty Cổ phần Tập đoàn Bảo Sơn sẽ là một trong những doanh nghiệp mang lại nguồn lợi lớn cho Nhà nước từ việc khai thác, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, vui chơi giải trí và bảo tồn văn hóa truyền thống. Tổ chức kiểm toán nội bộ tại Công ty cổ phần Tập đoàn Bảo Sơn hiện nay Quá trình hình thành và phát triển của bộ máy kiểm toán nội bộ tại Công ty Sau khi mở rộng quy mô cũng như lĩnh vực kinh doanh, nhận thấy yêu cầu bức thiết trong quản lý là phải giám sát và nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động của công ty để từ đó duy trì hoạt động hiệu quả của toàn bộ máy, Công ty cổ phần Tập đoàn Bảo Sơn đã thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý này. Được thành lập đầu năm 2003, ban đầu, phòng kiểm toán nội bộ là một bộ phận thuộc Khách sạn Bảo Sơn do tại thời điểm đó, hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty vẫn là kinh doanh khách sạn và du lịch lữ hành. Hơn nữa, tại Khách sạn Bảo Sơn cũng là nơi tập trung nhiều đơn vị nhất như các nhà hàng, quầy bar, bể bơi, khách sạn... Phòng kiểm toán lúc bấy giờ có nhiệm vụ giúp việc cho ban lãnh đạo trong việc kiểm tra giám sát mọi hoạt động. Đầu năm 2005, sau khi Sàn giao dịch bất động sản Bảo Sơn đi vào hoạt động và dự án Công viên Thiên đường Bảo Sơn được khởi công thì việc kiểm tra, giám sát trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Để đảm bảo tính khách quan và độc lập của bộ phận kiểm toán nội bộ, Công ty cổ phần Tập đoàn Bảo Sơn quyết định điều chỉnh, chuyển bộ phận này lên thành kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban Giám đốc. Phòng kiểm toán nội bộ có chức năng kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, sổ sách kế toán, các hoạt động tại các bộ phận, kiểm tra doanh thu, chi phí, kết hợp với bộ phận Kiểm tra quy chế công ty để có được thông tin... tập hợp và lập báo cáo trình Tổng Giám đốc. Bộ phận Kiểm tra quy chế công ty tồn tại song song, có trách nhiệm kết hợp, hỗ trợ và cung cấp thông tin cho phòng kiểm toán nội bộ, cùng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra giám sát mọi hoạt động trong toàn đơn vị. Bảng 1: Một số chỉ tiêu đạt được qua một vài năm gần đây của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 KH TH % KH TH % KH TH % Doanh thu tỷ đồng 60 74.4 124 185 218.3 118 150 192 128 LN sau thuế tỷ đồng 8,3 9,5 115 23,1 27,2 120 30 36 120 Nộp NS tỷ đồng 12,4 14,3 115 41,6 48,7 117 36 45 125 Thu nhập BQ/tháng/ng triệu đ/tháng/ng 2,8 3 107 3 3,3 110 3,3 3,8 117 (Nguồn: Phòng kiểm toán nội bộ) 59Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phan Thị Thái Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 55 - 64 57 Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức phòng kiểm toán nội bộ tại Công ty CP Tập đoàn Bảo Sơn Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ tại Công ty cổ phần Tập đoàn Bảo Sơn Công ty cổ phần Tập đoàn Bảo Sơn xây dựng một bộ máy kiểm toán nội bộ duy nhất trực thuộc Ban Giám đốc tập đoàn. Biên chế phòng kiểm toán nội bộ của công ty là 03 người gồm 01 trưởng phòng và 02 kiểm toán viên. Các kiểm toán viên nội bộ của công ty đều còn trẻ và có chuyên môn chủ yếu trong lĩnh vực tài chính kế toán. Do vậy, trong các cuộc kiểm toán nội bộ, nếu cần thiết, trưởng phòng kiểm toán nội bộ có thể đề nghị lên Ban giám đốc, Tổng giám đốc sẽ cử các nhân viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ khác trong công ty hoặc thuê chuyên gia bên ngoài tham gia vào một số nội dung hoặc toàn bộ cuộc kiểm toán để giúp đỡ bộ phận kiểm toán nội bộ trong các lĩnh vực riêng nhằm đảm bảo chất lượng kiểm toán. Cơ cấu tổ chức bộ máy Kiểm toán nội bộ của Công ty được thể hiện qua sơ đồ. Tổ chức công tác kiểm toán nội bộ tại Công ty cổ phần Tập đoàn Bảo Sơn Được thành lập nhằm phục vụ cho yêu cầu kiểm tra, giám sát của Ban Giám đốc đối với hoạt động toàn công ty, Công ty cổ phần Tập đoàn Bảo Sơn lại là một công ty mang tính chất tư nhân, do vậy bộ phận kiểm toán nội bộ tại đơn vị này được tổ chức một cách tương đối đơn giản. Hiện nay, công ty chưa có quy chế kiểm toán nội bộ một cách chính thống mà nhiệm vụ và quyền hạn của bộ phận này được đề cập tới trong Quyết định thành lập bộ phận kiểm toán nội bộvà trong Quy chế nội bộ chung cho toàn công ty, giống như tất cả các phòng ban, bộ phận chức năng khác. Theo Quyết định số 06/QĐ/2003 về việc thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ do Tổng Giám đốc ký ngày 05/01/2003 thì bộ phận kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ: - Xây dựng kế hoạch kiểm toán và trình Tổng giám đốc phê duyệt; - Thực hiện kiểm toán theo kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt; - Chịu sự phân công, giám sát và điều hành trực tiếp từ Ban giám đốc; - Thông qua kiểm toán, góp ý với các bộ phận, phòng ban được kiểm toán sửa chữa sai sót, vi phạm; - Báo cáo kết quả kiểm toán và chịu trách nhiệm trước HĐQT và Tổng Giám đốc về kết quả kiểm toán. Bên cạnh đó, nhiệm vụ của bộ phận kiểm toán nội bộ cũng được quy định cụ thể tại Mục 14, Điều 4 Quy chế nội bộ Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn. Theo những quy định này, ngoài việc thực hiện kế hoạch kiểm toán, hàng tháng, bộ phận kiểm toán nội bộ phải thực hiện các nhiệm vụ đã ghi trong Quy chế nội bộ chung của công ty hoặc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do Ban Giám đốc yêu cầu. Thông thường, các cuộc kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại công ty nhằm mục đích rà soát, quản lý tiền và tài sản của đơn vị do vậy các nghiệp vụ đối với chứng từ kế toán chiếm phần lớn. Hàng ngày, chứng từ của bộ phận được kiểm toán được chuyển về phòng kiểm toán nội bộ để soát xét, kiểm tra. Sau khi kiểm toán nội bộ kiểm tra tính hợp lệ, chứng từ được trả lại cho phòng kế toán hạch toán. Nếu phát hiện ra sai sót, bộ phận làm sai sẽ được kiểm toán viên yêu cầu sửa lại. Tùy mục đích của từng cuộc kiểm toán mà KTV có phương pháp kiểm toán phù hợp. Trên thực tế, việc kiểm toán tại công ty nhằm mục đích soát xét và kiểm tra tính tuân thủ và thực hiện theo yêu cầu của Ban Giám đốc là chủ yếu, do đó, công việc của kiểm toán viên nội bộ thường là kiểm tra chứng từ, kiểm kê, đối chiếu doanh thu, chi phí... Hàng tháng, kiểm toán nội bộ thực hiện các cuộc kiểm tra bất thường đối với các bộ phận trong công ty theo Trưởng phòng KTNB Kiểm toán viên nội bộ Kiểm toán viên nội bộ 60Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phan Thị Thái Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 55 - 64 58 quy định của quy chế nội bộ và theo chỉ thị từ Ban Giám đốc hoặc theo yêu cầu thực tế tại đơn vị. Theo đó, các cuộc kiểm kê được tiến hành, nếu có sai phạm, bộ phận làm sai sẽ bị xử lý theo quy định của công ty, việc xử lý phạt được ghi rõ trong báo cáo kiểm toán nội bộ. Đối tượng được kiểm toán thường xuyên là Khách sạn quốc tế Bảo Sơn, tiếp đó là các đơn vị hạch toán phụ thuộc được đặt tại trụ sở của Tập đoàn. Công ty TNHH 1 thành viên Du lịch giải trí Thiên đường Bảo Sơn là đơn vị hạch toán độc lập kinh doanh về du lịch giải trí Công viên thiên đường Bảo Sơn, đặt tại khu đô thị An Khánh trên đường Láng - Hòa Lạc được kiểm toán theo kế hoạch kiểm toán đã xây dựng hoặc kiểm toán bất thường nếu có yêu cầu của Ban giám đốc. Quy trình kiểm toán tại Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng và du lịch Bảo Sơn gồm có 3 giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hành kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Đánh giá tổ chức kiểm toán nội bộ tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Bảo Sơn Những kết quả đạt được của tổ chức kiểm toán nội bộ tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Bảo Sơn Nhìn một cách tổng quát, bộ phận kiểm toán nội bộ đã giúp ban giám đốc giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của đơn vị mình. Thông qua việc kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất, bộ phận kiểm toán nội bộ đã đảm bảo cho tất cả các bộ phận trong toàn công ty luôn thực hiện nhiệm vụ của mình chính xác và phối với các bộ phận khác một cách nhịp nhàng, đảm bảo sự thống nhất cao trong toàn đơn vị. Hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại trong tổ chức kiểm toán nội bộ tại Công ty cổ phần Tập đoàn Bảo Sơn Mặc dù trên thực tế, bộ phận kiểm toán nội bộ đã giúp cho công ty kiểm soát được tiền và tài sản của mình một cách chặt chẽ, song bộ phận này hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Nhìn về góc độ quản lý tiền và tài sản thì bộ phận kiểm toán nội bộ đã đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Đứng trên khía cạnh đánh giá hiệu quả của một bộ phận làm nhiệm vụ có tính chất kiểm soát, giám sát, tư vấn cho lãnh đạo thì có thể thấy rằng: Công ty cổ phần Tập đoàn Bảo Sơn chưa thực sự khai thác được năng lực của kiểm toán nội bộ. Nói cách khác, Công ty chưa xây dựng được một bộ máy kiểm toán nội bộ chuyên nghiệp. - Về tổ chức bộ máy: Thứ nhất: Phòng kiểm toán nội bộ được xây dựng trực thuộc Ban Giám đốc và có thể nhận sự chỉ đạo trực tiếp từ Tổng Giám đốc hay các Phó Tổng giám đốc. Khi nộp báo cáo kiểm toán qua rất nhiều công đoạn, có thể trực tiếp nộp cho Tổng Giám đốc hoặc thông qua Phó Tổng giám đốc ký. Những điều này làm cho công việc của phòng kiểm toán nội bộ dễ bị chồng chéo, rắc rối và tính độc lập của kiểm toán nội bộ không được đảm bảo, làm giảm hiệu quả hoạt động của bộ phận này. Thứ hai: Nhân sự phòng kiểm toán chỉ có 03 người, 2 KTV trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ được giao. Trong khi đó, yêu cầu quản lý rất khắt khe, khối lượng công việc phải thực hiện rất nhiều khiến cho bộ phận kiểm toán nội bộ nhiều khi bị quá tải, gây áp lực công việc. Điều này một phần cũng là do cách tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ tại công ty. Đơn vị thiết kế bộ phận kiểm toán nội bộ theo mô hình tập trung, do vậy bộ phận này phải đảm đương công việc kiểm toán cho cả Tập đoàn. Ngoài việc phải kiểm tra chứng từ do các đơn vị chuyển về hàng ngày, phòng kiểm toán nội bộ phải thực hiện kiểm toán theo kế hoạch và theo chỉ đạo của Ban Giám đốc. ... nh. Ba là, trên thực tế, Công ty cổ phần Tập đoàn Bảo Sơn mặc dù có sự góp vốn của nhiều cổ đông song vẫn mang tính chất “công ty gia đình”. Vì thế, để bộ phận kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban Giám đốc vẫn là một sự hợp lý ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, Tổng Giám đốc là người trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất - kinh doanh của Tập đoàn, các thành viên trong Ban Giám đốc có mối quan hệ ruột thịt với nhau, bộ phận kiểm toán nội bộ là bộ phận giúp cho Ban Giám đốc kiểm tra, đánh giá hoạt động sản xuất - kinh doanh nên có những ảnh hưởng nhất định đến tính độc lập, khách quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của bộ phận kiểm toán nội bộ, điều này có thể sẽ gây tâm lý không tin tưởng của các cổ đông khác. Công ty có thể chuyển bộ phận kiểm toán nội bộ chỉ trực thuộc Tổng Giám đốc bởi Tổng Giám đốc đồng thời kiêm chủ tịch HĐQT nên tính minh bạch cũng có thể được đảm bảo hơn. Bốn là, cần xây dựng quy chế kiểm toán nội bộ thay vì quy định chi tiết trong quy chế nội bộ của công ty. Đó là quy chế hoạt động của phòng kiểm toán. Quy định hiện nay của công ty đối với bộ phận này quá chi tiết, cụ thể nhưng lại không đầy đủ. Cần phải có một quy chế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận kiểm toán nội bộ cũng như những yêu cầu đồi với bộ phận này. Việc kiểm tra, giám sát như thế nào, bằng cách gì nằm trong chuyên môn nghiệp vụ của KTV, đó là yêu cầu mà KTV nội bộ phải đáp ứng được, không cần thiết phải chỉ rõ như trong quy chế nội bộ của công ty hiện thời. Năm là, cần bổ sung thêm nhân lực cho bộ phận kiểm toán nội bộ, bố trí người tại các đơn vị thành viên làm nhiệm vụ hỗ trợ để có thể đảm bảo công việc của phòng kiểm toán nội bộ không bị ùn tắc, quá tải. Về quy trình kiểm toán Công ty cần có một quy trình kiểm toán bài bản, phù hợp với đặc điểm và tình hình thực tế của công ty. *Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ: Hiện tại, công ty mới chỉ lập kế hoạch kiểm toán cho từng năm một, như vậy, công ty có thể có những kế hoạch ngắn hạn và đáp ứng ngay yêu cầu quản lý trong giai đoạn nhất định nào đó. Tuy nhiên, kế hoạch kiểm toán 1 năm không cho thấy tầm nhìn bao quát trong quản lý. Do vậy, công ty nên lập kế hoạch kiểm toán 3 năm, kế hoạch kiểm toán 1 năm sẽ là chi tiết cho kế hoạch kiểm toán 3 năm, kế hoạch dài hạn này sẽ tối ưu hoá việc sử dụng nhân lực kiểm toán cũng như đảm bảo cho bộ phận kiểm toán nội bộ hoạt động hiệu quả và tối ưu về mặt chi phí. Trong công tác lập kế hoạch kiểm toán dài hạn, việc đánh giá rủi ro cần phải được chú trọng. Việc phân tích rủi ro sẽ giúp cho bộ 63Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phan Thị Thái Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 55 - 64 61 phận kiểm toán nội bộ định hướng chiến lược về việc sử dụng nguồn lực, đảm bảo cho kế hoạch kiểm toán sẽ hiệu quả hơn, những lĩnh vực có rủi ro cao hơn sẽ được đầu tư thời gian, nhân lực và công sức nhiều hơn. KTV nên sử dụng “Ma trận đánh giá rủi ro” để xác định danh sách các đối tượng ưu tiên kiểm toán. Những lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro tiềm tàng nhất sẽ được lưu ý đầu tiên, tuy nhiên, cũng không nên bỏ qua các lĩnh vực ít rủi ro tiềm tàng hơn. Bảng 1: Ma trận đánh giá rủi ro TẦ N SU Ấ T X U Ấ T H IỆ N 1 - 2 năm 4 7 9 3 - 10 năm 2 5 8 Trên 10 năm 1 3 6 TÁC ĐỘNG ĐẾN DOANH NGHIỆP Theo ma trận này, phần rủi ro nhất của DN là các ô 7, 8, 9 - nơi mà khả năng xuất hiện rủi ro rất cao và tác động của rủi ro là lớn. Các ô 1, 2, 3 được cho là rủi ro ít, tuy nhiên vẫn cần phải kiểm toán nội bộ để phát hiện những kiểm soát và quản lý quá mức. Căn cứ vào mức độ đảm bảo mà Ban giám đốc yêu cầu, KTV nội bộ cần có sự đánh giá để có thể thiết kế chương trình kiểm toán phù hợp nhất và đưa ra mức độ tối thiểu của phạm vi kiểm toán. Để có thể đánh giá được điều này, KTV cần xem xét mức độ kiểm soát cũng như mức độ kiểm tra cụ thể. Đối với DN, mức độ kiểm soát thông thường gồm có: kiểm soát hoạt động, kiểm soát kiểm tra, kiểm soát giám sát, kiểm soát quản trị. KTV cần nhận biết được những yếu tố có ảnh hưởng tới rủi ro như: kích cỡ (yếu tố liên quan đến kích cỡ rủi ro), kiểm soát (Tính hiệu quả của kiểm soát và mức độ trọng yếu của rủi ro), hiệu quả (khả năng loại bỏ các ảnh hưởng không mong muốn). Theo đó, các tiêu thức đánh giá được xếp hạng theo nhận định của KTV về thực trạng đơn vị mình. Căn cứ vào các tiêu thức và ma trận đánh giá rủi ro, KTV nội bộ có thể xác định được những đối tượng cần ưu tiên kiểm toán, đối tượng cần soát xét, các đối tượng ở mức độ trung bình bằng cách cho điểm, sau đó tiến hành lập kế hoạch kiểm toán cho các đối tượng cụ thể. Kế hoạch kiểm toán 3 năm là thông tin hữu ích, giúp KTV nội bộ có thể thực hiện các cuộc kiểm toán theo thứ tự, những đối tượng có điểm đánh giá cao nhất cần được ưu tiên kiểm toán trước và KTV nội bộ sẽ có cái nhìn về việc sử dụng nguồn lực của mình cũng như có thông tin cho việc lập kế hoạch bổ sung nguồn lực khi cần thiết. *Thực hiện kiểm toán Trước khi tiến hành cuộc kiểm toán, KTV luôn cần có những thông tin cơ bản về đối tượng mà mình sẽ kiểm toán. Những thông tin đó có được qua việc thực hiện khảo sát ban đầu như hồ sơ kiểm toán kỳ trước, báo cáo kiểm toán kỳ trước, đặc điểm hoạt động của đối tượng kiểm toán và các thông tin liên quan đến ban lãnh đạo như thái độ của Ban giám đốc đối với kết quả của các cuộc kiểm toán trước, thái độ của Ban giám đốc đối với công việc của phòng kiểm toán nội bô. Qua đó, KTV cần phải lưu ý đặc biệt đến những vấn đề đã gặp phải của các cuộc kiểm toán trước và biện pháp giải quyết. Tạo thói quen chuẩn bị hồ sơ kiểm toán, bởi hồ sơ kiểm toán là “tài sản” quý đối với bộ phận kiểm toán nội bộ, giúp cho KTV có thể tìm kiếm được những thông tin quan trọng khi cần thiết. Bảng 2: Đánh giá kiểm soát và mức độ đảm bảo Mức độ đảm bảo Kiểm soát hoạt động Kiểm soát kiểm tra Kiểm soát giám sát Kiểm soát quản trị Rất thấp Không kiểm tra Không kiểm tra Không kiểm tra Kiểm tra cấp độ cao Thấp Không kiểm tra Không kiểm tra Kiểm tra cấp độ cao Kiểm tra chi tiết Trung bình Không kiểm tra Kiểm tra cấp độ cao Kiểm tra chi tiết Kiểm tra chuyên sâu Cao Kiểm tra cấp độ cao Kiểm tra chi tiết Kiểm tra chi tiết Kiểm tra chuyên sâu Rất cao Kiểm tra chi tiết Kiểm tra chi tiết Kiểm tra chi tiết Kiểm tra chuyên sâu 64Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phan Thị Thái Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 55 - 64 62 Do phần lớn các công ty thành viên đều có trụ sở tại trụ sở của Tập đoàn, được bộ phận kiểm tra quy chế công ty giám sát hoạt động một cáh thường xuyên nên việc họp với ban lãnh đạo của các công ty thành viên trước khi tiến hành kiểm toán để xác định hướng kiểm toán cũng như giải thích về bản chất của cuộc kiểm toán có thể không cần thiết phải thực hiện (tuy nhiên một số trường hợp đặc biệt thì vẫn phải có đầy đủ quy trình) mà chỉ cần thông báo lịch kiểm toán, xác định mục tiêu chi tiết của hoạt động, chức năng được kiểm toán. Sau khi xác định rủi ro có thể xảy ra. Kiểm toán sẽ phải quan tâm xem các hoạt động, chức năng đó được thực hiện theo quy trình nào? Có những rủi ro gì có thể xảy ra? Đã có những biện pháp KSNB nào được áp dụng? và các biện pháp kiểm soát đó có thực sự được áp dụng hay không? Việc xác định và ghi chép lại những rủi ro liên quan này rất cần thiết bởi có thể Hồ sơ kiểm toán cung cấp thông tin về rủi ro chưa phù hợp với mục đích của cuộc kiểm toán. Từ đó, KTV có thể đưa ra được những mục tiêu kiểm soát và đánh giá những mục tiêu này bằng các công cụ kiểm toán. Khi thực hiện thử nghiệm kiểm toán, KTV lại cần phải lưu ý: - Nếu thực hiện thử nghiệm walk through, KTV phải thử nghiệm toàn bộ chu trình. - Hoạt động, chức năng càng quan trọng, càng cần thiết phải thu thập bằng chứng “cứng”. - Rủi ro còn lại càng cao, càng cần thiết phải có nhiều bằng chứng hơn. - Nên sử dụng thử nghiệm tuân thủ để kiểm tra những phạm vi đặc biệt mà lãnh đạo công ty, đối tượng kiểm toán quan tâm. - Thông qua thử nghiệm walk through, nếu có sự khác biệt giữa kiểm soát thực tế và quy định, KTV nên thực hiện thử nghiệm tuân thủ để xác định nguyên nhân. - KTV nên lưu ý tới những vấn đề lặp đi lặp lại qua các kỳ kiểm toán, soát xét khác nhau. Chương trình kiểm toán thể hiện quy trình thực hiện công việc của KTV theo cách hiệu quả và đồng nhất nhất. Bộ phận kiểm toán nội bộ có thể xây dựng chương trình kiểm toán chung nhất cho các hoạt động, chức năng điển hình, sử dụng cho nhiều kỳ kiểm toán và cho nhiều đối tượng kiểm toán. Đối với những công việc kiểm toán không đồng nhất giữa các kỳ kiểm toán và các đổi tượng kiểm toán, KTV vẫn có thể sử dụng quy trình kiểm toán chung sau khi đã thay đổi, bổ sung cho phù hợp với từng cuộc kiểm toán. Chương trình kiểm toán phù hợp sẽ là kim chỉ nam cho KTV thu thập bằng chứng kiểm toán. KTV nên thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán để minh chứng cho kết luận kiểm toán. Có nhiều loại bằng chứng kiểm toán khác nhau, mỗi loại có giá trị sử dụng cũng như độ tin cậy khác nhau. Việc thực hiện công việc kiểm toán có thể sẽ gây cho đối tượng kiểm toán những đình trệ trong hoạt động thường ngày, do vậy, bộ phận kiểm toán nội bộ nên hạn chế tối đa những ảnh hưởng không đáng có. Sau khi chương trình kiểm toán được hoàn thiện, kế hoạch kiểm toán chi tiết cũng như lịch trình kiểm toán chi tiết có thể thay đổi, KTV ghi nhận kế hoạch thay đổi và gửi tới đối tượng kiểm toán. Trong kế hoạch thay đổi này nên bao gồm những thông tin như KTV sẽ thử nghiệm những giao dịch hay chức năng nào, cần có những hỗ trợ gì từ đơn vị được kiểm toán. Chứng từ, tài liệu thu thập được qua mỗi bước kiểm toán cần được phân tích, tổng hợp và thể hiện trên giấy tờ làm việc. Bảng 4: Độ tin cậy của các loại bằng chứng Loại bằng chứng Đáng tin cậy và giá trị nhất Ít tin cậy, ít giá trị hơn Các kỹ năng kiểm toán Quan sát, xác nhận Phỏng vấn Quan hệ với đối tượng kiểm toán Phòng, ban, chức năng độc lập bên ngoài Trực thuộc Dạng Viết Miệng Hình thức Văn bản chính thức Thông tin không chính thức Vị trí Hệ thống thực tế Hệ thống hỗ trợ Nguồn Kết quả công việc kiểm toán của KTV Khác 65Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phan Thị Thái Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 55 - 64 63 Khi phát hiện bất kỳ sai sót nào, KTV đều phải tóm tắt tình huống và ghi nhận những phát hiện có thể có. KTV có thể sử dụng “Bảng tổng hợp ban đầu” để tổng hợp các phát hiện đó. Bảng tổng hợp ban đầu này sẽ cung cấp cho KTV cũng như lãnh đạo đối tượng được kiểm toán những thông tin cần lưu ý, những “vùng” đặc biệt cần soát xét, và đây cũng là cơ sở để KTV phát triển báo cáo kiểm toán sau này. Đối với quy trình lập báo cáo kiểm toán, bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty có thể áp dụng một cách linh hoạt sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Sau khi phát hành Báo cáo kiểm toán, bộ phận kiểm toán nội bộ nên lập lịch trình theo dõi sau kiểm toán để đảm bảo những khuyến nghị của KTV đưa ra ở Báo cáo kiểm toán được thực hiện. KẾT LUẬN Ở nước ta hiện nay, trong xu thế nền kinh tế ngày càng phát triển, các doanh nghiệp, các Tập đoàn tư nhân ngày càng khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường. Cũng theo xu thế phát triển đó và do yêu cầu kiểm soát ngày càng cao hơn, kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp tư nhân cũng đang trong những bước đầu xây dựng và phát triển. Chính vì vậy, hoạt động kiểm toán nội bộ ở các đơn vị này gặp không ít vướng mắc và vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Nhóm tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, hoàn thiện và phát triển tổ chức công tác kiểm toán nội bộ, bao gồm các giải pháp về tổ chức và các giải pháp về hoàn thiện quy trình.. Xây dựng một quy trình kiểm toán dựa trên đặc điểm thực tế của Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn. Trong đó, nhóm tác giả cũng nhận định rằng việc thay đổi tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ, đảm bảo rằng bộ phận này phải trực thuộc một cấp cao đủ để không giới hạn phạm vi hoạt động, đồng thời phải được giao quyền hạn tương đối rộng rãi và hoạt động tương đối độc lập với các bộ phận khác trong đơn vị là một yêu cầu cấp thiết đối với tập đoàn này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Alvin A. Arens & Jame Kloebbeck (1992), Kiểm toán (Bản dịch), Nxb Thống kê. [2]. Bộ môn Kiểm toán - Khoa Kế toán Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (2009), Kiểm toán, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội. [3].Bộ Tài chính (2001), Quyết định số 143/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 ban hành và công bố sáu chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (đợt 3). [4]. Bộ Tài chính (1997), Quyết định số 832TC/QĐ/CĐKT ngày 28/10/1997 ban hành Quy chế Kiểm toán nội bộ. [5]. Bộ Tài chính (1998), Thông tư số 171/1998/TT/BTC ngày 22/12/1998 hướng dẫn thực hiện kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp Nhà nước. [6]. Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng và du lịch Bảo Sơn, Quy chế nội bộ [7]. Martin Grimwood - Đặng Kim Cương (dịch) (2008), Sổ tay kiểm toán nội bộ, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội. [8]. Nguyễn Thị Hồng Thúy (2010), Luận án tiến sĩ - Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam. [9]. Nguyễn Quang Quynh (2009), Kiểm toán hoạt động, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. [10]. PGS. TS Đặng Thái Hùng (2010), Một số ý kiến về: Củng cố và kiện toàn bộ máy kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế, [11]. Victor Z. Brink and Herbert Witt (2000), Kiểm toán nội bộ hiện đại (Bản dịch), Nxb Tài chính, Hà Nội. 66Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phan Thị Thái Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 55 - 64 64 SUMMARY SOLUTIONS TO IMPROVE INTERNAL AUDIT ACTIVITIES AT BAO SON TOURISM AND CONTRUCTION INVESTMENT GROUP JOINT STOCK COMPANY Phan Thi Thai Ha*, Nguyen Phuong Thao College of Economics and Business Administratrion - TNU Internal audit plays role as an effective management tool, help to identify and remedy weaknesses in the management system of the enterprise. Managers always want to get the true, accurate and in time information on the status of their business activities in order to make the right decisions. This is an essential need for any enterprise in market economy. Through the assessment of the status of the internal audit activities at Bao Son Tourism and Construciton Investment Group Joint Stock Company, this paper proposed the solutions to improve the internal audit in group joint stock Company - is a fairly new type of enterprise and business in various fields Keywords: Internal audit, Risk, Internal control, Group joint stock, Auditing Plan, Auditing pratcices Ngày nhận bài:1/2/2013, ngày phản biện: 20/2/2013, ngày duyệt đăng:26/3/2013 * Tel: 0986 060939, Email: thaiha.tueba@gmail.com 67Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
File đính kèm:
- giai_phap_hoan_thien_to_chuc_cong_tac_kiem_toan_noi_bo_tai_c.pdf